Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở nhà máy thuốc lá Thăng Long

 

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3

I. Sản phẩm và chiến lược sản phẩm. 3

1. Sản phẩm 3

1.1. Khái niệm. 3

1.2. Các mức độ của sản phẩm. 3

1.3. Phân loại sản phẩm. 4

1.3.1. Căn cứ vào độ bền của sản phẩm: 4

1.3.2. Căn cứ vào đặc tính sử dụng. 4

2. Chiến lược sản phẩm. 5

2.1. Khái niệm. 5

2.2. Nội dung của chiến lược sản phẩm. 5

2.2.1. Chiến lược sản phẩm thiết lập một cơ cấu sản phẩm cho doanh nghiệp. 5

2.2.2. Hoàn thiện sản phẩm, cải tiến các thông số về chất lượng của sản phẩm. 5

2.2.3. Phát triển cơ cấu mặt hàng: 6

2.2.4. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 6

2.2.5. Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm. 7

3. Vai trò của chiến lược sản phẩm và mối quan hệ của nó với các kế hoạch, chiến lược khác của doanh nghiệp. 9

4. Một số yêu cầu đối với việc xây dựng chiến lựoc sản phẩm. 10

II. Quá trình quản trị chiến lược sản phẩm. 10

1. Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp. 11

1.1. Khái niệm. 11

1.2. Nội dung của bản tuyên ngôn sứ mệnh của doanh nghiệp 11

1.3. Tác dụng của việc xác định sứ mệnh của doanh nghiệp. 12

1.4. Quá trình xác định sứ mệnh. 12

1.5. Những yêu cầu đối với bản tuyên ngôn sứ mệnh 12

2. Phân tích môi trường bên ngoài. 13

2.1. Khái niệm và phân loại. 13

2.2. Nội dung của nghiên cứu môi trường bên ngoài. 14

2.2.1. Thu thập thông tin về môi trường.: 14

2.2.2. Dự báo môi trường kinh doanh. 15

4. Xác định các mục tiêu của chiến lược. 16

5. Hình thành các chiến lược. 16

5.1. Các phương pháp lựu chọn hướng chiến lược. 16

5.1.1. Phương pháp ma trận BCG (Boston Consulting Group) 17

5.1.2. Phương pháp ma trận A.D.Little. 18

5.2. Các cấp chiến lược. 19

5.2.1. Chiến lược sản phẩm xét trên cấp độ doanh nghiệp. 19

5.2.2. Chiến lược sản phẩm trên cấp độ chiến lước cấp kinh doanh - chức năng. 20

6. Thực hiện chiến lược sản phẩm. 21

7. Đánh giá, kiểm tra việc thực hiện chiến lược sản phẩm. 22

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG. 24

I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy thuốc lá Thăng long. 24

2. Các giai đoạn phát triển của nhà máy: 24

II. Thực trạng quá trình quản trị chiến lược sản phẩm ở Nhà máy thuốc lá Thăng long. 26

1. Sứ mệnh. 26

1.1. Về ngành nghề kinh doanh. 26

1.2. Về chức năng, nhiện vụ. 26

1.3. Về quyền hạn. 27

2. Phân tích môi trường bên ngoài. 27

1.1 Môi trường tổng quát (Môi trường KTQD) 27

2.2. Phân tích môi trường Ngành: 27

2.1.1. Dự đoán thị trường: 27

2.1.2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh: 28

2.1.3. Mối đe doạ của sản phẩm thay thế. 29

3. Phân tích môi trường bên trong. 30

3.1. Phân tích đặc diểm của sản phẩm ngành thuốc lá. 30

3.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban. 30

3.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị. 34

3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 34

3.5. Đặc điểm về lao động. 35

4. Các mục tiêu của chiến lược sản phẩm của Nhà máy thuốc lá Thăng long trong năm 2001. 36

4.5. Những mục tiêu chung của chiến lược. 36

4.2. Các mục tiêu cụ thể. 36

4.2.1 Với hoạt động thu mua nguyên vật liệu. 36

4.2.2. Đối với hoạt động tiêu thụ. 37

5. Các giải pháp chiến lược mà Nhà máy lựa chọn. 37

5.1. Đa dạng hoá sản phẩm nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng ở các mảng thị trường khác nhau và với mức thu nhập khác nhau. 37

5.2. Đa dạng hoá sản phẩm kết hợp với chuyên môn hoá sản phẩm để tạo ra sản phẩm có thế mạnh của nhà máy. 39

