Đề tài Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An

Chương I- Cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn. 3

I - Khái niệm và vai trò của nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 3

1- Các khái niệm cơ bản. 4

1.1- Khái niệm lao động. 4

1.2- Khái niệm nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 5

1.3- Khái niệm dân số hoạt động kinh tế. 5

1.4- Khái niệm dân số không hoạt động kinh tế. 5

1.5- Khái niệm việc làm. 6

1.6- Khái niệm tạo việc làm. 6

1.7- Khái niệm người có việc làm. 7

1.8- Khái niệm thất nghiệp. 7

1.9- Khái niệm hệ số sử dụng thời gian lao động. 8

2- Vai trò của nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 8

2.1- Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân. 8

2.2- Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực, thực phẩm. 9

2.3- Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 9

2.4- Lao động nông nghiệp, nông thôn 10

3- Hậu quả kinh tế xã hội của thất nghiệp và thiếu việc làm. 10

3.1- Hậu quả kinh tế. 10

3.2- Hậu quả tâm lý xã hội của thất nghiệp. 11

II- Đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 12

1- Đặc điểm của nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 12

1.1- Lao động nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và có tính thời vụ. 12

1.2- Chất lượng nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn thấp. 12

1.3- Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn lớn và có xu hướng tăng về số lượng nhưng kết cấu phức tạp và không đồng nhất. 13

2- Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của lao động nông nghiệp, nông thôn. 13

2.1- Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 13

2.2- Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 14

III- Các chỉ tiêu phản ánh số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn. 16

