LỜI NÓI ĐẦU: 1
Phần I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHÀ MÁY
THUỐC LÁ THĂNG LONG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY: 3
1. Sự hình thành Nhà máy: 3
2. Các giai đoạn phát triển của Nhà máy: 4
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY: 7
1. Đặc điểm về sản phẩm: 7
2. Đặc điểm về máy móc thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật: 7
2.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị: 7
2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật: 9
3. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất: 10
4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý: 13
5. Đặc điểm về lao động: 17
6. Đặc điểm về nguyên vật liệu: 19
Phần II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CỦA
NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG.
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY
GIAI ĐOẠN 1998 - 2002: 21
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc la của Nhà máy: 21
2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy giai đoạn 1998-2002: 24
II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG QUỸ TIỀN LƯƠNG KẾ HOẠCH: 25
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của Nhà máy thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức vụ Phó trưởng phòng Tổ chức – Lao động có hệ số lương cấp bậc là 2,98; hệ số phụ cấp chức vụ là 0,3. Ngày công thực tế là 26 ngày.
Tiền lương cơ bản là: 610000 ´ 2,98 = 1817800 đồng/tháng
Tiền lương phụ cấp trách nhiệm là: 610000 ´ 0,3 = 183000 đồng/tháng
Tiền lương thực tế mà cô Lâm nhận được trong tháng là:
1817800 + 183000 = 2000800 đồng/tháng.
Để theo dõi quá trình làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên, Nhà máy đã xây dựng bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc của họ trong tháng. Bảng chấm công có mẫu như sau: (Xem trang bên ).
Bảng chấm công
Đơn vị......... Tháng......., năm......
STT
Họ và tên
Bậc lương
Ngày trong tháng
Tổng số ngày công
được lĩnh
1
2
3
....
31
1.
2.
3.
4.
....
....
x
x
x
x
x
x
x
Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động
Với việc sử dụng bảng chấm công này sẽ làm cho người lao động có trách nhiệm hơn đối với công việc được giao, không vi phạm kỷ luật lao động và đánh giá đúng mức thu nhập của họ.
2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Đây là hình thức tiền lương mà số tiền người lao động nhận được được căn cứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm được hoàn thành.
2.2.1. Hình thức tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp:
Hình thức này áp dụng đối với những công việc có định mức thời gian ngắn, công việc độc lập, có thể thống kê rõ kết quả từng người. Khi tính toán tiền lương cho người lao động dựa trên đơn giá quy định và số lượng sản phẩm hoàn thành. Nếu số lượng sản phẩm của người nào càng nhiều thì người ấy sẽ được trả lương càng cao và ngược lại.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long áp dụng hình thức tiền lương này cho công nhân kỹ thuật làm việc độc lập trong Nhà máy, lao động phù trợ ở phân xưởng sợi.
Tiền lương thực tế mà một công nhân trực tiếp sản xuất được xác định như sau:
LCN = ĐG ´ Q
Trong đó: ĐG : Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm
Q : Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm được xác định như sau:
M ´ Hi ´ (1 + Kcác loại)
ĐGi =
Đsi
Trong đó: M : Mức tiền lương tối thiểu doanh nghiệp
Hi : Hệ số cấp bậc tiền lương của công việc loại i
Kcác loại : Hệ số phụ cấp các loại
Đsi : Định mức sản lượng sản xuất trong kỳ của sản phẩm i
Hệ số phụ cấp các loại (Kcác loại) ở đây bao gồm phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động và phụ cấp làm đêm. Đối với phụ cấp độc hại thì Nhà máy đã tính gộp chung vào hệ số lương.
Ví dụ: Công nhân Nguyễn Văn Tình thực hiện công việc cẩu thuốc sợi vào sản xuất. Anh có:
- Hệ số lương cấp bậc công việc là 1,95
- Định mức sản lượng Nhà máy giao là 480 thùng
- Cuối tháng nghiệm thu thì sản lượng thực tế của anh đạt được là 520 thùng
Chúng ta sẽ tính tiền lương thực tế mà anh Tình nhận được trong tháng đó.
Ta có:
610000 ´ 1,95
Đơn giá cho 1 thùng = = 2478,125 đồng/thùng
480
Tiền lương thực tế mà anh Tình nhận được trong tháng là:
LTT = 2478,125 ´ 520 =1288625 đồng/tháng
Với hình thức trả lương này thì quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn bó chặt chẽ với nhau, nên nó có vai trò kích thích lao động rất lớn. Tuy nhiên, trong hình thức này nó cũng có nhược điểm là do chạy theo sản lượng sản xuất nên chất lượng không được đảm bảo.
