LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH 4
I- BẢO HIỂM XÃ HỘI 4
1. Tính tất yếu của Bảo hiểm xã hội: 4
2. Chức năng của BHXH. 6
3. Tính chất của bảo hiểm xã hội. 8
3.1, Đặc điểm của quỹ BHXH: 9
3.2, Nguồn hình thành quỹ BHXH 10
3.3, Mục đích sử dụng quỹ BHXH . 12
3.4, So sánh quỹ BHXH và ngân sách Nhà nước. 13
II- QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH 14
1. Khái niệm : 14
2- Nội dung quản lý thu BHXH. 15
2.1. Theo quy trình quản lý thu: 15
2.2. Theo các khối thu BHXH: 17
3- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH: 18
3.1, Công tác thu BHXH ở khối cơ quan hành chính sự nghiệp: 18
3.2, Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp nhà nước: 18
3.3, Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : 18
3.4, Công tác thu BHXH Khối cán bộ xã , thị trấn : 19
3.5, Công tác thu BHXH ở khối giáo dục. 19
3.6, Về Công tác thu ở khối Y tế : 20
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH CỦA BHXH HUYỆN MỸ ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA 21
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN MỸ ĐỨC TỈNH HÀ TÂY 21
1- Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức ảnh hưởng đến thu BHXH: 21
2- Giới thiệu về BHXH huyện Mỹ Đức 22
II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH HUYỆN MỸ ĐỨC 27
1. Cơ chế tạo lập và quản lý quỹ BHXH: 27
1.1, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hà Tây: 29
1.2, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội huyện Mỹ Đức: 30
1.3, Quản lý quỹ BHXH 33
1.4, Các kết quả đạt đựợc: 34
2- Thực trạng quản lý thu BHXH 39
2.1 Về công tác thu, số thu BHXH hàng năm : 39
2.2 Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo quy trình: 40
2.3 Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo khối thu 41
3- Những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại 46
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH HUYỆN Mỹ ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY 47
I- PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2007 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 47
II- GIẢI PHÁP 49
1- Về phương pháp thu BHXH. 49
2. Công tác Tổ chức - Hành chính và một số công tác khác 50
3- Về nghiệp vụ thu, quản lý thu quỹ BHXH: 50
4. Về cơ chế quản lý thu BHXH. 51
5- Về cơ chế chính sách thực hiện công tác thu BHXH 52
5.1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến mọi người lao động: 52
5.2, Công tác BHXH tự nguyện 52
5.3, Công tác kiểm tra 53
5.4. Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động BHXH cả ba nội dung: 54
5.5. Đảm bảo tốt cân đối thu chi trong hoạt động BHXH 54
6. Công tác công nghệ thông tin 54
7- Thực hiện thu BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người lao động. 55
III- KIẾN NGHỊ VỚI BHXH TỈNH HÀ TÂY, BHXH VIỆT NAM 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 60
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao quản lý thu quỹ BHXH tại huyện Mỹ Đức - Tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau:
+ Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn huyện Mỹ Đức, lập danh sách lao động quỹ tiền lương thuộc diện áp dụng loại hình bắt buộc để thực hiện việc tham gia đóng BHXH theo luật định.
+ Theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị tham gia BHXH trích nộp đủ tiền BHXH và BHYT theo quy định so với tổng quỹ tiền lương.
+ Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp BHXH như: lương hưu, mất sức lao động, tai lạn lao động, tử tuất, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phụ hồi sức khỏe...Trên địa bàn huyện quản lý.
+ Tổ chức theo dõi biến động tăng, giảm về số lao động để xác nhận thu BHXH giải quyết chế độ hưu trí, cấp thẻ phiếu khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho đơn vị.
+ Tiếp nhận quản lý các cơ quan, đơn vị, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã, các tổ hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tham gia đóng BHXH trên địa bàn Huyện.
+ Thực hiện tiếp nhận hồ sơ tuất, hướng dẫn thủ tục giải quyết các chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH, cán bộ hưu trí và trợ cấp khác theo quy định.
+ Thực hiện thông báo, hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo quy định của ngành của Nhà nước và theo hướng dẫn của BHXH tỉnh Hà Tây.
+ Tiếp nhận và báo cáo kịp thời với BHXH tỉnh Hà Tây các trường hợp hưởng lại trợ cấp BHXH và có điều chỉnh lương hưu.