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh của tỉnh Đảng bộ, của UBND tỉnh như: - Nghị quyết 17 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Trong đó đã đề ra những phương hướng và giải pháp cụ thể về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. - Nghị quyết 06/NQTU của Ban chấp hành tỉnh uỷ khoá XV về phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề. - Nghị quyết 07 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về phát triển dạy nghề thời kỳ 2001-2005. - Quyết định của UBND về việc phê duyệt phương án đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Nghệ An đến năm 2005. - Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án “ Xây dựng làng nghề mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ dệt lụa, dệt thổ cẩm. Mộc dân dụng và mỹ nghệ, đá mỹ nghệ tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001-2005.” III- Thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. 1. Về nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. 1.1- Cơ cấu. Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau, dân số càng cao thì nguồn lao động càng lớn. Qua các năm từ các năm 1996 đến 2001 dân số trung bình của Nghệ An không ngừng tăng lên, điều này dẫn tới nguồn lao động của tỉnh cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận. Trong khu vực nông nghiệp, nông thôn mặc dù dân số trong các năm qua có xu hướng giảm xuống nhưng lực lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn vẫn không ngừng tăng lên. Biểu 1: Nguồn lao động nông thôn tỉnh Nghệ An. (Năm 1996 - 2001) Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Dân số nông thôn trung bình 2657249 2636233 2630700 2566574 2537896 2498756 2. Lực lượng lao động nông thôn 1131899 1179056 1153176 1168196 1183430 1192043 3. Tỷ trọng LĐNT/DSTB (%) 42,60 44,73 43,84 45,55 46,63 47,71 4. Tốc độ tăng LLLĐNT (lần) ------- 0,99 1,02 1,01 1,01 1,01 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. Theo số liệu điều tra dân số, năm 1996 nông thôn Nghệ An có 2.657.249 người trong đó số người trong lực lượng lao động nông thôn là 1.131.899 người, đến năm 1999 con số này là 2.566.574 người, trong đó lực lượng lao động nông thôn là 1.168.196 người và đến năm 2001 thì dân số ở khu vực nông thôn của tỉnh Nghệ An là 2.498.756 người với số người trong lực lượng lao động là 1.192.043 người. Sở dĩ có thực tế đó là do trong các năm qua tốc độ đô thị hoá không ngừng tăng lên, cùng với sự phát triển của y tế, các hoạt động thể dục thể thao và sự cải thiện về các điều kiện chăm sóc sức khoẻ do thu nhập tăng, đã làm cho thể lực con người được nâng cao, số người tàn tật, mất sức lao động giảm, độ dài thời gian lao động, số năm làm việc thực tế tăng, dẫn đến lực lượng lao động không ngừng tăng lên trong khi dân số trong khu vực nông thôn có xu hướng giảm xuống. 1.2- Cơ cấu nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. 1.2.1- Cơ cấu nguồn lao động nông thôn theo nhóm tuổi và giới tính. Tuổi và giới tính là những biến quan trọng trong phân tích nguồn lao động cũng như dân số. Do đặc điểm về giới nữ thích hợp với các ngành nghề đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ buôn bán... Ngược lại, nam giới thường lao động trong lĩnh vực đòi hỏi phải có sức khoẻ như công nghiệp, khai thác... vì vậy, cơ cấu nguồn lao động theo tuổi và giới tính là chỉ tiêu quan trọng giúp các nhà hoạch định xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lao động hợp lý và có hiệu quả cao. Biểu 2: Lực lượng lao động nông thôn tỉnh Nghệ An chia theo tuổi và giới tính. Đơn vị: người Nhóm tuổi Năm 1999 Năm 2001 Tổng Tỷ lệ % Trong đó Tổng Tỷ lệ % Trong đó Nữ % Nữ % 15-24 236665 20,3 133720 21,6 239601 20,1 135287 21,4 25-54 860206 73,6 454002 73,3 878536 73,7 462758 73,2 55-60 36202 3,1 16715 2,7 38145 3,2 18333 2,9 Trên 60 35123 3,0 15100 2,4 35761 3,0 15805 2,5 Tổng 1168196 100 619537 100 1192043 100 632183 100 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. Biểu2 cho thấy lực lượng lao động nông thôn Nghệ An chủ yếu ở độ tuổi 25-54 (73,6% năm 1999 và 73,7% năm 2001) và độ tuổi 15-24 (20,35 năm 1999 và 20,1% năm 2001), chứng tỏ lực lượng lao động Nghệ An chủ yếu là trẻ và vẫn đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Đây là thuận