MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH GIA LAI NHỮNG NĂM VỪA QUA (2006 -2010) 4
I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư Xây dựng cơ bản. 4
1. Khái niệm 4
2. Đặc điểm của đầu tư Xây dựng cơ bản. 5
II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và mục tiêu đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2006 – 2010. 6
1. Đặc điểm tự nhiên 6
2. Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 -2009. 7
3. Mục tiêu đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 11
3.1. Mục tiêu 11
3.2. Quan điểm đầu tư 11
III. Thực trạng đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai trong những năm qua ( 2006 – 2010). 12
1. Tình hình về vốn và nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ở Gia Lai giai đoạn 2006 -2010. 12
2. Cơ cấu nguồn vốn theo nội dung đầu tư xây dựng cơ bản 17
3. Cơ cấu đầu tư Xây dựng cơ bản theo ngành ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2010. 22
4. Đánh giá tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai những năm qua( 2006-2009) 32
4.1. Tình hình công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn tỉnh Gia Lai 33
4.2. Những kết quả đạt được 2006 – 2009. 36
4.2.1. Phát triển giao thông 36
4.2.2. Phát triển hạ tầng nông lâm nghiệp – thủy lợi 38
4.2.3. Phát triển lưới điện 40
4.2.4. Phát triển thông tin liên lạc 41
4.2.5. Phát triển mạng lưới thương mại – dịch vụ du lịch và hạ tầng đô thị 43
4.2.6. Phát triển hạ tầng các cụm khu công nghiệp 46
4.2.7. Phát triển các lĩnh vực xã hội: 47
4.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 2006-2009. 52
4.3.1 Những hạn chế còn tồn tại: 52
4.3.2 Nguyên nhân những hạn chế trong công tác đầu tư Xây dựng cơ bản 56
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH GIA LAI. 59
I. Dự báo về tình hình kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Gia Lai 59
1. Nhu cầu vốn đầu tư Xây dựng cơ bản trong những năm tới 59
( giai đoạn 2011 -2015) 59
2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai đến năm 2020. 61
3. Định hướng đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm 63
3.1. Phát triển hạ tầng công nghiệp 63
3.2. Phát triển giao thông 65
3.3. Phát triển hạ tầng nông lâm nghiệp- Thủy lợi 68
3.4. Phát triển lưới điện 70
3.5. Phát triển thông tin liên lạc 71
3.6. Phát triển thương mại – dịch vụ du lịch 73
3.7. Phát triển hạ tầng đô thị 76
3.8. Phát triển các lĩnh vực xã hội: 79
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 83
1. Qui hoạch đầu tư theo ngành, địa phương nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 84
2. Đổi mới công tác kế hoạch hóa và chủ trương đầu tư của các dự án 85
3. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, chống thất thoát lãng phí vốn đầu tư Xây dựng cơ bản 86
4. Nâng cao chất lượng của ban quản lý công trình 87
5. Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản 90
6. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư và chất lượng cấp giấy phép đầu tư 90
7. Một số kiến nghị 91
92 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều loại hình dịch vụ mới, chất lượng ngày càng nâng cao, người dân có nhiều sự lựa chọn dịch vụ và nhà cung cấp phù hợp với điều kiện của mình.
Đến 12/2006 là 123.310 thuê bao (cả trả trước và trả sau), đạt 10,7 máy/100 dân so với mức trung bình của cả nước 22,41 máy/100 dân thì mật độ điện thoại của tỉnh ở mức thấp hơn. Năm 2006, tốc tăng trưởng điện thoại di động đạt 91% so với năm 2005.
Năm 2006 phát triển mới 15.536 thuê bao điện thoại cố định so với năm 2005, nâng số thuê bao điện thoại cố định toàn tỉnh đến 12/2006 lên 75.130 thuê bao, đạt mật độ 6,5 máy/100. Tuy nhiên mật độ điện thoại vẫn ở mức thấp hơn mức trung bình của cả nước (theo báo cáo tổng kết công tác năm 2006 của Bộ Bưu chính Viễn thông cả nước đạt mật độ 32,57 thuê bao/100 dân, trong đó điện thoại cố định đạt 10,16 thuê bao/100 dân).
