Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng – Thanh Hoá

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3

1. Khái niệm về tiền lương 3

1.1. Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung 3

1.2. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường 3

2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 4

2.1. Tiền lương danh nghĩa 4

2.2. Tiền lương thực tế 4

2.3. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa – tiền lương thực tế 4

 3. Tiền lương cơ bản và tiền lương tối thiểu 5

 3.1. Tiền lương cơ bản 5

3.2. Mức lương tối thiểu 5

4. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 5

4.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 5

4.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 6

II. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG 8

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIỀN LƯƠNG 9

IV. PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG 9

1. Phương pháp tính quỹ tiền lương 9

1.1. Phương pháp tính quỹ tiền lương trước khi có chế độ mới 9

1.2. Phương pháp tính quỹ tiền lương theo chế độ mới 9

1.2.1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 11

1.2.2. Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 12

1.2.3. Xác định quỹ tiền lương thực hiện 12

1.2.5. Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch 13

2.Phương pháp quản lý quỹ tiền lương. 13

 

doc67 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng – Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ phận chủ yếu. Chính vì vậy, việc trả lương hợp lý trong các doanh nghiệp là hết sức quan trọng nó sẽ đáp ứng được nhu cầu của người lao động từ đó khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực sáng tạo, gắn bó với doanh nghiệp nhiều hơn đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Mặt khác, tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất do vậy việc trả lương hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong từng điều kiện, từng thời điểm mà mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng các hình thức trả lương riêng, sao cho phù hợp với khả năng giám sát, quản lý người lao động thực hiện theo ý đồ tổ chức của mình, bảo đảm chi phí ít nhất nhưng mang lại hiệu quả cao. Nếu doanh nghiệp trả lương không hợp lý vì mục tiêu lợi nhuận mà không chú ý đúng mức đến lợi ích của người lao động thì có thể làm kiệt quệ thể lực, giảm sút chất lượng công việc, dẫn đến làm cho động cơ sức lao động của doanh nghiệp ngày càng bị mất dần. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng giảm bớt thời gian, làm ẩu, làm rối, mâu thuẫn giữa người lao động với chủ sở hữu doanh nghiệp dẫn đến có thể gây ra tình trạng đình đốn sản xuất, người lao động có tay nghề cao có xu hướng chuyển đến các doanh nghiệp có mức lương cao hơn. Hậu quả là doanh nghiệp mất đi một nguồn nhân lực có chất lượng. Do đó, nó làm giảm về số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tính cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Đối với công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng với đội ngũ chủ yếu là sản xuất kinh doanh gạch – ngói. Tiền lương chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất. Việc sử dụng hiệu quả hợp lý và hiệu quả chi phí tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc gia nhập đầyđủ vào nền kinh tế của tỉnh nói riêng và của quốc gia nói chung thì yêu cầu phải tạo ra một động lực mạnh mẽ kích thích, động viên công nhân hăng say lao động thì việc tìm hiểu, nghiên cứu sao cho có thể áp dụng ngày càng hợp lý các hình thức trả lương phù hợp với tình hình đặc điểm của công ty lại càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, qua thời gian dài hoạt động hệ thống trả lương cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định mà công ty đang xem xét hoàn thiện. Vậy việc hoàn thiện các hình