Lời mở đầu 1
chương 1 4
Một số vấn đề chung về môi trường đầu 4
tư nước ngoài tại Việt Nam 4
1.1. Khái niệm chung về đầu tư nước ngoài 4
1.1.1. Một số quan niệm về đầu tư nước ngoài 4
1.1.2. Định nghĩa về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt nam 6
1.2. Các yếu tố cơ bản hình thành môi trường đầu tư nước ngoài 8
1.2.1 Sự ổn định về chính trị 8
1.2.2. Sự phát triển kinh tế – kỹ thuật 10
1.2.3. Sự phát triển của hệ thống pháp luật về Đầu tư 14
1.3. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế 23
chương 2 27
Một số vấn đề pháp lý về hoàn thiện 27
môi trường Đầu tư nước ngoài tại Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 27
2.1. Quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 1987; 1990; 1996; 2000. 27
2.1.1. Các quy định về bảo đảm Đầu tư 27
2.1.2. Các quy định về khuyến khích Đầu tư 32
2.1.3. Quyền kinh doanh của Doanh nghiệp FDI 39
2.1.4. Quản lý nhà nước về Đầu tư. 45
2.2. Những vấn đề đặt ra về hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế 47
quốc tế. 47
2.2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế. 47
2.2.2. Những vấn đề đặt ra của hội nhập kinh tế quốc tế đối với môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 49
2.3. Một số khó khăn thách thức hiện nay trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư. 53
CHƯƠNG 3 57
Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế 57
3.1. Một số giải pháp 57
3.1.1. Xây dựng chiến lược quy hoạch thu hút Đầu tư nước ngoài, trong đó xác định số ngành, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích thu hút ĐTNN. 57
3.1.2. Cải thiện môi trường đầu tư 58
3.1.3. Xúc tiến Đầu tư. 62
3.1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. 63
3.2. Một số kiến nghị của bản thân góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 65
kết luận 74
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cấp phép đầu tư nước ngoài và giao cho chính phủ quy định các địa bàn khuyến khích đầu tư, ban hành các danh mục các dự án khuyến khích đặc biệt là khuyến khích đầu tư, danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, danh mục các lĩnh vực không cấp giấy phép đầu tư. Điều 3 Nghị định 12 quy định Bộ kế hoạch đầu tư phối hợp các Bộ, nghành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Chính phủ quyết định và cho công bố các loại danh mục đó. Như vậy trong LĐTNN 1996 chúng ta vẫn chưa quy định dược danh mục các nghành nghề cụ thể cấm đầu tư hoặc đầu tư có điều kiện cho đến khi Nghị định 24/2000/CP ngày 31.7.2000 quy định chi tiết thi hành LĐTNN tại Việt Nam được ban hành, chính phủ công bố chính thức danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư, danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, danh mục lĩnh vực không cấp phép đầu tư. Các danh mục này được sửa đổi bổ sung theo hướng quy định rõ và bổ sung các lĩnh vực khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư, quy định rõ danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư. Thu hẹp danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo hướng không áp dụng hệ thống liên doanh đối với các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, thể thao giải trí, quy định rõ khái niệm dự án kinh doanh xây dựng. Hướng sửa đổi nói trên là phù hợp với xu thế trong khu vực. Luật Xúc tiến đầu tư trong nước 1998 của Hàn Quốc quy định cụ thể 1148 nghành nghề của nền kinh tế trong đó Hàn Quốc chỉ đóng cửa 13 nghành và hạn chế 13 lĩnh vực đối với ĐTNN. Luật kinh doanh của người nước ngoài 1998 của Thái Lan đã thu hẹp lĩnh vực cấm và hạn chế đầu tư từ 68 lĩnh vực theo Luật năm 1972 xuống còn 38 lĩnh vực.
* Quy định về thuế : LĐTNN 1987 đã quy định về các loại thuế một cách hợp lý vừa đảm bảo được lợi ích của nhà nước Việt Nam, vừa đảm bảo được lợi ích của nhà đầu tư, đồng thời có tính hấp dẫn hơn so với các loại thuế tương ứng được ban hành ở các nước Đông Nam á và Trung quốc.
