Lời nói đầu 1
Phần I: Cơ sở lý luận 3
1.1. Tổng quan về du lịch 3
1.1.1. Bản chất và các bộ phận cấu thành hoạt động du lịch 3
1.1.1.1. Bản chất của du lịch 3
1.1.1.2. Các bộ phận cấu thành của hoạt động du lịch 3
1.1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và hoạt động kinh doanh khách sạn 4
1.2. Khách sạn và kinh doanh khách sạn 4
1.2.1. Tổng quan về ngành kinh doanh khách sạn 4
1.2.1.1. Thế nào là khách sạn và kinh doanh khách sạn 4
1.2.1.2. Các chức năng của hoạt động kinh doanh khách sạn 4
1.2.1.3. Cơ sở hình thành và lịch sử phát triển của ngành kinh doanh khách sạn 5
1.2.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 5
1.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh khách sạn 5
1.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn 6
1.2.2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 6
1.2.2.1.2. Thị trường trong kinh doanh khách sạn 6
1.2.2.2. Quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh khách sạn 7
1.2.3. Tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn 7
1.2.3.1. Các loại hình sở hữu khách sạn 7
1.2.3.2. Quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn 7
1.3.1. Xu hướng phát triển kinh doanh khách sạn 7
PHẦNII: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KINH DOANH KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA 8
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của hà nội 8
2.1.1. Tiềm năng du lịch Hà nội 8
2.1.2. Hiện trạng kinh doanh du lịch Hà nội trong những năm qua 8
2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng khách 8
2.1.2.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật 9
2.1.2.3. Về chất lượng các dịch dịch vụ 9
2.1.2.4. Về doanh thu 9
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn trên địa bàn quận Đống Đa 10
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quận Đống Đa 10
2.2.2. Tình hình kinh doanh khách sạn trên địa bàn quận Đống Đa 10
2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa 11
2.2.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các khách sạn quốc doanh 11
2.2.3.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý kinh doanh khách sạn quốc doanh 11
2.2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa 12
2.2.4. Thực trạng kinh doanh khách sạn Holydays-Hà nội 12
2.2.4.1. Sơ lược sự hình thành và hoạt động của khách sạn 12
2.2.4.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Holydays-Hà nội 12
2.2.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim liên 13
2.2.6. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa 13
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA 15
3.1. Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa 15
3.2. Căn cứ đổi mới hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa 16
3.2.1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng 16
3.2.2. Mục tiêu, định hướng phát triển hệ thống khách sạn Việt nam nói chung và hệ thống kinh doanh khách sạn nói riêng của thành phố Hà nội 16
3.2.3. Định hướng phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Đống Đa 17
3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa 17
3.3.1. Về công tác Marketing 17
3.3.2. Về chất lượng sản phẩm 19
3.3.3. Đội ngũ lao động và quản lý 19
3.3.4. Về tổ chức quản lý và kinh doanh 20
3.4. Một số kiến nghị 21
3.4.1. Các kiến nghị đề xuất đối với các nhà kinh doanh khách sạn 21
3.4.2. Các kiến nghị đề xuất đối với cơ quan quản lý cấp trên 22
3.4.2.1. Đối với UBND quận Đống Đa 22
3.4.2.2. Đối với sở du lịch 22
3.4.2.3. Đối với Tổng cục Du lịch 22
Kết luận 24
27 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n
Hiện nay, ngành kinh doanh khách sạn được coi là một ngành kinh doanh độc lập trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Qua thời gian ngành kinh doanh lưu trú nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng đã có một lịch sử phát triển dựa trên một cơ sở khoa học nhất định.
* Lịch sử phát triển của ngành kinh doanh khách sạn
Hoạt động kinh doanh khách sạn có nguồn gốc từ các nhà trọ phục vụ những khách đi xa nhà. Cho đến ngày nay, ngành kinh doanh khách sạn đã phát triển với tốc độ rất nhanh chóng trên khắp các nước, đặc biệt là những nước có nền văn minh công nghiệp phát triển.
1.2.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
Đặc điểm về tổ chức không gian và thời gian hoạt động:
Trong thực tiễn kinh doanh khách sạn có hai nhân tố có thể đưa đến những khó khăn: một là do chính chính khách hàng gây ra. Hai là do nhân viên khách sạn gây ra về thái độ phục vụ, trình đọ phục vụ...trong quan hệ giữa nhân viên với khách hàng.
