Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Haprosimex Group

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương I: Một số vấn đề chung về hợp đồng xuất khẩu và công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu 3

I. Xuất khẩu và hợp đồng xuất khẩu 3

1. Khái niệm và nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu 3

2. Khái niệm và sự cần thiết của hợp đồng xuất khẩu 7

2.1 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu 7

2.2 Sự cần thiết của hợp đồng xuất khẩu 8

II. Nội dung của công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu 9

1. Xin giấy phép xuất khẩu 9

2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 9

3. Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu 12

4. Thuê tàu hoặc lưu cước 12

5. Mua bảo hiểm 13

6. Làm thủ tục hải quan 15

7. Giao hàng xuất khẩu 17

8. Thực hiện các thủ tục thanh toán 18

9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 19

III. Các nhân tố chủ yếu tác động tới công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu 19

1. Các nhân tố chủ quan 19

2. Các nhân tố khách quan 21

 

Chương II: Phân tích thực trạng công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty Haprosimex Group 23

I. Giới thiệu chung về công ty Haprosimex Group 23

1. Quá trình hình thành và phát triển 23

2. Chức năng và nhiệm vụ công ty 25

3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức 28

4. Đặc điểm các nguồn lực.31

5. Môi trường kinh doanh của công ty .33

II. Thực trạng công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty trong thời gian qua 34

1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu tại công ty 34

2. Thực trạng công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty trong thời gian qua 41

III. Đánh giá công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty trong thời gian qua 48

1. Những mặt đạt được 48

2. Nhũng mặt còn hạn chế 49

 

Chương III: Phương hướng phát triển và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty Haprosimex Group trong thời gian tới 51

I. Cơ hội và thách thức đối với công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty trong thời gian tới 51

1. Cơ hội đối với công tác thực hiện hợp đông xuất khẩu 51

2. Thách thức đối với công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu 52

II. Phương hướng phát triển công ty đến năm 2010 53

1. Tiếp tục mở rộng thị trường thế giới và nội địa 53

2. Định hướng cho công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu 53

3. Phương hướng hoạt động của công ty trong năm 2007 53

III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty trong thời gian tới 54

1. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu 54

2. Thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài với các công ty cung ứng dịch vụ vân tải trong nước và quốc tế 55

3. Chuẩn bị giấy tờ và các chứng từ xuất khẩu tốt 55

4. Tổ chức tốt khâu sản xuất, thu gom hàng hoá chuẩn bị cho xuất khẩu 56

5. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh chặt chẽ 56

6. Thanh toán tiền hàng 57

IV. Một số kiến nghị với Nhà Nước nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty Haprosimex Group nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung 57

1. Hoàn thiện và minh bạch hóa thông tin về các chính sách xuất nhập khẩu 57

2. Cải cách thủ tục hành chính 58

3. Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử, đồng thời tăng cường áp dụng thủ tục hải quan điện tử đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 58

4. Có chính sách hợp lý để phát triển các ngành hỗ trợ như giao nhận ngoại thương, bảo hiểm hàng hóa mua bán quốc tế, ngân hàng 59

Kết luận 60

Danh mục tài liệu tham khảo 61

 