Về thuế lợi tức: Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 quy định 3 mức thuế lợi tức: 30%;40%;50% là quá cao so với các nước khác trong khu vực. LĐTNN 1987 đã quy định thuế lợi tức cho các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng từ 10% - 25% lợi nhuận thu được trên cơ sở quy định này. Nghị định 139 đã quy định 3 loại: Trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư áp dụng 10% đến 14% lợi nhuận thu được; Trường hợp ưu tiên áp dụng 15% đến 20% lợi nhuận thu được, trường hợp phổ thông áp dụng từ 21% đến 25% lợi nhuận thu được.
Đối với các trường hợp tái đầu tư, LĐTNN 1987 đã quy định cơ quan thuế phải hoàn lại số tiền thuế lợi tức đã nộp liên quan đến phần lợi nhuận tái đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo. Trường hợp dự án có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư thì được miễn thuế lợi tức trong thời gian tối đa là 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong thời gian tối đa là 4 năm tiếp theo. Đối với những trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu tư thời gian miễn thuế lợi tức tối đa là 8 năm. Nghị định 12 cụ thể hoá mức thuế lợi tức ưu đãi trong các trường hợp khuyến khích đầu tư cũng như đơn giản các tiêu chuẩn được hưởng mức thuế lợi tức ưu đãi. Các mức thuế lợi tức ưu đãi này được hưởng trong thời gian tương ứng là 10 năm, 12 năm, 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh. Đối với các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), xây dựng chuyển giao (BT); xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO); xây dựng kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp (KCN); khu chế xuất (KCX); mức thuế lợi tức ưu đãi được áp dụng trong toàn bộ quá trình hoạt động của dự án. Nghị định này còn quy định về thời hạn giảm ,miễn thuế lợi tức như sau: Các dự án hưởng thuế lợi tức ưu đãi mức 20% được xét miễn thuế 2 năm, giảm 50%trong thời hạn tối đa 3 năm tiếp theo. Các dự án hưởng mức thuế lợi tức 15% được xét miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Các dự án hưởng mức thuế lợi tức 10% được xét miễn giảm thuế 4 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế lợi tức 8 năm. Nếu so sánh với đầu tư trong nước, thì mức thuế suất lợi tức với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn so với doanh nghiệp trong nước; Mức thuế suất lợi tức phổ thông áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước là 32%, mức thuế suất ưu đãi là 25%.
Nếu so sánh với các nước trên thế giới, với mức thuế lợi tức phổ thông áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở nước ta là 25% thì thuế suất của Việt nam vào loại thấp nhất, vì mức thuế suất thu nhập công ty của các nước khác thường ở mức 30%-60%. Do vậy mức thuế suất phổ thông của Việt Nam, cũng như các trường hợp miễn giảm được coi là hấp dẫn so với các nước trong khu vực như Brunei là 30%, Malaisia 28%, Mianma 30%, Thái Lan 30%, Trung Quốc 30%...Mặt khác quy định của Việt Nam về hoàn thuế lợi tức trong trường hợp tái đầu tư cũng vào loại hấp dẫn nhất trong khu vực vì Thái Lan, Indonexia, ấn Độ không có ưu đãi về tái đầu tư.
Về thuế xuất nhập khẩu: Việc miễn thuế nhập khẩu được áp dụng cho thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô dự án đầu tư và phương tiện vận chuyển nhập khẩu dùng để đưa đến công nhân. Chính phủ quy định việc miễn giảm thuế xuất nhập khẩu đối với các hàng hoá đăc biệt cần khuyến khích đầu tư khác. Luật đầu tư nước ngoài năm1996 bỏ qua quy định miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư và xe ô tô con. Nghị định 12 quy định cụ thể việc miễn thuế nhập khẩu đối với trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ. Miễn thuế nhập khẩu đối với các giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiêp, ngư nghiệp, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá, vật tư khác dùng cho các dự án đăc biệt khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nếu so sánh việc miễn thuế nhập khẩu đối với các nhà đầu tư trong nước thì quy định trên không ưu đãi hơn, bởi lẽ điều15, 16 Luật khuyến khích đầu tư trong nước, nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hoá sau đây mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu: như thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định hoặc để mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, phương tiện vân chuyển dùng để đưa đón công nhân.
