HƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TRONG CÔNG TY LỮ HÀNH 1
1.1. Một số lý luận cơ bản về công ty lữ hành: 1
1.1.1. Khái niệm kinh doanh lữ hành và công ty lữ hành: 1
1.1.1.1. Ngành kinh doanh lữ hành: 1
1.1.1.2. Công ty lữ hành: 2
1.1.2. Phân loại công ty lữ hành: 2
1.1.3. Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành: 5
1.1.3.1. Các dịch vụ trung gian: 5
1.1.3.2. Các chương trình du lịch trọn gói: 6
1.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp: 8
1.2. Hoạt động marketing mix trong công ty lữ hành: 8
1.2.1. Khái niệm marketing và marketing trong kinh doanh lữ hành: 8
1.2.1.1. Marketing: 8
1.2.1.2. Marketing trong kinh doanh lữ hành: 10
1.2.2. Nội dung của hoạt động marketing mix trong kinh doanh lữ hành: 12
1.2.2.1. Chính sách sản phẩm: 12
1.2.2.2. Chính sách giá cả: 16
1.2.2.3. Chính sách phân phối. 21
1.2.2.4. Chính sách xúc tiến- khuyếch trương 23
1.3.Vai trò cuả hoạt động marketing mix đối với các doanh nghiệp lữ hành 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETINH MIX Ở CHI NHÁNH CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH BẾN THÀNH TẠI HÀ NỘI 28
2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành tại Hà Nội 28
2.1.1. Sơ lược về Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành 28
2.1.2. Khái quát về Chi nhánh du lịch Bến Thành tại Hà Nội. 32
2.2. Thực trạng về điều kiện kinh doanh của Chi nhánh Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành tại Hà Nội 34
2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lí trong Chi nhánh. 34
2.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Chi nhánh. 37
2.2.3. Cơ cấu thị trường khách của Chi nhánh 39
2.2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của Chi nhánh Công ty du lịch Bến Thành tại Hà Nội. 41
2.3. Thực trạng hoạt động marketing mix tại Chi nhánh Hà Nội của Công ty du lịch Bến Thành. 48
2.3.1. Bộ phận marketing của Chi nhánh 48
2.3.2. Chính sách sản phẩm. 49
2.3.2.1.Hệ thống sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh .49
2.3.2.2.Phát triển các chương trình du lịch mới .52
2.3.2.3.Quản lý chất lượng các chương trình du lịch .53
2.3.3. Chính sách giá cả. 54
2.3.4. Chính sách phân phối. 58
2.3.5. Chính sách xúc tiến- khuyếch trương. 60
2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động marketing mix của Chi nhánh. 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI CỦA CÔNG TY DU LỊCH BẾN THÀNH 65
3.1. Xu hướng phát triển của thị trường du lịch ở Việt Nam trong thời
gian tới 65
3.1.1. Thị trường du lịch quốc tế 65
3.1.2. Thị trường khách nội địa và khách du lịch ra nước ngoài 66
3.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới. 67
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động marketing mix tại Chi nhánh Hà Nội của Công ty du lịch Bến Thành. 68
3.3.1. Các giải pháp đồng bộ. 68
3.3.1.1. Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của bộ phận marketing 68
98 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing mix ở Chi nhánh Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h du lịch bán cho khách du lịch thuộc địa bàn thuộc các tỉnh phía Bắc).
Ngoài ra Chi nhánh cũng kinh doanh một số dịch vụ: thuê xe, mua bán vé máy bay, đặt chỗ khách sạn, làm visa, gia hạn visa…
2.2. THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH BẾN THÀNH TẠI HÀ NỘI
2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lí trong Chi nhánh
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh.
Bộ máy của Chi nhánh được thành lập theo nguyên tắc gọn nhẹ và hiệu quả đáp ứng nhiệm vụ hoạt động thực tế của mình.