thức trả lương là rất cần thiết, nó tạo ra động lực giúp người lao động làm việc tốt hơn, nâng cao được năng suất lao động, phát huy tính sáng tạo, số lượng và chất lượng sản xuất ra ngày càng được tốt, hiệu quả của cá nhân cũng như doanh nghiệp ngày càng cao. Chương II : Thực trạng các hình thức trả lương tại công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng – Thanh Hoá A- Khái quát về công ty vật liệu xây dựng Cẩm trướng 1. Quá trình hình thành – phát triển Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng – Thanh Hoá là một doanh nghiệp Nhà nước ra đời từ những năm cuối của thập niên 80. Do nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều. Công ty xây dựng Thanh Hoá có văn bản trình UBND tỉnh số 432/XDDN ngày 12/11/1987 thành lập nhà máy gạch - ngói Thanh Hoá Năm 1988 Công ty được UBND tỉnh cho phép thành lập theo quyết định số 976/QĐ - UBND tỉnh Thanh Hoá ngày 19/06/1988. Tiền thân của công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng – Thanh Hoá là nhà máy gạch – ngói Thanh Hoá được xây dựng từ tháng 09/1988 đến 25/06/1990 chính thức hoạt động. Ngày 12/09/1997, Nhà máy đổi thành công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng – Thanh Hoá. Sự công nhận pháp lý đã tạo tiền đề cho công ty phát triển mở rộng quy mô sản xuất, tiếp cận dần với sản xuất công nghiệp. Để thực hiện tốt đáp ứng nhu cầu cho xây dựng trong tỉnh, công ty đã triển khai nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất , tuyển thêm lao động, đưa tổng số lao động lên hơn 700 người (năm 1997). Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên nâng cao tay nghề, tổ chức tiếp nhận và mua sắm thêm thiết bị máy móc. Năm 1998, nhà máy đã đầu tư với số vốn 75.852 triệu USD đã nhập toàn bộ máy móc hiện đại của Pháp với công suất 1.980.000 viên/năm. Trong đó : gạch Tuynel là 1.080.000 viên/năm; gạch thường là 540.000 viên/năm; ngói 2 mặt 360.000 viên/năm. Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng – Thanh Hoá có vị trí thuận lợi để xây dựng một nhà máy gạch – ngói hiện đại có công suất lớn, với mặt bằng rộng, có nguyên liệu dồi rào. Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng - Thanh Hóa có công nghệ hiện đại được nhập từ Pháp. Nhờ đó công ty đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Do đó, hàng năm công ty luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra và nộp ngân sách đầy đủ và đúng hạn cho Nhà nước. Ngày 16/09/2000 công ty được trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh. - Hàng năm cán bộ công nhân viên trong công ty cũng đã được tặng nhiều phần thưởng, bằng khen của công ty. - Ngày 23/10/2000 công ty được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 Hơn 10 năm qua, cùng với những thành tựu trong quá trình xây dựng và trưởng thành. Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng - Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng vươn lên trong công tác lao động sản xuất kinh doanh bước đầu đã đáp ứng nhu cầu cuả thị trường trong thời đại ngày nay. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty - Sản xuất các loại sản phẩm chính của công ty chủ yếu là gạch – ngói như gạch tuynel, ngói 2 mặt, gạch thường. - Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gạch – ngói phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh. - Nghiên cứu quy hoạch đầu tư, chiến lược phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh, về sản phẩm, công nghệ, con người cũng như thị trường tiêu thụ và cơ cấu quản lý. - Trực tiếp quản lý, thực hiện công tác giáo dục, ý thức, tuyên truyền, và hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên nắm vững các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của tổ chức đoàn thể trong công ty phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể các thành viên trong công ty nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao cho công ty. - Đảm bảo chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên về mặt vật chất và tinh thần thực hiện đúng luật lao động. - Thực hiện và chấp hành đầy đủ các khoản thuế và nghĩa vụ đóng góp khác theo quy định của Nhà nước. - Bảo vệ môi trường sinh thái nơi công ty sản xuất – kinh doanh. - Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất mà công ty và Nhà nước giao cho. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty Giám đốc PGĐ Kinh doanh PGĐ Sản xuất PGĐ Cơ điện Phòng tiêu thụ Văn phòng đại diện Phòng Y tế Phòng bảo vệ Phòng KTSX Phòng TN-KCS Phòng điều hành trung tâm Phân xưởng khai thác đất Phân xưởng nguyên liệu Phân xưởng lò nung Ban kiểm tra sản phẩm Phòng TC-LĐ Phòng kế hoạch Phòng tài vụ Phòng HC-QT Phòng cơ điện Xưởng điện tự động hoá Xưởng nước Xưởng cơ khí Phòng vật tư 4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban a. Giám đốc : Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động về đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh của công ty là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật. Chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của công ty trong lĩnh vực hành chính quản trị đảm bảo chính xác kịp thời các văn bản đi và đến, đảm bảo nguyên tắc bảo mật, chỉ đạo việc tổ chức sản xuất kinh doanh, và trực tiếp chỉ đạo các công tác tuyển dụng lao động. b. Phó Giám đốc sản xuất : Chịu trách nhiệm về tổ chức chỉ đạo điều hành sản xuất. Bảo đảm năng suất, chất lượng sản phẩm và an toàn trong sản xuất. Chỉ đạo về công tác duy tu bảo dưỡng dây truyền sản xuất và việc nhập vật tư, thiết bị, xây dựng các định mức kỹ thuật cho sản xuất. Trực tiếp phụ trách các đơn vị : Phòng kỹ thuật sản xuất, phòng thí nghiệm KCS, phòng điều hành công ty, các phân xưởng khai thác, phân xưởng lò nung. c. Phó Giám đốc kỹ thuật cơ điện Chịu trách nhiệm về chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí điện, tự động hoá. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức các kế hoạch sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị điện. d. Phó giám đốc kinh doanh : Chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ của công ty, nghiên cứu thị trường tiêu thụ, giá cả và thị hiếu người tiêu dùng trên cơ sở khung giá của công ty qui định. Phụ trách trực tiếp phòng tiêu thụ, các văn phòng đại diện tiêu thụ sản phẩm. e. Phòng tiêu thụ : Chịu trách nhiệm việc theo dõi lượng hàng xuất, thời gian hợp đồng thực hiện đúng các hợp đồng đã ký kết, lập báo cáo tiêu thụ theo từng thời gian. Điều tra nắm bắt tình hình thị trường về giá cả, cước phí vận chuyển, hướng phát triển thị trường, nhu cầu thị trường, giải quyết các khiếu nại của thị trường. f. Phòng kỹ thuật sản xuất : Chịu trách nhiệm quản lý chuyên sâu về kỹ thuật công nghệ sản xuất, các thông số chỉ tiêu công nghệ cho từng công đoạn trong dây truyền sản xuất. Phân tích nguyên liệu vào, tính toán phối liệu để đảm bảo chất lượng. Xác định chỉ tiêu chất lượng đối với nguyên liệu, thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn. g. Phòng KCS : Phân tích mẫu nguyên vật liệu để kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, độ nén ép, độ mịn. h. Phòng tổ chức lao động : Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ nhân sự của cán bộ công nhân viên trong công ty, phân tích cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, trình độ nghiệp vụ, phục vụ công tác bố trí sắp xếp lao động, định mức lao động, các hình thức trả lương lao động, phân phối tiền lương, thưởng, đảm bảo hợp lý công bằng tạo điều kiện sử dụng hợp lý thời gian lao động. i. Phòng kế toán tài chính : Thực hiện công tác kế toán tài chính, lập kế hoạch tài chính, thực hiện chế độ hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê, theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành, chỉ đạo hướng dẫn công tác