Hoạt động kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh mang tính đặc thù.
Hoạt động kinh doanh khách sạn diễn ra liên tục theo thời gian.
1.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh khách sạn
Tổ chức là thành lập ra các bộ phận cần thiết theo yêu cầu công tác và xác lập các mối quan hệ về nghiệp vụ và quyền hành giữa các cá nhân và đơn vị trong doanh nghiệp nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi trong hoạt động và đạt đến mục tiêu chung
1.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn
1.2.2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn
Sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn vừa mang tính hữu hình đồng thời cũng bộc lộ tính vô hình cao.
- Tính chất dịch vụ trong các sản phẩm khách sạn là sự phục vụ của nhân viên khách sạn đối với du khách là sản phẩm có tính cẩm nhận
- “Sản phẩm lưu trú” của khách sạn như một sản phẩm đễ hư hỏng, không lưu giữ được lâu
1.2.2.1.2. Thị trường trong kinh doanh khách sạn
*Cầu trong kinh doanh khách sạn
Cầu trong kinh doanh khách sạn bắt nguồn trên cơ sở sự hình thành các nhu câù về đi lại, lưu trú, ăn uống...trong các chuyến đi du lịch của du khách.
Đặc điểm cầu trong kinh doanh khách sạn: hết sức đa dạng và diễn ra đòng thời, có tính thời vụ cao, vừa là một nhu cầu thiết yếu, vừa là một nhu cầu thứ yếu
*Cung trong kinh doanh khách sạn: thể hiện là cung dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và cung dịch vụ khác
Đặc điểm của cung trong kinh doanh khách sạn: mang tính đa dạng thể hiện qua các loại hình cơ sở, các loại hình dịch vụ lưu trú, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ mang tính vô hình cao
*Cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn: là một loại hình kinh doanh trong ngành công nghiệp có tính cạnh tranh gay gắt bằng số lượng, chất lượng dịch vụ
Đặc điểm của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn: cạnh tranh giữa các khách sạn với nhau, giữa các khách sạn với các loại hình kinh doanh lưu trú, cạnh tranh bằng các dịch vụ bổ sung
Đặc điểm của giá trong kinh doanh khách sạn: là giá mang tính chất thời vụ bởi nhu cầu mang tính chất mùa vụ
Các phương pháp xác định giá: có phương pháp chung và phương pháp riêng
1.2.2.2. Quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh khách sạn
Được diễn ra theo một quy trình, do vậy mà các khâu đều liên quan đến nhau, có ảnh hưởng lớn giữa các bộ phận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3. Tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn
1.2.3.1. Các loại hình sở hữu khách sạn
ở nước ta có một số hình thức sở hữu khách sạn phổ biến như các khách sạn thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, khách sạn 100% vốn đầu tư nước ngoài, khách sạn liên doanh giữa doanh nghiệp Việt nam với doanh nghiệp nước ngoài.
1.2.3.2. Quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn
Các hình thức quản lý khách sạn: người quản lý vừa là người sở hữu khách sạn, người quản lý là người khác không đồng thời là chủ sở hữu khách sạn
1.3.1. Xu hướng phát triển kinh doanh khách sạn
Xu hướng phát triển kinh doanh khách sạn trên thế giới vừa đi vào chiều rộng vừa đi vào chiều sâu. Còn đối với Việt nam ngành kinh doanh khách sạn một mặt vừa hướng tới, tiếp cận những thành tựu văn minh của thế giới. Mặt khác vừa đi sâu vào khai thác bề dày văn hoá truyền thống của dân tộc nhằm tạo ra nét đặc trưng riêng cho các loaị hình sản phẩm khách sạn của Việt nam.
PhầnII: Khảo sát thực trạng kinh doanh khách sạn trên địa bàn quận Đống Đa
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của hà nội
2.1.1. Tiềm năng du lịch Hà nội
Hà nội là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nhiều triều đại, của cả dân tộc Việt nam. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế, xã hội, là nơi tập trung nhiều nhân tài, tri thức...nên nơi đây có đầy đủ điều kiện để phát triển tốt về du lịch.
2.1.2. Hiện trạng kinh doanh du lịch Hà nội trong những năm qua
Cùng với sự khởi sắc của toàn ngành, du lịch Thủ đô Hà nội trong thời gian qua đã rất cố gắng đầu tư, phát triển và thu được những kết quả đáng mừng. Tuy nhiên để nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch Hà nội trước hết ta cần xem xét lượng khách du lịch đến với Hà nội trong thời gian qua.
