Lời mở đầu
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về marketing xuất khẩu
I. Khái niêm, vai trò và chức năng của marketing xuất khẩu
I.1. Một số khái niệm cơ bản
I.2. Vai trò và chức năng của marketing xuất khẩu
II. Những nội dung chủ yếu của hoạt đông marketing xuất khẩu
II.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
II.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu
II.3. Lựa chọn phương thức thâm nhập
II.4. Chính sách sản phẩm xuất khẩu
II.5. Chính sách giá xuất khẩu
II.6. Chính sách phân phối sản phẩm xuất khẩu
II.7. Chính sách khuyếch trương sản phẩm xuất khẩu
II.8. Đánh giá lại
III. Đặc trưng của hoạt động Marketing xuất khẩu đối với hàng nông sản
Chương II: Hoạt đông marketing xuất khẩu tại công ty Intimex
I. Giới thiệu chung về Công ty xuất nhập khẩu Intimex
I.1. Quá trình hình thành và phát triển
I.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
I.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
I.4. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua
II. Thực trạng marketing xuất khẩu đối với hàng nông sản của Intimex
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing xuất khẩu đối với mặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh số 225/HĐBT đã chuyển công ty XNK nội thương và HTX trực thuộc Bộ nội thương thành tổng công ty XNK nội thương và HTX.
Ngày 8/3/1993 căn cứ vào Nghị định 387/HĐBT và theo đề nghị của tổng giám đốc công ty XNK Nội thương và HTX, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định tổ chức lại Tổng công ty thành hai công ty trực thuộc Bộ, đó là:
- Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà nội
- Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hồ Chí Minh
Ngày 20/3/1995 Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã quyết định hợp nhất công ty thương mại-dịch vụ Việt kiều và công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội trực thuộc Bộ. Căn cứ pháp lý để Bộ thương mại hợp nhất hai công ty trên là Nghị định 95/CP ngày 4/12 1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ thơng mại. Quyết định số 629/TM-TCCB ngày 25/5/1993 về thành lập tại công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà nội, Quyết định số 605/TM-TCCB ngày 28/51993 về thành lập công ty thương mại-dịch vụ phục vụ Việt kiều của Bộ thương mại.
Tuy nhiên công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà nội vào thời điểm đó hoạt động không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội khi mà các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, việc trao đổi hàng hoá theo hệ thống nội thương không còn tồn tại, nên ngày 8/6/1995 căn cứ vào Nghị định 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ và văn bản số 192/UB-KH ngày 19/1 1995 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, theo đề nghị của công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà nội tại Công văn số 336/ In-VP ngày 25/5/1995 đổi tên công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà nội thành công ty xuất nhập khẩu dịch vụ thương mại Bộ thương mại.
Tên công ty phản ánh nội dung lĩnh vực hoạt động của công ty, vì vậy việc đổi tên từ công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội thành công ty xuất nhập khẩu-dịch vụ-thơng mại phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường và phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hoá với hoạt động thương mại. Trên cơ sở đó ngày 24/6/1995 căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 14/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ thương mại, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã chính thức ra quyết định phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty xuất nhập khẩu-dịch vụ-thương mại. Công nhận công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại. Tên giao dịch đối ngoại là: FOREIGN TRADE ENTERPRISE INTIMEX (Viết tắt là INTIMEX) công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, đựơc mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định.
Công ty Intimex hiện nay:
Trụ sở chính của công ty được đặt tại 96 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà nội.
Hoạt động của công ty với
Vốn điều lệ: 25.040.229.000 đồng Việt nam
Vốn cố định: 4.713.927.000 đồng Việt nam
Vốn lưu động: 20.326.302.000 đồng Việt nam
Công ty có tài khoản riêng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VIET COMBANK)
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, công có một hệ thống trang thiết bị đầy đủ, hiện đại hoá đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Hệ thống thông tin bao gồm các máy điện thoại, telex, fax, computer đến các phòng ban và các chi nhánh, cửa hàng, có thể liên lạc với nước ngoài 24/24 đã góp phần đem lại những thông tin kịp thời cho hoạt động kinh doanh.
