MỤC LỤC
Trang
Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG HABUBANK
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG HABUBANK
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Cơ cấu tổ chức 3
3. Vốn và nguồn vốn của HABUBANK
3.1. Vốn điều lệ 6
3.2. Số lượng vốn huy động 6
3.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động 7
4. Hoạt động cấp tín dụng ở HABUBANK 8
II. CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG HABUBANK
1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Habubank
1.1. Quy trình tín dụng tại Habubank 10
1.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại HABUBANK 11
1.3. Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại HABUBANK
1.3.1. Mục đích, thủ tục và phương thức cho vay trung và dài hạn 12
1.3.2. Nghiên cứu dự án nhà máy xi măng Hoàng Long 13
2. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Habubank
2.1. Phương thức thẩm định 14
2.2. Phương pháp thẩm định 15
2.3. Nội dung thẩm định các dự án đầu tư
2.3.1. Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư
2.3.1.1. Hồ sơ dự án 16
2.3.1.2. Các căn cứ pháp lý 17
2.3.1.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cụ thể.
2.3.1.4. Các quy ước thông lệ quốc tế và các thông tin có liên quan
2.3.2. Ngân hàng Habubank tiến hành thẩm định
2.3.2.1. Thẩm định nội dung pháp lý của dự án 18
2.3.2.2. Thẩm định nội dung sự cần thiết phải đầu tư và thị trường của dự án 18
2.3.2.3. Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án 19
2.3.2.4. Thẩm định nội dung tổ chức quản lý của dự án 22
2.3.2.5. Thẩm định nội dung tài chính của dự án 23
2.3.5.1. Tổng mức đầu tư 23
2.3.5.2. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án
2.3.5.2.1. Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu 24
2.3.5.2.2. Thẩm định các thông số xác định chi phí 25
2.3.5.2.3 Thẩm định lợi nhuận của dự án 26
2.3.5.2.4 Thẩm định dòng tiền hay ngân lưu của dự án 27
2.3.5.2.5. Thẩm định chi phí sử dụng vốn 27
2.3.5.2.6. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư 28
2.3.6. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay 29
2.3.7. Thẩm định nội dung kinh tế - xã hội của dự án 30
2.3.8. Đánh giá tổng quát 31
2.3.3. Kết quả thẩm định dự án nhà máy sản xuất xi măng Hoàng Long 31
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở HABUBANK
1. Những kết quả đạt được
1.1. Về tổ chức thực hiện 43
1.2. Về chất lượng công tác thẩm định 44
1.3. Thực hiện công việc theo đúng quy định 46
1.4. Về mặt chuyên môn 46
1.5. Về mặt nội dung
1.6. Về ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Habubank 47
2. Những hạn chế còn tồn tại
2.1. Về nội dung thẩm định 48
2.2. Về mạng lưới thông tin 49
2.3. Về trách nhiệm giữa khách hàng và ngân hàng 49
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân chủ quan 50
3.2. Nguyên nhân khách quan 50
4. Bài học kinh nghiệm 53
Chương II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HABUBANK
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA HABUBANK ĐẾN NĂM 2010
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Thông tin và xử lý thông tin
2. Năng lực và kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định 55
3. Quy trình và phương pháp thẩm định 56
4. Tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống các văn bản pháp luật Nhà nước trong quá trình hình thành và thẩm định dự án
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HABUBANK
1. Nâng cao đạo đức và trình độ cho đội ngũ cán bộ thẩm định
2. Nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin cho cán bộ trong quá trình thẩm định
3. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đến dự án trong quá trình thẩm định
4. Tăng cường công tác giám sát dự án đầu tư 61
5. Nâng cao chất lượng lập dự án đầu tư 61
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại HABUBANK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty thì suất sinh lời yêu cầu tối thiểu đối với dự án phải cao hơn suất sinh lời đối với công ty. Chi phí sử dụng vốn được xác định trên thị trường vốn là phụ thuộc vào rủi ro của công ty hoặc rủi ro của dự án. Khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định tiến hành tính toán các bước sau:
+ Chủ đầu tư sử dụng những loại vốn nào để tài trợ cho dự án, tỷ trọng của mỗi bộ phận nguồn vốn là bao nhiêu.