Dịch vụ điện thoại cố định mới chỉ được phổ cập 98% số xã trên toàn tỉnh. Dịch vụ điện thoại cố định hầu hết do Bưu điện tỉnh cung cấp. Năm 2006, tốc tăng trưởng điện thoại cố định tăng 26% so với năm 2005.
- Đến năm 2010 Gia Lai phấn đấu trở thành tỉnh có mức độ phát triển Viễn thông đạt mức trung bình khá của cả nước.
- Đến năm 2010 tổng số thuê bao điện thoại đạt khoảng 780.000 thuê bao đạt mật độ 61,13 máy/100 dân trong đó điện thoại cố định đạt 197.798 đạt 15,5 thuê bao/100 dân; di động đạt 582.202 đạt 45,63 thuê bao/100 dân.
Dịch vụ Internet
Đến 12/2006, toàn tỉnh có 3.127 thuê bao Internet, trong đó: 2.010 thuê bao Internet băng hẹp và Internet băng rộng 1.127 thuê bao (tăng 670 thuê bao so với năm 2005). Hiện tại 100% trung tâm huyện đã được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, số xã có Internet băng rộng 5 xã (chiếm 2% tổng số xã).
Hiện tại số dân sử dụng Internet của tỉnh đạt 17,05% (cả nước đạt 17,67%). Và chủ yếu tập trung tại khu vực các khu vực: Tp. Pleiku, TX An Khê và các thị trấn trung tâm huyện.
Phát triển mạng lưới thương mại – dịch vụ du lịch và hạ tầng đô thị
Trong những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư , phát triển mạng lưới, dịch vụ, đảm bảo cung ứng vật tư, hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân đến tận các thôn, bản vùng sâu , vùng xa. Các cơ sở dịch vụ du lịch, hệ thống khách sạn nhà hàng được mở rộng ở nhiều huyện; hạ tầng các điểm du lịch đã được chú trọng đầu tư .
Hạ tầng đô thị của thành phố Pleiku đã được quan tâm đầu tư , nhất là hệ thống đường giao thông , điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, các công trình công cộng, văn hóa, thể thao…
Ngoài hệ thống chợ hiện có trên địa bàn (chủ yếu là chợ cửa khẩu, chợ đầu mối và các chợ nhỏ hình thành theo nhu cầu tự phát), hệ thống phân phối hiện đại như: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện lợi... cũng đang được hình thành và phát triển trên địa bàn tỉnh.
Năm 2006, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 75 chợ. Các huyện trên địa bàn tỉnh đều có chợ. Chợ trên địa bàn tỉnh tập trung nhiều ở thành phố Pleiku, thị xã An Khê, huyện Chư Păh, huyện Chư Sê, thị xã Ayun Pa. Ngoài các chợ đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh còn có nhiều chợ tạm, chợ cóc được hình thành một cách tự phát trên nhiều địa bàn huyện thị.
Tình hình cơ sở vật chất các chợ trên địa bàn tỉnh còn nghèo nàn, có 6 chợ xây dựng kiên cố, 46 chợ bán kiên cố và 23 chợ tạm.
Trên địa bàn huyện hiện có 231 cửa hàng xăng dầu đang hoạt động. Phân theo loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau: Doanh nghiệp Nhà nước 29 cửa hàng, chiếm 12,55%; Cty cổ phần, HTX 33 cửa hàng, chiếm 14,28%; Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân 166 cửa hàng, chiếm 71,86%; Các đơn vị hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang 2 cửa hàng, chiếm 0,86%.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Gia Lai vừa mang tính tự nhiên nhưng cũng đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Đây là thế mạnh về khả năng phát triển du lịch của Gia Lai mà không phải tỉnh nào cũng có được. Trong những năm qua sản phẩm du lịch của tỉnh khai thác trên những giá trị về thắng cảnh thiên nhiên còn nguyên sơ và bản sắc văn hóa của người thiểu số. Các chương trình du lịch đặc trưng của tỉnh có sức hấp dẫn với khách du lịch chủ yếu là các “tour” văn hóa-sinh thái và thăm chiến trường xưa kết hợp với dã ngoại. Việc khai thác tài nguyên du lịch còn mang tính tự phát, không có sự đầu tư tái tạo, duy trì, do đó hạn chế khả năng thu hút khách đến du lịch Gia Lai.