lợi và cũng là khó khăn cho tỉnh trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Vì hầu hết lao động trong độ tuổi này là học sinh, sinh viên theo học các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học…Phần lớn lực lượng này chưa tham gia hoạt động xã hội, số còn lại nếu có tham gia thì năng suất lao động còn thấp vì trình độ chuyên môn, tay nghề còn hạn chế. Tuy nhiên, đây là lực lượng lao động hứa hẹn nhiều khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội nếu được đào tạo một cách bài bản, toàn diện. 1.2.2. Cơ cấu nguồn lao động nông thôn Nghệ An theo trình độ văn hoá. Cơ cấu nguồn lao động nông thôn theo trình độ văn hoá có thể cho chúng ta biết chất lượng của nguồn lao động và thông qua cơ cấu nguồn lao động theo trình độ văn hoá những người hoạch định chính sách có thể đưa ra được những chính sách, chương trình, dự án phù hợp với trình độ người lao động, tránh tình trạng khi các nhà máy xí nghiệp được xây dựng rồi mới đi đào tạo lao động. Biểu 3: Lực lượng lao động nông thôn Nghệ An chia theo trình độ văn hoá. Đơn vị:người Trình độ văn hoá Năm 1996 Năm 1998 Năm 2000 Năm 2002 SL % SL % SL % SL % 1. Chưa biết chữ 19959 1,8 10234 0,9 3628 0,3 1788 0,15 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 102704 9,1 70869 6,1 45100 3,8 24443 2,05 3. Tốt nghiệp tiểu học 225000 19,9 221776 19,2 219787 18,6 228925 19,2 4. Tốt nghiệp THCS 616212 54,4 660311 57,3 693055 58,6 709429 59,5 5. Tốt nghiệp THPT 186024 14,8 189986 16,5 221860 18,7 227733 19,1 6. Tổng 1131899 100 1153176 100 1183430 100 1192318 100 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. Qua bảng số liệu 3 chúng ta có thể thấy được chất lượng nguồn lao động của nông thôn Nghệ an còn thấp, tỷ lệ chưa biết chữ còn cao. Mặc dù số người lao động nông thôn chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học của tỉnh Nghệ An trong thời gian vừa qua đã có xu hướng giảm xuống về số tương đối lẫn tuyệt đối, tuy nhiên tốc độ giảm vẫn còn chậm và vẫn còn ở mức cao. Năm 1996 tỷ lệ này chiếm lần lượt là 1,8 và 9,1%; đến năm 2000 con số này là 0,3% và 3,8% lực lượng lao động. Số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học tập trung chủ yếu ở các xã, các huyện miền núi, các khu vực có số hộ nghèo nhiều nên họ chưa chú trọng đến vấn đề học tập của con em mình. Vấn đề cần đặt ra cho các ngành, các cấp của tỉnh Nghệ An là phải bằng mọi cách giảm tới mức tối thiểu lượng người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học theo chương trình phổ cập tiểu học, nâng dần tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông trung học. Vì thực tế cho thấy, lao động có trình độ phổ thông trung học có năng suất lao động cao hơn gấp 2 hoặc 3 lần so với lao động chưa tốt nghiệp tiểu học. 1.2.3- Cơ cấu lao động nông thôn chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh chỉ tiêu về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng để tiến hành đánh giá mức sống của người dân nói chung và trình độ của người lao động nói riêng. Để thấy được trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nông thôn tỉnh Nghệ An, ta có biểu số liệu sau: Biểu 4: Lực lượng lao động nông thôn Nghệ An chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đơn vị: người. Trình độ chuyên môn kỹ thuật Năm 1997 Năm 1999 Năm 2001 SL % SL % SL % 1. không có CMKT 1024045 91,1 1053713 90,2 1063302 89,2 2. Sơ cấp 30350 2,7 28037 2,4 23841 2,0 3. CMKT không bằng 5620 0,5 11682 1,0 14304 1,2 4. CMKT có bằng 16861 1,5 14018 1,2 20265 1,7 5. Trung học chuyên nghiệp 34847 3,1 49064 4,2 53642 4,5 6. Cao đẳng trở lên 12365 1,1 11682 1,0 16689 1,4 Tổng 1124089 100 1168196 100 1192043 100 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. Nhìn vào biểu số liệu 4 ta thấy nguồn lao động nông thôn Nghệ An về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều yếu kém. Lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm một tỷ lệ khá cao. Năm 1997 số lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Nghệ An là 1.024.045 người chiếm 91,1% lực lượng lao động, đến năm 1999 số lượng đó là 1.053.713 người chiếm 90,2% và năm 2001 là 1.063.302 người chiếm 89,2%. Tuy vậy, do hiện nay lao động đang được đào tạo dưới nhiều hình thức, ngoài hệ chính quy còn có hệ thống các trung tâm dạy nghề ở các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, trong đó đáng kể nhất là trung tâm xúc tiến việc làm được quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đầu tư trợ giúp và nhiều cơ sở dạy nghề tư nhân…nên số lượng lao động đã trải qua đào tạo cũng đã không ngừng tăng lên. 2- Thực trạng việc làm của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. 