LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I
VỐN VỚI QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
I. Vốn là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội 3
1. Khái niệm về vốn sản xuất và vốn đấu tư 3
2. Vồn đầu tư và vốn sản xuất với tăng trưởng và phát triển kinh tế 5
II. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư với mục tiêu tăng
trưởng kinh tế 11
1. Khái niệm về tiết kiệm 11
2. Khái niệm về đầu tư 14
3. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong tổng sản phẩm
quốc dân với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 16
III. Vốn trong dân với tăng trưởng và phát triển kinh tế 21
PHẦN II
KHẢ NĂNG VỐN TRONG DÂN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TRONG DÂN
VÀO QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
I. Khả năng vốn trong dân 25
1. Đánh giá về nguồn vốn trong dân 25
2. Hướng sử dụng vốn trong dân 26
II. Tình hình huy động vốn trong dân thời gian qua 29
1. Tình hình huy động đầu tư gián tiếp của dân thông qua
các tổ chức tài chính tín dụng 29
2. Tình hình dân cư tự đầu tư 32
3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc huy động vốn 36
PHẦN III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢP PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG VỐN TRONG DÂN
PHỤC VỤ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. Những mục tiêu lớn cho giai đoạn 1996 - 2000 và dự tính việc
huy động vốn để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 39
1. Những mục tiêu phát triển lớn của giai đoạn 1996 - 2000 39
2. Những hướng ưu tiên đầu tư trong thời kỳ 1996 - 2000 40
3. Nhu cầu đầu tư và phương hướng huy động vốn đầu tư
trong giai đoạn 1996 - 2000 42
II. Một số kiến nghị và giải pháp huy động vốn trong dân 44
1. Đối với nguồn tiết kiệm trong dân cư 44
a. Kiến nghị nhằm xây dựng mức lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý 44
b. Giải pháp huy động tiết kiệm thông qua quĩ tiết kiệm bưu điện 45
2. Đối với hình thức tự đầu tư của nhân dân 54
KẾT LUẬN
63 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm huy động nguồn vốn trong dân phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy động vào qúa trình tăng trưởng kinh tế .
* *
*
I. Khả năng vốn trong dân
1. Đánh giá về nguồn vốn trong dân
Trong những năm qua, trước yêu cầu huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội, đã có khá nhiều dự đoán về vốn trong dân, nhưng những dự đoán này chênh lệch nhau rất lớn. Có dự đoán trong dân hiện nay lên đến 40.000 đồng nhưng mới chỉ huy động được gần khoảng 50% (tức là 20.000tỷ ) cho đầu tư phát triển. Có dự đoán vốn trong dân hiện nay có khoảng 10.000 tỷ đồng và đã huy động đến 90% cho đầu tư phát triển. Vậy nguồn vốn trong dân là bao nhiêu?
Theo điều tra về vốn đầu tư của kinh tế ngoài quốc doanh và dân cư, trong năm 1992 số vốn này là 10864 tỷ đồng tỷ đồng, trong đó vốn của kinh tế tập thể là 897 tỷ đồng, doanh nghiệp tư nhân 548 tỷ đồng, kinh tế cá thể và hộ gia đình 9.419 tỷ đồng. So với GDP số vốn của tư nhân chiếm 9,8%.
Năm 1994, từ kết quả điều tra hộ gia đình đa mục tiêu có thể thấy, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng là 176.500 đ trong khi tiêu dùng (không kể xây dựng nhà cửa ) khoảng 151.500 đồng , chênh lệch (tiết kiệm) một tháng là 25.000 đồng tính ra 1 năm là 300.000 đồng. Nếu suy rộng cho dân số trung bình trên cả nước là 72 triệu người thì số tiền tiết kiệm trong dân là 21.753 tỷ đồng chiếm 12,8% tổng GDP.