Nhà làm việc có diện tích: 1750 m2
Kho tàng: 11000 m2
Xe vận tải 1 - 10 tấn: 20 chiếc
Xe con 4 -15 chỗ: 15 chiếc
Phương tiện bốc rỡ: Cần cẩu 10-12 tấn (2 chiếc)
Xe nâng hàng 1,5 tấn (5 chiếc)
Ngoài ra công ty còn có trụ sở tại số 22/32 Lê Thái Tổ, 4 gian nhà kinh doanh ở số 2 Lê Phụng Hiểu và một kho hàng ở Hải phòng gồm 16.000m2 đất và 4.500m2 nhà kho bên cạnh đó công ty còn có kho Văn điển với diện tích 6000m2đất và 1500m2 nhà kho. Và các đơn vị trực thuộc công ty:
Trung tâm dịch vụ du lịch khách sạn
Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp.
Xí nghiệp thương mại dịch vụ tổng hợp.
Xí nghiệp thương mại dịch vụ lắp ráp xe máy.
Xí nghiệp thương mại dịch vụ sản xuất.
Xí nghiệp dịch vụ xuất nhập khẩu.
Xưởng sản xuất chế biến sản phẩm xuất khẩu từ gỗ.
Chi nhánh Intimex tại TP HCM.
Chi nhánh Intimex tại Đà Nẵng
Chi nhánh Intimex tại Hải Phòng.
Chi nhánh Intimex tại Nghệ An
Chi nhánh Intimex tại Đồng Nai
Nhìn chung, công ty Intimex có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của công ty, hầu hết đội ngũ cán bộ có trình độ, sức khỏe và kinh nghiệm cao. Do đó, công ty là đơn vị có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
I.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
I.2.1. Chức năng của công ty:
Công ty có 4 chức năng chủ yếu sau.
Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hải sản, thực phẩm chế biến, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do công ty sản xuất, gia công, chế biến, hoặc liên doanh liên kết tạo ra.
Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và cả chuyển khẩu, tạm nhận tái khẩu.
Tổ chức sản xuất, lắp ráp, gia công, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nớc để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng.
Dịch vụ phục vụ người Việt nam định cư tại nước ngoài, (chi trả kiều hối), kinh doanh nhà hàng, khách sạn và du lịch, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh, gia công lắp ráp.
I.2.2. Nhiệm vụ của công ty:
Là một đơn vị kinh doanh có quy mô vừa phải, công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công lắp ráp, kinh doanh thương mại, dịch vụ thương mại, kinh doanh khách sạn du lịch liên doanh đầu tư trong nước và nước ngoài, phục vụ người Việt nam đinh cư ở nước ngoài, kinh doanh ăn uống theo đúng pháp luật hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của Bộ thương mại.
Xây dựng các phương án kinh doanh và sản xuất và dịch vụ phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty.
Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Chấp hành pháp luật nhà nước, thực hiện chế độ chính sách về quan lý và sử dụng nguồn vốn vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn vốn và phát triển, thực hiện nghiã vụ đối với Nhà nước.
Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức nước ngoài và trong nước.
Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân, cán bộ viên chức theo pháp luật, chính sách của nhà nước và sự quản lý phân cấp của bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, chăm lo đời sống tạo điều kiện lao động thuận lợi cho ngời lao động và thực hiện vệ sinh môi trường, thực hiện phân phối công bằng
Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, dữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật, phạm vi quản lí của công ty.
I.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty:
Là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa, bao gồm 10 đơn vị trực thuộc và 15 đơn vị phòng ban với tổng số lao động của công ty là 600 người.
Công ty Intimex thực hiện chế độ quản lý theo chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thẻ của ngời lao động. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gồm có:
- Đứng đầu là giám đốc do bộ trưởng bộ thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc điều hành và quản lí công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty.
Giúp việc cho giám đốc công ty có một số phó giám đốc do giám đốc công ty lựa chọn và đề nghị bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, có trách nhiệm giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế ở công ty, thực hiên phân tích hoạt động kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước.
Giám đốc công ty được tổ chức máy quản lý cả mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của công ty và quy định phân cấp quản lý, tổ chức của Bộ thương mại.
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
Phòng kinh tế tổng hợp.
Phòng kế toán tài chính.
Phòng tổ chức lao động tiền lương.
Phòng hành chính quản trị.
Văn phòng.
Các phòng nghiệp vụ kinh doanh (4 phòng)
Nhiệm vụ của các phòng ban do giám đốc quy định cụ thể:
Phòng kinh tế tổng hợp: Có chức năng tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ công tác như: kế hoạch thống kê, đối nghoại pháp chế, kho vận và một số việc chung của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển kinh doanh, tổng hợp và dự báo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phối hợp với các phòng nghiệp vụ xuất khẩu. Tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch của công ty tham gia đấu thầu, hội chợ triển lãm và quảng cáo, quản lý và tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, hướng dẫn thực hiện công tác đối ngoại.
