Đề tài Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH BẮC NINH 2

1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Ninh 2

1.1. Sơ lược ra đời 2

1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của CN Bắc Ninh trong thời gian qua: 6

1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng va RRTD tại chi nhánh. 12

1.4. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh: 14

1.5. Đánh giá chung về rủi ro và biện pháp phòng ngừa RRTD tại Chi nhánh Bắc Ninh. 20

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐT & PT BẮC NINH 29

2.1 Phương hướng hoạt động của NH ĐT& PT Bắc Ninh trong thời gian tới: 29

2.2. Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng 34

2.3. Một số kiến nghị 37

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việc đánh giá rủi ro tín dụng đối với chi nhánh là điều rất quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần giúp ngân hàng có cái nhìn khách quan hơn đối với từng loại hình cho vay từ đó có thể nhận xét về chất lượng tín dụng của từng loại cho vay dẫn đến điều chỉnh cơ cấu cho vay hợp lý: Bảng 1.5. Nợ quá hạn qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ 900 1150 1320 Tổng dư nợ quá hạn 1.8 4.6 6.6 Tổng dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ(%) 0.2 0.4 0.5 (Nguồn: Phòng NVKD chi nhánh Bắc Ninh) Qua bảng số liệu trên ta thấy NQH tăng dần qua các năm, năm 2004 la 1.8 tỷ đồng chiếm 0.2% tổng dư nợ, năm 2005 tổng NQH là 4.6 tỷ đồng, về số tuyệt đối tăng 2.8 tỷ đồng, tăng 0.25 so với năm 2004. Năm 2006 tổng NQH là 6.6 tỷ đồng chiếm 0.5% tổng dư nợ, so với năm 2005 là tăng 0.1%. Tuy nhiên tỷ lệ NQH của Chi nhánh tăng lên chủ yếu do dư nợ tín dụng tăng. Điều đó không phản ánh thực chất rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Và với tỷ lệ NQH này thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng là tương đối tốt. Kết quả trên đạt được là do Ban giám đốc đã vận dụng sáng tạo các quyết định thể chế, quyết định mới ban hành của NHNN để tạo điều hành cho việc cho vay, thu nợ phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển xã hội của địa phương kết hợp với sự cố gắng của các cán bộ tín dụng chuyên quản. Riêng năm 2006 tỷ lệ NQH của chi nhánh tương đối cao vì vậy ngân hàng cần xem xét và có biện pháp khắc phục. Song nhìn chung tỷ lệ NQH của chi nhánh Bắc Ninh là thấp, điều này chứng tỏ công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh thực hiện tốt. Để thấy rõ hơn về tình hình NQH của chi nhánh ta phân tích NQH theo một số chỉ tiêu sau: Bảng 1.6: NQH phân theo loại cho vay. Nợ QH Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1 55.56 2.8 61.04 4.2 63.77 Trung dài hạn 0.8 44.44 1.8 38.96 2.4 36.23 TỔNG SỐ 1.8 100 4.6 100 6.6 100 Ta thấy NQH ngắn hạn năm 2004 là 1 tỷ đồng chiếm 55.56% tổng NQH nhưng sang năm 2005 đã tăng lên 2.8 tỷ đồng chiếm 61.04% tổng dư NQH và năm 2006 là 4.2 tỷ đồng chiếm 63.77% tổng dư NQH, tăng 1.4 tỷ đồng so với năm 2005. Song so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn thì tỉ lệ tăng NQH không phải là cao. Tuy nhiên tỷ lệ NQH trung dài hạn tuy đã giảm qua các năm nhưng dư nợ quá hạn trung dài hạn vẫn còn ở mức khá cao. Năm 2004 NQH trung dài hạn là 800 triệu đồng, chiếm 44.44% tổng NQH , sang năm 2005 là 1.8 tỷ đồng, chiếm 38.96% tổng NQH đến năm 2006 NQH trung dài hạn là 2.6 tỷ đồng chiếm 36.23% tổng dư nợ quá hạn. Đặc biệt trong năm 2006 do nhu cầu vay nhiều, đầu tư cho vay ngắn hạn đối với các hộ sản xuất kinh doanh ở làng nghề nhiều nên phương án trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện đồng đều. Dư nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với NQH trung dài hạn.Thực chất ở đây do việc đầu tư cho vay ngắn hạn tăng liên tục cả về số tuyệt đối và số tương đối. NQH của