MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NHTMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG 1
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI 1
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH 2
1.2.1. Khái quát về Chi Nhánh Thăng Long 2
1.2.2. Mô hình tổ chức của chi nhánh 3
1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MB CHI NHÁNH THĂNG LONG TRONG 3 NĂM 2007, 2008, 2009 5
1.3.1 Hoạt động huy động vốn 5
1.3.2 Hoạt động tín dụng 7
1.3.3 Kết quả kinh doanh 9
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG 11
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 11
2.1.1. Khái niệm tín dụng 11
2.1.2. Khái niệm rủi ro 12
2.1.3. Rủi ro tín dụng 14
2.2. QUY TRÌNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU 15
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU 19
2.3.1. Tình hình sử dụng vốn vào khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu 19
2.3.2. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu 22
2.3.3. Một số rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhập khẩu còn gặp phải của chi nhánh 24
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG 26
2.4.1. Những kết quả Chi Nhánh đã làm được 26
2.4.2. Một số hạn chế chi nhánh còn gặp phải 28
2.4.3. Nguyên nhân 29
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG 34
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CŨNG NHƯ CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI 34
3.1.1 Mục tiêu chung 34
3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể 34
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHI CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU VAY 35
3.2.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro. 35
3.2.1. Một số đề xuất 39
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng khi cho khách hàng doanh nghiệp vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động.
Rủi ro pháp lý : Các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện Ngân hàng. Lý do của việc khởi kiện có thể phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh bình thường, ví dụ việc Ngân hàng từ chối cấp lại hạn mức cho vay mà theo khách hàng là vô lý.
Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về Ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho Ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng
Trong hoạt động của Ngân hàng hàm chứa rất nhiều loại rủi ro nhưng đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Doanh thu chủ yếu của Ngân hàng là thu lãi từ hoạt động tín dụng nên rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất của Ngân hàng, gây thiệt hại về vật chất lẫn uy tín của Ngân hàng.
Theo khái niệm cơ bản nhất: đó là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM như:
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ nợ xấu trên qũy dự phòng tổn thất.
Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) – có khả năng chuyển thành nợ xấu cao.
Nợ không có tài sản đảm bảo.
Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng :
Chi tiêu này được xác định thông qua công thức sau:
Rủi ro tín dụng = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ.
Trong đó:
Nợ quá hạn: là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản chi phí, lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả.
Tổng dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định tổng số tiền Ngân hàng cho vay hiện khách hàng còn nợ.
Chỉ tiêu trên phản ánh chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng tốt còn ngược lại thì phản ánh việc đầu tư tín dụng không tốt của Ngân hàng
QUY TRÌNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU
Trước khi phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu tại chi nhánh, chúng ta cùng đi tìm hiểu quy trình tín dụng của hoạt động này tại ngân hàng. Quy trình tín dụng tại ngân hàng được chia làm 2 loại : Quy trình tín dụng ngắn hạn ; quy trình tín dụng trung và dài hạn. Về cơ bản 2 loại quy trình tín dụng này đều trải qua 6 bước từ khi tiếp thị và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đến khi tất toán thanh lý hợp đồng. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ thứ 2 sau :
Sơ đồ 2 : Quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu
TIẾP THỊ VÀ HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT HỒ SƠ
HOÀN THIỆN HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC VAY VỐN (QUYẾT ĐỊNH CHO VAY )
GIẢI NGÂN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
GIÁM SÁT KHOẢN VAY
TẤT TOÁN, THANH LÝ HỢP ĐỒNG
THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO
Phân tích nghiệp vụ từng quy trình
1, Tiếp thị và hướng dẫn thủ tục
Đây là bước đầu tiên trong các quy trình cần thực hiện khi cho khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu vay. Tại bước này nghiệp vụ quan hệ khách hàng ( NVQHKH ) cần thực hiện:
Tìm kiếm, tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu khách hàng
Hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho khách hàng
Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn
Từ chối cho vay ( nêu rõ lý do ) hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ vay vốn.
Nhân viên hướng dẫn hồ sơ vay vốn cho khách hàng, hồ sơ gồm:
Hồ sơ pháp lý.
