Đề tài Một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa

Nhà nước sớm ban hành chính sách cụ thể về việc cho thuê đất hoặc có thể giao đất trong một thời gian dài để ổn định đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh yên tâm đầu tư vốn kinh doanh.

Đương nhiên mọi vấn đề xây dựng nhà máy, lắp đặt dây chuyền công nghệ có liên quan đến môi trường, cảnh quan phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và cho phép xây, làm được như vậy chính là tạo môi trường lành mạnh giúp các tổ chức tín dụng yên tâm đầu tư hỗ trợ phát triển nền kinh tế ngoài quốc doanh.

2/ Ngân hàng nhà nước sớm trình lên chính phủ và quốc hội về việc ban hành luật thế chấp tài sản và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu tài sản, đặc biệt về nhà cửa, máy móc thiết bị và quyền sử dụng đất. Ngoài ra do thiếu môi trường pháp lý an toàn đã khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh luật thế chấp, Quốc hội cần tiếp tục cho ra đời một số đạo luật có liên quan đến hoạt động của ngân hàng như luật thương mại, luật bảo lãnh. Trên cơ sở được pháp luật ủng hộ, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình.

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nếu là món vay có thế chấp, có thể vì lý do nào đó tài sản thế chấp không còn đủ giá trị hợp đồng tín dụng đã ghi, thanh lý, là biện pháp cuối cùng ngân hàng áp dụng đối với người vay để thu lại khoản nợ của mình... Các biện pháp thực hiện thanh lý thường là: Nếu là khoản vay có tài sản bảo đảm hoặc thế chấp, ngân hàng cùng với chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý chuyên nghiệp bán đấu giá các tài sản. Nếu là khoản cho vay không có tài sản bảo đảm, ngân hàng phải chờ đơi sự phán quyết của toà án mới có biện pháp thu hồi như: Nắm giữ hay bán tài sản của người vay, trừ lương của họ... Nếu người vay không có đủ tài sản và tiền lương cũng không đủ để trả nợ thì kết quả đòi nợ vô hiệu lực, người vay phải thụ án hình sự. Nếu người vay chỉ là một trong số các chủ nợ và ai cũng muốn lấy lại tiền, có thế mạnh tương đương ngân hàng, thì một uỷ ban chủ nợ được thành lập, uỷ ban này sẽ tìm ra biện pháp tối ưu nhất nhằm thu hồi được nợ cho mọi thành viên như: Đồng ý khôi phục lại doanh nghiệp, bán các tài sản hoặc bán doanh nghiệp cho đơn vị khác theo phán quyết của toà án về sự phá sản doanh nghiệp. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhất để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng, từ khâu xét duyệt cho vay, theo dõi quá trình sử dụng tiền vay cũng như các xử lý khi khoản vay có vấn đề. Theo tôi các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay cần khai thác, vận dụng triệt để các biện pháp này để ngăn ngừa hạn chế rủi ro, thu hồi được các khoản nợ còn tồn đọng. Chương II Thực trạng về đảm bảo an toàn tính dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương đống đa I> Đặc điểm thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 1. Phạm vi địa bàn hoạt động là một chi nhánh ngân hàng hoạt động có hiệu quả, được đánh giá là một trong những đơn vị nhất nhì của toàn hệ thống. Đặc biệt những năm gần đây Ngân hàng đã đạt được những thành tích suất sắc và năm 1998 Ngân hàng được thưởng huân chương lao động hạng ba về thành tích kinh doanh tín dụng tiền tệ từ năm 1990-1998. Ngân hàng Công thương Đống Đa có địa bàn hoạt động chủ yếu tại quận Đống Đa - một quận lớn nằm trung tâm thủ đô, quận Đống Đa gồm có 26 phường với 30 vạn dân, ngân hàng hoạt động trên địa bàn rộng lớn, đông dân cư, nhiều trung tâm buôn bán lớn nên ngân hàng thường xuyên có một số lượng đông đảo khách hàng. Ngân hàng Công thương Đống Đa là một ngân hàng thương mại quốc doanh mạnh có uy tín, có cơ sở vật chất tốt. Từ năm 1990 đến nay ngân hàng được phép mở rộng địa bàn hoạt động trên cả 5 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành, thu hút được một số lượng đông đảo khách hàng