+ Chi phí sử dụng của mỗi bộ phận vốn là bao nhiêu.
+ lãi suất chiết khấu = trung bình cộng gia quyền của các lãi suất chiết khấu các nguồn vốn trên.
Lãi suất chiết khấu tính toán được sẽ là lãi suất để tính các chỉ tiêu tài chính của dự án.
2.3.5.2.6. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư
Khi quyết định cho vay ngân hàng Habubank sử dụng các chỉ tiêu sau: NPV, IRR, T cấn đối nguồn trả nợ, phân tích độ nhạy của dự án.
- Giá trị hiện tại ròng NPV
+ NPV =
NFCt là dòng ngân lưu ròng năm t, r là suất chiết khấu của dự án, và n là tuổi thọ của dự án.
NPV: Dự án có hiệu quả về tài chính
NPV< 0: Dự án không có hiệu quả về mặt tài chính
- Suất sinh lời nội bộ IRR
+ NPV =
+ NPV: Dự án có hiệu quả về tài chính
NPV < : Dự án không có hiệu quả về tài chính
Trong đó là suất sinh lời yêu cầu
- Thời gian vốn T là thời gian để dòng ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu.
T = n +
Trong đó n là số năm để lưu tích luỹ của dự án <0.
NCFt là dòng ngân lưu có triết khấu
T< thời gian hoàn vốn theo yêu cầu thì dự án được chấp nhận
+ Nguồn trả nợ bao gồm gốc phải trả và lãi phải trả
- Phân tích độ nhạy của dự án.
Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành cho các biến độc lập là các thông số khi ước lượng ngân lưu và chi phí giá bán, sản lượng tiêu thụ,….rồi xem xét sự thay đổi của biến phụ thuộc (NPV, IRR). Nếu các chỉ tiêu tài chính vẫn đạt hiệu quả thì dự án được xem là có hiệu quả chắc chắn.
Việc quyết định đầu tư sẽ đưa ra khi hệ thống các chỉ tiêu tài chính của dự án đã phân tích ở trên được đảm bảo.
2.3.6. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Khi thực hiện công tác thẩm định nhân viên thẩm định ở Habubank sau khi thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng sẽ xem xét thêm khả năng sử dụng tài sản đảm bảo nợ như là một nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng thu nợ. Quá trình thẩm định bao gồm:
a. Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay
- Cán bộ thẩm định chia tài sản thành hai loại:
+ Tài sản có đăng ký quyền sở hữu: bao gồm bất động sản như nhà xưởng, đất đai và động sản như phương tiện vận tải.
+ Tài sản không cần đăng ký quyền sở hữu như hàng hoá, vàng bạc, ngoại tệ, tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu và tín phiếu.
- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì cán bộ thẩm định chỉ cần xem xét tính chân thực của giấy chứng nhận đăng ký sở hữu, nếu cần thiết có thể liên hệ với cơ quan cấp giấy chứng nhận để làm rõ thêm.
- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì việc thẩm định phức tạp hơn. Cán bộ thẩm định sẽ xét những tài liệu có liên quan đến tài sản như hoá đơn mua hàng, giấy chứng nhận lưu kho, thuê kho, ký gửi hàng hoá để đánh giá tính chất sở hữu hợp pháp đối với tài sản này. Trường hợp tài sản là động sản mà pháp luật không có quy định chứng nhận quyền sở hữu thì cán bộ tín dụng thường yêu cầu khách hàng ra nộp tài sản để làm đảm bảo nợ vay.
b. Thẩm định giá trị thị trường của tài sản
Trước hết cán bộ thẩm định của Habubank sẽ chia tài sản ra làm hai loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình hay tài sản tài chính.
Sau đó, sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền để quyết định giá trị thị trường của tài sản đảm bảo nợ vay. Nguyên tắc chung của sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền xác định giá trị của thị trường của tài sản là:
- Ước lượng dòng tiền kỳ vọng tạo ra từng tài sản.