5.3. Nghiên cứu sản phẩm mới: 42

6. Thực hiện chiến lược sản phẩm. 44

6.1 .Lập kế hoạch thực hiện. 44

6.2. Tổ chức thực hiện. 45

7. Kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh chiến lược. 45

III. Đánh giá việc thực hiện chiến lược sản phẩm ở Nhà máy thuốc lá Thăng long. 45

1. Những kết quả đạt được. 45

1.1. Với hoạt động nghiên cứu thị trường. 45

1.2. Với hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới. 46

1.3. Về công tác triển khai chiến lược. 46

1.3.1. Về tình hình chung. 46

1.3.2. Về hoạt động thu mua nguyên vật liệu 47

1.3.3. Hoạt động tiêu thụ. 47

2. Những tồn tại chủ yếu. 48

2.1. Yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy thực sự không ổn định làm hạn chế những nguồn lực của nhà máy. 48

2.2. Sự biến động phức tạp của thị trường thuốc lá trong nước gây nhiều khó khăn cho hoạt động phân tích môi trường kinh doanh của nhà máy. 49

3. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong việc xây dựng và triển khai chiến lược sản phẩm của Nhà máy thuốc lá Thăng long. 49

3.1. Những nguyên nhân khách quan. 49

3.1.1. Từ phía quản lý vĩ mô của nhà nước. 49

3.1.2. Từ phía thị trường. 50

3.2. Những nguyên nhân chủ quan. 50

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG. 52

I. Các phương hướng nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của nhà máy 52

1. Duy trì và phát triển thị trường trong nước: 52

2. Duy trì sản phẩm chủ yếu và phát triển sản phẩm mới. 52

3. Xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài: 52

4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà máy trên thị trường. 53

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở Nhà máy thuốc lá Thăng long. 53

1.1. Hình thành phương án bố trí sản xuất hợp lý và thuận tiện. 54

1.2. Đầu tư chiều sâu vào khâu nguyên liệu. 54

1.3. Nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. 55

1.4. Về lao động và tổ chức quản lý: 57

2. Tổ chức công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường. 57

3. Hoàn thiện các đặc tính, yếu tố cấu thành sản phẩm, kết hợp với việc dịch chuyển hợp lý chiến lược sản phẩm của nhà máy để tận dụng những thị trường tiền năng. 59