trong và ngoài quận. Từ quý II năm 2000 để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn khu vực quận Thanh Xuân chi nhánh ngân hàng phụ thuộc quận Thanh Xuân đã được thành lập và đi vào hoạt động. 2. Đặc điểm đối tượng khách hàng Chính sách đổi mới của Nhà nước trong việc phát triển tất cả các thành phầ kinh tế đã khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lớn mạnh và phát triển không ngừng. Với chính sách lãi suất công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế, trong mấy năm qua Ngân hàng Công thương Đống Đa đã không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động cũng như đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh này. Kinh tế ngoài quốc doanh, đây là thị trường đầy sôi động, mới mẻ, nhiều tjfm năng chưa được khai thác, nhưng bên cạnh đó nó cũng đầy những rủi ro và phức tạp. Tuy nhiên, trong những năm qua Ngân hàng Công thương Đống Đa đã khai thác được thị trường này, đầu tư tín dụng vào thị trường này rất có hiệu quả. Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho những ai có năng lực, có khả năng thích ứng với thị trường. Do đó khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trên địa bàn quận có nhiều thành phần kinh tế hoạt động đan xen lẫn nhau, cùng cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển. Trong mấy năm qua, được sự quan tâm đúng mức của nhà nước nền kinh tế ngoài quốc doanh đã có những bước nhảy vọt tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn thành phố. Nhìn chung các cơ sở tăng nhanh về số lượng song còn manh mún, mức độ tập trung chưa lớn, bé nhỏ, vốn chủ yếu nằm ở dưới dạng tài sản. Về mặt hàng kinh doanh chủ yếu tập trung dưới 3 ngành chính. - Sản xuất, kinh doanh đồ gỗ và trang trí nội thất. Đây là mặt hàng có giá trị cao, thông dụng và rất cần thiết phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế. - Lắp ráp điện tử qua hoạt động liên doanh liên kết với nước ngoài đã tạo cho doanh nghiệp có bước phát triển nhanh chóng và vững chắc. - Thương nghiệp, dịch vụ khách sạn đây là khu vực phát triển khá mạnh mẽ của nền kinh tế ngoài quốc doanh. Hầu hết các hộ nhà mặt phố đã mở cửa hàng kinh doanh, cùng với sự chuyển biến không ngừng. Họ cũng biết nắm bắt với nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiê ncó những hộ có vốn lớn nhưng chưa có giá trị khác. Do đặc điểm của các loại hàng này là thời gian luân chuyển chậm, vốn huy động vào kinh doanh không nhiều mà họ đi vay, chiếm dụng vốn của người khác dưới hình thức mua bán chịu, nên nhu cầu bổ sung vốn cho ngành kinh doanh là hết sức cần thiết. Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCT Đống Đa thông qua việc sử dụng vốn. II> Tình hình cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Thực hiện các nghị quyết đại hội lần thứ VII và VIII trong những năm gần đây, sự can thiệp của Đảng và Chính phủ đóng vai trò là "bà đỡ" cho hệ thống ngân hàng thương mại đã mạnh dạn mở rộng đầu tư tín dụng, đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong đó có lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nằm trên địa bàn trung tâm một quận có nhiều thành phần kinh tế trong đó có khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng và hoạt động trên địa bàn, chi nháh Ngân hàng Công thương Đống Đa quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng và NHCT Việt Nam mạnh dạn đầu tư cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt được hiệu quả đáng tự hào, làm thay đổi 1 phần căn bản của cơ cấu tín dụng. Bảng số lượng công tác sử dụng vốn được phản ánh như sau: Bảng I Tình hình sử dụng vốn của NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 2001 Bình quân 2001/2000 Tỷ trọng 2000 Tỷ trọng 2001 Chênh lệch I. Cho vay 1472 1850 +26% 37% 3,3% (-)33,7% + Quốc doanh 920 1400 +52,1% 23% 25% +2% + Ngoài quốc doanh 552 450 (-)18,4% 14% 8,1% (-)5,9% + Vốn lưu động 1412 1730 +2,22% 36% 31,1% (-)4,9% + Vốn