- Ước lượng mức độ rủi ro dựa vào đó để quyết định chiết khấu phù hợp.
- Xác định hiện giá của tài sản dựa trên cơ sở dòng tiền kỳ vọng và suất chiết khấu vừa đề cập đến.
Đối với các tài sản tài chính đảm bảo nợ vay chính là chứng khoán mà khách hàng cầm cố để vay ngân hàng. Các chứng khoán này có thể chia thành chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu, và chứng khoán vốn như cổ phiếu. Các chứng khoán nợ thường có dòng tiền thu nhập kỳ vọng khá chắc chắn nên việc xác định giá trị thị trường bằng chiết khấu dòng tiền thường đơn giản và chính xác. Ngược lại, chứng khoán vốn thường khó ước lượng dòng tiền thu nhập kỳ vọng từ tài sản nên nói chung khó xác định giá trị thị trường hơn. Khi ấy, cán bộ thẩm định của Habubank sẽ nhờ đến các chuyên gia ở các cơ quan có chức năng như công ty chứng khoán, công ty môi giới và đầu tư xác định hộ giá trị thị trường của tài sản.
Đối với tài sản hữu hình làm đảm bảo nợ vay gồm có bất động sản và động sản. Với bất động sản, giá trị thị trường xác định bằng cách sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền. Nhưng ở đây dòng tiền kỳ vọng từ bất động sản bao gồm thu nhập cho thuê động sản và thu nhập khi bán tài sản. Cán bộ thẩm định sẽ sử dụng dịch vụ định giá. Đối với tài sản cầm cố bảo đảm nợ vay như hàng hoá, nguyên vật liệu, tồn kho thì cán bộ thẩm định sẽ vào hoá đơn hoặc chứng từ kế toán để định giá.
2.3.7. Thẩm định nội dung kinh tế - xã hội của dự án
Habubank cũng tiến hành thẩm định tác động về mặt kinh tế - xã hội của dự án. Tuy nhiên còn rất ít, thường một số chỉ tiêu sau
- Số lao động có việc làm
- Số lao động có việc làm trên một đơn vị có vốn đầu tư.
Một số tác động khác:
+ Đóng góp vào ngân sách
+ Ảnh hưởng môi trường
2.3.8. Đánh giá tổng quát
Habubank qua quá trình thẩm định các nội dung trên sẽ đưa ra quyết định có chấp nhận hay không. Và có những đề xuất, kiến nghị gì.
- Về đánh giá:
+ Chủ đầu tư
+ Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế
+ Vốn vay có tài sản đảm bảo
- Kiến nghị:
+ Số tiền duyệt cho vay
+ Thời hạn cho vay
+ Kế hoạch phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ
+ Biện pháp bảo đảm tiền vay
2.3.3. Kết quả thẩm định dự án nhà máy sản xuất xi măng Hoàng Long
a. Thẩm định tính pháp lý
a1. Về chủ đầu tư
- Quyết định thành lập, giấy phép thành lập, biên bản thành lập: không áp dụng
- Đăng ký kinh doanh: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0603. 000047 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 26/4/2004.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế: mã số 0700222569 do Cục thuế tỉnh Hà Nam cấp
- Điều lệ: do Hội đồng thành viên công ty cổ phần Xi măng Hoàng Long thông qua.
- Năng lực quản lý của ba lãnh đạo: Ban lãnh đạo có trình độ và năng lực quản lý. Bản thân ông Nguyễn Sỹ Tiệp là sĩ quan quân đội trước khi chuyển sang công ty Xi măng Hoàng Long, ông Tiệp là giám đốc chi nhánh Hà Nội - Công ty Than Đông Bắc thuộc Bộ quốc phòng.
a2. Về dự án
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002.
- Văn bản số 266/BXD-VLXD ngày 21/12/2004 của Bộ Xây dựng về việc bổ sung dự án Xi măng Hoàng Long - Hà Nam vào quy hoạch phát triển xi măng.