2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể:
Hình thức này được áp dụng cho những tổ công nhân trực tiếp sản xuất ở Nhà máy. Hiện nay hình thức này được áp dụng chủ yếu ở phân xưởng bao mềm và phân xưởng bao cứng.
Tiền lương của cả tổ được xác định như sau:
TLtổ = Đg tổ ´ Q1
Trong đó: TLtổ : Tiền lương cả tổ
Q1 : Sản lượng thực tế mà cả tổ sản xuất được
Đgtổ : Đơn giá tiền lương được xác định cho cả tổ
Với : Đgtổ = LCB / Q0
Sau khi tính được tiền lương cho cả tổ, phân xưởng tiến hành chia lương cho từng công nhân trong tổ. Công tác chia lương được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định ngày công- hệ số của từng người lao động:
NCi = NTi ´ Hi
Trong đó: NCi : Ngày công - hệ số của người i
NTi : Số ngày làm việc thực tế của người i
Hi : Hệ số lương của người i
Bước 2: Xác định ngày công - hệ số của cả tổ:
NCtổ = ồ NCi
Bước 3: Tính tiền lương cho một ngày công - hệ số:
LC = TLtổ / NCtổ
Bước 4: Tính tiền lương cho từng người:
Li = LC ´ NCi
Ví dụ: Tính tiền lương trong tháng 3 năm 2003 cho tổ Máy cuốn AC11 trong khâu máy cuốn.
Tổ máy cuốn AC11 có 5 công nhân đứng máy. Hệ số lương cấp bậc, bậc thợ và ngày công thực tế của 5 công nhân đó được cho bảng dưới đây:
Biểu 13: Ngày công - hệ số dùng để tính lương
Họ và tên
Bậc thợ
Hệ số lương
NT
NC
Nguyễn Mạnh Hùng
5/6
2,41
26
62,66
Lê Minh Cường
5/6
2,41
25
60,25
Trần Văn Quang
3/6
1,7
26
44,2
Nguyễn Thanh Bình
4/6
1,9
25
47,5
Phạm Ngọc Huy
4/6
1,9
26
49,4
Tổng cộng:
264,01
Biết rằng trong 1 ca sản xuất, Nhà máy định mức sản lượng là 130 khay/ca.
Trong tháng 5 công nhân đó sản xuất được theo định mức là: 26 ´130 = 3380 khay.
Cuối tháng nghiệm thu, 5 công nhân này đã sản xuất được 3420 khay.
Đơn giá tiền lương cho 1 khay ở máy cuốn AC11 là:
610000 ´ (2 ´ 2,41 + 2 ´ 1,9 + 1,7)
ĐgAC11 = = 1862,48 đồng/khay
3380
Tiền lương cho cả tổ máy cuốn AC11 là:
TAC11 = 3420 ´ 1862,48 = 6369682 đồng
Tổng ngày công - hệ số của cả tổ là: 264,01 ngày công - hệ số
Tiền lương cho một ngày công - hệ số là:
6369682
LC = = 24126,67 đồng/ngày công - hệ số
264,01
Tiền lương tháng của công nhân Nguyễn Mạnh Hùng là:
24126,67 ´ 62,66 = 1511777 đồng/tháng
Tính toán tương tự ta có bảng thanh toán tiền lương trong tháng 3 của tổ Máy cuốn AC11 như sau:
Biểu 14: Bảng thanh toán tiền lương tháng 3 của Máy cuốn AC11:
Họ và tên
Bậc thợ
Hệ số lương
NT
NC
(ngày)
Tiền lương
(đồng)
Nguyễn Mạnh Hùng
5/6
2,41
26
62,66
1511777
Lê Minh Cường
5/6
2,41
25
60,25
1453632
Trần Văn Quang
3/6
1,7
26
44,2
1066399
Nguyễn Thanh Bình
4/6
1,9
25
47,5
1146017
Phạm Ngọc Huy
4/6
1,9
26
49,4
1191857
Tổng cộng:
264,01
6369682
Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động.