Giám đốc
Phó Giám đốc
PHÒNG OUTBOUND VÀ NỘI ĐỊA
Phòng kế toán
PHÒNG HÀNH CHÍNH
PHÒNG VÉ MÁY BAY
Tổ Out-bound
Tổ
nội địa
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
Tổ xe
Công đoàn
Lễ tân
Đảng
TẠP VỤ
Phòng Inbound
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Công ty dịch vụ du lịch
Bến Thành tại Hà Nội
Ngày 2/5/1994, Giám đốc Công ty đã cho ban hành quy chế hoạt động Chi nhánh, Kế toán trưởng Chi nhánh do Tổng Công ty bổ nhiệm. Hiện tại, toàn bộ Chi nhánh gồm 28 người:
(1) Giám đốc Chi nhánh: Là người lãnh đạo cao nhất của Chi nhánh, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh; chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh có nhiệm vụ lập báo cáo hàng thánh, hàng quý, hàng năm và lập kế hoạch hoạt động của Chi nhánh trình giám đốc công ty. Giám đốc Chi nhánh có quyền tuyển lựa, sa thải nhân viên dưới quyền có sự chấp nhận của Giám đốc Công ty.
(2) Phó Giám đốc Chi nhánh: Là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh và trực tiếp quản lí, Điều hành hoạt động của các bộ phận trong Chi nhánh. Phó giám đốc là người kí kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác (các khách sạn, nhà hàng…) trên thị trường, tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về các hoạt động chung của Chi nhánh.
(3) Phòng hành chính: Nhân viên có nhiệm vụ quản lí hành chính, lưu giữ các văn bản, giấy tờ liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
(4) Phòng kế toán: Bộ phận này có trách nhiệm lập báo cáo định kì về hiệu quả kinh doanh trình Giám đốc Công ty và báo cáo phòng kế toán – Tài vụ của Công ty. Kế toán thực hiện chức năng hạch toán lãi lỗ, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, chi trả lương cho nhân viên, hạch toán thuế đống góp, tách bạch các chi phí giữa trung tâm và Chi nhánh. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm về mặt tài chính của Chi nhánh, có nhiệm vụ thu, chi tiềm mặt cũng như các phương tiện thanh toán khác của Chi nhánh.
(5) Phòng Inbound: Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói hoặc không trọn gói vào Việt Nam. Vì Chi nhánh không có bộ phận hướng dẫn nên hướng dẫn viên thuộc bộ phận này có riêng cũng như bộ phận Outbound và nội địa.
(6) Phòng Outbound và nội địa: Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói ra nước ngoài và nội địa. Nhân viên phụ trách có trách nhiệm làm dịch vụ Visa xuất nhập cảnh, thông tin tư vấn cho khách, gửi bưu phẩm hộ khách…
(7) Phòng bán vé máy bay: Nhân viên có nhiệm vụ nhận, lưu giữ thông tin, xử lý về việc đặt và mua bán vé máy bay cho các đoàn khách của Chi nhánh cũng như thực hiện các dịch vụ thương mại khác mà Công ty đang kinh doanh.
Cơ cấu quản lí, lao động
Cơ cấu quản lí chung:
Trong Chi nhánh thì Giám đốc Chi nhánh quy định chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. Tuy nhiên vì mô hình của Chi nhánh nhỏ nên cơ cấu quản lí đơn giản và hoạt động theo cơ chế tập trung. Chi nhánh chịu sự quản lí trực tiếp của Giám đốc Công ty, do vậy hoạt động của Chi nhánh luôn theo đường lối, chiến lược chung của Tổng công ty và cũng có mục tiêu riêng trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Công tác Đảng và đoàn thể (Công đoàn và Đoàn thanh niên) luôn được ban lãnh đạo Chi nhánh quan tâm đẻ phát huy tính đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhất trí trong công tác chỉ đạo kinh doanh của đơn vị và trong quá trình xây dựng, phát triển Chi nhánh.
Cơ cấu lao động:
Nhân viên chính thức có 28 người (17 nam, 11 nữ) với độ tuổi trung bình là 30 tuổi và đang có xu hướng tuyển thêm nhân viên vừa để tăng quy mô hoạt động và tăng hiệu suất lao động vừa trẻ dần hoá đội ngũ nhân viên. Nhân viên của Chi nhánh đều đã tốt nghiệp đại học (hệ chính quy) nhưng chỉ một số ít được đào tạo chuyên nghành du lịch(5 người). Còn lại hầu hết cán bộ nhân viên đều tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế cộng với lòng yêu nghề, sự ham hiểu biết cùng với quá trình học tập bổ sung để ngày càng hoàn thiện kiến thức du lịch. Kiến thức về ngoại ngữ, tin học của nhân viên tại Chi nhánh đang dần được nâng cao để đáp ứng sự phát triển và hội nhập của hệ thống thông tin cũng như yêu cầu trong hoạt động kinh doanh lữ hành .