2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng khách
Thị trường khách du lịch đến với Thủ đô Hà nội ngày một nhiều. Số lượng khách trong nước cũng như khách quốc tế đều tăng. Nếu năm 1996 lượng khách quốc tế đến với Hà nội là 352000 lượt khách thì đến năm 2000 đã đón được 500400 lượt khách, tăng 42,2% so với năm 1996 và tăng 31% so với năm 1999. Tuy nhiên, số lượng khách quốc tế có tăng nhưng chậm và tỷ trọng có xu hướng giảm xuống.(xem chi tiết biểu 1 Trang 26 luận văn)
Năm 2000 ngành du lịchThủ đô đã tổ chức thành công liên hoan du lịch Hà nội năm 2000, nhân dịp kỷ niệm Thăng Long Hà nội 990 năm tuổi đã thu hút được lượng lớn khách du lịch.
Bên cạnh khách quốc tế tăng thì khách du lịch nội địa cũng tăng lên với tốc độ rất nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao(80,75% năm 2000). Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ nhu cầu đi du lịch của người Việt nam cao, đời sống của họ đã được nâng cao.
2.1.2.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi của du khách, ngành du lịch Thủ đô đã rất cố gắng trong việc đầu tư nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ....Nhưng do sự phát triển thiếu quy hoạch nên đã dẫn đến tình trạng hàng loạt khách sạn mini của tư nhân ra đời. Bước đầu có giải quyết được nhu cầu ăn nghỉ cho khách du lịch nhưng về lâu dài đây lại là một tồn tại khó khắc phục. Bởi các khách sạn này chưa chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm nên số lượng khách sạn trên địa bàn Hà nội năm 2000 có xu hướng giảm xuống.(xem biểu 2 luận văn)
2.1.2.3. Về chất lượng các dịch dịch vụ
Cùng với sự tăng lên về số lượng thì chất lượng sản phẩm khách sạn Hà nội cũng Được nâng cao như về trang trí, tạo bản sắc riêng, khai thác nét văn hoá dân tộc, kết hợp với kiến trúc hiện đại một cách hài hoà, tạo sức hấp dẫn riêng cho khách sạn. Tuy nhiên chất lượng khách sạn quốc doanh chỉ được đánh giá vào loại trung bình. Sản phẩm dịch vụ chưa thật sự đa dạng và ít có nét đặc sắc. Do vậy cần thiết có sự đổi mới hoạt động kinh doanh của các khách sạn quốc doanh.
2.1.2.4. Về doanh thu
Doanh thu ngành du lịch những năm gần đây có tăng lên nhưng chậm. Nguyên nhân là do số lượng khách sạn nhiều nhưng số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ chưa được quan tâm, giảm sức hấp dẫn đối với du khách nhất là khách quốc tế. Nhưng năm 2000 với nhiều hoạt động diễn ra, sản phẩm du lịch phong phú hơn, lượng khách tăng doanh thu từ du lịch tăng nhanh (xem chi tiết biểu 3 Trang 31 luận văn)
Theo số liệu của Sở du lịch thì tổng sản phẩm của ngành du lịch chiếm chưa đến 5% GDP của Thành phố, chưa đạt mục tiêu đề ra trong kế hoạch từ năm 1996. Nộp ngân sách nhà nước chưa cao. Để có thể tăng tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm ngành đóng góp khoangr 10% GDP của Thành phố năm 2005 thì cần có những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của ngành nhanh hơn nữa.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn trên địa bàn quận Đống Đa
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quận Đống Đa
Quận Đống Đa với diện tích khoảng 14km2 là một trong ba quận lớn nhất Thành phố Hà nội. Nằm ở phía Tây Nam của Thủ đô, quận tiếp giáp giữa quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, gồm 21 phường.
Quận Đống Đa có 2 điểm du lịch nổi bật là Văn Miếu - Quốc Tử Giám đại diện cho nền văn hoá kinh kỳ và Gò Đống Đa một di tích lịch sử đại diện cho tinh thần độc lâpj tự cường của dân tộc Việt nam và nhiều điểm khác mang nhiều tiềm năng du lịch.
