Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: 3

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 3

I/ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 3

1) Khái niệm tín dụng ngân hàng. 3

2) Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 4

II/ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TRONG VIỆC CẤP TÍN DỤNG CHO NỀN KINH TẾ. 9

1) Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán ngân hàng. 9

1.1)Khái niệm. 9

1.2)Vai trò. 9

1.3)Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng. 11

2/Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay. 12

2.1)Khái niệm. 12

2.2)Vai trò của kế toán cho vay. 12

2.3)Nhiệm vụ của kế toán cho vay. 14

III/CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY VÀ QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY CHỦ YẾU. 15

1/Các phương thức cho vay. 15

1.1) Phương thức cho vay từng lần: 16

1.2) Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 17

2/ Chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay. 19

2.1) Chứng từ trong kế toán cho vay. 19

2.2) Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay. 21

3/ Quy trình hạch toán các phương thức cho vay chủ yếu. 22

3.1)Hạch toán phương thức cho vay từng lần 22

3.2) Hạch toán phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 23

3.3/ Hạch toán các phương thức cho vay khác. 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA-HÀ NỘI. 25

I/ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 25

1/ Khái quát môi trường kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội. 25

2/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội. 27

2.1/ Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội. 27

2.2/ Kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội. 30

2.2.1/ Về hoạt động huy động vốn. 31

2.2.2/ Về hoạt động sử dụng vốn 34

2.2.3/ Về công tác kế toán và thanh toán. 37

2.2.4/ Về kết quả tài chính. 38

2.2.5/ Về các mặt hoạt động khác. 39

II/ THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 41

1/Tài khoản và chứng từ sử dụng 41

1.1/Tài khoản sử dụng. 41

1.2/ Chứng từ sử dụng. 41

2/Về điều kiện cho vay. 42

3/ Về thời hạn cho vay 43

4/Về lãi suất cho vay: 43

5/Về thủ tục và hồ sơ cho vay. 45

6/ Về quy trình hạch toán: 46

6.1/ Kế toán giai đoạn cho vay. 46

6.2/Kế toán giai đoạn thu nợ: 47

6.3/ Kế toán giai đoạn gia hạn nợ: 47

6.4/ Kế toán chuyển nợ quá hạn. 47

6.5/ Kế toán thu lãi cho vay: 49

6.6/ Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. 49

7/Về lưu giữ và quản lý hồ sơ vay: 50

III/ ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 50

1/Kết quả đạt được. 50

2/Những hạn chế và tồn tại. 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA-HÀ NỘI. 54

I/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 54

II/ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI 56

1/Giải pháp chung. 56

2/Giải pháp nhằm củng cố công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng Công thương Đống Đa-Hà Nội. 58

III/MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI. 60

1/Những kiến nghị chung. 60

2/ Những kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng Công thương Đống Đa – Hà Nội. 62

