Trình tự kế toán và các khoản trích theo lương tại nhà máy
a. Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán lập chứng từ để trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh sau đó kế toán ghi TK338 theo định khoản.
Tại nhà máy hiện nay đang thực hiện hai hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm, tuỳ theo tính chất của từng bộ phận mà áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp. Cụ thể là khối phòng ban của nhà máy thì hưởng lương theo thời gian còn khối công nhân lao động sản xuất thì hưởng lương theo sản phẩm.
45 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động - Tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm vụ của toàn Nhà máy để bố trí lao động và các bộ phận khác nhau phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo dây chuyền đồng bộ và bố trí lao động vào dây chuyền sản xuất phù hợp với yêu cầu của từng mắt khâu gắn với trình độ trang bị công nghệ cho mỗi khâu.
- Trong mỗi bộ phận ( cả gián tiếp và trực tiếp) đều phải bố trí đủ việc làm trong giờ chế độ và tổ chức sự phối hợp giữa các công việc trong một bộ phận và các bộ phận với nhau.
- Thực hiện việc chấm công rõ ràng rành mạch.
- Tăng cường kỷ luật lao động, chống đi trễ về sớm gắn kỷ luật với khen thưởng thi đua.
- Kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng lao động, tận dụng giờ công ngày công và hoàn thành công việc.
Chương II
tình hình quản lý lao động và chi trả tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện
I. Quá trình hình thành và phát triển
Nhà máy thiết bị bưu điện là một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam.
Năm 1954, Tổng cục bưu điện thành lập Nhà máy thiết bị truyền thanh, trên cơ sở mặt bằng diện tích sử dụng 22.000 m2 và thiết bị cơ sở Nhà máy dây thép của Pháp.
Từ năm 1954 đến năm 1997 trải qua nhiều lần chia tách rồi sát nhập nhà máy vật liệu từ loa vào thành Nhà máy thiết bị bưu điện theo quyết định số 202/ QĐ- TCBĐ ngày 15/3/1996 của Tổng cục bưu điện
Nhà máy có hai cơ sở tại: 61 Trần Phú, Hà Nội và 63 Nguyễn Huy Tưởng, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài ra, nhà máy có văn phòng tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 1997, nhà máy lại tiếp nhận khu kho đồi A02 Lim - Hà Bắc. Từ khi được tiếp nhận đến nay nhà máy không ngừng phát huy mọi khả năng có thể, hệ thống kho tàng được cải tạo tu sửa và đưa vào hoạt động trở thành cơ sở sản xuất thứ ba của nhà máy.
Là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được phép mở tài khoản ở ngân hàng để giao dịch, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, trong suốt quá trình hoạt động của mình, nhà máy đã trưởng thành về mọi mặt. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhà máy vẫn đứng vững trên thị trường và ngày càng lớn mạnh. Vừa liên tục đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, nhà máy vẫn không ngừng nghiên cứu mở rộng thị trường nhằm ký kết được nhiều hợp đồng, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm ăn cho người lao động, tăng nguồn vốn kinh doanh của nhà máy. Ta có thể thấy được điều này qua một số chỉ tiêu tổng quát sau:
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của nhà máy
đạt được trong các năm qua
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch 2002/2001
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
149.714.552
153.395.310
3680758
2,5
Các khoản giảm trừ
1.092.825
1.312.964
220139
20,1
Doanh thu thuần
148.621.726
152.082.346
3460620
2,3
Giá vốn
120.011.774
121.416.798
1405024
1,17
Chi phí bán hàng
13.304.165
11.217.850
-2086315
-15,7
Chi phí QLDN
13.627.140
8.458.435
-5168705
-37,9
S lợi nhuận trước thuế
8.846.971
9.646.992
800021
9
Thuế TNDN phải nộp
2831030
3087037
256007
9
Lợi nhuận sau thuế
6015941
6559955
544014
9
Số lao động
601
640
39
6,5
Số người quản lý
92
99
7
7,6
Lương bình quân
1.231
1.452
221
17,9
Qua bảng biểu trên chúng ta thấy trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt, đến nay Nhà máy đã đạt được một số thành tựu đáng kể.
