MỤC LỤC
- 1 -
Chương I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP - 2 -
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI - 2 -
1. Khái niệm đầu tư và ĐTRNN - 2 -
2. Các hình thức ĐTRNN – Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài - 3 -
2.1. Đầu tư gián tiếp (FPI) - 3 -
2.2. Đầu tư trực tiếp (FDI) - 4 -
3. Vai trò của ĐTTT ra nước ngoài đối với các nước ĐPT - 5 -
3.2. Xây dựng được thị trường cung cấp đầu vào ổn định - tận dụng được các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả hơn ở trong nước. - 6 -
3.3. ĐTTT ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. - 7 -
3.4. ĐTTT ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư tránh được hàng rào thuế quan và hàng rào bảo hộ phi thuế quan của nước nhận đầu tư. - 8 -
3.5. ĐTTT ra nước ngoài có thể kéo dài vòng đời sản phẩm - đổi mới công nghệ - 8 -
II. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN - 10 -
1. Xu thế tất yếu của đầu tư nước ngoài - 10 -
2. Các hình thức ĐTTT ra nước ngoài của các DN ở các nước ĐPT - 11 -
2.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BBC): - 11 -
2.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh: - 11 -
2.3. Hình thức DN 100% vốn nước ngoài: - 12 -
2.4. Hình thức hợp đồng xây dưng – kinh doanh - chuyển giao BOT. - 12 -
2.5. Phân theo tính chất dòng vốn - 13 -
2.6. Phân theo động cơ của nhà đầu tư - 13 -
3. Những điều kiện cần thiết để các DN tiến hành ĐTTT ra nước ngoài - 13 -
3.1. Những điều kiện về phía DN - 13 -
3.2. Các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước của chủ đầu tư - 16 -
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - 19 -
1.Các nhân tố tại Việt Nam - 19 -
2.Các nhân tố tại nơi đầu tư - 19 -
2.1. Khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư: bao gồm các quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp FDI. - 20 -
2.2. Chính sách, pháp luật, chính trị ổn định - 20 -
2.3.Yếu tố của môi trường kinh tế - 21 -
2.4. Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh - 22 -
3. Các nhân tó thuộc môi trường quốc tế - 23 -
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC KHUYẾN KHÍCH THÚC ĐẨY CÁC DOANG NGHIỆP ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI - 23 -
1. Chính sách và kinh nghiệm vủa Hàn Quốc - 23 -
2. Chính sách và kinh nghiệm của Singapore - 24 -
3. Chính sách và kinh nghiệm của Trung Quốc - 25 -
4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 28 -
Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH - THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI - 29 -
I. THỰC TRẠNG ĐTRNN CỦA CÁC DNVN VÀ CHÍNH SÁCH ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA - 29 -
1. Chính sách ĐTRNN của Việt Nam kể từ năm 1989 đến nay - 29 -
2. Tình hình ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam - 32 -
2.1. Vốn đầu tư và cơ cấu ĐTRNN theo năm - 32 -
2.2. Vốn đầu tư và cơ cấu ĐTRNN phân theo ngành - 35 -
2.3. Theo các hình thức đầu tư - 39 -
2.4. Vốn đầu tư và cơ cấu ĐTRNN phân theo các nước - 39 -
II. Đánh giá thực trạng ĐTRNN của các DNVN - 43 -
1. Kết quả đạt được - 43 -
1.1. ĐTTT ra nước ngoài đối với hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước – tăng trưởng & phát triển kinh tế trong nước. - 44 -
1.2. ĐTTT ra nước ngoài đối với các Doanh nghiệp Việt Nam - 46 -
2. Những hạn chế và nguyên nhân - 49 -
2.1. Hạn chế từ phía Nhà nước - 49 -
2.2. Hạn chế từ bản thân các DNVN - 51 -
2.3. Hạn chế xuất phát từ các nước tiếp nhận đầu tư - 56 -
Chương III: GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ NHẰM KHUYẾN KHÍCH - THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - 59 -
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ TỪ PHÍA CHÍNH PHỦ NHẰM KHUYẾN KHÍCH – THÚC ĐẨY CÁC DNVN ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI - 59 -
1. Nhanh chóng thay đổi nhận thức, tư duy về hoạt động ĐTRNN trên phạm vi cả nước - 59 -
2. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, thuyên giảm các thủ tục hành chính theo hướng tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN - 60 -
3. Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động ĐTTT ra nước ngoài - 62 -
4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các DN thực hiện ĐTTT ra nước ngoài - 64 -
5. Nâng cao năng lực quản lý của nước ta đối với hoạt động ĐTTT ra nước ngoài - 67 -
II. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐTRNN (CÁC NHÀ ĐẦU TƯ) - 69 -
1. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng việc lập dự án đầu tư và chuẩn bị nhân lực cho dự án - 69 -
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVN trên trường quốc tế. - 70 -
3. Đầu tư hợp lý cho Nghiên cứu thị trường nước tiếp nhận đầu tư. - 75 -
- 78 -
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm khuyến khích – thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vốn ĐTRNN. Quy mô VĐT bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn, quy mô VĐT đã tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động ĐTRNN của các DNVN; cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động ĐTRNN.