+ Lập dự toán và quyết toán tài chính hàng năm theo quy định tài chính hiện hành của nhà nước.
+ Quản lý lưu trữ hồ sơ, sổ sách và danh sách tham gia đóng BHXH, hồ sơ hưởng chế độ BHXH của đối tượng theo quy định.
+ Thanh tra, kiểm tra xác minh các đơn thư khiếu nại, khiếu tố của công dân để có kết luận trả lời kịp thời.
+ Quản lý tốt cán bộ trong đơn vị, tài sản, quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan BHXH.
b, Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mỹ Đức.
Tháng 8/1995 BHXH huyện Mỹ Đức đi vào hoạt động độc lập với chỉ tiêu biên chế là 5 người, do mới thành lập nên các cán bộ viên chức phải làm việc với một khối lượng công việc rất lớn. Hơn nữa cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ cán bộ mới chuyển sang chưa có kinh nghiệm nên gặp không ít những khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm cố gắng, với nhận thức đúng đắn của cán bộ về công tác BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, liên quan đến các chế độ chính sách của người lao động trong xã hội. Do vậy BHXH huyện Mỹ Đức đã luôn được sự quan tâm, gúp đỡ của của các cấp ủy đảng và BHXH tỉnh Hà Tây. BHXH huyện Mỹ Đức đã luôn phấn đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao, tạo sự tin tưởng cho người lao động tham gia BHXH.
Trong suốt 11 năm qua mọi cán bộ trong cơ quan luôn đoàn kết, nỗ lực cố gắng vượt qua những thách thức, khó khăn, vướng mắc để dần dần từng bước phát triển đi lên không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức dần dần được tăng cường, hiện tại số cán bộ công nhân viên của BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây là 12 người Trong đó Nam là 6 người, nữ có 6 người. Tất cả số cán bộ viên chức này đều có trình độ Đại học, cao đẳng chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có đầy đủ phẩn chất đạo đức và năng lực tận tụy với công việc, nhiệm vụ được giao.
Hiện nay với 12 cán bộ công chức viên chức BHXH huyện Mỹ Đức không chia thành các phòng ban cụ thể như BHXH tỉnh Hà Tây, mà chỉ phân cấp chia thành các bộ phận chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Đó là các bộ phận như: quản lý thu bắt buộc, quản lý thu tự nguyện, quản lý chế độ chính sách, Kế hoạch Tài chính, giám định chi BHYT. Tất cả các bộ phận này được đặt dưới sự quản lý, lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, sự phân chia về nhiệm vụ, công việc được thể hiện theo sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
Bộ phận
thu
bắt
buộc
Bộ phận
thu
tự nguyện
Bộ
phận
chính sách
Bộ
phận
giám định
chi
Bộ phận
Kế hoạch Tài chính
Bộ phận
kho
quỹ,
văn
thư
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH HUYỆN MỸ ĐỨC
1. Cơ chế tạo lập và quản lý quỹ BHXH:
Ngày 23 tháng 11 năm 1999 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã Ban hành quyết định số :2902/1999/QĐ-BHXH của tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam "Về quản lý thu bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam".
Các cơ quan đơn vị, Doanh nghiệp (gọi chung là người sử dụng lao động). Cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động (gọi chung là người lao động), phải tham gia đóng BHXH để thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động theo quy định của điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ. Nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã phường, thị trấn và Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Định kỳ hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia đóng đầy đủ phần đóng BHXH của người sử dụng lao động và của người lao động kịp thời vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lương cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH Tỉnh), Bảo hiểm xã hội các Quận huyện thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thu BHXH đúng kỳ, đủ số lượng, theo đúng quy định, cấp đối chiếu và xác nhận trên sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH.
Có thu, mới có chi là nguyên tắc hoạt động của các cơ quan BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính vì vậy mà công tác thu BHXH và quản lý nguồn thu BHXH có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH. Do vậy, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện thu BHXH theo mô hình 3 cấp từ cấp Trung ương đến Thành phố, Tỉnh và đến các Quận huyện.