nghiệp vụ cho công ty theo qui định của Nhà nước. Quản lý nghiêm ngặt việc sử dụng, cấp phát hoá đơn chứng từ các loại phiếu chuyển tiền. Cập nhật ghi chép các số liệu tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, tính toán nộp ngân sách, các quĩ, các khoản tiền vay, công nợ, thu. Kiểm tra việc phân phối tiền lương, thưởng, kiểm kê tài sản, đánh giá lại tài sản. k. Phòng kỹ thuật : Chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kế hoạch đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật của công ty, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện qui trình công nghệ sản xuất và các điều kiện phục vụ ở các phân xưởng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. 5. Các đặc điểm của công ty 5.1. Đặc điểm về lao động của công ty Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng - Thanh Hóa là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch – ngói. Do đó, số lượng lao động nam chiếm tỷ lệ lao động cao hơn lao động nữ ( năm 2001, tỷ lệ cán bộ quản lý kinh tế : 5,2%, cán bộ kỹ thuật 16,6%, công nhân 68,2%). Cơ cấu lao động TT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 % so với tổng số 1 Tổng số lao động Nam Nữ 632 425 107 670 479 191 843 528 315 2 Cán bộ quản lý kinh tế 33 35 41 3 Cán bộ kỹ thuật 105 105 116 4 Đoàn thể 5 7 7 5 Lái xe các loại 58 65 67 6 Công nhân 431 458 612 Nguồn : Phòng tổ chức lao động – tiền lương Sự biến động lao động của các năm (%) TT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Tổng số lao động Nam Nữ 100 67,25% 32,75% 100 71,5% 28,5% 100 62,3% 37,7% 2 Cán bộ quản lý kinh tế 5,2% 5,25% 5% 3 Cán bộ kỹ thuật 16,6% 15,6% 13,7% 4 Đoàn thể 0,8% 1% 8,4% 5 Lái xe các loại 9% 9,7% 8% 6 Công nhân 68,2% 68,36% 72,66% Nhìn chung các chỉ tiêu đều tăng qua các năm. Năm 2001, tổng số cán bộ công nhân viên 632 người. Trong đó : nam 425 người chiếm 67,25%; nữ 107 người chiếm 33,75%. Năm 2002, tổng số cán bộ công nhân viên 670 người trong đó : nam 479 người chiếm 71,5%; nữ 191 người chiếm 28,5%. Năm 2003, tổng số cán bộ công nhân viên 833 người, trong đó nam 528 người chiếm 63,3%; nữ 305 người chiếm 36,7%. 5.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là đất sét và đất thịt. Được khai thác chủ yếu ở địa phương và một số vùng lân cận. Bảng nghiệm thu khối lượng NVL STT Tên NVL ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Đất sét m3 749.910 855.120 859.618 2 Đất thịt m3 712.833 827.345 830.890 Nguồn : Phòng tổ chức lao động tiền lương Qua số liệu trên ta thấy nguyên vật liệu của công ty qua các năm tương đối lớn. Đối với đất sét, năm 2001 : 749.910, năm 2002 : 855.120, năm 2003 : 859.618. Còn với đất thịt, năm 2001 : 712.833, năm 2002 : 827.345, năm 2003 : 830.890. 5.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất và máy móc thiết bị Do đặc điểm của công ty là sản xuất gạch – ngói. Nên đòi hỏi máy móc thiết bị phải được đầy đủ và hiện đại để phục vụ cho việc khai thác và xây dựng các phân xưởng sản xuất. Thấy được nhu cầu và cấp thiết của người tiêu dùng trong những năm qua công ty đã thay đổi một số máy móc thiết bị mới. Bảng trang thiết bị máy móc của công ty STT Tên máy móc ĐVT Số lượng S.L sử dụng 1 Máy nghiền đất Cái 4 4 - Gạch Tuynel 2 2 - Ngói 2 mặt 1 1 - Gạch thường 1 1 2 Máy làm đất Cái 5 5 - Gạch Tuynel 3 3 - Ngói 2 mặt 1 1 - Gạch thường 1 1 3 Máy dập khuôn Cái 7 7 - Gạch Tuynel 3 3 - Ngói 2 mặt 2 2 - Gạch thường 2 2 4 Máy cắt Cái 8 8 - Gạch Tuynel 6 6 - Gạch thường 2 2 5 Máy sấy khô Cái 3 3 6 Lò nung Cái 5 5 - Gạch Tuynel 2 2 - Ngói 2 mặt 1 1 - Gạch thường 2 2 Nguồn : Phòng tổ chức lao động – tiền lương 5.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường nội tỉnh và đang được mở rộng ra một số thị trường ngoài tỉnh. Trước những tình hình đó, lãnh đạo công ty đã có kế hoạch mở rộng qui mô sản xuất từng bước thâm nhập vào thị trường các tỉnh. 5.5. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của công ty Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm qua STT Năm Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 KH TH KH TH KH TH 1 Giá trị tổng sản lượng 1.000đ 750.000 774.000 800.000 815.000 85.000 856.000 2 Tổng doanh thu 1.000đ 412.000 451.032 502. 000 518.348 582.432 590.971 3 Nộp ngân sách 1.000đ 25. 000 26.300 29.200 31.875 32.165 35.938 4 Lợi nhuận 1.000đ 130. 000 146. 000 156. 000 159. 000 162.000 175.000 5 Tổng quỹ lương 1.000đ 6.132. 000 6.456.794 7.486.590 7.697. 000 7.896.576 8.463.000 6 Thu nhập bình quân 1.000đ 795 812 830 915 950 975 Nguồn : Phòng tổ chức lao động – tiền lươn STT Năm Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 1 Giá trị tổng sản lượng 1.000đ 1,032% 1,01875% 1% 2 Tổng doanh thu 1.000đ 1,094% 1,0325% 1,0146% 3 Nộp ngân sách 1.000đ 1,052% 1,0916% 1,1173% 4 Lợi nhuận 1.000đ 1,123% 1,0192% 1,08% 5 Tổng quỹ lương 1.000đ 1,053% 1,0281% 1,071% 6 Thu nhập bình quân 1.000đ 1,02% 1,102% 1,026% Nguồn : Phòng tổ chức lao động – tiền lương Trong những năm qua công ty đã ký hợp đồng bán gạch – ngói cho nhiều công trình xây dựng trọng điểm chủ yếu là các công trình trong tỉnh và đã thu được hàng tỷ đồng cho công ty. Điều này cho thấy công ty đã làm ăn rất thành công và đang từng bước mở rộng qui mô sản xuất, từng bước thâm nhập thị trường cả nước. B. Thực trạng các hình thức trả lương ở công ty I. Công tác xác định quỹ tiền lương 1. Công tác xác định quỹ tiền lương của công ty Theo quy định tại Nghị định 28CP ngày 28/03/1997 về chi phí, về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước quản lý công ty thông qua định mức lao động, đơn giá tiền lương, tiền lương thực tế, tiền lương thực hiện bình quân của công ty. Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng - Thanh Hóa là một công ty Nhà nước, hoạt động sản xuất là chủ yếu, sản xuất của công ty là gạch – ngói, trong những năm qua là nhờ nỗ lực của đội ngũ công nhân viên của công ty mà uy tín của công ty không ngừng nâng cao, đã thu hút được nhiều bạn hàng ở trong tỉnh mà còn ngoài tỉnh đến nhận đặt những đơn đặt hàng vơí khối lượng lớn cho nên với xu hướng như thế này công ty có các chỉ tiêu nhất định, các chỉ tiêu này của công ty không những đạt được chỉ tiêu về khối lượng được giao mà còn cả về đơn giá tiền lương. Thực tế công ty cũng đã có thế xâydựng được kế hoạch sản xuất cho năm kế hoạch, và đảm bảo thực hiện kế hoạch. Vì vậy, việc xác định quỹ lương của công ty được xác định như sau : Vth = (Vdg x Csxkd) + Vpc + Vbs + Vtg + Vct Trong đó : Vth : Quỹ tiền lương thực hiện Vdg : Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao Csxkd : Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Vpc : Quỹ các khoản phụ cấp lương Vbs : Quỹ tiền lương bổ sung Vtg : Quỹ tiền lương làm thêm giờ Vct : Quỹ tiền lương theo đơn giá của công ty xây dựng cho các mặt hàng bán ra thị trường * Nguồn hình thành quỹ lương của công ty - Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao - Quỹ tiền lương theo đơn giá của công ty xây dựng cho các mặt hàng bán ra thị trường - Quỹ tiền lương bổ sung do lợi nhuận thực hiện vượt mức kế hoạch - Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương. - Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang 2. Cơ cấu quỹ tiền lương của công ty Hiện nay công ty chia tổng quỹ tiền lương thành 3 phần - Quỹ tiền lương thanh toán bằng 85% tổng quỹ lương - Quỹ tiền thưởng bằng 10% tổng quỹ lương - Quỹ dự phòng bằng 5% tổng quỹ lương Kết cấu quỹ tiền lương tại công ty Tổng quỹ tiền lương Quỹ lương thanh toán Quỹ tiền thưởng Quỹ dự phòng Quỹ tiền lương trả cho bộ phận quản lý Quỹ tiền lương trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất Quỹ lương trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất Quỹ lương trả cho bộ phận phục vụ Bảng tổng hợp tình hình