ngân hàng chủ yếu nằm trong cho vay ngắn hạn trong đó tập trung vào một số hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Vì vậy các cán bộ tín dụng cần phải quan tâm sát sao hơn tới hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Thứ hai: nợ qua hạn theo thành phần kinh tế. Bảng 1.7: NQH theo thành phần kinh tế. Đơn vị: tỷ đồng NQH Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiên tỷ Trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng KTNQD 0.6 33.33 3.4 74.03 6.12 92.75 KTQD 1.2 66.67 1.2 25.97 0.48 7.25 Tổng số 1.8 100 4.6 100 6.6 100 (Nguồn :Phòng NVKD NH ĐT&PT Bắc Ninh) Qua biểu đồ trên ta thấy NQH của ngân hàng chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ( KTNQD). Năm 2006 NQH KTNQD là 6.12 tỷ đồng chiếm 92.75% tổng số nợ quá hạn, tăng 18.72% so với năm 2005 (3.4 tỷ đồng chiếm 74.03% / tổng NQH), tăng 59.42% so với năm 2004( 0.6 tỷ đồng chiếm 33.33% / tổng NQH). Do thực tế dư nợ tín dụng của ngân hàng liên tục tăng trong các năm và chủ yếu tăng do dư nợ KTNQD tăng, trong đó tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn. Cán bộ tín dụng phải luôn giám sát chặt chẽ khoản vay đồng thời tư vấn giúp các doanh nghiệp thành phần kinh tế này kinh doanh có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Qua bảng trên ta cũng thấy NQH kinh tế quốc doanh đã giảm dần do dư nợ KTQD chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2006 dư nợ KTQD không có mà NQH KTQD vẫn còn chứng tỏ NQH tồn đọng từ những năm trước, ngân hàng cần có biện pháp xử lý NQH thích hợp. Thứ ba: NQH phân theo nguyên nhân. Bảng 1.8: NQH phân theo nguyên nhân. Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng NQH -KH KD thua lỗ -KH sử dụng vốn sai mục đích. Nguyên nhân khác 1.8 1.2 0.44 0.16 100 66.67 24.44 8.89 4.6 3.83 0.77 - 100 83.12 16.68 - 6.6 6.1 0.7 - 100 92.39 7.61 - (Nguồn:Phòng NVKD CN Bắc Ninh) Nhìn chung NQH của ngân hàng là do KH kinh doanh thua lỗ, năm 2006 là 6.1 tỷ đồng, chiếm 92.39% tổng NQH tăng 9.27% so với năm 2005 và 25.72% so với năm 2004. Điều này xuất phát từ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của năng lực còn yếu kém của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không tính toán được nhu cầu thị trường dẫn đến sản phẩm không bán được, điều đó làm cho kỳ hạn nợ của doanh nghiệp không được đảm bảo. Mà NQH do KH kinh doanh thua lỗ rất khó thu hồi bởi khả năng tài chính của khách hàng bị ảnh hưởng. Do đó cán bộ tín dụng phải thẩm định kỹ càng trước khi ra quyết địnhcho vay. Một nguyên nhân khác nữa do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích số tiền vay hay còn gọi là rủi ro đạo đức. Do tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng đã dùng tiền vay Ngân hàng để kiếm lợi bất hợp pháp( buôn bán, chơi đề, cờ bạc...). Do số lượng KH lớn mà cán bộ tín dụng ít nên chưa sát sao trong công tác đôn đốc , theo dõi sử dụng vốn của khách hàng nên dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Song qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù số tuyệt đối tăng lên nhưng tỷ trọng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã giảm dần qua các năm: 24.44% năm 2004, 16.68% năm 2005, 7.61% năm 2006. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã dần chú trọng đến công tác giám sát các khoản vốn vay của khách hàng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như môi trường kinh tế, trình độ khách hàng, khách hàng lừa đảo ngân hàng... nhưng tỷ trọng này chiếm tỷ trọng không đáng kể. Thứ tư: NQH phân theo thời hạn quá hạn. Cách phân loại NQH theo thời hạn quá hạn giúp ngân hàng tính toán được khả năng thất thoát vốn. Trên cơ sở lập quỹ DPRR tín dụng, đồng thời hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành trong ngân hàng. Bảng 1.9: NQH theo thời hạn quá hạn. Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 31/12/06 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng NQH < 90ngày NQH 90-180ngày NQH 181-360 ngày NQH 360 ngày 0.2 0.69 1.4 1.51 11.11 38.22 22.22 28.44 1.65 0.64 1.29 1.02 35.84 14.03 26.49 24.42 1.6 1.71 2.18 1.11 24.52 25.94 33.04 17.39 Tổng số 1.8 100 4.6 100 6.6 100 (Nguồn: Phòng NVKD CN Bắc Ninh) Theo quy định trích DPRR , tỷ lệ trích dự NQH < 90 ngày là 5%, NQH 90-180 ngày là 20% , NQH từ 181-360 ngày là 50%, NQH trên 360 ngày là 100%. Như vậy khả năng thất thoát vốn của ngân hàng là rất có thể đòi hỏi chi nhánh phải có biện pháp tích cực để hạn chế rủi ro về tín dụng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ NQH có khả năng mất vốn vốn của ngân hàng là tương đối thấp.Tỷ lệ này đã giảm qua từng năm, năm 2004 NQH treen 360 ngày chiếm 28.44% đã giảm xuống 24.42% năm 2005 và còn 17.39% năm 2006. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực để hạn chế việc thất thoát vốn xảy ra. Bên cạnh đó tỷ trọng NQH từ 180-360 ngày của ngân hàng lại tăng dần, năm 2004 là 1.4 tỷ đồng chiếm 22.22%/NQH, năm 2005 là 1.29 tỷ đồng chiếm 26.49%/NQH, 2.18 tỷ đồng năm 2006 chiếm 33.04%/NQH. Mặc dù đây không phải là tỷ lệ cao trong toàn hệ thống nhưng so với NQH hữu hiện chung của ngân hàng thì đó cũng là con số đáng kể đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm giải quyết từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. 1.4.2: Các biện pháp mà CN Bắc Ninh đã thực hiện để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng : Để phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra đối với hoạt động tín dụng dụng, CN Bắc Ninh đã có các biện pháp: Phân loại, đánh giá khách hàng và khoản vay một cách khá kỹ lưỡng. Các cán bộ tín dụng dụng thường xuyên thu thập thông tin, đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay, rà soát, quản lý danh mục tín dụng dụng của mình để đảm bảo đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu cấp tín dụng dụng cấp trên giao đồng thời đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro của từng khoản vay từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Các cán bộ tín dụng dụng thường xuyên tiến hành việc khai thác thu thập thông tin về khách hàng, về sản phẩm khách hàng kinh doanh để phân tích, đánh giá khách hàng về khả năng tài chính, khả năng trả nợ vốn vay cho Ngân hàng. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng dụng ra quyết định cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Thực hiện đúng quy trình tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt cho vay. Các cán bộ tín dụng đều tiến hành kiểm tra diều kiện vay vốn của khách hàng, thẩm định các dự án, phương án sản xuất kin doanh để đưa ra nhận định về khả năng trả nợ, tính hiệu quả của dự án, phương án đó và ra kết luận chính xác có nên đầu tư hay không. Thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo. Do diễn biến kinh tế thị trường thường xuyên phức tạp, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra Ngân hàng đã tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Thực hiện đa dạng hoá phương thức cho vay, đa dạng hoá khách hàng để phân tán rủi ro, “không nên để quá nhiều trứng vào cùng một giỏ” Thực hiện đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, các lĩnh vực kinh doanh hầu hết đều có chu kỳ tăng trưởng hưng thịnh và suy thoái. Việc đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư giúp Ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng, nguồn tiền của Ngân hàng được đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. 