Bình quân giai đoạn 2001-2005 lượt khách du lịch của Gia Lai tăng 12,93%/năm. Trong đó chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế còn ít và giảm 2%/năm.
Doanh thu du lịch ngày càng tăng, trong đó tăng mạnh bởi doanh thu khách sạn nhà hàng. Tổng doanh thu du lịch năm 2007 đạt 78,318 tỷ đồng tăng 32% so với cùng kỳ và vượt 11% so với kế hoạch.
Tổng số nhà hàng, số cơ sở lưu trú và số phòng xếp sao ngày càng tăng, đồng thời số lao động trong ngành du lịch cũng tăng theo. Tuy nhiên, xét về con số thực thì tăng còn thấp, số cơ sở lưu trú xếp sao năm 2000 là 3, đến năm 2005 tăng lên là 6; số nhà hàng năm 2000 là 9, năm 2005 tăng lên là 15.
Bảng 1.17: Một số chỉ tiêu du lịch tỉnh Gia Lai giai đoạn 2000-2005
CHỈ TIÊU
ĐV
2005
2006
2007
2008
2009
KH.2010
Tốc độ tăng b/q (%)
01 - 05
06-2010
1. Lượt khách
Lượt
97.142
101.546
127.378
150.000
180.000
250,000
12,93
20
- Khách quốc tế
"
3.735
4.346
6.508
9.000
15.000
20,000
-2,00
36
- Khách nội địa
"
93.407
97.200
120.870
141.000
168.000
230,000
13,89
19
2. Doanh thu
Tỷ đồng
43,47
59,12
78,32
100
120
150
20
- Khách sạn
"
13,60
15,9
19,45
25
30
40
20
- Nhà hàng
"
12,18
19,
27,34
30
36
50
21
- Dịch vụ du lịch
"
17,69
24,22
31,53
45
54
60
20
3. Lao động
Lao động
567
623
760
800
900
1,000
10,26
10
4. Công suất sử dụng phòng b/q
%
50
50
52
55
60
65
0,00
5
5. Tổng số cơ sở lưu trú
K.Sạn
24
33
37
37
40
40
11,38
10.7
TĐ: Xếp sao
6
7
9
9
10
12
14,87
11
6. Tổng số phòng
871
923
993
956
1100
1200
16,84
5
TĐ: Xếp sao
182
299
341
341
400
500
15,91
11
7. Tổng số nhà hàng
Nhà hàng
15
17
18
20
22
25
10,76
8
8. Tổng số điểm vui chơi giải trí
Điểm
4
5
6
6
7
10
5,92
15
Nguồn: Sở Công thương tỉnh Gia Lai
Năm 2007, du lịch Gia Lai có nhiều khởi sắc, số khách sạn nhà hàng tăng nhanh, riêng trong năm 2007 có 4 cơ sở lưu trú mới đi vào hoạt động nâng tổng số khách sạn lên 37 khách sạn.
Năm 2006 và 2007 số lượt khách du lịch của Gia Lai đã tăng lên đáng kể, năm 2006 đón 101.546 lượt khách và năm 2007 đón 127.378 lượt khách, năm 2008 là 150.000 lượt khách, năm 2009 đạt 18.000 lượt khách, dự kiến năm 2010 là 250.000 lượt khách. Trong đó đáng chú ý là số khách nước ngoài ngày càng tăng. Năm 2007 khách quốc tế đạt 6508 lượt người tăng 49% so với cùng kỳ và vượt 25% so với kế hoạch, năm 2008 là 9.000 và dự kiến năm 2010 là 20.000 lượt khách.
Dự kiến trung bình giai đoạn 2006-2010 lượt khách nước ngoài trên địa bàn tỉnh tăng 36%/năm; khách nội địa tiếp tục tăng, tăng 19% và tăng cao hơn so với giai đoạn trước.