2.2.3. Hình thức trả lương theo khoán sản phẩm:
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp không định mức được chi tiết cho từng bước công việc hoặc định mức được nhưng không chính xác. Nhà máy áp dụng hình thức này đối với công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng sợi và phân xưởng cơ điện.
Tiền lương cho toàn phân xưởng được xác định như sau:
TLPX = ĐGPX ´ Q
Trong đó: TLPX : Tiền lương toàn phân xưởng
ĐGPX: Đơn giá tiền lương phân xưởng (Đơn giá khoán)
Q : Khối lượng sản phẩm thực tế của phân xưởng
Để tạo ra sự tích cực trong sản xuất tức là tạo ra sự cạnh tranh trong công việc giữa các công nhân với nhau. Nhà máy đã có một chế độ khen thưởng thích đáng cho những công nhân sản xuất được nhiều sản phẩm hơn. Để đánh giá mức thì Nhà máy thực hiện phân loại theo A, B, C với các hệ số như sau:
Loại A : 1,1
Loại B : 1
Loại C : 0,9
Để phân loại A, B, C thì phân xưởng căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây:
- Đối với loại A: Là những người có tay nghề vững vàng, nắm và áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, chấp hành sự phân công của người phụ trách, ngày giờ công cao, đạt và vượt năng suất cá nhân, bảo đảm kết quả lao động của tập thể, bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn lao động.
- Đối với loại B: Là những người đảm bảo ngày giờ công, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất cá nhân và bảo đảm an toàn lao động.
- Đối với loại C: Là những người không đảm bảo ngày công quy định, chấp hành chưa nghiêm của những người phụ trách, không đạt năng suất cá nhân, chưa chấp hành kỷ luật và an toàn lao động.
Nguồn khen thưởng này được trích x% trong tổng số tiền lương của toàn phân xưởng (x% này không cố định ở các phân xưởng).
Số tiền thưởng sẽ là:
Tthưởng = x% ´ TLPX
Số tiền lương còn lại của phân xưởng sau khi đã trích x% tiền thưởng là:
TLcòn lại = TLPX ´ (100% - x%)
Sau khi đã tính tiền lương, tiền thưởng của toàn phân xưởng, phân xưởng lại tiến hành chia lương, chia thưởng cho từng công nhân trong phân xưởng.
* Công tác chia lương cho các công nhân trong phân xưởng: Công tác chia lương được thực hiện theo phương pháp ngày công - hệ số. Chia lương được tính như sau:
Bước 1: Xác định ngày công - hệ số của từng công nhân trong phân xưởng.
Nhi = HCBi ´ NTTi
Trong đó: NTT i: Số ngày làm việc thực tế của công nhân i.
HCbi : Hệ số lương cấp bậc của công nhân i.
Bước2: Tính tổng ngày công - hệ số của toàn phân xưởng:
Nh = ồNhi
Bước 3: Tính tiền lương cho một ngày công - hệ số:
TLcòn lại
TL1nh =
Nh
Bước 4: Tính tiền lương cho một công nhân trong phân xưởng:
TL1CN = TL1nh ´ Nhi
* Công tác chia thưởng: Số tiền thưởng được chia tương tự như chia lương.
Ví dụ: Trong tháng 2 năm 2003, Nhà máy cho đơn giá khoán ở phân xưởng sợi là 626492 đồng/tấn. Số lượng sản phẩm khoán cho phân xưởng sợi thực hiện là 260 tấn sợi (Nhà máy căn cứ vào khối lượng sản xuất trong tháng và năng lực sản xuất của máy móc thiết bị mà trên cơ sở đó giao khoán sản phẩm cho phân xưởng).
Phân xưởng sợi bao gồm:
- 8 lao động quản lý.
- 118 lao động khoán theo đơn giá.
Số lao động quản lý hưởng lương theo thời gian bao gồm cả phần phụ cấp độc hại. ở đây tiền lương khoán này không bao gồm cả lao động quản lý. Dưới đây ta chỉ chia lương cho 118 công nhân là lao động khoán theo đơn giá.
Chia lương được thực hiện như sau:
Tổng tiền lương cho toàn bộ phân xưởng sợi là:
TLPXSợi = 626492 ´ 260 = 162887920 đồng.
Số tiền lương còn lại sau khi đã trích tiền thưởng là:
TLcòn lại = 162887920 – (5% ´ 162887920) = 154743524 đồng
Sau đó phân xưởng tiếp tục chia số tiền lương này cho 118 công nhân. Do số lượng công nhân quá nhiều nên chỉ tính tiền lương cho 4 công nhân.