Hồ sơ khoản vay.
Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
Khi nộp hồ sơ vay phải có đầy đủ thủ tục hợp lý và nêu rõ mục đích vay vốn, đồng thời phải có chữ ký hợp pháp của người đại diện xin vay hoặc đóng dấu của cơ quan (nếu có) kể cả bảng kế hoạch hoạt động của đơn vị vay.
2, Thẩm định, xét duyệt khoản vay.
Sau khi đã hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết NVQHKH thực hiện thẩm định, lập tờ trình tín dụng và chấm điểm tín dụng. Tiếp đó chuyển hồ sơ vay vốn đến các cấp có thẩm quyền để xét duyệt khoản vay.
Nếu chấp thuận cho vay thì NVHTQHKH sẽ phối hợp với NVQHKH hoặc bên thứ 3 có uy tín định giá TSBĐ, kiểm tra hồ sơ vay vốn và hỗ trợ chấm điểm tín dụng hoặc chấm điểm tín dụng theo quy định của MB. Còn QLTDCN/QLTDHS sẽ tái thẩm định khoản vay theo quy định của MB
TPĐVCV/GĐĐVCV/ban TGĐ/ CTHĐQT thực hiện kiểm soát các điều kiện vay vốn và phê duyệt các khoản vay theo hạn mức phán quyết.
3, Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Sau các thẩm định, xét duyệt khoản vay quy trình tiếp theo là hoàn thiện hồ sơ và thủ tục vay vốn cho khách hàng.
NVHTQHKH tiếp nhận hồ sơ đã được phê duyệt và lập thông báo gửi khách hàng về việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay. Các điều kiện cần bổ sung trong trường hợp chấp thuận cho vay. ( soạn thảo các hợp đồng, văn bản theo mẫu của Ngân Hàng phù hợp với nội dung đã được phê duyệt.)
PTHT hoặc TPĐVCV kiểm soát nội dung các hợp đồng, văn bản và ký nháy vào cuối các trang tài liệu.
4, Giải ngân hợp đồng tín dụng.
Khi đã hoàn thiện hồ sơ và thủ tục vay vốn Ngân Hàng thực hiện giải ngân hợp đồng tín dụng.
NVHTQHKH lập khế ước nhận nợ khi nhận được giấy đề nghị giải ngân của khách hàng. Và trình các cấp có thẩm quyền ký phê duyệt giải ngân, lập hạn mức thấu chi, đồng thời bàn giao hồ sơ TSBĐ cho KTTV để thực hiện nhập kho TSBĐ.
KTTV kiểm tra các điều kiện giải ngân và giải ngân khoản vay, lưu hồ sơ giải ngân theo quy định. Hoạch toán TSBĐ theo nội dung phiếu nhập kho và nhập kho hồ sơ gốc TSBĐ.
Tiếp đó PTHT hoặc TPĐVCV kiểm soát hồ sơ giải ngân/ lập hạn mức thấu chi.
TPĐVCV/ GĐĐVCV/ ban TGĐ/ CTHĐQT thực hiện kiểm soát các điều kiện vay vốn và phê duyệt giải ngân khoản vay/ phê duyệt lập hạn mức thấu chi.
5, Giám sát khoản vay đồng thời thu nợ, lãi, phí, và các xử lý phát sinh.
Sau tất cả các thủ tục được cho vay, giải ngân tín dụng đến khách hàng Ngân Hàng tiếp tục quy trình giám sát khoản vay.
NVQHKH kiểm tra định kỳ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng và NVHTQHKH thông báo nợ cho khách hoặc thực hiện chuyển nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn theo quy định của MB.
KTTV hạch toán giải ngân, định kỳ thu gốc, lãi, phí khoản vay theo quy định và ghi chép đầy đủ.
6, Tất toán, thanh lý hợp đồng.
Bước cuối cùng trong các quy trình hoạt động cho hộ kinh doanh vay là tất toán, thanh lý hợp đồng.