doc64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Haprosimex Group, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu được Haprosimex Group đặc biệt coi trọng. Haprosimex Group là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam thành lập chi nhánh và mở showroom diện tích 1.200m2, giới thiệu và bán sản phẩm tại Nam Phi. Đây sẽ là “bàn đạp” để thâm nhập vào thị trường Nam và Trung Phi. Việc mở thành công showroom này của Haprosimex Group bước đầu đã có tín hiệu tốt, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Haprosimex Group sang thị trường này tăng trưởng cao. Đồng thời, showroom này không chỉ là nơi giới thiệu và chào bán những sản phẩm của Haprosimex Group mà tương lai sẽ là nơi giới thiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng với thị trường Nam Phi. Ngoài ra, cán bộ thị trường của Haprosimex Group còn nghiên cứu thị trường thế giới để tìm cách khai thác thị trường ngách mà các công ty khác không để ý. Đầu năm 2007, Haprosimex Group đã xuất khẩu loại giấy photocopy sang thị trường Nhật Bản, mở ra triển vọng xuất khẩu lâu dài. Nhờ những nỗ lực tìm tòi, kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng trưởng cao. Những năm qua, Haprosimex luôn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu Thủ đô và liên tục được Nhà nước, Chính phủ, và UBND TP. Hà Nội khen thưởng trên các lĩnh vực hoạt động. + Một vài thông tin chủ yếu: - Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: HANOI GENERAL PRODUCTION AND IMPORT - EXPORT COMPANY - Tên viết tắt: Haprosimex group - Giám đốc: Nguyễn Cự Tẩm - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà Nước - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và xuất nhập khẩu - Địa chỉ: 22 Hàng Lược, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội - Điện thoại: (84)-4-8267708 - Fax: (84)-4-8264014 - Website: .com.vn 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty : 2.1 Chức năng Haprosimex thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước của tổng công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Hà Nội, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND TP. Hà Nội về việc bảo toàn số vốn được giao. Haprosimex giữ vai trò chủ đạo tập trung chi phối và liên kết các hoạt động của công ty con theo chiến lược phát triển ngành thương mại thủ đô trong từng giai đoạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ - tổng công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hà nội và các công ty được UBND thành phố giao. Haprosimex kiểm tra giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế độ chính sách, phương thức hoạt động kinh doanh của các công ty con theo điều lệ của các công ty con và các đơn vị phụ thuộc đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn và theo quyết định hiện hành của pháp luật. Haprosimex tổ chức hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là kinh doanh thương mại , xuất nhập khẩu và dịch vụ, sản xuất và chế biến hàng nông, lâm, hải sản, thực phẩm… 2.2 Nhiệm vụ Là một đơn vị chuyên kinh doanh sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp, công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh, các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty. - Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng. - Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện chế độ chính sách về quản lý và sử dụng nguồn vốn vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn vốn và phát triển, thực hiện nghĩa vụ vốn đối với Nhà nước. - Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức nước ngoài và trong nước. - Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân, cán bộ viên chức theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và sự quản lý phân cấp của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, chăm lo đời sống, tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động và thực hiện vệ sinh môi trường, thực hiện phân phối công bằng. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gin an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật, phạm vi quản lý của công ty. Trên cơ sở nhiệm vụ của công ty, Tổng giám đốc quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau: + Các phòng kinh doanh: Có chức năng tổ chức hoạt kinh doanh xuất nhập khẩu theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ cụ thể là xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu và tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi đã được công ty phê duyệt. Được phép ủy thác và nhận làm ủy thác xuất nhập khẩu với các tổ chức kinh tế trên toàn thế giới; tổ chức liên doanh, liên kết trong kinh doanh xuất nhập khẩu với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm thực hiện các kế hoạch được giao. + Phòng kế toán: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo kế toán của Nhà nước theo định kỳ và chế độ tài chính kế toán. Thực hiện và chấp hành tốt các quy định về sổ sách kế toán và thống kê bảng biểu theo quy định của Nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ, chủ trương đề xuất với cấp trên về chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản chủa doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp ứng cho công ty kinh doanh có haiku quả hơn. + Phòng kế hoạch đầu tư tài chính có chức năng tham mưu và hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ công tác như: kế hoạch thống kê, nghiên cứu đề xuất, định hướng phát triển kinh doanh, tổng hợp và dự báo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phối hợp với các phòng nghiệp vụ xuất khẩu. Tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch của công ty tham gia đấu thầu, hội chợ triển lãm và quảng cáo, quản lý và tổ chức hướng đãn thực hiện công tác pháp chế áp dụng vào qúa trính sản xuất kinh doanh . + Phòng hành chính tổ chức và đối ngoại: Có nhiệm vụ quản lý các loại công văn, giấy tờ, hồ sơ của công ty và cán bộ công nhân viên; quản lý thủ tục hành chính văn phòng , công văn đi đến, con dấu của công ty, quản lý tài sản đồ dùng văn phòng của công ty , liân hệ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan tổ chức lao động về đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên của công ty. Hướng dẫn và thực hiện công tác đối ngoại. Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin chứng từ cho phòng kế toán để phòng kịp thời hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. 3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức * Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của công ty bao gồm: a) Hội đồng quản trị; b) Ban kiểm soát; c) Tổng giám đốc; d) Các phó tổng giám đốc; e) Kế toán trưởng; f) Bộ máy giúp việc; Trong quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của công ty có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh do đại diện chủ sở hữu công ty quyết định. Hiện nay, Haprosimex Group đã chính thức ra mắt hoạt động theo cơ chế công ty mẹ - công ty con, gồm 12 công ty thành viên và công ty mẹ, với mục tiêu tổ chức hệ thống phân phối trong nước, trong chiến lược phát triển thương mại, kinh tế xã hội của Thủ đô. * Các nhà máy, xí nghiệp trực thuộc: - Công ty may xuất khẩu Thanh Trì: Km 11, Quốc lộ 1A, thị trấn Văn Điển, Thanh TRì, Hà Nội. - Công ty mũ xuất khẩu Hà Nội: 233/9A Đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. - Công ty dệt kim Haprosimex : Khu công nghiệp Ninh Hiệp, Gia Lâm , Hà Nội. - Chi nhánh Haprosimex tại TP. Hồ Chí Minh: 43D/27 Hồ Văn Huê, Q.Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. - Công ty liên doanh Hapro – MSA: 545 Nguyễn Văn Cừ, Q.Long Biên, Hà Nội. - Công ty liên doanh MSA – Hapro: B16 khu công nghiệp Sài Đồng B, Q. Long Biên, Hà Nội. - Công ty cổ phần SX – XNK Thanh Hà: 122+123 M2 Láng Trung, Đống Đa, Hà Nội. - Công ty cổ phần SX – KD bao bì và hàng XK Hà Nội: 94 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội. - Công ty cổ phần mỹ nghệ Hà Nội: 150 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội. - Công ty cổ phần Thanh Phong: 209 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. - Công ty cổ phần may 40: 88 hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. - Chi nhánh công ty Haprosimex tại Cộng Hòa Nam Phi: 168 Bronkhorst str, New Muckleneuk – pretoria Po. Box 1750 South Aftica. Bộ máy tổ chức của Haprosimex Group hiện nay được thiết kế theo mô hình phân cấp quản lý và tập trung lãnh đạo nhằm phát huy tối đa năng lực điều hành của các cấp quản lý và khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhanh, chính xác các yêu cầu, nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Kế toán trưởng Các phó tổng giám đốc Các công ty liên doanh Bộ máy giúp việc Các đơn vị thành viên Phòng kinh doanh 1,2,3,4,5,6 Phòng kế hoạch đầu tư tài chính Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính đối ngoại 4. Đặc điểm các nguồn lực 4.1 Đặc điểm cơ sở vật chất và vốn kinh doanh của công ty * Đặc điểm về vốn: Haprosimex Group là doanh nghiệp Nhà Nước nên 100% là vốn thuộc sở hữu của Nhà Nước. Vốn điều lệ của công ty khoảng 200 tỷ đồng, ngoài ra công ty còn huy động thêm các nguồn vốn khác như: vay ngân hàng, huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty …để phục vụ sản xuất kinh doanh. Sắp tới công ty sẽ cổ phần hóa xí nghiệp may xuất khẩu và xí nghiệp mũ xuất khẩu để huy động thêm các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Và dần dần sẽ tiến tới cổ phần hóa toàn công ty, điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung, đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Công ty có tài khoản riêng tại: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), số tài khoản: 0021.370.021.201 Ngân hàng ABM AMRO, số tài khoản: 000.00.20.01.128 Ngân hàng HSBC, số tài khoản: 001-034347-01 * Đặc điểm cơ sở vật chất: Về cơ sở vật chất kỹ thuật, công ty có một hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Hệ thống thông tin bao gồm các máy điện thoại, telex,fax, compurter đến các phòng ban, chi nhánh để có thể liên lạc với nước ngoài 24/24 giờ. Điều đó đã góp phần đem lại nhũng thông tin kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra công ty còn có chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, một phòng trưng bày mẫu được đặt tại cơ sở chính 