Năm 1995, theo tính toán sơ bộ ,chênh lệch giữa thu và chi bình quân 1 người 1 tháng là 38.000 đồng, tính ra cả năm là 456.000đồng và với số dân 74
triệu người thì số tiền tiết kiệm trong dânlà 33.774 tỷ đồng, chiếm khoảng 13,1%GDP
Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân ta không ngừng được cải thiện, thu nhập liên tục tăng lên. do đó tiết kiệm trong dân không ngừng tăng lên, không những tăng về lượng tuyệt đối mà cả về tỷ lệ so với tổng GNP.
Một số chuyên gia ước đoán tỷ lệ này trong giai đoạn 1996 đến nay đạt 15% / năm . Với tổng GNP hai năm 1996 , 1997 là 259 nghìn tỷ đồng và 269 nghìn tỷ đồng thì số tiền tiết kiệm trong dân sẽ lần lượt là 38.850 tỷ đồng (năm 1996)và 44.000 tỷ đồng năm 1997.
Chắc chắn những con số tính toán trên đây còn thấp hơn nhièu so với thực tế vì trong quá trình điều tra các hộ gia đình không nói hết các khoản thu nhập của mình. Thậm chí họ cũng không muốn nói chính xác khoản tiền tiết kiệm của gia đình họ. Nhưng ngay cả như vậy thì con số trên cho ta thấy khả năng to lớn của nguồn vốn trong dân cần phải được quan tâm đúng mức và có các giải pháp huy động để tăng cường cho nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội
2. Hướng sử dụng nguồn vốn trong dân
Nguồn vốn tích luỹ và tiết kiệm trong người dân được sử dụng theo nhiều hướng. Mọi người dân đều lựa chọn sử dụng đồng tiền có lợi nhất cho mình
Lựa chọn theo hướng nào là phụ thuộc vào các yếu tố : khả năng nghề nghiệp trình độ quản lý kinh doanh, hoàn cảnh gia đình chính sách của nhà nước, sự ổn định hay mất giá của đồng tiền ... Thông thường Vốn trong dân được sử dụng theo các hướng chủ yếu sau:
Một là, đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh như thành lập doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, hộ nông dân đầu tư vốn sản xuất nông nghiệp, người làm thủ công dịch vụ .... Những người này
phần lớn đầu tư số vốn tích lũy và tiết kiệm của mình. Nếu mọi người dân đều đầu tư có hiệu quả thì đây là hướng đầu tư tích cực nhất. Điều đó được thể hiện
qua mức sản lượng hàng hoá và GNP tăng của kinh tế ngoài quốc doanh trong mấy năm gần đây .
Hai là, đầu tư vốn kinh doanh bất động sản khi họ đã mua được nhà và đất thì số vốn đó được tồn tại dưới dạng tài sản nhà và đất. Còn khi chưa mua được, nó tồn tại dưới dạng vàng và ngoại tệ, giấy bạc Ngân hàng hoặc số dư tiết kiệm tại Ngân hàng
Ba là, gửi tiền vào ngân hàng hoặc cho vay để lấy lãi . Mục đích của hưóng đầu tư này là để lấy lãi (lợi tức ). Những người đầu tư theo hướng này có thể là do không có khả năng và điều kiện kinh doanh trên hướng đầu tư khác. Tiền tiết kiệm thường được gửi vào ngân hàng thương maị, kho bạc Nhà nước quỹ tín dụng nhân dân . Họ gửi tiền vào đâu là tuỳ thuộc vào độ tin cậy của dân vào tổ chức tín dụng và mức lãi suất của tổ chức tín dụng đó đề ra. Ngoài gửi tiền vào tổ chức tín dụng một số người còn chơi hụi, chơi họ hoặc cho anh em bạn bè vay (hiện nay với mức lãi suất từ 2,5 - 5 % tháng )
Vốn trong dân sử dụng theo hướng này tồn tại dưới dạng số dư trên tài khoản tiết kiệm, chứng khoán có giá (tín phiếu kho bạc , kỳ phiếu có mục đích ...) giấy nhận nợ viết tay (nếu cho cá nhân vay).