1.5. Đánh giá chung về rủi ro và biện pháp phòng ngừa RRTD tạiChi nhánh Bắc Ninh. 1.5.1: Những mặt tích cực đã đạt được: CN Bắc Ninh đã duy trì được NQH ở mức thấp, trong khi tổng dư nợ vẫn gia tăng mạnh qua từng năm. Đó là tín hiệu tốt đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng và có thể nói tỷ lệ NQH của Ngân hàng là tương đối lý tưởng đối với các NHTM. Ngân hàng đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi xét duyệt các khoản vay Ngân hàng đã đặc biệt chú trọng công tác phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp, nghiên cứu, nâng cao chất lượng thẩm định các khoản vay, các dự án đầu tư, chú ý phân tích hiệu quả kinh tế của dự án vay, các dự án đầu tư, chú ý phân tích hiệu quả kinh tế của dự án và nghiên cứu một cách đầy đủ các yếu tố tác động đến dự án để thấy rõ được rủi ro của khoản vay. Ngân hàng thực hiện kinh doanh theo đúng luật các TCTD, chấp hành nghiêm các quy định, quy chế uỷ quyền cũng như quy trình nghiệp vụ do Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ban hành. 1.5.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân: 1.5.2.1 Những mặt tồn tại Những mặt tồn tại về rủi ro tín dụng: Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm qua, còn tồn tại một số mặt mà NH ĐT& PT Bắc Ninh cần phải khắc phục: Tỷ lệ NQH tuy có tăng nhưng chủ yếu do tăng dư nợ, về số tuyệt đối NQH vẫn tăng lên qua các năm. Tín dụng ngắn hạn tăng trưởng tốt tuy nhiên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do số nợ quá hạn cũng tăng lên. Nợ khó đòi chiếm phần lớn trong tổng số NQH tại Ngân hàng. Qua đó thấy được mức độ rủi ro đối với các khoản tín dụng là khá lớn. Và những khoản nợ khó đòi này làm tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng . Nợ khó đòi chủ yếu tập trung vào tín dụng thương mại, trong đó tỷ lệ NQH thương mại chiếm 98.07% tổng dư NQH. Năm 2005 dư nợ tăng lên mạnh, NQH tăng lên và nợ khó đòi cũng tăng lên. Mặt khác các khoản nợ khó đòi tồn tại từ nhiều năm trước vẫn chưa có giải pháp để thu hồi. Và đây là vấn đề khó khăn đối với chi nhánh. Tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản tuy đã tăng nhưng chưa phù hợp với mục tiêu tăng tỷ trọng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng. Dư nợ tín dụng quá dàn trải, mà số lượng cán bộ tín dụng còn mỏng dẫn đến việc giám sát các khoản vay còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Ngân hàng đã chủ động tìm đến khách hàng, nhưng do môi trường cạnh tranh quyết liệt, phương thức và điều kiện tiếp cận chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao. Thông tin về khách hàng và ngân hàng bạn còn hạn chế, chưa nắm bắt kịp thời nên ngân hàng xử lý công việc còn lúng túng dẫn đến mất cơ hội hoặc ảnh hưởng đến quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Những biện pháp mà Ngân hàng thực hiện để xử lý NQH: Thứ nhất: Giãn nợ. Là việc kéo dài thời hạn trả nợ của khoản vay từ 3-5 năm, trong thời gian này Ngân hàng vẫn tính lãi và thu lãi món nợ đó. Khi thực hiện biện pháp này, số NQH của các đối tượng được giãn nợ tại Ngân hàng sẽ giảm đi do đó góp phần giảm tỷ lệ NQH tại Ngân hàng. Thứ hai: Khoanh nợ. Là sự can thiệp của nhà nước nhằm tách một phần nợ khó đòi ra khỏi tổng số nợ có vấn đề của một NHTM. Khoanh nợ có tác dụng tích cực đối với việc giảm NQH của Ngân hàng thông qua: + Nâng cao khả năng thu hồi của Ngân hàng do tình hình tài chính của khách hàng được cải thiện. + Giảm NQH phát sinh từ nợ lãi. + Tình hình tài chính của Ngân hàng được cải thiện vì khi khoản nợ đã được khoanh, Ngân hàng không phải trả lãi vay NHNN. Thứ ba: Xoá nợ: Là việc xóa bỏ các khoản nợ có vấn đề ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Thông thường việc xoá nợ chỉ được thực hiện đối với các khoản nợ đã được khoanh mà vẫn có khả năng thu hồi. Khi đã thực hiện việc xoá nợ thì tình hình tài chính của Ngân hàng sẽ được cải thiện rõ rệt song sẽ làm Nhà nước mất