22 phố Hàng Lược, một xí nghiệp mũ xuất khẩu ở Hải Dương, các tổ sản xuất mây tre đan xuất khẩu cùng nhiều chi nhánh, trụ sở khác… Thời gian qua, bên cạnh các nhà máy xí nghiệp hiện có, Công ty đã thành lập thêm các đơn vị sản xuất mới, trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại chuyên dùng cho các đơn vị, tạo thế chủ động, nâng cao năng lực sản xuất. Haprosimex vừa đưa chi nhánh của Công ty liên doanh MSA- Hapro tại Khu công nghiệp Phố Nối A đi vào hoạt động thu hút thêm gần 800 lao động mới. Công ty đầu tư mở rộng sản xuất tại Xí nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu Hưng Yên. Hiện nay, Haprosimex đang tiến hành xây dựng, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị cho Xí nghiệp Dệt kim xuất khẩu tại Khu công nghiệp Ninh Hiệp, dự kiến đến cuối quý II năm nay sẽ đi vào hoạt động với công suất 2.700 tấn/năm. 4.2 Đặc điểm nguồn nhân lực Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội là nơi trực tiếp ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại. Khi mới thành lập số cán bộ công nhân viên trong công ty chỉ có 70 người đến nay sau hơn 13 năm mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh số cán bộ công nhân viên trong công ty là 2500 người. Trình độ cán bộ trong công ty đều từ bậc đại học trở lên, có trình độ tiếng Anh tốt, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế. Công nhân ở các nhà máy xí nghiệp có tay nghề cao, các kỹ thuật viên có bằng cấp và giàu kinh nghiệm. Lao động trong công ty làm việc ngày 8 tiếng theo giờ hành chính. Tuy nhiên, là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nên cũng có khi cán bộ công nhân viên phải làm thêm giờ để đảm bảo yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và thời gian thực hiện hợp đồng. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty, đối với khối kinh doanh là 3,5 triệu đồng một tháng, đối với khối sản xuất là 1,5 triệu đồng một tháng. Nhìn chung, Haprosimex Group có hệ thống cơ sở vật chất tốt, hiện đại đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của công ty, hầu hết đội ngũ cán bộ có trình độ, sức khỏe và kinh nghiệm cao. Do đó công ty đã tạo được uy tín trong sản xuất cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu. 5. Môi trường kinh doanh của công ty 5.1 Tình hình phát triển kinh tế trong nước Nước ta có nền kinh tế đang phát triển, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển luôn ở mức cao, trung bình khoảng 8% một năm. Cơ cấu kinh tế ngày một hoàn thiện, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm xuống, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng lên. Nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mới, cả về lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất, tăng được cả thế và lực tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chúng ta đã lần lượt gia nhập các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới như khối ASEAN, AFTA, và mới đây cuối năm 2006 chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Song song với việc gia nhập các tổ chức này, các chính sách của Nhà nước ta về đầu tư, về kinh doanh thương mại, các chính sách về thuế quan, thủ tục hành chính ngày một thông thoáng và rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài kinh doanh. Việc chúnh ta gia nhập các tổ chức này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường thế giới với cùng một chính sách như các nước khác mà không bị cản trở bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Điều này cũng có nghĩa là môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn, những doanh nghiệp nao không đủ khả năng kinh doanh sẽ bị đào thải. Thông qua quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt nam và nền kinh tế đất nước từng bước nhập cuộc với sự cạnh tranh quốc tế. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Hiện nay, Nhà nước đã bớt bao cấp, đang dần chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân để giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước.Nhờ đó mà nhà nước có thêm nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho phát triển đất nước.Bên cạnh đó, nhà nước vẫn luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện để cho doanh nghiệp vươn lên có khả năng kinh doanh vững vàng, không bị bỡ ngỡ khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới. 5.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp -Môi trường tự nhiên: Thời tiết nước ta trong thời gian qua diễn biến phức tạp, rét khô hạn, mưa lũ kéo dài ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm trong khâu bảo quản. Điều đó khiến cho nguồn nguyên liệu cho sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và thách thức.Tổng công ty đã có nhiều biện pháp phối hợp chặt chẽ với các địa phương để quy hoạch vùng nguyên liệu, lên kế hoạch sản xuất sản phẩm, nhập khẩu bổ sung các sản phẩm nếu thấy cần thiết, nhằm duy trì quá trình hoạt động kinh doanh không bị ngắt quãng. -Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh chính của tổng công ty là tất cả các tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và các nước trong khu