KTTV thực hiện thu tất toán khoản vay.Còn NVHTQHKH thực hiện thông báo giải chấp TSBĐ và xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đồng thời làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng và hoàn trả hồ sơ TSBĐ cho khách hàng. Đồng thời kho quỹ xuất kho hồ sơ gốc TSBĐ.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU
Doanh số cho vay và dư nợ cho vay là 2 tiêu chí phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy để tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu của chi nhánh ta sẽ thông qua việc phân tích các số liệu về doanh số cho vay và dư nợ cho vay của chi nhánh trong hoạt động này.
Tình hình sử dụng vốn vào khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu
“Doanh số cho vay là số tiền mà bạn cho vay trong 1 kỳ, tức là 1 khoảng thời gian, có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm...’’. Sau đây ta đi tìm hiểu sô liệu doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu trong thời gian 3 năm 2007, 20008, 2009 của MB chi nhánh Thăng Long qua bảng số liệu 3
Bảng 3 : Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu theo thời gian.
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng doanh số cho vay
1,560
100
2,330
100
3,820
100
770
49.35
1590
71.30
Dài hạn
0
0
350
15.69
850
19.64
350
-
500
143.86
Trung hạn
300
19.27
550
41.26
1,100
35.86
250
83.33
550
100
Ngắn hạn
1,260
80.76
1,430
43.15
1,870
44.50
170
13.50
440
30.76
Số khách hàng vay
6
10
20
4
10
Qua những số liệu thống kê ở bảng 3 về thực trạng hoạt động tín dụng trong doanh số cho khách hàng doanh nghiệp vay tại chi nhánh ta thấy được chi nhánh khá thành công trong hoạt động này. Tổng doanh số cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước. Con số thể hiện là: Năm 2007 tổng doanh số cho vay đạt 1,560 tỷ đồng với 6 người vay, năm 2008 tổng doanh số cho vay đạt 2,330 tỷ đồng với 10 người vay và đến năm 2009 số người vay tăng gấp đôi là 20 người và doanh số cho vay là 3,820 tỷ đồng. Do kinh tế thị trường phát triển mạnh đồng nghĩa với hoạt động nhập khẩu cũng tăng trưởng, dẫn đến nhiều nhà kinh doanh nhập khẩu ra đời và cùng với nó thì doanh số cho vay này tại chi nhánh Thăng Long cũng tăng. Tốc độ tăng năm 2008/2007 là 1.49 lần tương ứng với số tiền tăng là 770 tỷ đồng. Còn năm 2009/2008 là 1.71 lần, tương ứng với số tiền chênh lệch là 1,590 tỷ đồng. Với tình hình kinh tế bất ổn năm vừa rùi thì tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay của chi nhánh như vậy được xem là lớn và hiệu quả kinh doanh tốt. Điều đó chứng tỏ chi nhánh tạo được uy tín trong giới kinh doanh và thu hút được nhiều doanh nghiệp về phía mình.
Tại MB thời hạn cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu được chia thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó chủ yếu là hoạt động cho vay ngắn hạn, tiến dần lên trung hạn còn cho vay dài hạn mới 2 năm gần đây có và chỉ dành cho khách hàng quen thuộc với hoạt động tín dụng của MB, hoặc khách hàng được xem là tiềm năng lớn, kinh doanh lớn.
Nhìn bảng doanh số cho vay trên ta thấy sự chênh lệch giữa các năm trong từng loại hình vay và sự khác nhau giữa các hình thức vay trong cùng 1 năm. Năm 2007 tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 80.76%, trung hạn là 19.24%, còn chưa phát triển đến cho vay dài hạn. Cho thấy lúc này cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn hẳn cho vay trung hạn và dài hạn. Sang năm 2009 tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 44.5%, tỷ trọng cho vay trung hạn là 35.86 và tỷ trọng cho vay dài hạn là 19.64%. Mức độ chênh lệch tỷ trọng năm 2009 không nhiều nhưng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn 2 hình thức cho vay còn lại. Chi nhánh cũng dần tiến triển mạnh và mạo hiểm hơn khi cho vay dài hạn.