Nhằm khuyến khích thu hút ĐTNN và tháo gỡ khó khăn đối với các dự án đang hoạt động, Chính phủ đã tiếp tục ban hành nhiều chính sách ưu đãi liên quan đến miễn thuế nhập khẩu đối với các dự án ĐTNN như Nghị định số10/1998/NĐ-CP ngày 23.1.1998 của chính phủ; quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26.3.1999 của TTg...Để nâng cao hiệu lực pháp lý của các biện pháp quan trọng này. Luật ĐTNN 2000 sửa đổi đã luật hoá các quy định trên và sửa đổi bổ sung một số quy định về miễn thuế nhập khẩu như sau: '' Doanh nghiệp có vốn ĐTNN, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định ... '' Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện điện tử nhập khẩu để sản xuất các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: LĐTNN 1987 quy định cụ thể về mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ 5%-10% số tiền chuyển ra nước ngoài. LĐTNN 1996 quy định cụ thể hơn: ngoài việc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhà ĐTNN khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài vẫn phải nộp một khoản thuế 5%, 7%, 10% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, tuỳ thuộc vào quy mô góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Để cải thiện môi trường đầu tư, Luật sửa đổi, bổ sung LĐTNN 2000 đã sửa đổi Điều 43 LĐTNN 1996 theo hướng giảm mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài xuống các mức tương ứng là 3%, 5%, 7%. Riêng nhà đầu tư ở KCX, KCN và nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được hưởng mức ưu đãi là 3%, còn nhà đầu tư ở các lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo nghiên cứu khoa học chỉ phải nộp tối đa là 5 %.
Về thuế giá trị gia tăng (GTGT): Đây là loại thuế mới chưa được quy định trong LĐTNN năm 1996 khi luật thuế GTGT được ban hành, doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải nộp thuế GTGT đối với các loại máy móc thiết bị, vật tư nhập khẩu đồng bộ để tạo tài sản cố định (chỉ được miễn đối với các loại thiết bị, máy móc, phương tiện chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được). Quy định này thực chất là đánh thuế vào vốn đầu tư của doanh nghiệp, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, trong khi sức hấp dẫn, tính cạnh tranh của môi trường đầu tư ở Việt Nam đang giảm dần. Để tháo gỡ những vướng mắc về thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, LĐTNN 2000 đã sửa đổi theo hướng cho phép thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải nhập khẩu đồng bộ (không phụ thuộc vào việc trong nước sản xuất được hay chưa) và vật tư trong nước chưa sản xuất được đều là đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT.
* Chuyển lỗ của doanh nghiệp: LĐTNN 1996 quy định cho phép doanh nghiệp liên doanh được chuyển lỗ của bất kì năm nào sang năm tiếp theo và được bù lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo nhưng không được quá 5 năm. Quy định đó chưa thật công bằng đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng được hưởng ưu tiên như doanh nghiệp liên doanh là được chuyển lỗ sang năm tiếp theo và được bù khoản lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo, nhưng không quá 5 năm.
* Quy định về hàng thay thế hàng nhập khẩu và trả lương bằng tiền nước ngoài: Một trong các lĩnh vực được LĐTNN 1987 khuyến khích đầu tư là sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu ( K1Đ3). Tuy nhiên một số quy định trong luật này lại không khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm của các xí nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam. Ví dụ Điều 16 LĐTNN 1987 quy định ''Lương và các khoản phụ cấp khác thu được của người lao động Việt nam được trả bằng tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài ''. Quy định này trên thực tế đã ngăn cấm cả việc xí nghiệp dùng những khoản tiền Việt Nam mà xí nghiệp thu được bằng cách tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam để trả lương cho người lao động Việt Nam. Điều 27 Luật ĐTNN 1987 về điều kiện để được miễn, giảm thuế lợi tức quy định ''Tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư, khối lượng hàng hoá xuất khẩu, tính chất và thời gian hoạt động, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn thuế lợi tức cho xí nghiệp liên doanh trong thời gian tối đa là 2 năm, kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo'' Rõ ràng quy định này cũng không đề cập đến vấn đề sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu.
Để giải quyết những vướng mắc nêu trên, LĐTNN (sửa đổi) năm 1990 đã sửa đổi bổ sung Điều 16 và 27 của LĐTNN 1987 như sau: Đoạn cuối của Điều 16 được sửa lại là'' Lương và các khoản phụ cấp của người lao động Việt Nam được trả bằng tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài trích từ tài khoản của xí nghiệp mở tại Ngân hàng''.
Bổ sung vào điều 27 một đoạn như sau:'' Tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn đầu tư khối lượng hàng xuất khẩu, khối lượng hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ, tính chất và thời gian hoạt động ...''