Năm 2002, giá trị tổng doanh thu của Nhà máy so với năm 2001 tăng 360758 nghìn đồng tương đương với 2.5%. Doanh thu thuần của Nhà máy tăng đều hàng năm, năm 2002 doanh thu thuần của Nhà máy so với năm 2001 tăng 3460620 nghìn đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Nhà máy giảm.Chi phí bán hàng của năm 2002 so với năm 2001 giảm - 2086315 nghìn đồng tương đương – 15.7% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm – 5168705 nghìn đồng tương đương – 37.9%. Điều này cho thấy chi phí giảm thì doanh thu tăng, nói lên Nhà máy làm ăn có hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi. Số người quản lý trong Nhà máy so với số lao động trong tòan Nhà máy là 15,6%, số tỷ lệ này là hơi cao. Lương bình quân của CNV toàn Nhà máy năm 2002 là 1452 nghìn đồng, năm 2001 là 1231 nghìn đồng ( tức tăng 17.9%) cho thấy Nhà máy quan tâm đến đời sống người lao động.
Tuy nhiên doanh thu tăng chậm, lương tăng quá nhanh sẽ làm tăng lợi nhuận trước thuế và sau thuế.
II. Đặc điểm hoạt động của Nhà máy
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Kho nhựa và
tạp phẩm
Kho sắt thép
dụng cụ
Hàng nhập
ngoại
PX ép nhựa
Composite
PX khuôn mẫu
PX đột dập
Khobánthànhphẩm
Phân xưởnglắpráp
Khothànhphẩm
Sơ đồ 03: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài Bộ máy của Nhà máy đã không ngừng được tinh giảm, cải tiến nhằm xây dựng một bộ máy quản lý hoạt
động hiệu quả, linh hoạt, có năng lực, có trình độ, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thông suốt và năng động.
- Giám đốc Nhà máy :
Chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động của Nhà máy, tổ chức, duy trì, xem xét, đưa ra quyết định cuối cùng về phương hướng, kế hoạch, dự án đầu tư, chiến lược sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự của Nhà máy.
- Phó giám đốc kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật các sản phẩm của Nhà máy. Chỉ đạo khối kỹ thuật, công nghệ, thiết lập các tiêu chuẩn sản phẩm.
- Phó giám đốc sản xuất:
Chỉ đạo kiểm soát quá trình sản xuất, bảo quản hàng lưu kho, đóng gói, xếp dỡ
- Trưởng phòng kỹ thuật số:
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các đợt đánh giá chất lượng nội bộ, tiếp nhận các thông tin về chất lượng sản phẩm, tổ chức thực hiện các biện pháp phong ngừa.
- Trưởng phòng CN1,2
Nghiên cứu, triển khai thực hiện thiết kế sản phẩm, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các đơn vị, tiếp nhận thông tin về chất lượng sản phẩm, đề xuất các biện pháp giải quyết.
- Trung tâm bảo hành:
Tổ chức thực hiện việc bảo hành các sản phẩm của Nhà máy sản xuất.
Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về cách lắp đặt và sử dụng điện thoại.
- Phòng kinh doanh điện thoại:
Lập kế hoạch sản xuất cho sản phẩm điện thoại hàng năm, quý gửi lên phòng đầu tư, lên kế hoạch nhập khẩu vật tư, linh kiện từ nước ngoài.
Theo dõi tiêu thụ, thực hiện hợp đồng với các nhà cung ứng.
- Phòng đầu tư phát triển:
Dự thảo các phương hướng, kế hoạch, dự án đầu tư, chiến lược sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Phòng KHKD:
Lập kế hoạch chi tiết cho cơ sở, theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch, cung cấp vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, phụ tùng thay thế sửa chữa đáp ứng yêu cầu kế hoạch của cơ sở.
- Phòng vật tư:
Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch mua vật tư, lựa chọn nhà cung ứng và tiến hành mua vật tư.
- Phòng tổ chức:
Lập kế hoạch đào tạo, quy định về tổ chức nhân sự, bộ máy điều hành, bổ sung nhân sự phù hợp với yêu cầu để đảm bảo hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
- Phòng tiếp thị:
Tìm kiếm khách hàng, thương thảo kí hợp đồng và kiểm soát thực hiện hợp đồng. Cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm của Nhà máy, theo dõi về chất lượng, tiến độ giao hàng để báo cáo Nhà máy.
