Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế hoạch xúc tiến hỗn hợp ở Công ty Liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki

Chức năng

Chức năng chủ yếu của Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki là sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại bánh kẹo đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Nhiệm vụ

Bất cứ một doanh nghiệp nào dù quy mô và hoạt động trong lĩnh vực nào đều phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, tuy nhiên xét trên góc độ tổng quát thì công ty có những trách nhiệm sau:

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước về các khoản thuế và các khoản lệ phí.

- Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, phải đảm bảo lợi ích và quyền lợi cho người lao động theo quy định của luật Lao động.

- Đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định và tích cực tham gia chống nạn hàng giả, hàng kém phẩm chất trên thị trường làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế hoạch xúc tiến hỗn hợp ở Công ty Liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quảng cáo hiệu quả và hợp lý nhất( số lượng khán giả lớn nhất so với các phương tiện khác như báo chí, internet) mặc dù là quảng cáo trên TV rất tốn kém... Nhưng nó đặc biệt hiệu quả khi giới thiệu nhãn hiệu mới hoặc đặc biệt cần thiết khi doanh nghiệp áp dụng các chương trình khuyến mại rộng rãi tới người tiêu dùng. Vì vậy, mà các doanh nghiệp dù ít hay nhiều, cũng cố gắng quảng cáo trên TV mới thu được kết quả nhất định cho doanh nghiệp mình. Nói tóm lại, trong khi chú trọng đồng thời sử dụng các yếu tố khác nhau của hệ thống xúc tiến hỗn hợp để thực hiện truyền thông, chúng ta cần phải biết pha trộn chúng với nhau một cách hợp lý. Tỷ lệ hay công thức pha trộn này như thế nào là tùy thuộc vào mục tiêu và ngân sách truyền thông của từng doanh nghiệp. Một công thức pha trộn hợp lý chắc chắn sẽ đảm bảo một hiệu quả “tích hợp”, một sức mạnh “tổng lực” để đảm bảo hoạt động xúc tiến hỗn hợp có sức thuyết phục lớn nhất. 5.4. Xác định thời điểm thực hiện xúc tiến hỗn hợp sản phẩm, kế hoạch hành động: Sau khi đã xác định được mục tiêu của hoạt động xúc tiến, có được ngân sách thực hiện, lựa chọn được công cụ tiến hành, doanh nghiệp cần xác định thời điểm thực hiện kế hoạch. Kinh doanh hiện nay đồng nghĩa với cạnh tranh, mà cạnh tranh thì một yếu tố không thể thiếu đó chính là bất ngờ. Chúng ta có thể thấy được điều này rõ nét nhất qua quảng cáo và khuyến mại. Đặc biệt nhất là với các sản phẩm có tính thời vụ cao thì việc lựa chọn thời điểm tiến hành lại càng quan trọng. Việc lựa chọn thời điểm tiến hành hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cộng hưởng rất lớn cho việc thực hiện kế hoạch xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp. 5. Thực tiễn áp dụng hoạt động xúc tiến hỗn hợp ở các doanh nghiệp: 5.1. Biểu hiện, hoạt động xúc tiến hỗn hợp đối với các doanh nghiệp Việt Nam: Nền kinh tế phát triển, chúng ta càng nhận thấy rõ nét biểu hiện của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Đơn giản như trước đây, một người muốn kinh doanh, trước tiên người đó sẽ tạo ra sản phẩm, sau đó đưa sản phẩm ra thị trường bán cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, một doanh nghiệp kinh doanh, ngoài việc đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp còn có những hoạt động xúc tiến mạnh mẽ. Thế nên chúng ta mới biết đến những thuật ngữ, những từ ngữ, những hoạt động như: “hội chợ, triển lãm, khuyến mại, ưu đãi, quảng cáo, đại hạ giá, xúc tiến bán,…” Một điều hiển nhiên là ai cũng biết được lợi ích, tác dụng của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, xúc tiến thương mại. Tuy nhiên thực tế, những hoạt động này còn rất trừu tượng đối với các doanh nghiệp. Nếu như đầu tư tài chính vào máy móc, dây chuyền, nhân lực, ….chúng ta có thể tính toán được hiệu qủa, doanh thu, lợi nhuận thu lại một cách gần như chính xác. Với các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thì lại khác. Khó có thể nói một chương trình quảng cáo được tiến hành, hay một chương trình khuyến mãi thực hiện đem lại thêm bao nhiêu doanh thu. Đó chỉ là những con số ước lượng khó chính xác. Nhìn nhận một cách khách quan, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở trình độ thấp, giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi giới thiệu về doanh nghiệp. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng được chương trình xúc tiến hỗn hợp để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Chi phí dành cho quảng cáo còn quá thấp, chỉ dưới 1% doanh thu là quá nhỏ so với doanh nghiệp nước ngoài như Coca Cola là 20% và Sony là l0%, chất lượng quảng cáo còn rất yếu do thiếu chuyên gia trong lĩnh vực này. Hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là xuất bản các tập catalogue, brochure với nội dung đơn điệu, không mang dấu ấn của quảng cáo cho thị trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả điều tra của Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại cho thấy, một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, tuy nhiên mới chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, còn 30% cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng. Trong khi đó có đến 90% người tiêu dùng lại cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm. Mặc dù vậy, việc đầu tư cho thương hiệu của doanh nghiệp còn quá ít, có 80% doanh nghiệp chưa có bộ phận chức năng lo quản lý nhãn hiệu, 74% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, 20% không hề chi cho việc xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn: 23% doanh nghiệp cho rằng có khó khăn về vốn và tài chính, nạn hàng giả và vi phạm bản quyền (19%), cơ chế, chính sách, thủ tục... (14%), nguồn nhân lực (11,8%), xây dựng chiến lược và cách thực hiện (8%), thủ tục hành chính (7,2%), giá dịch vụ (6,3%). Nhiều doanh nghiệp thường xem nhẹ vai trò của thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp nên không đăng ký thương hiệu tại nước nhập khẩu. Điều đó đã làm cho doanh nghiệp bị mất thương hiệu trên thị trường thế giời đối với một số sản phẩm như: nước mắm Phú Quốc, bia Sài Gòn, may Việt Tiến, khóa Việt Tiệp, cà phê Trung Nguyên, Vinataba, Bia Hà Nội, Vifon... Thực tế tiếp theo là quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chưa chú trọng vào khâu xúc tiến hỗn hợp. Theo thống kê của bộ Công nghiệp, hiện nay trên cả nước có đến hơn 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp đều cần đến ngân sách, thậm chí ngân sách lớn. Trước đến nay, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, thị phần sản phẩm đang ngày càng giảm xuống, mặc dù doanh số có thể tăng bởi thị trường tăng với tốc độ cao. Các doanh nghiệp Việt Nam nên tăng ngân sách cho hoạt động truyền thông của mình để duy trì vị trí mà mình đã chiếm lĩnh được trong tâm trí khách hàng. Chúng ta hiểu rằng, cuộc chiến giành vị trí trong tâm trí khách hàng phải là trận chiến thường xuyên, liên tục chứ không phải một sớm một chiều. Thực tế cũng đã chỉ ra rằng, việc xây dựng ngân sách ở các doanh nghiệp còn tùy tiện, và chồng chéo với ngân sách của các công cụ khác trong marketing. Với các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, cần áp dụng phương pháp “căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ phải hoàn thành” để xây dựng một chương trình truyền thông xúc tiến đủ sức lôi kéo khách hàng. Với các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường thì ngân sách cho truyền thông nhằm vào việc ổn định và phát triển thị trường, nâng cao hình ảnh nhãn hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp. Mặc dù ngân sách đã được xây dựng chi