Biểu 15: Ngày công - hệ số dùng để chia lương ở phân xưởng sợi
TT
Họ và tên
HCB
Ngày công thực tế (ngày)
Ngày công-hệ số
1.
Nguyễn Trọng Thuỷ
1,7
26
44,2
2.
Tạ Văn Thành
2,5
25
62,5
3.
Nguyễn Bá Ngọc
2,98
26
77,48
.....
...............................
.......
..........................
.........................
118
Dương Ngọc Tuấn
2,92
26
75,92
Tổng cộng
7675,92
Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động.
Tổng ngày công - hệ số của toàn phân xưởng là 7675,92
Tiền lương cho 1 ngày công - hệ số là:
154743524 / 7675,92 = 20159,61 đồng/ngày công - hệ số
Tiền lương mà công nhân Nguyễn Trọng Thuỷ nhận được là:
44,2 ´ 20159,61 = 891055 đồng
Tiền lương mà công nhân Tạ Văn Thành nhận được là:
62,5 ´ 20159,61 = 1259976 đồng
Tiền lương mà công nhân Nguyễn Bá Ngọc nhận được là:
77,48 ´ 20159,61 = 1561966 đồng
Tiền lương mà công nhân Dương Ngọc Tuấn nhận được là:
75,92 ´ 20159,61 = 1530517 đồng
Cuối cùng ta có bảng thanh toán tiền lương cho công nhân ở phân xưởng sợi như sau:
Biểu 16: Bảng thanh toán tiền lương trong tháng 2:
TT
Họ và tên
HCB
Ngày công thực tế
Ngày công-hệ số
Tiền lương
(đồng)
1.
Nguyễn Trọng Thuỷ
1,7
26
44,2
891055
2.
Tạ Văn Thành
2,5
25
62,5
1259976
3.
Nguyễn Bá Ngọc
2,98
26
77,48
1561966
.....
......
.....
...............
...............
.....................
118
Dương Ngọc Tuấn
2,92
26
75,92
1530517
Tổng cộng
7675,92
154743524
Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động
Trong tháng 2 này, phân xưởng đã hoàn thành sớm so với thời gian quy định, do đó phân xưởng trích 5% trong tổng số lương của toàn phân xưởng dùng để chia cho công nhân.
Công tác chia thưởng cũng được thực hiện tương tự như chia lương.
Biểu17: Ngày công – hệ số dùng để chia thưởng:
TT
Họ và tên
HCB
Loại
Ngày công thực tế
Ngày công-hệ số
1.
Nguyễn Trọng Thuỷ
1,7
A
26
48,62
2.
Tạ Văn Thành
2,5
B
25
62,5
3.
Nguyễn Bá Ngọc
2,98
C
26
69,73
.....
...............................
.......
........
..............
................
118
Dương Ngọc Tuấn
2,92
B
26
75,92
Tổng cộng
7574,715
Biểu 18: Bảng thanh toán tiền thưởng trong tháng 2:
TT
Họ và tên
HCB
Loại
Ngày công thực tế
Ngày công-hệ số
Tiền thưởng
(đồng)
1.
Nguyễn Trọng Thuỷ
1,7
A
26
48,62
52276,71
2.
Tạ Văn Thành
2,5
B
25
62,5
67200,63
3.
Nguyễn Bá Ngọc
2,98
C
26
69,73
74974,39
.....
...............................
.......
........
..............
................
..................
118
Dương Ngọc Tuấn
2,92
B
26
75,92
81629,94
Tổng cộng
7574,715
8144396
Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động
Như vậy với hình thức trả lương theo khoán sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Nếu như không có chế độ khuyến khích vật chất thì năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ không đạt kết quả cao. Công nhân sẽ trông chờ và ỷ lại vào công nhân khác. Mặc dù Nhà máy đã có chế độ khen thưởng nhưng chưa hợp lý. Hơn nữa cách chia thưởng cho từng công nhân cũng dựa chủ yếu vào ngày công – hệ số thì tác dụng kích thích trong lao động không được hiệu quả. Do đó cần phải điều chỉnh lại hệ số và cách chia thưởng để đảm bảo kích thích công nhân hăng say với công việc hơn. Mặt khác chế độ tiền lương khoán không định mức được hoặc định mức không chính xác nên khi áp dụng hình thức này Nhà máy cần chú ý 2 điều kiện cơ bản sau:
- Tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ khuyến khích lợi ích vật chất (thưởng, phạt phải nghiêm minh).