Bốn là, tích luỹ tiền để xây dựng hoặc mua nhà ở, mua sắm tài sản tiêu dùng có giá trị lớn, đầu tư cho con cái học hành,. Tích luỹ để sử dụng theo hướng này tồn tại bằng hiện vật gạch ngói , tre gỗ và các vật liệu xây dựng khác, vàng ngoại tệ. Nếu chưa tích luỹ đủ để thực hiện mục đích, nhân dân thường gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi nên nó tồn tại bằng số dư tiết kiệm hoặc chứng khoán có giá .
Năm là, tích luỹ tiền mà chưa có mục đích sử dụng . Hướng này thường có những người có ý đồ chỉ là cất trữ của cải hoặc chưa xác định được hướng sử
dụng có lợi nhất. Số tiền tích luỹ này chủ yếu là vàng, USD và một số tài sản có giá trị cao như mua nhà đất, xe máy ở nông thôn là xe đạp (con cháu chưa đến tuổi sử dụng xe đạp , xe máy nhưng cứ mua để đấy).
Trong mấy năm gần đây phần vốn nhàn rỗi của nhân dân đa phần để dành mua vàng ngoại tệ , một số khác thì mua nhà và đất và cải thiện các phương tiện sinh hoạt. Theo kết quả điều tra mức sống gần đây của Bộ kế hoạch và đầu tư và tổng cục thống kê thì ; “44% tiền để dành của nhân dân dùng để mua vàng và ngoại tệ , 20% mua nhà đất và cải thiện điều kiện sinh hoạt, chỉ có 17% gửi tiết kiệm ( phần lớn là tiết kiệm ngắn hạn ) và 19% dùng trực tiếp cho các dự án đầu tư nhưng phần lớn là đầu tư ngắn hạn.
Một cuộc điều tra khác cho thầy, đồng tiền tích luỹ của tư nhân nước ta được huy động thông qua tổ chức tài chính chỉ chiếm 18,6% trong khi tiền nằm ở dạng tích trữ vàng là 32,7% (ở dạng tiền mặt (đồng Việt Nam và đô la Mỹ)là 13,4%. Người ta cũng đầu tư vào mua sắm nhà cửa mất 17% sắm đồ dùng lâu bền 0,9% dự trữ dưới dạng thóc gạo và hoa màu 11,3% số còn lại 8,9% nằm dưới các hình thức dự trữ khác.
Số liệu trên đây cho thấy xu hướng tích trữ tiền dưới dạng vàng, đô la và đầu tư kinh doanh bất động sản chiếm tỷ lệ lớn , trong khi đó đầu tư vào sản xuất kinh doanh và gửi tiền tiết kiệm chỉ chiếm 40% tổng tích luỹ của nhân dân. Lý do giải thích chỉ có thể là các dịch vụ ngân hàng, thể chế tài chính của Nhà nước chưa được họ tin tưởng. Tính ổn định của đồng tiền và các sử sự của Nhà nước đối với quyền của người gửi tiền khi có các biến động dường như chưa có sức thuyết phục.
Đồng thời môi trường đầu tư chưa đủ thông thoang để người dân bỏ vốn ra kinh doanh. Do vậy Nhà nước cần có các biện pháp nhằm thúc đẩy xu hướng gửi tiết kiệm và tự đầu tư trong nhân dân