thực hiện cơ cấu quỹ tiền lương STT Chỉ tiêu SX – KD 2001 2002 2003 1 Tổng quỹ lương 6.458.794 7.697.000 8.463.000 2 Quỹ tiền lương thanh toán 5.488.275 6.542.450 7.193.550 3 Quỹ thưởng 645.679,4 769.700 846.300 4 Quỹ dự phòng 322.839,7 384.850 493.150 II. Các hình thức trả lương ở công ty hiện nay Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng là một công ty có lực lượng đông đảo khoảng 833 lao động được chia thành 3 loại lao động chủ yếu : Lao động quản lý, lao động trực tiếp, lao động phục vụ. Tương ứng với 3 loại lao động này thì công ty cũng áp dụng với 3 hình thức trả lương khác nhau : 1. Hình thức trả lương theo thời gian Đây là hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho bộ phận quản lý của công ty thuộc khối gián tiếp như: Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phòng và các cá nhân làm việc tại các phòng ban. Tiền lương của cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý : TL = TLmin . Hệ số lương Trong đó : Mức tiền lương tối thiểu mà công ty đang áp dụng là mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định 290.000đ. Trên thực tế vì đây là công ty sản xuất kinh doanh nên việc áp dụng mức lương tối thiểu này là thấp. Do đó, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu của công ty là rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả lao động, từ đó mức lương của người lao động cũng được nâng lên, người lao động sẽ cảm thấy thoả mãn với mức lương mình nhận được. Nếu không điều chỉnh mức lương tối thiểu của doanh nghiệp mà áp dụng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người lao động sẽ thấy chán vì họ cảm thấy chưa được hưởng đúng hao phí mà họ bỏ ra. Do đó, họ sẽ không muốn làm việc dẫn đến năng suất lao động bị giảm sút, chất lượng sản phẩm sẽ kem đi, uy tín của công ty ngày càng bị mất. Nếu điều chỉnh mức lương tối thiểu đến một mức nào đó sẽ làm cho người lao động yên tâm và hăng hái hơn trong công việc của mình. Hệ số lương dùng để tính lương cho người lao động do Nhà nước có thẩm quyền quy định. Để xác định đúng và chính xác nó dựa vào mức độ phức tạp của công việc và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên công ty. Tiền lương mà công ty trả cho cán bộ công nhân viên phụ thuộc vào cấp bậc và chức vụ của người lao động, người nào làm việc gì, chức vụ gì thì được hưởng lương theo công việc và chức vụ đó. Công việc quan trọng hơnchức vụ cao hơn thì sẽ được ô số lương cao hơn . Do vậy tiền lương của người lao động đó cao hơn. Trên thực tế, người lao động không phải lúc nào cũng đi làm việc đầy đủ cácngày trong tháng theo quy định mà có những ngày nghỉ phép, nghỉ theo chế độ quy định. Tiền lương trả theo thời gian của công ty được tính cho người lao động theo công thức : TLthg = TLcbn x ngày công nghỉ phép Trong đó : TLthg : Tiền lương thời gian trả cho người lao động trong tháng TLcbn : Tiền lương cơ bản theo ngày của người lao động theo tháng VD : Bảng thanh toán tiền lương ở phòng lao động - tiền lương STT Họ tên Lương cấp bậc Lương thời gian Công Tiền lương 1 Nguyễn Thị Nền 672.130 5 12955 2 Lê Thị Phương 639.670 2 49205 3 Lê Hoàng Tùng 491.532 4 75620 4 Văn Thị Thanh 575.852 5 110740 5 Chu Đức Cường 575.852 3 66444 VD : Nguyễn Thị Nền có 25 công phép tiền lương thời gian được hưởng là: TLtháng =.5 = 12955 Vậy hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho khối gián tiếp trong công ty. Cách tính đơn giản rõ ràng chỉ căn cứ vào lương cấp bậc và ngày công theo quy định tiền lương trong thangs người lao động nhận được thì ít nếu họ nghỉ nhiều do đó tiền lương ít nên hạn chế nhu cầu nghỉ việc của người lao động trong tháng, khi đó họ chỉ nghỉ khi thấy thật cần thiết. 