1.1. Cũng cố và nâng cao các đặc tính của sản phẩm. 59

3.3. Thực hiện tốt chính sách bao gói sản phẩm. 60

3.4. Xây dựng một chính sách nhãn hiệu phù hợp. 60

3.5. Nghiên cứu triển khai một số dịch vị thích hợp. 61

3.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. 61

4. Xây dựng chiến lược sản phẩm qua việc phân tích chu kỳ sống của các loại thuốc. 62

KẾT LUẬN. 67

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở nhà máy thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý về công tác XDCB và hành chính quản trị, đời sống, y tế,... 3.2.2. phòng Tổ chức - Bảo vệ Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc về công tác lao động - tổ chức và an ninh quốc phòng Có nhiệm vụ giúp việc Giấm Đốc lập phương án về công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, Xây dựng phương án cán bộ kế cận và có kế hoạch đào tạo bổ nhiệm, bỗ xung cán bộ cho các đơn vị; quản lý cán bộ, lao động, tiền lương, BHLĐ, ATLĐ - VSLĐ, đào tạo công nhân kỹ thuật, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Thực hiện bảo vệ Nhà máy, PCCC, an ninh chính trị, kinh tế, trật tự trong nhà máy. Thực hiện các nhiệm vụ về quân sự địa phương. 3.2.3. Phòng Tài vụ Thực hiện các chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về mặt tài chính - kế toán Nhà máy. Có nhiệm vụ: Tổ chức quản lý mọi hoạt động liên quan đến công tác tài chính - kế toán của Nhà máy như : tổng hợp, thu chi, công nợ, giá thành, hạch toán, dự toán sử dụng nguồn vốn, quản lý tiền mặt, nhân phiếu, thanh toán, tin học, quản lý nghiệp vụ thống kê ở các đơn vị... 3.2.4. Phòng Kế hoạch - Vật tư Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất - kinh doanh của nhà máy. Có nhiệm vụ lập kế hoạch về nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất - kinh doanh theo năm, quí, tháng, ký kết hợp đồng, tìm nguồn mua sắm vật tư, bảo quản, cấp phát phục vụ kịp thời cho sản xuất. Tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo định kỳ sản xuất tháng, tuần. 3.2.5. Phòng Nguyên liệu Thực hiện các chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc về công tác nguyên liệu thuốc lá theo yêu cầu sản xuất - kinh doanh. Nhiệm vụ: Về nông nghiệp, nghiên cứu thỗ nhưỡng, giống thuốc lá, thực nghiện, tổ chức hợp đồng, chỉ đạo kế hoạch về gieo trồng, chăm sóc, hái sấy. Lập kế hoạch, ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu theo vùng, cấp, chủng loại... theo chỉ thị của Giám đốc. Quản lý số lượng tồn kho, tổ chức bảo quản nhập xuất theo quy định, quản lý cung ứng vật tư nông nghiệp (nếu có) , quản lý kho phế liệu, phế phẩm. 3.2.6. Phòng Kỹ thuật cơ điện Thực hiện các chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kỹ thuật, về quản lý máy móc thiết bị, điện, hơi, nước, lạnh của nhà máy. Có nhiện vụ: Theo dõi, quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, cơ khí, thiết bị chuyên dùng, chuyên ngành, điện, hơi, lạnh, nước...cả về số lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất. Lập kế hoạch về phương án đầu tư chiều sâu, phụ tùng thay thế... 3.2.7. Phòng Kỹ thuật - Công nghệ Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về công tác kỹ thuật sản xuất của Nhà máy. Phòng KTCN có nhiệm vụ: Nhận chỉ thị trực tiếp của Giám đốc và thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu, vật tư, hương liệu trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu phối chế sản phẩm mới cả nội dung và hình thức bao bì phù hợp với thị hiếu, thị trường từng vùng. Quản lý quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất tại Nhà máy quản lý chỉ tiêu lý hoá về nguyên liệu, sản phẩm, nước... Tham gia công tác môi trường và đào tạo thợ kỹ thuật, thường trực hội đồng sáng kiến Nhà máy. 3.2.8. Phòng KCS Thực hiện các chức năng giúp việc Giám đốc về việc quản lý chất lượng sản phẩm. Có nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu, vật tư, vật liệu khi nhà cung ứng Đưa về nhà máy. Kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn, trên dây truyền sản xuất, phát hiện sai sót báo cáo để giám đốc chỉ thị khắc phục. Kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm khi suất kho, kiểm tra, kết luận nguyên nhân hàng bị trả lại hoặc hàng giả (nếu có) . Quản lý các dụng cụ đo lường được trang bị. 3.2.9. Phòng Tiêu thụ: Thực hiện các chức năng tham mưu Giám đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Có