Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tscđ ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hải Hậu

- Như đã nói trên Công ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Hải Hậu được thành lập ngày 18 tháng 02 năm 2000 Khi mới thành lập Công ty gặp nhiều khó khăn, như cơ sở vật chất nghèo làn, tư tưởng cán bộ công nhân viên chưa được ổn định . Do phải trải qua những xáo trộn thay đổi môi trường công tác đến năm 2000 Công ty được cổ phần hoá trực thuộc Sở nông nghiệp phát triển nông thôn Nam Định .

- Trong lĩnh vực sản xuất cũng đơn điệu, thực hiện nhiệm vụ làm mới nhà xưởng, mua sắm máy móc . Sản phẩm của Công ty không những được tiêu thụ trong Tỉnh – Huyện mà còn vươn ra tỉnh ngoài .

- Chủ động sáng tạo trong quản lý chỉ đạo và điều hành sản xuất củng cố tổ chức, ổn định cơ sở vật chất tăng cường máy móc thiết bị và lao động để ổn định sản xuất .

 

doc24 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tscđ ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hải Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có hiệu quả) làm cho công ty cổ phần lành mạnh về mặt tài chính. - Nhà nước ưu tiên vốn sản xuất cho người lao động (vốn ưu đãi, vốn cho vay) mua cổ phần đóng góp vào công ty cổ phần. - Kiểm soát, kiểm tra được hoạt động tài chính do người lao động bầu ra tại đơn vị gần gũi với mọi hoạt động hàng ngày diễn ra, kiểm tra,kiểm soát được quá trình sản xuất kinh doanh, chất lượng, quá trình tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty a) Nhiệm vụ của công ty. - Sản xuất thức ăn chăn nuôi. - Sản xuất, kinh doanh thuốc thú y. - Sản xuất, cung ứng gia súc , gia cầm. b) Quyền hạn của công ty . - Căn cứ vào khả năng của công ty và nhu cầu thị trường, công ty được quyền mở rộng phạm vi kinh doanh, và bổ xung thêm ngành nghề sản xuất, kinh doanh sau khi được cơ quan thẩm quyền cho phép. - Lựa chon hình thức và cách thức huy động vốn như:được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. - Được quyền tuyển dụng lao động, thuê mướn lao động, cho thôi việc,cho thôi việc, cho nghỉ việc theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh và theo quy định của bộ luật lao động. - Sử dụng phần thu nhập còn lại của công ty. - Chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. c) Nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty. - Kinh doanh đủ ngành nghề đã ghi trong giấy phép và mục đích thành lập công ty. - Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn đăng kí, chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện. - Đảm bảo lợi ích và việc làm cho người lao động. - Tuân thủ chế độ hoạch toán thống kê, các nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác theo quuy định của nhà nước. - Chấp hành các quy định về chế độ tuyển dụng, hợp đồng và quản lí lao động, đản bảo quyền , lợi ích của người lao động theo pháp luật và luật lao động. - Tuân thủ quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường. thực hiện các báo cáo định kì theo quy định của nhà nước và các ngành. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng Nhà Nước. 1.1.3.Cơ cấu tổ chức quản , Tổ chức sản xuất của công ty. *Cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Hải Hậu: sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Trợ lý GĐ Phó giám đốc Giám đốc Phân xưởng sản xuất thức ăn Các quâỳ hàng, cửa hàng đại lý Phòng kế toán tài vụ Phòng dịch vụ kỹ thuật và KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng tiếp thị cung ứng thị trường - Ban giám đốc gồm: + 01 giám đốc + 01 phó giám đốc + 01 trợ lý giám đốc - Phòng kế toán tài vụ - Phòng tổ chức hành chính - Phòng tiếp thị cung ứng thị trường - Phòng dịch vụ kỹ thuật và KCS - Phân xưởng sản xuất thức ăn - Các quầy hàng, cửa hàng đại