II .Tình hình huy động vốn trong dân thời gian qua
1. Tình hình huy động đầu tư gián tiếp của dân thông qua các tổ chức tài chính tín dụng .
Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trườngcó sự quản lý của nhà nước, hệ thống ngân hàng đã nhanh chóng phát triển mạng lưới và thức hiện các biên pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Công tác huy động đã được huy động vốn đã được ngành ngân hàng tích cức thực hiện và đã đạt được kết quả khả quan
Tốc độ vốn tăng bình quân từ 1992 đến 1997 là 37,1%, trong đó huy động vốn bằng VNĐ tăng bình quân là 50,9%, huy động bằng ngoại tệ tăng bình quân 22,95% năm
Theo báo cáo tài chính Việt Nam tháng 3 năm 1995 ta có số liệu về tiền gửi ở các ngân hàng bao qồm các ngân hàng thương maị quốc doanh và 16 ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh khác
( Tỷ VND )
1991
1992
1993
1994
Tổng số tiền gửi
13.881
100%
16.564
100%
18.071
100%
22.622
100%
Tiền gửi bằng đồng VN
5.527
39,8%
8.351
50,4%
10.665
59,0%
14.229
62,9%
Tiền gửi bằng ngoại tệ (đô la Mỹ)
8.354
60,2%
82.13
49,6%
7.406
41,0%
8.193
37,1%
Quan sát bảng số liệu ta thấy tổng tiền gửi tăng dần dần từ 13,881 tỷ đồng năm 1991 lên 22,622 tỷ đồng năm 1994 (tháng 9). Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng Việt Nam so với tổng số tiền tăng nhanh từ 39,8% vào năm 1991 lên 62,9% năm 1994
Đến ngày 31/12/1997 tổng số tiền gửi tiết kiệm tại 85 ngân hàng đạt khoảng 28.000 tỷ đồng chiếm 9,4 % GDP và tiền huy động hệ thống quý tín dụng nhân dân đạt 1032 tỷ đồng chiếm 0,35 % GNP , phần lớn nguồn vốn này
là nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho mục đích thương maị, vốn để đầu tư dài hạn thấp và nhiều hạn chế.
Cùng với các chức tín dụng kho bạc Nhà nước dùng hình thức bán các loại trái phiếu kho bạc để huy động vốn, tính đến ngày 31 /12/97 tổng số vốn huy động bằng trái phiếu kho bạc đạt khoảng 6000tỷ đồng, tuy nhiên thực tế các nguồn huy động cuả kho bạc hiện nay vẫn có kỳ hạn ngắn từ 1 - 2 năm.
Về hình thức huy động, bên cạnh các hình thức huy động tiết kiệm truyền thống, ngân hàng đã da dạng hóa các hình thức huy động vốn dần dần thích ứng với tâm lý tập quán và trình độ dân trí đất nước như : Mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng, mở rộng các hình thức tiết kiệm dài hạn có mục đích như tiết kiệm xây dựng nhà ở,tiết kiệm có vé số trúng thưởng, kỳ phiếu dài hạn nội tệ và ngoại tệ, triển khai các mô hình quỹ tín dụng nhân dân như quỹ tín dụng cho người nghèo... Mở rộng hình thức gửi tiền tiết kiệm một nơi có thể rút ở nhiều nơi. Chính vì thế mức tăng huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ từ dân cư vào ngân hàng năm 194 đạt 160 % so với năm 1993,chiếm hơn 70 % tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng. Huy động vốn trong nước của ngành ngân hàng năm 1994 đã chiếm tỷ trọng 20 % GDP.
Gần đây để khai thác hơn nữa các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư hệ thống ngân hàng và kho bạc nhà nước đang tiến hành mở thí điểm việc mở tài khoản cá nhân và phát hành séc cá nhân.
Bước đầu việc này được thực hiện ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến nay đã có 20.000 tài khoản cá nhân được mở ở 2 thành phố .
Bên cạnh những kết quả rất đáng khích lệ như trên đã nêu,việc huy động vốn qua các tổ chức tài chính trung gian cũng còn một số hạn chế. Mức huy
động chưa phải đã huy động hết nguồn vốn nhàn rỗi rong dân cư. Điều này được thể hiện ở một số mặt.
Một là mặc dù tỷ lệ tiết kiệm tăg nhanh nhưng mức tiết kiệm nước ta vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thấp xa so với nhu cầu đầu tư.