- Phòng KHGC:
Tổ chức việc tiếp nhận sản phẩm gia công
- Phòng CNĐT:
Tiếp nhận thông tin về chất lượng sản phẩm điện thoại, tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa. Kiểm soát thiết bị đo lường liên quan đến sản phẩm điện thoại.
Bộ máy trên là khá đẩy đủ nhưng cũng thấy rõ là quá cồng kềnh trong Nhà máy không lớn chỉ trên 600 người.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy
Phòng tài vụ của nhà máy có 7 người, đảm nhận các phần hành kế toán khác nhau
+ Kế toán trưởng (trưởng phòng): có nhiệm vụ quản lý tài chính tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, điều tra và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán và tài chính của đơn vị. Kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc.
+ Kế toán tổng hợp (phó phòng): tổng hợp số liệu kế toán, đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp còn đảm nhiệm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, định kỳ lập báo cáo kế toán.
+ Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình biến động của TSCĐ. Ngoài ra kế toán TSCĐ còn theo dõi tình hình nhập, xuất quỹ tiền mặt (kiêm kế toán tiền mặt).
+ Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng kho. Do đặc điểm sản xuất sản phẩm của nhà máy đòi hỏi nhiều chủng loại vật tư khác nhau nên công tác kế toán vật liệu có khối lượng công việc khá lớn.
+ Kế toán tiền lương: tính trên cơ sở đơn giá tiền lương do phòng tổ chức lao động tiền lương gửi lên, hạch toán lương và trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định, thanh toán lương, phụ cấp cho công nhân viên nhà máy.
+ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ (kiêm kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp): theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm trên cơ sở các chứng từ, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi thuế GTGT đầu ra.
+ Kế toán tiền gửi: giao dịch với ngân hàng, kiêm thủ quỹ bảo quản tiền mặt.
Sơ đồ: Phòng tài chính kế toán thống kê
Kế toán trưởng
Kế toán thu chi, TSCĐ
Kế toán NVL, tiền lương
KT theo dõi công nợ
KT tiêu thụ, kho TP
Kế toán tổng hợp
Kế tóan ngân hàng
Nhân viên kế toán của các chi nhánh trực thuộc
III. Công tác quản lý lao động của Nhà máy.
Đặc điểm về lao động của Nhà máy.
Lao động là 1 trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất và yếu tố quyết định kết quả của quá trình kinh doanh. Theo số liệu thống kê năm 2002, Nhà máy có 640 CBCNV, số lượng và chất lượng lao động của Nhà máy được trình bày qua bảng sau:
Trong bảng ta thấy số lao động trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong Nhà máy (84,5%). Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Nhà máy được mở rộng. Nhìn chung lao động của Nhà máy biến động lớn, lao động nữ chiếm 64,6% tổng số lao động toàn Nhà máy nên việc nghỉ các chế độ thai sản, ốm đau, nuôi con... chiếm khoảng gần 10% tổng quỹ thời gian sản xuất. Tổng hợp một số đặc điểm về lao động như vậy để thấy rằng Nhà máy luôn gặp khó khăn trong công tác điều động lao động.
Cơ cấu lao động toàn Nhà máy ( năm 2002)
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỷ lệ ( % )
Tổng số lao động toàn Nhà máy
Trong đó được phân chia như sau:
Theo giới tính
- Nam
- Nữ
Theo TC lao động và trình độ đào tạo
Lao động trực tiếp sản xuất
- Bậc 1
- Bậc 2
- Bậc 3
- Bậc 4
- Bậc 5
- Bậc 6 trở lên
Lao động gián tiếp
Trung cấp và sơ cấp
Đại học và cao đẳng
2.3. NV quản lý Nhà máy
640
227
413
541
117
95
145
110
49
25
89
53
36
10
100
35.4
64.6
84.5
18.28
14.8
22.65
17.2
7.65
4.01
13.9
8.3
5.6
1.6
2. Công tác quản lý lao động tiền lương.
Hiện nay Nhà máy thiết bị bưu điện có tổng số lao động là 640 người. Để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh toàn bộ số lao động của Nhà máy được phân chia thành các bộ phận sau:
TT
Bộ phận sử dụng LĐ
Số người lao động
Tỷ lệ (% )
1
2
3
Tổng số CBCNV
NV quản lý Nhà máy
NV gián tiếp
NV trực tiếp sản xuất
640
10
89
541
100
1.6
13.9
84.5
Mỗi doanh nghiệp số lượng lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào nhiệm sản xuất kinh doanh, trình độ, trang bị kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Trên cơ sở Nhà máy thiết bị bưu điện đã xác định nhu cầu về lao động của mình với quy mô và cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất đặt ra. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Nhà máy được phân bổ cho các bộ phận của đội sản xuất, các phân xưởng tương ứng với nhiệm vụ được giao. Cơ cấu lao động của Nhà máy được phân loại thành các bộ phận sau. Nhân viên quản lý Nhà máy chiếm 1.6%, nhân viên gián tiếp sản xuất chiếm 13,9% và công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 84,5% so với tổng số công nhân viên của Nhà máy. Sự cấu thành lực lượng lao động của Nhà máy nói trên đã đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn cân đối nhịp nhàng, cấp bậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc. Với tỷ trọng 15,6% so với tổng số công nhân viên lao động gián tiếp đủ đảm bảo quản lý và phục vụ tốt quá trình sản xuất. Do sự phát triển của trình độ khoa học- kỹ thuật và sự biến động của thị trường đòi hỏi Nhà máy phải không ngừng nâng cao để hoàn thiện cơ cấu lao động cho phù hợp với thay đổi đó.
Tuy nhiên việc sắp xếp phân bổ như trên mới chỉ là bước đầu, lao động gián tiếp ( kể cả quản lý) nhiều quá lên trên 15,6% cần xem xét để giảm bớt.
3. Tổ chức quản lý lao động tiền lương
Thống kê về số lượng lao động
Thống kê về số lượng lao động là tính toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp công việc và trình độ tay nghề.
ở Nhà máy quản lý số lượng lao động được thực hiện ở phòng tổ chức qua hệ thống “ sổ theo dõi quản lý lao động”.
Với đội ngũ CBCNV được phân bổ cho các bộ phận như đã trình bày ở trên, trình độ chuyên môn, nhân viên ngày càng được nâng cao bố trí đều ở khắp các bộ phận sản xuất cụ thể.
TT
Trình độ chuyên môn
Số lao động ( người)
Tỷ lệ ( % )
1
2
3
4
Tổng số
Đại học – Cao đẳng
Trung học
Công nhân kỹ thuật
Lao động phổ thông
640
86
93
281
180
100
13.4
14.5
43.9
28.2
3.2. Theo dõi thời gian lao động
Tính toán thời gian lao động là theo dõi việc sử dụng thời gian lao động đối với từng CNV ở từng bộ phận trong Nhà máy.
Để theo dõi, ghi chép thời gian lao động Nhà máy thiết bị bưu điện đã sử dụng bảng chấm công.
Thời gian thực tế của CNV được thể hiện đầy đủ trên bảng chấm công
IV. Các hình thức trả lương và cách tính lương ở Nhà máy.
ở Nhà máy lao động gián tiếp được trả lương theo thời gian, lao động trực tiếp được trả lương theo sản phẩm.
1. Phương pháp tính lương của bộ phận gián tiếp được tính theo 4 bước ( bảng 1)
Bước 1: Ghi tên theo thứ tự bảng chấm công sang bảng thanh toán lương bao gồm cột thứ tự, họ và tên, lương cấp bậc ngày công.
Bước 2: Tính lương :
Lương tháng = Mức lương ngày X Số ngày công thực tế
Ta có:
Lương tối thiểu X Hệ số
Lương một ngày =
26 ngày
Đối với lương gián tiếp thì hệ số do Nhà máy qui định.
Bước 3: Cộng xuống của từng người ghi vào cột tổng lương của cả tháng, cộng theo từng khoản mục lương rồi sau đó đối chiếu ngang, dọc.
Bước 4: Sau khi đã tính được lương cả tháng rồi người ta khấu trừ tạm ứng và các khoản phải khấu trừ, căn cứ vào danh sách tạm ứng kỳ 1 kế toán ghi vào dòng tạm ứng cột số tiền.
Khấu trừ:
+ Trừ BHXH 5%.