3. Các tiên đề, điều kiện của công tác trả lương của Nhà máy:
Công bằng_đó là bản chất vốn có khi trả lương cho người lao động. Do vậy, Nhà máy phải làm tốt công tác trả lương cho người lao động nhằm kích thích họ làm việc. Chính vì thế mà để làm tốt công tác trả lương, Nhà máy đã có những tiên đề, điều kiện nhất định để trên cơ sở đó thực hiện việc tính toán tiền lương và phân phối tiền lương cho người lao động một cách chính xác nhất. Các điều kiện đó bao gồm:
3.1. Công tác định mức:
Định mức là cơ sở để xác định đơn giá tiền lương, từ đó tính toán tiền lương cho người lao động. Nếu công tác định mức được xác định chính xác thì việc xác định mức chi phí tiền lương sẽ càng chính xác. Do đó công tác định mức của Nhà máy có tầm quan trọng rất lớn trong việc thực hiện công tác tiền lương.
Hiện nay, để xác định mức tiêu hao lao động cho một đơn vị sản phẩm, Nhà máy đã sử dụng kết hợp cả hai phương pháp: thống kê kinh nghiệm và khảo sát bấm giờ. Khi xây dựng định mức, cán bộ định mức đã đi khảo sát thực tế tại các phân xưởng để xác định mức hao phí lao động cho các công đoạn cũng như hao phí cho một máy. Tuy nhiên khi khảo sát bấm giờ thì cán bộ định mức chưa tính đến các thời gian lãng phí (do công nghệ hoặc do tổ chức). Vì vậy việc xây dựng định mức chưa được chính xác. Nhà máy cần phải hoàn thiện hơn trong công tác này. Sau khi khảo sát bấm giờ xong, cán bộ định mức sẽ xác định mức lao động tổng hợp cho 1 sản phẩm. Từ đó xác định đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm.
3.2. Phân công bố trí lao động:
Phân công lao động là sự phân chia các công việc của Nhà máy để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ.
Phân công bố trí lao động hợp lý có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động. Do phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá được công nhân, công cụ lao động, cho phép tạo ra được những công cụ chuyên dùng có năng suất lao động cao, người công nhân có thể làm một loại bước công việc, không mất thời gian vào việc điều chỉnh lại thiết bị, thay dụng cụ để làm những công việc khác.
Hiện nay, Nhà máy thực hiện việc phân công bố trí lao động theo chức năng, công nghệ và mức độ phức tạp của công việc. Điều đó phù hợp quy trình công nghệ sản xuất và nhiệm vụ sản xuất của Nhà máy. Trong các phân xưởng, Nhà máy bố trí cho các máy với số lượng lao động nhất định đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, không gián đoạn, vị trí đó phù hợp với cấp bậc của công nhân. Tuy nhiên, để khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề thì Nhà máy thường bố trí theo cách sau: cấp bậc công việc bình quân cao hơn cấp bậc công nhân bình quân một bậc. Bên cạnh những công nhân thực hiện đứng máy thì Nhà máy cũng bố trí cho số công nhân làm nhiệm vụ sửa chữa máy. Lượng lao động này cũng được bố trí tương đối phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng. Chẳng hạn ở phân xưởng bao mềm trong khâu máy, công tác bố trí lao động được bố trí như sau:
Biểu 19: Phân công lao động ở khâu máy của PX bao mềm
TT
Khâu máy
Phân công lao động
Định mức SL
Lao động chạy máy (người)
Lao động SC
3/6
4/6
5/6
5/7
1.
Máy cuốn TQ
1
1
1
0,25
70khay/ca
2.
Máy cuốn C7
1,5
1
1
0,34
85khay/ca
3.
Máy cuốn AC11
1
2
2
0,5
130khay/ca
4.
Máy cuốn M8
1
2
2
0,5
120khay/ca
5.
Máy cuốn YJ
1
2
2
0,5
135khay/ca
6.
Máy đóng bao ĐĐ
8
3
2
1
47000bao/ca
7.
Máy đóng bao TĐ
9
2
3
1
48000bao/ca
Nguồn: Phòng Tổ chức-Lao động.