Hàng năm BHXH Việt Nam dựa vào kết quả công tác thu BHXH, số lượng lao động trên địa bàn Tỉnh để đề ra kế hoạch nhiệm vụ chung của ngành trong các năm tiếp theo. Đồng thời BHXH Việt Nam cũng căn cứ dựa vào đó để đề ra phương hướng, chỉ tiêu thu BHXH cho các cơ quan BHXH Tỉnh, thành phố.
Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch này, các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố. sẽ xem xét đối chiếu lại quỹ tiền lương, số lượng lao động của các đơn vị tổ chức tham gia đóng góp trên địa bàn Tỉnh, thành phố và các quận huyện để triển khai kế hoạch cụ thể đến từng cơ quan BHXH các quận huyện; Để có được các chỉ tiêu kế hoạch ở trên thì hàng quý các cơ quan BHXH các Quận huyện phải tổng hợp đầy đủ kế hoạch thu BHXH của các đơn vị do mình chịu trách nhiệm. Tổ chức thu, ghi sổ BHXH gửi cho cơ quan BHXH Tỉnh vào ngày 22 của tháng cuối quý trước theo biểu 2- BCT. Các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố cũng tổng hợp đầy đủ kế hoạch thu của tất cả các đơn vị trên địa bàn theo mẫu 3- BCT và gửi kịp thời về BHXH Việt Nam vào ngày 30 của tháng cuối quý trước.
Sau khi kế hoạch, nhiệm vụ đã được tổ chức triển khai thực hiện thì các cơ quan BHXH các Tỉnh, Thành phố, Quận huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn mình quản lý lập danh sách và quỹ tiền lương hàng tháng, quý để xác định số tiền BHXH mà các đơn vị phải đóng góp; Số tiền này được nộp tập trung vào một tài khoản thu của BHXH Tỉnh, thành phố, sau đó chúng lại được tập trung chuyển vào tài khoản thu của BHXH Việt nam.
Việc Phân cấp quản lý thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động
do Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH và chỉ giao cho BHXH Huyện, Thị xã thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao động có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, huyện theo phân cấp quản lý như sau:
1.1, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hà Tây:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tây tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm:
+ Các đơn vị do Trung ương quản lý;
+ Các đơn vị do Tỉnh trực tiếp quản lý;
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Các đơn vị, tổ chức quốc tế;
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động với số lượng lớn;
+ Các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
Ngoài ra đối với những đơn vị sử dụng lao động mà BHXH huyện, thị không đủ điều kiện thu BHXH thì BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu.
* Đối với cán bộ thu của BHXH tỉnh:
Hàng năm BHXH tỉnh căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoặch thu BHXH trên địa bàn cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoặch thu BHXH của BHXH các huyện, thị xã gửi lên, để lập kế hoặch cho năm sau (theo mẫu số 5- KHT) gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10.
+ Lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, năm;
+ Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH và danh sách chỉnh mức lương đóng BHXH hàng tháng;
+ Kiểm tra danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, biên bản đối chiếu kết quả tham gia đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH các huyện, thị xã gửi lên;
+ Vào sổ sách theo dõi chi tiết kết quả thu nộp BHXH đến từng người lao động ở từng cơ quan đơn vị phát sinh hàng tháng;
+ Thông báo kịp thời cho các đơn vị nợ đọng tiền BHXH.
+ Xác nhận các mức đóng, thời gian đóng BHXH khi thực hiện giải quyết chế độ BHXH; hoặc di chuyển nơi làm việc của người lao động.
+ Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Việt Nam theo định kỳ quy định:
- Báo cáo nhanh 10 ngày/lần;
- Báo cáo tháng vào ngày 05 tháng sau;
- Báo cáo quý vào ngày 15 tháng đầu quý sau;
- Báo cáo năm vào ngày 20 tháng đầu năm sau;
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tây lập báo cáo thu BHXH theo mẫu số 7- BCT đối với các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý và báo cáo tổng hợp thực hiện thu toàn tỉnh theo mẫu số 8 - BCT, gửi BHXH Việt Nam trước ngày 25 tháng đầu quý sau, nếu là báo các quý và trước ngày 31 tháng 1 năm sau nếu là báo cáo năm.
+ Kiểm tra công tác thu, thẩm định số liệu thu BHXH.