- Quyết định 1428/2001/QĐ-UB ngày 19/12/2001 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban chấp hành quy chế và cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Công văn số 390/UB-KTDN ngày 30/5/2003 của UBND tỉnh Hà Nam gửi công ty Hoàng Long - Bắc Ninh về chủ trương đầu tư nhà máy xi măng của công ty Hoàng Long.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Long, công suất 300.000 tấn xi măng/năm, thành lập năm 2003.
- Các tài liệu về nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng như đá vôi, đất sét, than.
Kết luận của cán bộ thẩm định: Các hồ sơ của dự án đã khá đầy đủ (trong quá trình thẩm định sẽ yêu cầu công ty bổ sung thêm một số hồ sơ liên quan phát sinh), đến thời điểm này thì dự án nghiên cứu khả thi đã được lập khá bài bản.
b. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư vào thị trường của dự án
b1. Sự cần thiết phải đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng Lò Quay được UBND tỉnh Hà Nam,Sở ban ngành tỉnh Hà Nam chấp thuận từ những năm 2003. Công ty đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 theo quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005, do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký
Kết luận của cán bộ thẩm đinh: Việc triển khai dự án là cần thiết trong thời kỳ phát triển nền kinh tế
b2. Về thị trường của dự án
Xi măng là một vật liệu không thể thiếu trong tất cả các công trình xây dựng, dân dụng và công nghiệp, nước ta là nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng sẽ không ngừng gia tăng qua các năm, thị trường tiêu thụ là rất rộng và đa dạng (kể cả thành thị và nông thôn). Trong những năm vừa qua nước ta đều phải nhập clanke để phục vụ cho nhu cầu sản xuất xi măng trong nước, mặt khác, dự án này đã nằm trong quy hoạch phát triển của Chính phủ nên đã được các cơ quan nhà nước đánh giá về sản lượng, trữ lượng…
Kết luận của cán bộ thẩm định: khi xét về thị trường tiêu thụ trong tương lai thì thị trường dự án là khá chắc chắn
c. Kỹ thuật của dự án
Dự án đã được Viện vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng thẩm định phần công nghệ, công suất thiết kế, nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu, công nghệ bảo vệ môi trường, …
Ngoài ra, Habubank đã căn cứ vào các thiết bị của các cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung kỹ thuật của dự án:
+ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thuộc bộ xây dựng đảm nhận việc đo đạc bản đồ, thăm dò và xin phép khai thác mỏ đá vôi Thanh Liêm, mỏ đất sét Núi Đọ và Nghè Hạ cho dự án Xi măng Hoàng Long - Hà Nam, bao gồm cả các công việc sau: xin cấp giấy phép thăm dò mở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, trình duyệt báo cáo tại Hội đồng đánh giá trữ lượng KSNN, xin phép khai thác
+ Bộ Quốc phòng: Số 6609/QP đã thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Hà Nam cho phép công ty cổ phần xi măng Hoàng Long được phép thăm dò xét tại khu vực xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm để làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng Hoàng Long.
+ Bộ Văn hoá - Thông tin Cục di sản văn hoá (Số 923/DSVH - DT) UBND tỉnh Hà Nam về việc thoả thuận địa điểm thăm dò, khai thác đá vôi, đất sét tạ huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
+ Cục Lâm nghiệp - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (số 59/LN - SDR) đã có ý kiến thống nhất thăm dò mỏ đá vôi, đất sét trên diện tích được quy hoạch cho rừng sản xuất và đất khác (không thuộc rừng phòng hộ, đặc trưng), tại các xã Thanh Tân và Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm như đề nghị của UBND của tỉnh Hà Nam tại văn bản số 02/UBND - NHà nước ngày 03/01/2006.
+ Công trình nghiên cứu khoa học “ứng dụng công nghệ mới với xi măng lò quay”.
