Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Lời nói đầu : 4

Chương I : Lý luận chung về thanh toán vốn giữa các ngân

hàng và phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử. 8

I. Thanh toán vốn giữa các ngân hàng. 8

1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán vốn giữa các ngân hàng. 8

2. Ý nghĩa của thanh toán vốn giữa các ngân hàng. 9

3. Các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng 12

3.1. Thanh toán bù trừ 12

a. Khái niệm 12

b. Điều kiện áp dụng 12

3.2. Thanh toán liên hàng (TT chuyển tiền điện tử) 12

3.3. Thanh toán qua tài khoản TG tại NHNN 14

3.4. Mở tài khoản TG lẫn nhau giữa các ngân hàng. 16

II. Thanh toán chuyển tiền điện tử 16

1. Tính tất yếu khách quan phải áp dụng công nghệ tin học

 trong thanh toán liên hàng. 16

2. Quá trình phát triển thanh toán liên hàng ở Việt Nam. 17

3. Những đặc trưng cơ bản trong thanh toán chuyển tiền điện tử. 18

3.1. Chứng từ và TK sử dụng. 18

3.2. Phương pháp kiểm soát và đối chiếu 19

3.3. Qui trình thanh toán chuyển tiền điện tử 22

Chương II : Thực trạng về thanh toán chuyển tiền điện tử

tại Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng. 28

I. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng 28

1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới

 hoạt động ngân hàng. 29

2. Khái quát về hoạt động của ngân hàng. 29

2.1. Hoạt động nguồn vốn 30

2.2. Hoạt động sử dụng vốn 31

2.3. Hoạt động thanh toán 32

2.4. Kết quả hoạt động tài chính 34

II. Thực trạng thanh toán chuyển tiền điện tử tại ngân hàng 36

1. Quá trình áp dụng công nghệ tin học trong thanh toán. 36

2. Tổ chức thanh toán điện tử tại ngân hàng. 36

3. Thực trạng về thanh toán điện tử. 37

III. Đánh giá về thanh toán điện tử tại Ngân hàng công thương khu

 vực II Hai Bà Trưng. 38

1. Những kết quả đạt đư ợc 38

2. Những tồn tại, nguyên nhân 39

Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thanh

toán điện tử tại Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng 42

I. Định hướng chiến lược phát triển của hệ thống thanh toán điện tử

 tại Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng. 42

II. Một số giải pháp nhằm hiện đại hoá công nghệ thanh toán điện tử. 43

III. Một số kiến nghị về hoàn thiện hình thức thanh toán chuyển tiền

 điện tử của Ngân hàng. 44

Kết luận 47

Tài liệu tham khảo 48

 