cố định 70 120 +0,71% 1,8% 2,15 +0,35 Cộng 3926 5550 100% Qua bảng ta thấy tính đến tháng 12 năm 2000 công tác cho vay đạt 1472 tỷ thì năm 2001 đx giải ngân được 1850 tỷ, tăng về con số tuyệt đối 378 tỷ, tăng về con số tương đối 26%. Doanh số cho vay của các DN quốc doanh năm 2001 là 1400 tỷ so với năm 2000 là 920 tỷ tưng 480 tỷ con số tuyệt đối và tăng về số tương đối là (+) 52,1%. Do đó công tác cho vay kinh tế quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2000 NH đã gải ngân 552 tỷ chiếm 14% về tổng nguồn vốn cho vay nhưng 2001 doanh số cho vay kinh tế ngoài quốc doanh giảm xuống NH chỉ giải ngân 450 tỷ, chênh lệch (-) 18,4% và chỉ chiếm tỷ trọng 8% trong tổng số nguồn vốn. Sở dĩ sự giảm về giải ngân đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là do một số nguyên nhân chủ yếu. - Sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến tình trạng "làm ăn" thua lỗ dẫn đến phá sản. - Về nguồn vốn lưu động: Năm 2000 của NH: 1412 tỷ đến năm 2001 tăng 2,2% chiếm 31% tỷ trọng của tổng nguồn vốn lưu động. - Đối với vốn cố định: Năm 2000 là 70 tỷ đến năm 2001 là 120 tỷ, tăng không đáng kể chỉ chiếm 1,8% và con số tương đối: 0,71% Công tác thu và dư nợ được phản ánh qua bảng sau: Bảng 2: Công tác thu và dư nợ của NHCT Đống Đa Đvị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 Tỷ trọng 2000 Tỷ trọng 2001 Chênh lệch Số tiền % 1. Thu nợ: 1404 1565 (+)161 +11,4% - Quốc doanh 886 1055 62,67% 67,41% (+)169 +19,1% - Ngoài quốc doanh 524 510 37,32% 32,58% -14 (-)2,67% - Vốn lưu động 1351 1465 - Vốn cố định 53 100 2. Dư nợ 525 810 60% 81,48% +285 54,28% - Quốc doanh 315 660 40% 18,51% +345 109,5% - Ngoài quốc doanh 210 100 (-)60 -28,57% - Vốn lưu động 450 715 - Vốn cố định 75 95 Doanh số thu nợ năm 2000 là 1404 tỷ đến năm 2001 là 1565 tỷ tăng 161 tỷ đồng so với năm 2000 là 11,4%. Doanh số kinh tế ngoài quốc doanh là 524 tỷ vào năm 2000 chiếm tỷ trọng 37,32% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2001 là 510 tỷ chiếm 32,58% trong tổng doanh số thu nợ. Kinh tế quốc doanh: năm 2000 đạt 886 tỷ chiếm 62,67% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2001 là 1055 tỷ chiếm 67,41% trong tổng doanh số thu nợ. Tổng dư nợ. Năm 2000 là 525 tỷ đến tháng 12 năm 2001 con số này lên tới 810 tỷ đã tăng 280 tỷ về số tuyệt đối và tăng về số tương đối là 54,28%. Kinh tế quốc doanh: Năm 2000 là 315 tỷ đến năm 2001 là 660 tỷ, năm 2000 chiếm 40% tỷ trọng dư nợ còn năm 2001 chiếm 18,51% tổng dư nợ. Đối với kinh tế ngoài quốc doanh: Năm 2000 là 210 tỷ trong tổng dư nợ còn năm 2001 là 100 tỷ trong tổng dư nợ. Do đó dư nợ năm 2001 so với 2000 về số tuyệt đối là (-)110 tỷ và số tương đối là (-) 60%. Như vậy qua phân tích tình hình thu và dư nợ của Ngân hàng công thương Đống Đa ta thấy Ngân hàng công thương Đống Đa vẫn tích cực mở rộng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế. Song kinh tế ngoài quốc doanh có giảm hơn so với năm 2000, nguyên nhân giảm như vậy là do năm 2001 trên địa bàn khu vực Đống Đa tình hình sản xuất kinh doanh tuy vẫn ổn định song nhìn chung các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp trước đây đã từng sản xuất đạt hiệu quả cao thì nay hàng hoá không tiêu thụ được. Trong cạnh tranh kinh doanh dịch vụ thương mại nhiều doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ yếu là kinh doanh bất động sản và khách sạn du lịch nhiều doanh nghiệp bị phá sản đã trở thành khách nợ của ngân hàng. Tuy vậy nhưng Ngân hàng công thương Đống Đa vẫn mở rộng đầu tư tín dụng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vay vốn từ quỹ tạo việc làm với lãi suất 1,2% tháng, cho vay sinh viên nhằm khuyến khích học tốt, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nhập máy móc thiết bị, thay đổi dây truyền sản xuất... Ngoài ra vốn tín dụng của Ngân hàng công thương Đống Đa còn giúp các doanh nghiệp quốc doanh phát triển sản xuất, kinh doanh giữ vững vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Cho các hộ tư nhân, cá thể phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết một phần việc làm cho người lao động. Bảng 3. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàngcông thương Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2001/2000 Số tuyệt đố Tỷ trọng 1. Tổng dư nợ 525 810 285 0,49% 2. Nợ quá hạn 24 33,5 9,5 0,39% 3. Tỷ trọng (2/1) 4,57 4,13 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa là thấp. Năm 2000 tỷ lệ nợ quá hạn là 4,57% đến năm 2001 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 4,13%. Giảm về con số tuyệt đối là 0,44 tỷ con số tương đối 9,5%. Tuy nhiên nợ quá hạn trên đều có khả năng thu hồi vì theo quy định của Ngân hàng hồ sơ của các món vay đều phải có tài sản thế chấp nên Ngân hàng đã nắm và quản lý tài sản thế chấp. Để thu hồi được nợ quá hạn Ngân hàng phải tổ chức thu nợ quá hạn bằng nhiều biện pháp tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành có liên quan, chính quyền địa phương sở tại để thu nợ. Năm 2001 Ngân hàng công thương Đống Đa đã bán 5 ngôi nhà, 150 máy khâu, một số máy móc thiết bị hình thành từ vốn vay ngân hàng để thu hồi nợ quá hạn và lãi treo của những khách hàng hoàn toàn mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, bên cạnh đó không tránh khỏi những khách hàng cố ý bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt cố ý lừa đảo chiếm đoạt vốn tín dụng của Ngân hàng. Mặt khác, sản xuất kinh doanh năm nay có nhiều khó khăn, giá cả hàng hoá dịch vụ giảm dần nhiều doanh nghiệp không cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài, sản xuất kinh doanh thua lỗ mất khả năng thanh toán, hoặc phá sản gây tác động dây truyền, một số con nợ đã bỏ trốn làm cho Ngân hàng trở thành nạn nhân của kinh tế thị trường. Đứng trước tình hình đó Ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với sự giúp đỡ của công an, viện kiểm soát, quân và thành phố để thực hiện việc thu hồi vốn tín dụng. Tóm lại, qua việc đánh giá công tác sử dụng vốn của Ngân hàng công thương Đống Đa ta thấy công tác sử dụng vốn của Ngân hàng là rất hiệu quả, có những bước phát triển vững chắc, bảo đảm được an toàn vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn để tình trạng đọng vốn do lượng tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh. Do đó 1 vấn đề đặt ra cho Ngân hàng là phấn đấu mở rộng đầu tư tín dụng, hết sức quan tâm cho vay kinh tế quốc doanh, mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế trong những năm tới. Biểu 4. Tình hình cho vay ngắn hạn của KTNQD tại Ngân hàng công thương Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Thời điểm Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ trọng % 1. Doanh số cho vay 552 450 -102 -18.4% 2. Doanh số thu nợ 524 510 -14 -2,67% 3. Dư nợ 210 150 -60 -28,57% 4. Nợ quá hạn 6,2 9,5 3,3 53,22% Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn đốivới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. - Tình hình cho vay: Doanh số ngoài quốc doanh năm 2001 chỉ đạt 450 tỷ đồng, giảm 102 tỷ về sóo tuyệt đối và giảm về số tương tối là 18,4% so với năm 2000. Trong 3 tháng đầu của năm 2002 Ngân hàng công thương đã giải ngân được 500 tỷ đồng đạt 11,1% doanh số cho vay của cả năm 2001. Kết quả thu hồi nợ 2000 là 524 tỷ đồng và năm 2001 là 510 tỷ giảm 14 tỷ về số tuyệt đối và giảm 2,67% về số tương đối. - Về dư nợ: năm 2000 là 210 tỷ, năm 2001 là 150 tỷ. Vậy dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh giảm mạnh chỉ đạt 28.57%. - Nợ quá hạn: Năm 2000 là 6,2 tỷ, năm 2001 là 9,5 tỷ. Với số lượng trên đó là thấp. Song cũng chiếm 53,2% trên tổng nợ ngắn hạn. * Sở dĩ doanh số cho vay và dư nợ của kinh tế ngoài quốc doanh có giảm là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Bước sang năm 2001 tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng hoá sản xuất ra không