+ Trừ BHYT 1%
Số tiền thực lĩnh = Tổng số lương – Các khoản khấu trừ
(Kỳ II ) (Cả tháng ) ( Tính cho từng người
rồi đối chiếu ngang, dọc )
Như vậy, tình hình tính và trả lương thời gian của Nhà máy thiết bị bưu điện cho CBCNV như sau:
Lương tháng 4 năm 2002
Dựa trên bảng tính công ta tính cho cán bộ kế toán như sau:
Nguyễn thị Hoa – Kế toán trưởng
Lương cơ bản: 210.000đ
Hệ số lương: 2,9 + 0,3 (hệ số phụ cấp) = 3,2
* Vậy lương tháng của chị Nguyễn thị Hoa là:
210.000 X 3,2 X 25
Lương tháng = = 646.153đ
26
( Lương tháng chỉ được tính 25 ngày vì trong tháng 4 có một ngày nghỉ lễ là ngày 30 tháng 4 năm 2002 do vậy ngày nghỉ sẽ được tính riêng).
210.000 X 3,2
Lương ngày nghỉ = = 25.846đ
26
Tổng cộng lương tháng = 646.153 + 25.846 = 671.999đ
Các khoản khấu trừ tạm ứng vào lương ( BHXH 5%, BHYT 1%)
- BHXH 5% = 671.999 X 5% = 33.599đ
- BHYT 1% = 671.999 X 1% = 6719đ
- Tạm ứng căn cứ vào phiếu thanh toán là 50.000đ.
Thực lĩnh kỳ II = 671.999 – 50.000 – 33.599 – 6719 = 581681đ
Khi lập bảng thanh toán lương số tiền công nhân viên đã nhận trong kỳ trả lương được thể hiện ở bảng thanh toán lương.
Nợ TK 334
Có TK 111
Nhà máy chưa thực hiện đúng luật lao động mới 22 ngày/ tháng mà vẫn thực hiện 26 ngày/ tháng làm thiệt hại lợi ích người lao động.
2. Tính lương cho bộ phận trực tiếp ta cũng thực hiện 4 bước:
Bước 1: Chuyển danh sách họ tên, bậc lương, ngày công từ bảng chấm công sang bảng thanh toán lương.
- Ngày công thời gian ghi vào cột ghi lương thời gian.
- Ngày công sản phẩm ghi vào cột lương sản phẩm.
Bước 2: Tính lương sản phẩm.
Lsp = ĐGTL X M
Trong đó:
Lsp: lương sản phẩm
ĐGTL: Đơn giá tiền lương
M: Khối lượng sản phẩm sản xuất ra
Tính và trả lương sản phẩm cho một sô công nhân sản xuất trong tháng 4 năm 2002 như sau: ( bảng 3,4)
* Tính lương cho: Nguyễn Ngọc Thanh
- Bậc lương 5/7
- Hệ số phụ cấp: 2.0
- Lương cơ bản: 2.0 X 210.000 = 420.000đ
726923
Hệ số lương 1,8 ( Hệ số này được tính = = 1.8 (làm tròn )
420000
Đồng thời hệ số 1.8 được nhân với mức lương cơ bản của từng người để từ đó tính ra số tiền được hưởng.
Số 726923 là tổng mức lương sản phẩm trong tháng 4
Số 420000 là mức lương cơ bản.
420.000 X 1.8
Lương được tính = X 25 ngày = 726.923đ
26
Chỉ được tính 25 ngày vì trong tháng 4 có một ngày lễ là 30 tháng 4 năm 2002 vẫn được tính lương, nhưng phải tính khác.
420.000 X 1.8
Lương nghỉ lễ = X 1 ngày = 29.077đ
26
Tổng cộng lương tháng = 726.923 + 29.077 = 756.000đ
- Các khoản khấu trừ vào lương:
- Tạm ứng: 100.000đ
- BHXH = 420.000 X 5% = 21.000đ
- BHYT = 420.000 X 1% = 4200đ
Lương thực lĩnh kỳ II là:
756.000 – 100.000 – 21.000 – 4200 = 630.800đ
Bước 3: Cộng theo từng người ghi vào cột tổng cộng lương của cả tháng cộng theo từng mục lương và đối chiếu ngang dọc.
Bước 4: Trừ tạm ứng các khoản khấu trừ còn thực lĩnh kỳ II
Thực lĩnh kỳ II = Tổng cộng lương cả tháng – Các khoản khấu trừ
Cơ sở để tính lương sản phẩm căn cứ vào bảng chấm công.
Nhà máy đã xây dựng định mức nguyên công cho từng loại sản phẩm. Đơn giá tiền lương cho phòng đầu tư phát triển và phòng tổ chức xây dựng.