doc46 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II - Hai Bà Trưng - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực để đảm bảo hoà nhập vào mạng thanh toán quốc tế, rút ngắn khoảng cách về công tác thanh toán mới nhằm khai thác hết ưu thế các hình thức thanh toán phải được tiến hanhf đồng thời với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại vào đào tạo cán bộ, chuyên gia giỏi về tin học và thanh toán vấn đề tất yếu phải làm. 3. Những đặc trưng cơ bản trong thanh toán chuyển tiền điện tử Trong dự án thanh toán chuyển tiền điện tử, việc cài đặt hệ điều hành UNIX đã thực sự nâng cấp về công nghệ thực hiện xu hướng tăng cường khả năng bảo mật hệ thống, khả năng kiểm soát của trung ương, an toàn và thuận tiện về thiết lập các thủ tục kết nối xây dựng cơ sở tại trung ương. Do vậy, trình độ kỹ thuật của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng nói riêng và các Chi nhánh ngân hàng công thương nói chung đòi hỏi trách nhiệm cao hơn. Chấp hành nghiêm túc các qui trình kỹ thuật nghiệp vụ, hướng dẫn cài đặt và nhất là sự đồng bộ giữa máy chủ - trạm làm việc... Qui trình luân chuyển thông tin và chứng từ bằng máy tính : thanh toán viên sử dụng qui trình máy tính tạo các hiệu mật bằng chương trình đặc biệt, sau đó chuyển tập tin cho bộ phận thanh toán viên chương trình tự động mã hoá chuyền tập tin tới địa chỉ tin cậy. Các mẫu chứng từ trong thanh toán chuyển tiền điện tử được lập theo thể thức thanh toán UNC, UNT, séc các loại, chuyển tiền nội bộ ngân hàng, chuyển tiền thư tín dụng, lệnh điều hoà vốn trong và ngoài kế hoạch, chuyển vốn điều hoà về trung ương, các mẫu điện tra soát, báo cáo thanh toán chuyển tiền điện tử phân tích nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử tổng hợp trong hệ thống và chi tiết. 3.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng * Chứng từ sử dụng trong CTĐT: Chứng từ ghi sổ trong kế toán CTĐT là lệnh chuyển tiền (bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử), chứng từ gốc làm cơ sở để tập lệnh chuyển tiền là các chứng từ thanh toán theo chế độ hiện hành (UNT, UNC, giấy nộp tiền, séc….). Việc chuyển hoá chứng từ điện tử thành chứng từ giấy hoặc ngược lại để phục vụ yêu cầu thanh toán và hạch toán phải đảm bảo sự khớp đúng giữa chứng từ dùng làm căn cứ để chuyển hoá và chứng từ đã chuyển hoá đúng mẫu quy định và đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ. * Tài khoản sử dụng trong CTĐT: Trong CTĐT, tùy theo từng hệ thống ngân hàng để có cách sử dụng tài khoản khác nhau. Hiện nay, có 2 cách sử dụng tài khoản. - Cách 1: Sử dụng tài khoản chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền. Theo cách này, các tài khoản được bố trí như sau: Tài khoản chuyển tiền của đơn vị chuyển tiền gồm các tài khoản: Tài khoản 5111: Chuyển tiền đi năm nay. Tài khoản 5112: Chuyển tiền đến năm nay. Tài khoản 5113: Chuyển tiền đến năm nay nay chờ xử lý. (Các tài khoản 5121, 5122, 5123 là các tài khoản đối ứng của năm trước). Tài khoản 5131: Thanh toán chuyển tiền đi năm nay. Tài khoản 5132: Thanh toán chuyển tiền đến năm nay. Tài khoản 5133: Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý. (Các tài khoản 5141, 5142, 5143 là các tài khoản đối ứng của năm trước). Cách 2: Sử dụng tài khoản “thanh toán khác giữa các đơn vị trong cùng hệ thống ngân hàng”. Theo cách này, chỉ sử dụng một tài khoản duy nhất là tài khoản 5191 – Tài khoản điều chuyển vốn. Như vậy, có nhiều cách sử dụng tài khoản trong CTĐT nhưng dù sử dụng theo cách nào thì cũng phải bảo đảm các yêu cầu: hạch toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác, nhanh chóng mọi khoản chuyển