lý *Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của các bộ phận trong công ty: a) Giám đốc công ty. - Chức năng nhiệm vụ của giám đốc. + Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật, theo điều lệ công ty và nghị quyết đại hội cổ đông, nghị quyết của HĐQT + Giám đốc là người đại diện hợp pháp của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT và đại hội cổ đông trước pháp luật và các giao dịch, quan hệ trong điều hành hoạt động công ty. + Giám đốc có nhiệm vụ trình HĐQT phương án: . Kế hoạch sản xuất kinh doanh . Kế hoach tài chính, sử dụng và huy động vốn . Các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh hàng tháng, hàng tháng, hàng quý, hàng nam . Các nảy sinh trong điều hành vượt quá quyền hạn có ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của công ty . Các dự kiến trích lập và sử dụng quỹ . Các quy chế tuyển dụng lao động, tiền lương, các chế độ phúc lợi xã hội, chế độ BHXH, an toàn lao động của người lao động và cổ đông . Nội quy kỉ luật lao động, quy chế quản lý điều hành - Quyền han và trách nhiệm của giám đốc + Ký các văn bản báo cáo, hợp đồng, chứng từ của công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ của công ty + Lựa chon đề nghị HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm các phó giám đốc, kế toán trưởng + Ra quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm các trưởng, phó phòng, bộ phận theo nghị quyết của HĐQT + Ký kết thoả ước lao động tuyển dụng lao động theo kế hoạch , nâng bậc lương , kỉ luật, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy đinh của pháp luật và quy chế do HĐQT ban hành + Được tham dự các hội nghị của HĐQT nếu giám đốc không phải là thành viên HĐQT + Chịu trách nhiệm trước HĐQT và đại hội cổ đông về những sai phạm nghiệp vụ gây tổn thât cho công ty b) Phó giám đốc - Là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành các hoạt động trong moi lĩnh vực của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công. c) Phòng tổ chức hành chính - Là phòng nghiệp vụ của Công ty, giúp giám đốc thực hiên chức năng quản lý vàchức năng phục vụ trên các lĩnh vực công tác, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động. - Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tổ chức hành chính . + Có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ trong đó có cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và đội ngũ kế cận trong quy hoạch cán bộ, đảm bảo đủ số lượng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. +Tổ chức bộ máy các phòng ban nghiệp vụ và quản lý sản xuất trong công ty, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện chức năng nhiệm vụ của các bộ phận xí nghiệp phòng ban, nghiên cứu cơ cấu tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý trong công ty. + Quản lý cán bộ công nhân viên, tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức sản xuất, công tác cán bộ và nhân sự. + Quản lí hồ sơ, lý lịch, sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội của cán bộ nhân viên trong toàn công ty. d) Phòng kế hoạch tài vụ - Là phòng nghiệp vụ của Công ty, giúp Giám đốc theo dõi việc chi tiêu theo nguyên tắc tiền nào việc đấy dưới hình thức dùng đồng tiền của giám đốc để giám đốc mời nguồn vốn, để tạo đủ vốn cho hoạt động của công ty. - Tổng hợp và phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo công ty khắc phục nhũng thiếu sót, phát huy những ưu điểm trong viẹc thực hiện kế hoạch quản lý kinh tế một cách toàn diện.khai thác các nguồn vốn để tạo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nhiệm vụ của phòng kế hoạch tài vụ. + Lập và quản lí việc thực hiện kế hoạch thu chi tài vụ, tín dụng, ngân hàng, điều hoà và sử dụng vốn hợp lý, đúng chế độ, thể lệ, nguyên tắc tài chính