bán được hoặc bán chậm do hàng ngoại nhiều dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ. Với tình trạng chung như vậy Ngân hàng đã từ chối không cho vay với gần 80 khách hàng ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mà trước đây đã từng có quan hệ với Ngân hàng. Bên cạnh đó trong lĩnh vực tín dụng, tệ nạn lừa đảo và sử dụng vốn sai mục đích vẫn còn tồn tại nhiều đặc biệt với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy vậy công tác tín dụng của Ngân hàng công thương Đống Đa trong mấy năm qua chứng tỏ Ngân hàng đang có sự chuyển hướng trong lĩnh vực đầu tư sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vì kinh tế ngoài quốc doanh là một khu vực tiềm ẩn nhiều tiềm năng, khi đã được cái chính sách ưu tiên của chính phủ trong lĩnh vực này. III) Thực trạng về đảm bảo an toàn tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa. Lĩnh vực tín dụng ngoài quốc doanh là thị trường rất sôi động, đầy tiềm năng nhưng phức tạp, hội tụ nhiều yếu tố bất ngờ và lừa đảo. Đầu tư vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nếu không có những giải pháp hữu hiệu dễ dẫn đến các nợ quá hạn, nợ khó đòi, thậm chí bị mất vốn. Bởi vì phần lớn các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, hộ tư nhân cá thể mục tiêu của họ là lợi nhuận tối đa bằng mọi thủ đoạn để đạt được mục tiêu. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán các thông tin báo cáo. Và nếu có cũng chỉ là những con số để dễ làm thủ tục vay vốn Ngân hàng, như dự án sản xuất kinh doanh, luận chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo cân đối tài khoản, thu chi tài chính, hợp đồng kinh tế... đều là những con số ghi tên giấy tờ và có khoảng cách xa vời so với thực tế hợp tác của doanh nghiệp, đây chính là tính đặc thù của kinh tế ngoài quốc doanh. Mặt khác, năng động của một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường đồng nghĩa với sự táo bạo, xem thường pháp luật, sử dụng vốn vay sai mục đích, buôn bán lòng vòng nên dễ đưa Ngân hàng thành nạn nhân của những món nợ khó đòi. Mặt khác, khó khăn nữa đối với cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là phần lớn tài sản thế chấp không đầy đủ giấy tờ sở hữu hợp pháp. Nhà và đất mua bán thường là giấy tờ viết tay thông qua phường xã, không có giấy trước bạ... Do đó nếu nhìn vào thực trạng trên tưởng chừng không thể đầu tư vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được vì rủi ro cao và không an toàn vốn. Do những đặc trưng trên của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nên đầu tư vào lĩnh vực này để đảm bảo được an toàn vốn buộc Ngân hàng đó phải kết hợp nhiều giải pháp khác nhau, vừa có tính thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa trong mấy năm bước vào đầu tư lĩnh vực này rất có hiệu quả, an toàn được vốn. Đạt được điều đó là hiệu quả của nhiều giải pháp. 1. Trước hết, cán bộ tín dụng phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc và quy trình tín dụng, chấp hành nghiêm chỉnh một quy chế tín dụng ngoài quốc doanh do Ngân hàng công thương Việt Nam ban hành. Mỗi một món vay cán bộ tín dụng đều phải thực hiện chặt chẽ các qui trình tín dụng, đó là kiểm soát trước, trong và sau khi vay. 2. Công tác thẩm định khách hàng: Bao gồm việc kiểm định khách hàng từ nhiều phía, nhiều luồng thông tin. Đây là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Khả năng đảm bảo tiền vay phụ thuộc rất lớn vào khâu thẩm định này. Khi giao tiền cho người vay, quyền sử dụng tiền hoàn toàn phụ thuộc vào người vay, vì vậy thẩm định khách hàng để đưa ra một quyết định đúng đắn về việc cho vay hay không cho vay là một bước rất quan trọng để đảm bảo tránh được những rủi ro lớn đáng tiếc xảy ra trong kinh doanh. Quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng ở chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa thường chú trọng vào thẩm định khả năng vay nợ của khách