tiền của các đơn vị chuyển tiền và kiểm soát đối chiếu của TTTT; kiểm soát và xử lý được nguồn vốn trong thanh toán của các đơn vị CTĐT. 3.2. Phương pháp kiểm soát và đối chiếu Chuyển tiền điện tử cùng hệ thống Ngân hàng được thực hiện theo phương thức kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung tại trung tâm kiểm soát đối chiếu của từng hệ thống (thường là Ngân hàng cấp trung ương). Trung tâm kiểm soát đối chiếu (2) Gửi lệnh chuyển tiền đi Gửi tiếp lệnh chuyển tiền đi (1) (3) (3) Đối chiếu báo cáo lệnh đến Đối chiếu báo cáo lệnh đi NHA NHB Do ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại nên việc kiểm soát và đối chiếu khớp đúng được thực hiện ngay trong ngày tập trung tại trung tâm kiểm soát và đối chiếu của từng hệ thống Ngân hàng trên hệ thống máy tính theo quy trình: Lệnh chuyển tiền xuất pháp từ NHA sẽ được kiểm soát, hạch toán trước khi chuyển cho NHB. Tại TTTT mở tài khoản thanh toán chuyển tiền cho từng chi nhánh và chịu trách nhiệm kiểm soát, đối chiếu hạch toán toàn bộ các chuyển tiền phát sinh trong ngày giữa các chi nhánh tham gia CTĐT thuộc hệ thống ngân hàng mình. Các NHA, NHB tổ chức hạch toán các nghiệp vụ CTĐT phát sinh đồng thời có nhiệm vụ lập, kiểm soát, gửi các báo cáo chuyển tiền đi, đến trong ngày về TTTT và nhận các bản đối chiếu chuyển tiền từ TTTT để thực hiện việc đối chiếu. Phương thức kiểm soát tập trung và đối chiếu tập trung khớp đúng ngay trong ngày giúp nâng cao năng suất lao động cũng như sự chính xác, nhanh chóng, kịp thời của mỗi nhóm CTĐT. * Việc kiểm soát và đối chiếu trong CTĐT được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Toàn bộ doanh số chuyển tiền điện tử phát sinh hàng ngày giữa các đơn vị phải được TTTT đối chiêú và phải đảm bảo khớp đúng (cả về tổng số và chi tiết) ngay trong ngày phát sinh (trừ trường hợp bất khả kháng do sự cố kỹ thuật truyền tin). - Đối chiếu chuyển tiền trong toàn hệ thống được thực hiện cho từng ngày riêng biệt, trường hợp có sự cố thì được phép đối chiếu vào các ngày kế tiếp nhưng số liệu phải tuân thủ ngày phát sinh chuyển tiền. * Đối chiếu trong CTĐT được thực hiện như sau: - Tại các đơn vị chuyển tiền phải thực hiện việc lập các báo cáo chuyển tiền cho từng ngày riêng biệt và gửi về TTTT theo đúng quy định về thời điểm khống chế trong CTĐT. Báo cáo chuyển tiền phải được lập theo mẫu quy định thống nhất, được mã hoá, có chữ ký điện tử của người tập lệnh, người kiểm soát và phải được bảo quản chặt chẽ. - Tại TTTT: Việc xử lý đối chiếu chuyển tiền tại TTTT được thực hiện như sau: Khi nhận được báo cáo chuyển tiền trong ngày của các đơn vị CTĐT, TTTT thực hiện đối chiếu dữ liệu chuyển tiền của các đơn vị với dữ liệu chuyển tiền cả hệ thống tại TTTT. Trung tâm sẽ lập “Bảng đối chiếu chuyển tiền đơn vị đã chuyển cho TTTT - đã nhận được trong ngày” và “Bảng đối chiếu các chuyển tiền TTTT đã chuyển đi - đơn vị đã nhận được trong ngày” theo từng đơn vị CTĐT. Khi đối chiếu xong và khớp đúng doanh số chuyển tiền phát sinh trong ngày của đơn vị CTĐT nào thì TTTT phải truyền lại ngay cho đơn vị đó bảng đối chiếu chuyển tiền đi và bảng đối chiếu chuyển tiền đến để xác nhận lại với các CTĐT. Trên các bảng này có phản ánh cụ thể các lệnh chuyển tiền đã đối chiếu và chưa đối chiếu do sự cố kỹ thuật. Số liệu chuyển tiền và đối chiếu chuyển tiền trong ngày của toàn hệ thống được coi là chính xác và khớp đúng khi trên bảng “Bảng tổng hợp đối chiếu doanh số chuyển tiền đi của các đơn vị ngân hàng trong ngày” và “Bảng tổng hợp đối chiếu doanh số chuyển tiền đến của các đơn vị ngân hàng trong ngày” thể hiện như sau: Tổng số chuyển tiền đi của các đơn vị Ngân