Cơ cấu quản lí tài chính- kế toán.
Chi nhánh du lịch Bến Thành là một đơn vị hạch toán độc lập với Công ty và luôn hạch toán theo phương thức báo sổ. Phương thức này có thể giúp Công ty kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của Chi nhánh. Bên cạnh đó, tiền lương cho nhân viên được tính theo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, theo quy định thì quỹ lương của Chi nhánh được tính theo lợi nhuận mà Chi nhánh thu về từ quá trình tiêu thụ các sản phẩm của mình.
2.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Chi nhánh
* Trang thiết bị văn phòng.
Chi nhánh Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành tại Hà Nội đã tạo ra cho mình một cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối toàn diện- luôn được đầu tư mới, nâng cấp các trang thiết bị văn phòng cũng như ccác phương tiện phục vụ kinh doanh đạt chất lượng cao nhất theo từng năm hoạt động. Hiện nay, thiết bị văn phòng chính của Chi nhánh bao gồm:
Tên thiết bị
Nhãn hiệu
Số lượng
(chiếc)
Giá trị hiện còn
(VNĐ)
Tỷ lệ khấu hao / năm
%
Máy fax
Panasonic
2
12.535.000
10
Máy vi tính
Pentium
13
136.193.000
10
Máy in vi tính
EPSON HP 6L
6
36.867.000
10
Máy lạnh
National
8
147.410.000
10
Máy Phôtôcoppy
Ricoh
1
28.093.000
10
Đ. thoại cố định
Simen Panasonic
19
8.499.330
10
Tivi
Sony
1
6.600.000
10
Đầu Video
Sony
1
4.600.000
10
Máy Scaner
HP Scaner
1
4.950.000
10
Bảng 1 thống kê trang thiết bị văn phòng của Chi nhánh Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành tại Hà Nội
Hệ thống thông tin viễn thông trong doanh nghiệp lữ hành rất quan trọng và cần thiết để kết nối công việc giữa Chi nhánh với tổng công ty cũng như giữa các thành viên trong Chi nhánh. Tổng Công ty đã có trang Web để quảng bá cho mình và Chi nhánh tại Hà Nội cũng đang dần hoàn thiện trang Web riêng tạo cơ hội truyền bá, quảng cáo trên khắp đất nước và thế giới để tìm ra các cơ hội kinh doanh tốt. Hoạt động trao đổi thông tin giữa Trung tâm và Chi nhánh cũng như việc triển khai công việc giữa các nhân viên đều thông qua hệ thống gửi E-mail, hệ thống đăng kí đặt giữ chỗ trước, gửi fax, liên hệ trực tiếp qua điện thoại cố định và điện thoại cầm tay riêng của mỗi cá nhân nên rất thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
Chi nhánh đã nối mạng vi tính với bộ Công An – Cục A18 (Cục quản lí xuất nhập cảnh) để giúp cho việc làm thủ tục xin visa nhập cảnh cho khách quốc tế vào Việt Nam được thuận tiện và dễ dàng. Hiện nay, Chi nhánh đã đăng kí thành tổng đài nhỏ cho mạng máy điện thoại cố định để trao đổi thông tin luôn thông suốt và nhân viên nếu không được Chi nhánh cung cấp điện thoại cầm tay thì từ đầu tư để phục vụ thực hiện công việc tốt hơn (hầu hết nhân viên đều có điện thoại di động nên liên hệ rất dễ dàng).