Năm 2008 tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm chỉ còn 43.15% tương ứng với 1,430 tỷ đồng. Dù tỷ trọng cho vay so với tổng doanh số cho vay của năm có giảm so với 2007 nhưng lượng tiền cho vay trong ngắn hạn năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007 là 170 tỷ đồng. Năm 2008 tỷ trọng cho vay dài hạn là 15.69% tương ứng với 350 tỷ đồng và tăng 350 tỷ đồng so với 2007. Đây là 1 hoạt động đột phá mới của chi nhánh. Đồng thời tỷ trọng cho vay trung hạn 2008 cũng cao hơn 2007. Điều đáng chú ý năm là năm 2009 tỷ trọng cho vay dài hạn tiếp tục tăng, cho vay ngắn hạn và trung hạn giảm xuống 1 chút. Mặc dù vậy số tiền cho vay của ngắn hạn và trung hạn vẫn lớn hơn cho vay dài hạn.
Chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn, điều đó để dễ kiểm soát hơn và nhất là vòng quay vốn sẽ nhanh hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn. Nhưng càng ngày cùng với sự phát triển thị trường chi nhánh đã bạo dạn cho vay mạnh vì thế cho vay trung và dài hạn đang tăng. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB chi nhánh Thăng Long như vậy là mức cao.
Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định tổng số tiền Ngân hàng cho vay hiện khách hàng còn nợ.
Công thức : Dư nợ = Tổng doanh số cho vay – tổng doanh số thu nợ
Bảng 4 : Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu theo thời hạn
Đơn vi tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Sô tiền
TT (% )
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối ( % )
Tổng dư nợ
1,610
100
2,748
100
4,950
100
1,138
70.68
2,202
80.13
Dài hạn
0
0
350
13.26
1,200
24.24
350
-
850
243.00
Trung hạn
310
22.98
858
28.40
1,750
35.35
548
176.77
1000
133.33
Ngắn hạn
1,300
77.02
1,540
58.34
2,000
40.41
270
21.26
460
29.87
Ngày nay nền kinh tế thị trường đang tiến tới thương mại hóa, toàn cầu hóa, thị trường Việt Nam tăng trưởng nhanh, mạnh, dẫn đến tình trạng nhập khẩu tăng. Do không đủ vốn kinh doanh và không đảm bảo thanh toán tín dụng nên hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu phát triển. Doanh số cho vay qua các năm tăng, dẫn đến tổng dư nợ cho vay cũng tăng do có cho vay trung và dài hạn. Tổng dư nợ năm 2009 lên đến 4,950 tỷ đồng và chênh lệch so với năm 2008 là 2,202 tỷ đồng. Năm 2008 có tổng dư nợ chênh lệch với năm 2007 là 1,138 tỷ đồng. Từ các con số tổng dư nợ, mức chênh lệch dư nợ giữa các năm và doanh số cho vay từng năm của chi nhánh qua 2 bảng 3 và 4 trên ta thấy được rằng hoạt động kinh doanh này tại chi nhánh là khá tốt, ổn định và phát triển mạnh. Khách hàng tham gia hoạt động này nhiều và khả năng trả nợ cao.
Cũng giống như doanh số cho vay dài hạn, năm 2007 doanh số cho vay dài hạn bằng 0 dẫn đến dư nợ cho vay dài hạn cũng bằng 0. Và đến năm 2009 tốc độ doanh số cho vay dài hạn tăng vọt lên đến 850 tỷ đồng và dư nợ cho vay dài hạn cũng là 1,200 tỷ đồng, chiếm 24.24% so với tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu. Lượng dư nợ và doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn trung hạn và dài hạn chứng tỏ người dân vẫn còn kinh doanh nhỏ, nhập khẩu các mặt hàng thông thường, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là những ngành thu lại lợi nhuận nhanh.
Thêm vào đó tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn ( nhỏ hơn 1 năm ) nhỏ hơn dư nợ cho vay chứng tỏ Chi Nhánh chưa thu được nợ, có thể chưa đến hạn trả hoặc cũng có thể việc thu nợ của Chi Nhánh gặp khó khăn. Đặc biệt trong cho vay trung hạn và dài hạn, mức độ chênh lệch dư nợ cho vay giữa các năm lớn. Điều đó chứng tỏ Chi Nhánh có nguồn vốn vững vàng, lớn đề tham gia mạo hiểm cùng các doanh nghiệp, đồng thời hoạt động tín dụng của Chi Nhánh cũng phát triển mạnh, thu hút nhiều khách hàng và có uy tín lớn. Nhưng vẫn còn khả năng khách hàng chưa trả nợ nên tỷ lệ dư nợ tăng cao.