Bảng 5
Căn cứ vào số tiền mà Nhà máy trả trong tháng ở bảng thanh toán lương, kế toán tổng hợp chi phí tiền lương theo từng đối tượng, tập hợp chi phí từng bộ phận, từng đơn vị trong Nhà máy.
Căn cứ vào khoản tiền lương người lao động còn được hưởng BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Bảo hiểm trích (%) trên lương.
* Qua đó Nhà máy còn xây dựng một số các quỹ như quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, trợ cấp
* Quỹ phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như qui định của Chính phủ, phong tục tập quán trong nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính và các yếu tố khác. quỹ phúc lợi thể hiện sự quan tâm của Nhà máy đối với người lao động, đối với gia đình và người thân của họ, quỹ phúc lợi gồm có:
- Chế độ hưu trí
- Nghỉ phép
- Ăn trưa do Nhà máy đài thọ
- Trợ cấp cho CBCNV đông con, có hoàn cảnh khó khăn
- Quà tặng cho CBCNV vào dịp cưới xin, mừng thọ cha, mẹ...
* Quỹ khen thưởng dùng để thưởng cho CBCNV có thành tích trong công tác cũng như trong lao động trong Nhà máy .
- Thưởng về năng suất chất lượng.
- Thưởng tiết kiệm.
- Thưởng tìm được nơi cung ứng tiêu thụ.
- Thưởng về lòng trung thành.
- Thưởng bán được nhiều hàng cho Nhà máy
* Ngoài ra Nhà máy còn có các khoản phụ cấp theo lương:
+ Phụ cấp độc hại nguy hiểm.
áp dụng đối với những công việc độc hại, nguy hiểm chưa xác định được trong mức lương, gồm 4 mức tương ứng bằng 01, 02, 03,04 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp trách nhiệm:
Đối với một nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải làm kiểm nhiệm công tác quản lý không thuộc công tác lãnh đạo gồm 3 mức tương ứng bằng 01, 02, 03 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp làm đêm.
Đối với công nhân làm việc từ 22 giờ đến 6 giờ sáng, gồm 2 mức:
- 30% tiền lương cấp bậc chức vụ đối với công việc không thường xuyên làm đêm
- 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đồi với công việc thường xuyên làm đêm.
- Đối với công nhân làm thêm giờ trong ngày: 150% lương thực lĩnh
- Đối với công nhân làm việc vào ngày chủ nhật: 200% tiền lương thực lĩnh
- Đối với công nhân làm vào ngày lễ tết: 200% tiền lương thực lĩnh.
Tuy nhiên hình thức trả lương mà Nhà máy thiết bị bưu điện vẫn không thể tránh khỏi một số sai xót. Nhưng nhìn chung đã có những hoàn thiện cơ bản để đưa Nhà máy đứng vững trong nền kinh tế thị trường
3. Tiền thưởng cho CNV làm việc có năng suất trong Nhà máy
Nguồn tiền thưởng được tính từ nguồn tiền lương còn lại cuối kỳ sau khi đã trừ đi tiền lương thực lĩnh trong kỳ.
Bao gồm có: lễ, tết, thưởng 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm (thi đua)
- Lễ, tết như 2/9, 22/12, tết dương lịch... trích từ phần doanh thu của đơn vị thưởng theo các mức thi đua.
- 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm.
+ Phụ trách xưởng đạt giấy khen: 150000đ
+ Trách nhiệm 60% mức đạt = 60% X 150000 = 90000đ
+ ĐV công đoàn loại khá: 20000đ
+ Phụ nữ 2 giỏi khá: 20000đ
+ Đoàn thanh niên xuất sắc: 30000đ
Tổng cộng: 310000đ
+ Bí thư đoàn thanh niên đoạt giấy khen: 150000đ
Trách nhiệm 50% mức đạt = 75000đ
+ Tổ trưởng sản xuất đạt lao động tiên tiến: 30% mức đạt của 100000 = 30000đ
+ Các đồng chí trong ban chấp hành công đoàn phụ nữ lao động tiên tiến 100000đ, trách nhiệm 30% mức đạt.
+ Các đồng chí trong ban chấp hành đoàn thanh niên: trách nhiệm 30% mức đạt.
+ Đạt bằng khen: 200000đ
Ngoài ra Nhà máy còn phân loại lao động căn cứ vào 4 tiêu chuẩn.