* Phương tiện vận chuyển của Chi nhánh:
Việc trang bị phương tiện vận chuyển đối với doanh nghiệp lữ hành sẽ tạo thế chủ động cho doanh nghiệp và giảm giá thành sản phẩm. Từ năm 1994, Công ty đã cấp cho Chi nhánh đội xe riêng để tạo lợi thế cạnh tranh trên địa bàn mới hoạt động, đội xe luôn được đổi mới, bổ sung và nâng cấp theo từng năm thánh hoạt động. Đội xe của Chi nhánh hiện nay bao gồm:
Loại xe
Số chỗ ngồi
(chỗ)
Số lượng
(chiếc)
Giá trị hiện tạị
(VNĐ)
Tỷ lệ khấu hao/năm
%
TOYOTA
04
02
229.125.000
20%
FORD
16
01
250.000.000
20%
Bảng 2: thống kê phương tiện vận chuyển của Chi nhánh Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành tại Hà Nội
2.2.3. Cơ cấu thị trường khách của Chi nhánh
Chi nhánh của Công ty du lịch Bến Thành tại Hà Nội có lợi thế trong việc thu hút khách tại các thị trường mà Công ty đang có quan hệ. Cho đến nay ngoài việc củng cố và giữ vững mà Chi nhánh và Công ty hiện có bằng cách luôn giám sát, kiểm tra việc hực hiện các tour, kịp thời xử lý những phát sinh trong tất cả các khâu có thể xảy ra nhằm nâng cao uy tín với khách hàng. Đồng thời tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường phù hợp với đặc thù của Chi nhánh và đối tác.
Cơ cấu thị trường của Chi nhánh rất đa dạng nhưng phân bố không đều. Thị trường khách quốc tế cũng có sự biến động, thị hiếu có sự hay đổi làm cho số lượng khách ở một số thị trường lớn truyền thống trước đây bị giảm sút. Vài năm gần đây có sự tăng lên khá lớn của tỷ lệ khách Nhật trong tổng số khách Inbound cùng với nó là doanh thu tăng lên đáng kể và Công ty cũng như Chi nhánh tiếp tục khai thác thị trường tiềm năng to lớn này.
Tỷ trọng cơ cấu số lượt khách du lịch Inbound của Chi nhánh trong năm 2001 và 2002 được thể hiện qua bảng sau:
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Tỷ trọng
%
Năm 2002
Tỷ trọng
%
Chênh lệch %
1
Số lượt khách Pháp
Lượt người
2056
33,70
2261
31,32
9,97
2
Số lượt khách Nhật
Lượt người
1482
24,29
1585
21,96
6,95
3
Số lượt khách Mỹ
Lượt người
597
9,79
626
8,67
4,86
4
Các nước khác
Lượt người
1966
32,22
2747
38,05
39,72
5
Tổng
Lượt người
6101
100
7219
100
18,4
Bảng 3: Tỷ trọng các thị trường khách Inbound của Chi nhánh
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh du lịch Bến Thành các năm)
Qua bảng trên ta thấy khách Pháp là đối tượng khách du lịch Inbound chiếm tỷ trọng lớn nhất của Chi nhánh, khách Nhật đứng thứ hai, số khách Inbound từ các nước khác chủ yếu là từ các nước trong khu vực, các nước Châu Âu khác. Năm 2002 số lượt khách Inbound ở các thị trường đều tăng.
Đối với thị trường Outbound, Thái Lan và Trung Quốc vẫn là nước có tỷ lệ khách đi du lịch cũng như tỷ lệ doanh thu cao nhất.
Tỷ trọng khách Outbound tại các thị trường năm 2001 và 2001 như sau:
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Tỷ trọng %
Năm 2002
Tỷ trọng %
Chênh lệch %
1
Số khách đi Trung Quốc
Lượt người
140
37,52
156
38,05
11,43
2
Số khách đi Thái Lan
Lượt người
110
29,50
126
30,73
14,50
3
Số khách đi Malaysia
Lượt người
35
9,38
44
10,73
25,71
4
Số khách đi Singapore
Lượt người
50
13,40
41
10,00
-18,00
5
Các nước khác
Lượt người
38
10,20
43
10,49
13,16
6
Tổng
Lượt người
373
100
410
100
9,5
Bảng: Tỷ trọng các thị trường khách Outbound của Chi nhánh
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh du lịch Bến Thành các năm)
Số khách đi Trung quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất tiếp theo là các nước trong khu vực. Số khách đi các nước khác chủ yếu là các nước gần Việt Nam như Đài Loan, Hồng Kông… số khách đi các nước Tây Âu, Bắc Mỹ còn rất hạn chế. Chi nhánh đang có kế hoạch mở rộng thị trường khách Outbound như Châu Âu, Nhật Bản..là những thị trường đang có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên điều này phụ thuộc lớn vào khả năng khai thác thị trường của Công ty.