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn luôn chiếm ưu thế hơn dư nợ trung và dài hạn. Điều đó chứng tỏ số tiền Chi Nhánh cho khách hàng doanh nghiệp vay ngắn hạn nhiều hơn. Nhưng ta có tỷ trọng dư nợ trung hạn và dài hạn đang dần tăng lên và tiến dần gần bằng với tỷ lệ dư nợ ngắn hạn. Qua đó cho thấy các doanh nghiệp đang dần kinh doanh nhiều lên vào hàng hóa chất lượng lớn, thu lợi nhuận cao nhưng thời gian lâu. Và cũng thể hiện nền kinh tế Việt Nam đang đi lên, phấn đấu ngang bằng với thị trường quốc tế. Hi vọng vào một tương lai tốt đẹp và niềm tin vào MB.
Một số rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhập khẩu còn gặp phải của chi nhánh
Trong thực tế nợ xấu ( nợ quá hạn ), tồn tại như một tất yếu khách quan, là mối đe doạ cho các Ngân hàng thương mại. Như chúng ta đã biết, bản chất của tín dụng là sự hoàn trả, thế nhưng sau một thời gian cho vay mà không thu được vốn và lãi đúng hạn thì rủi ro tín dụng sẽ xảy ra. Như vậy cụ thể rủi ro tín dụng là nợ quá hạn tăng, số lãi phải thu, lãi treo trên tài khoản nợ quá hạn đó là các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó tồn tại các doanh nghiệp kinh doanh đang đà đi xuống và có khả năng không trả được nợ trong tương lai được gọi là các khoản nợ cần chú ý.
Hiện tại chi nhánh có các khoản nợ quá hạn ( nợ xấu ) được thể hiện cụ thể qua bảng phân tích sau:
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn tại Chi Nhánh qua 3 năm
CHỈ TIÊU
Năm
Biến động
2008/2007
2009/2008
2007
2008
2009
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt Đối
Tương đối (%)
Tổng dư nợ
1,610
2,748
4,950
1,030
63.97
2310
87.50
Nợ quá hạn
45
65
53
20
44.44
-12
-18.46
NQH/TDN
2.79
2.37
1.07
-0.42
-15
-1.3
-54.85
1.Dài hạn
0
0
0
0
0
1. Trung hạn
10
15
13
5
50
-2
-13.33
2. Ngắn hạn
35
50
40
15
42.86
-10
-20
Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm 2008 do tình hình kinh tế phức tạp, không ổn định bị ảnh hưởng từ nền kinh tế Mỹ dẫn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu không được thuận lợi lắm. Dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng so với năm 2007 là 5 tỷ đồng, cụ thể là năm 2008 nợ quá hạn 15 tỷ còn năm 2007 nợ quá hạn 10 tỷ, tương ứng tăng 50% so với năm 2007. Mặt khách cũng do lực lượng tín dụng tại Chi Nhánh còn yếu, cộng với số lượng ít nên không thể quản lý chặt chẽ được số lượng khách hàng, cũng như không thể thẩm định chính xác dự án kinh doanh của doanh nghiệp.
