Đề tài Một số giải pháp nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học và đảm bảo tỉ lệ chuyên cần

Từ những thực trạng nêu trên tôi nhận thấy rằng việc học sinh bỏ học và thường xuyên bỏ học tập trung vào một số nguyên nhân chính sau đây:

- Lứa tuổi các em là lứa tuổi có thể giúp được nhiều việc cho gia đình.

- Đã mất kiến thức ở các lớp dưới nên các em đâm ra chán nản và sợ học.

- Điều kiện cơ sở vật chất.

- Gia đình thiếu sự quan tâm đến việc học của các em.

- Trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình.

Để hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học cũng như nhằm đảm bảo tỉ lệ chuyên cần tôi xin đưa ra một số giải pháp mà kinh nghiệm bản thân tôi đã thực hiện cụ thể như sau:

- Tôi thường xuyên nhắc nhở các em phải sắp xếp thời gian biểu cho việc học tập cũng như giúp việc cho gia đình một cách hợp lý, gặp gở những gia đình những em có hoàn cảnh khó khăn nhằm khuyến khích động viên cha mẹ các em phải thật hết sức cố gắng tạo điều kiện cho các em được đến trường đồng thời phải thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc thời gian biểu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học và đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TỈ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC VÀ ĐẢM BẢO TỈ LỆ CHUYÊN CẦN” I/ ĐẶT VẤN ĐỀ. 1/ Lý do chọn đề tài. Năm học 2009-2010 với chủ đề năm học là “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Ngành GD&ĐT Cà Mau luôn được Đảng và chính quyền địa phương quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh, cụ thể thông qua các chương trình như ủng hộ tiền đò, nhịp cầu mơ ước, đặc biệt là trong giai đoạn mà chúng ta phấn đấu đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT ở mức độ 2. Vì vậy theo tôi nghĩ hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần ở trường Tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt, đồngđthời nĩ cũng gĩp phần nâng cao chất lượg giáo dục và đẩy nhanh tiến độ đạt chuẩn về cơng tác PCGDTH Đ ĐT ở mức độ 2. Nhưng hiện nay, một số học sinh thuộc con em gia đình lao động nghèo, do không có đất canh tác cũng như nguồn kinh tế thu nhập chính từ con tôm nhưng nạn tôm chết kéo dài. Chính vì mãi lo cho kinh tế gia đình một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em. Nên việc các em nghỉ học, bỏ học ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập không tốt là điều không tránh khỏi. Với trách nhiệm là người giáo viên ở vùng nông thôn, qua nhiều năm đứng lớp bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt cho mình một trọng trách đó là làm thế nào nhằm để hạn chế thấp nhất tỉ lệ học sinh bỏ học và đảm bảo tỉ lệ học sinh chuyên cần cũng như để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục góp phần cùng địa phương tiến tới đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở mức độ 2. Từ những băn khoăn trên tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số giải pháp nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học và đảm bảo tỉ lệ chuyên cần cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Tân Đức”. Theo tôi nghỉ đây cũng là một kinh nghiệm rất bổ ích giúp cho những người làm công tác giảng dạy ở cấp Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng cần nghiên cứu vận dụng. 2. Thực trạng: Mỗi lớp học đều có những thuận lợi và khó khăn tùy theo thực tế của nó. Riêng lớp 5 của tôi chủ nhiệm có những mặt thuận lợi và khó khăn như sau: a/ Thuận lợi: - Nhìn chung các em đều ngoan hiền, ham học và viết chữ rõ ràng, sạch sẽ. - Tất cả các em đều có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. - Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học. b/ Khó khăn: - Một