Giai đoạn tới các chỉ tiêu như: lao động, số cơ sở lưu trú, số nhà hàng khách sạn, số phòng và điểm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh sẽ ngày một tăng.
Giai đoạn 2006-2010 du lịch được xác định là một ngành có thế mạnh của tỉnh.
Phát triển hạ tầng các cụm khu công nghiệp
Các khu, cụm công nghiệp.
Khu công nghiệp Trà Đa có diện tích khoảng 110 ha, tính đến cuối năm 2007 đã thu hút được 24 nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 300 tỷ đồng (đã lấp đầy khoảng 82% tổng diện tích). Trong số các nhà đầu tư thì có 21 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, tạo công ăn việc làm cho khoảng 2000 lao động ở địa phương, Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp là 300 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,6% GTSX toàn tỉnh; giá trị xuất khẩu khoảng 2,5 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 20 tỷ đồng. lĩnh vực đầu tư chủ yếu là chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng,…
Khu công nghiệp tây Pleiku được quy hoạch tổng thể với quy mô là 615,4 ha. Hiện nay, giai đoạn 1 đã quy hoạch được diện tích 249,9 ha đang đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và tích cực kêu gọi các dự án đầu tư.
Cụm công nghiệp Chư Sê nằm cạnh giao lộ 14 và 25; cụm công nghiệp Ayun Pa nằm cạnh quốc lộ 25; cụm công nghiệp An Khê nằm bên quốc lộ 19 và xu hướng đón tiếp các nhà đầu tư và giao thương với các cảng biển của Miền trung. Bên cạnh đó còn có các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp trà Bá, Bắc Biển Hồ và khu công nghiệp Hàm Rồng.
Ngoài ra, hầu hết các huyện, thị xã và Thành phố đều quy hoạch và hình thành các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để thu hút các nhà máy, cơ sở chế biến nông lâm sản tại chỗ và di dời các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, gây ô nhiễm tập trung về một khu vực chung dành cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển các lĩnh vực xã hội:
- Về giáo dục đào tạo
Mạng lưới trường lớp đa được qui hoạch khá hợp lý, đã tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường và đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Cơ sở vật chất trường học được chú trọng đầu tư , số phòng học kiên cố , bán kiên cố tăng nhanh tỷ lệ phòng học cấp 4 trở lên đạt trên 80%, trong đó phòng học cao tầng chiếm 25,5 % . Hệ thống dạy nghề , các cơ sở đào tạo từng bước được củng cố.
Hệ thống mạng lưới cơ sở vật chất trường, lớp học:
Năm học 2008-2009, toàn tỉnh có 221 trường mầm non, 221 trường tiểu học, 224 trường trung học cơ sở, 35 trường trung học phổ thông, 5 trường trung học chuyên nghiệp và 1 Phân hiệu đại học Nông lâm; So với năm học 2007-2008: tăng 12 trường mầm non, 08 trường tiểu học, 07 trường trung học cơ sở, 04 trường trung học phổ thông và 1 trường trung học chuyên nghiệp.
Đến nay toàn tỉnh có 22 trường tiểu học và 5 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Bảng 1.19: Số trường học, lớp học
NỘI DUNG CÁC CHỈ TIÊU
2000
2005
2006
2007
2008
Tốc độ tăng b/q 2001-2005 (%)
I. Giáo dục mầm non:
Số trường
109
209
221
10,37
- Ngoài công lập
2
Số lớp
1.498
1.838
1.909
1.962
2.345
4,18
Số phòng
536
1246
1369
1515
1.930
18,38
II. Số trường phổ thông
1.Số trường tiểu học
154
192
205
213
221
4,51
- Ngoài công lập
1
1
1
1
2.Số trường trung học cơ sở
59
118
134
147
155
14,87
3.Số trường trung học phổ thông
13
26
28
31
34
14,87
Ngoài công lập
2
3
3
3
2
8,45
4.Số trường phổ thông cơ sở
94
81
75
70
69
-2,93
5.Trung học
8
1
1
1
1
-34,02
III. Số lớp học phổ thông
1.Tiểu học
5.556
5.817
5.831
5.785
5.874
0,92
- Ngoài công lập
2
2
3
2.Trung học cơ sở
1.765
2.558
2.622
2.640
2.628
7,70
3. Trung học phổ thông
419
845
920
937
935
15,06
- Ngoài công lập
71
98
94
83
6,66
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2008)
Dự báo trung bình giai đoạn 2006-2010 số trường mầm non của tỉnh Gia Lai tăng 7,62%, trường tiểu học tăng 3,7%, trường trung học cơ sở tăng 4,08%, trường trung học phổ thông tăng 8,18% và trường trung học chuyên nghiệp tăng 4,56%.
