Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thép của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 13

1.1. Tổng quan về nhập khẩu 13

1.1.1. Khái niệm về nhập khẩu 13

1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu 13

1.1.3. Vai trò của nhập khẩu 14

1.1.4. Các hình thức nhập khẩu: 16

1.1.4.1. Theo hình thức quản lý của nhà nước 16

1.1.4.2.Theo khối lượng hàng hoá nhập khẩu 17

1.1.4.3.Theo nguồn gốc và hình thức giao hàng 17

1.1.4.4Căn cứ vào phương thức nhập khẩu 18

1.1.4.5.Căn cứ vào mối quan hệ trong hoạt động nhập khẩu 18

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 21

1.2.1. Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 21

1.2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 21

1.2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 23

1.2.1.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 24

1.2.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 26

1.2.1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 27

1.2.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 28

1.2.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 28

1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 29

1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. 32

1.2.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÉP NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI 41

2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội 41

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội 41

2.1.1.1 Những thông tin chung 41

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 41

2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ 43

2.1.2. Mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị 44

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian 44

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 45

2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 45

2.1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty 48

2.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm 48

2.1.3.2 Đặc điểm về lao động 49

2.1.3.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị và tài sản cố định 53

2.1.3.4 Đặc điểm về tài chính của công ty 54

2.2. Hoạt động nhập khẩu và thực trạng hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội 55

2.2.1. Tình hình kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty 55

2.2.1.1. Khối lượng nhập khẩu 55

2.2.1.2. Thị trường nhập khẩu: 57

2.2.1.3. Cơ cấu nhập khẩu 60

2.2.2. Tổ chức tiêu thụ hàng thép nhập khẩu 62

2.2.3. Kết quả kinh doanh mặt hàng thép nhập khẩu của Công ty 64

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội 66

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 66

2.3.1.1. Duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp nước ngoài. 66

2.3.1.2. Tổ chức có hiệu quả quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu 67

2.3.1.3. Cung ứng sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu thị trường 67

2.3.2. Những hạn chế 68

2.3.2.1. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép nói chung rất thấp 68

2.3.2.2. Cơ cấu và hình thức nhập khẩu không đa dạng 73

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế 73

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 73

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan: 76

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÉP NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI 78

3.1. Dự báo tình hình thị trường thép trong những năm tới 78

3.1.1. Tình hình thị trường thép thế giới 78

3.1.2. Tình hình thị trường thép trong nước 79

3.2. Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty trong thời gian tới 81

3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh chung của Công ty 81

3.2.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 81

3.2.2.1. Kế hoạch kinh doanh thép 81

3.2.2.2 Kế hoạch kinh doanh dịch vụ kho bãi 83

3.2.2.3. Kế hoạch kinh doanh chung cư cao tầng , văn phòng cho thuê 83

3.2.2.4 Một số mục tiêu chính giai đoạn 2006- 2008 83

3.2.3. Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thép của công ty 84

3.2.4. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội 85

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội 85

3.3.1. Hoàn thiện quy trình nhập khẩu thép: 85

3.3.1.1.Hoàn thiện nghiệp vụ hải quan 86

3.3.1.2. Hoàn thiện quá trình lựa chọn thị trường và ký kết hợp đồng 86

3.3.1.3. Hoàn thiện quá trình giao nhận và vận chuyển hàng từ cảng 87

3.3.1.4. Hoàn thiện khả năng thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm 88

3.3.1.5. Hoàn thiện khâu thanh toán và thủ tục thanh toán 89

3.3.2. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng thép nhập khẩu 89

3.3.3. Tăng cường công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường thép nhập khẩu 91

3.3.4. Hạ thấp chi phí lưu thông phân phối thép nhập khẩu 93

3.3.5. Mở rộng các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 94

3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 95

3.3.7. Mở rộng mối liên hệ, tổ chức liên doanh với các doanh nghiệp khác ở trong nước. 97

3.3.8. Xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng của công ty 98

3.3.9. Một số kiến nghị đối với nhà nước 99

3.3.9.1. Chính sách về thuế nhập khẩu thép 99

3.3.9.2. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính đối với hoạt động nhập khẩu thép 100