KẾT LUẬN. 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 67

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế quận phát triển. 2/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội. 2.1/ Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội. Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thuộc hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam nằm trên địa bàn quận Đống Đa, được thành lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng. Tuy nhiên, trước đó khá lâu vào năm 1955 nó đã được manh nha hình thành ban đầu là một phòng thương nghiệp thuộc Đống Đa. Năm 1957 đổi thành chi điểm Ngân hàng Nhà nước khu Đống Đa, năm 1987 được chuyển thnàh chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Đống Đa và cuối cùng đến năm 1988 mới chính thức được gọi là chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội. So với nhiều Ngân hàng thương mại khác, có thể bề dày kinh nghiệm của ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội có phần khiêm tốn, nhưng khoảng thời gian gần 15 năm hoạt động cũng đủ dài để khẳng định hướng đi đúng đắn cũng như vai trò vị trí của ngân hàng trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Với phương châm "nhanh chóng - chính xác- an toàn- hiệu quả" trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và với phong cách phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng. Đối với Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội, ngoài mục tiêu chủ yếu là doanh lợi như bao Ngân hàng khác còn chú trọng đến lợi ích phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Là chi nhánh loại 1 của Ngân hàng công thương Việt Nam một chi nhánh lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội cả về quy mô và phạm vi hoạt động, mô hình bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội bao gồm: - Một trụ sở chính đặt tại số 187 phố Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội. - Hai phòng giao dịch Kim Liên và Cát Linh đặt tại phường Kim Liên và phố Cát Linh. - Hệ thống các bàn tiết kiệm đặt rải rác trên địa bàn quận. Chức năng hoạt động cụ thể của các phòng ban được khái quát như sau: + Phòng nguồn vốn: thực hiện huy động vốn từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế...trên địa bàn quận mà chủ yếu là huy động vốn từ các tầng lớp dân cư (chiếm 67%) với sự hỗ trợ của quỹ tiết kiệm đặt rải rác trên toàn bộ địa bàn quận nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. + Phòng kinh doanh: là một trong những phòng quan trọng, tập trung những hoạt động chính của ngân hàng, nó quyết định phần lớn kết quả kinh doanh của ngân hàng, thực hiện cho vay đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân... đồng thời cung cấp thông tin giúp giám đốc điều hành hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phòng kinh doanh được chia làm ba bộ phận: tín dụng thương nghiệp quốc doanh, tín dụng công nghiệp quốc doanh, tín dụng ngoài quốc doanh. + Phòng kinh doanh đối ngoại: phụ trách những hoạt động liên quan đến đối ngoại tại ngân hàng như thực hiện mua bán ngoại hối, thanh toán ngoại tệ với khách hàng, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và cá nhân dưới hình thức mở tài khoản. + Phòng kế toán tài chính: thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán qua ngân hàng như mở tài khoản tiền gửi, thanh toán các loại séc, ngân phiếu...thực hiện thanh toán nội bộ, thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ. Đồng thời thực hiện hạch toán tất cả các chứng từ liên quan đến tiền như cho vay, nhờ thu, thanh toán liên hàng, hạch toán và quản lý tài sản, các khoản thu chi bằng tiền của ngân hàng, chi tiêu mua sắm tài sản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo sự uỷ nhiệm của khách hàng. Ngoài ra, còn phải quản lý các loại chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ việc tiếp nhận, xử lý cho đến khâu bảo quản, luân chuyển và lưu giữ. Trưởng phòng kế toán phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc kiểm soát tính hợp lệ hợp pháp của các chứng từ thanh toán, về các quyết định chuyển tiền đi và chuyển tiền đến cũng như việc hạch toán vào các tài khoản thích hợp đảm bảo theo đúng chế độ và thể lệ kế toán quy định. + Phòng tiền tệ kho quỹ: đảm nhận nhiệm vụ thu chi tiền mặt đối với các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh, lưu giữ, bảo quản các loại giấy tờ có giá như séc, giấy tờ thế chấp tài sản, ngân phiếu thanh toán và các loại giấy tờ có giá khác, điều hoà lượng tiền mặt trong lưu thông theo chỉ thị của cấp trên. + Phòng tổ chức hành chính: thực hiện nhiệm vụ quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ, sắp xếp tuyển dụng nhân viên, đề bạt nâng lương, thưởng cán bộ công nhân viên. + Phòng thông tin điẹn toán: nhận truyền thông tin kịp thời, cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho ban lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành dạt hiệu quả