Kết luận của cán bộ thẩm định: từ việc xem xét các văn bản đã nêu trên, với việc nghiên cứu kỹ về báo cáo nghiên cứu khả thi, Habubank khẳng định dự án đảm bảo về tính kỹ thuật.
d. Tổ chức quản lý dự án
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Long là công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. Công ty có đội ngũ công nhân gồm 450 người, có trình độ tay nghề cao và ban lãnh đạo cũng có trình độ cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất sản phẩm xi măng. Ngoài ra công ty có các mục tiêu và chương trình đào tạo rất tốt.
e. Hiệu quả tài chính của dự án
e1. Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án
- Tổng mức đầu tư của dự án: 486.238.634.000đ trong đó:
+ Phần xây dựng : 162.575.783.000đ
+ Phần thiết bị : 196.888.407.000đ
+ Chi phí GPMB : 4.435.861.000đ
+ Chi phí quản lý dự án: 60.604.732.000đ
(gồm cả vốn lưu động)
+ Dự phòng : 40.565.295.000đ
+ Thuế VAT phải nộp : 21.168.557.000đ
- Cơ cấu nguồn vốn dự án
+ Phần thiết bị của dự án: Được quỹ hỗ trợ Hà Nam tài trợ toàn bộ
+ Phần xây dựng: Công ty có nhu cầu vốn vay cho phần xây dựng và các khoản mục khác là 180 tỷ đồng.
+ Vốn tự có và vốn khác: khoảng 90 tỷ
Bằng phương pháp tính toán mà chúng ta đã trình bày thì tổng mức đầu tư của dự án bao gồm cả lãi vay thi công được xác định qua bảng sau:
Bảng 9: Bảng tính tổng mức đầu tư của dự án bao gồm cả lãi vay
Đơn vị tính: 1000 đồng
A
Tổng nhu cầu vốn chưa có lãi vay
386.090.000
1
Vốn cố đinh
358.090.000
2
Vốn lưu động
28.000.000
B
Nguồn vốn cho đầu tư
386.090.000
1
Vốn tự có
146.200.000
2
Vốn vay cố định
211.890.000
2.1
Vay quỹ HTPT
121.890.000
2.2
Vay ngân hàng
90.000.000
3
Vốn vay lưu động
28.000.000
C
Dự trù lãi vay trong thời kỳ XDCB
1
Vốn cố định
1.1
Vay quỹ HTPT
121.890.000
Thời gian chịu lãi
1,2
Lãi suất (năm)
7,8%
Lãi vay
7.346.853
1.2
Vay ngân hàng thương mại
90.000.000
Thời gian chịu lãi
1,2
Lãi suầt (năm)
13,92%
Lãi vay
6.674.640
Nguồn: báo cáo kết quả thẩm định dự án nhà máy SX xi măng HOÀNG LONG
Kết luận của cán bộ thẩm định:
Tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay: 400.111.493.000 tỷ đồng
- Vốn đầu tư cố định: 372.111.493 tỷ đồng
- Vốn lưu động: 28.000.000 tỷ đồng
e2. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án
- Đây là dự án được ưu đãi đầu tư cho nên công ty được hưởng nhiều lợi ích từ nhà nước, đặc biệt, phần vốn vay thương mại công ty được quỹ phát triển hỗ trợ 50% lãi suất (việc xác định lãi suất để hỗ trợ phát triển dựa trên lãi suất đầu tư và phát triển của nhà nước và lãi suất trên hợp đồng tín dụng). Ngoài ra công ty còn được hưởng các ưu đãi đầu tư khác như miễn giảm tiền thuê đất trong 10 năm, hỗ trợ kinh phí dạy nghề 300.000đ/công nhân, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo…
Bảng 10: doanh thu của dự án
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Công suất hoạt động
85%
90%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
Sản lượng sản xuất
314,500
333,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
-xi măng PCB 30
93,500
99,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
-xi măng PCB40
221,000
234,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
% tiêu thụ
96%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
Sản lượng tiêu thụ
301,920
333,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
-xi măng PCB 30
89,760
99,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
-xi măng PCB40
212,160
234,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