1991
1992
1993
1994
1995
Tiết kiệm %
6,4
10,5
10,7
16,3
18,5
Đầu tư %
15,0
17,6
24,9
25,5
29,2
Đầu tư bình quân /người
45,0
25,0
43,0
53,0
80,6
(Nguồn :Báo cáocủa Bộ KH và ĐT tháng 7/1996)
Hai là , tỷ lệ tiền gửi trên GDP tuy đã tăng dần qua các năm (1993 là 13,8%; 1994 là 17,7% 1995 là 22,2% ; 1996 là 24,9 % và 27% ) nhưng tỷ lệ này ở các nước nói chung đều có mức cao hơn,
Ba là vốn huy động trung và dài hạn còn quá ít, mặc dù hai năm 1996 và 1997 có khá hơn thông qua huy động kỳ phiếu và trái phiếu nhưng số lượng không đáng kể và chủ yếu là kỳ phiếu 1 - 2 năm. Hình thức huy động vốn tuy đã mở ra áp dụng một số hình thức huy động vốn nhưng phát triển nhất vẫn là hình thức gửi tiết kiệm truyền thống, còn hình thức huy động khác chỉ tồntại một thời gian (đặc biết là huy động vốn trung và dài hạn ) không phát huy được như tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm bảo đảm bằng vàng...
Bốn là về lãi suất kém nhạy bén.Tuy rằng từ năm 1996 trở lại đây có sự chuyển biến (đã có lãi suất thực dương) nhưng giai đoạn lãi suất đầu vào chưa khuyến khích người gửi, lãi suất đầu ra thì người vay lại khôngchịu nổi làm cho dòng chảy tín dụng bị ngừng trệ, lúc thì ứ tiền trong dân cư, lúc thì ứ tiền trong ngân hàng.
Do những tồn tại trên nên hệ thống tài chính trung gian chưa phát huy được hiệu quả, thông qua hình thức gửi tiết kiệm hệ thống tì chính chỉ huy đáng
được khoảng 17% tổng lượng tiền nhàn rỗi số còn lại nằm dưới dạng tích trữ vàng ,USD và các hình thức khác.
2. Tình hình dân cư tự đầu tư
Nếu tính chung cả 5 năm (1991 - 1995)thì tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước tính trên khoảng 18 tỷ USD (theo mặt bằng giá cả năm 1995) trong
đó phần của Nhà nước chiếm khoảng 43 %, phần của tư nhân đầu tư chiếm 30 % và phần còn lại là do các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 1995 theo số liệu thống kê, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 62.000 tỷ đồng tăng 19% so với năm 1994 trong đó nguồn vốn các doanh nghiệp tự đầu tư là 5.000 tỷ đồng (riêng khầu hao cơ bản là 2.500 tỷ đồng ) nhân dân và các Công ty thuộc khu vực tư nhân đầu tư 16.000 tỷ đồng, các Công ty đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp khoảng 20.000 tỷ đồng phần ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển chiếm trên 30% tổng số chi ngân sách.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ đó là khoảng 10 triệu hộ nông dân, 1,5 triệu cá nhân và hộ kinh doanh, tiểu chủ , 22.000 doanh nghiệp đăng ký theo luật doanh nghiệp tư nhân và luật Công ty. Công cuộc đổi mới kinh tế đã tạo ra một bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đến lượt mình , sự phát triển của khu vực này đã đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của khu vực này đã làm tăng số công ăn việc làm một cách đáng kể ở khu vực đô thị cũng như nông thôn.Theo số liệu của Bộ lao động- Thương binh và xã hội, tỷlệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 13% năm 1989 xuống 6,08% năm 1994 và xuống 5,88 % năm 1996,hàng năm có khoảng 1 triệu chỗ làm việc mới được tạo ra trong nước chủ yếu nhờ khu vực kinh tế này. Nếu như trong giai đoạn 1988 - 1993, lao động ở khu vực Nhà nước giảm 1,1 triệu người thì khu vực ngoài quốc doanh tăng 5,4 triệu người.