3.3.9.4.Kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm minh 101

3.3.9.5. Hỗ trợ thông tin v à bình ổn thị trường 102

KẾT LUẬN 103

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thép của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốt nhất cho công ty ở thời điểm hiện tại Số lao động từ 45 đến 50 tuổi chiếm 12,57% tương ứng 66 người. Lao động từ 50 đến 55 tuổi chiếm 14,18% tương ứng 76 người.Lao động 55 đến 60 tuổi chiếm 2,67% tương ứng 14 người. Những lao động này cống hiến bằng sự trải nghiệm qua công việc và các kỹ năng đã tích lũy được Độ tuổi trung bình của toàn công ty là 40,33 tuổi nên cần thay đổi lực lượng trẻ hơn mới mong phát triển mạnh trong tương lai. Về cơ bản độ tuổi lao động trung bình của công ty là ở mức tương đối cao so với mặt bằng chung. Khi mà công ty có tới gần 50% lao động đã qua ngưỡng tuổi 40 là một thực tế đáng buồn, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của công ty. Đây là vấn đề doanh nghiệp cần nhanh chóng giải quyết để có thể phát triển đi lên. Trong quá trình tinh giản đội ngũ lao độngtrong quá trình cổ phần hóa để chuyên môn hoá và hiệu quả hơn doanh nghiệp cần tính đến việc loại bỏ các lao động đã cao tuổi, để tăng sức trẻ cho công ty. Đồng thời cần ưu tiên đội ngũ lao động trẻ trong quá trình tuyển chọn và tuyển dụng vào các vị trí mới *. Theo chính trị Hiện tại công ty có 127 Đảng viên chiếm 25% tổng số nhân viên chủ yếu là lực lượng cán bộ lãnh đạo. Tỷ lệ đảng viên của công ty không phải là nhỏ so với mức trung bình, lại chủ yếu là lực lượng lãnh đạo nên sẽ có ý nghĩa lớn lao. Đâychính là một tấm gương sáng soi rọi, chiếu sáng cho cả công ty đi lên bởi người lãnh đạo vừa có đức lại có tài sẽ có ý nghía rất cao. Tuy nhiên trong tiến trình phát triển đi lên ngày càng bền vững, đội ngũ đảng viên cần phải có sự gia tăng cả về số lượng, chất lượng và một cơ cấu hợp lý. Công tác đào tạo, rèn luyện phải quan tâm chú ý để ngày càng nâng cao chất lượng đảng viên, đồng thời tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng cho tất cả các công nhân viên được phấn đấu, hoàn thiện bản thân dù có ở bất cứ bộ phận nào, để họ sớm đứng trong đội ngũ những người đảng viên, củng cố tổ chức đảng, đưa công ty đi lên. *. Theo trình độ chuyên môn Bảng 1: Lao động chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ TT Chức danh Tổng số Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trên ĐH ĐH-CĐ TC CNKT LĐPT 1 Giám đốc 1 1 2 Phó giám đốc 2 2 3 Trưởng phòng ban và tương đương 14 11 1 2 4 Phó phòng ban và tương đương 24 18 3 3 5 Chuyên môn, cán sự nghiệp vụ 229 2 102 30 57 38 6 Nhân viên phục vụ 12 5 7 7 Công nhân trực tiếp sản xuất 243 50 46 81 66 8 Tổng 525 2 184 85 143 111 9 Tỷ lệ % 100 0,38 35,1 16,19 27,24 21,14 Nguồn: công ty cổ phần kim khí Hà Nội Tính cho đến thời điểm hiện tại (1-2007) công ty chỉ còn 318 người với 133 nữ chiếm 41,8% do công ty đã đi vào cổ phần hóa.Khi mà có tới gần 80% lao động trong công ty được đào tạo chuyên nghiệp trên mức lao động phổ thông là một thực tế đáng mừng, đảm bảo chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Đặc biệt lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm trên 35% là con số mơ ước của rất nhiều công ty khác, điều này thể hiện công ty có đủ đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn tốt để đảm nhận những chức vụ lãnh đạo giúp công ty đi lên. Tuy nhiên khi đi sâu vào nghiên cứu giữa trình độ được đào tạo của người lao động và chức danh mà họ nắm giữ thì lại nảy sinh một vấn đề hết sức lo ngại: Khi có tới gần 50% số người có trình độ cao đẳng, đại học nhưng trực tiếp tham gia lao động sản xuất, trong khi đó người có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật lại tham gia giữ các