Doanh thu
185,395,200
204,480,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
nguồn: báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư nhà máy HOÀNG LONG
Bảng 11: Chi phí của dự án
Đon vị tính: triệu đồng
Năm
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Mức huy động công suất
85%
90%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
Sản lượng sản xuất
314,500
333,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
370,000
-xi măng PCB 30
93,500
99,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
110,000
-xi măng PCB40
221,000
234,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
260,000
Tổng giá thành sản xuất
169,870,012
172,297,005
178,852,810
175,062,992
171,273,173
167,483,355
164,544,446
163,500,446
144,245,094
144,245,094
Chi phí sản xuất
105,660,601
110,833,412
121,179,035
121,179,035
121,179,035
121,179,035
121,179,035
121,179,035
121,179,035
121,179,035
- Chi phí sản xuất PCB30
31,245,029
32,773,034
35,829,044
35,829,044
35,829,044
35,829,044
35,829,044
35,829,044
35,829,044
35,829,044
- Chi phí sản xuất PCB40
74,415,572
78,060,378
85,349,991
85,349,991
85,349,991
85,349,991
85,349,991
85,349,991
85,349,991
85,349,991
Khấu hao cơ bản
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
18,440,367
18,440,367
Trả lãi vay cố định
21,888,000
19,142,182
15,352,364
11,562,545
7,772,727
3,982,909
1,044,000
-
-
-
Trải lãi vay lưu động
3,628,800
3,628,800
3,628,800
3,628,800
3,628,800
3,628,800
3,628,800
3,628,800
3,628,800
3,628,800
Tiền thuê đất hàng năm
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Phí bảo hiểm XD và thiết bị
996,892
996,892
996,892
996,892
996,892
996,892
996,892
996,892
996,892
996,892
nguồn: báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư nhà máy HOÀNG LONG
Bảng 12: Lợi nhuận của dự án
Đon vị tính: triệu đồng
Năm
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Doanh thu thuần (không có VAT)
185,395,200
204,480,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
227,200,000
Tổng chi phí
169,870,012
172,297,005
178,852,810
175,062,992
171,273,173
167,483,355
164,544,446
164,544,446
164,544,446
164,544,446
Lợi nhuận trước thuế
15,525,188
32,182,995
48,347,190
5,137,008
55,926,827
59,716,645
62,655,554
63,699,554
82,954,906
82,954,906
Thuế thu nhập
-
-
-
5,213,701
5,592,683
5,971,664
6,265,555
6,369,955
8,295,491
8,295,491
Lợi nhuận sau thuế
15,525,188,
32,182,995
48,347,190
46,923,308
50,334,144
53,744,980
56,389,998
57,329,598
74,659,415
74,659,415
nguồn: báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư nhà máy HOÀNG LONG
Bảng 13: Dòng tiền vào
Đon vị tính: triệu đồng
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Dòng tiền vào
45,827,329
103,108,907
117,020,896
129,395,273
129,395,273
129,395,273
129,395,273
129,395,273
129,395,273
129,395,273
163,060,278
Hoàn thuế VAT
17,827,329
Thu thập trước thuế
15,525,188
32,182,995
48,347,190
52,137,008
55,926,827
59,716,645
62,655,554
63,699,554
82,954,906
82,954,906
Khấu hao cơ bản
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
18,440,367
18,440,367
Lãi vay vốn cố định đã tính trong giá thành
21,888,000
19,142,182
15,352,364
11,562,545
7,772,727
3,982,909
1,044,000
-
-
-
Vốn lưu động
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
TSCĐ thu hồi
33,665,005
Dòng tiền ra
400,111,493
28,000,000
28,000,000
28,000,000
33,213,701
33,592,683
33,971,664
34,265,555
34,369,955
36,295,491
36,295,491
VCĐ và lãi vay đầu tư
372,111,493
Vốn lưu động