nhiện vụ: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng tháng, quý, măn cho từng vùng và từng đại lý. Theo dõi tình hình tiêu thụ từng vùng, miền dân cư, kết hợp với phòng thị trường mở rộng diện tiêu thụ. Thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ, bán hàng... Tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ về số lượng, chủng loại theo quy định để Giám đốc đánh giá và có quyết định về phương hướng sản xuất - kinh doanh trong thời gian tới. 3.2.10. Phòng Thị trường Thực hiện các chức năng giúp việc cho Giám đốc về công tác thị trường và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Nhà máy. Phòng có nhiệm vụ: Theo dõi, phân tích diễm biến thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị, đại lý... Soạn thảo và đề ra các chương trình, kế hoạch, chiến lược, tham gia công tác điều hành hoạt động Mảketing, tìm các hình thức thức quảng cáo sản phẩm, tham gia công tác thiết kế quảng cáo, thiết kế sản phẩm mới, tham gia triển lãm, hội chợ... 3.2.11. Phân xưởng Sợi Thực hiện chức năng trực tiếp sản xuất sợi thuốc lá để các phân xưởng khác tiến hành cuốn điếu và đóng bao Có nhiệm vụ thực hiện các định mức, các chỉ tiêu kế hoach về sản xuất sợi. 3.2.12. Phân xưởng bao mềm: Thực hiện chức năng trực tiếp sản xuất các loại thuốc lá có và không có đầu lọc bao mềm. Trực tiếp chịu sự quản lý của giám đốc. Có nhiệm vụ thực hiện các định mức, các chỉ tiêu kế hoạch của nhà máy về sản xuất thuốc là bao mềm, có và không có đầu lọc. 3.2.13. Phân xưởng bao cứng Thực hiện chức năng trực tiếp sản xuất các loại thuốc lá có và không có đầu lọc bao cứng. Trực tiếp chịu sự quản lý của giám đốc. Có nhiệm vụ thực hiện các định mức, các chỉ tiêu kế hoạch của nhà máy về sản xuất thuốc là bao cứng, có và không có đầu lọc. 3.2.14. Phân xưởng DUNHIL Đây là phân xưởng liên kết (chú ý là không phải liên doanh) của nhà máy thuốc lá Thăng long với tập đoàn BAT. Với hình thức sau: Tập đoàn BAT bán các nguyên liệu, máy móc dây chuyền công nghệ đâù vào cho nhà máy. Nhà máy trực tiếp sản xuất. Sau đó bán lại thành phẩm cho tập đoàn DUNHIL. 3.2.15. Phân xưởng Phụ trợ - Cơ điện: Thực hiện chức năng đảo bảo sự hoạt động của các máy móc, sữu chữa khi có hỏng hóc xảy ra. Chịu trách nhiệm về toàn bộ khí nén, hơi, nước cho sự vận hành của máy móc (nguyên lý hoạt động của máy móc, dây chuyền công nghệ chủ yếu hoạt động bằng hơi và nước) ở các phân xưởng sản xuất và cho sinh hoạt của toàn nhà máy. 3.2.16. phân xưởng 4 Chịu trách nhiệm về sản xuất : In hòm caton, may khẩu trang, găng tay, đồ dùng bảo hộ lao động... 3.2.17. Đội bảo vệ: Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy, PCCC, an ninh chính trị, kinh tế, trật tự trong Nhà máy. Thực hiện các nhiệm vụ về công tác quân sự địa phương. 3.2.18. Đội xe: Chiu trách nhiệm về vân chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm thuốc lá theo sự điều động của giám đốc. 3.2.19.Đội Bốc xếp. Chịu trách nhiệm về bốc xếp hàng hoá nguyên vật liệu của nhà máy khi có điều động. Đặc điểm về máy móc thiết bị. loại thiết bị Năm đưa vào sử dụng Nguồn gốc Công xuất thiết kế công xuất thực tế 1 dây chuyền sản xuất sợi 1993 Trung quốc 2,5 tấn/giờ 1,5 tấn/ giờ 4 máy cuốn điếu (baomềm) 1981 Trung quốc 1000 điếu/phút 700 điếu/ phút 1 máy cuốn điếu C7 1984 Tiệp Khắc 1500 điếu/phút 700 điếu/phút 1 máy cuốn đầu lọc AC11 1985 Trung quốc 3000 điếu/phút 1000 điếu/phút 1 máy cuốn Đl Mak 8 - Mak 3 1992 Vương quốc Anh 2500 điếu/phút 2000 điếu/phút 1 máy đóng bao (ĐB) 1973 Đông đức 130 bao/phút 120 bao/phút 1 máy ĐB 1985 Tây đức 150 bao/phút 110 bao/phút 3 máy đóng bao HLP 1991 Pháp 120 bao/phút 110 bao/phút 1 máy cuốn Đl YJ14-YJ23 1994 Trung quốc 2200 điếu/phút 2000 điếu/phút Dây chuyền DECCUPLE 2000 Pháp 6000 điếu/phút 4700 điếu/phút Nhìn chung, thiết bị công nghệ của nhà máy ngày càng được hiện đại và theo đó là chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, phế phẩm ngày càng ít và tiết kiệm được nhiên liệu. Bên cạnh những dây chuyền công nghệ có công suất thiết kế thấp, sử dụng nhiều lao động (tồn tại chủ yếu là để giải quyết các vấn đề xã hội), Nhà máy cũng đã mạnh dạn đầu tư mua sắm, chuyển giao những máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng sự phát triển của nhà máy. Thí dụ, như dây chuyền chế biến sợi, được coi là dây chuyền hiện