Sang năm 2009, lúc này mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn bất ổn nhưng đã phần nào đi vào ổn định hơn và quen với điều đó hơn. Chi nhánh cũng thường xuyên họp để thông báo tình hình hoạt động cũng như đưa ra các giải pháp cho tình hình xấu xảy ra, chính vì vậy mà nợ quá hạn và nợ xấu chờ xử lý của Chi Nhánh được giảm so với năm 2008. Nhưng số lượng khách hàng đông và vẫn còn lý do nên không tránh khỏi các khoản nợ xấu. Nợ quá hạn năm 2009 là 53 tỷ đồng, giảm 12 tỷ đồng và tương ứng với giảm 18.46% nợ quá hạn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua 3 năm giảm liên tục và đáng kể, điều này cho thấy Chi Nhánh Thăng Long hoạt động càng có hiệu quả. Cho vay dài hạn mới có năm 2008, mà cho vay dài hạn thời hạn trên 5 năm, nên chưa xuất hiện nợ quá hạn. Thêm nữa các doanh nghiệp vay dài hạn thường là các doanh nghiệp lớn, kinh doanh lớn và dự án lâu dài, vì vậy khi mới vay để tạo uy tín cho bản thân, các doanh nghiệp trả lãi và các khoản phát sinh khác đầy đủ.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG
Những kết quả Chi Nhánh đã làm được
Kết quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu tại MB Thăng Long nói chung như vậy là tốt, tốc độ tăng trưởng ở mức cao, vững. Sắp tới Chi Nhánh đang có chiến lược tập trung phát triển hoạt động tín dụng này một cách mãnh mẽ để trở thành hoạt động tín dụng có nguồn thu lớn cho Chi Nhánh cũng như Ngân Hàng. Tăng vị thế cạnh tranh của Ngân Hàng và phòng khách hàng doanh nghiệp. Nhưng hoạt động này hàm chứa rất nhiều rủi ro vì vậy Chi Nhánh cũng như Ngân Hàng luôn họp bàn thường xuyên và đưa ra nhiều giải pháp để giảm tối thiểu rủi ro tín dụng không may xảy ra. Sau đây là một số các kết quả cụ thể mà MB Thăng Long đã đạt được.
Một là : Nguồn vốn huy động của MB Chi Nhánh Thăng Long liên tục tăng đều và ổn định, có thể xem đây là một thế mạnh của Chi Nhánh. Với khả năng đó Chi Nhánh đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vay của mọi khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là đầu tư phát triển vào lĩnh vực hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh này. Tính đến năm 2009 tổng vốn huy động của Chi Nhánh tăng 8 lần so với năm 2007 và đạt 8,537.57 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động lớn nhất của Chi Nhánh là tiền gửi tiết kiệm của dân cư trên địa bàn, đây là nguồn vốn ổn định và có số lượng rất lớn.
Hai là : Để thu hút khách hàng đến với MB nhiều hơn, Ngân Hàng đã đưa ra một số ưu tiên của ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán.
+ Thư tín dụng nhập khẩu : Trong nhập khẩu việc kinh doanh của các doanh nghiệp hàm chứa rất nhiều rủi ro, đặc biệt trong thanh toán ngoại thương. Khi mở L/C tại MB, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được MB bảo lãnh phát hành L/C và thực hiện thanh toán cho đối tác của khách hàng ở nước ngoài khi nhận bộ chứng từ giao hàng phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.
+ Nhờ thu bộ chứng từ nhập khẩu: Được lập tại ngân hàng với mức phí thấp
+ Bảo lãnh nhận hàng : Để thuận tiện cho doanh nghiệp nhận hàng nhập khẩu, MB cung cấp dịch vụ Bảo lãnh nhận hàng dựa trên hạn mức tín dụng dành cho doanh nghiệp cũng như phương án mở LC của khách hàng. Người nhập khẩu có thể làm thủ tục nhận hàng ngay khi hàng cập cảng mà bộ chứng từ chưa được xuất trình tại MB bằng cách ký hậu vận đơn (trong trường hợp khách hàng có vận đơn gốc) hoặc sử dụng thư bảo lãnh nhận hàng (trong trường hợp khách hàng không có vận đơn gốc). Đáp ứng nhu cầu nhận hàng ngay và giảm phí lưu kho, lưu bãi của doanh nghiệp.
Ba là : Chi Nhánh cũng như phòng khách hàng doanh nghiệp thường xuyên họp bàn để thông báo thực trạng hoạt động tín dụng và đưa ra các vấn đề xử lý kịp thời khi có trường hợp xấu xảy ra, giám sát theo dõi các khoản cho vay. Thêm vào đó khi xuất hiện có nợ xấu hay nợ quá hạn, phòng khách hàng doanh nghiệp có giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân giải quyết, đi đòi nợ
Bốn là : Chi Nhánh cũng đã tổ chức đào tạo các cán Bộ tín dụng mới để chất lượng đội ngũ được nâng lên. Và hàng tháng có bộ phận chuyên viên riêng thường họp chuyên đề về biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu , nợ đã xử lý rủi ro, như vậy phần nào tránh được rủi ro đối với Chi Nhánh.