hàng trong ngày = Tổng số chuyển tiền đến của trung tâm thanh toán trong ngày Tổng số chuyển tiền do TTTT chuyển đi các đơn vị trong ngày = Tổng số chuyển tiền đến các đơn vị đã nhận được trong ngày Tổng số chuyển tiền đi của TTTT trong ngày = Tổng số tiền chuyển đến của TTTT trong ngày + Tổng số chuyển tiền đến chờ xử lý của những ngày hôm trước đã được xử lý tại TTTT - Tổng số chuyển tiền chờ xử lý phát sinh mới trong ngày TTTT Tổng số chuyển tiền đi của các đơn vị trong ngày = Tổng số chuyển tiền đến của các đơn vị trong ngày + Tổng số chuyển tiền đến chờ xử lý phát sinh mới trong ngày tại TTTT - Tổng số chuyển tiền đến chờ xử lý của ngày hôm trước đã được xử lý trong ngày tại TTTT 3.3. Qui trình thanh toán chuyển tiền điện tử Trung tâm thanh toán Ngân hàng B Ngân hàng A Mô hình thanh toán Trong dự án thanh toán chuyển tiền điện tử, việc cài đặt hệ điều hành UNIX đã thực sự nâng cấp về công nghệ, thực hiện xu hướng tăng cường khả năng bảo mật hệ thống, khả năng kiểm soát của trung ương. Qui trình luân chuyển thông tin và chứng từ bằng máy tính : thanh toán viên sử dụng qui trình máy tính tạo các hiệu mật bằng chương trình đặc biệt, sau đó chuyển tập tin cho bộ phận thanh toán viên chương trình tự động mã hoá và chuyền tập tin tới địa chỉ tin cậy. Các mẫu chứng từ trong thanh toán chuyển tiền điện tử được lập theo thể thức thanh toán UNC, UNT, séc các loại, chuyển tiền nội bộ NHCT thư tín dụng, lệnh điều hoà vốn trong và ngoài kế hoạch, chuyển vốn điều hoà về trung ương, các mẫu điện tra soát, báo cáo thanh toán chuyển tiền điện tử phân tích nghiệp vụ thanh toán điện tử tổng hợp trong hệ thống và chi tiết... Ngân hàng khởi tạo nhận chứng từ của khách hàng nộp vào kiểm tra tính hợp lệ và số dư trên tài khoản, lập chứng từ thanh toán điện tử. Trưởng phòng kế toán kiểm soát chứng từ gốc với chứng từ in ra và chứng từ trên máy tính, hợp lệ sẽ tính kỹ hiệu mật bằng máy và chuyển tiếp về trung tâm thanh toán. Cuối ngày ngân hàng khởi tạo gửi tập tin về trung tâm thanh toán cùng số lượng bảng kê thanh toán đã chuyển và nhận với trung tâm thanh toán đối chiếu khớp đúng theo từng bảng kê chứng từ và tiến hành nhận mã lưu trữ cuối ngày do trung tâm thanh toán cấp. Trung tâm thanh toán thực hiện chức năng nhận, gom các thông tin thanh toán liên hàng "đi" của các chi nhánh tỏng hệ thống NHCT để tách thành các tập thông tin thanh toán "đến" theo từng chi nhanh và chuyển tiếp thông tin về cho các chi nhánh trong hệ thống. Ngoài ra, trung tâm thanh toán có trách nhiệm kiểm soát khối lượng thông tin thanh toán của từng đơn vị điện tử. Trong ngày chi nhánh gửi tập tin về trung tâm với số lượng bảng kê thanh toán đã chuyển và nhận với thanh toán để kiểm tra sai sót trong quá trình luân chuyển thông tin. Trung tâm thanh toán thực hiện kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung khớp đúng theo từng bảng kê "đi" và "đến" cho từng chi nhánh. Kết thúc hoạt động thanh toán trong ngày, hàng tháng và cuối năm chi nhánh phải gửi báo cáo thanh toán chuyển tiền điện tử tháng năm theo mẫu qui định về trung tâm thanh toán để đối chiếu số liệu. Ngân hàng nhận lệnh có trách nhiệm phục hồi điện tử "đến". Trươbngr phòng kế toán thực hiện việc giải mã và kiểm tra ký hiệu mật các chứng từ thanh toán chuyển tiền điện tử "đến". Thanh toán viên in chứng từ phục hồi làm chứng từ hạch toán để thanh toán cho khách hàng. Cuối ngày ngân hàng nhận lệnh gửi tập tin về trung tâm thanh toán cùng số lượng bảng kê thanh toán đã chuyển và nhận với trung tâm thanh toán đối chiếu khớp đúng theo từng bảng kê, chứng từ với trung tâm thanh toán. Nếu khớp đúng sẽ tiến hành nhận mã