vị trí lãnh đạo, đây thực sự là một lãng phí quá lớn và khó chấp nhận của công ty. Nguyên nhân sâu sa của hiện tượng này chính là việc xuất hiện cơ chế xin cho, thân quen trong việc thăng chức và phong chức. Yếu kém này đã hiện hữu rất lâu và xảy ra với tất cả các doanh nghiệp nhà nước nói chung. Việc đi lên cổ phần hoá là một tín hiệu đáng mừng để cải biến thực trạng này. Tuy nhiên quá trình cổ phần hoá phải nhanh mạnh hơn nữa, ban giám đốc và bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp cần thẳng thắn nhìn nhận và quyết tâm trong việc giải quyết vấn nạn này, đảm bảo sự cân bằng và hiệu quả, để làm sao mà mỗi người lao động với một trình độ nhất định có thể cống hiến nhiều nhất sức lực của họ cho công ty. 2.1.3.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị và tài sản cố định Tài sản cố định hiện tại của công ty bao gồm: nhà xưởng, xe ô tô, máy móc và các tài sản phục vụ công tác kinh doanh khác. Phân theo chức năng có tài sản cố định dùng trong sản xuất và tài sản cố định dùng ngoài sản xuất. Công ty là một doanh nghiệp hoạt động thương mại nên tài sản cố định chủ yếu là tài sản cố định hữu hình chiếm 99,74%: nhà cửa, kho tàng, kiến trúc. Tài sản cố định là các máy móc thiết bị rất ít, chiếm 4,23% tổng tài sản cố định chủ yếu là máy cắt, máy dập cỡ nhỏ, các cân Phần tài sản cố định là dụng cụ quản lý như thiết bị văn phòng, máy vi tính, máy in, photocopy chiếm một tỷ lệ 2,7% tổng tài sản cố định. Bảng 2: Tình trạng tài sản cố định của công ty TT Loại tài sản cố định Nguyên giá Tỷ lệ% Tổng số 18 059 528 364 100 A Tài sản cố định hữu hình 180 120 28364 99,74 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 13912923206 77,04 2 Máy móc thiết bị 763 857 535 4,23 3 Dụng cụ quản lý 488 034 106 2,7 4 Phương tiện vận tải 2347213659 15,77 5 Tài sản vô hình 47 500 000 0,26 Nguồn: Công ty cổ phần kim khí Hà Nội Các tài sản cố định như là nhà cửa, vật kiến trúc có giá trị và tỷ lệ lớn nhất nhưng thời gian khấu hao rất dài nên giá trị còn lại lớn. Các tài sản cố định khác khấu hao rất nhanh. Đây là lợi thế rất tốt của công ty khi mà đang trong giai đoạn khó khăn, điều này sẽ giúp công ty đa dạng hoá các loại hinh kinh doanh như cho thuê nhà xưởng, kho tàng bến bãi.v.v 2.1.3.4 Đặc điểm về tài chính của công ty Trong những năm gần đây tình hình tài chính công ty có biến động không lớn lắm nhưng 2 năm 2004 đến 2005 hoạt động tài chính không mấy có hiệu quả mà nguyên nhân là do quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp gây xác trên lớn. Năm 2004 tổng tài sản và nguồn vốn là 368 500 triệu đồng trong đó: Cơ cấu tài sản được bố trí như sau: - Tài sản cố định/tổng tài sản: 5,32% - Tài sản lưu động/tổng tài sản 94,68% Cơ cấu nguồn vốn bố trí như sau: - Nợ phải trả/tổng nguồn vốn: 64,6% - Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn: 35,4% Năm 2005 tổng tài sản và nguồn vốn 335,787 triệu Trong đó cơ cấu tài sản: - Tài sản cố định/tổng tài sản: 6,1% - Tài sản lưu động/tổng tài sản 93,9% Cơ cấu nguồn vốn được bố trí - Nợ phải trả/tổng nguồn vốn: 68,9% Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn: 31,1% Căn cứ quyết định số: 3702/QĐ-BCN ngày 10/11/2005 trong số 90 tỷ đồng vốn điều lệ thì nhà nước nắm 89,37% tương ứng 80.431.500 cổ phần hay 80.433.000.000 đồng. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 753.700 cổ phần chiếm 8,37% vốn điều lệ tương ứng 7.533.000.000 đồng.Cổ phần bán đấu giá công khai 203.150 cổ phần chiếm 2,26% vốn điều lệ , tương ứng 2.034.000.000 đồng. Đây thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong con đường đi lên phía trước của công ty, với hy vọng một nền tài chính đủ mạnh và hoạt động hiệu quả. 2.2. Hoạt động nhập khẩu và thực trạng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội 2.2.1. Tình hình kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty 2.2.1.1. Khối lượng nhập khẩu Trong cơ cấu của ngành công nghiệp, thì công nghiệp thép luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì chất lượng và chủng loại thép ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Thị trường thép Việt Nam đã bước vào cơ chế thị trường từ 1990, và mặt hàng thép trong nước đã dần dần có uy tín lớn và chiếm lĩnh được thị trường, nhưng vẫn không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thép trong nước về chất lượng và giá cả. Vì vậy mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội chính là thép ngoại nhập. Bảng 3: Khối lượng nhập khẩu thép của Công ty các năm 2004, 2005, 2006. Năm 2004 2005 2006 Tỷ lệ tăng trưởng(%) 2005/2004 2006/2005 KL nhập khẩu (tấn) 60.069 47.168 50.632 -38,12 7,34 Nguồn: Phòng kinh doanh Hình 2: : Biểu đồ khối lượng nhập khẩu thép của Công ty các năm 2004, 2005, 2006. 2004 2005 2006 Khối lượng nhập khẩu (tấn) Năm Nguồn: phòng kinh doanh Khối lượng thép nhập khẩu của Công ty có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Đặc biệt năm 2005 giảm 38,12% so 2004. Nguyên nhân của hiện tượng này là tình hình biến động giá thép thế giới rất thất thường, mặt khác 2005 là thời điểm mà công ty chuẩn bị tiến hành cổ phần hóa nên đã có chiến lược kinh doanh cầm chừng. Năm 2006 là năm đầu tiên công ty chuyển sang cổ phần hóa, thị trường thép thế giới có nhiều sáng sủa, giá thép giảm nên khối lượng nhập khẩu bắt đầu tăng trở lại, báo hiệu một sự phục hồi tuy còn chậm nhưng đáng mừng. 2.2.1.2. Thị trường nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu của công ty luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng và quyết định đến hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề lựa chọn thị trường nhập khẩu luôn được đặt lên hàng đầu của Công ty. Công ty đã có nhiều năm kinh doanh trên thị trường thép ngoại nhập nên thị trường chủ yếu của Công ty là các bạn hàng truyền thống: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc. Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ khối lượng nhập khẩu thép của Công ty tại các thị trường nhập khẩu năm 2005 Nguồn: Phòng kinh doanh * Thị trường Trung Quốc Trung Quốc đã và đang trở thành cường quốc hung mạnh trên bản đồ kinh tế thế giới. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh vào bậc nhất thế giới. Tất cả các ngành của Trung Quốc đều phát triển rất mạnh mẽ từ công nghệ thông tin, thương mại, dịch vụ. cho đến sản xuất công nghiệp. Trong đó ngành công nghiệp thép là một điển hình với vị trí là nước sản xuất và tiêu dùng thép không gỉ số một thế giới, đồng thời là nước xuất khẩu phôi thép hàng đầu thế giới trong đó Việt Nam cũng là điểm đến của thép Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc là thị trường có tỷ trọng nhập khẩu thép lớn nhất của Công ty bởi lý do rất thuận lợi trong vận chuyển và giá rẻ, đồng thời chất lượng ngày càng được cải thiện theo thời gian. Bảng 4: Tình hình nhập khẩu thép Trung Quốc 2004 - 2006 Năm 2004 2005 2006 tỷ lệ tăng trưởng(%) 2005/2004 2006/2005 1. Khối lượng (tấn) 2. Giá trị nhập (tr đ) 3. Doanh thu (trđ) 4. Lợi nhuận (trđ) 28982 213156 380213 1235 18867 80961 170249 -4362 20046 106243 180890 -2691 -34,9 -62 -55,22 -253,14 6,25 31,2 6,25 38,3 Nguồn: Phòng kinh doanh Trên thị trường này khối lượng, giá trị nhập khẩu, doanh thu và lợi nhuận của Công ty liên tục giảm qua các năm mà 2005 là đỉnh điểm với khối lượng nhập giảm 34,9%, giá trị nhập giảm 62% doanh thu giảm 55,22% và lợi nhuận giảm 253.14%. Nguyên nhân chính vẫn là chiến lược kinh doanh cầm chừng không hiệu quả, cộng với đó là những biến động giá trên thị trường thế