tiết, trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, cần có sự điều chỉnh thích hợp trên cơ sở phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp hiện nay ở Việt Nam tương đối đa dạng, tuy nhiên việc lựa chọn phương thức phù hợp vẫn là một vấn đề nan giải. Vấn đề này còn khó khăn hơn khi tư duy kinh doanh ở các doanh nghiệp còn nhiều hạn ché, điều này khiến các hoạt động xúc tiến hỗn hợp đối với sản phẩm thường chỉ áp dụng ở các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp vốn nước ngoài là những doanh nghiệp có vốn lớn, đồng thời quan tâm đến khâu xúc tiến hỗn hợp. Chưa cần xét ở nước ngoài, ở trong nước chúng ta có thể thấy được sự khác biệt trong khâu xúc tiến, truyền thông Marketing. Với nhiều phương thức truyền thông, phương tiện truyền thông phong phú đa dạng, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những hoạt động truyền thông Marketing phù hợp với quy mô, điều kiện, đặc thù của ngành, sản phẩm của mình. Ở Việt Nam hiện nay, những doanh nghiệp lớn có thể lựa chọn những phương thức quảng bá thương hiệu, sản phẩm bằng những hoạt động tài trợ cho các giải, câu lạc bộ thể thao… Có thể kể ra ở đây một số doanh nghiệp tiêu biểu như Kinh Đô, Hoàng Anh Gia Lai, Hoà Phát, Việt Nam Airline, Bia Halida,… Những chương trình hoạt động này đòi hỏi kinh phí lớn, quy mô và hoạt động khá phức tạp nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể lựa chọn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn những hình thức đơn giản hơn, quảng cáo trên ti vi, radio, bano, áp phích, …thậm chí chỉ đơn giản là quảng cáo ngay tại cơ sở kinh doanh của mình. Về kết hợp ngân sách trong xúc tiến hỗn hợp, quảng cáo là một ưu tiên hàng đầu, đây là công cụ dễ nhận biết, dễ tiếp xúc… tạo ảnh hưởng đối với người tiêu dùng. Bên cạnh đó là các hoạt động thúc đẩy bán hàng trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Theo thống kê đối với thị trường Mỹ, một thị trường phát triển bậc nhất của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, trước đây quảng cáo chiếm phần lớn ngân sách dành cho xúc tiến. Cho đến những năm '80 cho đến '90, ngân sách hoạt động xúc tiến hỗn hợp marketing đã thay đổi theo chiều ngược lại, từ 60% cho quảng cáo và 40% cho thúc đẩy bán hàng thành 40% cho quảng cáo và 60% cho thúc đẩy bán hàng. Sau đó do làn sóng phát triển thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp đã đổ cả núi tiền vào các hoạt động quảng cáo để xây dựng tên tuổi cho doanh nghiệp, cho nên mặc dù ngân sách chi cho thúc đẩy bán hàng vẫn tăng đều hàng năm khoảng 8.1%, tổng ngân sách chi cho quảng cáo vẫn đã vượt lên chiếm khoảng 53% ngân sách, và thúc đẩy bán hàng chiếm khoảng 41%. Những con số trên nói lên một điều rằng dù tính hiệu quả và ưu việt của quảng cáo là một điều không ai có thể phủ nhận được, nhưng ngày càng có nhiều người nhận ra tầm quan trọng và tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động thúc đẩy bán hàng. Tại Việt Nam, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thuộc loại "lấy công làm lời", chi phí quảng cáo là quá cao so với lợi nhuận thu lại được đến nỗi việc chi ra vài chục ngàn đô la để thực hiện một chiến dịch quảng cáo là điều hầu như mơ cũng không thấy. Trong tình hình như vậy, thúc đẩy bán hàng cùng với những hoạt động truyền thông BTL (below the line) khác chính là những công cụ mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tận dụng khai thác, và khai thác một cách hiệu quả, thông minh để có thể cạnh tranh trên thị trường. Các hoạt động thúc đẩy bán hàng được phân ra thành 3 loại, nhằm tác động vào 3 đối tượng khác nhau: Khuyến khích mua hàng (consumer promotion) - nhằm tác động vào người tiêu dùng. Khuyến khích bán hàng (trade promotion) - nhằm tác động vào các thành phần tham gia trong dây chuyền phân phối. Lực lượng bán hàng (sales force) - Nhằm tác động vào lực lượng nhân viên bán hàng của chính doanh nghiệp. Tùy vào đặc thù mỗi doanh nghiệp, ngành sản xuất cũng như tình hình thị trường,… mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn những mục tiêu thúc đẩy bán hàng khác nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự chủ quan của doanh nghiệp. 