vực có cùng chủng loại mặt hàng xuất khẩu như Trung quốc, Thái lan… và các nước khác trên khắp thế giới. Đây là những nước có nền kinh tế phát triển, lượng hàng sản xuất lượng lớn, chất lượng cao mà giá thành lại thấp. Đây chính là các đối thủ luôn thách thức và cạnh tranh khốc liệt với công ty của chúng ta. II. Thực trạng công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty trong thời gian qua 1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu tại công ty Công ty Haprosimex Group hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập dựa trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư nhân lực tài nguyên thiên nhiên của đất nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. * Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty : - Hàng may mặc: áo phông, jacket,quần, đồ đan lát,lụa, mũ… - Hàng thủ công mỹ nghệ: song mây, mây tre, sơn mài, gốm và sứ, đồ trạm bạc, thảm và chiếu… - Sản phẩm nông sản và lâm sản: vừng, lạc, hạt mầm, cà phê, gạo, hồi, lạc, quế, tiêu, các loại thảo dược, dầu thực vật…. * Các mặt hàng nhập khẩu của công ty: - Phụ kiện, xe máy, ôtô, xe đẩy, xe tải… - Thiết bị, phụ tùng máy móc phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng. Hiện tại, các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty chủ yếu được thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp. Với hình thức xuất nhập khẩu này thì công ty có thể giảm được chi phí trung gian do không phải phân chia lợi nhuận, và có thể nắm bắt được nhu cầu cũng như các góp ý của khách hàng, nắm bắt nhu cầu khối lượng hàng hóa trực tiếp từ khách hàng để có những biện pháp kịp thời và nhanh chóng. Kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm Để mở rộng hoạt động kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận, công ty đã tiến hành nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, thực hiện các hợp đồng xuất khẩu vẫn là nguồn thu lớn nhất của công ty. Dưới đây là bảng tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm: Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2004 – 2006 Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch xuất khẩu 59.456.793 60,04 56.634.241 66,87 90.584.145 79,85 Kim ngạch nhập khẩu 39.577.660 39,96 28.060.974 33,13 22.852.283 20,15 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 99.034.453 100 84.695.215 100 113.436.428 100 Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của công ty Có thể nói, trong mấy năm trở lại đây, công tác thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại công ty Haprosimex đã đạt được nhiều kết quả to lớn cả về kim ngạch xuất nhập khẩu lẫn chất lượng công tác thực hiện, đặc biệt là trong năm 2006. Qua bảng 1 ta có thể thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm 2004 – 2006 như sau: Năm 2004, giá trị kim ngạch xuất khẩu là 59.456.793 (USD); năm 2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu là 56.634.241(USD). So với năm 2004 thì năm 2005 thì kim ngạch xuất khẩu có giảm đi đôi chút (giảm 4,75%), tuy nhiên sự giảm xuống này là do các nguyên nhân khách quan như do giá hàng xuất khẩu giảm, do cúm gia cầm, do giá xăng dầu lên cao làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan là nguyên nhân chủ quan, chỉ có các hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản và may mặc là tăng về kim ngạch, còn các hợp đồng xuất khẩu thuộc nhóm hàng mũ xuất khẩu; thủ công mỹ nghệ; thực phẩm, tiêu dùng và cao su giảm so với năm trước. Bước sang năm 2006 thì kim ngạch xuất khẩu của công ty có sự tăng trưởng vượt bậc, giá trị kim ngạch là 90.584.145 (USD), đạt tốc độ tăng 159,94% so với năm 2005. Sở dĩ có sự tăng trưởng vượt bậc này là do việc sản xuất các sản phẩm mới của công ty đã dần ổn định và được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó là do sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ làm công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tính chung lại thì trong giai đoạn 2004 – 2006 kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn có tốc độ tăng trưởng khoảng 25%, điều này thể hiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty đã được thực hiện khá tốt. Cũng qua bảng 1 ta thấy giá trị kim ngạch nhập khẩu các năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 39.577.660 USD, 28.060.974 USD, và 22.852.283 USD. Như vậy ta có thể thấy là giá trị kim ngạch nhập khẩu giảm qua các năm và tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngày một giảm, năm 2004 là 39,96% thì đến năm 2006 chỉ còn 20,15%. Điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty, công ty đã khẳng định được thế mạnh của mình là xuất khẩu. 1.2 Kết quả kinh doanh xuất khẩu theo thị trường: Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã có quan hệ làm ăn uy tín với rất nhiều bạn hàng nước ngoài. Đồng thời với việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với các đối tác xuất khẩu truyền thống, lâu năm, công ty còn tích cực chủ động tìm kiếm bạn hàng mới nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay công ty có quan hệ làm ăn với khoảng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chính