đi một phần tài sản đúng bằng phần nợ đã xoá. Các nguyên nhân phát sinh NQH được xem xét cho xoá nợ là các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh..., các doanh nghiệp nhà nước có quyết định tuyên bố phá sản hoặc giải thể nay không còn khả năng trả nợ, các khách hàng là tư nhân cá thể thuộc các ngành nông lâm, ngư nghiệp đã chết hoặc mất tích không có khả năng trả nợ không có người thừa kế theo quy định của pháp luật. Thứ tư: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Gia hạn nợ là việc ngân hàng chấp nhận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan gây nên và có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ. Điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc mà ngân hàng thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã được xác định trong hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ vay đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng do nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị thì ngân hàng xem xét cho điều chỉnh lại kỳ hạn nợ. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xác định lại số lần trả nợ và số tiền mỗi lần trả nợ phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng và môi trường kinh tế. Nếu không điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng chuyển số nợ đến kỳ hạn đó sang trả nợ quá hạn. Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ được thực hiện đối với khoản cho vay trung và dài hạn. Việc đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ của khách hàng và việc giải quyết cho gia hạn nợ điều chỉnh kỳ hạn nợ của ngân hàng được thực hiện trước khi đến hạn trả nợ. Thứ năm: Giảm, miễn lãi cho khách hàng: Ngân hàng miễn lãi cho khách hàng thực sự có khó khăn về tình hình tài chính do các nguyên nhân khách quan để tạo điều kiện cho khách hàng khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh và có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Việc giảm miễn lãi cho khách hàng bề ngoài tưởng như gây thiệt hại cho ngân hàng nhưng thực chất nó lại có tác dụng lớn trong việc nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng cũng như tăng thêm khả năng thu hồi nợ quá hạn. Thứ sáu: Thanh lý tài sản thế chấp. Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà không thu hồi được nợ thì ngân hàng thực hiện biện pháp đối với các khoản nợ quá hạn có tài sản thế chấp, cầm cố: + Ngân hàng khuuyến khích khách hàng tự bán tài sản, đồng thời giám sát chặat chẽ quá trình bảo quản và bán tài sản của khách hàng để có thể thu hồi nợ ngay sau khi khách hàng nhận được tiền. + Các tài sản mà ngân hàng đã xiết nợ hoặc được giãn nợ có đầy đủ hồ sơ và quyền sở hữu hợp pháp thì ngân hàng tiến hành làm việc với trung tâm bán đấu giá tài sản để thực hiện việc phát mại nhằm thu hồi nợ . + Các tài sản mà ngân hàng chưa đủ quyền sở hữu hợp pháp thì ngân hàng tích cực làm viêch với khách hàng, các cơ quan hữu quan để hoàn thành thủ tục theo quy định hiện hành. + Các trường hợp tài chính của khách hàng bình thường nhưng lại cố tình dây dưa không chịu trả hết nợ cho ngân hàng thì sẽ thông báo cho các cấp có thẩm quyền để đôn đốc và dùng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ. Thứ bẩy: Ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp xử lý các khoản nợ có vấn đề, nếu không thu đủ giá trị của các khoản nợ đó thì ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp lượng thiếu hụt đó. Trường hợp số tiền dự phòng trích đầu năm không để xử lý rủi ro ngân hàng báo cáo với ngân hàng cấp trên xem xét. Số tiền dự phòng sau khi xử lý rủi ro còn lại tài thời điểm 31/12 hàng năm, ngân hàng phải hoàn lại để giảm số tiền dự phòng đã trích. Số tiền thu hồi được từ những rủi ro đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro sau khi đã trừ các chi phí có liên quan và thuế ( nếu có) được hạch toán và thu nhập bất thường của ngân hàng. 1.52.2.Nguyên nhân: Những mặt còn hạn chế của ngân hàng trong thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng là việc rất quan trọng, giúp ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm ngăn ngữa hạn chế rủi ro. Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất: Những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc nên giá cả hàng hoá dịch vụ tăng lên, làm tăng các khoản phí đầu vào của doanh nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, quay vòng vốn và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng.. Thứ hai: Do hoạt động ngân hàng Việt Nam vẫn còn trong bối cảnh của nền kinh tế chuyển đổi, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, các cơ chế, chính sách nền tảng pháp lý còn đang trong giai đoạn hoàn thiện do đó các nhà đầu tư còn dè dặt chưa dám bỏ vốn đầu tư, đặc biệt trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về vốn, kỹ thuật công nghệ.... lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại, hàng nhập lậu nên kinh doanh bị thua lỗ, sản xuất còn cầm chừng dẫn đến nhu cầu vay vốn ngân hàng giảm xuống đồng thời là nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn cho ngân hàng. Thứ ba: Xu thế mở cửa hội nhập quốc tế, một mặt tạo điều kiện cho ngân hàng và các doanh nghiệp có cơ hội phát triển nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng và khách hàng.Việc mở cửa và hội nhập tất yếu dẫn tới sự ra đời và phát triển các loại hình ngân hàng khác cạnh tranh thị phần với ngân hàng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Do họ có trình độ quản lý và tính chuyên nghiệp cao, quy mô vốn lớn, trong thời gian đầu để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần các ngân hàng đó có thể chấp nhận lỗ ban đầu. Vì vậy để hoàn thành mục tiêu của mình, ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với tất cả khách hàng, dự án có tiềm ẩn rủi ro. Điều đó làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp, cơ chế cạnh tranh khốc liệt sẽ đẩy một số doanh nghệp tới tình trạng thua lỗ phá sản do không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, giá rẻ.... Chính sự giảm sút về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự gia tăng các doanh nghiệp phá sản là nguyên nhân dẫn tới gia tăng rủi ro cho ngân hàng.. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng chưa hoàn chỉnh, còn bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về hoạt động tài chính ngân hàng. Luật các TCTD hiện hành còn một số điểm chưa thực sự phù hợp, các quy định của pháp luật liên quan tới tài sản thế chấp còn nhiều bất cập. Nhiều tài sản thế chấp của doanh nghiệp hiện nay không có đăng ký sở hữu mà đây là điều kiện bắt buộc đối với các tài sản được dùng để thế chấp. Và sự quản lý của cơ quan chức năng với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, tạo cơ hội cho một số doanh nghệp có hành vi làm trái pháp luật, lừa đảo ngân hàng. Chẳng hạn có những doanh nghiệp chỉ có một cơ sở sản xuất nhưng vẫnđược chính quyền địa phương xác nhận cho sử dụng làm tài sản thế chấpđể vay nhiều ngân hàng cùng một lúc. Do đó khi xảy ra rủi ro thì việc tranh chấp giữa các ngân hàng là không thể tránh khỏi. Mặc dù Việt Nam hiện nay đã có trung tâm thông tin tín dụng CIC song hoạt động của CIC vẫn bộc lộ những tồn tại: Chất lượng thông tin chưa được tốt, thông tin đôi khi còn thiếu chính xác, thiếu tính thời sự, các sản phẩm thông tin chưa thật sự phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của NHTM điều đó đã làm hạn chế khả năng cho vay, khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đồng thời làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng do đánh giá khách hàng không chính xác. Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất: Từ phía khách hàng. Do khả năng quản lý và sử dụng khoản vay các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp bắt nguồn từ sự hạn chế về vốn và khả năng lập dự án. Hạn chế về vốn kéo theo trình độ trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trình độ lập dự án thấp, không lường hết những khó khăn trong quá trình thực hiện nên thất bại dẫn đến thua lỗ không có khả năng trả nợ vay. mặt khác do năng lực quản lý kém làm cho việc thực hiện dự án không đạt được kết quả như dự tính cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thứ hai: Từ phía ngân hàng. Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng thường không nhiều và không phải những nguyên nhân chủ yếu. Do công nghệ ngân hàng cả về quy trình nghiệp vụ lẫn cơ sở trang thiết bị, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh còn yếu, chưa tương xứng với quy mô hoạt động của ngân hàng, các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ cập nhật. Cán bộ ngân hàng đa số là trẻ, có trình độ, song còn thiếu kinh nghiệm nên chưa thích ứng ngay với cơ chế thị trường, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt với một số cán bộ có trình độ tổng hợp biết tổng quát về hoạt động ngân hàng chưa nhiều. Năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của ngân hàng còn hạn chế. Do ngân hàng không thường xuyên cập nhật những thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ biết các doanh nghiệp gặp khó khăn khi đến hạn trả nợ mà họ không trả được nợ hoặc xin gia hạn nợ, khi biết thì việc xử lý còn rất thụ động như gia hạn nợ hoặc chuyển sang NQH. Chính từ sự buông lỏng trong giám sát và thụ động trong quản lý tình huống tạo khe hở cho doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn không hiệu quả gây rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng chưa xây dựng được mô hình lượng hoá rủi ro cho mình một cách thích hợp để từ đó xác định phần bù rủi ro tín dụng và giới hạn tín dụng an toàn tối đa với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Hơn nữa, thông tin đầu vào vô cùng cần thiết phục vụ ra quyết định cho vay của ngân hàng chưa được lưu trữ, thu thập và quản lý hiệu quả, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Thứ ba: Liên quan đến luật chính sách của nhà nước. Chính sách thu nhập theo quy định của bộ tài chính và bản thân các ngân hàng tính lương theo quy mô hoạt động của ngân hàng, lợi nhuận mà không tính đến mức độ rủi ro của các hoạt động ngân hàng đang tiến hành. Điều này gián tiếp khuyến khích các ngân hàng chỉ chú trọng đến tăng trưởng, dẫn đến nguy cơ rủi ro cao và không khuyến khích quản trị rủi ro chuyên nghiệp. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH 2.1 Phương hướng hoạt động của NH ĐT& PT Bắc Ninh trong thời gian tới: 2.1.1: Định hướng chiến lược kinh doanh của NH ĐT&PT Bắc Ninh trong thời gian từ nay đến năm 2010: Thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng theo hướng tích cực xây dựng mô hình hiện đại, cạnh tranh với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam từ ngày 01/04/2007. Chủ động tham gia quá trình hội nhập khu vực. Tăng cường hợp tác và tranh thủ hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các tổ chức phi chính phủ để đưa hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao. 2.1.2. Định hướng và mục tiêu năm 2007: Bám sát định hướng phát triển, mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch của NH ĐT&PT Việt Nam, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh uỷ, huyện uỷ, hội đồng nhân dân các cấp, trên cơ sở phát huy các thành tích đã đạt được trong những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3719.doc
Tài liệu liên quan