Mặc dù còn đang trong giai đoạn hình thành, nhưng kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần cho nền kinh tế gần 2/3 GDP. Và một điều rõ ràng tốc độ tăng trưởng kinh tế có giữ được cao như mong muốn hay không chắc chắn sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bước phát triển rõ rệt nhất của kinh tế ngoài quốc doanh, nhằm tạo dựng được một khung pháp lý phù hợp, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ thể hiện qua bảng về số lượng doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế .
Biểu: Số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế.
1991
1992
1993
1994
1995
Doanh nghiệp Nhà nước
9832
9.300
6.055
6.246
6104
Doanh nghiệp tư nhân
76
3126
8690
14.164
15435
Công ty trách nhiệm hữu hạn
13
1170
3389
5310
5925
Công ty cổ phần
3
65
106
134
143
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài
218
373
566
838
1200
Hợp tác xã
1549
6200
Tổng cộng
10.263
14.126
18.899
28.351
35402
Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế quốc doanh dang được ghi nhận ở mức khá cao trong mấy năm gần đây nhờ tận dụng được nhứng tiềm năng công suất tạo lập trong quá khứ và nhiều đặc quyền chưa được triệt bỏ từ cơ chế cũ. Mặc dù còn bị thua thiệt nhiều về chính sách và xuất phát điểm , các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chứng tỏ tính hiệu quả hơn so với doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể là theo tính toán của Bộ kế hoạch và đầu tư, hiện nay GDP trên 1 đồng vốn bỏ ra của doanh nghiệp ngoài quốc doanhlà 1,6. Tỷ trọng nộp vào ngân sách Nhà nước của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 23 % năm 1991 lên 24 % năm 1995. Nhìn bề ngoài chỉ tiêu nộp vào ngân sách Nhà nước là 3,3 còn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 0,38 nhưng nếu trừ đi nộp khấu hao và thuế
gián thu thì các tỷ kệ đó của doanh nghiệp Nhà nước là 0,24 còn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 0,27.
Để thấy sự phát triển của khu vực này về nguồn nhân lực, các dữ liệu ở bảng sau cho chúng ta thấy tỷ trọng phát triển trong cơ cấu vốn giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh, ngoài quốc doanh và liên doanh nước ngoài.
Tỷ trọng vốn của các loại hình doanh nghiệp
1991
1992
1993
1994
1995
Tổng số (%)
100
100
100
100
100
Doanh nghiệp Nhà nước (%)
88,25
78,2
71,0
63,2
58,1
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (%)
0,15
1,1
6,2
6,6
5,7
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (%)
11,6
17,7
22,8
3,2
36,2
(Nguồn : Tổng cục thống kê)
Những thông tin ít ỏi và chắc chắn còn xa với thực tế trên đây chỉ phần nào chứng minh cho sự năng động, tính hiệu quả và tiềm năng to lớn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một khu vực kinh tế đầy triển vọng.
Theo số liệu các cuộc điều tra khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 1995 mức vốn bình quân ở các doanh nghiệp tư nhân là 100 - 130 triệu đồng trong đó doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ trên 500 triệu đồng chỉ chiếm 5% ở Công ty trách nhiệm hữu hạn là 600 - 700 triệu đồng và ở Công ty cổ phần la 5 - 6 tỷ đồng. Ta có bảng về vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như sau:
1991
1992
1993
1994
1995
Doanh nghiệp tư nhân
11
540
1351
2090
2500
Công ty trách nhiệm hữu hạn
25
1212
2723
3882
1237
Công ty cổ phần
30
566
850
1071
1211
Tổng
66
2318
4924
7013
7981
Mặc dù đã có bước phát triển nhảy vọt về số lượng doanh nghiệp, về mức độ tăng vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 66 tỷ (1991), 2318 tỷ (1992) ; 1921 tỷ (1993) ; 7043 tỷ (1994) và 7981 tỷ (1995) năm 1995 gấp hơn 100 lần so với năm 1991 nhưng tỷ trọngvốn của khu vực này trong tổng số vốn
đầu tư của toàn bộ nền kinh tế lại có xu hướng giảm. Tổng số vốn của 22.000doanh nghiệp đã đăng ký theo luật chỉ mới bằng 18 % số vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Hầu hết các máy móc thiết bị của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã cũ và lỗi thời.