đại nhất đông nam á hiện nay bởi : từ trước đến nay nguyên liệu lá thuốc chỉ sử dụng được phần ngọn, vứt bỏ phần cuộng nhưng với dây chuyền này thì đã tiết kiệm tối đa nguyên liệu từ việc sử dụng đưọc phần cuộng. Trong năm 2000 , nhà máy cũng đã đầu tư dây chuyền máy cuốn và đóng bao của Pháp với công xuất 6000điếu/ phút. Với sự tự động hoá hoàn toàn. 3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu. Nguyên liệu chính là lá thuốc lá và một số phụ liệu khác: giấy cuốn, đầu lọc, giấy dát vàng, giấy bạc thiếc... Nguồn cung cấp nguyên liệu: chủ yếu do nhập ngoại sợi thuốc dùng sản xuất ra các nhãn mác thuốc cao cấp như dunhil, vinataba..và một phần lá thuốc lá trồng trong nước, đối với loại này thì nhà máy phải qua công đoạn thu mua, bảo quản, chế biến sợi thuốc. Về độ đa dạng của nguyên liệu: được phân thành 17 cấp khác nhau dựa theo chất lượng của sợi thuốc và nó được sử dụng để sản xuất ra từng mác thuốc khác nhau. Một số định mức về nguyên liệu của nhà máy: Thuốc vinataba: 14 tấn/triệu bao Thuốc lá nội 17 tấn/triệu bao Đầu lọc 3300 cây/nghìn bao Giấy cuốn 92 kg/triệu bao Nhãn bao cứng 103 tờ/ trăm bao Nhẵn bao mềm 105 tờ/trăm bao Tút 100,5 tờ/trăm bao. Đặc điểm về lao động. Nhà máy thuốc lá Thăng long là một doanh nghiệp lớn ngay từ khi thành lập đã có 233 cán bộ công nhân viên và năm 1985 đã lên 2390 người. Với việc quan tâm phát triển sản xuất kinh doanh, nhà máy thuốc lá Thăng long cũng coi lực lượng lao động chính là yếu tố thúc đẩy sử thành công của nhà máy. Trong những năm qua nhà máy luôn giải quyết tốt vấn đề lao động. Bên cạnh việc tinh giảm biên chế , nhà máy không ngừng nâng cao chất lượng lao động. nằm trên địa bàn của Thành phố Hà nội, xung quanh các khu dân cư đông đúc, các trường đại học lớn,...Nhà máy có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ tay nghề cao. Hiệ n nay, lực lượng lao đông của nhà máy khoảng 1.196 người. Với cơ cấu về trình độ lao động: Trình độ lao động có bằng đại học là 120 Trình độ trung học có 170 người. Bậc thợ bình quân 5/6 với bậc thợ công nghệ. Bậc thợ bình quân 5/7 với bậc thợ cơ khí. Tỷ lệ lao động nữ chiếm 60% Tỷ lệ lao động trực tiếp là 93% Hàng năm nhà máy vẫn tổ chức đào tạo lao động tại chỗ, đồng thời cử nhiều công nhân đi đào tạo nâng cao tay nghề. Ngoài ra hàng năm nhà máy cũng thu nhận vào làm việc nhiều kỹ sư, cử nhân kinh tế có trình độ cao. Do vậy lực lượng lao động có trình độ chính là tiền đề để nhà máy có thể thành công trong môi trường kinh doanh thuốc lá đầy cạnh tranh như hiện nay. Các mục tiêu của chiến lược sản phẩm của Nhà máy thuốc lá Thăng long trong năm 2001. Những mục tiêu chung của chiến lược. Căn cứ vào những kết luận rút ra từ quá trình phân tích và dự báo về qui mô thị trường, xu hướng biến động của thị trường, căn cứ vào những mục tiêu tổng thể của Nhà máy trong năm 2000, chiến lược sản phẩm của Nhà máy năm 2000 được vạch ra nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Các chỉ tiêu chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000 Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 1999 Kế hoạnh 2000 KH 2000 so với TH1999(%) Doanh thu sản xuất tỷ đồng 582,552 595,783 102% GTTSL Tỷ dồng 530,419 542,700 102% Sản lượng Triệu bao 202,210 204,000 101% Lao động Người 1.184 1.190 103% Nộp ngân sách Tỷ đồng 219,300 229,000 104% lợi nhuận Tỷ đồng 17,321 16,800 97% Thu nhập bình quân 1.000 đồng 1.450 1.650 114% Số lượng mặt hàng mới Mặt hàng 5 3 60% 4.2. Các mục tiêu cụ thể. 4.2.1 Với hoạt động thu mua nguyên vật liệu. Như chúng ta đã biết để sản xuất ra một điếu thuốc lá nhà máy phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu mang đặc thù của ngành thuốc lá như: nguyên liệu: Lá thuốc lá Vật tư: Giấy cuốn điếu, giấy bạc thiếc, giấy sáp vàng, bóng kính, các loại hương liệu.... Căn cứ vào mục tiêu chung của chiến lược sản phẩm và hoạt động nghiên cứu dự báo thị trường, mục tiêu của hoạt động thụ mua nguyên vật liệu của Nhà máy năm 2000 là: Xây dựng các vùng nguyên liệu thuốc với chất lượng cao nhằm giảm dần nhập khẩu nguyên liệu thuốc, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Đối với các loại vật tư khác:Thu mua các phụ liệu trong nước đã có, tiến tới cắt hoàn toàn việc nhập khẩu các phụ liệu. Những mục tiêu này được cụ thể thành các chỉ tiêu sau: Loại Đơn vị 1998 1999 KH 2000 Tổng NL trong nước và nước