số em do mất kiến thức ở lớp dưới nên đâm ra ngán ngẫm, không thích học. - Một vài em học yếu rồi lại sợ thầy cô. - Có em do cha mẹ nghèo, mồ côi cha mẹ, cha mẹ li hôn, thiếu đồ dùng học tập, không người đôn đốc, chăm sóc học tập. - Gia đình không quan tâm, giáo dục cho các em thấy được lợi ích của việc đi học và đi học đều. - Phần đông các em đều ở xa trường, các em đi học gặp nhiều khó khăn, phương tiện đi học chủ yếu là đò dọc, phải phụ thuộc vào con nước, có những hôm nước kém các em phải dậy từ 4-5 giờ sáng để đến trường. Bảng thống kê học sinh bỏ học và tỉ lệ chuyên cần Năm học Sĩ số Tỉ lệ học sinh bỏ học (%) Tỉ lệ chuyên cần (%) Đầu năm Cuối năm 2007-2008 29 25 86,20 96,88 2008-2009 27 24 88,88 97,82 II/ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP: Từ những thực trạng nêu trên tôi nhận thấy rằng việc học sinh bỏ học và thường xuyên bỏ học tập trung vào một số nguyên nhân chính sau đây: - Lứa tuổi các em là lứa tuổi có thể giúp được nhiều việc cho gia đình. - Đã mất kiến thức ở các lớp dưới nên các em đâm ra chán nản và sợ học. - Điều kiện cơ sở vật chất. - Gia đình thiếu sự quan tâm đến việc học của các em. - Trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình. Để hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học cũng như nhằm đảm bảo tỉ lệ chuyên cần tôi xin đưa ra một số giải pháp mà kinh nghiệm bản thân tôi đã thực hiện cụ thể như sau: - Tôi thường xuyên nhắc nhở các em phải sắp xếp thời gian biểu cho việc học tập cũng như giúp việc cho gia đình một cách hợp lý, gặp gở những gia đình những em có hoàn cảnh khó khăn nhằm khuyến khích động viên cha mẹ các em phải thật hết sức cố gắng tạo điều kiện cho các em được đến trường đồng thời phải thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc thời gian biểu. - Trong lớp tôi đầu năm khi nhận biên bản bàn giao lớp có 03 học sinh học yếu đó là các em: 1/ Nguyễn Văn Tính. 2/ Đinh Thị Thu. 3/ Trương Văn Bình. Qua thực tế kết quả khảo sát đầu năm ở môn Toán cả 3 em đều có điểm kém cũng như trong quá trình tôi giảng bài môn Toán các em này thường là không chú ý và nếu có chú ý thì khả năng tiếp thu với vẻ mơ hồ. Đôi lúc các em lại nghỉ học không lý do. Nắm được những hạn chế trên là do các em bị hỏng kiến thức về các phép tính đối với phân số nên đâm ra sợ học nhất là đối với môn Toán. Do đó tôi sắp xếp cho 3 em học khá giỏi ngồi gần để giúp đỡ bạn. Ngoài ra trong giờ học tôi cũng luôn quam tâm đặc biệt đến các em nhằm giúp đỡ động viên các em thật cố gắng chú ý nghe giảng và thường xuyên gọi các em lên bảng giải bài. Qua những việc làm trên đến thời điểm cuối học kì I cả 3 em đều có kết quả bài kiểm tra đạt từ trung bùnh trở lên. - Tôi luôn lưu ý xem tài sản lớp học, khuyên các em chăm sóc lớp như nhà của mình để cùng nhau trang trí, là học sinh lớp 5 nên tôi cho học sinh tự chọn những tranh vui tươi treo trên tường có tính cách giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. - Trong giờ ra chơi, tôi thường tổ chức cho các em vui chơi tập thể để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và sự gần gủi thân mật giữa giáo viên với học sinh. - Trong quá trình giảng dạy tôi thường tổ chức những buổi vui học cuối tuần trong tiết sinh hoạt với hình thức đố vui, ôn tập, hái hoa để chuẩn bị cho các kỳ khảo sát và kiểm tra học kỳ. Trong những tháng học vừa qua, bằng hình thức này tôi đã ôn tập cho các em thi đạt kết quả cao, và các em cũng vui thích tham gia tích cực cho phong trào của lớp sôi động trong các hoạt động ngoại khóa như thi kể chuyện, thi viết cữ đẹp, tham gia các hoạt động thể thao Vì vậy cứ đến ngày cuối tuần là các em rất buồn vì sắp phải xa không khí học tập, hứng thú ấy và mong gặp nhau