Loại A: Mức thưởng là 100%
Loại B: Mức thưởng là 80%
Loại C: Mức thưởng là 60%
Loại D: Mức thưởng là 20%
Nhìn chung cách tính thưởng cho người lao động ở Nhà máy là khá hợp lý, công bằng, đã có sự phân phối rõ ràng theo các tiêu chuẩn nhất định.
Chương III
Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất
nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý lao động và chi trảtiền lương tại Nhà máy
thiết bị bưu điện
Những ưu điểm của Nhà máy trong công tác quản lý lao động – tiền lương.
Nhà máy đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Từ công tác nhân sự cho đến công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy đều được chỉ đạo thông suốt và nhịp nhàng. Các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, được sắp xếp công việc hợp lý phù hợp với khả năng. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền hiện đại, khai thác tối đa hiệu quả của máy móc, nguyên liệu và trình độ kỹ thuật của nhân viên nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao, tiết kiệm nhiên liệu, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Công tác lao động tiền lương luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm. Kế toán tiền lương đã phân công trách nhiệm và hướng dẫn các tổ trưởng, phụ trách các tổ, đội sản xuất quản lý tốt các chứng từ ban đầu như bảng chấm công, phiếu giao việc...
Nhà máy đã xây dựng hệ thống sổ sách hạch toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán hợp lý, tổ chức thống kê kế toán rõ ràng, khoa học giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ kế toán đáp ứng thông tin hữu dụng đối với yêu cầu của Nhà máy. các hình thức chứng từ sổ sách sử dụng đúng mẫu ban hành của Bộ Tài chính, phản ánh rõ ràng các khoản mục và các nghiệp vụ phát sinh. Công tác quản lý lao động và quản lý chi phí tiền lương chặt chẽ bảo đảm được yêu cầu quản lý.
2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác tổ chức quản lý lao động – tiền lương tại Nhà máy.
Trong phòng kế toán, thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng là không đúng với luật kế toán, sẽ dẫn đến sự kém minh bạch trong công tác tài chính.
Bộ máy quản lý của công ty quá cồng kềnh, phải trả lương lớn.
Tính KPCĐ chưa đúng, Nhà máy tính trích theo lương cơ bản 2% là sai chế độ
Nhà máy chưa áp dụng đúng chế độ lao động mới là tháng 22 ngày mà vẫn thực hiện tháng làm việc 26 ngày, lương không thay đổi là làm thiệt hại lợi ích của người lao động.
Hiện nay, hàng tháng ngoài tiền lương, CBCNV vẫn được công ty trả thêm một khoản tiền thưởng tính theo hệ số thưởng. Về thực chất đây chỉ là hệ số lương bổ sung được phân phối dựa vào phần còn lại của quỹ lương sau khi thanh toán cho công nhân mà vẫn thừa. Như vậy nó làm mất đi ý nghĩa của tiền thưởng và không tạo được động lực kích thích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Nhà máy vẫn chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp, mà số tiền lương này phát sinh tương đối lớn, không đồng đều trongg năm. điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất, đến việc tập hợp và tính giá thành sản phẩm.
3. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động – tiền lương tại Nhà máy
Tính giảm bộ máy để giảm quỹ lương gián tiếp
Nhà máy đã có điều chỉnh lại bộ máy quản lý tuy nhiên số người trong bọ máy quản lý vẫn khá đông. Năm 2002 số người quản lý so với số người lao động trong Nhà máy là 15,6%
Số người quản lý trong Nhà máy
Năm 2002 = X 100
Số người lao động trong Nhà máy
99
Năm 2002 = X 100 = 15,6%
640
Bộ máy quản lý cồng kềnh sẽ không những quỹ lương tăng mà kéo theo các chi phí quản lý khác cũng tăng theo. Do đó tính giảm biên chế bộ máy là một trong những vấn đề quan trọng để giảm quỹ lương quản lý và giảm chi phí hạ giá thành nói chung.
Cần sắp xếp lại hệ thông phòng ban, hiện có 14 phòng ban trong Nhà máy là quá nhiều ta nên sắp xếp lại cho hợp lý. Nếu có thể ta nên còn 9 phòng ban, cụ thể 9 phòng ban như sau:
+ Giữ nguyên phòng KCS
+ S
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC654.doc