giới. Sang năm 2006 tình hình có vẻ sáng sủa hơn nhưng Công ty vẫn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại thị trường Trung Quốc Tại thị trường này, công việc giao dịch giữa Công ty với các bạn hàng Trung Quốc vẫn chủ yếu là phương thức giao dịch trực tiếp, không thông qua trung gian nên việc nắm bắt thông tin là chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho cả 2 bên khi ký kết thực hiện hợp đồng. Vận tải đường sắt là phương thức vận tải tối ưu nhất, tiết kiệm được chi phí rủi ro được Công ty lựa chọn. * Thị trường Nga Nước Nga chính là một công trường luyện kim của cả thế giới với kim ngạch và sản lượng đứng đầu thế giới. Trong ngành luyện kim của Nga có chừng 400 doanh nghiệp sản xuất với gần 3 triệu lao động. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất tiếp tục được đầu tư mở rộng phát triển mạnh làm cho sản lượng thép của Nga tiếp tục tăng cao. Đồng thời thép của Nga có chất lượng rất cao vì được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu nên nó có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu khó tính nhất cả về chất lượng, chủng loại và mẫu mã. Ngành thép Việt Nam cũng như Công ty cổ phần kim khí Hà Nội có quan hệ làm ăn tốt đẹp với thị trường Nga từ rất lâu khi mà Nga còn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nga luôn là bạn hàng lớn và luôn có ảnh hưởng to lớn đến thị trường thép Việt Nam. Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội nhập khẩu tại thị trường này 2 mặt hàng chủ yếu là thép ống và thép tấm, và chủ yếu thực hiện giao dịch trực tiếp Nga và Việt Nam ở rất xa nhau nên 2 bên chủ yếu vận chuyển bằng đường biển. Tỷ trọng thép nhập từ Nga tăng dần qua các năm và hiện nay chiếm khoảng 30% tổng khối lượng nhập khẩu của Công ty. Bảng 5: Tình hình nhập khẩu thép Nga của Công ty 2004 - 2006 Stt Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2005/2004 2006/2005 1 Khối lượng (tấn) 13244 14867 16125 12,26 8,46 2 Giá trị (trđ) 108360 150361 185921 38,76 23,65 3 Doanh thu (trđ) 115721 143002 164475 2358 15 4 Lợi nhuận (trđ) 1268 -2875 -2048 -126,74 28,76 Nguồn: Phòng kinh doanh Nhìn bảng trên ta nhận thấy, Nga là một thị trường truyền thống nhưng rất có tiềm năng. Khối lượng giá trị nhập khẩu, doanh thu đều tăng dần theo các năm, nhưng điều đáng lưu ý là lợi nhuận lại giảm. Công ty phải nghiên cứu, tự đặt câu hỏi tại sao quá trình nhập khẩu thép tại thị trường Nga lại khiến lợi nhuận giảm đi? Năm 2006 tuy có tiến bộ nhưng Công ty vẫn thua lỗ, vậy đâu là biện pháp giải quyết vấn đề nhức nhối này. * Thị trường Hàn Quốc Hàn Quốc được coi là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của châu á và thế giới, đặc biệt là công nghệ ô tô với 2 đại gia là HUYNDAI và DEAWOO. Do đó, ngành công nghiệp thép cũng là một ngành phát triển mạnh mẽ của Hàn Quốc, được xuất khẩu rất nhiều sang các nước trong đó có Việt Nam. Hàn Quốc được coi là một đối tác châu á rất có uy tín và tiềm năng của Công ty, luôn đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Thị phần của thị trường Hàn Quốc chiếm gần 20% tổng số sản lượng nhập khẩu của Công ty. Bảng 6: Tình hình nhập khẩu thép Hàn Quốc của Công ty các năm 2004, 2005, 2006 Stt Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2005/2004 2006/2005 1 Khối lượng (tấn) 15.122 9434 9013 -37,61 -4,47 2 Giá trị (trđ) 180.050 72.801 71.202 -59,56 -2,2 3 Doanh thu (trđ) 184.498 69.624 66.381 -62,26 -4,65 4 Lợi nhuận (trđ) 980 -1238 -1296 -226,32 -4,68 Nguồn: Phòng kinh doanh Thời gian qua công ty tiến hành giao dịch trực tiếp không qua trung gian với các đối tác Hàn Quốc,và sử dụng phương thức vận tải đường biển để vận chuyển tại thị trường Hàn Quốc, cũng giống như thị trường Nga lợi nhuận đều giảm qua các năm. Do