Phòng kế toán tài chính: thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo kế toán theo quy định của nhà nước,theo định kỳ chế độ tài chính kế toán. Thực hiện và chấp hành tốt các quy định về sổ sách, kế toán và thống kê bảng biểu theo quy định của nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ. chủ trương đề xuất với cấp trên về chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp ứng cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn.
Phòng hành chính quản trị và phòng tổ chức lao động tiền lương: quản lý các loại công văn, giấy tờ, hồ sơ của công ty và cán bộ công nhân viên; quản lý thủ tục hành chính văn phòng, công văn đi đến, con dấu của công ty, quản lý tài sản đồ dùng văn phòng của công ty, liên hệ và và phối hợp chặt chẽ với cơ quan tổ chức lao động để giải quyết các việc về lương, về đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên của công ty.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: có chức năng tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ kinh doanh cụ thể của phòng là: Xây dựng kế hạch kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ, tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được công ty phê duyệt. Được phép uỷ thác và nhận làm uỷ thác xuất nhập khẩu với các tổ chức kinh tế trên thế giới, nhận làm đại lý tiêu thụ hàng hoá và bán hàng ký gửi. Tổ chức liên doanh liên kết trong kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm thực hiện các kế hoạch được giao.
Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin chứng từ cho phòng kế toán tài chính để phòng có thể kịp thời hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhăm đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
I.4. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
Là một trong những công ty có bề giày lịch sử lâu năm về buôn bán quốc tế ở Việt Nam. Intimex có thị trường hoạt động tương đối rộng lớn. Từ sau khi bạn hàng lớn nhất là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu sụp đổ công ty đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thị trường mới và đã đạt được những thành tựu nhất định. Hiện nay, công ty đã có quan hệ buôn bán với hơn 30 nước ở khắp các châu lục trong đó chủ yếu là các nước Đông Nam á và Đông Âu.
Nói đến Intimex trước hết phải nói đến thế mạnh là xuất khẩu của công ty:
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập các năm 1997-2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
Kim ngạch xuất khẩu:
-xuất khẩu trực tiếp
-xuất khẩu uỷ thác
1000$
13.159
10.255
5.855
4.400
23.001
19.001
4.000
50.000
50.000
Kim ngạch nhập khẩu:
-NK trực tiếp
-Nhập khẩu uỷ thác
nt
21.353
20.400
8.970
11.430
13.500
7.000
6.500
15.500
19.000
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
nt
34.512
30.655
36.501
65.000
69.000
Tốc độ tăng
%
88,747
119,070
178,000
106,150
(Nguồn: Báo cáo XNK hàng năm của công ty Intimex)
Ta nhận thấy tình hình xuất nhập khẩu của công ty qua các năm:
*Năm 1998: do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á vào cuối năm 1997 và sư biến động nhiều bất chắc của thị trường Nga một trong những thị trường chính quen thuộc của công ty làm cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu công ty đạt 30,665 triệu USD, thấp hơn năm 97 tới gần 11,25% trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 10,255 triệu USD, bao gồm trực tiếp xuất khẩu 5,855 triệu USDvà xuất khẩu uỷ thác 4,400 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 20,400 triệu USD bao gồm nhập khẩu trực tiép đạt 8,970 triệu USD, nhập khẩu uỷ thác đạt 11,43 triệu USD. Kết quả doanh thu đạt xấp xỉ con số của năm 1997 trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1998 kém hơn so với năm 1997 gần 11,25%. Điều đó càng có ý nghĩa khi một số lợi thế kinh doanh trong năm 1997 của cong ty bị giảm trong năm 1998. Xuất khẩu hàng hoá trả nợ sang Nga giảm 1,3 triệu Rub, hàng may mặc xuất khẩu sang Nga cũng giảm dần 3,7 triệu USD. Tình thế này buộc công ty trong cuối năm 98 phải tập trung trở lại xất khẩu trực tiếp trước hết là hàng nông sản tạo tiền đề cho việc xuất khẩu vào năm 1999.
*Năm 1999: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đạt 36,501 triệu USD bằng 119,070% đạt 118% kế hoạch Bộ giao vượt mức so với năm 1998 là 19,070%, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 23,001 triệu USD bằng 192% kế hoạch Bộ giao và bằng 2,3 lần năm 1998 bao gồm xuất khẩu trực tiếp 19,001 triệu USD chiếm 82,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, xuất khẩu uỷ thác là 4,000 triệu USD chiếm 17,39% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là kết quả nhờ sự lỗ lực cao của toàn thể cán bộ công nhân viên trong năm 1999 này.