Trong năm 2008, các dự án ĐTRNN của DNVN dự kiến đạt khoảng 500 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007 (đạt 391,2 triệu USD). Các DNVN “Đi tắt, đón đầu” trong năm thứ hai hội nhập WTO. Nhìn chung các DN Việt Nam đã biết thích nghi với hội nhập, không những biết thu hút VĐT nước ngoài vào Việt Nam mà còn tham khảo thị trường nước ngoài, ĐTRNN với những dự án lớn. Điểm đặc biệt là các dự án đầu tư ra nước ngoài đã được nâng cả lượng và chất. Theo đánh giá chung, nhiều dự án của DN Việt Nam ĐTRNN đã bắt đầu xin mở rộng quy mô sau khi thu được những kết quả khả quan, các nút thắt về thủ tục đối với DN ngày càng thông thoáng. Với đà này, tình hình đầu tư ra nước ngoài sẽ còn sôi động hơn nữa trong thời gian tới.
Vốn đầu tư và cơ cấu ĐTRNN phân theo ngành
ĐTTT ra nước ngoài của Việt Nam tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp- xây dựng; nông,lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. Tính tới ngày 22/10/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực; tỷ trọng đầu tư của các DNVN vào công nghiệp là lớn nhất (99 dự án, tổng VĐT là 890,7 triệu USD) chiếm 41,1% về số dự án và 65,7% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (91 dự án, tổng VĐT là gần 180 triệu USD) chiếm 37,76% về số dự án và 12,3% về tổng VĐT. Còn lại là đầu tư vào nông, lâm, ngư nghiệp.
Bảng 4: §Çu tư ra nưíc ngoµi ph©n theo ngµnh
(Tính tới ngày 22/10/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
§¬n vÞ: USD
STT
Chuyªn ngµnh
Sè dù ¸n
TV§T
TV§T thùc hiÖn
I
C«ng nghiÖp
99
890,667,713
95,043,699
CN dÇu khÝ
7
486,460,000
74,788,252
CN nÆng
41
315,210,217
10,111,306
CN nhÑ
17
14,343,940
5,543,829
CN thùc phÈm
16
26,491,080
500,000
X©y dung
18
48,162,476
4,100,312
II
N«ng nghiÖp
51
284,163,218
5,783,080
N«ng-L©m nghiÖp
45
273,713,218
3,783,080
Thñy s¶n
6
10,450,000
2,000,000
III
DÞch vô
91
179,953,380
28,578,736
DÞch vô
54
91,751,082
23,441,841
GTVT-Bu ®iÖn
20
49,547,266
3,708,143
Kh¸ch s¹n-Du lÞch
6
13,227,793
510,000
V¨n ho¸ - Y tÕ - Gi¸o dôc
6
13,037,239
918,752
XD V¨n phßng-C¨n hé
5
12,390,000
-
Tæng sè
241
1,354,784,311
129,405,515
Nguån: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Tính đến hết năm 2007, các DN Việt Nam ĐTRNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp (113 dự án, tổng VĐT là 1,5 tỷ USD) chiếm 42,6% về số dự án và 75% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Trong đó, có một số dự án quy mô VĐT trên 100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào đầu tư 2 dự án: Thủy điện Xekaman 1, tổng VĐT 441,6 triệu USD và) Thủy điện Xekaman 3, tổng VĐT 273 triệu USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri . Công ty Đầu tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36 triệu USD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD). 3 dự án ĐTRNN của Công ty Trách nhiệm hữu hạn T&T đầu tư sản xuất xe máy, hàng may mặc, điện tử và điện lạnh... tại Luanda – Cộng hòa Angola. Dự án thứ nhất, T&T sẽ ĐTRNN để thành lập công ty có tên là: T&T Motor Angola Company Limited (T&T Mac) nhằm sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe hai bánh gắn máy. Tổng vốn đầu tư của dự án này là 972.960 USD. Dự án thứ 2, T&T sẽ ĐTRNN để thành lập T&T Garment Angola Company Limited (T&T Gac) để sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 575.98 USD. Dự án thứ 3 là, ĐTRNN để thành lập T&T Home Appliance Angola Company Limited (T&T Haac). Sản xuất, kinh doanh điện lạnh, điện tử và điện gia dụng. Tổng vốn đầu tư là 983.446 USD. Cả ba dự án đều được đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và giấy phép đầu tư có thời hạn là 50 năm
Tiếp theo là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp (53 dự án, tổng vốn đăng ký ĐTRNN là 286 triệu USD) chiếm 20% về số dự án và 14,26% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Trong đó, đa số là dự án đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt -Lào, VĐT 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, VĐT 32,3 triệu USD; Công ty cổ phần cao su Việt-Lào, VĐT 25,5 triệu USD.