lưu trữ cuối ngày do trung tâm thanh toán cấp. Quá trình luân chuyển chứng từ và thông tin được thể hiện qua sơ đồ: Luân chuyển chứng từ và thông tin trong nghiệp vụ thanh toán tại chi nhánh Ngân hàng Công thương A và Ngân hàng Công thương B. Khách hàng A yêu cầu thanh toán Thanh toán viên : - Kiểm tra thủ tục, lập bảng kê thanh toán, in ra bảng kê. - Lưu trữ chứng từ báo cáo thanh toán cuối ngày gửi trung ương à Kế toán trưởng - Kiểm soát tập tin thanh toán - Tính ký hiệu mật, ký hiệu trên chứng từ phục hồi. Trung tâm thanh toán - Nhập tập in, phân loại - Chuyển cho chi nhánh B. - Đối chiếu cuối ngày. Kế toán trưởng : - Kiểm soát tập trung thanh toán - Kiểm tra ký hiệu mật, ký tên trên chứng từ phục hồi. Thanh toán viên : - Kiểm tra chứng từ phục hồi chuyển kế toán trưởng ký. - Thanh toán cho khách hàng B. Khách hàng B thực hiện xong yêu cầu thanh toán. Quy trình thanh toán chuyển tiền điện tử * Tại ngân hàng thực hiện chuyển tiền đi (NHA) +) Hạch toán và xử lý lệnh chuyển tiền đi - Đối với lệnh chuyển có NHA hạch toán: Nợ: Tài khoản khách hàng Có: Tài khoản 5111 - Đối với lệnh chuyển nợ: NHA hạch toán như sau: Nợ: Tài khoản 5111 (chuyển tiền đi năm nay) Có: Tài khoản thích hợp - Đối với từ chối lệnh chuyển nợ: Nợ: Tài khoản thích hợp (trước đây đã ghi Có) Có: Tài khoản 5112 - Đối với từ chối lệnh chuyển có: Nợ: Tài khoản 5112 Có: Tài khoản thích hợp (trước đây đã ghi nợ) * Tại trung tâm thanh toán: + Hạch toán tại TTTT - Đối với lệnh chuyển có đến: Nợ: Tài khoản 5131/NHA Có: Tài khoản 5132/NHB - Đối với lệnh chuyển nợ đến Nợ: Tài khoản 5131/NHB Có: Tài khoản 5132/NHA - Khi có sự cố kỹ thuật truyền tin đối với những lệnh chuyển tiền, trung tâm đã nhận được nhưng do sự cố kỹ thuật không thể chuyển tới NHB trong ngày thì trung tâm lập “Biên bản sự cố kỹ thuật trong CTĐT” và “Bảng kê chi tiết chuyển tiền đến chờ xử lý” để lập phiếu chuyển khoản hạch toán vào tài khoản chuyển tiền đến năm nay. Đối với lệnh chuyển tiền có Nợ: Tài khoản 5132/NHA Có: Tài khoản 5133.2 (lệnh chuyển có, lệnh huỷ lệnh chuyển nợ đến chờ xử lý) Đối với lệnh chuyển nợ đến Nợ: Tài khoản 5133.1 Có: Tài khoản 5132/NHA Sang ngày hôm sau, khi khắc phục được sự cố kỹ thuật thì chuyển tiếp NHB và hạch toán: - Đối với lệnh chuyển nợ Nợ: Tài khoản 5131/NHB Có: Tài khoản 5133.1 - Đối với lệnh chuyển có Nợ: Tài khoản 5133.2 Có: Tài khoản 5131/NHB * Tại Ngân hàng nhận chuyển tiền đến (NHB) +) Kế toán giao dịch: Căn cứ vào lệnh chuyển tiền do kế toán chuyển tiền chuyển đến tiến hành kiểm soát và ký trên chứng từ sau đó hạch toán vào tài khoản thích hợp. Hạch toán lệnh chuyển tiền đến. - Đối với lệnh chuyển có đến: Nợ: Tài khoản 5112 Có: Tài khoản khách hàng (tiền gửi, tiền vay của khách hàng) Trong trường hợp hết giờ giao dịch mà vẫn không nhận được điện xác nhận của NHA thì hạch toán vào tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lý. Nợ: Tài khoản 5112 Có: Tài khoản 5113.2 Sang ngày hôm sau khi nhận được điện xác nhận của NHA thì tất toán tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lý. Nợ: Tài 5113.2 Có: Tài khoản khách hàng - Đối với lệnh chuyển nợ đến: Nếu trên tài khoản khách hàng có đủ tiền thì NHB hạch toán: Nợ: Tài khoản khách hàng Có: Tài khoản 5112 Sau đó gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ cho NHA và báo nợ cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không có đủ khả năng thanh toán, NHB phải gửi thông báo ngay cho khách hàng để nộp đủ tiền vào tài khoản trong phạm vi thời gian chấp nhận, quy định tối đa là 24h làm việc kể từ khi nhận được lệnh chuyển nợ đến và hạch toán: Nợ: Tài khoản 5113.1 Có: Tài khoản 5112 Nếu trong phạm