Năm là : Có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nhỏ và giảm dần điều đó cho thấy Chất lượng cho vay doanh nghiệp nhập khẩu của Chi Nhánh nhìn chung tốt, và có biến chuyển cũng theo chiều hướng thích cực. Do Ngân Hàng cũng phần nào đưa ra các thể lệ và điều kiện cho vay chặt chẽ.
Tóm lại tình hình hoạt động tín dụng của Chi Nhánh nói chung và của ngành tín dụng khách hàng nhập khẩu nói riêng nhìn chung là có nhiều triển vọng tốt. Trong thời kỳ mà nhu cầu nhập khẩu tăng, nhu cầu vay vốn nhiều, nhu cầu bảo đảm thanh toán lớn thì Chi Nhánh được xem là hoàn thành tương đối tốt, thỏa mãn được nhu cầu khách hàng. Nhưng do bản thân sản phẩm chứa nhiều rủi ro, và do ngân hàng luôn mong muốn đạt kế hoạch lớn nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải được giải quyết nhằm tiến tới một hoạt động cho vay hoàn hảo hơn, chất lượng kết qủa tốt hơn cho Chi Nhánh cũng như cho MB
2.4.2. Một số hạn chế chi nhánh còn gặp phải
Nguốn vốn Chi Nhánh chủ yếu là từ vốn huy động tiền gửi của khách hàng địa phương, nên Chi Nhánh luôn phải tạo được uy tín trong lòng khách hàng để khách hàng gửi tiết kiệm vào đó. Bên cạnh đó nếu có vấn đề xảy ra tại địa phương rất có thể các cư đân trong địa phương đó ồ ạt đi rút tiền, và Ngân Hàng khó tránh khỏi những rủi ro thiếu tiền trả. Nguồn vốn của Chi Nhánh chưa đa dạng hóa và phong phú thu các loại hình vì vậy Chi Nhánh nên tập trung thêm vào việc có nguồn thu vốn từ vốn điều chuyển, vốn vay chẳng hạn.
Điều đáng nói đến là cán bộ tín dụng tại Chi Nhánh Thăng Long. Cán bộ công nhân viên của Chi Nhánh còn ít, còn trẻ và kinh nghiệm chưa nhiều. Dẫn đến việc thẩm định, giám sat không được đảm bảo, làm cho chất lượng tín dụng xấu. Do còn trẻ nên khả năng xử lý các tình huống xảy đến ít được kịp thời và phản ánh đúng mức. Cần đào tạo và bồi dưỡng thêm về chuyên ngành và các vấn đề kinh tế khách cho cán bộ quản lý cũng như nhân viên trong Chi Nhánh để có thể phân tích và nắm bắt thị trường một cách tốt nhất.
Trong hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại nợ quá hạn. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nhỏ hơn 2% nhưng vẫn lớn hơn 1%. Điều đó chứng tỏ chưa làm cho mức độ rủi ro đạt mức thấp nhất có thể. Chi Nhánh vẫn còn có thể làm được tốt hơn vậy.
Do ít cán bộ nhân viên nên Chi Nhánh vẫn còn tập trung vào một số khách hàng lớn mà Chi Nhánh coi là khả quan. Các khách hàng lớn kinh doanh mặt hàng lớn và số tiền vay thì cực lớn. Như vậy hoạt động tín dụng Chi Nhánh còn tập trung, thiếu dàn trản sang nhiều loại hình doanh nghiệp.
Chưa khai thác và thực hiện hoàn chỉnh công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, phân tích , dự báo thông qua các báo cáo thống kê phục vụ cho công tác điều hành trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.4.3. Nguyên nhân
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động của NHTM. Chính vì tính tất yếu nên ngân hàng có thể phòng ngừa tốt để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng khi cho khách hàng doanh nghiệp vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Thăng Long.doc