+ Hàng quý, năm BHXH tỉnh Hà Tây tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH trong kỳ của BHXH các huyện, thị xã. Việc tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu được thực hiện sau kỳ báo cáo, biên bản kiểm tra số liệu thu BHXH sau khi được thẩm định là tài liệu gốc kèm theo hồ sơ quyết toán tài chính quý, năm của BHXH các cấp.
1.2, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội huyện Mỹ Đức:
- Hàng năm BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động , quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế họach thu BHXH trên địa bàn huyện cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT) gửi cho BHXH tỉnh tước ngày 20/10;
Lập báo cáo thu, BHXH huyện báo cáo nhanh tình hình thực hiện thu BHXH trên địa bàn huyện hàng tháng theo mẫu 6 - BCT.
Thời gian gửi báo cáo, BHXH huyện gửi báo cáo cho BHXH Tỉnh trước ngày 10, ngày 20 và ngày 2 tháng sau.
Báo cáo quý, năm BHXH huyện lập báo cáo theo mẫu số 7- BCT gửi cho BHXH Tỉnh trước ngày 10 tháng đầu quý sau nếu là báo cáo quý và trước ngày 20/1 năm sau nếu là báo cáo năm.
* Đối với cán bộ chuyên thu BHXH huyện Mỹ Đức:
+ Tổ chức khai thác thu các đối tượng thuộc diện thu bắt buộc phải tham gia BHXH trên địa bàn mình quản lý.
Đây là công việc có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của BHXH nói chung và BHXH các tỉnh, huyện nói riêng.
Bởi vì có phát hiện, khai thác thêm các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH thì số lượng người lao động sẽ tăng lên khi đó nguyên tắc "lấy số đông bù số ít" trong hoạt động của BHXH càng thực hiện tốt hơn, có hiệu quả cao hơn, có tính chất xã hội, nhân văn của BHXH càng được thể hiện rõ. Ngoài ra công việc này còn làm tăng trưởng nguồn thu về quỹ BHXH làm cho quỹ BHXH thoát rần ra khỏi sự nâng đỡ, hỗ trợ, trợ giúp của Ngân sách Nhà nước.
+ Tiếp xúc với các cơ quan đơn vị sử dụng lao động, hướng dẫn tuyên truyền vận động tham gia BHXH.
Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ chuyên quản lý thu BHXH tiếp xúc và làm việc với các đơn vị sử dụng lao động được dễ dàng, thuận lợi. Giám đốc BHXH huyện Mỹ Đức nên có các cuộc tiếp xúc trước với lãnh đạo đơn vị sử dụng lao động. Đặt mối quan hệ ngay từ ban đầu giữa người tham gia BHXH với đơn vị BHXH.
Sau đó cán bộ chuyên quản lý thu BHXH được phân công phụ trách đơn vị sử dụng lao động nào sẽ trực tiếp gặp gỡ cán bộ phụ trách công tác BHXH đơn vị đó, để thực hiện theo công văn số 480/LĐ - TBXH ngày 24 tháng 3 năm 1999 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về việc bố trí cán bộ làm công việc như sau:
- Tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách về BHXH, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH.
- Hướng dẫn đơn vị làm đối chiếu danh sách tăng giảm mức đóng BHXH hàng tháng đến từng người lao động, lập bảng đối chiếu thu nộp BHXH;
- Thông báo cho các đơn vị sử dụng lao động về số tài khoản thu BHXH tại ngân hàng, kho bạc huyện, mức thu phí BHXH;
- Thống nhất với các đơn vị sử dụng lao động về lịch làm việc hàng tháng giữa cán bộ chuyên quản với các đơn vị sử dụng lao động;
- Kiểm tra sổ lương, bảng thanh toán lương để đối chiếu với danh sách đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH nhằm yêu cầu đơn vị đăng ký đóng BHXH cho những người lao động trong diện đóng BHXH bắt buộc (nếu đơn vị sử dụng lao động chưa đăng ký đóng);
+ Đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH:
- Hàng tháng căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương đơn vị đã đăng ký và danh sách tăng giảm mức độ tham gia đóng BHXH để xác định số tiền BHXH phải đóng. Đôn đốc đơn vị đóng BHXH theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời thông báo kịp thời những đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH từ 02 tháng trở lên;
- Ghi chép các kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị vào đầy đủ các cột mục trong sổ, hàng tháng đối chiếu với cán bộ tổng hợp thu của Tỉnh về kết quả đóng BHXH của từng đơn vị được cơ quan phân công theo dõi, quản lý.