của nhà nước. +Tổ chức hoạch toán kế toán, thống kê đúng kỳ hạn, kịp thời, đầy đủ và chính xác về toàn bộ tài sản cố định và tài sản cố định của công ty. + Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính và kế hoạch khác của công ty, lập kế hoạch tài chính tín dụng hàng tháng, hàng quý, quan hệ trực tiếp với ngân hàng để giải quyết các yêu cầu chi về vốn kinh phí phục vụ kịp thời yêu cầu sản xuất và yêu cầu khác của đơn vị. e) Phòng tiếp thị cung ứng thị trường . - Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng. Mua bán vật tư, dự thảo và xây dựng kế hoạch cung ứng, tìm hiểu thị trường và yêu cầu của từng loại vật tư và giá cả, đồng thời kết hợp với thủ kho thực hiện việc giao nhận hàng để đảm bảo số lượng, chất lượng cùng với việc đóng gói sản phẩm trong điều cho phép. f) Phòng dịch vụ kỹ thuật và KCS . - Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về hướng dẫn quy trình sản xuất thức ăn. thực hiện ký kết hợp đồng tư vấn về kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi trong việc điều tra phát hiện dịch bệnh của gia súc, gia cầm. Đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho, xuất kho cung ứng ra thị trường. g) Phân xưởng sản xuất. - Thu mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất thức ăn gia súc theo đúng yêu cầu của công ty. Thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Với bộ máy tổ chức và quản lý như trên đã làm đơn giản hoá phương thức quản lý, hạn chế tình trạng chồng chéo trong công việc hay chốn tránh trách nhiệm do có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể với mỗi phòng ban, phân xưởng, đồng thơi thúc đẩy lòng nhiệt tình, sáng tạo của mọi người trong công việc.Tổ chức bộ máy theo cơ chế trực tuyến chức năng đã giúp các mệnh lệnh được truyền đi nhanh chóng, chính xác tới từng phòng ban.Tuy nhiên vẫn có lúc sẽ gây ra sự quá tải đối với giám đốc. h) Các quâỳ hàng , đại lý . - Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y: là một đơn vị trực thuộc công ty. Của hàng có nhiệm vụ bán và giới thiệu sản phẩm ra thị trường. * Tổ chức công tác kế toán ở Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Hải Hậu a. áp dụng hệ thống chứng từ ban đầu trong công tác hạch toán- kế toán Công ty áp dụng hệ thống chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. + Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. + Cuối tháng (Quý) phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. + Cuối tháng (Quý) phải tổng hợp số liệu, khoá sổ và thẻ chi tiết rồi lập các bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để lập báo cáo kế toán. sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Báo cáo tài chính Bảng cân đối tài khoản Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký C.Từ ghi sổ Số thẻ hạch toán chi tiết Chứng từ gốc Sổ quỹ 8 6 3 5 2 1 1 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 9 b) Hình thức kế toán mà Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Hải Hậu áp dụng là hình thức hạch toán chứng tư ghi sổ. - Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: + Các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh trên chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp liên quan. + Tách rời việc ghi sổ theo thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống trên hai sổ kế toán tổng hợp riêng biệt: sổ cái các tài khoản và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Tách rời ghi sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết vào hai loại sổ kế toán riêng biệt. + Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. + Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong bảng đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ có các loại sổ kế toán sau: + Sổ kế toán tổng hợp: Bao gồm sổ cái các tài khoản và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. . Sổ cái: Là sổ phân loại(Ghi) theo hệ thống dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một trang sổ cái(Có thể kết hợp sổ cái với sổ chi tiết trên cùng một tờ sổ nhiều cột). . Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ ghi theo thời gian phản ánh toàn bộ chứng từ đã lập trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu với số liệu ghi trong sổ cái. Mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập song đều phải đăng ký vào sổ này để lấy số liệu và ngày, tháng. Số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánh liên tục từ đầu tháng(hoặc từ đầu năm) đến cuối tháng(hoặc đến cuối năm) ngày, tháng trên chứng từ ghi sổ tính theo ngày ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ kế toán chi tiết: Được mở để theo dõi chi tiết cho các đối tượng kế toán đã được phản ánh trên sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ nhu cầu thông tin chi tiết cho công tác quản lí tài sản, quản lí các quá trình hoạt động kinh tế của đơn vị. Các sổ và thẻ hoạch toán chi tiết thường được sử dụng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết như: Sổ kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ, sổ TSCĐ, sổ CPSX, sổ chi tiết tiêu thụ, sổ chi tiết thanh toán. - Ngoài ra kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ còn sủ dụng chứng từ ghi sổ và bảng cân đối tài khoản. + Chứng từ ghi sổ: Thực chất là sổ định khoản theo kiểu tờ rơi để tập hợp các chứng từ gốc cùng loại, chứng từ ghi sổ sau khi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mới được dùng làm căn cứ ghi vào sổ cái. +Bảng cân đối tài khoản: Là bảng kê đối chiếu toàn bộ số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản tổng hợp sử dụng cách ghi kép. Quan hệ cân đối: Tổng số tiền trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ = Tổng số phát sinh Nợ(hoạc Có)của tất cả các tài khoản trong sổ cái(hay bảng cân đối tài khoản) c) Bộ máy kế toán ở công ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Hải Hậu. - Sự chuyển hướng nền kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường và cơ chế quản lý mới đặt ra cho công ty tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. - Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, đảm bảo thu thập thông tin kinh tế nhanh, kịp thời, hợp lý và cung cấp đầy đủ cho các đối tượng sử dụng thông tin. - Bộ máy kế toán được xác định trên cơ sở áp dụng chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo các mặt kế toán được kết hợp với nhau, cũng như các phòng ban khác, phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi quản lý tình hình chi tiêu tài chính của công ty và với nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý tài chính, tiền vốn, hoạch toán giá thành và lập kế hoạch thu chi tài chính hàng tháng, quý, năm theo kế hoạch. Đứng đầu là kế toán trưởng . Kế toán TSCĐ và vật tu hàng hoá. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT. Kế toán ngân hàng, tiền mặt. Kế toán giá thành. Kế toán tổng hợp. Thủ quỹ. sơ đồ bộ máy kế toán kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kế toán giá thành Kế toán thuế gtgt KT tiền lương BHXH , BHYT KT ngân hàng tiền mặt Thủ quỹ kt tscđ và vật tư hàng hoá * Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của doanh nghiệp, tham mưu cho giám đốc xây dựng các phương án tài chính tổng hợp các số liệu do kế toán viên cung cấp, tính giá thành, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh. * Kế toán TSCĐ và vật tư hàng hoá: theo dõi việc tăng, giảm TSCĐ; lập bảng tính khấu hao TSCĐ cho từng tháng, quý, năm; theo dõi phương án tình hình nhập-xuất-tồn vật liệu-công cụ, dụng cụ. Ngoài ra còn tham gia với phòng vật tư về định