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
28,000,000
Thuế thu nhập DN
-
-
-
5,213,701
5,592,683
5,972,664
6,265,555
6,369,955
8,295,491
8,295,491
Dòng tiền ròng
-354,284,164
75,108,907
89,020,896
101,395,273
96,181,572
95,802,590
95,423,609
95,129,718
93,025,318
93,099,782
126,764,787
nguồn: báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư nhà máy HOÀNG LONG
Kết luận của cán bộ thẩm định:
- NPV : 79.826.813.000đ > 0
- IRR : 14,907,% > 11%
- Thời gian hoàn vốn nội bộ: 5 năm 3 tháng
- Tỉ số chiết khấu giả định để tính toán 11%
- Dự án tính toán trên thời gian 10 năm
Bảng 14: Khả năng trả nợ của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Nguồn trả nợ
52,220,907
69,878,714
86,042,909
84,619,027
88,029,863
91,440,699
94,085,718
95,025,318
93,099,782
93,099,782
- Lợi nhuận sau thuế
15,525,188
32,182,995
48,347,190
46,923,308
50,334,144
53,744,980
56,389,998
57,329,598
74,659,415
74,659,415
- Khấu hao
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
37,695,719
18,440,367
18,440,367
Nghĩa vụ trả nợ
29,318,182
36,818,182
36,818,182
36,818,182
36,818,182
25,909,091
7,500,000
0
0
0
- Trả gốc Habubank
7,500,000
15,000,000
15,000,000
15,000,000
15,000,000
15,000,000
7,500,000
- Trả gốc quỹ HTPT
21,818,182
21,818,182
21,818,182
21,818,182
21,818,182
10,909,091
0
Cân đối suất trả nợ
23,902,726
33,060,532
49,224,728
47,800,845
51,211,681
65,531,609
86,585,718
95,025,318
93,099,782
93,099,782
nguồn: báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư nhà máy HOÀNG LONG
Bảng 15: Phân tích độ nhạy dự án
NPV (quan điểm ngân hàng) khi các biến đầu vào và giá cùng thay đổi
Điện than và dầu diezen cùng thay đổi
Giá bán thay đổi
-10%
-5%
0%
5%
10%
-10%
80,692,424
137,809,966
194,927,507
252,045,049
309,162,591
-5%
68,096,584
125,214,126
182,331,668
239,449,210
296,566,751
0%
55,500,745
112,618,287
169,735,828
226,853,307
283,970,912
5%
42,904,906
100,022,447
157,139,989
214,257,531
271,375,072
10%
30,309,066
87,426,608
144,544,150
201,661,691
258,779,233
20%
5,117,387
62,234,929
119,352,471
176,470,012
233,587,554
30%
-20,074,292
37,043,250
94,160,792
151,278,333
208,395,875
50%
-
-13,340,1108
43,777,434
100,894,976
158,012,517
Bảng 16: Phân tích độ nhạy dự án
IRR (quan điểm ngân hàng) khi các biến đầu vào và giá cùng thay đổi
Điện than và dầu diezen cùng thay đổi
Giá bán thay đổi
-10%
-5%
0%
5%
10%
-10%
-5%
17%
20%
23%
26%
30%
0%
16%
19%
23%
26%
29%
5%
15%
18%
21%
24%
28%
10%
14%
18%
21%
24%
28%
20%
13%
16%
20%
23%
26%
30%
11%
15%
18%
21%
25%
50%
-
11%
15%
19%
22%
f. Tài sản đảm bảo nợ vay
Để đảm bảo cho khoản vay trên, công ty đề nghị thế chấp toàn bộ giá trị tài sản trên đất trong quá trình đầu tư. Habubank sẽ là ngân hàng đầu mối giữ tài sản đảm bảo và làm các thủ tục đăng ký thế chấp theo quy định riêng (riêng phần thiết bị thì quỹ hỗ trợ cho vay nên không thuộc tài sản đảm bảo). Ngoài ra, ông Nguyễn Sỹ Tiệp dùng các tài sản khác để thế chấp bảo lãnh cho công ty, chủ yếu là bất động sản ở Hà Nội, Quảng Ninh… Trong đó chắc chắn ông Tiệp dùng nhà riêng của mình tại số 22 Phó Đức Chính để thế chấp bảo lãnh. Đây là bất động sản khoảng 300m2 đất (gồm 4 sổ đỏ liền nhau) tiếp giáp với 2 mặt phố: Phó Đức Chính và phố Trúc Bạch (hiện căn nhà này vừa dùng để ở và một phần cho thuê, tiền thuê nhà hàng tháng khoảng 100 triệu đồng). Ngoài ra, nếu khoản vay được duyệt thì sẽ yêu cầu ông Tiệp dùng các bất động sản khác nữa để bổ sung: đất tại 34 Trần Phú, đất tại Phùng Chí Kiên.