- Hàng tháng đối chiếu kết quả tham gia đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị được cơ quan phân phân công theo dõi.
- Số lao động và qũy tiền lương tham gia đóng BHXH của các tháng trong kỳ đối chiếu (có đối chiếu với bảng thanh toán tiền lương hoặc sổ lương của đơn vị) để xác định số tiền đơn vị sử dụng lao động phải đóng theo luật định.
- Hàng quý tổng hợp kết quả thu BHXH theo khối mình quản lý.
Ngoài ra cán bộ thu BHXH cũng phải kiểm tra xác nhận số thu BHXH để thanh toán 3 chế độ ốm đau, thai sản,dưỡng sức và hướng dẫn cho các đơn vị viết các tờ khai đề nghị cấp sổ BHXH, ghi chép vào sổ BHXH.
Như vậy, cơ chế thực hiện thu và quản lý quỹ BHXH được thể hiện qua sơ đồ :
BHXH
Việt Nam
BHXH Các huyện, thị xã
BHXH
Tỉnh Hà Tây
Các đơn vị
sử dụng
lao động
Chú thích:
: Lập và giao chỉ tiêu kế hoạch.
: Giao nộp báo cáo kế hoạch.
: Cơ quan BHXH hướng dẫn đơn vị nộp BHXH.
: Nộp BHXH vào tài khoản của các cơ quan BHXH.
1.3, Quản lý quỹ BHXH :
Căn cứ vào điều 40 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ đã quy định rõ: Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ, quỹ được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của chính phủ.
Căn cứ vào điều 1 Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ quy định rõ: Thành lập BHXH Việt nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách theo pháp luật của Nhà nước. Đây là thể hiện nguyên tắc tập trung trong quản lý quỹ (trích từ: Các văn bản quy định chế độ Bảo hiểm xã hội - Bộ lao động và thương binh và xã hội - tháng 10 năm 1995).
Căn cứ vào các quy định trên BHXH huyện Mỹ Đức đã thực hiện tốt và quản lý tốt nguồn thu quỹ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng góp, (trong đó chủ yếu là sự đóng góp của người lao động bằng 5% tiền lương và người sử dụng lao động bằng 15% tổng quỹ tiền lương của đơn vị) đều được tập trung thống nhất vào một tài khoản thu BHXH mở tại ngân hàng, kho bạc nhà nước. Hàng tháng định kỳ vào ngày 10, 20, 30 BHXH huyện Mỹ Đức chuyển hết toàn bộ số tiền thu BHXH kịp thời về BHXH tỉnh Hà Tây. Đồng thời đối chiếu kiểm tra chốt số liệu chính xác số dư trên tài khoản thu BHXH tại ngân hàng, kho bạc kịp thời đúng quy định.
BHXH huyện Mỹ Đức đã thực hiện tốt việc quản lý chặt chẽ công tác thu BHXH nhằm phát triển tăng trưởng quỹ BHXH, đặc biệt 9 tháng đầu năm 2006 cơ quan BHXH huyện đã phối kết hợp với thường trực huyện uỷ, UBND huyện Mỹ Đức lãnh đạo,chỉ đạo các cơ quan chức năng khác đơn vị sử dụng lao động thực hiện thu BHXH theo Nghị định số 01NĐ/CP của chính phủ về thu BHXH ở các đơn vị ngoài quốc doanh, hợp tác xã, tổ hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng thu quỹ BHXH.
1.4, Các kết quả đạt đựợc:
Các thành tựu đã đạt được của BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây:
Trong 11 năm qua, ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Mỹ Đức nói riêng đạt được kết quả cao như bây giờ là do đã có những bước tiến đột phá ,đã biết tận dụng được sự quan tâm giúp đỡ của Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Mỹ Đức và sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và tập thể cán bộ, công nhân viên chức BHXH đã không ngừng nỗ nực phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện bản thân sáng tạo trong công tác để không ngừng phát triển mạnh mẽ toàn nghành BHXH về thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Quỹ tài chính của BHXH đã được ổn định và phát triển trên cơ sở hình thành được quỹ BHXH độc lập với NSNN.