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 2.1. Trả lương cho cán bộ quản lý công ty Hiện nay, công ty đang áp dụng trả lương cho cán bộ quản lý theo công thức : TL = TLmindn x Hệ số lương + phụ cấp Trong đó : TLmindn : là mức tiền lương tối thiểu công ty xây dựng và được Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thanh Hoá phê duyệt. Bảng thanh toán tiền lương phòng lao động tiền lương STT Họ tên Hệ số lương Phụ cấp Tiền lương 1 Nguyễn Thị Nền 3,54 0,2 1.651.000 2 Lê Thị Phương 3,48 0,15 1.609.500 3 Lê Hoàng Tùng 2,98 1.341.000 4 Văn Thị Thanh 2,06 924.000 5 Chu Đức Cường 1,67 751.500 Nguồn : Phòng tổ chức lao động – tiền lương Ta có : Tiền lương mà Nguyễn Thị Nền được lĩnh TL = 450.000 x 3,54 + 290.000 x 0,2 = 1.651.000 2.2. Trả lương cho khối lượng sản xuất Với một lực lượng lao động trực tiếp đông đảo, nên công ty đã áp dụng hình thức trả lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất là hình thức trả lương chủ yếu của công ty vì nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do sản phẩm của công ty được sản xuất theo một quy trình công nghệ điều này có nghĩa để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng thì sản xuất đó phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Chẳng hạn để sản xuất một mẻ gạch tuynel cần các bước công việc : Nghiền đất, làm đất, máy dập, máy cắt, sấy gạch, đưa vào lò nung điện. Mỗi công việ đều được đảm nhiệm bởi một nhóm công nhân do đó mỗi mẻ gạch làm ra là có sự đóng góp của một tập thể lao động nên các phân xưởng tiến hành khoán cho các tổ chức theo hợp đồng khoán. Các phân xưởng sản xuất theo hợp đồng khoán, phân xưởng theo dõi tình hình lao động của công nhân trong phân xưởng của mình thông qua bảng chấm công sau khi hợp đồng khoán sẽ được chuyển về kế toán phân xưởng lập bảng tính lương. Đối với hợp đồng khoán kéo dài trong nhiều tháng thì sau mỗi tháng có biên bản nghiệm thũ của mình và căn cứ vào đó để tính lương cho công nhân. Cách tính lương cho công nhân trong tổ sản xuất. TLi = . Ni Trong đó : TLi : tiền lương của người công nhân i nhận được V : Quỹ tiền lương của phân xưởng STi : Tổng số công làm việc của phân xưởng Ni : số ngày làm việc thực tế của người thứ i VD : Bảng nghiệm thu khối lượng STT Nội dung công việc ĐVT KL thực hiện Đơn giá Thành tiền Thời gian Bắt đầu Kết thúc 1 Khai thác đất m3 1728 2.500 4.312.500 13/03 20/03 2 Nghiền đất T 600 15.000 9.000.000 22/03 28/03 Nguồn : Phòng tổ chức lao động – tiền lương Bảng thanh toán khối lượng STT Nội dung công việc ĐVT KL Đơn giá Thành tiền 1 Khai thác đất m3 1728 2.500 4.312.500 2 Nghiền đất sét T 600 15.000 9.000.000 3 Làm đất T 550 20.000 11.000.000 4 Xuất gạch Viên 3.000 2.000 6.000.000 Cộng 30.312.500 Nguồn : Phòng tổ chức lao động – tiền lương Bảng chấm công STT Họ và tên Các ngày trong tháng Tổng công 1 2 31 1 Lê Văn Hùng x x x 30 2 Ngô Đình Tùng x x 0 28 3 Trần Văn Tính x 0 x 25 . .. . . . Cộng 1.255 Nguồn : Phòng tổ chức lao động – tiền lương Tiền lương của Lê Văn Hùng TL = 30 = 724.385 (đ) Vậy ta thấy với cách trả lương này công ty đang áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất chỉ phụ thuộc vào ngày công làm việc thực tế của công nhân chưa gắn với trình độ tay nghề của họ. Nhưng lại khuyến khích người lao động làm việc với cường độ cao hơn để hoàn thành mức khoán được giao. 2.3. Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp Hình thức trả lương này công ty áp dụng cho bộ phận phục vụ như : Lao động sửa chữa máy móc, lao động quét dọn nhà xưởng, lao động điện nước lao động theo hình thức này sẽ được hưởng theo số lượng sản phẩm của lao động trực tiếp sản xuất mà họ phục vụ. Công thức xác định L = K. Đ . Q Trong đó : K : là tỷ lệ phần trăm được hưởng so với tiền lương sản phẩm Đ : Đơn giá tiền lương sản phẩm Q : Số lượng sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất trong phân xưởng mà phục vụ VD : Một công nhân làm việc phục vụ cho phân xưởng sản xuất gạch tuynel, trong một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT094.doc
Tài liệu liên quan