hàng tức là thẩm định năng lực pháp lý của người đi vay, tư cách pháp nhân và thể nhân, sự trung thực và uy tín của người vay trên thương trường và họ có sẵn sàng trả nợ cho Ngân hàng ngay không. Đó là: - Thẩm định tư cách pháp nhân và thể nhân: xem xét khách hàng có đầy đủ các giấy tờ cần thiết như quyết định thành tập công ty, giấy phép kinh doanh (nếu là pháp nhân), khách hàng có quyền công dân hay đang bị án, có giấy phép hành nghề không (nếu là thể nhân). Ngoài ra nhiều khi cán bộ tín dụng của Ngân hàng công thương Đống Đa còn phải tìm hiểu tư cách của người vay thông qua bạn bè, người thân của khách hàng. - Thẩm định khả năng trả nợ: bao gồm thẩm định hiệu quả của món vay và tài sản thế chấp của món vay đó. Trong việc xem xét hiệu quả của món vay bao giờ cũng quan trọng nhất, khả năng tạo ra lợi nhuận của món vay phụ thuộc vào khả năng sản xuất. Khả năng tiêu thụ và chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhu cầu, thị hiếu của sản phẩm trên thương trường, kinh nghiệm điều hành của doanh nghiệp. Để kiểm tra được những vấn đề này, cán bộ tín dụng đã xuống tận cơ sở sản xuất để tìm hiểu được năng lực sản xuất, quy mô của doanh nghiệp, nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, máy móc trang thiết bị dùng sản xuất ra sao, hợp đồng và sổ sách giao hàng có được chặt chẽ không. Nếu hợp tác xã xin vay thì cán bộ tín dụng đến phòng công nghiệp quận để tìm hiểu hoạt động trước đây như thế nào vì tiền thân của các HTX này là các tổ hợp tác do phòng công nghiệp quận quản lý hồ sơ. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn thẩm định tình hình kinh doanh của người vay từ nhiều luồng thông tin nhỏ các bạn hàng, người nhà, bạn bè của người vay để nắm chắc hơn tình hình sản xuất kinh doanh và tính đích thực của các pháp nhân hay cá thể. Việc thẩm định về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hay những tính tán các hiệu quả qua các dự án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chỉ được áp dụng một cách hình thức, các cán bộ tín dụng thường không yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính hoặc nếu có đơn vị nộp thì cán bộ tín dụng cũng không chú trọng vàphân tích những báo cáo này. Nguyên nhân là do các cán bộ tín dụng cho rằng các nguồn tài liệu mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gửi cho Ngân hàng phần lớn là những số liệu tự tạo, không đảm bảo độ chính xác, thậm chí là số liệu ma, sổ sách lại ghi chép theo kiểu sổ nợ chứ không tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành. Theo nguyên tắc khi thẩm định tình hình tài chính của các doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải xem xét số liệu trên bảng cân đối của doanh nghiệp. Nhưng những số liệu này không chính xác nên cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra theo dõi từ phía công nhân xem chế độ lương thưởng của họ như thế nào. Nếu doanh nghiệp đó trả lương thường xuyên đúng hạn cho công nhận và mức lương tương đối cao thì chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp là khá yên tâm. Tuy nhiên, làm được điều đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải tế nhị, khéo léo có cái nhìn tổng thể. Bởi vậy điều này rất phức tạp không ít những khó khăn đối với cán bộ tín dụng. 3) Sử dụng các đảm bảo tín dụng: Trong điều kiện hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất đa dạng và phong phú, phức tạp, tiềm ẩn nhiều những rủi ro để đảm bảo an toàn các bộ tín dụng thường chú trọng đến các tài sản đảm bảo. Ngân hàng chỉ thực hiện hợp đồng tín dụng khi khách hàng đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tài sản đảm bảo, tức là Ngân hàng cho vay dưới các hình thức sau: - Hình thức thế chấp tài sản - Hình thức cầm cố tài sản. - Hình thức bảo lãnh - Hình thức tín chấp - Hình thức cầm đồ. 3.1. Hình thức thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp phòng chống rủi ro của Ngân