2.2.2. Tình hình kinh doanh khách sạn trên địa bàn quận Đống Đa
Với 40 đơn vị hoạt động kinh doanh khách sạn- nhà hàng chiếm 12,1% tổng số đơn vị kinh doanh toàn Thành phố, và đứng thứ về số đơn vị kinh doanh khách sạn nhà hàng. Về lao động đứng thứ 2 với 1.847 người chiếm 18,4% tổng số lao động. (xem chi tiết phụ lục 1 luận văn)
Qua phân tích cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng (xem chi tiết biểu 1 phụ lục) ta thấy trên địa bàn quận có 40 đon vị kinh doanh khách sạn nhà hàng bao gồm 1.847 lao động. Năm 2000 tạo ra doanh thu là 192.906 triệu đồng, mức thuế phải nộp là 16.608 triệu đồng và đã nộp cho nhà nước 11.993 triệu đồng. Với 6 doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng 15%, các chỉ tiêu của doanh nghiệp Nhà nước tương đối lớn, nhưng hoạt động kinh doanh chưa thật sự có hiệu quả. Các công ty cổ phần tỏ ra có hiệu quả hơn số doanh nghiệp chiếm 10% , các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và tình hình nộp thuế đều đạt. Đây là một hướng mới để các doanh nghiệp Nhà nước đổi mới hoạt động kinh doanh của mình tăng hiêụ quả kinh doanh của ngành.
2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa
2.2.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các khách sạn quốc doanh
Sản phẩm khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa thường được xếp vào loại trung bình trong hệ thống khách sạn Hà nội về cả quy mô và chất lượng. Sản phẩm thiếu sự phong phú đa dạng. Các khách sạn này thường chỉ chú trọng vào sản phẩm lưu trú, ăn uống còn các dịch vụ bổ sung thì hạn chế hơn. Như khách sạn Holydays-Hà nội chủ yếu là kinh doanh ăn uống và lưu trú. Trong số khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận thì có công ty khách sạn du lịch Kim liên là kinh doanh nhiều dịch vụ hơn. Tình trạng cạnh tranh bằng giá thuê phòng vẫn là phổ biến nhưng đối với các khách sạn quốc doanh việc mở rộng dịch vụ bổ sung lại là một giải pháp tốt để cạnh tranh lành mạnh hơn.
2.2.3.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý kinh doanh khách sạn quốc doanh
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì bộ máy tổ chức có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tuỳ theo quy mô và điều kiện cụ thể, mỗi khách sạn có một mô hình tổ chức quản lts riêng. Nhưng nhìn chung mô hình tổ chức quản lý của khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận có các cơ cấu (như mô hình trang 38 luận văn)
2.2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa
Với 6 doanh nghiệp kinh doanh khách sạn-nhà hàng, trong đó có 3 doanh nghiệp quy mô lớn (trên 100 phòng) và 3 doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ (xem chi tiết biểu 2 phụ lục) về hoạt động kinh doanh khách sạn Kim liên chiếm 53,14% tổng số phòng khách sạn và là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả lợi nhuận trước thuế chiếm 84,6%. Còn các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thì khách sạn Holydays-Hà nội với 60 phòng khách sạn và chủ yếu là kinh doanh ăn uống, lưu trú, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy doanh thu chỉ chiếm 5,06% nhưng lợi nhuận trước thuế lại chiếm 11,78% tổng lợi nhuận trước thuế cuả các doanh nghiệp. Bên cạnh đó trên địa bàn quận còn có hai doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là công ty dịch vụ du lịch Sao mai với 116 phòng khách sạn lỗ 488 triệu, công ty Việt hà có 19 phòng lỗ 253 triệu đã làm giảm hiệu quả kinh doanh các khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận
2.2.4. Thực trạng kinh doanh khách sạn Holydays-Hà nội
2.2.4.1. Sơ lược sự hình thành và hoạt động của khách sạn
Khách sạn Holydays-Hà nội trước kia là công ty dịch vụ ăn uống Quốc Tử Giám trực thuộc sở thương mại. Năm 1996 liên doanh với công ty thương mại Giảng võ trực thuộc sở du lịch thành công ty Thương mại Tổng hợp Thăng long, khách sạn Quốc Tử Giám là một đơn vị thuộc công ty. Năm 1998 được nâng cấp từ 20 lên 60 phòng.