* Miễn giảm tiền thuê đất: Việc miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển được áp dụng cho các dự án BOT, BTO, BT, dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của chính phủ. Điều 42 Nghị định 12 quy định '' Tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển và việc miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển do Bộ Tài chính quy định.
* Cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp liên doanh: Trong LĐTNN năm 1987 có sự phân biệt về chế độ ưu đãi giữa các xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong đó xí nghiệp liên doanh được hưởng ba ưu đãi mà xí nghiệp 100% vốn nước ngoài lại không được hưởng, đó là được miễn, giảm thuế trong vài năm đầu(Đ27, Đ28) trong trường hợp đặc biệt được hưởng khung thuế lợi tức thấp nhất từ 10 - 15%; Được chuyển lỗ từ năm trước sang năm sau.
Khi ban hành LĐTNN 1987 mục đích chính của ta là khuyến khích việc thành lập hình thức xí nghiệp liên doanh, vì trong đó có phần góp vốn của bên Việt Nam và ta muốn thông qua hình thức xí nghiệp liên doanh để học hỏi kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, thông qua bên Việt Nam trong liên doanh để giám sát, kiểm tra hoạt động của xí nghiệp. Đến nay chủ trương này vẫn đúng. Nhưng thực tiễn thi hành LĐTNN còn cho thấy, trong thời gian đầu nhiều nhà ĐTNN muốn thành lập xí nghiệp liên doanh, vì họ chưa quen thị trường Việt Nam nên muốn thông qua bên Việt Nam trong liên doanh để cùng chia sẻ rủi ro và lo các thủ tục hành chính cần thiết. Đến nay, nhiều nhà ĐTNN nhất là những người đã quen thị trường Việt Nam và có ý đồ làm ăn lớn, có xu hướng muốn thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài hơn là xí nghiệp liên doanh vì họ muốn tự do trong kinh doanh hơn.
2.1.3. Quyền kinh doanh của Doanh nghiệp FDI
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là pháp nhân Việt Nam, bình đẳng trước pháp luật Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ chung như các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có toàn quyền chủ động quyết định chương trình và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trong khuôn khổ giấy phép đầu tư đã được cấp.
*Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu : Hoạt động xuất nhập khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong quyền kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Điều này thể hiện ở chỗ ngay từ thời điểm ban hành Luật ĐTNN 1987, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước rất hạn chế (chỉ có một số ít doanh nghiệp nhà nước được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp) nhưng các doanh nghiệp FDI đã được trực tiếp thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi giấy phép đầu tư. Đến nay khi quyền kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước theo quy định của Luật Thương Mại và Luật Doanh nghiệp được mở rộng, đặc biệt là quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã gần như xoá bỏ các hạn chế (quota, giấy phép) thì các doanh nghiệp có vốn ĐTNN (Theo quy định của LĐTNN 2000) càng được nới lỏng và dần dần bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước về một số lĩnh vực (như về xuất khẩu).
* Trong lĩnh vực kế toán, thống kê, bảo hiểm: Kế toán thống kê, bảo hiểm là một lĩnh vực quan trọng, thông qua công tác này cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp trên cơ sở xác định mức thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Cũng thông qua hoạt động này các doanh nghiệp tự đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình. Điều lệ ĐTNN năm 1977 (Khoản 2 Điều 14) và LĐTNN 1987 (Điều 18) đều quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng chế độ kế toán Việt Nam hoặc theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến mà được Bộ Tài chính chấp thuận. Nhưng nay, do chế độ kế toán của Việt Nam đã có nhiều cải tiến, phù hợp với hệ thống kế toán quốc tế phổ biến. LĐTNN 1996 quy định chặt chẽ hơn nhằm thống nhất sự quản lý. Luật quy định các doanh nghiệp nên áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam. Trường hợp do nhu cầu kế toán toàn cầu của những công ty, tập đoàn lớn hoặc thuộc nghành nghề đặc biệt thì mới được Bộ Tài chính cho áp dụng hệ thống kế toán nước ngoài (Điều 27 LĐTNN cùng với điều 62 Nghị định 24).