Với việc phân công bố trí lao động hiện nay của Nhà máy đã có tác dụng tích cực cho công nhân trong việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Nhà máy và tăng thu nhập cho người lao động. Để thực hiện tốt hơn nữa trong phân công bố trí lao động cho thời gian tới Nhà máy cần phải chú ý các vấn đề sau:
- Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dụng và hình thức của phân công lao động với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, với yêu cầu cụ thể của kỹ thuật công nghệ.
- Đảm bảo sự phù hợp giữa khả năng và phẩm chất của con người. Phải lấy yêu cầu của công việc làm tiêu chuẩn để lựa chọn con người, làm phương hướng phấn đấu, đào tạo phát triển hoặc đào thải con người.
- Đảm bảo sự phù hợp giữa công việc được phân công với đặc điểm và khả năng của con người, phân công lao động phải nhằm mục đích phát triển toàn diện con người và làm cho nội dung lao động phong phú, hấp dẫn, phát huy tính sáng tạo trong lao động.
3.3. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm dược coi là vấn đề tiên quyết trong việc tiêu thụ sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh. Thấy được tầm quan trọng đó, Nhà máy đã đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. Đối với khâu đầu vào, mỗi lần nhập nguyên liệu thuốc lá Nhà máy đều kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào nhập kho và cấp phát cho quá trình sản xuất sản phẩm. Công việc kiểm tra này được thực hiện bởi công nhân kiểm tra nguyên liệu ở phòng KCS có cấp bậc công việc 5/6. Chính việc kiểm tra nguyên liệu mà đã phân tích và tìm ra những nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn chất lượng để sản xuất, từ đó loại bỏ để đảm bảo cho chất lượng thuốc lá. Trong quá trình sản xuất, công nhân kỹ thuật ở phòng KCS thường xuyên đi kiểm tra, kiểm nghiệm sản phẩm trên dây chuyền sản xuất để hạn chế được số lượng sản phẩm sai hỏng. Sau mỗi lần kiểm tra để xem tỷ lệ sai hỏng là bao nhiêu, từ đó có biện pháp kịp thời để hạn chế các sản phẩm hỏng cho các loạt sản xuất tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng khi sản xuất xong, bộ phận KCS sẽ nghiệm thu sản phẩm, kết quả nghiệm thu này cho phép Nhà máy tính toán tiền lương. Bên cạnh đó, công tác nghiệm thu sản phẩm còn giúp cho Nhà máy phát hiện ra những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi tung ra thị trường tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh và hướng tới tăng thu nhập cho người lao động.
Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn không những ở chất lượng của nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hiện đại mà còn phụ thuộc vào khả năng, trình độ tay nghề và tinh thần trách nhiệm của từng công nhân. Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Do đó, với việc chạy đua theo năng suất nên chất lượng sản phẩm không được bảo đảm. Chính vì thế mà Nhà máy cũng đã có quy định khi trả lương sản phẩm. Tất cả những sản phẩm được sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Nhà máy. Những công nhân nào sản xuất ra nhiều sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì sẽ bị xử phạt hành chính. Cho nên tiền lương của công nhân gắn liền với chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Và điều này làm cho công nhân có tinh thần trách nhiệm đối với sản phẩm của mình.
3.4. Chế độ khuyến khích vật chất:
Như Lênin đã khẳng định: nền sản xuất XHCN có mục đích đảm bảo đời sống đầy đủ và sự phát triển tự do và toàn diện cho tất cả mọi thành viên của xã hội.
Muốn đạt được mục đích đó thì phải không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một trong những nhân tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của nền sản xuất XHCN là thường xuyên áp dụng và hoàn thiện các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động, tức là không ngừng thoả mãn các nhu cầu của họ.
Ngoài phần tiền lương hàng tháng mà Nhà nmáy trả cho người lao động, để khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, Nhà máy đã có các chế độ khen thưởng thích đáng cho những công nhân nào hoàn thành vượt mức, có các sáng kiến mới trong sản xuất chế tạo sản phẩm... nhằm giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, các mức khen thưởng mà Nhà máy hiện đang áp dụng có thể nói là chưa đủ lớn để kích thích người lao động. Nhà máy phải tăng tiền thưởng lên thì mới đảm bảo kích thích mạnh mẽ công nhân sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho người lao động.