Với nguồn đóng góp chủ yếu từ người sử dụng lao động và người lao động, quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH được tiến hành trên nguyên tắc có đóng mới có hưởng. Vì vậy mà các quan hệ tài chính trong BHXH đã rõ ràng, việc quản lý sử dụng quỹ BHXH được hình thành tốt, phục vụ tốt hơn đến quyền lợi của người lao động. Do đó trong thời gian qua BHXH huyện Mỹ Đức đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực như:
1.4.1 Về Công tác đối chiếu thu quỹ BHXH :
BHXH huyện Mỹ Đức đã thực hiện tốt công tác đối chiếu thu quỹ BHXH với các số liệu tính toán chính xác, cập nhật đầy đủ, kịp thời, đảm bảo được tính thống nhất, ổn định hơn, trong việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp, đóng BHXH của người sử dụng lao động và người lao động theo điều 141, 149 của bộ luật lao động.
- Ngoài ra đã tuyên truyền vận động, giải thích các chế độ chính sách về BHXH, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
- Đã hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH đầy đủ.
- Đã hướng dẫn đơn vị làm đối chiếu danh sách tăng giảm mức đóng BHXH hàng tháng đến từng người lao động, lập bảng đối chiếu thu nộp BHXH kịp thời;
- Đã kiểm tra sổ lương, bảng thanh toán lương để đối chiếu với danh sách đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH nhằm yêu cầu đơn vị đăng ký đóng BHXH cho những người lao động trong diện đóng BHXH bắt buộc.
- Đã đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH trên sổ BHXH kịp thời. Ghi chép các kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị vào đầy đủ các cột mục trong sổ, hàng tháng đối chiếu với cán bộ tổng hợp thu của Tỉnh về kết quả đóng BHXH của từng đơn vị được cơ quan phân công theo dõi, quản lý.
- Đã bám sát được số lao động và qũy tiền lương tham gia đóng BHXH của các tháng trong kỳ đối chiếu để xác định số tiền đơn vị sử dụng lao động phải đóng theo luật định.
- Đã tổ chức khai thác tốt đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Nhà nước.
1.4.2 Kết quả của công tác thu quỹ BHXH Mỹ Đức:
Ngay từ khi mới thành lập, tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức đã tập trung vào chuyên môn chú trọng cho công tác thu BHXH. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu thu theo kế hoạch của BHXH tỉnh Hà Tây giao hàng năm luôn luôn hoàn thành xuất sắc, kết quả thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ ngày càng phát triển cao.
Sau đây là một số kết quả cụ thể :
* Về tổng thu BHXH
Bảng 1 : Số thu BHXH tại BHXH huyện Mỹ Đức qua các năm
Đơn vị tính: (Triệu đồng)
Năm
Số thu theo
kế hoạch
Số thu
thực hiện
tỷ lệ
đạt(%)
1996
1.345.720
1.350.640
100,36
1997
1.950.500
1.960.750
100,52
1998
2.900.460
2.710.650
100,35
1999
2.828.730
2.850.720
100,77
2000
3.152.420
1.155.624
100,10
2001
3.650.400
3.658.400
100,21
2002
4.520.500
4.560.600
100,21
2003
5.430.450
5.452.450
100,88
2004
6.013.961
6.022.961
100,40
2005
9.568.328
9.652.328
100,14
2006
11.365.250
11.465.224
100,87
Cộng
52.626.719
53.040.347
100,85
“ Nguồn Số liệu: tại BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây”.
Như vậy, sau 11 năm hoạt động BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây đã tạo lập được nguồn quỹ BHXH rất lớn với số tiền là 53.040.347 triệu đồng, tức là bình quân mỗi năm thu được 5.304.034 triệu đồng. Đây là số thu rất có ý nghĩa của ngành BHXH nói chung và của BHXH huyện Mỹ Đức nói riêng. Nó phản ánh lên được sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức và ban giám đốc cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức ,tỉnh Hà Tây. Đã làm cho số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm.