2.2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của Chi nhánh Công ty du lịch Bến Thành tại Hà Nội
Chi nhánh là văn phòng đại diện cho Công ty du lịch Bến Thành trên toàn khu vực miền Bắc Việt Nam với hầu hết các hoạt động của một công ty lữ hành. Các mảng kinh doanh lữ hành của Chi nhánh gồm có kinh doanh du lịch Outbound, kinh doanh du lịch inbound và kinh doanh du lịch nội địa. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cụ thể về kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Chi nhánh trong 3 năm gần đây.
Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt , các kết quả kinh doanh du lịch lữ hành từ năm 2000 đến năm 2002 của Chi nhánh được thể hiên qua bảng sau:
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch %
Năm 2002
Chênh lệch %
1
Doanh thu Thực hiện
Triệu đồng
12230
20465
67,33
25580
24,99
2
Số lượt khách phục vụ
Lượt khách
6091
9309
52,8
12479
34,05
3
Nộp ngân sách N.nước
Triệu đồng
361
335
-7,2
400
19,4
4
Lợi nhuận
Triệu đồng
491,025
802,091
63,35
1001,700
24,89
5
Chi phí
Triệu đồng
10689
19412,68
81,61
24256,5
24,95
6
Lao động Bình quân
Người
22
23
4,54
25
8,69
Bảng 5: Kết quả kinh doanh lữ hành chung của chi nhánh du lịch
Bến Thành tại Hà Nội
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh du lịch Bến Thành các năm)
Trong 3 năm từ 2000 đến 2002 Chi nhánh đạt mức tăng trưởng khá cao thể hiện qua tổng lượt khách tăng dần hàng năm như năm 2000 đạt 6091 lượt, năm 2001 đạt 9309 lượt tăng hơn năm trước 52,80% và năm 2002 đạt 12479 lượt tăng thêm 34,05%. Cùng với kết quả số lượt khách phục vụ ngày càng tăng thì tốc độ tăng doanh thu cũng khá cao, năm 2001 tăng 67,33% và năm 2002 là 24,99%.Tình hình biến động của thị trường du lịch đặc biệt là thị trường quốc tế làm cho tốc độ tăng của năm 2002 có giảm nhưng vẫn là khả quan trong tình hình kinh doanh lữ hành nói chung của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Với doanh thu như vậy nhưng lợi nhuận của Chi nhánh vẫn liên tục tăng và nộp ngân sách chỉ giảm không đáng kể vào năm 2001, năm 2000 lợi nhuận đạt 491,052 triệu đồng và nộp ngân sách 361 triệu thì đến năm 2002 lợi nhuận đạt 1001,700 triệu đồng tăng hơn năm trước 24,89% và nộp ngân sách 400 triệu tăng 19,4%. Đây là kết quả rất khả quan có được là do sự nỗ lực hoạt động theo chính sách, đường lối kinh doanh phù hợp và khai thác triệt để những cơ hội thuận lợi của môi trường kinh doanh.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét kết quả kinh doanh lữ hành cụ thể của Chi nhánh trên từng mảng.
* Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành Inbound.
Chi nhánh kết hợp với Công ty xây dựng và thực hiện rất nhiều chương trình du lịch phong phú cho khách nước ngoài đến mọi miền củaViệt Nam với nhiều loại hình tour:
+Tour sông nước, sinh thái.
+Tour cao nguyên và các vùng biển.
+Tour bằng xe đạp, ô tô, xe lửa.
+Tour kết hợp hội thảo.
v.v.
Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch %
Năm 2002
Chênh lệch %
1
Số lượt khách
Lượt người
3749
6101
62,73
7219
18,32
2
Số ngày khách
Ngày khách
24359
36302
49,02
40430
11,37
3
Tổng doanh thu
Triệu đồng
9598
14886
55,09
17680
18,77
4
Chi phí
Triệu đồng
9091
14001
54
16753
19,65
5
Lợi nhuận
Triệu đồng
383,920
640,098
66,73
702,000
9,67
Bảng 6: Một số chỉ tiêu của hoạt động kinh doanh lữ hành Inbound của Chi nhánh du lịch Bến Thành tại Hà Nội.