5.2. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp ở các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong thời gian qua: Sản xuất bánh kẹo là ngành sản xuất những sản phẩm tiêu dùng, khách hàng trực tiếp là các đại lý và người tiêu dùng đơn thuần. Vì vậy, như phân tích ở trên những hoạt động truyền thông đối với thị trường hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân, thì quảng cáo mang hiệu quả cao nhất, tiếp đến là xúc tiến bán, bán hàng cá nhân và cuối cùng là tuyên truyền. Nhắc đến ngành sản xuất bánh kẹo, người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Miền Bắc thường nghĩ đến Kinh Đô, Tràng An, Hải Hà, Hải Hà-Kotobuki, Hải Châu, Bánh kẹo Hà Nội, Hữu nghị, Quảng Ngãi, Bibica … Các công ty nước ngoài thì có Wonderfarm, Orion Vina,… Ngoài ra còn có một số sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia, Trung Quốc, Hà lan,… thông qua nhập khẩu mà trung gian là các công ty TNHH nhỏ. Vì sao người tiêu dùng lại có khái niệm đó, mặc dù trên thực tế hiện nay, cả nước có tới hơn 2000 doanh nghiệp đăng ký sản xuất bánh kẹo, nguyên nhân chính là do có sự khác nhau về các doanh nghiệp cũng như hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp. Kinh Đô, một doanh nghiệp có quy mô lớn hàng đầu Việt nam không chỉ trong ngành sản xuất bánh kẹo nói riêng và nền kinh tế nói chung có thể chi ra gần 20tỷ đồng cho quảng cáo khuyến mại sản phẩm Bánh Trung thu chỉ trong một mùa Trung thu 2006. Đó là một con số không nhỏ. Các sản phẩm bánh kẹo của các công ty nước ngoài thường xuất hiện trên ti vi, báo chí, … mặc dù chi phí quảng cáo là rất cao (30triệu đồng/30giây phát sóng/lần phát sóng). Bên cạnh đó các doanh nghiệp bánh kẹo vừa và nhỏ ở trong nước, hoạt động xúc tiến hỗn hợp- truyền thông Marketing cũng có những đặc điểm riêng. Đặc điểm riêng của xúc tiến hỗn hợp ở các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đầu tiên là chi phí, ngân sách dùng cho hoạt động xúc tiến trung bình chỉ khoảng 0-1% tổng doanh thu, đây là một con số rất thấp vì sản phẩm bánh kẹo là sản phẩm cần được quảng bá trên rộng rãi đến người tiêu dùng. Mặc dù con số chỉ là tương đối bởi trên thực tế có nhiều doanh nghiệp, nhiều hoạt động xúc tiến hỗn hợp được sử dụng nhưng vẫn có thể khẳng định là ngân sách dành cho các hoạt động này còn rất hạn chế. Nhiều khi có những hoạt động xúc tiến mà doanh nghiệp còn không tính vào ngân sách cho hoạt động xúc tiến như trang trí cửa hàng, bày biện sản phẩm…mặc dù đó là ngân sách dành cho quảng cáo ngay tại cửa hàng, doanh nghiệp. Tiếp đến là những công cụ, phương tiện truyền thông được sử dụng. Theo như tìm hiểu ở các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ở Hà Nội, đa số ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến này dành cho chế độ với đại lý, khách hàng, ưu đãi thanh toán, tiếp đến là hội chợ, triển lãm, báo chí. Rất ít các doanh nghiệp đưa sản phẩm lên quảng cáo lên truyền hình, hay tài trợ cho các hoạt động văn hoá xã hội. Về hiệu quả, thực sự như đã nói ở trên, tuỳ vào sản phẩm, quy mô doanh nghiệp, thị trường… mà chúng ta lựa chọn phương thức xúc tiến. Là các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp cần cân đối giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu vào. Chi phí giữa hoạt động này với hoạt động khác. Vì vậy khó có thể nói quảng cáo hiệu quả hơn, khuyến mại hiệu quả hơn hay marketing hiệu quả hơn. Đó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Đặc thù sản phẩm bánh kẹo của các doanh nghiệp Miền Bắc