Tóm lại, thông qua các tiên đề, điều kiện trên mà Nhà máy thực hiện được một cách chính xác việc phân phối tiền lương cho người lao động, đảm bảo công bằng giữa những người lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động. Do đó, trong những năm tới, Nhà máy cần phải tăng cường các công tác này hơn nữa để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà máy.
IV. Đánh giá chung về công tác tiền lương của Nhà máy:
Tiền lương là một phạm trù kinh tế thuộc về lĩnh vực quan hệ sản xuất, do đó tiền lương hợp lý sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại nó sẽ kìm hãm sản xuất. Mặt khác, ta còn thấy trong các mặt quản lý của doanh nghiệp, một trong những nội dung quản lý phức tạp và khó khăn nhất đó là quản lý con người mà cơ sở để phát sinh sự phức tạp khó khăn đó chính là vấn đề phân phối thu nhập. Có thể nói rằng muốn cho các mặt hoạt động đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao, một vấn đề quan trọng là phải có một chế độ tiền lương hợp lý. Phân phối tiền lương phải đảm bảo đáp ứng được hao phí lao động mà người lao động đã bỏ ra. Chính vì thế mà khi xây dựng chế độ tiền lương các doanh nghiệp phải dựa vào các chính sách quy định của Nhà nước, phải thể hiện được quan điểm đổi mới của Đảng.
Trong quá trình xây dựng các chế độ tiền lương cũng như các hình thức phân phối tiền lương cho người lao động, bên cạnh những ưu điểm mà Nhà máy đã đạt được thì còn có những nhược điểm có thể khắc phục được trong quá trình xây dựng các chế độ tiền lương.
1. Những vấn đề đạt được:
Về xây dựng quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương được xác định chủ yếu dựa vào đơn giá tiền lương và khối lượng sản phẩm thực hiện (ở đây là sản phẩm tiêu thụ). Điều đó cho ta thấy một mặt Nhà máy đã gắn tiền lương của công nhân sản xuất cũng như cán bộ quản lý với kết quả sản xuất kinh doanh, mặt khác, Nhà máy đã luôn đưa vấn đề tiêu thụ sản phẩm lên hàng đầu bởi lẽ khi sản lượng tiêu thụ càng cao thì quỹ tiền lương cũng tăng theo dẫn đến tăng thu nhập cho người lao động đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương họ nhận được theo kết quả sản xuất của họ còn đối với cán bộ quản lý thì ngoài tiền lương theo cấp bậc hệ số, họ còn nhận thêm khoản tiền theo kết quả kinh doanh và mức đóng góp của họ.
1.2. Về phân phối tiền lương:
Như đã biết hiện nay Nhà máy thực hiện phân phối tiền lương chủ yếu theo 2 hình thức: Lương theo thời gian và lương theo sản phẩm.
* Đối với hình thức phân phối theo thời gian: là hình thức tương đối đơn giản, dễ tính toán. Nhà máy trả lương cho đối tượng này chủ yếu dựa vào mức lương tối thiểu và hệ số lương cấp bậc. Trong các phòng ban, thường xuyên đánh giá các nhân viên về tinh thần trách nhiệm trong công việc thông qua bảng chấm công. Do vậy công tác quản lý tiền lương cũng như quản lý nhân sự về mọi mặt được chặt chẽ hơn.
* Đối với hình thức phân phối theo sản phẩm: Đây là hình thức phân phối tiền lương tiên tiến. Nó đã gắn chặt người lao động với Nhà máy thúc đẩy tăng năng suất lao động, hoàn thành hoặc vượt định mức. Mặt khác, ta thấy tiền lương theo sản phẩm là cơ sở đề xác định trách nhiệm của mỗi người, thúc đẩy Nhà máy cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Hình thức trả lương này của Nhà máy nhìn chung phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất của Nhà máy, vì đây là một doanh nghiệp sản xuất nên khối lượng công nhân tương đối lớn, có những công việc có thể định mức được nhưng cũng có những công việc rất khó định mức hoặc định mức không chính xác.
Đối với những công nhân trực tiếp sản xuất được tính lương theo sản phẩm. Điều đó thể hiện rõ về việc đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương cho công nhân, hơn nữa các đơn vị sản xuất dễ dàng tính toán quỹ lương của mình. Đặc biệt trong hình thức này, Nhà máy đã có một chế độ khen thưởng theo đánh giá phân loại theo A, B, C (với sản phẩm khoán), do đó làm tăng tính “cạnh tranh” trong việc phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37094.doc