mức vật tư dự trữ và kịp thời điều chỉnh quá trình nhập –xuất-tồn vật tư góp phần đảm bảo dự trữ vật tư ở mức hợp lý và sử dụng các trường hợp thừa, thiếu vật liệu-công cụ dụng cụ. *Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT: theo dõi công nợ, các khoản trích nộp theo quy định; theo dõi tình hình thu chi, tăng giảm nguồn vốn của doanh nghiệp, theo dõi tổng quỹ tiền lương. * Kế tóan ngân hàng, tiền mặt :theo dõi tài khoản tiền gửi của đơn vị mình từ đó lập kế hoạch thanh toán hoặc thu về dưới hình thức séc hoặc chuyển khoản. * Kế toán giá thành: theo dõi và tập hợp các chi phí tới khi kết thúc quá trình sản xuất từ đó tính giá thành, doanh thu và kết quả hoạt động SXKD. * Kế toán tổng hợp: theo dõi tổng hợp tất cả các số liệu do các kế toán cung cấp để đối chiếu với kết quả tính gía thành xem có khớp không. * Thủ quỹ : chịu trách nhiệm quản lý tiền của doanh nghiệp thi hành lệnh thu-chi do kế toán tiền lương, BHXH,BHYT lập có đủ chữ ký của kế toán trưởng và giám đốc, không để mất mát thiếu hụt quỹ tiền. Theo chúc năng thực hiện các công việc kế toán, lập chứng từ để làm căn cứ sổ kế toán (mọi hình thức kế toán thoát ly chứng từ đều không hợp lệ). d) Tổ chức công tác kiểm tra công tác kế toán tài chính ở công ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Hải Hậu. - Để cho công tác của đơn vị mình hoạt động có hiệu quả, các thông tin tài chính được chính xác, đúng đắn và tuân thủ theo pháp luật nên công ty đã tổ chức kiểm tra kế toán với mục đích tìm ra những chi tiêt thiếu sót để bổ sung, khắc phục. - Hàng năm, căn cứ vào báo cáo quyết toán của công ty các cơ quan chủ quản đến duyệt báo cáo quyết toán hàng năm trên cơ sở các chỉ tiêu mà công ty đã báo cáo. - Xem xét các tài sản tăng, giảm có hợp lệ không và thống nhất số liệu có biên bản kèm theo sau đó thông báo chính thức cho đơn vị. Từ năm 1998 do cơ chế mới không còn chế độ duyệt quyết toán nữa các đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực về báo của đơn vị mình. Thực hiện theo quy định 832TC/QĐ của Bộ TC ban hành ngày 28-10-1997 về chế độ kiểm tra nội bộ, nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính, bảo vệ an toàn TS của DN. Chương II Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ ở Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Hải Hậu * Phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ ở Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Hải Hậu. - Cùng với việc phát triển sản xuất, quy mô trang bị TSCĐ cho các doanh nghiệp ngài càng được tăng cường. Thực tế nó đã tạo ra khả năng thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển. - Tuy vậy nhấn mạnh rằng trang bị thêm TSCĐ mới chỉ là khả năng để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm. Khả năng ấy có thể trở thành hiện thực hay không còn tuỳ thuộc vào tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. - Để củng cố và hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ có nhiều biện pháp trong đó:Phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ là biện pháp có ý nghĩa quan trọng. - Qua phân tích thấy rõ ưu, nhược điểm trong việc đầu tư vốn để tăngTSCĐ.Từ đó có biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến phương hướng đầu tư cho hợp lý. Mặt khác phân tích còn chỉ rõ ưu điểm và tồn tại về sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở đó tìm biện pháp giúp doanh nghiệp sử dụng đến mức cao nhất thời gian, số lượng , năng lực của máy móc thiết bị công tác góp phần tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm. 1. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ : Bảng phân tích tình TSCĐ hình tăng giảm Phân loại TSCĐ Đầu kỳ Tăng trong năm (đ) Giảm trong năm (đ) Cuối kỳ Tăng giảm về tỷ trọng NGTSCĐ Tỷ trọng NGTSCĐ Tỷ trọng Nhà cửa vật kiến trúc . 