(Nguồn: báo cáo tổng kết của Chi nhánh du lịch Bến Thành các năm)
Hoạt động kinh doanh Inbound là hoạt động chủ lực của Chi nhánh, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh.Kết quả cho thấy lượt khách của năm 2001 là 6101 lượt tăng 62,73% so với năm trước, năm 2002 là 7219 lượt tăng 18,32%; số ngày khách năm 2001 là 36302 ngày khách tăng 49,02% so với 2001 và năm 2002 là 40430 ngày khách tăng 11,37%. Số lượt khách và ngày khách liên lục tăng như vậy nên doanh thu từ hoạt động Inbound cũng tăng cao, năm 2000 doanh thu đạt 9598 triệu đồng thì năm 2002 đạt 17680 tức là gần gấp đôi so với năm 2000. Đây là yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận của Chi nhánh từ kinh doanh Inbound tăng khá cao, năm 2001 lợi nhuận tăng 66,73% so với năm 2000 và năm 2002 đạt lợi nhuận 702 triệu đồng tăng 9,67%, đây là yếu tố tích cực giúp tổng lợi nhuận của Chi nhánh tăng cao như đã được đề cập ở phần trên.
Trong hoạt động kinh doanh lữ hành chung của Chi nhánh đang ngày một phát triển các mảng kinh doanh lữ hành Inbound, Outbound, nội địa đang ngày càng thay đổi về tỷ trọng doanh thu trong tổng doanh thu của Chi nhánh, điều này thể hiện qua biểu đồ sau:
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Biêủ đồ 1: Cơ cấu doanh thu lữ hành các năm tại Chi nhánh
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh du lịch Bến Thành các năm)
Qua biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy tỷ trọng doanh thu từ kinh doanh lữ hành Inbound của Chi nhánh đang giảm dần nhường chỗ cho sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh Outbound và nội địa, đây là dấu hiệu tốt thể hiện sự phất triển cân đối của Chi nhánh. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng ít phụ thuộc hơn vào mảng Inbound tuy nhiên doanh thu từ hoạt động này vẫn khá lớn đòi hỏi Chi nhánh cần tiếp tục chú trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh bên cạnh đó quan tâm đầu tư đúng mức tới mảng Outbound và nội địa sao cho phát triển tương xứng với hoạt động kinh doanh lữ hành chung của Chi nhánh.
Với những thuận lợi của nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của trong nước và khu vực cùng với tình hình an ninh chính trị ổn định sẽ góp phần ngày càng thu hút một lượng khách quốc tế lớn đến với Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh tập trung khai thác các thị trường mục tiêu Châu Âu, Nhật, Autralia, Mỹ...nhằm tăng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh du lịch Inbound.
* Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành Outbound.
Đây là hoạt động kinh doanh phục vụ người dân trong nước đi du lịch nước ngoài. Tận dụng những cơ hội trong quá trình đổi mới và phát triển của Việt Nam, Công ty cũng như Chi nhánh đã giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh, ký kết hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài để ngày càng tạo nhiều thuận lợi hơn cho du khách. Chính vì vậy mà kết quả kinh doanh Outbound của Chi nhánh cũng đạt khá cao, cụ thể như sau:
1
Số lượt khách
Lượt người
315
373
18,41
410
9,92
2
Tổng doanh thu
Triệu đồng
1623
4255
162,17
5100
19,86
3
Chi phí
Triệu đồng
1598
4199.68
162,8
5023,50
19,62
4
Lợi nhuận
Triệu đồng
18,340
46,805
155,2
57,200
22.2
5
Số ngày khách
Ngày
1769
2308
30,47
2650
14,82
Bảng 7: Một số chỉ tiêu của hoạt động kinh doanh lữ hành Outbound của Chi nhánh du lịch Bến Thành tại Hà Nội.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh du lịch Bến Thành các năm)
Trong những năm qua chi nhánh đã đầu tư khá nhiều vào hoạt động tiếp thị chào bán các chương trình du lịch ra nước ngoài và đã thu được kết quả rất khả quan.