Nhằm tìm hiểu tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã có cuộc điều tra về doanh nghiệp tư nhân ở 3 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu (tổng số các doanh nghiệp được điều tra là 280 doanh nghiệp ). Trong tổng số doanh nghiệp điều tra ở 3 địa phương thì số doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất là 45,07%, trong đó Hà Nội là 25,45% Hải Phòng là 67,31% và thành phố Hồ Chí Minh là 49,29%. Số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 25% trong đó Hà Nội là 29,09% Thành phố Hồ Chí Minh là 28,9% còn Hải Phòng có tỷ lệ thấp là 7,69%. Cuộc điều tra còn cho thấy, trong tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân phần vốn đầu tư ban đầu bằng tiền mặt còn thấp.
Bảng tỷ lệ vốn đầu tư ban đầu bằng tiền mặt:
(% / tổng số doanh nghiệp )
Tỷ lệ tiền mặt
Chung
Hà Nội
Hải Phòng
TP. HCM
100% T M
62,15
57,14
65,96
62,13
70- 100%
5,97
5,71
6,38
2,96
50% - 100%
5,98
11,43
8,41
4,14
30% - 50%
5,98
14,29
4,25
4,3
< 30%
21,91
11,43
14,89
26,04
Tổng số
100,00
100,00
100,0
100,00
Số liệu ở trên cho thấy tỷ lệ % tiền mặt trong đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm hơn 60 % tổng số vốn, gần 40% vốn đầu tư nằm dưới dạng trang thiết bị văn phòng, tài sản cố định.
Qua việc phân tích tình hình phát triển của kkhu vực kinh tế ngoài quốc doanh ta có thể thấy rằng từ năm 1992 trở lại đây kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng nhưng nhìn chung khu vực vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình. Vốn đầu tư trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn ở quy mô nhỏ tập trung chủ yếu (khoảng 80%) vào các lĩnh vực thương maị, dịch vụ phục vụ tiêu dùng. Để khu vực kinh tế tư nhân phát triển đúng hướngvà nhanh hơn càn có sự nâng đỡ nhiều mặt từ phía Nhà nước trong đó vấn đề quan trọng là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc huy động vốn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong việc huy động vốn của dân cư kể cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng chung quy lại có những vấn đề sau:
a. Về huy động đầu tư gián tiếp
Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn đã được điều chỉnh cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn nhưng quyền lợi kinh tế đó vẫn chưa xứng với thời gian gửi tiền của nhân dân. Có nghĩa là lãi suất tiền gửi ngắn hạn hợp lý hơn và dài hạn còn bất hợp lý. Xây dựng lãi suất tiền gửi trung và dài hạn còn ít mức. Trả lãi cho tiền gửi có kỳ hạn rút ra trước thời hạn chưa linh hoạt, người rút tiền vẫn bị thiệt thòi nhiều.
- Hình thức gửi tiền chưa phong phú và hấp dẫn.
- Việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hoặc cho các doanh nghiệp và cá nhân vay chưa bảo đảm an toàn và mức độ tin cậy để : chọn mắt gửi vàng”
- Tổ chức mạng lưới thu hút tiền gửi tiết kiệm cảu ngân hàng chưa rộng khắp nhất là khu miền núi nông thôn và hải đảo. cách thức chi trả tiền gửi còn có nhiều vấn đề chưa hợp lòng dân, thủ tục rườm rà ...
b. Về hình thức đầu tư trực tiếp:
Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường để khuyến khích đầu tư còn hạn chế
- Vốn đầu tư ngân sách không đủ sức khắc phục tình hình yếu kém về hạ tầng kinh tế xã hội vốn tín dụng đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ , do vậy đã hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Quy hoạch vùng, ngành đô thị khu vực công đã có bước triển khai mạnh nhưng nói chung chưa được xét duyệt làm cơ sở chuẩn bị cho đầu tư bố trí kế hoach đầu tư.