vi thời gian quy định mà khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản thì NHB hạch toán: Nợ: Tài khoản khách hàng Có: Tài khoản 5113.1 Trong trường hợp hết thời hạn chấp nhận quy định, nếu khách hàng không nộp đủ tiền vào tài khoản thì NHB sẽ gửi thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển nợ cho NHA. NHB căn cứ vào thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển nợ để lập lệnh chuyển nợ gửi đi cho NHA và hạch toán: Nợ: Tài khoản 5111 Có: Tài khoản 5113.1 Đối với những chuyển tiền nợ đến mà không thanh toán được NHB phải mở sổ theo dõi để có số liệu phục vụ cho việc lập báo cáo CTĐT. Chương II : thực trạng về thanh toán chuyển tiền điện tử tại ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng I. khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là một ngân hàng thương mại thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn quận. Cùng nằm trên địa bàn quận hoạt động kinh doanh ngân hàng còn có 4 ngân hàng khác đó là : Ngân hàng Cổ phần Châu á Thái Bình Dương, Ngân hàng Liên doanh INDOVINA - BANK, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội, Ngân hàng Cổ phần Hàng hải cùng hoạt động kinh doanh. Do phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh như vậy, nên để tồn tại và phát triển vững chắc, các ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng nói riêng phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng hoạt động của mình từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường thích nghi với cơ chế mới. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, có quyền tự chủ kinh doanh đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh và có lãi, chi nhánh đã phải năng động nhạy bén và sáng tạo trong quản lý cũng như công tác nghiệp vụ của mình. Ngân hàng đã cải tiến tổ chức và cơ cấu hoạt động cho phù hợp với nền kinh tế, phát huy khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt động của ngân hàng từ khai thác vốn đến cho vay thanh toán. Với một mạng lưới bố trí khoa học, các phòng, ban giao dịch được đặt tới các địa điểm quan trọng của quận như các phòng giao dịch Chợ Hôm, Trương Định và trụ sở 306 Bà Triệu và từ 9/3/2001 chuyển về 285 Trần Khát Chân với các quỹ tiết kiệm, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, Ngân hàng có điều kiện mở rộng thị trường xuống tận cơ sở. Từ đó Ngân hàng thu hút vốn và tập trung ngày càng nhiều khách hàng. 1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng Nếu Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước thì quận Hai Bà Trưng là khu vực tập trung hàng ngàn cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, có nhiều nhà máy, xí nghiệp quốc doanh lớn như: Công ty dệt Hà Nội, Tổng Công ty giấy, Công ty dệt kim Đông Xuân, Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty dệt 8 - 3, Nhà máy đóng tàu Hà Nội và nhiều Công ty tư nhân, Công ty TNHH, hợp tác xã. Quận Hai Bà Trưng là khu vực tập trung đông dân cư, có 3 khu vực chợ thuộc loại lớn của Hà Nội là : chợ Hôm, chợ Mơ, chợ Trương Định. Các khu chợ này hoạt động buôn bán khá sầm uất. Do nằm trong khu vực quan trọng như vậy nên ngân hàng có rất nhiều lợi thế, điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò trung gian tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế trên địa bàn và phục vụ đời sống nhân dân. 2. Khái quát về hoạt động của ngân hàng Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay với số cán bộ, công nhân viên là 336 người, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 65%. Chính vì vậy Ban lãnh đạo Ngân hàng thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ cán bộ về mọi