Để đạt được kết quả thu BHXH như trên, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức, còn có thêm một số yếu tố cơ bản sau:
+Mức tiền lương là căn cứ đóng BHXH: đối với khối hành chính sự nghiệp và khối doanh nghiệp nhà nước thì người lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng lên. Mặt khác, do nền kinh tế xã hội của nước ta ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu về cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có thu nhập càng lớn. Chính vì vậy, trong 10 năm qua Nhà nước đã 7 lần tăng mức lương tối thiểu chung từ 120.000đ lên 144.000đ lên 180.000đ lên 210.000đ tăng lên 290.000đ và hiện nay mức lương tối thiểu được quy định là 350.000đ lên 450.000đ mà tiền lương đóng của khu vực này lại tính theo hệ số. Do vậy mức lương được tăng lên làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên.
Do sự phát triển của nền kinh tế mà quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuận lợi nhưng nhưng số doanh nghiệp ở khu vực này tham gia BHXH còn rất ít. do đó các doanh nghiệp đã lợi dụng người lao động không có việc làm để không trích nộp BHXH cho người lao động. Mặt khác ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã hầu như không có tổ chức công đoàn nên việc đòi hỏi và đấu tranh cho người lao động còn bị hạn chế nhiều.
+ Số lượng đơn vị tham gia ngày một gia tăng; trong khi đố số lượng người lao động tham gia BHXH tăng không đáng kể.
1.4.3 Những kết quả khác:
- Công tác thu, cấp sổ, thẻ bảo hiểm xã hội :
Về cơ bản đã thẩm định hồ sơ xong hồ sơ và cấp sổ BHXH đầy đủ cho người lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức. Đảm bảo quyền lợi của người lao động khi giải quyết các chế độ trên sổ BHXH. góp phần củng cố, bổ sung đầy đủ các văn bản hồ sơ của cán bộ công chức, người lao động nhằm thực hiện tốt theo quy định, chỉ thị 15 của bộ chính trị và các chỉ thị của tỉnh Hà Tây, của ngành BHXH.
- Công tác chính sách, duyệt và cấp kinh phí chi trả 3 chế độ (ốm đau, thai sản, dưỡng sức):
Công tác chính sách luôn được coi trọng trong việc giải quyết chế độ Mất sức lao động, chế độ tuất... kịp thời đúng theo các văn bản quy định hiện hành của nhà nước.
Bên cạnh đó công tác duyệt chi 3 chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức luôn giải quyết kịp thời, ngay sau khi các đơn vị tổng hợp và gửi chứng từ lên BHXH huyện Mỹ Đức đề nghị thanh toán, Cán bộ duyệt chi luôn đảm bảo đúng nguyên tắc về thủ tục theo quy định nhà nước và của ngành BHXH cấp trên.
-. Công tác chi trả lương hưu trợ cấp Bảo hiểm xã hội:
Thực hiện chi trả lương hưu theo đúng lịch quy định, đảm bảo được thời gian quy định của BHXH Tỉnh, tạo được niềm tin đối với cán bộ nghỉ hưu trí, các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức , công tác quản lý tiền mặt, các thủ tục, chứng từ thanh quyết toán chi trả trợ cấp BHXH của xã, Huyện, Tỉnh đảm bảo theo đúng nguyên tắc( chi đúng, chi đủ, chi kịp thời).
- Tham gia đầy đủ các hoạt động tại địa phương:
BHXH Huyện Mỹ Đức là cơ quan chịu lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức trên địa bàn. Do vậy mỗi cán bộ công chức, viên chức BHXH huyện Mỹ Đức luôn xác định trách nhiệm của mình là phục vụ tốt các đối tượng, đáp ứng nhu cầu mong đợi của người dân trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
Với tinh thần trách nhiệm đó, trong thời gian qua BHXH huyện Mỹ Đức đã tổ chức động viên cán bộ công chức tham gia đầy đủ các phong trào do huyện phát động như :
- Phong trào thi đua yêu nước trong những ngày lễ lớn của đất nước.
- Các phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, phong trào ủng hộ quỹ vì trẻ thơ, phong trào ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa... một cách đầy đủ và hiệu quả.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ tay ngành, tay xã do huyện ủy, UBND huyên giao, đồng thời đã tạo được mối quan hệ tốt giữa các phòng ban ngành của huyện với cơ quan BHXH. Do vậy trong thực hiện nhiệm vụ trên đại bàn, BHXH huyện Mỹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5383.doc