Đối với việc bảo hiểm tài sản LĐTNN năm 1987 quy định tài sản của xí nghiệp liên doanh được bảo hiểm tại công ty Bảo hiểm Việt Nam hoặc tại công ty Bảo hiểm khác do hai bên thoả thuận. Đây là quy định mới rất cần thiết, bảo đảm bảo hiểm tài sản cho các xí nghiệp có vốn ĐTNN mà trước kia Điều lệ ĐTNN 1977 chưa quy định. LĐTNN 1996 chỉ cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự tại các công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là họ không được mua bảo hiểm ở nước ngoài.
*Quyền kinh doanh trong vấn đề mở tài khoản: LĐTNN 1987 quy định xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam được ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận (Điều 17).So với quy định tương ứng trong Điều lệ đầu tư nước ngoài 1977 thì quy định trên mở rộng hơn, và Điều lệ quy định các doanh nghiệp phải mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Việc mở tài khoản vốn vay tại nước ngoài, Điều 17 LĐTNN 1987 quy định '' Xí nghiệp có vốn ĐTNN mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng ngoại thương Việt nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt nam được ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận ''.
Theo quy định trên, các xí nghiệp có vốn ĐTNN không được mở tài khoản vốn vay tại ngân hàng ở nước ngoài. Trong khi đó, trong thời gian qua có không ít dự án đầu tư xin được mở tài khoản tại Ngân hàng nước ngoài, nhất là đối với phần vốn vay tại nước ngoài, bởi lẽ người cho vay chỉ cho vay khi tài khoản vay này được mở tài khoản ở Ngân hàng tại nước ngoài, các nhà đầu tư cho rằng đây là một thông lệ quốc tế và rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
Trên tinh thần như vậy, LĐTNN 1992 đã sửa đổi bổ sung Điều 17 như sau '' Xí nghiệp có vốn ĐTNN mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng Việt Nam hoặc tại Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt được Ngân hàng Việt Nam chấp thuận, Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở tài khoản vốn vay tại Ngân hàng ở nước ngoài".
Tiếp tục hoàn thiện quy định trên, Điều 35 LĐTNN 2000 đã sửa đổi theo hướng : "trong trường hợp đặc biệt được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản tại Ngân hàng nước ngoài. Việc sửa đổi như thế cho phép mở rộng nội dung các tài khoản thật sự cần thiết của một số doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng cả ở trong nước và ngoài nước tại Ngân hàng nước ngoài, không chỉ giới hạn cho tài khoản vốn vay như trước đây; đồng thời vẫn giám sát được các tài khoản này trên cơ sở có sự xem xét, phê chuẩn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam khi mở tài khoản.
* Thành lập văn phòng điều hành: Trước khi có LĐTNN sửa đổi 2000 bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, thông thường thông qua văn phòng đại diện thương mại để triển khai các hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy trong chừng mực nào đó, văn phòng đại diện này đã thực hiện quá thẩm quyền được quy định trong giấy phép văn phòng đại diện, vì văn phòng đại diện không được phép kinh doanh, trong khi để triển khai các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và trong giấy phép đầu tư thì bên nước ngoài phải có các hoạt động nhằm mục đích kinh doanh, như kí các hợp đồng kinh tế, thu, chi tài chính và triển khai các hoạt động kinh doanh khác...Tình trạng này kéo dài rất lâu. Do đó cho đến trước thời điểm ban hành LĐTNN 2000 việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh cuả bên nước ngoài có không ít những khó khăn, vì luật pháp của ta không đồng bộ và đầy đủ, chứ không phải do phía nhà đầu tư. Sau khi LĐTNN sửa đổi 2000 được ban hành, Nghị định 24 đã quy định cụ thể tại điều 34, cho phép bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh được thành lập tại Việt nam văn phòng điều hành với tư cách đại diện cho bên nước ngoài. Văn phòng điều hành có con dấu và tài khoản riêng để tiến hành các hoạt động kinh doanh phù hợp với các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và giấy phép đầu tư.