trong những tuần học tới. - Gia đình có một vai trò rất quan trọng đến vấn đề học tập của các em nên tôi cũng thường xuyên quan tâm sâu sắc đến hoàn cảnh sống của từng em học sinh nhằm tìm ra phương pháp khắc phục khó khăn giúp các em tiếp tục đến trường. +Thông qua phiếu liên lạc hoặc nắm bắt thông tin từ học sinh nên tôi có sự liên lạc khá chặt chẽ với phụ huynh học sinh về việc học tập của các em. Động viên khuyến khích phụ huynh cố gắng tạo mọi điều kiện cho con em đến trường đều đặn. Thông tin kịp thời về gia đình đối với một số học sinh, nghỉ học không phép, hay liên tục nghỉ học nhiều ngày để gia đình nắm rõ có biện pháp kết hợp với nhà trường quản lý các em. + Phối kết hợp chặt chẽ với Chi hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể, tạo thành những phong trào học tập thúc đẩy các em đến trường trong tình huống học sinh bỏ học, nghỉ học thông qua kỳ họp đại hội phụ huynh học sinh đầu năm. + Ngay từ đầu năm học sau khi nhận biên bản bàn giao lớp tôi điều tra lý lịch học sinh, nắm địa bàn cư ngụ cũng như hoàn cảnh cụ thể của từng em để kết hợp nhóm 4 đến 6 em ở gần nhau tạo thành nhóm học tập. Như vậy lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có phân công nhóm trưởng và nhóm phó và cùng thi đua với nhau để giữ tỉ lệ chuyên cần của nhóm mình tạo thành một phong trào “cùng nhau đi học”. Khi có một học sinh không đi học là tôi biết ngay lí do qua báo cáo của nhóm trưởng, tôi đến tận gia đình nắm tình hình, động viên các em đi học hoặc nhờ cha mẹ học sinh nhắc nhở con em mình đi học và nhờ chi hội lớp động viên gia đình cho con đến lớp. - Nếu gặp trường hợp học sinh nghỉ, bỏ học vì về tài chính, ốm đau đều được tập thể lớp hỗ trợ các em vượt qua và đến lớp cùng học tập với các bạn. Hoặc nếu các em bận việc giúp cha mẹ thì các thành viên trong nhóm cùng giúp đỡ để không mất điểm thi đua. - Khi học sinh nghỉ học tôi buột phải nhờ cha me hoặc người thânï đến xin phép, tôi chỉ chấp nhận nghỉ học với lý do chính đáng như: bệnh, tai nạn còn nghỉ để đi ăn giỗ, ăn cưới đều được tôi động viên cho đi học, nhờ vậy mà mấy tháng qua số học sinh vắng mặt hay bỏ học nữa chừng hầu như không có. - Những học sinh có học yếu có tâm trạng sợ sệt, không ham thích đến lớp. Vì vậy việc khắc phục tình trạng học yếu cũng là việc hạn chế tỉû lệ bỏ học của các em. Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm, nắm được tình hình học tập của từng em trong lớp mình, tôi phân công cụ thể cho những em học giỏi hỗ trợ các em yếu kém cùng tiến bộ, tạo thành một phong trào “đôi bạn cùng tiến”. Khi phân công làm việc này, tôi phải liên hệ với gia đình các em để nhờ sự hỗ trợ, kiểm soát việc học tập của các em ở nhà, tôi lập phiếu theo dõi và đưa ra hướng dẫn, biện pháp để các em học tập ở nhà dưới sự quản lý của nhóm trưởng. Hàng tháng đều phải đúc kết việc phong trào “đôi bạn học cùng tiến” để động viên khen thưởng các em. Trong lớp có một vài em học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu điều kiện học tập, để giúp các em bỏ đi sự tự ti, mặc cảm, hòa đồng với tập thể lớp, tôi đã phát động phong trào “Giúp bạn vượt khó”, tôi giáo dục các em làm việc này để giúp bạn có điều kiện học tập tiến bộ như: Mình thương bạn như thương chính mình, kêu gọi các em tiết kiệm tiền, quà bánh hàng ngày đóng góp lại mua tập, bút, áo quần, sách vởv.v.. để giúp các bạn vượt khó. Tôi cùng các bạn trong lớp luôn an ủi, động viên những em có hoàn cảnh khó khăn để các em vui vẻ và thích đi học. Bên cạnh đó, trong kỳ họp phụ huynh học sinh ở đầu học kỳ II, tôi đã động viên những phụ huynh có điều kiện kinh tế gây quỹ phụ huynh học sinh giúp đỡ những học sinh nghèo, bất hạnh để các em được đến trường, đồng