Cùng với sự tăng lên về quy mô trường học, phòng học và lớp học thể hiện hệ thống giáo dục của tỉnh đã có bước phát triển. Trung bình giai đoạn 2006-2010 số phòng học của bậc: tiểu học tăng 2,31%, trung học cơ sở tăng 6,89%, trung học phổ thông tăng 10,9% và trung học chuyên nghiệp tăng 5,62%.
Giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh rất được chú trọng đầu tư. Đến nay, tỉnh có 1 trường dân tộc nội trú cấp tỉnh, 15 trường dân tộc nội trú ở các huyện. Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng đều có các lớp bán trú tại các trung tâm cụm xã, có các lớp học tại các làng thuộc các vùng dân tộc thiểu số..
Mô hình bán trú dân nuôi cấp 1, cấp 2 ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh, hiện có 41 xã có trường bán trú dân nuôi với 127 lớp và 2.545 học sinh.
Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng- cơ sở vật chất kỹ thuật ngành giáo dục đã và đang từng bước được đầu tư, xây dựng, nâng cấp, trang bị hướng đến ngày càng hoàn thiện hơn. Ờ vùng đồng bào dân tộc, khó khăn về thiếu trường lớp ngày càng được khắc phục, một số trường mới được xây dựng nhằm tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân. Toàn tỉnh còn 81 trường phổ thông liên cấp học, 20 xã chưa có trường mầm non, chỉ có lớp mầm non gắn với trường phổ thông. 13 huyện và thành phố Pleiku chưa có trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, thành phố. Số lượng trung tâm học tập cộng đồng ít; vẫn còn 441 phòng học mượn và 837 phòng học nhà cấp 4 đã xuống cấp; còn thiếu 409 phòng ở công vụ cho giáo viên; thiếu nhiều phòng chức năng: kho để thiết bị dạy học, phòng thư viện, một số trường chưa đủ phòng thí nghiệm, thực hành, nhiều trường thiếu sân chơi, bãi tập theo quy định...
Về y tế
Những năm gần đây hệ thống y tế Gia Lai từng bước được cải thiện và nâng lên về mặt chất lượng. Việc cung ứng các dịch vụ y tế được mở rộng, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh và hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng.
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế
Bảng 1.20: Mạng lưới y tế
STT
NỘI DUNG CÁC CHỈ TIÊU
2000
2005
2006
2007
2008
Tốc độ tăng b/q2001-2005 (%)
I
SỐ CƠ SỞ Y TẾ
1
Bệnh viện
14
16
16
18
18
2,71
2
Phòng khám đa khoa khu vực
9
16
16
16
14
12,20
4
Trạm y tế xã-phường
144
193
205
209
215
6,03
II
SỐ GIƯỜNG BỆNH
2220
2485
2540
2660
2865
2,28
1
Bệnh viện
1400
1550
1560
1620
1720
2,06
2
Phòng khám đa khoa khu vực
90
160
160
160
140
12,20
4
Trạm y tế xã-phường
730
775
820
880
1005
1,20
III
SỐ CÁN BỘ Y TẾ
1745
2299
2421
2422
-
5,67
a
Ngành y
1569
2170
2287
2261
-
6,70
1
Bác sĩ và trình độ cao hơn
325
401
455
493
507
4,29
2
Y sĩ, kĩ thuật viên
559
669
705
554
-
3,66
3
Y tá,
685
762
765
807
-
2,15
4
Nữ hộ sinh
-
338
362
407
-
-
b
Ngành dược
176
129
134
161
-
-6,02
1
Dược sĩ cao cấp
24
19
14
19
20
-4,56
2
Dược sĩ trung cấp
73
75
90
113
-
0,54
3
Dược tá
79
35
30
29
-
-15,03
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2008)
Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã được tăng cường đầu tư, chuẩn hoá dân từng bước và cơ bản đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân trên toàn tỉnh.