2.2.4.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Holydays-Hà nội
Với sự đầu tư nâng cấp số phòng khách sạn, công suất sử dụng buồng phòng tăng góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Doanh thu ăn uống chiếm tỉ trọng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã phát huy được thế mạnh của mình. Tuy nhiên qua hai năm thực hiện tỉ trọng doanh thu ăn uống giảm xuống 16,6% nhưng doanh thu lưu trú tăng với tỉ lệ tương ứng đã làm thay đổi cơ cấu doanh thu nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ tăng tổng doanh thu
Doanh thu tăng 44,5% nhưng chi phí tăng 71,7% nên lợi nhận của doanh nghiệp chỉ tăng được 6,12% làm hiệu quả kinh doanh của khách sạn năm 2000 kém đi qua các chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi phí (xem chi tiết biểu 3 phụ lục)
Về hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn (xem biểu 4 phụ lục) qua biểu ta thấy doanh thu tăng với tỉ lệ khá cao nhưng năng suất lao động bình quân chỉ tăng được 3,25%. Số lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trên 70% nhưng lại tăng nhanh làm giảm năng suất lao động trực tiếp 3,63%.
2.2.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim liên
Công ty khách sạn du lịch Kim liên nằm tại phố Đào Duy Anh giáp với ngã tư Đại Cồ Việt và tuyến đường Giải Phóng 1A. Qua quá trình hoạt động công ty thu được kết quả đáng mừng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, tỉ suất chi phí có giảm (xem chi tiết biểu 8 Trang 45 luận văn)
Từ phân tích kết quả kinh doanh của hai doanh nghiệp ta thấy các doanh nghiệp đều hoàn thành tốt nhiệm vụ doanh thu tăng, lợi nhuận tăng nhưng công ty Khách sạn Du lịch Kim liên có khả năng sinh lời cao hơn, có lợi thế hơn khách sạn Holydays-Hà nội về nhiều mặt (chi tiết xem phần phụ lục 2 luận văn)
2.2.6. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa
Các khách sạn có thuận lợi về môi trường kinh doanh, nguồn vốn, cả những nỗ lực, cố gắng của bản thân mỗi doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh đã mang lại hiệu quả cao
Bên cạnh đó các khách sạn này còn bị hạn chế về sản phẩm, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động.
Công tác Marketing chư được chú trọng, chưa tích cực khai thác, tìm kiếm nhu cầu mới để có sản phẩm hấp dẫn hơn
Công tác quản lý của các khách sạn chưa chặt chẽ nên dẫn đến một số tiêu cực vẫn xảy ra trong quản lý lao động tiền lương, chi phí, giá, vốn... làm giảm hiệu quả kinh doanh
Các khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận chưa thật sự đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Phần III: Một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa
3.1. Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa
Trên phương diện chủ quan
Trong những năm gần đây hiệu quả của ngành du lịch chưa xứng với tiềm năng của đất nước. Do sự phát triển thiếu quy hoạch nên số lượng khách sạn vượt quá xa so với nhu cầu, cộng với chất lượng sản phẩm không được chú trọng. Các khách sạn đua nhau giảm giá cho thuê phòng để cạnh tranh mà không chú trọng vào các thuộc tính của sản phẩm giảm sức hấp dẫn. Các khách sạn quốc doanh cũng rơi vào tình trạng này. Tình trạng quản lý và sử dụng lao động của các khách sạn quốc doanh trên địa bàn chưa thật sự có hiệu quả, số lượng lao động nhiều nhưng chất lượng chưa cao, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, tỷ lệ lao động lớn tuổi cao không phù hợp với hoạt động kinh doanh khách sạn
Về mặt chủ quan để phát triển một ngành khách sạn-du lịch có hiệu quả, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, giữ vững định hướng XHCN thì các khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận cần có những chuyển biến, đổi mới theo chiều hướng tốt hơn, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân
Trên phương diện khách quan
Để đạt được hiệu quả cao trong cạnh tranh, không bị hoà tan trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hóa một mặt thể hiện đường lối phát triển, quan điểm vững chắc của mình, để khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế các khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận cần phải tìm cho mình một hướng đi riêng, thể hiện bản sắc riêng, lợi thế riêng nhưng vẫn giữ được tính truyền thống dân tộc trong kinh doanh để tồn tại và phát triển lâu dài