Thiếu một môi trường pháp lý đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế với nhịp độ cao và bền vững.
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã có nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết
+ Thủ tục xét duyệt đầu tư còn phiền hà, qua nhiều cửa làm cho nhà đầu tư phải “chạy lên chạy xuống” nhiều lần, nghĩa là khía cạnh hành chính còn nhiều vấn đề gây cản trở
- Nhiều biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đã được quy định rõ nhưng chưa được áp dụng trong thực tế, đặc biệt các biện pháp hỗ trợ về đất đai mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ vốn, công nghệ và các dịch vụ đầu tư khác
- Các ưu đãi về thuế , nhất là đối với các dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất còn thấp không khuyến khích được các nhà đầu tư.
Phần III
Một số giải pháp nhằm huy động vốn trong dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
* *
*
I. Những mục tiêu phát triển lớn cho giai đoạn 1996-2000 và dự tính việc huy động vốn để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế
1. Những mục tiêu phát triển lớn của giai đoạn 1996-2000
Để xây dựng những kế hoạch 5 năm có cơ sở khoa học và đảm bảo thực hiện vững chắc cần phải có chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế cho cả một thời gian dài nhằm dự đoán trước những khó khăn thuận lợi mà chúng ta có thể gặp trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII sau khi phân tích đặc điểm tình hình trong nước và thế giới, những thời cơ mà chúng ta phải chủ động nắm lấy để vươn lên phát triển nhanh và vững chắc tạo thế và lực mới đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996-2000. Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền
kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào những năm tiếp theo của đầu thế kỷ sau.
Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9-10%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 4,5%; công nghiệp 14-15%; dịch vụ 12-13%; xuất khẩu khoảng 28%. Tỷ lệ đầu tư/GDP đạt khoảng 30%. Năm 2000, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 34-35% trong GDP nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 19-20%; dịch vụ chiếm khoảng 45-46%.
2) Những hướng ưu tiên đầu tư trong thời kỳ 1996-2000
Trong giai đoạn 1996-2000, nguồn lực đầu tư phát triển trong toàn bộ nền kinh tế sẽ định hướng đầu tư vào các ngành và các lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu như: phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu nông thôn; phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu; xây dựng hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước; hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế văn hoá, môi trường, khoa học công nghệ.
Đối với nguồn vốn nhà nước, Chính phủ Việt Nam có thể định hướng trực tiếp hoặc hỗ trợ gián tiếp nhằm thực hiện cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành và lãnh thổ Việt Nam sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
- Nâng cấp các trục giao thông xuyên cả nước; phát triển đồng bộ hệ thống giao thông ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Mở thêm các tuyến giao thông từ các khu kinh tế trọng điểm đến các điểm kinh tế, dân cư ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, các tuyến nối với các nước láng giềng, giải toả ách tắc giao thông ở các đô thị lớn và mở đến các nơi vùng sâu vùng xa, cải tạo nâng cấp mở rộng các cảng sông cảng biển hệ thống các sân bay, hệ thống thông tin liên lạc ở các vùng xa xôi... phát triển giao thông nông thôn, miền núi bảo đảm 100% trung tâm xã và cụm xã ở miền núi có đường ôtô đi đến.
- Phát triển nguồn điện, hệ thống lưới điện, nhất là lưới điện trung và hạ thế. Bảo đảm cung cấp điện đầy đủ cho các khu công nghiệp, các đô thị và khu vự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6714.doc