là thị trường rộng, sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường chỉ qua hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp từ các cửa hàng đại lý trực thuộc của công ty, gián tiếp từ các đại lý hợp đồng với công ty. Đại lý hợp đồng với công ty thường chiếm số đông bởi có nhiều lợi thế. Công ty không cần đầu tư nhiều về mặt bằng, nhân viên, không cần sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, tính toán lương bổng… Bên cạnh đó các đại lý là các hộ kinh doanh độc lập, mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận nên sẽ có thái độ hợp tác hai bên cùng có lợi với công ty. Xuất phát từ điều này, các công ty thường quan tâm đến chế độ cho các đại lý là chính trong các hoạt động truyền thông của mình. Theo một số chuyên gia, quảng cáo truyền khẩu là một trong những phương tiện quảng cáo hiệu quả nhất. Công ty chỉ cần cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, hình thức, có chế độ tốt với đại lý thì việc quảng cáo sẽ do đại lý đảm nhiệm. Đó là do đặc thù của sản phẩm bánh kẹo. Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động truyền thông , chẳng hạn như sản phẩm mới, thị trường, xã hội, xu hướng người tiêu dùng… Điều này khiến cho có nhiều hình thái, đặc thù riêng đối với các hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XÚC TIẾN HỖN HỢP Ở CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH HẢI HÀ KOTOBUKI TRONG THỜI GIAN QUA. I. GIỚI THIỆU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 1. Giới thiệu chung: 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty liên doanh TNHH Hải Hà Kotobuki được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh từ tháng 12 năm 1992, cho đến tháng 5 năm 1993, công ty đi vào hoạt động chính thức. Tên giao dịch: Công ty liên doanh TNHH Hải Hà Kotobuki. Cơ quan quản lý trực tiếp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Địa chỉ: Số 25 đường Trương Định- Quận Hai Bà Trưng- Hà nội. Công ty thành lập theo giấy phép đăng ký số 489/GP do Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 24/12/1992. Công ty ban đầu được hình thành trên cơ sở sự hợp tác liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản. Phía Việt Nam là công ty Bánh kẹo Hải Hà thuộc Bộ Công nghiệp quản lý, bên phía Nhật Bản là Tập đoàn Kotobuki. Số vốn góp ban đầu của liên doanh quy ra giá trị tiền mặt bao gồm thiết bị, máy móc, nhà xưởng, quyền sử dụng đất đai là 4 triệu USD do hai bên đóng góp. Trong đó vốn của phía Kotobuki chiếm 71% (gồm máy móc thiết bị sản xuất và tiền mặt), vốn góp của phía Hải Hà chiếm 29% (gồm quyền sử dụng đất và máy móc thiết bị sản xuất).(Nguồn: Văn phòng công ty). Lực lượng cán bộ công nhân viên chính thức ban đầu gồm một số cán bộ từ công ty Bánh kẹo Hải Hà chuyển sang, tuyển chọn mới và đại diện của tập đoàn Kotobuki dưới sự điều hành của tổng giám đốc người Việt Nam. Công ty đi vào sản xuất kinh doanh cho đến năm 2003, Công ty Bánh kẹo Hải Hà tiến hành cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà theo quyết định số 191/2003/QĐ_BCN của Bộ Công nghiệp ra ngày 14/11/2003. Vốn góp của Hải Hà được Bộ Công nghiệp chuyển sang Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam quản lý, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép số 489/GPĐC7_BKH_HN ngày 19/10/2005. Ngày 20/3/2005 Công ty Confectionery Kotobuki Nhật Bản và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã ký kết Hợp đồng chuyển nhượng vốn trong liên doanh. Ngày 24/11/2005 Sở Kế hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp giấy phép số 489/GPĐC8_BKH_HN chuẩn y việc chuyển nhượng vốn trong Công ty liên doanh TNHH Hải Hà Kotobuki như sau: Bên Việt Nam: Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam: 70% vốn Bên nước ngoài (Nhật Bản): Công ty bánh kẹo Confectionery : 5% vốn Công ty TNHH bánh kẹo Kotobuki Holding: 