Năm 2000, toàn tỉnh có 14 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 144 trạm y tế xã. Đến năm 2007, toàn tỉnh có 18 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, 16 phòng khám đa khoa khu vực, 209 trạm y tế xã, phường.
Cùng với sự tăng lên về cơ sở hạ tầng, giường bệnh trên địa bàn tỉnh cũng tăng. Năm 2000 toàn tỉnh Gia Lai có 1.400 giường bệnh viện đến năm 2007 tăng lên là 1.620 giường bệnh viện, và ước thực hiện năm 2008 là 1.720 giường bệnh, trung bình giai đoạn 2001-2005 tăng 2,06%.
Tổng giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh năm 2000 có 90 giường, năm 2007 tăng lên là 170 giường, trung bình giai đoạn 2001-2005 tăng 12,2%.
Giường bệnh trong các trạm y tế xã phường của tỉnh năm 2007 là 880 giường, ước thực hiện năm 2008 tăng 1.005 giường, tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 1,2%.
Năm 2007 toàn tỉnh có 12 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, ước năm 2008 có 18 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ y tế, chiếm tỷ lệ 8,6%.
Những tồn tại:
- Mặc dù đã có nhiều đổi mới những năm gần đây nhưng số xã có cơ sở y tế đạt chuẩn của Gia Lai vẫn thấp hơn so với vùng Tây Nguyên và so với cả nước (Khu vực Tây Nguyên 15%, cả nước 35,7%).
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế của tỉnh đã có nhiều cải thiện, song vẫn còn thiếu thốn và tỷ lệ đạt chuẩn về y tế xã còn thấp. Các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị. Các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, trung tâm kiểm nghiệm thuốc-thực phẩm-mỹ phẩm còn thiếu trang thiết bị kiểm nghiệm, xét nghiệm.
- Năng lực hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế.
- Các bệnh viện tuyến huyện quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của nhân dân, tỷ lệ vượt tuyến cao dẫn đến bệnh viện tỉnh thường xuyên quá tải và hạn chế về chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe; hầu hết các trạm y tế xã chưa có cán bộ về dược.
Nhìn chung giai đoạn 2006-2010 y tế tỉnh phát triển theo hướng tiếp tục củng cố y tế tỉnh, huyện và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở; tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia nhằm đảm bảo trên 95% trẻ em được tiêm chủng mở rộng; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 24% năm 2010; giảm tỷ lệ mắc bệnh và chết do các bệnh sốt rét, lao, viêm phổi trẻ em, thanh toán bệnh phong, bại liệt, uốn ván trẻ sơ sinh… công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ được tăng cường.
Dự kiến đến năm 2010, kiện toàn cơ sở vật chất, quy mô giường bệnh đảm bảo đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân và khống chế các loại dịch bệnh; phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo hướng dự phòng tích cực và chủ động; lấy phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu làm mục tiêu phấn đấu.
Về văn hóa, thông tin và thể thao.
Các thiết chế văn hoá , thông tin, thể thao được coi trọng đầu tư và củng cố. Nhiều cơ sở văn hoá , khu vui chơi, luyện tập thể thao, các khu di tích lịch sử , hệ thống phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến huyện và xã được đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp, mức hưởng thụ văn hoá , tinh thần của nhân dân được nâng lên.
Tỉnh đã quan tâm xây dựng một số nhà văn hóa, trung tâm văn hóa huyện, xây dựng các thư viện huyện, nhà văn hóa, nhà rông văn hóa cấp xã. Các thiết chế như nhà văn hóa, nhà rông văn hóa đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, có những đóng góp tích cực và hoạt động có hiệu quả.