đó, Công ty cần xem xét lại toàn bộ quy trình kinh doanh của mình, nguyên nhân nằm chính ở bản thân cách thức tổ chức kinh doanh nhập khẩu của Công ty. 2.2.1.3. Cơ cấu nhập khẩu Trong khoảng thời gian trước đây, công ty thường chỉ chú ý nhập khẩu thép tốt. Nhưng khoảng trục năm trở lại đây, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, có nhiều công ty tham gia thị trường kinh doanh thép làm cho chất lượng, mẫu mã và chủng loại tăng lên. Để thích ứng với điều kiện mới cơ cấu nhập khẩu của công ty cũng đã có những thay đổi theo. Giờ đây để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ các chủng loại thép chưa thể sản xuất trong nước, công ty đã nhập khẩu một số lượng phôi thép và các sản phẩm thép thương phẩm mà chủ yếu là thép tấm, thép lá. tuy nhiên để đáp ứng mục tiêu đa dạng hóa mặt hàng nhập khẩu công ty còn nhập khẩu thép hình, thép tròn xây dựng. Bảng 7: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Công ty các năm 2004, 2005, 2006 Stt Nhóm hàng 2004 2005 2006 Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu đ) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu đ) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu đ) 1 Thép lá 19.769 177.921 21.257 191.313 23.136 199.224 2 Thép tấm 10.357 86.864 7.954 57.269 8.564 63.373 3 Phôi thép 25.394 203.152 5.852 38.852 17.181 115.112 4 Thép hình 2.098 16.983 520 4.044 560 4.480 5 Thép chế tạo 1.330 10.801 493 3.944 415 3.361 6 Thép góc 320 2.124 192 1.315 230 1.564 7 Thép gai 440 2.996 500 3.548 407 2.849 8 Thép cuộn 170 1.082 0 0 600 3.840 9 Thép khác 79 564 400 2.838 593 3.827 Tổng 60.609 502.488 37.168 303.123 50.632 397.630 Nguồn: Phòng kinh doanh Đứng trước những biến động to lớn của thị trường thì lượng nhập khẩu, từng mặt hàng thép qua các năm có xu hướng đều giảm, chính điều này khiến nhiều lúc công ty phải bù lỗ. Trong khoảng mấy năm trở lại đây thì thép tấm và thép lá có lượng nhập khẩu ngày càng tăng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, đồng thời giữ được uy tín cho Công ty. Thép tấm được dùng nhiều trong sản xuất máy móc, thiết bị chính xác. Đây được coi là chủ trương của Nhà nước khuyến khích việc sản xuất, chế tạo các loại máy móc thiết bị thay thế cho việc nhập khẩu từ nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu thép tấm. 2.2.2. Tổ chức tiêu thụ hàng thép nhập khẩu Ngay sau quá trình tiếp nhận hàng hóa, Công ty sẽ phân bố hàng hóa cho các đơn vị trực thuộc của công ty. Quá trình tiêu thụ hàng hóa được thực hiện qua kênh phân phối sau: Hình 4 : Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty Công ty (Người phân phối sản phẩm thép) Người sử dụng sản phẩm thép 11 Xí nghiệp Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh Các trung gian Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty có sử dụng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp vì vậy khách hàng có nhiều lựa chọn nơi cung cấp nào thuận lợi nhất cho mình Hình 5: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối trực tiếp của công ty Công ty Xí nghiệp Chi nhánh Người sử dụng Người sử dụng Người sử dụng Nguồn: Phòng kinh doanh * Kênh A Công ty là người trực tiếp đứng ra bán hàng do người sử dụng công nghiệp và thường là các đơn vị sản xuất mua làm nguồn nguyên liệu đầu vào các Công ty xây dựng và một số tổ chức Nhà nước có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của Công ty. Kênh này chỉ sử dụng với những khách hàng rất quen thuộc của công ty và mua bán với khối lượng lớn. Việc sử dụng kênh này khiến Công ty không nắm rõ được nhu cầu của khách hàng, nhu cầu các sản phẩm khác, đồng thời Công ty cũng không nắm bắt chính xác sự biến động của thị trường. * Kênh B: Công việc phân phối được thực hiện thông qua các