Kim ngạch nhập khẩu dạt 13.500 triệu USD bằng 71% kế hoạch, giảm 34,5% so với năm 1998, trong đó hàng của công ty tự nhập để bán chiếm tới 52%( năm 1998 tỷ lệ này chỉ chiếm 44%)
*Năm 2000: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đạt 65,5 triệu USD bằng 168%kế hoạch Bộ giao, bằng 178% so với mức thực hiện của năm 1999. Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, phần xuất khẩu chiếm tỷ trọng 76%, đạt 50 triệu USD gần bằng 200% kế hoạch, bằng 220% so với kế hoạch thực hiện năm 1999. Phần nhập khẩu chiếm tỷ trọng 24%, ước đạt 15,5 triệu USD, bằng 115% kế hoạch được giao và bằng 115% so với thực hiện năm 1999.
Trong vòng 2 năm qua, cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đã có những thay đổi cơ bản: những năm 98 trở về trước: hoạt động nhập khẩu đạt vị trí chủ đạo và có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu, thì trong vòng 2 năm qua: xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất nhập khẩu. Sự tăng trưởng của xuất khẩu nằm trong chiến lược: lấy xuất khẩu làm trận địa chính, là bàn đạp để tăng trưởng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
*Năm 2001: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn công ty đạt 69 triệu USD bằng 123% kế hoạch của bộ giao và bằng 106% thực hiện cả năm 2000. Trong đó: xuất khẩu đạt 50 triệu USD bằng 125% kế hoạch, đạt bằng mức thực hiện của năm 2000. Nhập khẩu đạt 19 triệu USD bằng 118 kế hoạch bộ giao và bằng 122% mức thực hiện năm 2000.
Qua tình hình xuất nhập khẩu của công ty năm 1998-2001, có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty gắn chặt với tình hình sản xuất của cả nước và diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế. Tuy nhiên với định hướng kinh doanh đúng đắn và sự thay đổi cơ chế vận hành kinh doanh của công ty, trong bốn năm 1998-2001 công ty liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch Bộ thương mại giao. Đây là kết quả sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong bốn năm qua nói riêng và một thời gian dài trước đó.
- Tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua có thể tóm lược như sau:
Bảng 2: Hoạt động kinh doanh của công ty.
Đơn vị: Triệu đồng.
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh thu
239.000
242.000
425.000
1.002.000
883.000
Chi phí
238.474
241.311
423.199
999.800
881.000
Lợi nhuận
526
689
1.801
2.200
2.000
Nguồn vốn
33.475
34.617
37.617
47.617
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm.)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy năm 1999 doanh thu của công ty là 425.000 triệu đồng, đạt 95% so với kế hoạch Bộ giao. Tới năm 2000 là 1.002.000triệu đồng, tăng 235,76% so với năm 1999. Năm 2001 là 883.000 triệu đồng tăng 207,76% so với năm 1999 bằng 176% kế hoạch Bộ giao. Như vậy, doanh thu công ty luôn đạt mức tăng trưởng qua mỗi năm, đây là một kết quả khả quan đối với công ty.
Tổng mức chi phí của công ty năm sau cao hơn năm trước và tỷ lệ thuận với mức doanh thu tăng lên là phù hợp. ở đây, ta xem xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh để đánh giá khả năng sinh lợi của đồng vốn, năm 1999 chỉ tiêu này đạt 4,788% năm 2000 tăng 1,59 và tiếp tục tăng vào năm 2001 cho thấy khả năng sinh lợi của vốn ngày một tăng, không chỉ phù hợp với mức tăng của chi phí mà còn chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
II. Thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu đối với hàng nông sản của công ty trong thời gian qua.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đang diễn ra trong bối cảnh môi trường kinh doanh có những diễn biến phức tạp. Các chế độ chính sách của nhà nước và các ngành liên quan có nhiều thay đổi và chưa đồng bộ. Chính sách đối ngoại mở rộng cùng với việc nước ta hội nhập các tổ chức liên minh thế giới và khu vực, khiến cho thị trường được mở rộng với nhiều thời cơ mới. Nhưng kèm theo là những thử thách lớn hơn, mà chủ yếu là công ty phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh có tiềm năng lớn.