Tóm lại, mặc dù còn nhiều khó khăn , nhưng do có những cơ chế, giải pháp huy động, khai thác vốn đầu tư hợp lý ; định hướng đầu tư có trọng điểm, nên kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua được đầu tư với tốc độ khá nhanh, bước đầu thu hút được các nguồn vốn từ khu vực dân cư, tư nhân, các doanh nghiệp nước ngoài và tỉnh ngoài. Việc bố trí cơ cấu đầu tư đúng hướng, đã có tác dụng phát huy thế mạnh trên từng ngành, từng lĩnh vực, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế , giải quyết việc làm cho người lao động.
Các hoạt động thể dục thể thao khá sôi động, tỉnh đã tổ chức đăng cai nhiều giải thể thao cấp khu vực và toàn quốc; đặc biệt là tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao cấp xã, phường, thị trấn, tổ chức hội thi thể dục thể thao các dân tộc thiểu số.
Đề án đưa thể dục thể thao về cơ sở, xây dựng chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 theo Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai, thành lập mới 9 tổ chức xã hội thể thao, xây dựng 16 nhà tập, 5 sân bóng đá, 32 sân quần vợt, 3 hồ bơi và nhiều điểm tập luyện bóng bàn, cờ tướng. Số câu lạc bộ thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh năm 2001 là 139, đến năm 2007 tăng lên là 260. Tỉnh đang đầu tư cơ sở hạ tầng của Khu liên hợp TDTT Hoa Lư và kêu gọi xã hội hoá đầu tư các sân, bãi luyện tập và thi đấu các môn thể thao.
Công tác xã hội hoá thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh và có chuyển biến đáng kể, đã góp phần mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình hoạt động thể dục thể thao, huy động được nhiều nguồn tài chính để tăng cường đầu tư và phát triển thể dục thể thao.
Tuy nhiên thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn: cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao còn thiếu cơ sở và phòng luyện tập; việc phát triển thể dục thể thao chưa đều, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa đời sống người dân còn khó khăn nên thể dục thể thao ít được chú ý; số người luyện tập thể dục thể thao tăng nhưng còn thấp so với mật độ dân số; công tác tuyên truyền về xã hội hoá thể dục thể thao chưa sâu rộng, đặc biệt là tuyên truyền về các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong tỉnh, ngoài tỉnh đầu tư, tài trợ để phát triển sự nghiệp thể dục thể thao; còn thiếu những văn bản hướng dẫn triển khai kinh doanh thể dục thể thao ngoài công lập.
Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 2006-2009.
Những hạn chế còn tồn tại:
Huy động vốn chưa đủ; khai thác vốn không hiệu quả.
- Huy động các nguồn nội lực còn hạn chế, nhất là đầu tư từ khu vực dân cư, tư nhân, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, thực hiện các dự án chủ yếu dựa vào nguồn vốn Trung ương hỗ trợ hàng năm.
- Tổ chức khai thác nguồn lực từ các cơ chế, chính sách cả nhà nước, từ các chương trình, dự án của các bộ, ngành trên địa bàn chưa nhiều. Khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên để tạo thành nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi, cơ chế một nửa, một đầu mối thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài mới chỉ là bước đầu; phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành còn nhiều vướng mắc.
- Công tác kế hoạch hoá, lồng ghép các nguồn vốn còn thiếu cơ chế cụ thể; nguồn lực đầu tư còn phân tán; bố trí còn dàn trải, có lúc, có nơi còn lãng phí, thất thoát.
Kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ
- Hệ thống đường giao thông mới tập trung phát triển các tuyến trục dọc. Chất lượng đường còn thấp (đường đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 25 % ), nhiều tuyến còn quá nhỏ , nhiều công trình phụ trợ trên tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là các tuyến phía Tây của tỉnh.
- Hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp; các cơ sở sản xuất , cung ứng giống cây trồng, vật nuôi phục vụ các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ còn hạn chế. Các công trình thuỷ lợi mới tập trung ở vùng đồng bằng và tưới cây trồng đất ruộng ( chủ yếu là cây lúa ); đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi vùng đồi và tưới cây trên đồi mới chỉ là bước đầu. Hệ thống đê, kè hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống bão lũ trước những diễn biến bất thường của thời tiết.
- Ở khu vực nông thôn, điện chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, điện năng phục vụ sản xuất, kinh doanh còn rất hạn chế ( chỉ chiếm khoảng 12 % ); hầu hết các xã miền núi mới có điện ở khu vực trung tâm xã. Tổn thất điện năng lớn (20-25% ), giá điện khu vực nông thôn còn cao.
- Mạng lưới thương mại, dịch vụ du lịch, thông tin liên lạc ở các huyện miền núi chưa phát triển. Khai thác tiềm năng về du lịch chưa nhiều, chưa hình thành được các tuyến điểm du lịch, về cơ bản tiềm năng du lịch chưa được khai thác. Mạng lưới thông tin khu vực nông thôn, miền núi phát triển còn chậm, số máy điện thoại ở các xã miền núi mới đạt 3- máy/ xã.
-Hạ tầng đô thị thành phố Pleiku còn thiếu đồng bộ, chất lượng thấp; kiến trúc không gian còn nhiều bất cập; các điểm vui chơi, giải trí hấu như chưa có . Nhìn chung những hạ tầng hiện có chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của đô thị hiện đại, văn minh.
- Hạ tầng các cụm, các khu công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, triển khai còn nhiều vướng mắc. Vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước ( vốn vay ), chưa huy động được các nguồn vốn khác tham gia đầu tư hạ tầng. Suất đầu tư chưa cao, trong khi các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp quy mô nhỏ, mới tập trung chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều lao động, trình độ công nghệ chưa phải tiên tiến.
- Cơ sở vật chất các ngành giáo dục, y tế, văn hoá còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Số phòng học bình quân của giáo dục phổ thông mới đạt 0.65 phòng / lớp, số phòng học cấp 4 đã xuống cấp chiếm 18,9%; phòng học tranh tre, phòng học ca 3 còn nhiều ( 1.068 phòng tranh tre, 639 phòng học ca 3 ) . Nhiều cơ sở y tế đã xuống cấp chưa được đầu tư, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu đã ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Các thiết chế văn hoá thể thao còn thiếu nhiều so với yêu cầu.
Tổ chức quản lý chưa cao; chất lượng xây dựng thấp.
Tiến độ triển khai dự án còn chậm, còn nợ khối lượng hoàn thành lớn
- Phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các chủ đầu tư với đơn vị thi công để triển khai thực hiện dự án còn chậm; nhất là công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
-Nợ khối lượng Xây dựng cơ bản hoàn thành, sức ép trả nợ vốn vay lớn. Nhu cầu vốn đối ứng, vốn chuẩn bị đầu tư mới đáp ứng được 30 % . Khả năng vốn thanh toán hạn hẹp , nhiều dự án phải kéo dài thời gian , làm giảm hiệu quả vốn đầu tư .
- Thất thoát lãng phí vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
Tình trạng thất thoát và lãng phí vốn Xây dựng cơ bản , đặc biệt trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề nan giải của tỉnh Gia Lai. Thất thoát và lãng phí nguồn lực đầu tư Xây dựng cơ bản được biểu hiện dưới dạng sau:
Thất thoát về của cải vật chất : được thể hiện là việc sử dụng bảo quản máy móc, thiết bị để mất mát hư hỏng nguyên nhiên vật liệu ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư .
Thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động :Mà biểu hiện rõ nhất là ngày công lao động của các đơn vị thi công xây lắp, do bố trí lao động không hợp lý dẫn đến tình trạng khi thừa lao động , khi thiếu lao động phục vụ trong dự án.
Thất thoát dưới dạng tiền vốn: Tức là khoản vốn bằng tiền không được đầu tư cho công trình mà mất mát dưới hình thức nào đó.
Những kẽ hở gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư Xây dựng cơ bản:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai-giải pháp nhằm hoàn thiện.doc