ngoài Tấn 3250,1 3220 2000 Sợi, Vật tư Nhập ngoại sản xuất Vina 755,055 750 750 Sợi nhập ngoại sản xuất Dunhill 132,390 150 180 4.2.2. Đối với hoạt động tiêu thụ. Căn cứ vào mục tiêu tổng thể của nhà máy, việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu của thị trường, Nhà máy đã đề ra các mục tiêu sau cho năm 2000: Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm chính của nhà máy như Vinataba, Dunhill, Thăng long, Hoàn Kiếm, Điện Biên đầu lọc,.... Tiến hành việc bán thử một sản phẩm mới của nhà máy. Mở rộng tiêu thụ vào các thị trường tiền năng như: Thái bình, vĩnh phúc, Phú thọ, Hải phòng, Bắc giang.... Xuất khẩu một số loại thuốc chất lượng cao. Mục tiêu trên được cụ thể thành các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 KH2000 SL sản xuất Triệu bao 190,955 202,210 204,000 SL tiêu thụ. triệu bao 186,398 201,652 203,092 Tỷ lệ tiêu thị sản phẩm sản xuất % 97,61 99,72 99,80 Các giải pháp chiến lược mà Nhà máy lựa chọn. Đa dạng hoá sản phẩm nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng ở các mảng thị trường khác nhau và với mức thu nhập khác nhau. Nhu cầu của người tiêu dùng rất phong phú và đa dạng, luôn có xu hướng thay đổi theo cấp bậc cao hơn vì thế không thể đáp ứng nhu cầu của thị trường với một loại sản phẩm duy nhất. Mặt khác, xuất phát từ đặc điểm sản phẩm thuốc lá là mặt hàng có đối tượng tiêu dùng tương đối rộng rãi vơí sở thích về mùi vị, độ nặng nhẹ,.. khác nhau. Có người thích hút loại nặng, có người thích hút loại nhẹ, lại có người thích hương vị bạc hà hay theo một loại Gout duy nhất mà họ quen dùng. Nhu cầu về thuốc lá của các tầng lớp dân cư khác nhau còn phụ thuộc vào thu nhập. Thực tế qua tình hình tiêu thụ của Nhà máy cho thấy ở các thành phố lớn như Hà Nội , Hải phòng chủ yếu dùng các loại sản phẩm có đầu lọc, đặc biệt là đầu lọc bao cứng như Dunhil, Vinataba, Hồng Hà...có hình thức đệp, chất lượng cao. Còn ở các tỉnh như Nhgệ An, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La..... chủ yếu là tiêu thụ những sản phẩm không có đầu lọc hay đầu lọc bao mềm, có chất lượng thấp hơn và hình thức cũng sấu hơn. Hiện nay, do thu nhập nói chung của các tầng lớp dân cư ngày càng tăng lên kéo theo sự thay đổi của thói quen, thị hiếu tiêu dùng. Vì vậy, yêu cầu về các loại sản phẩm cao cấp có chất lượng ngày càng cao hơn, mẫu mã bao bì đẹp hơn. Xu hướng này không chỉ phát triển ở thành thị mà còn còn ở các vùng nông thôn... Nhận thức được điều này, một trong những nội dung cơ bản khi xây dựng chiến lược sản phẩm của Nhà máy đã đề ra phương hướng: Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo hướng tăng chủng loại sản phẩm cao cấp, có chất lượng và giá trị kinh tế cao, đồng thời giảm dần những sản phẩm có cấp bậc thấp. Thực tế công tác này cho thấy: Trước đây, cơ cấu chủng loại sản phẩm của Nhà máy rất nghèo nàn, chỉ bao gồm một số loại như : Điện biên, Thăng long, Sapa.. là những sản phẩm không có đầu lọc, bao mềm. Bắt đầu từ năm 1990 trở lại đây, với chủ trương đa dạng hoá nên cơ cấu chủng loại sản phẩm của nhà máy đã có những thay đổi đáng kể. Đến nay, sản phẩm của nhà máy khá phong phú về chủng loại, đa dạng về chất lượng, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của người tiêu dùng ở thành thị cũng như ở nông thôn. Những sản phẩm chính của nhà máy bao gồm Vinataba, Dunhil, Hồng hà, Thăng long, Hoàn kiếm...là những sản phẩm có chất lượng luôn ổn định, tồn tại trong danh mục sản phẩm của của nhà máy từ năm 1990. Những sản phẩm này có khả năng tiêu thụ lớn, phổ biến ở các thị trường chính của nhà máy. Bên cạnh đó còn có Thủ Đô, điện biên, đống đa là những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ cho những sản phẩm chính. Căn cứ vào tính chất bao bì, sản phẩm thuốc lá chia làm hai loại: Thuốc lá bao cứng: Vinataba, Hồng hà, Dunhil. Thuốc lá bao mềm: Thăng long, hoàn kiếm, điện biên.. Căn cứ vào tính chất sản phẩm, chia làm hai loại: Thuốc lá đầu lọc: Vinataba, Hồng hà, Dunhil, Ba đình, Thăng long, hoàn kiếm... Thuốc lá không đầu lọc: Đống đa thường, điện biên bạc... Căn cứ vào giá trị kinh tế và chất lượng sản phẩm thì có thể chia thành ba nhóm: Nhóm 1: gồm Vinataba, Hồng Hà, Dunhil,.. là những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế . Riêng Vinataba được thị trường trong nước nhất là khu vực phía bắc rất ưa chuộng. Nhóm 