Trước những thử thách, ban giám đốc công ty đã tiến hành nghiên cứu xác định chiến lược kinh doanh cho tương lai. Bước đầu công ty tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng trong kinh doanh thông qua các giải pháp cụ thể của hoạt động marketing. Với việc lấy xuất khẩu làm mũi nhọn, công ty xây dựng các chiến lược marketing dựa trên hạt nhân là mặt hàng nông sản có ưu thế lớn về xuất khẩu.
Đi cùng những đổi mới mang tính chiến lược, có thể nói tuy không mang ý nghĩa sống còn nhưng đầy chất quyết định với hoạt động kinh doanh lấy xuất khẩu làm chính của công ty là những chuyển biến đáng kể về cơ cấu và chất lượng kinh doanh. Không phải bao giờ kết quả của đổi mới cũng đáp ứng được tất cả yêu cầu của lãnh đạo, nhưng về tổng quan đã làm thay đổi đáng kể chất lượng kinh doanh của công ty theo chiều hướng tích cực.
II.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của công ty:
II.1.1. Tình hình chung:
Trong giai đoạn 5 năm kể từ 1997 đến năm 2001, công ty đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của mình. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 1997 là 5.397.081 USD, chiếm 41,01 % tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 6.150.455 USD chiếm 59,97 % tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đặc biệt đến những năm 1999, 2000 và 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đã tăng vọt: đạt 18.259.226 (1999) và 46.238.273 (2000), 46.400.000 USD (2001). Tốc độ tăng trung bình của kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tại công ty trong 5 qua là 121%.
Ta có thể tham khảo số liệu ở bảng sau:
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1997-2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
Kim ngạch xuất khẩu:
-xuất khẩu trực tiếp
-xuất khẩu uỷ thác
1000USD
13.159
10.255
5.855
4.400
23.001
19.001
4.000
50.000
50.000
Kim ngạch nhập khẩu:
-NK trực tiếp
-Nhập khẩu uỷ thác
1000USD
21.353
20.400
8.970
11.430
13.500
7.000
6.500
15.500
19.000
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
1000USD
34.512
30.655
36.501
65.000
69.000
Tốc độ tăng
%
88,75
119,07
178,00
106,15
Kim ngạch XK nông sản
1000USD
5.397
6.150
18.259
46.238
46.400
(Nguồn: Báo cáo XNK hàng năm của công ty Intimex)
II.1.2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua đã chuyển biến cơ bản, cơ cấu về tỷ trọng các mặt hàng có nhiều sự thay đổi:
Bảng 4: Một số hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu năm các năm 1997-2001
Tên hàng
Cà Phê
Hạt tiêu đen
Cao su
Lạc nhân
Kim ngạch XK NS
Kim ngạch XK
1997
Số lượng (1000 tấn)
5.397
13.588
Giá trị (1000 USD)
2.133
1.855
353
0
Tỷ trọng (%)
1998
Số lượng (1000 tấn)
6.150
10.255
Giá trị (1000 USD)
1.636
942
305
0
Tỷ trọng (%)
1999
Số lượng (1000 tấn)
18.259
23.001
Giá trị (1000 USD)
10.762
2.096
2.363
1.300
Tỷ trọng (%)
2000
Số lượng (1000 tấn)
40
4,0
5,8
3,229
46.238
50.000
Giá trị (1000 USD)
25.500
15.900
3.500
1.800
Tỷ trọng (%)
51,0
31,8
7,0
3,6
2001
Số lượng (1000 tấn)
65
9,5
5,0
3,6
46.400
50.000
Giá trị (1000 USD)
26.700
15.500
2.500
1.700
Tỷ trọng (%)
53,4
31,0
5,0
3,4
(Nguồn số liệu: Phòng kinh tế tổng hợp.)
Hàng nông sản từ chỗ có vị trí thứ yếu đã và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Trong khi vào 1997 công ty có tỷ trọng xuất khẩu nông sản chưa đầy 40%, thì vào năm 1998: hàng nông sản chiếm trên 60%, Năm 1999 chiếm trên 80%, năm 2000 và 2001 chiếm trên 90% kim ngạch XK.