3.2. Căn cứ đổi mới hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa
3.2.1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
Nghị quyết đại hội VIII đề ra: thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đời sống xã hội, tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, tiến tới hội chập vào quan hệ toàn cầu hoá, khu vực hoá bằng quan điểm “Hoà nhập nhưng không hoà tan”
Để đạt được mục tiêu, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước thì cần có sự đổi mới lớn trong kinh doanh khách sạn quốc doanh
3.2.2. Mục tiêu, định hướng phát triển hệ thống khách sạn Việt nam nói chung và hệ thống kinh doanh khách sạn nói riêng của thành phố Hà nội
Mục tiêu về kinh tế: Khai thác có hiệu quả hệ thống khách sạn hiện có, đảm bảo công suất sử dụng phòng đạt trên 65%, đầu tư xây dựng thêm một số khách sạn có quy mô lớn, chất lượng ở một số trung tâm du lịch, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch
Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Thủ đô từ nay đến năm 2020:
Mục tiêu đưa ngành du lịch thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm du lịch lớn của cả nước góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch
Định hướng phát triển du lịch thủ đô
Phát triển du lịch theo chính sách kinh tế mở của Nhà nước
Phát triển ngành du lịch thành một ngành công nghiệp trong chiến lược công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước
Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, thời cơ trong nước và quốc tế
3.2.3. Định hướng phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Đống Đa
Để quận thực hiện được mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng cũng như định hướng phát triển du lịch Thủ đô. Theo em trên địa bàn quận cần có những định hướng phát triển qua phát triển hoạt động kinh doanh du lịch:
- Quận cần phải phát triển các loại hình kinh doanh du lịch như kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển, lưu trú và ăn uống, dịch vụ thông tin quảng cáo, tư vấn, vui chơi giải trí
- Cần khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn để tổ chức các tua du lịch gắn với 2 điểm di tích lịch sử văn hoá nổi bật của quận là Văn Miếu-Quốc Tử Giám và gò Đống Đa
- Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, các loại hình kinh doanh du lịch trên địa bàn quận
3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận Đống Đa
3.3.1. Về công tác Marketing
Cho đến nay công tác Marketing vẫn chưa được quan tâm coi trọng trong kinh doanh khách sạn ở nước ta đặc biệt là đối với các khách sạn quốc doanh. Vì các khách sạn này có nguồn khách chính ổn định từ các cơ quan chủ quản thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo và từ các công ty du lịch lữ hành đưa đến. Do chi phí cho hoạt động Marketing trong việc quảng cáo, tuyên truyền trên thông tin đại chúng lớn mà không đem lại hiệu quả như mong muốn
Thực tế đã chứng minh rằng hoạt động của công tác Marketing từ lâu đã trở thành một công việc không thể thiếu, là hoạt động quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong việc giúp khách sạn có khả năng đương đầu với những thay đổi của thị trường và dành được lợi thế trong kinh doanh. Đa số các khách sạn quốc doanh chưa có phòng Marketing riêng biệt, gây khó khăn trong công cuộc cạnh tranh của khách sạn
Về lâu dài để thu hút và giữ vững nguồn khách các khách sạn có quy mô đủ lớn nên có 1 phòng Marketing riêng biệt. Còn đối với các khách sạn có quy mô nhỏ có thể tổ chức kết hợp bộ phận Marketing với lễ tân. Hoạt đong Marketing của khách sạn phải được thực hiện phổ biến, rộng rãi trong toàn thể các nhân viên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên tiếp xúc với phòng Marketing. Nhân viên lễ tân có điều kiện biết rõ hơn ai hết nhu cầu tiêu dùng của khách, sự hài lòng hay không hài lòng về hàng hoá, dịch vụ nào đó nên họ là một bộ phận tham mưu tốt cho phòng Marketing
Gắn trong 1 khách sạn cụ thể-Holydays-Hà nội là một khách sạn mới được nâng cấp, số lao động trực tiếp có tăng nhưng tăng nhiều nên hiệu quả sử dụng lao động chưa cao. Vì quy mô khách sạn được mở rọng nên công tác Marketing là rất cần thiết để quảng bá, thu hút nguồn khách mới cho khách sạn. Khách sạn nên kết hợp bộ phận Marketing với lễ tân để vừa tận dụng được lao động vừa có điều kiện để tạo ra sản phẩm đồng bộ. Khi khách cảm thấy hài lòng về sản phẩm dịch vụ thì công tác Marketing đật hiệu quả