Tổng số lượt khách đi du lịch nước ngoài qua Chi nhánh năm 2001 là 373 khách tăng so với năm trước là 18,41% và năm 2002 là 410 khách tăng 9,92%; số ngày khách cũng liên tục tăng từ 1769 ngày khách năm 2000 tăng lên 2650 ngày năm 2002 tức là tăng 1,5 lần so với năm 2000. Chủ yếu vẫn là khách đi các nước Trung Quốc, Thái Lan, Singapore...Doanh thu từ hoạt động này cũng tăng cao đặc biệt năm 2001 tăng 162,17% so với năm trước, năm 2002 đạt 5100 triệu đồng tăng 19,86%. Tuy chi phí cũng tăng nhưng ở mức hợp lý biểu hiện ở chỗ tỷ lệ tăng lợi nhuận luôn đi kèm với tỷ lệ tăng chi phí, lợi nhuận từ kinh doanh Outbound năm 2000 là18,34 triệu đồng thì đền năm 2002 là 57,2 triệu tức là gấp 3 lần so với năm 2000.
Thị trường khách Outbound của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tuy còn
hạn chế xong xu hướng sẽ ngày cành mở rộng. Chi nhánh cần có chiến lược marketing phù hợp để mở rộng hoạt động kinh doanh này.
* Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.
Hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Chi nhánh nhìn chung còn chưa tương xứng với kết quả của mảng Inbound và Outbound song với việc xác định tiềm năng phát triển cao của thị trường này Chi nhánh sẽ tiếp tục khai thác có chiều sâu. Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa như sau:
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch %
Năm 2002
Chênh lệch %
1
Số lượt khách
Lượt người
2027
2835
39,86
4850
71,07
2
Số ngày khách
Ngày
7304
10459
43,19
18480
76,69
3
Tổng doanh thu
Triệu đồng
1009
1324
31,22
2800
111,48
4
Chi phí
Triệu đồng
891,70
1172,00
31,43
2480,00
111,6
5
Lợi nhuận
Triệu đồng
88,792
115,188
29,73
242,500
110,53
Bảng 8: Một số chỉ tiêu của hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa của Chi nhánh du lịch Bến Thành tại Hà Nội.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh du lịch Bến Thành các năm)
Thời gian qua thị trường du lịch nôi địa rất sôi động do việc Nhà nước cho phép mọi cá nhân, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Với sự tập trung tài lực và kinh nghiệm của Chi nhánh nên kết quả kinh doanh lữ hành nội địa rất khả quan Chi nhánh đã lựa chọn, nghiên cứu để đưa ra các tuyến điểm, chương trình nội dung phong phú cùng với các biện pháp quảng bá qua tờ rơi, tập gấp nhằm hấp dẫn khách hàng. Lượt khách nội địa năm 2001 là 2835 lượt tăng 39,86% so với năm trước và năm 2002 là 4850 lượt tăng 71,07%; số ngày khách năm 2000 chỉ là 7304 ngày khách thì đến năm 2002 lên đến 18480 ngày khách tức là tăng 2,5 lần so với năm 2000. Doanh thu từ hoạt động này cũng tăng cao, năm 2002 đạt 2800 triệu đồng tăng 111,48% so với 2001. Lợi nhuận từ hoạt động này cũng liên tục tăng ở mức cao, năm 2000 lợi nhuận đạt 88,792 triệu đồng thì năm 2002 đã là 242,5 triệu tăng 2,73 lần so với năm 2000.
Kết quả này cho thấy lượng khách nội địa thu hút ngày càng tăng, hiệu quả tăng cao, tỷ trọng doanh thu cũng như lợi nhuận từ hoạt động này trong kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh ngày càng lớn nên cần tập trung phát huy mạnh hơn nữa.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI CỦA CÔNG TY DU LỊCH BẾN THÀNH.
2.3.1. Bộ phận marketing của Chi nhánh
Bộ phận marketing của Chi nhánh được tổ chức theo sơ đồ sau:
BỘ PHẬN MARKETING CỦA CHI NHÁNH
PHÒNG INBOUND
PHÒNG OUTBOUND VÀ NỘI ĐỊA
Sơ đồ 7: Tổ chức bộ phận marketing của Chi nhánh
Với cơ cấu tổ chức như trên bộ phận marketing trong Chi nhánh hoạt động trên hai mảng thị trường là thị trường khai thác khách du lịch trong nước (Outbound và nội địa) và thị trường khai thác khách du lịch nước ngoài (Inbound).
*Chức năng nhiệm vụ:
Phòng Outbound và nội địa thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, xây dựng và tính giá các chương trình du lịch ra nước ngoài và các chương trình du lịch nội địa.