Văn phòng điều hành được kí kết các hợp đồng kinh tế, tuyển dụng lao động. Các nghĩa vụ tài chính của văn phòng điều hành chính là các nghĩa vụ được quy định cho bên nước ngoài nêu trong giấy phép đầu tư. Quy định này đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc trong hoạt động của bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
* Vấn đề chuyển nhượng vốn: Việc chuyển nhượng vốn là hiện tượng bình thường trong kinh tế thị trường và là quyền chính đáng của nhà đầu tư. Tuy nhiên LĐTNN 1987 chỉ quy định việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Trên cơ sở đó Điều 33 Nghị định 139 đã quy định việc chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp liên doanh và các bên ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong liên doanh. Việc chuyển nhượng này phải được Hội đồng quản trị nhất trí và phải được Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư
(nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư) chuẩn y. Sau này LĐTNN 1996 đã quy định việc chuyển nhượng vốn một cách đầy đủ và thoáng hơn, cụ thể là quy định việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp có vốn ĐTNN, cũng như của hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo quy định mới, chỉ cần các bên thoả thuận không phải có sự nhất trí của Hội đồng quản trị, nhưng vẫn phải được cơ quan cấp phép đầu tư chuẩn y. Tuy nhiên, do sự chuyển nhượng vốn xảy ra nhiều và phát sinh lợi nhuận nên LĐTNN 1996 quy định việc phải nộp thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) 25%. Trường hợp chuyển nhượng cho bên Việt nam thì tuỳ trường hợp sẽ được miễn, giảm thuế.
Do quy định trên về chuyển nhượng vốn còn phức tạp và mang tính chất áp đặt nên LĐTNN 2000 sưả đổi quy định hợp đồng chuyển nhượng vốn chỉ cần đăng kí với cơ quan cấp phép đầu tư (Điều 34). Quy định này sẽ đơn giản đi rất nhiều về thủ tục so với cơ chế chuẩn y trước đây, nhằm hạn chế sự can thiệp quá sâu của cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
* Cân đối ngoại tệ: Nhằm mục đích ổn định cán cân thanh toán quốc tế trong điều kiện đồng tiền Việt Nam chưa có khả năng chuyển đổi và dự trữ ngoại tệ có hạn, LĐTNN năm 1996 quy định Doanh nghiệp có vốn ĐTNN, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự đảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài cho hoạt động của mình. Quy định này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu hoặc cho doanh nghiệp không có hàng xuất khẩu, không có nguồn thu ngoại tệ tại chỗ và cũng chưa phù hợp với tinh thần các nguyên tắc của WTO vì hạn chế doanh nghiệp được quyền tiếp cận nguồn ngoại tệ của các ngân hàng.
Để thực hiện từng bước xử lý vấn đề chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và tạo cơ sở pháp lý cho các Ngân hàng được quyền quyết định mua, bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tuỳ khả năng và điều kiện cụ thể, LĐTNN (sửa đổi năm 2000) đã sửa đổi Điều 33 của LĐTNN năm 1996 theo hướng:
Thay doanh nghiệp quy định doanh nghiệp tự cân đối ngoại tệ bằng việc cho phép doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mua ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Chính phủ bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với một số dự án đặc biệt quan trọng theo chương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ. Đồng thời để phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập, việc sửa đổi lần này đã loại bớt quy định bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với sản xuất thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu nói chung và chỉ bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đối với một số dự án quan trọng khác.
Việc nghiên cứu LĐTNN của các nước trong khu vực cho thấy các nước đều quy định doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải tự đảm bảo cân đối ngoại tệ. Malaixia cho phép nhà ĐTNN đổi đồng tiền của Malaixia ra ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài vốn, lợi nhuận, cổ tức, lãi tiền vay, tiền thuê và tiền hoa hồng tại các ngân hàng được phép hoạt động. ở Mianma các khoản vay nước ngoài cũng như việc chuyển vốn và lợi nhuận về nước phải được hội đồng đầu tư Mianma phê duyệt và phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối. ở Hàn Quốc, Luật về giao dịch ngoại hối có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1999 theo đó mọi kiểm soát và hạn chế về giao dịch ngoại hối giữa các doanh nghiệp và Ngân hàng Hàn Quốc với bên nước ngoài sẽ bị xoá bỏ.
* Việc tổ chức lại Doanh nghiệp: Việc chuyển đổi hình thức đầu tư, mua lại, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp là thực tế phổ biến trong hoạt động đầu tư của các nước. Một trong các hạn chế của LĐTNN năm 1996 là quan tâm chủ yếu đến việc cho phép thành lập và chấm dứt hoạt động doanh nghiệp mà chưa đề cập đến các hình thái vận động của doanh nghiệp trong quá trình phát triển như chuyển đổi hình thức đầu tư, việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp .... thời gian qua, mặc dù chúng ta đã xử lý linh hoạt việc cho nhà đầu tư lựa chọn c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5256.doc