Hiệu quả dự kiến của giải pháp:
- Khách sạn vừa làm được công tác Marketing, vừa tiết kiệm được chi phí nhưng lại yêu cầu mức độ tập trung tinh thần của nhân viên cao
- Tầm quản lý của các nhà lãmh đạo rộng hơn, thông tin giữa lãnh đậo với nhân viên phải thường xuyên hơn nhưng các chiến lược kinh doanh đưa ra được quan tâm hơn, chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường hơn
3.3.2. Về chất lượng sản phẩm
Từ thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận hiên nay cho thấy sản phẩm khách sạn còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa có chiều sâu. Trong khi nhu cầu của khách ngày càng phong phú, đa dạng, mức nhu cầu đòi hỏi chất lượng cao. Vậy các khách sạn cần có sự đầu tư nâng cấp khách sạn, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ
Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần có sự đổi mới cả hai thuộc tính hữu hình và vô hình của sản phẩm khách sạn. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu củ khách. Các khách sạn nên tập trung vào cơ sở vật chất kỹ thuật trong nội thất khách sạn, kết hợp hài hoà kiến trúc hiện đại và dan tộc đẻ vừa giữ được những sắc thái văn hoá dân tộc, vừa tạo nét đặc sắc trong sản phẩm khách sạn. Các khách sạn cần nâng cấp số lượng, chất lượng dịch vụ bổ sung để kéo dài thời gian lưu trú của khách. Như khách sạn Holydays-Hà nội có thể mở rộng các dịch vụ Massage, Dancing, Vật lý trị liệu thay vì chỉ kinh doanh lưu trú và ăn uống
Bên cạnh đó lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng, đảm bảo tính an toàn cho du khách. Các doanh nghiệp cần có sự đổi mới thuộc tính vô hình của sản phẩm, thuộc tính phi vật chất, đổi mới chất lượng phục vụ, yêu cầu nhân viên phải được đào tạo chuyên sâu về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế xã hội bên cạnh những kỹ năng nghiệp vun để tăng hiệu quả trong giao tiếp
3.3.3. Đội ngũ lao động và quản lý
Trong các khách sạn quốc doanh số lượng lao động lớn nhưng chất lượng chưa cao nên các khách sạn quốc doanh cần có sự đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ lao động
Ngoài sự tự giác cố gắng của mỗi nhân viên cần có các quy định cụ thể băng hình thức chấm điểm, sự góp ý của khách hàng và các hình thức thưởng, phạt rõ ràng để người lao động nâng cao chất lượng
Các doanh nghiệp thường xuyên chủ động tác động nâng cao trình độ tay nghề, khiến thức của nhân viên bằng cách tổ chức chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Đây là việc làm hết sức càn thiết bởi khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới đổi mới với tốc độ nhanh nên các khách sạn đầu tư và đội ngũ lao động thì hiệu quả đội ngũ lao động được nâng cao
Để tạo cho khách sạn mình có nét đặc sắc riêng thì lãnh đạo khách sạn phải chú ý đến bản sắc dân tộc nhân viên khách sạn phải có sự nhận thức và tinh thần đoàn kết để ủng hộ các chủ trương của lãnh đạo, của Nhà nước
Đội ngũ lãnh đạo ngoài kiến thức về quản trị kinh doanh họ phải nắm vững các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cần có sự nhanh nhậy, sắc bén, có trình độ quản lý cao. Tránh tư tưởng bảo thủ đề cao dân chủ để phất huy tính sáng tạo của đội ngũ lao động
Mỗi khách sạn cần có chương trình đào tạo phù hợp với kinh phí như khách sạn Kim liên, Holydays-Hà nội hoạt động có hiệu quả nên có thể thuê các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy công nghệ kỹ thuật phục vụ mới, hay cử cán bộ đi học các khoá đào tạo tại nước ngoài
Như vậy nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm nên cần thiết phải thường xuyên nâng cao, đổi mới
3.3.4. Về tổ chức quản lý và kinh doanh
Bộ máy quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để khắc phục hạn chế là bộ máy quản lý cồng kềnh, khối quản lý và khối kinh doanh tương đối độc lập các khách sạn quốc doanh trên địa bàn quận cần có sự điều chỉnh bộ maý quản lý cho phù hợp hơn, cụ thể:
- Xây dựng bộ máy có sự kết hợp giữa khối quản lý và khối kinh doanh nhưng vẫn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc (Xem chi tiết mô hình đề xuất trang 70 luận văn)
- Chọn lựa kỹ càng về tiêu chuẩn như nghề nghiệp, trình độ quản lý, phẩm chất đạo đức khi bổ nhiệm giám đốc khách sạn
- Triệt để và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0095.doc