922.317.000 57.61 132.000.000 1.054.317.000 59.55 +1.94 Máy móc thiết bị 416.412.900 26.01 126.000.000 290.412.900 16.40 -9.61 Phương tiện vận tải 262.210.400 16.38 187.034.000 23.500.000 425.744.400 24.05 +7.67 Dụng cụ quản lý Tổng cộng 1600940300 309.034.000 149.500.000 1.770.474.300 a) Phân tích cơ cấu TSCĐ: Dựa vào số liệu trên biểu ta thấy cuối kỳ so với đầu năm tỷ trọng của : - Nhà cửa vật kiến trúc tăng : + 1.94% do trong năm Công ty đã xây 01 nhà xưởng nên tăng . - Phương tiện vận tải giảm : + 7.67% do trong năm mua 01 xe ô tô zin 130 . - Máy móc thiết bị giảm : - 9.61% là do trong năm nhượng bán 01 máy sấy b) Phân tích sự biến động của TSCĐ : - Trong quá trình SXKD , TSCĐ của doanh nghiệp thường có sự biến động, sự tăng giảm của từng loại TSCĐ có ảnh hưởng không giống nhau đến quá trình sản xuất . Do đó khi trang bị TSCĐ cho doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tác dụng tích cực của từng loại để đầu tư vốn theo hướng có lợi nhất . - Để phân tích vấn đề này thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ cả về nguyên giá cũng như tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số . Đồng thời dựa vào nhu cầu thực tế về từng loại TSCĐ ở doanh nghiệp để kết luận . Có thể biểu diễn nội dung phân tích tình hình biến động TSCĐ bằng công thức sau : DNG = NGC – NGđ . DNG : Số tăng giảm về nguyên giá . NGC : Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ NGđ : Nguyên giá TSCĐ đầu năm . Dựa vào biểu số ta thấy số cuối kỳ so với số đầu năm TSCĐ của Công ty tăng :169.534.000 chứng tỏ trong kỳ công ty đã chú trọng tới việc trang bị thêm TSCĐ để nâng cao năng lực sản xuất . Trong đó : + Nhà của vật kiến trúc tăng : 132.000.000đ + Phương tiện vận tải tăng : 187.034.000đ Thực tế này chứng tỏ trong kỳ Công ty đã quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà cửa vật kiến trúc . Bên cạnh đó công ty không đầu tư vào phương tiện vận tải mà làm cho giảm xuống . Do sự thay đổi của từng loại TSCĐ cho nên cơ cấu TSCĐ cuối kỳ so với đầu kỳ có thay đổi . c) Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ : Để thấy rõ tình trạng TSCĐ mới hay cũ thường sử dụng chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ, chỉ tiêu này có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ cũng có thể tính riêng cho từng loại TSCĐ . Nó được xác định bằng cách so sánh số tiền khấu hao đã trích . Với nguyên giá TSCĐ hệ số hao mòn càng lớn chứng tỏ TSCĐ càng cũ, và ngược lại . Công thức xác định như sau : Hm = TKH NG Trong đó : + Hm : Hệ số hao mòn TSCĐ + TKH : Số tiền khấu hao đã trích . + NG : Nguyên giá TSCĐ Bằng cách so sánh hệ số hao mòn cuối kỳ so với đầu năm sẽ thấy được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ở doanh nghiệp . Mặt khác ngay ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ có thể so sánh hệ số hao mòn giữa các loại TSCĐ với nhau . Để thấy rõ tình trạng kỹ thuật của từng loại . Trên cơ sở đó quyết định phương hướng đầu tư cơ bản cho hợp lý có thể khái quát nội dung phân tích này qua công thức . DHm = Hmc - Hmđ Trong đó : DHm : Số tăng giảm về hệ số hao mòn . Hmc : Hệ số hao mòn TSCĐ cuối kỳ . Hmđ : Hệ số hao mòn TSCĐ đầu kỳ . Bảng phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ Phân loại TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Tiền khấu hao Hệ số hao mòn Đầu năm Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Tăng giảm Nhà cửa vật kiến trúc 922.317.000 1.054.317.000 374.297.388 392.857.272 0,50 0,26 -0,24 Máy móc thiết bị 416.412.900 290.412.900 1.829.317.863 1.978.715.800 0,50 0,54 0,04 Phương tiện vận tải 262.210.400 425.744.400 707.485.037 732.197.092 0,60 0,62 0,02 Dụng cụ quản lý - Nhà cửa vật kiến trúc cuối kỳ so với đầu kỳ hệ số hao mòn giảm 