25% vốn Như vậy, cho đến thời điểm này, Công ty liên doanh TNHH Hải Hà Kotobuki là công ty liên doanh với nước ngoài, phía Việt Nam trực thuộc Tổng Công ty Thuốc Lá Việt Nam với tỷ lệ vốn góp là 70%, phía nước ngoài là tập đoàn Kotobuki Holding và Confectionery của Nhật Bản với tỷ lệ vốn góp là 30%. Với thiết bị, công nghệ hiện đại và hệ thống kiểm tra chất luợng chặt chẽ, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao như: các loại bánh "Bim Bim", Cookies, kẹo cao su thanh, kẹo cao su thổi bóng, kẹo cứng cứng nhân với các hương vị trái cây, kẹo que LOLLIPOP, Sôcôla,... Đặc biệt dây chuyền bánh tươi của công ty với hơn 100 sản phẩm đã và đang phục vụ cho các lễ sinh nhật, hội nghị, cưới hỏi và nhu cầu hàng ngày của qúy khách hàng. Sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường và đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống đại lý và chi nhánh của công ty tại khắp các tỉnh trên toàn quốc. Mặc dù có nhiều đơn vị sản xuất bánh kẹo song sản phẩm của công ty vẫn dành được sự quan tâm của người tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, các sản phẩm của Hải Hà-Kotobuki còn được xuất khẩu sang các nước như: Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Nga, Mông Cổ… Bên cạnh những thương hiệu bánh kẹo lớn trong nước, Hải Hà-Kotobuki đã và đang trở thành niềm tin cho người tiêu dùng không chỉ thị trường miền Bắc. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này tại các cửa hàng của Công ty trong thời gian qua, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đến các cửa hàng của công ty chúng ta có thể nhìn thấy quang cảnh khách hàng tấp nập đi mua bánh kẹo của Hải Hà-Kotobuki. Đây là dấu hiệu đáng mừng khi mà bánh kẹo Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia,… đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Người Việt Nam ngày càng tin dùng những sản phẩm Việt, có được điều này không thể tách rời sự cố gắng của tập thể công ty. Mỗi cá nhân đều đóng góp công sức vào sự thành công của doanh nghiệp. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Chức năng Chức năng chủ yếu của Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki là sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại bánh kẹo đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Nhiệm vụ Bất cứ một doanh nghiệp nào dù quy mô và hoạt động trong lĩnh vực nào đều phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, tuy nhiên xét trên góc độ tổng quát thì công ty có những trách nhiệm sau: - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước về các khoản thuế và các khoản lệ phí. - Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, phải đảm bảo lợi ích và quyền lợi cho người lao động theo quy định của luật Lao động. - Đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định và tích cực tham gia chống nạn hàng giả, hàng kém phẩm chất trên thị trường làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. - Tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, di tích văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội. - Tiến hành ghi chép sổ sách kế toán theo quy định và chịu sự kiểm soát của cơ quan tài chính. - Doanh nghiệp phải luôn thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng, tránh tình trạng làm bừa, làm ẩu, mất vệ sinh gây tổn hại đến uy tín của công ty và khách hàng. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki bao gồm: Hội đồng quản trị, 1 tổng giám đốc, 1 phó tổng giám đốc, các chi nhánh, phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo tối cao của Công ty có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của Công ty như: phương hướng hoạt động, kế hoạch kinh doanh, cán bộ lãnh đạo phòng ban theo nguyên tắc nhất trí. Tổng giám đốc là người được hội đồng quản trị đề ra để điều hành các hoạt động thường ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty, là người nắm giữ các quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm chỉ huy điều hành chung toàn bộ các hoạt động của Công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua phó tổng giám đốc và các phòng ban. Phó tổng giám đốc là người tham mưu cho tổng giám đốc trong việc quyết định quản lý về từng lĩnh vực chuyên môn đồng thời là người quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất của phân xưởng. Biểu đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy và hệ thống QLCL của Công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Tổng Giám Đốc Phòng Kế hoạch Vật Tư Phòng Kỹ thuật Phòng Thị trường Văn phòng Phòng tài vụ Phã TG§ Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Hải Phòng Hệ thống các cửa hàng Văn phòng phân xưởng Dây chuyền kẹo que Dây chuyền kẹo Sôcôla Dây chuyền kẹo cao su Dây chuyền Snack Dây chuyền cooktai Dây chuyền Isomalt Dây chuyền bánh tươi Dây chuyền kẹo cứng Nguồn : Văn phòng Công ty Phòng thị trường đảm nhận công việc nghiên cứu và phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm, marketing, phối hợp trực tiếp với phòng kỹ thuật trong việc phát triển sản phẩm mới đồng thời phối hợp với các phòng ban khác trong việc lên kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi các thông số kỹ thuật của các loại bánh kẹo sản xuất ra, đảm nhận việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất và đổi mới công nghệ, phối hợp với phòng thị trường trong việc ra các sản phẩm mới và phối hợp với các phòng ban khác trong việc lên kế hoạch sản xuất. Phòng vật tư chịu trách nhiệm trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng kế hoạch năm cho toàn Công ty. Phòng tài vụ theo dõi, ghi chép, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí với Nhà nước, cung cấp các thông tin để lãnh đạo Công ty ra được những quyết định xác thực hơn. Văn phòng Công ty thực hiện các thủ tục hành chính và lưu giữ các tài liệu của Công ty. Ngoài ra văn phòng cũng là người chịu trách nhiệm hoạch định nguồn nhân lực, tuyển chọn, bố trí sử dụng và phát triển nguồn nhân sự, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật. Văn phòng cửa hàng chịu trách nhiệm phân phối đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm của Công ty đặc biệt là sản phẩm bánh tươi, phối hợp với phòng thị trường trong việc cung cấp các thông tin thị trường. Phân xưởng sản xuất của Công ty đứng đầu là quản đốc phân xưởng có chức năng phụ trách, bố trí nhân sự trong phân xưởng, điều phối cân đối dây chuyền sản xuất, chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc, phối hợp hoạt động với các phòng ban lên kế hoạch sản xuất. Phân xưởng là nơi hoạt động trực tiếp của máy móc và đồng thời thực hiện các khâu sản xuất, đóng gói, in hình, tạo dáng trên bánh tươi.... Ngoài ra trong công ty còn có tổ chức công đoàn, tổ chức đoàn thể. Thành viên của hai tổ chức này là các cán bộ của công ty. Các tổ chức hoạt động để đảm bảo quyền lợi của các thành viên tạo môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển trong công ty. Cơ cấu lao động Tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty hiện nay có 364 người. (114 Nam ; 260 nữ) Trong đó: - Cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học, trên Đại học: 67 người. - Cán bộ có trình độ trung cấp: 17 người. - Cán bộ công nhân viên khác: 280 người. Về cơ cấu lao động của Công ty như sau: - Tổng giám đốc: 1 người. - Phó tổng giám đốc: 1 người. - Phòng thị trường: 20 người. - Phòng kỹ thuật: 10 người. - Phòng kế hoạch vật tư: 9 người. - Phòng tài vụ: 6 người. - Văn phòng Công ty: 10 người. - Khối cửa hàng: 71 người. - Văn phòng phân xưởng: 8 người. - Công nhân lao động là 228 người. Trong đó lao động trực tiếp (trực tiếp làm sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36716.doc
Tài liệu liên quan