mặt, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, Ngân hàng còn bổ xung cho mình những cán bộ giỏi thông qua các cuộc thi tuyển công khai nghiêm túc. sơ đồ cơ cấu tổ chức : Giám đốc Phó Giám đốc Phòng hành chính Phòng kinh doanh Tổ cân đối Phó Giám đốc Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng nguồn vốn Phòng kho quỹ Phòng kế toán Phòng điện toán Phòng kiểm soát 2.1. Hoạt động nguồn vốn : Thấy rõ được sự quan trọng của công tác nguồn vốn trong kinh doanh ngân hàng, công tác huy động vốn tiền gửi của chi nhánh được coi trọng. Với các văn bản chỉ đạo khá hoàn chỉnh của Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước làm cơ sở cho hoạt động huy động vốn, chi nhánh đã phối hợp với đài truyền hình, truyền thanh của các địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường vận động quảng cáo cho các tầng lớp nhân dân gửi tiền vào ngân hàng, mở rộng mạng lưới một cách hợp lý, đồng thời đổi mới phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng. Do đó đã thu hút được các nguồn tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên. Bằng những biện pháp trên đến hết ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn chi nhánh đạt 1.579 tỷ đồng tăng xấp xỉ 14,4% so với năm 2002 tăng hơn 216 tỷ đồng. Công tác quản lý tiền gửi dân cư được thực hiện nghiêm túc thường xuyên bằng nhiều hình thức kiểm tra, đối chiếu công khai. Thông qua đó đã kịp thời hướng cho các quỹ tiết kiệm thực hiện đúng qui trình, chế độ nghiệp vụ, khắc phục những sai sót đảm bảo an toàn nguồn vốn, nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Bảng 1 : Cơ cấu nguồn vốn Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Số dư đến 31/12/2003 (%) trong tổng nguồn vốn huy động Tăng giảm so với ngày 31/12/2002 1. Tiền gửi doanh nghiệp 517 32,76 + 120 2. Tiền gửi tiết kiệm 631 40,36 - 373 3. Tiền gửi và huy động vốn khác 6 0,38 0 4. Tiền gửi VNĐ 1154 73,1 + 49 5. Tiền gửi ngoại tệ (qui đổi) 424 26,9 + 166 (Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2003 - 2004 tại Phòng nguồn vốn ) 2.2. Hoạt động sử dụng vốn : Trong năm 2003 bằng việc thực hiện đầy đủ nội dung chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động tín dụng của chi nhánh có nhiều khởi sắc nhịp độ tăng trưởng nhanh, chất lượng tín dụng được nâng lên, không có nợ quá hạn mới phát sinh. Chi nhánh đã tập trung đầu tư vốn có hiệu quả, đúng hướng cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế quốc doanh (chiếm > 91% trong tổng dư nợ) như một số khách hàng là một số Công ty lớn quen thuộc (Công ty Dệt kim Đông xuân, Công ty dệt Hà Nội...). Tổng dư nợ các nghiệp vụ kinh doanh đến 31/12/2003 là 602,6 tỷ đồng, so với năm 2002 tăng 189 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng đạt 45,8% chủ yếu là do mở rộng dân tộc đối với các thành phần kinh tế quốc doanh. Bảng 2 : Phân tích cơ cấu dư nợ Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 % trong tổng dư nợ 1. Phân theo thành phần kinh tế + Kinh tế quốc doanh 553.009 91,77 + Kinh tế ngoài quốc doanh 49.562 8,23 2. Phân theo kỳ hạn vay + Cho vay ngắn hạn 408.918 67,86 + Cho vay trung và dài hạn + Cho vay sinh viên 645 0,1 3. Theo nội và ngoại tệ + Cho vay bằng VNĐ 279.120 46,32 + Cho vay ngoại tệ (qui đổi) 323.451 53,68 (Nguồn : Số liệu tại Phòng kế toán năm 2004) 2.3. Hoạt động thanh toán Bảng 3 : Tình hình thanh toán chuyển tiền điện tử quí IV/2003 và quí I/2004 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Quý IV/2003 Quý I/2004 Quý IV/I-2004 SM ST SM ST SM ST A. Thanh toán bằng tiền mặt 4509 615.852 4.017 517.078 - 492 - 98.774 1. Tiền mặt 3678 481.807 3.396 498.969 - 282 + 17.162 