g. Hiệu quả kinh tế - xã hội
- Dự án thực hiện sẽ góp phần thu hút 450 lao động;
- Tạo thu nhập cho doanh nghiệp để tái đầu tư và mở địa bàn đầu tư hoạt động;
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
h. Đánh giá tổng quát
- Nhận xét
+ Chủ đầu tư: chủ đầu tư có nguồn vốn đối ứng để thực hiện dự án;
+ Thị trường tương lai của dự án là khá chắc chắn;
+ Dự án có tính khả thi, có thể thực hiện được.
- Kiến nghị, đề xuất
+ Các vấn đề vê lãi suất, thời hạn sẽ đàm phán với khách hàng trong quá trình thẩm định, tuy nhiên lãi suất cho vay sẽ không thấp hơn lãi suất quy định của Habubank trong thời điểm hiện tại, lãi suất sẽ áp dụng lãi suất thay đổi qua các thời kỳ trong suốt thời gian vay.
- Kết luận: Habubank sẽ tài trợ cho dự án khi có quyết định đồng tài trợ của các ngân hàng khác.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở HABUBANK
1. Những kết quả đạt được
Thực hiện chức năng thẩm định các dự án đầu tư, trong những năm vừa qua, Phòng phát triển kinh doanh của Habubank đã đạt được những thành tựu trên một số lĩnh vực sau:
1.1. Về tổ chức thực hiện
Với chức năng của một ngân hàng thương mại là được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân, trong đó hoạt động cho vay nói chung và cho vay trung dài hạn nói riêng là hoạt động quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn. Habubank đã không ngừng tiếp cận các dự án đầu tư và tổ chức thẩm định nghiêm túc theo các quy định của nhà nước trong việc áp dụng các quy định, thể chế vào công tác thẩm định nên đã đáp ứng được nhu cầu thẩm định các dự án. Cụ thể:
- Habubank đã bố trí nhân sự thích hợp đối với từng loại dự án và các cán bộ thẩm định tiến hành thẩm đinh một cách hiệu quả nhất. Hoạt động thẩm định đã có sự chuyên môn hoá giữa các ngành nghề mà doanh nghiệp xin vay vốn. Ví dụ với những dự án thuộc ngành thương mại thì ông NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG (hiện nay là phó phòng phát triển kinh doanh) làm trưởng nhóm thẩm định.
- Trong quá trình thẩm định, Habubank đã thực hiện tốt khâu kết hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan đến dự án như Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, các ngân hàng thương mại khác đồng tài trợ cho dự án,….
- Thực hiện các cuộc hội thảo bảo vệ dự án có sự tham gia của ban lãnh đạo Habubank, các nhà khoa học, các chuyên gia và các cán bộ tín dụng vào các ngày thứ 3 và thứ 5 trong tuần.
- Việc thẩm định dự án là tương đối linh hoạt phù hợp với đặc điểm riêng của từng dự án, đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nâng chất lượng thẩm định dự án lên một tầm cao mới.
Ví dụ như dự án nhà máy sản xuất xi măng HOÀNG LONG: ngay sau khi tiếp cận dự án nhà máy xi măng Hoàng Long, nhận được ý kiến chấp thuận của lãnh đạo ngân hàng Habubank, Phòng Phát triển kinh doanh tổ chức một tổ thẩm định gồm các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm trực thuộc pḥòng gồm 3 người là ông ĐẶNG VIẾT TOÀN (trưởng phòng ) làm trưởng nhóm; ông NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG (phó phòng) và ông NGUYỄN VĂN HẢI (chuyên viên) tham gia trực tiếp thẩm định. Để tập trung và chuyên tâm cho dự án này thì tổ thẩm định ngoài việc hoàn thành các công việc hàng ngày, có thể làm thêm giờ và thứ 7, chủ nhật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại HABUBANK.docx