của công ty như: Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ…mỗi nước đều có những nhu cầu về hàng hóa riêng mà công ty có thể đáp ứng, bên cạnh đó là các khó khăn mà mỗi thị trường tạo ra mà công ty phải vượt qua. Đây đều là những thị trường có nhiều triển vọng, nhu cầu tiêu dùng lớn. Tuy theo nhu cầu của từng thị trường và khả năng đáp ứng của công ty mà công ty tiến hành kinh doanh xuất khẩu sao cho có hiệu quả nhất. Sau đây là bảng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty: Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty Thị trường 2004 2005 2006 Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kimngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD ) Tỷ trọng (%) Mỹ 15.561.798 26,17 16.124.356 28,47 19.867.898 21,93 Nhật 7.003.940 11,78 6.409.397 11,32 5.540.428 6,12 Đức 767.715 1,29 2.532.334 4,47 13.406.597 14,80 Pháp 3.447.598 5,8 62.406 0,11 99.269 0,11 Ấn Độ 636.997 1.07 2.676.948 4,73 3.341.038 3,69 Hàn Quốc 2.404.900 4,04 1.938.304 3,42 6.219.069 6,87 Các nước khác 29.633.645 49,85 26.890.496 47,48 42.109.846 46,48 Tổng kim ngạch xuất khẩu 59.456.793 100 56.634.241 100 90.584.145 100 Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của công ty qua các năm 2004 – 2006 Nhìn vào bảng trên ta thấy Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là thị trường Nhật. Tuy nhiên sang năm 2006 thị trường Nhất chỉ xếp thứ 3, thị trường Đức vươn lên đứng thứ hai. Năm 2004, thị trường Pháp chiếm 5,8% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, thì sang năm 2005, 2006 chỉ còn 0,11% tỷ trọng. Trong khi đó, thị trường Đức năm 2004 chỉ chiếm 1,29% thì năm 2006 là 14,80%. Điều nay chứng tỏ thị trường xuất khẩu của công ty rất lớn và khá đa dạng nhưng sự ổn định là chưa cao. 1.3 Kết quả kinh doanh xuất khẩu theo mặt hàng Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội chủ yếu xuất khẩu ba nhóm hàng chính là hàng nông sản, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ. Đây đều là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, do đó sự tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, tiêu chiếm 11% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty thì mặt hàng nông sản và may mặc là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản là 19.626.100(USD), chiếm 33,01% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty; sang năm 2005 kim ngạch là 20.824.145(USD), chiếm 36,89%, tăng 106,10% so với năm 2004; kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 52.026.616(USD), chiếm 57,43%, tăng 249,84% so với cung kỳ năm trước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 tăng cao. Trong hai năm 2004 và 2005 tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng ít có sự thay đổi lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên sang năm 2006 do nhóm hàng nông sản tăng đột biến từ 36,89%(2005) lên 57,43% làm tỷ trọng các nhóm hàng khác giảm khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006. Đây chỉ là sự giảm về tỷ trọng, còn giá trị kim ngạch xuất khẩu các nhốm hàng này vẫn có xu hướng tăng qua các năm, chỉ riêng nhóm hàng thủ công mỹ nghệ là có giảm đôi chút. Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm Nhóm hàng 2004 2005 2006 So sánh (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng(%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) 2005/2004 2006/2005 Nông sản 19.626.100 33,01 20.824.145 36,89 52.026.616 57,43 106,10 249,84 May mặc 20.747.143 34,89 22.136.285 39,09 23.617.312 26,07 106,70 106,70 Mũ xuất khẩu 11.821.900 19,88 7.306.777 12,90 7.343.793 8,11 61,81 100,51 Hàng thủ công mỹ nghệ 5.998.784 10,09 5.370.907 9,48 4.878.297 5,39 89,53 90,83 Thực phẩm, tiêu dùng 52.530 0,09 42.593 0,08 202.849 0,22 81,08 476,36 Cao su 1.210.336 2,04 883.534 1,56 2.515.278 2,78 73 284,68 Tổng 59.456.793 100 56.634.241 100 90.584.145 100 95,25 159,95 Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của công ty qua các năm 2004 - 2006 2.Thực trạng công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty trong thời gian qua 2.1 Xin giấy phép xuất khẩu Sau khi hợp đồng được ký kết giữa Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội và khách hàng thì để thực hiện hợp đồng đó công ty phải xin phép xuất khẩu tại Bộ thương mại. Với tất cả các hợp đồng gia công xuất khẩu và hợp đồng mua bán thì phòng kinh doanh phải mang hợp đồng này lên phòng cấp giấy phép của Bộ Thương mại để đăng ký hợp đồng. Nếu Bộ thương mại xem xét hợp đồng này có phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật xuất khẩu của Nhà nước, đáp ứng trong phạm vi giấy phép kinh doanh và các điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu. Phòng cấp giấy phép của Bộ Thương mại sẽ xác nhận vào bản hợp đồng, khi đó hợp đồng coi như đã được đăng ký. Sau khi đăng ký hợp đồng xuất khẩu thì để hoàn thiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu, phòng kinh doanh xem xét khách hàng đã mở L /C hay chưa. Nếu đã mở rồi thì phòng kinh d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty sản xuất và XNK tổng hợp Hà Nội - Haprosimex Group.DOC
Tài liệu liên quan