2. Ngân phiếu thanh toán 831 134.045 621 18.109 - 210 - 115.936 B. Thanh toán kinh doanh tiền mặt 16.383 3.251.105 13.669 3.528.712 - 2.714 227.607 1. Séc chuyển khoản 1.029 37.406 877 36.402 - 152 - 1.064 2. Séc bảo chi 615 10.567 302 7.430 - 313 - 3.137 3. Séc chuyển tiền 1 38 0 0 - 1 - 38 4. UNT 258 532 263 516 + 5 - 16 5. UNC 6.405 2.581.473 5.695 2.839.039 - 710 + 257.566 6. HD 0 0 0 0 0 0 7. Khác 8.075 621.089 6.532 645.323 - 1.533 + 24.234 Tổng 20.892 3.866.957 17.686 4.045.790 - 3.206 + 178.833 Nguồn : Số liệu tại Phòng Kế toán giao dịch năm 2004 Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy : tuy rằng tổng số vốn quí I/2004 của Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng đạt 17.686 triệu đồng thấp hơn quí IV/2003 là 3.206 triệu đồng. Về số lượng tương đối là thấp hơn : x 100% = 84,65% về số tuyệt đối thấp hơn là 3.206 nhưng về số lượng tiền thanh toán lại cao hơn rất nhiều. Cụ thể là tăng 178.833 triệu đồng về số tuyệt đối, về tương đối tăng là x 100% = 104,63%. Vậy quí IV/2003 và quí I/2004 ta có thể khẳng định rằng xu hướng thanh toán của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng ngày càng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thực hiện quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã tập trung trí tuệ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, xây dựng đề án tin học hoá và cải tiến các nghiệp vụ ngân hàng. Thành công bước đầu có ý nghĩa quan trọng là đã phân tích thiết kế tổng thể các quan hệ thông tin ngân hàng, cải tiến kế toán đồ, thống nhất cơ sở thông tin - chương trình máy tính và chế độ thông tin báo cáo trong hệ thống. Kết quả mảng quản trị công tác kế toán đã được điện toán hoá. Việc tổng hợp các số liệu, báo cáo cần thiết trở nên đơn giản, thống nhất và rất hiệu quả. Năm 1996 là thời gian xác định sự chuyển hướng thực sự của hệ thống kỹ thuật ngân hàng Công thương. Hiện nay các cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã và đang tiếp tục nghiên cứu để bổ xung chức năng và hoàn thiện về kỹ thuật để hệ thống đảm bảo các tiêu chuẩn nghiệp vụ thanh toán quốc tế và hiện đại hoá ngân hàng. Cho đến nay, kết quả trang thiết bị kỹ thuật ứng dụng tin học đã được cụ thể hoá dưới hình thức mỗi người một máy. Do đổi mới công nghệ và từng bước hiện đại hoá nên khối lượng vốn luân chuyển qua ngân hàng tăng nhanh, thời gian thanh toán dược rút ngắn, quản trị điều hành kinh doanh nhanh nhạy hơn. Bảng 4 : Bảng thống kê phân loại chứng từ tháng 10, 11, 12/2003 Đơn vị : Triệu đồng Tháng Số món đi nợ Số tiền đi nợ Số món đi có Số tiền đi có Số món đến nợ Số tiền đến nợ Số món đến có Số tiền đến có 10/03 15 82.941 1001 177.634 1.246 158.581 2 70.007 11/03 7 42.774 1.042 170.191 1.378 101.256 5 78.000 12/03 13 73.269 1.121 178.121 1.398 132.247 6 85.001 (Nguồn : Số liệu tại Phòng kế toán giao dịch quý I năm 2004) Thông qua bảng kê phân loại chứng từ từ ngày 1/10/2003 tới 31/10/2003 và từ 1/11/2003 đến 31/11/2003 và 1/11/2003 đến 31/12/2003 thì đều có những bước tăng trưởng rõ rệt và được cụ thể hoá bằng những con số cụ thể. 2.4. Kết quả hoạt động tài chính : Với qui mô hoạt động, mức hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, công tác quản lý kế toán - tín dụng đổi mới theo chương trình kỹ thuật mới đã đi vào ổn định, nâng cao trách nhiệm phục vụ kịp thời và chính xác mọi nhu cầu thanh toán, đã thực hiện trong năm 2003 luân chuyển vốn 19.009.963 tỷ đồng thông qua thanh toán chuyển tiền điện tử và thanh toán bù trừ, tăng so với năm 2002 là 3,8% trong đó thanh toán không dùng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0242.doc
Tài liệu liên quan