cao. + Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng hàng ngày và báo cáo về trung ương. + Hai phòng giao dịch Kim Liên và Cát Linh: hoạt động tương tự như hoạt động tại trụ sở chính, thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Với bộ máy được tổ chức một cách khoa học như trên đã nâng cao được chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội hoạt động trên lĩnh vực công thương nghiệp là chủ yếu nên đối tượng khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong những ngành nghề chủ chốt như xây dựng, thương mại, công nghiệp, chế biến nông nghiệp...Là thành viên của hệ thống tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) nên Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu về dịch vụ ngân hàng quốc tế một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và có hiệu quả nhất với các phương tiện công nghệ ngân hàng hiện đại và tinh thần phục vụ nhiệt tình chu đáo. 2.2/ Kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội. Với phương châm "Sự thành bại của khách hàng cũng chính là sự thành bại của ngân hàng" sau nhiều năm hoạt động thì ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc xây dựng thủ đô, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Trong suốt quá trình hoạt động Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và an toàn, được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng công thương về tổ chức cũng như kinh doanh. Bước sang thế kỷ XXI cùng với sự chuyển mình của đất nước trong tiến trình hội nhập xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội ngày càng nhận thức được vai trò to lớn của mình, vì vậy Ngân hàng đã và đang từng bước đa dạng hóa các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng kinh tế, từ đó góp phần tích cực vào việc phục vụ đắc lực cho chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng của Đảng và Nhà nước. 2.2.1/ Về hoạt động huy động vốn. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh được đều phải có vốn, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với các Ngân hàng thương mại thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng, vốn là cơ sở để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn quyết định quy mô hoạt động, uy tín khả năng thanh toán và khả năng cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng. Có thể nói nguồn vốn quyết định đến quy mô hoạt động nói chung, quy mô hoạt động tín dụng nói riêng và là tiền đề để mở rộng hay thu hẹp quy mô tín dụng của mỗi ngân hàng, ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh lớn sẽ có ưu thế trên thị trường. Trong các loại nguồn vốn thì huy động vốn là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nó giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau như tièn gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu...hoặc qua các nghiệp vụ thị trường khác. Vốn huy động thực chất là tài sản nợ mà ngân hàng huy động được từ các chủ thể khác trong nền kinh tế, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng và là cơ sở để cho nghiệp cụ tín dụng tồn tại và phát triển. Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, trong những năm qua ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức khác nhau như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu có mụ đích trả lãi trước, trả lãi sau, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế để đảm bảo quy mô nguồn vốn không ngừng tăng trưởng. Thực hiện tốt các chính sách về khách hàng, về lãi suất và phí dịch vụ hấp dẫn để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư trên đại bàn. Đồng thời, ngân hàng chú trọng hoàn thiện dịch vụ kiểm ngân, thu hộ, chi hộ cho những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường quốc tế để thu hút tiền gửi ngoại tệ. Đổi mới phong cách giao dịch với thái độ lịch sự, chu đáo và làm tốt công tác tiếp thị nên chi nhánh đã tạo được uy tín đối với khách hàng, không ngừng thu hút thêm nguồn vốn cho ngân hàng. Mặt khác, để hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền ngân hàng còn đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống giao dịch thuận tiện, cơ sở vật chất khang trang... Chính vì thế, trong những năm gần đây nguồn vốn của ngân hàng đã có sự tăng trưởng đáng kể thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội. ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 ST % ST % ST % 1/ Tiền gửi tiết kiệm -Không kỳ hạn -Có kỳ hạn 2/Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 3/Kỳ phiếu 1230 25 1205 750 30 61,19 1,24 59,95 37,31 1,49 1360 20 1340 800 160 58,62 0,86 57,76 34,48 6,89 1700 25 1675 900 106 62,2 0,92 61,9 33,26 3,91 Cộng 2010 100 2320 100 2706 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội. Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động đạt 2320 tỷ đồng tăng 310 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,4% so với năm 2001, năm 2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 2706 tỷ đồng tăng 386 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,6% so với năm 2002. Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất: 61,19% (năm 2001); 58,62% (năm 2002); 62,82% (năm 2003). Đây là nguồn vốn có lãi suất và tốc độ tăng trưởng vững chắc, ổn đinh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là hoạt động sử dụng vốn. Tuy nhiên chi phí trả lãi suất cho loại tiền gửi này rất cao cho nên ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý để tránh ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn tiền gửi này chia làm hai loại: -Tiền gửi không kỳ hạn: đây là loại tiền gửi trả lãi thấp do nhu cầu tiền gửi vào và rút ra của khách hàng là thường xuyên và ngân hàng không kế hoạch đựơc. Trong rổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ khoảng 1%. -Tiền gửi có kỳ hạn: nguồn tiền gửi này ngân hàng phải trả lãi cao nên số lượng huy động được là rất lớn và ngày càng tăng qua các năm: năm 2001 là 1205 tỷ đồng, năm 2002 là 1340 tỷ đồng, năm 2003 là 1675 tỷ đồng. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn vì tính chất ổng định của nó. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại giữ vị trí rất quan trọng, vì đây là nguồn vốn có quy mô thường rất lớn, chi phí trả lãi lại thấp hơn nhiều so với các loại tiền gửi khác. Trong những năm gần đây Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội đã nỗ lực rất nhiều trong việc khơi tăng laọi tiền gửi này để giảm lãi suất đầu vào, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể năm 2001 tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 37,31%, năm 2002 chiếm 34,48%, năm 2003 chiếm 33,26%. Sở dĩ có sự thay đổi này là do xu hướng mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng. -Việc phát hành các loại kỳ phiếu cũng có sự biến động đáng kể qua các năm: năm 2001 là 30 tỷ đồng chiếm 1,49% tổng nguồn vốn huy động, năm 2002 là 160 tỷ đồng chiếm 6,89%, năm 2003 là 106 tỷ đồng chiếm 3,91%. Có sự biến động này có thể là do: + Đây là cách huy động vốn mà chủ yếu là vốn trung dài hạn với chi phí huy động cao nên khi lượng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi trong thanh toán đã đáp ứng được nhu cầu huy động vốn ngắn hạn và một phần vốn trung dài hạn thì ngân hàng hạn chế bớt số lượng phát hành. + Nhu cầu mua của người dân giảm xuống sau một thời gian lãi suất kỳ phiếu ngân hàng tăng lên liên tục để bù đắp sự thiếu hụt vốn của các ngân hàng thì nay đã ổn định. Tóm lại trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng lên liên tục và ổn định trong thời gian dài, đáp ứng thoả mãn nhu cầu hoạt động đầu tư của ngân hàng, ngoài ra còn thường xuyên vượt kế hoạch điều chuyển vốn về Ngân hàng Công thương Việt Nam để điều hoà vốn trong toàn hệ thống và số vốn điều hoà được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Vốn điều chuyển đi của Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội. ĐVT: Tỷ đồng Năm Kế hoạch Thực hiện 2001 2002 2003 231 185 600 435 250 690 Nguồn: Báo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội. 2.2.2/ Về hoạt động sử dụng vốn Song song với nghiệp vụ về huy động vốn thì nhu cầu về sử dụng vốn đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, những sai lầm trong công tác sử dụng vốn sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, thậm chí có thể làm phá sản một ngân hàng và ảnh hưởng không nhỏ đến toàn hệ thống. Tình hình sử dụng vốn hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng đầy khó khăn và được các ngân hàng rât quan tâm, Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội cũng không ngoại lệ. Ngân hàng luôn coi trọng gnhiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu, thực hiện đúng các chủ trương của Nhà nước và của ngành, trong những năm qua Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội đã tập trung vốn huy động để thực hiện đầu tư có trọng điểm và cho vay đối với kinh tế quốc doanh, tạo điều kiện giúp đỡ kinh tế quốc doanh giữ vững vai trò chủ đạo của mình đồng thời cũng tích cực mở rộng hoạt động tín dụng tới tất cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thực hiện đa dạng hóa các hình thức cho vay. Ngoài cho vay ngắn hạn ngân hàng còn thẩm định và đầu tư cho vay trung dài hạn đáp ứng chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận. Trong những năm qua với sự quyết tâm nỗ lực, bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo nên hoạt động cho vay của chi nhánh đã vượt qua những khó khăn, giữ vững ổn định và tiếp tục phát triển cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư. Kết quả hoạt động cho vay đáng được ghi nhận, dư nợ tín dụng tăng trưởng lành mạnh và vững chắc. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội. ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 ST % ST % ST % 1/ Doanh số cho vay -Ngắn hạn- Trung dài hạn 2/Doanh số thu nợ -Ngắn hạn -Trung dài hạn 3/Dư nợ -Ngắn hạn -Trung dài hạn 4/ Nợ quá hạn -Ngắn hạn -Trung dài hạn 1740 1495 245 1100 1040 60 1490 905 585 11 11 0 100 85,92 14,08 63,22 59,77 3,45 100 60,74 39,26 1763 1560 203 1583 1546 37 1670 909 751 10 10 0 100 88,48 11,51 89,79 87,69 2,1 100 54,43 44,97 2400 2130 270 2628 2533 95 2042 1116 926 8 8 0 100 88,75 11,25 109,5 105,54 3,96 100 54,65 45,35 Nguồn: Báo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội. Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay của ngân hàng năm sau đều cao hơn năm trước: năm 2001 thu được 1100 tỷ đồng đạt tỷ trọng 63,22%, năm 2002 thu được 1583 tỷ đồng đạt tỷ trọng 89,79%, năm 2003 thu được 2628 tỷ đồng đạt 109,5% vượt kế hoạch. Nhưng bên cạnh đó thì dư nợ tín dụng cũng tăng lên năm 2001 là 1490 tỷ đồng, năm 2002 là 1670 tỷ đồng, năm 2003 là 2042 tỷ đồng. Song tình hình nợ quá hạn của ngân hàng lại giảm đi qua các năm, năm 2002 giảm từ 11 tỷ xuống 10 tỷ và năm 2003 giảm từ 10 tỷ xuống 8 tỷ đồng, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được cải thiện, lành mạnh các khoản tín dụng, phòng tránh rủi ro trong kinh doanh. Nếu xét theo thời hạn cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng phát triển trong những năm gần đây, năm 2001 là 1495 tỷ đồng chiếm 85,92%; năm 2002 là 1560 tỷ đồng chiếm 88,48%; năm 2003 là 2130 tỷ đồng chiếm 88,75%; cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm từ năm 2001 đến năm 2002, nhưng lại tăng ở năm 2003, cụ thể: năm 2001 là 245 tỷ đồng chiếm 14,08%; năm 2002 là 203 tỷ đồng chiếm 11,51%; năm 2003 là 270 tỷ đồng chiếm 11,25%. Dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm gần đây nhưng do tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn nhỏ so với tốc độ tăng của tổng dư nợ nên tỷ lệ này lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó thì ta thấy năm 2003 chi nhánh luôn chú trọng đầu tư cho vay trugn dài hạn giúp các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 45% trong tổng dư nợ: - Đầu tư cho tổng công ty công trình giao thông 8 thi công dự án đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch- Pháp Vân thành phố Hà Nội, đây là dự án trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt, tổng trị giá vốn Ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội đầu tư 120 tỷ đồng. - Dự án đầu tư bổ xung Lò đúc kéo đồng , lò cán nhôm liên tục và dự án hoàn thiện thiết bị cộng nghệ sản xuất dây và cáp nhôm, dây vá cáp đồng, dây đồng mền bọc nhựa PVC của Công ty cơ điện Trần Phú. - Đầu tư cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông nâng cấp mạng phủ sóng Vinaphone tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. Có thể nói đầy là hướng đi đúng đắn của ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội thể hiện tầm nhìn xa rộng của ban lãnh đạo nếu thực hiện tốt chiến lược này thì chắc chắn đây là điều kiện thụân lợi để ngân hàng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, bởi đây là nguồn vốn có đầu vào thấp đó sẽ là cơ hội để tăng lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên cho vay trung dài hạn rủi ro lớn vì sự biến động của thời thế và chính sách vì vậy đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thận trọng hơn đối với những món cho vay loại này. Đạt được kết quả như trên là do sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội nói chung và cán bộ phụ trách mang công việc này nói riêng, họ đã thực hiện nghiêm túc quá trình cho vay thẩm định kỹ phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để có những biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn. Đồng thời ngân hàng đã đi sâu vào việc chấn chỉnh công tác tín dụng, thường xuyên kiểm tra rà soát và xử lý kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong hạot động tín dụng để dảm bảo an toàn, lành mạnh trong hoạt động của mình. 2.2.3/ Về công tác kế toán và thanh toán. Công tác kế toán và thanh toán cũng được chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội chú trọng và thực hiện tốt, tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trong ngân hàng, chấp hành đúng chế độ hạch toán kế toán, thu chi tài chính, thực hiện tốt các tỷ lệ an toàn đảm bảo được kế haọch cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, an toàn chi trả, đảm bảo khả năng thanh toán trong toàn chi nhánh. Công tác kế toán chi tiêu nội bộ chấp hành tốt chế độ quản lý vốn về đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, trích nộp các khoản phải nộp theo đúng quy định, hạch toán đầy đủ , rõ ràng, chính xác các khoản chi tiêu nội bộ. Công tác kế toán thanh toán thực hiện tốt đảm bảo an toàn nhanh chóng chính xác. Mọi chứng từ kế toán đều được kiểm soát chặt chẽ, nhìn chung đều chấp hành đúng chế độ chứng từ, đảm bảo tính pháp lý và hạch toán đúng chế độ, những sai sót nhỏ được phát hiện hịp thời và có biện pháp chấn chỉnh ngay. Bên cạnh đó, Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội cũng đã thực hiện tốt có hiệu quả các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, chuyển tiền nhanh , thanh toán liên hàng và thanh toán bù trừ qua Ngân hàng Nhà nước...Có được thành tích trên là do Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội đã thực hiện tốt việc chỉ đạo của các cấp vĩ mô, biết đầu tư đúng hướng, từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhất là trong khâu thanh toán. Nhờ áp dụng thành tựu tin học vào các lĩnh vực hoạt động mà ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực vừa thu hút mở rộng chiến lược khách hàng, vừa thúc đẩy các mặt nghiệp vụ ngân hàng khác cùng phát triển. 