2: Các sản phẩm Đầu lọc bao mềm, chất lượng thuộc loại trung bình hoặc khá, gồm có Thăng long, Đống đa đầu lọc, Điện biên đầu lọc, thủ đô, Hoàn kiêm...Những sản phẩm này có giá cả vừa phải, khoảng 2000 VNĐ/bao. Chủ yếu phục vụ cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp và trung bình, những người nghiện thuốc. Nhóm 3: Sản phẩm không có đầu lọc, bao mềm, chất lượng thấp như điện biên bạc, đống đa thường. Những sản phẩm này tiêu thụ chủ yếu ở các vùng nông thôn, miền núi với giá rất thấp và chỉ chiếm từ 15 - 16% sản lượng sản xuất của toàn nhà máy. Trong những năm gần đây, phong trào bỏ hút thuốc lá trong nhân dân ngày càng lan rộng, chủ trương của Nhà nước không khuyến khích những doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhà máy đã mạnh dạn tiến thêm một bước nữa trong công tác đa dang hoá sản phẩm của mình, cụ thể là: Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ thuốc lá cao cấp có đầu lọc và đầu lọc bao cứng. Tăng sản lượng thuốc lá có hương vị bạc hà, hạn chế độc hại của chất nicôtin bảo vệ người tiêu dùng. Xây dựng mới chủng loại mặt hàng, với mỗi loại đáp ứng mọi nhóm khách hàng khác nhau. tuy nhiên mức độ phù hợp của sản phẩm trên thị trường vẫn ở mức tương đối. đối với những sản phẩm cấp thấp như Đống Đa thường, điện biên bao bạc,... là những sản phẩm hầu như không đem lại hiệu quả kinh tế nhưng nhà máy vẫn phải duy trì mặc dụ với số lượng ít, nhưng để nhằm mục tiêu thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Mặt khác cũng là để Nhà máy giải quyết công ăn việc làm cho lao động, tận dụng triệt để nguyên liệu và công xuất của máy móc thiết bị. Nhà máy tiếp tục đầu tư nghiên cứu nhằm phong phú hoá các gout thuốc thông qua việc tăng thêm hương liệu, độ đậm, mùi vị, mầu sắc cho điếu thuốc. Đa dạng hoá sản phẩm kết hợp với chuyên môn hoá sản phẩm để tạo ra sản phẩm có thế mạnh của nhà máy. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định việc sản phẩm sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không? chất lượng đó có đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của khách hàng hay không? Đây là một nhân tố quan trọng quyết định hành vi tiêu dùng của khách hàng và là công cụ để chủ đoọng giành lợi thế cạnh tranh trên thương trường đối với nhà máy. Nhận thức rõ điều này, trong chiến lược sản phẩm của mình, Nhà máy đã đưa ra phương hướng cụ thể là : Không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm để thoả mãn ngày một tốt hơn nhu cầu của quần chúng nhân dân. Để làm được khâu này, Nhà máy đã xem xét, đánh giá một cách khách quan tình hình chất lượng sản phẩm của mình, để từ đó phát hiện ra những điểm mạnh, yếu của cả về chất lượng sản phẩm và công tác quản trị chất lượng sản phẩm nhằm xác định những công việc cụ thể. Thực tế công tác này của Nhà máy cho thấy: Chất lượng sản phẩm: Bản thân chất lượng sản phẩm là hệ thống chỉ số về đặc tính vật lý, hoá học, sinh học,...tạo ra giá trị sử dụng của điếu thuốc. Những đặc tính đó thể hiện ở các điểm sau: Về hương thơm: Tuỳ từng loại thuốc có các mùi vị khác nhau như bạc hà, cà phê, dứa, táo,...nhưng dù mang hương vị nào thì điếu thuốc khi hút cũng phải tạo ra cảm giác dễ chịu, không được có mùi hăng, ngái của lá thuốc. Về độ nặng: Độ nặng nhẹ là do nguyên liệu (sợi thuốc) quyết định. Các mác thuốc khác nhau có độ nặng nhệ khác nhau, đây là chỉ tiêu khiến người tiêu dùng quan tâm hơn cả bởi nó là cơ sở để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác đồng thời phản ánh chất lượng của mác thuốc. Về khẩu vị: Điếu thuốc phải có vị đậm, ngọt hoặc dịu gây cảm giác hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Quan trọng là phải tạo ra được đặch trưng riêng của mỗi loại. Về độ cháy : Một điếu thuốc gây cẩm giác ngon miệng với người hút thì yếu tố độ cháy của thuốc cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Điếu thuốc cháy hết, cháy đều, không tắt giữu chừng. Tàn thuốc có mầu xám trắng đều. Chỉ tiêu này thể hiện ở trình độ sản xuất, bảo quản nguyên liệu và đóng gói sản phẩm. Về mầu sắc : Sợi thuốc phải có mầu vàng hoặc nâu, không xỉn, không đen, không bị vụn và phải có kích cở đều đặn. Bảng qui định về quy cách sản phẩm chuẩn STT Các chỉ tiêu Yêu cầu về kỹ thuật 1 2 3 4 Cỡ sợi thuốc Thuỷ phần: Mùa khô Mùa ẩm Chiều dài: Có đầu lọc Không đầu lọc Trọng lượng điếu thuốc 0,8 mm sai