Trong số các mặt hàng nông sản thì cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Mặc dù, năm 1997 tỷ trọng của hai mặt hàng không bằng 40% thì đến năm 1999 tỷ trọng của hai mặt hàng này chiếm 78% kim ngạch XK, năm 2000 chiếm tới 82,8%, năm 2001 chiếm hơn 84,4%... Kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng nói riêng này cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng với số lượng lớn và nhanh qua hàng năm. Mặc dù trong hai năm qua công ty đã và đang cố gắng mở rộng ra các mặt hàng nông sản khác như: cao su, lạc nhân, gạo v.v... nhưng do đặc điểm kinh doanh khá đặc biệt (phần nào mang tính tế nhị khách quan của công ty quốc doanh, chịu sự quản lý trực tiếp từ Bộ Thương Mại) nên sự mở rộng đổi mới chỉ có hiệu quả tương đối nhỏ, không đáng kể.
II.1.3. Thị trường xuất khẩu:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu khá lâu dài, công ty đã tạo lập được nhiều mối quan hệ và có vị trí trên thị trường quốc tế, có thể kể đến một số thị trường chính của công ty:
Thị trường Trung Quốc: thị trường này có dân số đông, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, lại không quá khắt khe với các mặt hàng xuất khẩu vào nước họ, chính vì vậy thị trường nước này rất có nhiều thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
Thị trường các nước có nền kinh tế chuyển tiếp: đó là Nga và các nước Đông Âu, đây là những bạn hàng truyền thống của công ty, khi tình hình chính trị ổn định những thị trường này sẽ đem lại nhiều triển vọng cho công ty.
Thị trường Châu Âu: khối thị trường này không có sự phân biệt đối với hàng Việt Nam, nhưng yêu cầu chất lượng hàng hoá cao và sự chính xác trong thời hạn giao hàng, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của công ty khi tham gia thị trường này.
Đặc biệt, sau khi Việt Nam tham gia khối ASEAN, đã mở ra thị trường mới và đã trở thành thị trường xuất khẩu thứ hai sau Đông Âu và có thể là thị trường quan trọng nhất của công ty.
Ngoài ra, còn có còn có những thị trường rất có triển vọng mà công ty đã và đang hướng tới: Khu vực Trung Đông, Hoa Kỳ, Châu á-Thái Bình Dương...Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang danh nhiều ưu đãi cho Việt nam mấy năm trở lại đây Những thị trường này đang ngày càng chứng tỏ tiềm năng cuả chúng thông qua các quyết định mang tính chất nâng đỡ của các tổ chức, chính phủ các nước chủ nhà đối với kinh doanh quốc tế Việt Nam nói chung và các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu noí riêng.
Trên thực tế mấy năm trở lại đây, các con số thống kê của công ty đối với các thị trường về tỷ trọng đóng góp của từng cá thể vào doanh thu cũng như kết quả kinh doanh của mình đã chứng minh những nhận định về thị trường tiềm năng của công ty là khá chuẩn. Điều này có thể được chứng minh qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Mặt hàng và thị trường Xuất khẩu hàng nông sản của công ty Intimex.
(Trang Sau)
II.2. Hoạt động marketing xuất khẩu đối với hàng nông sản của công ty trong thời gian qua:
II.2.1. Hoạt động nghiên cứu, lựa chọn thị trường xuất khẩu của công ty:
Với tư cách là một trong những công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sớm nhất tại Việt Nam. Có kinh nghiệm dày dạn trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. Song đến nay niệm về Marketing trong kinh doanh của công ty vẫn còn ở mức khá cũ kỹ.
Hiện nay, bộ phận chuyên trách về công tác nghiên cứu thị trường tại công ty chưa đáp ứng với tầm mức của công ty đáng lẽ phải có và bản thân bộ máy hoạt động cũng chưa hiệu quả. Hầu hết các phi vụ xuất khẩu của công ty đạt được đều thu nhận từ “nguồn cổ điển” như: Thông tin được đưa xuống theo chiều dọc từ bộ thương mại, qua sự giới thiệu của tham tán thương mại ở các nước, Các khách hàng lâu năm,...
Nhân lực phụ trách bộ phận thị trường nước ngoài ở công ty rất mỏng. Mặt khác, về nghiệp vụ, công việc của họ chỉ mới dừng lại ở mức thống kê và thu nhận các yêu cầu của khách hàng đưa ra.
Với bộ máy chức năng thiếu bộ phận chuyên trách, công tác nghiên cứu thị trường không được chú ý dẫn tới hệ quả tất yếu: công ty tự mình loại bỏ tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, bỏ qua những cơ hội làm ăn lớn và tất nhiên, có thể nói đối với công ty việc lựa chọn thị trường xuất khẩu rất ít khi “phải” xảy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0028.doc