0,24 vì trong kỳ có tăng 01 nhà cửa . - Máy móc thiết bị tăng so với đầu kỳ là : 0,04 - Phương tiện vận tải tăng so với đầu kỳ là : 0,02 - Dụng cụ quản lý tăng so với đầu kỳ là : 0,11 Qua bảng phân tích tình hình sử dụng TSCĐ ở Công ty Cổ Phần Thức ăn Chăn Nuôi Hải Hậu ta thấy : - Doanh thu quý IV so với quý III tăng lên là : 2.059.829.335đ , tỷ lệ % là 396.4% . Chứng tỏ quý III Công ty làm ăn không có hiệu quả . - Lợi nhuận quý III không có đồng nào chứng tỏ Công ty trong quý này sử dụng TSCĐ không hiệu quả, ngược lại quý IV rất hiệu quả , lợi nhuận tặng 100% số tiền là : 47.376.869đ . - Nguyên giá bình quân quý IV tăng so với quý III là : 132.000.000đ, tỷ lệ 110.3% . Công ty rất trú trọng đến việc củng cố tài sản cố định tăng do xây dựng 01 nha sản xuất gian . Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hải hậu 1. Nhận xét chung về công tác kế toán TSCĐ ở Công ty Cổ Phần Thức ăn Chăn Nuôi Hải Hậu . Những thành tích cơ bản của Công ty . a) Những thành tích của Công ty đã đạt được trong quản lý sản xuất : - Như đã nói trên Công ty Cổ Phần Thức ăn Chăn Nuôi Hải Hậu được thành lập ngày 18 tháng 02 năm 2000 Khi mới thành lập Công ty gặp nhiều khó khăn, như cơ sở vật chất nghèo làn, tư tưởng cán bộ công nhân viên chưa được ổn định . Do phải trải qua những xáo trộn thay đổi môi trường công tác đến năm 2000 Công ty được cổ phần hoá trực thuộc Sở nông nghiệp phát triển nông thôn Nam Định . - Trong lĩnh vực sản xuất cũng đơn điệu, thực hiện nhiệm vụ làm mới nhà xưởng, mua sắm máy móc . Sản phẩm của Công ty không những được tiêu thụ trong Tỉnh – Huyện mà còn vươn ra tỉnh ngoài . - Chủ động sáng tạo trong quản lý chỉ đạo và điều hành sản xuất củng cố tổ chức, ổn định cơ sở vật chất tăng cường máy móc thiết bị và lao động để ổn định sản xuất . - Về việc bồi dưỡng nghiệp vụ, Công ty khuyến khích cán bộ công nhân viên học thêm nghiệp vụ . - Bộ máy kế toán của Công ty cũng dần được nâng cao, về trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ mới . b) Những thành tích cơ bản của Công ty trong công tác kế toán TSCĐ . * Về phân loại TSCĐ : - Công ty đã sử dụng cách phân loại theo nguồn hình thành và kết cấu, 02 cách phân loại này phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế của Công ty và đáp ứng được yêu cầu của kế toán . + Phân loại tài sản theo nguồn hình thành : Thông qua đó sẽ biết được trong số TSCĐ của Công ty thì ngân sách cấp là bao nhiêu . Nguồn vốn tự bổ xung là bao nhiêu và nguồn vốn khác là bao nhiêu . + Phân loại TSCĐ theo kết cấu : Nhìn vào đó thấy được TSCĐ đầu tư vào SXKD là bao nhiêu và dùng cho bộ phận quản lý là bao nhiêu, nó cũng giúp cho kế toán phân bố chính xác khấu hao và đối tượng sử dụng . * Về công tác hạch toán chi tiết TSCĐ : - Trong công tác kế toán chi tiết TSCĐ , Công ty tiến hành lập thẻ TSCĐ, số TSCĐ và sổ theo dõi trích khấu hao TSCĐ đảm bảo theo dõi được các đặc trưng của TSCĐ . Đó là các chỉ tiêu, số thẻ, tên nước sản xuất, nơi sử dụng của TSCĐ đồng thời cũng theo dõi được cả nguyên giá TSCĐ phân theo nguồn tỷ lệ khấu hao từng năm, thời gian và lý do thanh lý, nhượng bán TSCĐ . Điều đó sẽ giúp cho kế toán quản lý TSCĐ một cách có hiệu quả . - Tuy nhiên việc sử dụng thẻ TSCĐ mà không dùng sổ đăng ký TSCĐ sẽ khiến cho công tác ghi chép TSCĐ gặp khó khăn . 2. Phương hướng hoàn thiện việc tổ chức hạch toán TSCĐ . 2.1. Những mặt hạn chế : a) Phân loại TSCĐ : Công ty mới chỉ phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành và theo kết cấu mà chưa phân loại theo công dụng . Do đó không thấy rõ được số TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý là bao nhiêu để có hướng giải quyết kịp thời . b) Về việc đánh số TSCĐ : Côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT565.doc
Tài liệu liên quan