hàng cho vay. Người đi vay phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho con số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả được nợ, Ngân hàng có quyền phát mại tài sản đó để thu hồi được nợ. Tài sản được dùng để thế chấp ở Ngân hàng chủ yếu là nhà ở. Nhà ở có ưu điểm là có giá trị cao nên có khả năng đảm bảo cho những khoản tiền vay lớn. Người vay chỉ phải giao giấy tờ sở hữu ngôi nhà đó cho Ngân hàng mà vẫn được sử dụng nó trong suốt thời gian thế chấp. Vì vậy đại bộ phận khách hàng, nhất là các tổ chức kinh tế đều vay vốn Ngân hàng dưới hình thức thế chấp. Việc thực hiện thế chấp tài sản tại Ngân hàng công thương Đống Đa trong những năm gần đây được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thực hiện theo "Quy định cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh" ban hành theo quy định số 305/NHCT - TD ngày 12/11/1995 cho đến khi có quy định 1187/NHCT-TD ngày 10/10/1997. Giai đoạn 2: Thực hiện theo quy định số 1187/NHCT-TD ngày 10/10/1997 đến khi có quy định 2043/NHCT - TD ngày 15/10/1999 Giai đoạn 3: Thực hiện quyết định 2043/NHCT - TD ngày 15/10/1999 đến nay 3.1.1. Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này mỗi món vay thế chấp gồm đầy đủ các giấy tờ (hồ sơ thế chấp tài sản). - Hợp đồng thế chấp - Phiếu thẩm định tài sản - Giấy biên nhận hồ sơ tài sản đảm bảo. a) Đối với loại tài sản thế chấp là nhà ở, cửa hàng, vật kiến trúc: Ngân hàng chỉ cho vay đối với những khách hàng có giấy tờ sở hữu gốc. - Trường hợp người vay vốn tư nhân: sau khi kiểm tra toàn bộ giấy tờ của ngôi nhà khách hàng mang thế chấp thấy hợp lệ, hợp pháp, cán bộ tín dụng đề nghị với trưởng phòng kinh doanh và giám đốc Ngân hàng cùng tiến hành thẩm định tài sản thế chấp. Việc xác định ngôi nhà để tính mức cho vay dựa trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và Ngân hàng theo sát giá thị trường. Vị trí hiện trạng và giá trị tài sản thế chấp được ghi cụ thể trong phiếu thẩm định tài sản có đầy đủ chữ ký của cán bộ tín dụng, trưởng phòng kinh doanh và giám đốc Ngân hàng. Việc thế chấp tài sản để vay vốn Ngân hàng được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ các đặc điểm của tài sản thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên phương thức xử lý tài sản thế chấp khi người vay không trả được nợ. Hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa người đi vay (cùng những đồng sở hữu tài sản nếu có) và cán bộ tín dụng (là người đại diện cho Ngân hàng) trước sự chứng kiến và xác nhận của phòng công chứng Nhà nước thành phố. Đốivới những khách hàng có quan hệ vay vốn thường xuyên ở Ngân hàng để giảm bớt thủ tục phần nhà cho khách sau khi đã kiểm tra đầy đủ các giấy tờ sở hữu nhà, Ngân hàng có thể không yêu cầu khách hàng phải qua công chứng. Việc ký hợp đồng thế chấp tài sản được thực hiện ngay tại Ngân hàng. Bên thế chấp gồm: người đi vay vốn và cả vợ hoặc chồng. Bên nhận tài sản là chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Đống Đa do giám đốc Ngân hàng làm đại diện, có chữ ký của trưởng phòng kinh doanh và cán bộ tín dụng. Trong trường hợp con cái mang nhà của bố mệ đứng tên chủ sở hữu cho khoản vay của con mình có sự xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường nơi đang đăng ký hộ khẩu. Cán bộ tín dụng đã cố gắng hoàn tất những thủ tục trên trong vòng5 đến 7 ngày theo đúng quy định. Hồ sơ giấy tờ gốc của tài sản thế chấp được bảo quản cẩn thận trong các két sắt của ngân hàng có giấy biên nhận của cán bộ tín dụng. Mức ngân hàng duyệt cho vay không quá 70% giá trị của tài sản thế chấp. Những tài sản thế chấp có giá trị lớn, ngân hàng có thể đồng ý khách hàng dùng để đảm bảo nhiều món vay, nhưng tổng giá trị số tiền ngân hàng cho vay không được vượt quá hạn mức trên. - Trường hợp bên vay vốn là các tổ chức kinh tế, HTX, công ty cổ ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0207.doc
Tài liệu liên quan