thời tôi đã mạnh dạn đề bạc với lãnh đạo nhà trường, Ban chấp hành Công đoàn, Chi đoàn, Hội khuyến học chăm lo: quần áo, đồ dùng học tập, quà tết, cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và tích cực trong học tập. Ngoài ra, hàng tuần trong giờ sinh hoạt lớp tôi nhắc nhở học sinh không nghỉ học với những lí do không chính đáng như đi ăn cưới,đám giỗ, Tôi tổng kết ngày nghỉ của các em trong phiếu liên lạc để phụ huynh học sinh biết được số ngày nghỉ của con mình. Tôi phân tích cho các em thấy nghỉ học như thế nào là chính đáng và không chính đáng, và việc nghỉ học của mình làm ảnh hưởng đến lớp, thầy cô bạn bè phiền lòng như thế nào, đến kết quả học tập và hạnh kiểm của bản thân. Vì vậy, mà các em có bệnh ít vẫn cố gắng đến lớp chứ không dám nghỉ học. - Đối với bản thân: Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 tôi phải luôn trao dồi kiến thức, nắm bắt các kinh nghiệm của đồng nghiệp và tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục mà chủ đề năm học 2009-2010 đã đề ra cụ thể là: + Nâng cao chất lượng dạy bằng nhiều lần thao giảng, dự giờ hoặc tham gia sinh họat chuyên đề, tìm ra và giải quyết ngay lỗ hỏng kiến thức học sinh ngay trong quá trình dạy, học. + Phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi trong từng tiết dạy (giáo án dạy phân hóa đối tượng học sinh). + Tham gia tốt các phong trào do trường phát động. + Trong quá trình giảng dạy tôi luôn lấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 là chủ yếu vì giáo dục kỹ năng sống với phương pháp lấy học sinh làm trung tâm sẽ tác động tích cực tới tâm hồn của các em, qua đó nhằm gắn chặt thêm mối quan hệ thầy trò, sự hứng thú học tập của học sinh. Các em sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách đầy đủ, đồng thời hạn chế được việc bỏ học, nghỉ học và đề cao chuẩn mực đạo đức của giáo viên chủ nhiệm song song với việc đề cao vai trò chủ động và tự giác của học sinh, tự các em sẽ thích thú và học tích cực hơn. Đa số các em đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đi học và đã có những ước mơ tốt đẹp về tương lai của mình. Với những kinh nghiệm nêu trên, tôi tin tưởng rằng tôi đã tìm ra một số giải pháp thích hợp để hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học và đảm bảo tỉ lệ chuyên cần của học sinh. III/ KẾT QUẢ VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG: 1/ Kết quả: Qua gần một năm triển khai thực hiện với những giải pháp nêu trên lớp tôi đạt được những kết quả rất khả quan cụ thể như sau: + Về mặt học tập: - Học kỳ I còn 2 học sinh yếu (môn Tiếng Việt) nhưng đến thời điểm giữa kì II cĩ 100% học sinh cĩ học lực mơn Tốn và Tiếng Việt xếp loại từ Trung bình trở lên. + Duy trì sĩ số: 100% + Tỉ lệ chuyên cần: 98,75% - Ngoài ra trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tiểu học vòng tỉnh vừa qua lớp tôi có 5 học sinh tham gia dự thi. 2/ Phổ biến ứng dụng: Với đặc thù là điều kiện kinh tế, địa bàn dân cư, hoàn cảnh và điều kiện sống của đa số học sinh thuộc vùng nông thôn ở tỉnh Cà Mau có đặc điểm khá giống với địa phương tôi và điều kiện trường lớp nhìn chung cũng vậy nên tôi nhận thấy rằng qua kết quả đã thực hiện ở lớp tôi, tôi tin rằng nếu được vận dụng một số giải pháp nêu trên nhân rộng đến các trường Tiểu học ở vùng nông thôn thuộc tỉnh Cà Mau thì có thể mang lại kết quả khả quan và góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như sớm hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở mức độ 2 trong thời gian tới./. Tân Đức, ngày tháng 03 năm 2010 Người viết sáng kiến Tiêu Hạnh Nhi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMOT SO GIAI PHAP DUY TRI SI SO, DAM BAO TI LE CHUYEN CAN.doc
Tài liệu liên quan