số 0,05 mm 12,75% sai số 0,5% 12% sai số 0,5 85mm sai số 0,5 mm 70 mm sai số 0,5 mm 20,5 g sai số 0,5 g Về mẫu mã, bao bì: Cùng với việc nâng chất lượng của sản phẩm thuốc điếu , trong chiến lược sản phẩm của mình, Nhà máy đã tiến hành công tác nâng cao chất lượng bao bì phải bảo đảm hài hoà giữa hình thức và nội dung, đồng thời phải thực hiện tốt chức năng của bao bì là bảo quản, thẩm mỹ và thông tin. Chất lượng nguyên liệu: Đây là yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sản phẩm nên Nhà máy rất chú trọng đến khâu này từ gieo trồng tới thu mua, bảo quản và đưa vào sản và đưa vào sản xuất. Đối với nguyên liệu trong nước, Nhà máy cử cán bộ xuống các vùng chuyên canh hướng dẫn gieo trồng hái sấy theo đúng kỹ thuật. Đi đôi với việc phát triển nhiều giống thuốc lá mới, năm 1993, nhà máy đã thí điểm được giống thuốc lá mới ở các vùng Cao bằng, Lạng sơn, Sóc sơn. Khi thu mua, bảo quản đều làm rất chặt chẽ theo qui định, chất lượng nguyen liệu đạt từ cấp 1 đến cấp 4. Nguyên liệu được thu mua với giá cả hợp lý và có khuyến khích đối với những vùng có nguyên liệu thuốc thuộc loại tốt. Ngay cả đến khi đưa vào sản xuất, Nhà máy vẫn thực hiện quy chế kiểm tra 100% các kiện hàng chứ không kiểm tr xác suất. Do vậy, chất lượng sản phẩm của Nhà máy luôn được đảm bảo ổn định. Đầu tư máy móc thiết bị: Thực hiện đầy đủ đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, nhà máy đã nhập dây chuyền chế biến sợi khép kín của trung quốc để nâng cao chất lượng chế biến nguyên liệu. Ngoài ra, nhà máy còn thực hiện đầu tư chiều sâu cho hoạt động sản xuất theo chiều hướng sau: Nhập một số máy cuốn điếu đầu lọc và dâu chuyền sản xuất bao, hộp cứng để chủ động sản xuất các mác thuốc cao cấp. Trang bị hệ thống lò hơi, điều hoà nhiệt độ, xây dựng phân xưởng khép kín để ngăn ảnh hưởng của môi trường bên ngoài tới sản phẩm. Nâng cấp hệ thống kho bảo quản sản phẩm và nguyên liệu. Theo dỏi tu sữa định kỳ máy móc thiết bị, không để xảy ra tình trạng sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng. chất lượng lao động: đây là khâu then chốt trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy. nguyên liệu tốt, máy móc thiết bị tốt là điều kiện cần nhưng tinh thần lao động và óc sáng tạo của con người mới là điều kiện để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện. Nhà máy rất quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, sàng lọc và nâng cao tay nghề của công nhân qua tổ chức kiểm tra, thi nâng bậc...nhằm nâng cao chất lượng lao động của nhà máy, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu sản phẩm mới: Đây là nội dung quan trọng trong xây dựng chiến lược sản phẩm của nhà máy, nhà máy đã nhìn nhận: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài của Nhà máy. Quá trình nghiên cứu sản phẩm mới được tiến hành dưa trên sự phân tích các yếu tố sau: Nhu cầu trên thị trường: Như đã phân tích ở trên, nhu cầu của thị trường thuốc lá nước ta luôn biến động và biến động rất phức tạp, điều này đòi hỏi nhà máy phải luôn bấm sát thị trường nhằm nắm rõ những thông tin mới nhất, nhỏ nhất về biến động của nhu cầu trên thị trường. đặc biệt là vấn đề Gout thuốc, trước đây Nhà máy thường sản xuất các loại thuốc theo Gout của địa phương. đến nay người tiêu dùng chuyển sang dùng thuốc theo Gout hỗn hợp của Mỹ bắt nguồn từ các loại thuốc nhập ngoại như Marlboro, jet, Hero... Theo xu hướng này, các nhà máy sản xuất trong nước cũng đi vào sản xuất một số loại thuốc mới như Souvenir, Joy, Memory, Mol..khá được ưu chuộng trên thị trường. theo phán đoán của các chuyên gia thì tình hình đến năm 2001 sự thay đổi nhu cầu về Gout thuốc sẽ là : Gout hổn hợp 50%, Gout kiểu Anh 30% và Gout địa phương chiểm 20% trên thị trường. Dây truyền sản xuất: Tính đến thời điểm này dây chuyền sản xuất của nhà máy tương đối đồng bộ và hiện đại , tuy chưa sản xuất được các loại thuốc lá cao cấp để có thể so sánh với các loại thuốc ngoại nhưng đối với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nước như Sài gòn, vĩnh hội thì tương đương. Ngoài dây chuyền chế biến sợi với công suất 2,5 tấn/giờ của Trung Quốc, trong năm 2000 nhà máy còn trang bị dây chuyền sản xuất đồng bộ từ cuốn điếu đến đống kiện, với tổng vốn đầu tư 600tỷ đồng, công suất thiết kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6827.doc
Tài liệu liên quan