2.2.4/ Về kết quả tài chính. Do có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mà lợi nhuận của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội đã ngày càng tăng lên, điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Kết quả tài chính của Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 ST % ST % ST % Tổng thu nhập 130 100 147 100 180 100 -Lãi tiền gửi -Lãi tiền vay -Lãi khác 35 93 2 26,92 71,54 1,54 20 120 7 13,6 81,63 4,77 40 137 3 22,22 76,11 1,67 Tổng chi phí 105 100 108 100 142 100 -Lãi tiền gửi -Lãi tiền vay -Lãi khác 17 78 10 16,2 74,28 9,52 20 70 18 18,52 64,81 16,67 35 77 30 24,65 54,22 21,13 Tổng lãi 25 39 38 Nguồn: Báo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội. Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu thu nhập- chi phí của ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, cụ thể là tỷ trọng lãi tiền gửi, lãi tiền vay, lãi khác đều có xu hướng tăng lên ở năm 2002, nhưng lại có xu hướng giảm ở năm 2003. Sự tăng giảm biến động này là do lãi khác trong tổng thu nhập của năm 2003 giảm so với năm 2002 trong khi đó lãi khác trong tổng chi phí năm 2003 lại tăng lên rất nhiều. Như vậy nguyên nhân chính là do lãi khác trong tổng thu nhập năm 2003 giảm từ 4,77% xuống 1,67%; còn tỷ lãi khác trong tổng chi phí lại tăng từ 16,67% lên 21,13%. Có thể nói trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh tièn tệ tín dụng chịu ảnh hưởng của nhièu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và nhiều yếu tố tác động của nền kinh tế nước ta, nhiều lần thay đổi lãi suất huy động, lãi suất cho vay làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính của ngân hàng, song nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của các cấp có thẩm quyền và ban lãnh đạo của ngân hàng mà kết quả hoạt động kinh doanh củ ngân hàng được đảm bảo và ngày càng gia tăng, nhờ vậy đã tạo cho ngân hàng một thế đứng vững chắc trong cơ chế thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, tạo được ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng và do đó mà khách hàng đã chọn và đến với ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nôị. 2.2.5/ Về các mặt hoạt động khác. Để thich sứng hơn nữa với cơ chế thị trường, ngân hàng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội còn mở rộng thêm các hoạt động khác, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho ngân hàng mặt khác vừa giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Về thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại: hoạt động mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành L/C, thanh toán L/C ngày càng phát triển. Với mục tiêu phuạc vụ khách hàng là chính, đảm bảo có lãi và an toàn ngoại hối, trong những năm qua Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội đã đáp ứng kịp thời nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng và làm tăng thêm thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Cụ thể thu phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2003 là 3tỷ 928 triệu đồng, mở L/C nhập khẩu 357 món trị giá là 41,394,647 USD, thanh toán hàng nhập khẩu là 1258 món trị giá 50,500,894 USD. Mặt khác do đặc điểm trên địa bàn có ít doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu chủ yếu khách hàng là những đơn vị sản xuất thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy nghiệp vụ thị trường quốc tế tại chi nhánh chủ yếu phục vụ cho mở L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu. Ngoài ra dịch vụ chi trả kiều hối được tổ chức bố trí các bộ phận hợp lý nhằm đảm bảo an toàn, nhanh chóng và tiện lợi, cụ thể doanh số chi trả kiều hối trong năm 2003 là 491 món với trị giá 1,199,330 USD. Với phương châm luôn đề cao việc đào tạo đội ngũ cán bộ, coi con người là yếu tố quyết định cho mọi sự thành bại, Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội rất chú ý đến việc bố trí sắp xếp cán bộ công nhân viên có kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng nghiệp cụ đáp ứng yêu cầu củ từng nghiệp vụ chuyên môn. Tổ chức tuyển dụng thực hiện việc đề bạt, điều động, nâng bậc lương ... Tóm lại, trong điều kiện thị trường có nhiều biến động tạo không ít khó khăn cho hoạt động của ngân hàng nhưng nhìn chung trong những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất ổn định, phát triển kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3269.doc
Tài liệu liên quan