2.1- Lao động có việc làm. Lao động có việc làm là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính chất của nền kinh tế- xã hội, phản ánh hiệu quả công tác giải quyết việc làm. Trong những năm qua, với những chủ trương định hướng phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn của tỉnh, trình độ dân trí được nâng cao, tiềm năng được khai thác và sử dụng hợp lý đã tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, Nghệ An vẫn tiếp tục có những giải pháp về lao động việc làm tích cực hơn để đáp ứng nhu cầu việc làm hiện nay. Trong các năm gần đây tỷ lệ số người có việc làm trong tổng số lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh đã không ngừng được nâng cao; năm 1996 tỷ lệ đó là 95,7%, năm 2000 là 96,2% và năm 2002 con số này là 96,8%. Biểu 5: Lực lượng lao động nông thôn hoạt động kinh tế thường xuyên có việc làm của tỉnh Nghệ An. Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1998 Năm 2000 Năm 2002 SL % SL % SL % SL % 1. Lực lượng lao động nông thôn 1131899 100 1153176 100 1183430 100 1192318 100 2. Số người có việc làm 1083227 95,7 1110508 96,3 1138460 96,2 1154164 96,8 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. 2.2- Lao động thiếu việc làm. Thiếu việc làm ở nông thôn luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng của mọi nền kinh tế. Tình hình thiếu việc làm được đánh giá chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra được những chính sách hợp lý nhằm giảm tỷ lệ này. Biểu 6: Lực lượng lao động nông thôn hoạt động kinh tế thường xuyên thiếu việc làm của tỉnh Nghệ An. Đơn vị: người. Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1998 Năm 2000 Năm 2002 SL % SL % SL % SL % 1. Lực lượng lao động nông thôn 1131899 100 1153176 100 1183430 100 1192318 100 2. Lao động thiếu việc làm. 48672 4,3 42668 3,7 44970 3,8 38154 3,2 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. Qua biểu số liệu 6 ta thấy, ở Nghệ An mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong tổng số lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn đã có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ đó vẫn còn cao so với mức chung của cả nước. Năm 1996 là 4,3%, năm 2000 là 3,8% và đến năm 2002 là 3,2%. 2.3- Lao động nông thôn ra thành thị làm việc trong thời vụ nông nhàn. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng việc làm của lao động nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác nó còn phản ánh được tính thời vụ của lao động nông nghiệp, nông thôn. Biểu 7: Lực lượng lao động nông thôn ra thành thị tìm việc trong thời vụ nông nhàn của tỉnh Nghệ An. Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1998 Năm 2000 Năm 2002 SL % SL % SL % SL % 1. Lực lượng lao động nông thôn 1131899 100 1153176 100 1183430 100 1192318 100 2. Lực lượng lao động nông thôn đi tìm việc ở thành thị. 1389 0,12 1632 0,14 4322 0,37 8479 0,71 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. Qua bảng số liệu 7 ta thấy, nhu cầu tìm việc làm của lao động nông nghiệp, nông thôn trong thời vụ nông nhàn của tỉnh Nghệ An ngày càng cao. Điều đó đã phần nào thể hiện được sức ép về việc làm cho lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng như việc ý thức tự tìm việc làm của người dân đã từng bước được nâng lên. 2.4- Thực trạng về sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn theo ngành và theo thành phần kinh tế. - Thực trạng sử dụng lao động theo ngành. Vấn đề phân bổ lao động vào từng ngành có vai trò hết sức quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế trong vùng nếu việc phân bổ nguồn lao động hợp lý hoặc không hợp lý với cơ cấu kinh tế. Qua biểu số 8 cho ta thấy, lực lượng lao động nông thôn Nghệ An tập trung lớn nhất trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Năm 1998 là 881.126 người chiếm 76,4%; năm 1999 là 887.829 người chiếm 76,0% và năm 2001 con số này là 880.920 người chiếm 73,9%. Trong các năm 1998, 1999, lực lượng lao động này tập trung chủ yếu trong việc trồng cây lương thực, rau, màu…Sang năm 2000, 2001 cùng với chủ trương phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và người dân đã nhận thức được vấn đề này nên một bộ phận lực lượng lao động đã chuyển sang hoạt động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ. Về lao động nông thôn trong các ngành công nghiệp và xây dựng cũng như trong ngành dịch vụ, cùng với sự phát triển nền kinh tế, các ngành này đã có bước phát triển mạnh. Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khoáng sản đa dạng nên trong các năm qua ở Nghệ An đã xây dựng và phát triển được các ngành tiểu thủ công nghiệp như: mây tre đan, mộc mỹ nghệ, chế tác đá..; cũng như các ngành công nghiẹp chế biến nông – lâm – thuỷ sản như: mía đường, chè, cao su, cà phê và gần đây là nhà máy nước dứa cô đặc, nhà máy chế biến bột sắn…Mặc dù vậy, lao động làm việc trong ngành công nghiệp phải có trình độ chuyên môn nhất định. Trong khi người được dào tạo có trình độ đáp ứng được yêu cầu sản xuất rất ít. Chính vì vậy, lực lượng lao động làm việc trong các ngành này có chiều hướng gia tăng nhưng ở mức độ rất chậm chạp. Để đưa nền kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ thì không thể duy trì một nguồn lao động khá lớn tập trung vào ngành nông - lâm – ngư nghiệp như hiện nay. Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo cần phải tích cực giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, giảm lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp nhưng vẫn phải giữ được lượng lương thực sản xuất ra nhằm đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu nhờ nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – thuỷ sản. Biểu 8: Lực lượng lao động nông thôn Nghệ An được sử dụng theo ngành. Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 SL % SL % SL % SL % 1. LLLĐ nông thôn 1153176 100 1168196 100 1183430 100 1192043 100 2. Nông- Lâm - Ngư 881126 76,4 887829 76,0 888756 75,1 880920 73,9 3. CN và xác định 142994 12,4 146025 12,5 155029 13,1 162118 13,6 4. Dịch vụ 129156 11,2 134342 11,5 139645 11,8 149005 12,5 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. - Thực trạng sử dụng lao động theo thành phần kinh tế. Phân tích vấn đề sử dụng lao động theo thành phần kinh tế giúp chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả của các chính sách, đường lối của các cấp chính quyền của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghệ An là tỉnh có lực lượng lao động tập trung cao nhất ở ngành nông nghiệp, điều này dẫn đến số lượng lao động đang làm việc trong thành phần kinh tế tập thể chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 1998 là 96,7%; năm 2000 là 93,6% và năm 2001 là 93,2%. Hầu hết những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế tập thể là các hộ nông dân xản xuất nông nghiệp tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác…Họ độc lập trong sản xuất nhưng hợp tác ở một số khâu như dịch vụ tưới tiêu, cung cấp giống, vật tư, vốn, tổ chức tiêu thụ sản phẩm…Ngoài lĩnh vực nông nghiệp hình thức kinh tế tập thể lực lượng lao động còn tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, vận tải…Đây là những ngành không thể hoạt động hiệu quả nếu tồn tại dưới hình thức thành phần kinh tế tư nhân. Sau quá trình đổi mới, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang hình thức giao khoán cho hộ sản xuất hoặc giao đất lâu dài, chuyển giao các hoạt động trực tiếp sản xuất gắn với đất đai, mặt nước, cây trồng, vật nuôi cho kinh tế hộ gia đình công nhân và hộ nông dân ngoài doanh nghiệp nhà nước. Do đó lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Năm 1998 là 3,0%; năm 2000 là 3,9% và năm 2001 là 3,6%. Và lực lượng này chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực chủ đạo đóng vai trò định hướng cho các thành phần kinh tế khác như: tài chính tín dụng, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, y tế… Như vậy, việc sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Nghệ An theo thành phần kinh tế còn chưa đồng đều. Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế, đây là một trong những mặt còn yếu kém của tỉnh. Biểu 9: Nguồn lao động nông thôn Nghệ An đang làm việc trong các thành phần kinh tế. Đơn vị: người. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 SL % SL % SL % SL % 1. LLLĐ nông thôn 1153176 100 1168196 100 1183430 100 1192043 100 2. DN nhà nước 34595 3,0 50232 4,3 46154 3,9 42913 3,6 3. Tập thể 1115121 96,7 1106282 94,7 1107690 93,6 1110984 93,2 4. Nước ngoài 1038 0,09 1519 0,13 10178 0,86 17881 1,5 5. Hổn hợp 2422 0,21 10163 0,87 19408 1,64 20265 1,7 (Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Nghệ An) 3- Thực trạng của việc huy động nguồn lực vào giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. - Bên cạnh nguồn vốn tự huy động trong dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở các quy mô khác nhau nhằm tạo việc làm, trong thời gian qua bằng nguồn vốn của nhà nước đầu tư theo các chương trình mục tiêu và các dự án phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có khoảng 4.000 tỷ đồng liên quan đến tạo việc làm cho người lao động, tập trung nhất là vốn hỗ trợ việc làm từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo, chương trình 327, 773; vốn đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp,... - Riêng nguồn vốn giải quyết việc làm từ năm 1996-2002 từ kênh của tỉnh đã triển khai thực hiện gần 650 dự án nhỏ, giải quyết cho gần 38.583 lượt hộ gia đình vay với số vốn 53.516 triêu đồng, tạo và tăng việc làm tương đương cho 39.610 lao động. Số vốn trên được sử dụng để đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh và phát triển ngành kiêm doanh trong nông nghiệp, nông thôn. - Nguồn vốn từ ngân hàng nông nghiệp với doanh số cho vay tăng từ 13,284 tỷ đồng năm 1996 lên 250 tỷ đồng năm 2001, số hộ đói nghèo vay tăng từ 14.739 lượt hộ lên 110.605, mức vay bình quân một hộ tăng từ 900.000 đồng lên 1.898.000 đồng. Bên cạnh đó nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại khác cũng tăng lên rất nhiều về số lượt vay cũng như số vốn vay. - Nhờ có nguồn đầu tư của nhà nước đã tạo được đòn bẩy kích thích nhân dân bỏ thêm vốn đầu tư; các hộ gia đình, người lao động đã có điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập. -Tuy nhiên nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm chỉ đáp ứng được khoảng 50% so với nhu cầu vay để phát triển sản xuất kinh doanh của nhân dân. Việc xây dựng thực hiện các chương trình đầu tư phát triển chưa gắn với yêu cầu tạo việc làm cho người lao động, chưa tạo ra được sự hợp lý giữa vốn đầu tư và mục tiêu giải quyết việc làm. Biểu 10: Nguồn lực vốn thực hiện chương trình giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An giai đoạn 2003-2005. Đơn vị: Tỷ đồng TT Nguồn lực vốn 1996-2002 2003-2005 1 2 3 4 5 Chương trình 120 Vốn XĐGN liên quan trực tiếp đến GQVL Lồng ghép các chương trình dự án Vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất Huy động từ cộng đồng 40 400 785 2.800 8.000 50 550 545 2000 4.700 Tổng 12.025 7.845 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. 4- Tình hình phân bổ và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. Cùng với quá trình đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tình hình phân bổ lao động trong nông nghiệp, nông thôn Nghệ An đã có nhiều chuyển biến theo hướng giảm lao động trong nông nghiệp, tăng dần lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. - Lao động nông- lâm – ngư nghiệp: Trong những năm qua đã có bước chuyển mới trong phân bổ và sử dụng lao động. Tập quán sản xuất độc canh từng bước được khắc phục, thay vào đó là việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, đầu tư thực hiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm môi trường sinh thái từng vùng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Các mô hình kinh tế hộ làm ăn giỏi được nhân rộng, kinh tế trang trại hình thành và phát triển tốt. Tất cả những thực tế đó đã tạo điều kiện cho người lao động có việc làm nhiều hơn. Biểu 11: Tình hình phân bổ lao động trong ngành Nông- Lâm- ngư nghiệp. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 SL % SL % SL % SL % Lao động Nông- Lâm-Ngư nghiệp Lao động nông nghiệp. Lao động lâm nghiệp Lao động thuỷ sản 881126 847643 2555 30928 100 96,2 0,29 3,51 887829 848764 4972 34093 100 95,6 0,56 3,84 888756 842541 7732 38483 100 94,8 0,87 4,33 880920 825422 10835 44663 100 93,7 1,23 5,07 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. Việc lao động tăng lên trong nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An; đó là việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, đã tạo khối lượng hàng hoá xuất khẩu khá và tăng việc làm cho người lao động, như vùng chè Thanh Chương, Anh Sơn; cà phê, cam ở Phủ Quỳ; lạc ở Diễn Châu, Nghi Lộc; Dứa ở Quỳnh Lưu, Yên Thành; Mía ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn... Mặt khác dưới tác động tích cực của các chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp và các chương trình liên quan khác như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đã tạo điều kiện cho người lao động có vốn, có nhận thức mới trong tổ chức sản xuất, tự tạo việc làm. Thực hiện từng bước xã hội hoá nghề rừng, lao động bố trí cho lâm nghiệp cơ bản tập trung cho việc trồng mới 10 ngàn ha hàng năm, khoanh nuôi bảo vệ 56 vạn ha rừng tự nhiên và 7 vạn ha rừng trồng. Số lao động có việc làm chuyên lâm nghiệp cũng không ngừng được tăng lên. Tập trung chủ yếu cho việc trồng rừng nguyên liệu và khoanh nuôi, bảo vệ rừng và được tách khỏi hẳn lao động thuần nông. Về ngư nghiệp, dưới tác động tích cực của chương trình đầu tư phát triển thuỷ sản; trong những năm qua ngành thuỷ sản đã có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu theo hướng giảm thuyền nhỏ, tăng thuyền lớn, phát triển nuôi trồng chế biến; việc làm cho người lao động ngành thuỷ sản tăng lên nhanh chóng nhờ kết hợp mở rộng đánh bắt, khai thác xa bờ với việc khôi phục, mở rộng, phát triển các nghề truyền thống như chế biến hải sản, dịch vụ nghề biển... - Về lao động công nghiệp và dịch vụ: Phát triển đúng hướng, ưu tiên đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, có lợi thế cạnh tranh, khai thác được tiềm năng trên địa bàn. Lao động dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn tuy đã tiếp tục chuyển dịch phù hợp nhưng vẫn còn nhỏ bé so với tiềm năng to lớn ở nông thôn Nghệ An. - Về phân bổ lao động theo vùng và khu vực: Trong những năm 1996 - 2002 bằng nhiều con đường khác nhau, lực lượng lao động từ đồng bằng, ven biển theo các chương trình di giản dân đi làm kinh tế mới đã di chuyển lên các vùng miền núi và trung du, các vùng kinh tế mới góp phần tạo ra được cơ cấu phân bổ lao động hợp lý hơn giữa các vùng, tạo điều kiện khai thác tiềm năng nhiều mặt của vùng mới, tạo việc làm và ổn định thu nhập cho một bộ phận không nhỏ. Biểu 12: Tình hình phân bổ lao động theo khu vực của nông thôn Nghệ An. Chỉ tiêu 1996-2000 2000 - 2002 Hộ Lao động Hộ Lao động Lao động ĐB ven biển đi vùng kinh tế mới. Di dân ngoại tỉnh Di giản dân nội tỉnh 5.857 150 6.007 10.908 369 10.539 917 130 787 1.763 241 1.522 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An. 5- Thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. Kết quả giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động gắn liền và phụ thuộc vào khả năng đầu tư, tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Sự tác động đó trong những năm qua đã thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm trên địa bàn với kết qủa: - Số lao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm đạt hơn 2,5 vạn người, riêng năm 2002 đạt 27.000 người; trong đó tạo chổ làm việc mới có tính tập trung gần 8.000 người; giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 2,86% năm 1996 xuống 1,29% năm 2001. - Hệ số sử dụng thời gian lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng từ 71,33% năm 1996 lên 73,62% năm 2000 và 74,43% năm 2002. 5.1- Một số điển hình về công tác giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An. 5.1.1- Mô hình làng nghề Mây tre đan xuất khẩu Phong Cảnh, Nghi Phong, Nghi Lộc. Với nhận thức về lợi ích kinh tế- xã hội của phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, và với những thuận lợi ở Nghệ An về phát triển làng nghề như: Nguồn lao động dồi dào, cần cù, thông minh, với nguồn tre nứa, lùng, trên tỷ cây... trong thời gian qua Hội đồng Liên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nghệ An cùng với chủ đầu tư là doanh nghiệp tư nhân Phong Cảnh, có trụ sở tại làn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37123.doc
Tài liệu liên quan