xí nghiệp, với kênh này công ty có mạng lưới phân phối sản phẩm dày đặc được phân bố khắc các quận, huyện của Hà Nội, với 16 xí nghiệp và hệ thống kho tàng, bến bãi. Các xí nghiệp được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hiểu rõ nhu cầu cũng như biến động của môi trường kinh doanh. Việc phân phối theo kênh này sẽ tạo ra sự chủ động và hiệu quả cao hơn cho công ty. * Kênh C: Về cơ bản có sự tương đồng giống như kênh B; dựa vào nhu cầu và khả năng của chi nhánh để mà phân phối sản phẩm, chi nhánh cũng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nắm rõ nhu cầu để sản phẩm tìm đến thị trường mới bởi Công ty có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Kênh gián tiếp gồm có 3 kênh: Công ty Xí nghiệp Chi nhánh Các trung gian Các trung gian Người sử dụng Người sử dụng Các trung gian Người sử dụng Hình 6: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối gi án tiếp của công ty Nguồn: Phòng kinh doanh Chức năng của các xí nghiệp và chi nhánh của Công ty cũng giống như trong kênh trực tiếp. Tuy nhiên ở kênh gián tiếp này, Công ty, xí nghiệp và chi nhánh thông qua một số trung gian để tìm cách tiếp cận với người tiêu dùng. Số lượng các trung gian có thể là một hoặc nhiều hơn. Hiện nay, mạng lưới tiêu thụ của Công ty chỉ chủ yếu tập trung tại Hà Nội và chỉ có duy nhất một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Chính đặc điểm này mà lượng tiêu thụ hàng hóa của Công ty bị hạn chế khá nhiều, thị phần của Công ty không được mở rộng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm giảm. Đồng thời công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân phối các hàng hóa cho các thành viên trong kênh mà chưa thực hiện được việc đề ra các biện pháp hỗ trợ xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm của các thành viên trong kênh. Các hoạt động xúc tiến bán hàng, khuyếch trương sản phẩm của Công ty còn vô cùng hạn chế. Chính điều này đã làm khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty ngày càng giảm. 2.2.3. Kết quả kinh doanh mặt hàng thép nhập khẩu của Công ty Bảng 8: Kết quả kinh doanh mặt hàng thép nhập khẩu của Công ty các năm 2004, 2005, 2006. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2005/2004 2006/2005 Doanh thu bán hàng 750.632 462.423 495.521 -38,4 7,16 Các khoản giảm trừ: - Chiết khấu thương mại - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại 130 0 0 130 115 0 0 115 230 0 0 230 -11,54 0 0 -11,54 100 100 1. Doanh thu thuần 750.502 462.308 495.291 -38,4 7,13 2. Giá vốn hàng bán 717.402 455.457 484.563 -36,51 6,4 3. Lãi gộp 38.100 6.851 10.728 -79,3 56,6 4. Chi phí bán hàng 19.469 9.242 6.562 -52,53 -29 5. Chi phí quản lý DN 10.505 5.737 5.023 -45,39 -12,4 6. Lợi nhuận trước thuế 3.126 -8.128 -857 -360,01 89,45 7. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.000 0 0 8. Lợi nhuận sau thuế 2.126 -8.128 -857 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty 2004, 2005, 2006 Trước thời điểm năm 2001, cũng giống như các doanh nghiệp Nhà nước số đông, tình hình kinh doanh mặt hàng thép nhập khẩu không hiệu quả và bù lỗ thường xuyên. Tuy nhiên sau đó trước những biến động thị trường và việc cải tổ lại tổ chức bộ máy đã tạo điều kiện Công ty làm ăn có lãi trong năm 2003, 2004. Tuy nhiên cũng chính những biến động thị trường cùng với kế hoạch kinh doanh cầm chừng do chuẩn bị cổ phần hóa đã khiến Công ty gặp không ít khó khăn trong 2005. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của Công ty có xu hướng giảm, tín hiệu đáng mừng nhất chính là việc chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng Công ty cải tổ hiệu quả và tiết kiệm được chi phí bán hàng cũng như việc sử dụng nhân lực quản lý ngày càng hiệu quả. Thời điểm năm 2006 là năm đầu tiên Công ty kinh doanh dưới mô hình Công ty cổ phần và kết quả đã có những tín hiệu rất đáng mừng tuy vẫn còn bù lỗ 857 triệu. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động giá thép thế giới theo xu hướng giảm, cùng với những điều chỉnh, cải tổ bộ máy. Tuy nhiên những tiến bộ này còn rất chậm. 2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội Trong quá trình tồn tại và phát triển đi lên của công ty cổ phần kim khí Hà Nội, cùng với thời gian công ty đã xây dựng được một chỗ đứng, một vị thế và hình ảnh ấn tượng trong lòng khách hàng cũng như các nhà cung ứng. Công ty đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thị trường với khối lượng sản phẩm đa dạng, phông phú. 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 2.3.1.1. Duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp nước ngoài. Trong những năm đã qua, công ty cổ phần kim khí Hà Nội đã luôn cố gắng nỗ lực hết mình vươn lên để tự khẳng định mình, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Công ty tuy mới đi vào cổ phần hóa được hơn một năm, công việc còn bề bộn nhưng toàn thể các cán bộ công nhân viên đã bắt tay ngay vào việc kiện toàn lại bộ máy, hệ thống tổ chức và thực hiện kế hoạch từ những ngày đầu 2006. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Công ty đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn từ việc bố trí tổ chức sắp xếp lại các phòng ban, cho đến ban hành quy chế tài chính kinh doanh, quy chế làm việc, tiền lương và các quy định khác tại điều kiện pháp lý do các đơn vị thành viên tổ chức sản xuất kinh doanh. Đồng thời tổng Công ty thép Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo sát sao, cử nhiều đồng chí lãnh đạo theo dõi giúp đỡ. Chính điều này đã giúp Công ty tiếp tục duy trì mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các đối tác truyền thống như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc Đây là cơ sở và điều kiện để Công ty có các quyết định đúng, tận dụng được thời cơ, đưa kế hoạch phù hợp. 2.3.1.2. Tổ chức có hiệu quả quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu Những năm trước trước đây, thép nhập khẩu của Công ty thường không tiêu thụ được hết ngay khi nhập về mà vẫn còn tồn đọng ở trong kho, rất ảnh hưởng đến chất lượng thép và vốn kinh doanh của Công ty vì điều này phát sinh nhiều chi phí bảo quản, lưu kho. Nhưng trong những năm gần đây, thép nhập khẩu của công ty đã không còn bị ứ đọng như trước nữa và thường có kế hoạch giao luôn cho khách hàng và việc nhập khẩu với số lượng bao nhiêu thường căn cứ đơn đặt hàng của khách. Chính điều này đã góp phần tạo điều kiện cho Công ty tăng nhanh số vòng quay của vốn lưu động, cải thiện tình trạng thiếu vốn đồng thời giúp công ty đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giúp phát triển ổn định. Trong bất kỳ những khó khăn nào, công ty đều có những kế hoạch điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục được những khó khăn đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã tổ chức được hệ thống bán hàng, phân phối sản phẩm ngày càng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Công ty cũng bắt đầu quan tâm, chú ý đến chăm sóc khách hàng sau bán và tìm kiếm bạn hàng mới. Quan hệ giữa Công ty và các bạn hàng, đặc biệt các Công ty vận tải ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. 2.3.1.3. Cung ứng sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu thị trường Trong quãng thời gian hơn bốn mươi năm tồn tại và phát triển, công ty đã duy trì đều đặn việc cung cấp một khối lượng khá lớn sản phẩm thép cho thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng , nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5276.doc
Tài liệu liên quan