Phòng Inbound thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, xây dựng và tính giá các chương trình du lịch cho khách quốc tế đến Việt Nam.
*Đội ngũ nhân viên:
Phòng Outbound và nội địa gồm có 8 nhân viên, trong đó có 2 hướng dẫn viên, 2 nhân viên thị trường, 2 cán bộ điều hành, 2 nhân viên thị trường
Phòng Inbound gồm 8 nhân viên trong đó có 2 cán bộ điều hành, 1 nhân viên thị trường và 5 hướng dẫn viên với 1 hướng dẫn viên tiếng Anh, 1 hướng dẫn viên tiếng Pháp, 2 hướng dẫn viên tiếng Nhật và 1 hướng dẫn viên tiếng Trung Quốc.
Nhân viên của cả hai phòng đều đã tốt nghiệp đại học, trình độ ngoại ngữ cao, khả năng cập nhật và xử lý thông tin tốt là điều kiện thuận lợi để bộ phận marketing thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
2.3.2. Chính sách sản phẩm.
2.3.2.1. Hệ thống sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh.
Cũng như mọi doanh nghiệp lữ hành, sản phẩm đặc trưng nhất của Chi nhánh là các chương trình du lịch trọn gói trong đó bao gồm rất nhiều dịch vụ lẻ. Ngoài ra Chi nhánh còn một số dịch vụ trung gian như: đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay, đăng ký đặt chỗ trong khách sạn, làm đại lý bán bảo hiểm và thu đổi ngoại tệ....
Các chương trình du lịch trọn gói của Chi nhánh.
Loại sản phẩm này mang tính chất đặc trưng, giúp tạo ra dấu ấn riêng của Chi nhánh trên thị trường du lịch. Nhận thức đây là loại sản phẩm chính và quan trọng nên ngay từ đầu Chi nhánh đã đầu tư nghiên cứu các chương trinh du lịch cho riêng mình. Không chỉ ở mặt thiềt kế chương trình mà Chi nhánh cũng có sự quan tâm đúng mức ở các khâu khác. Cụ thể là các chương trình trọn gói của Chi nhánh gồm có ba mảng dưới đây:
* Các chương trình du lịch quốc tế chủ động ( Inbound ).
Đây là loại chương trình du lịch mà Chi nhánh làm cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Do mối liên hệ chặt chẽ giữa Chi nhánh và Công ty du lịch Bến Thành, một trong những đơn vị kinh doanh lữ hành uy tín trên thị trường đặc biệt trong việc thu hút khách quốc tế nên số chương trình du lịch Inbound thực hiện được chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Chi nhánh (70%) . Ngoài việc trực tiếp thu hút khách quốc tế Chi nhánh còn phối hợp với Công ty mẹ thực hiện các chương trình du lịch Inbound trên phạm vi Miền Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc thu hút khách quốc tế.
* Các chương trình du lịch quốc tế bị động ( Outbound ).
Đối với các chương trình du lịch loại này Chi nhánh đã thực hiện việc nghiên cứu thị trường một cách tương đối cẩn thận để tập trung khai thác hiệu quả. Các chương trình du lịch Outbound chủ yếu là các chương trình du lịch dành cho người Việt Nam đi du lịch ở các nước Đông Nam á như Thái Lan, Singapore, Malayxia...,và các chương trình đi Trung Quốc, Macao, Hồng Kông...Ngoài ra Chi nhánh cũng tổ chức các chương trình du lịch đi Châu Âu nhưng hiệu quả chưa cao. Do đặc điểm nền kinh tế nước ta còn yếu, thu nhập người dân chưa cao nên chỉ có các chương trình Outbound đi Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN mới thực sự đem lại hiệu quả nhất định, loại chương trình này chiếm tỷ trọng khoảng 90% doanh thu trong các chương trình Outbound của Chi nhánh . Chi nhánh đang nỗ lực tập trung khai thác khách cho các chương trình Outbound trong mùa hè này một cách tích cực tuy nhiên ảnh hưởng của dịch bệnh SARS tại Trung Quốc và Thái Lan đang là yếu tố tác động làm cho lượng khách Outbound đi các nước này có nguy cơ giảm.
* Các chương trình du lịch nội địa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0094.doc