Lĩnh vực dịch vụ (99 dự án ĐTRNN, tổng vốn đăng ký ĐTRNN là 215,5 triệu USD) chiếm 37,3% về số dự án và 10,7% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Trong đó, có một số dự án lớn như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động. Sau dự án Công ty Cambodia Viettel tại Campuchia, Viettel đang xúc tiến mở văn phòng đại diện tại Hồng Kông và Mỹ. Viettel sẽ nâng Ban Dự án Ðầu tư ra nước ngoài lên thành công ty cổ phần, với sự tham gia của nhiều đối tác. Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu...
TỶ TRỌNG DỰ ÁN VÀ TỔNG VĐT RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DNVN
(tính đến hết năm2007)
Tổng VĐT
Nhưng đáng chú ý phải kể đến việc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở văn phòng đại diện tại nước ngoài sau khi đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Văn phòng đại diện được phép mở có tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, đặt tại Nam Ninh, Quảng Tây. Theo Sacombank, văn phòng đại diện trên sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng tại Trung Quốc, từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá và phản ánh mọi nguồn thông tin có liên quan đến thị trường khu vực cho Sacombank và phổ biến, cung cấp các nguồn thông tin có liên quan của Sacombank đến thị trường khu vực. Ðây sẽ là đầu mối xúc tiến hợp tác với các tổ chức tín dụng tại Trung Quốc. Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc....
Riêng trong năm 2007, có 64 dự án ĐTRNN với tổng VĐT đăng ký là 391,2 triệu USD, tăng 77% về số dự án bằng 92% tổng vốn đăng ký so với năm 2006.
Trong đó, lĩnh vực nông-lâm- ngư nghiệp có số VĐT lớn nhất (17 dự án ĐTRNN với tổng vốn 156,8 triệu USD), chiếm 40% tổng VĐT ra nước ngoài và 27% về số dự án, tăng 5,4% về vốn đăng ký so với năm 2006 (chiếm 30,3% số dự án và 34,6% vốn ĐTRNN). Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu là dự án trồng cây công nghiệp, cao su, điều ... tại Lào, lớn nhất là dự án trồng cao su trên diện tích 20.000 ha có tổng VĐT đăng ký 81,99 triệu USD do Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt-Lào đầu tư, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2007.
Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp (23 dự án ĐTRNN với tổng vốn 147,1 triệu USD), chiếm 38% tổng VĐT ra nước ngoài và 36% về số dự án. Trong lĩnh vực này, chủ yếu các dự án đầu tư vào công nghiệp nặng, bao gồm cả dầu khí. Trong đó lớn nhất là dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Madagasca, tổng VĐT 117,3 triệu USD do Tổng Công ty đầu tư phát triển dầu khí thực hiện được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài vào tháng 10/2007; Công ty Mitsustar Việt Nam sẽ sớm thành lập Công ty Hàng gia dụng Mitsustar trên đất Mỹ và từng bước niêm yết cổ phiếu tại thị trường này.
Ngày 25/7/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 121/2007/NĐ-CP, quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư tại Việt Nam trong hoạt động dầu khí. Theo đó, các dự án dầu khí được đầu tư thông qua các hình thức: Ký kết hợp đồng dầu khí; chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào HĐ dầu khí; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ Cty vào các dự án tìm kiếm, thăm dò, phát triển, khai thác hoặc dự án bắt đầu từ giai đoạn phát triển, khai thác dầu khí. Đối với các dự án dầu khí có sử dụng vốn nhà nước từ 1.000 tỉ đồng trở lên, hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 3.000 tỉ đồng trở lên phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định cũng quy định trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận về Việt Nam trừ các khoản lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư hoặc đầu tư cho các dự án dầu khí khác. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn trên, nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do, trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 2 lần, mỗi lần không quá 6 tháng.
Số còn lại đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ (24 dự án ĐTRNN với tổng vốn 87,2 triệu USD), chiếm 22% tổng VĐT ra nước ngoài và 38% về số dự án, giảm so với năm 2006 (chiếm 39,3% số dự án và 61% tổng VĐT). Có 2 dự án lớn nhất trong lĩnh vực này là: (i) Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 đầu tư 30 triệu USD vào xây dựng Trung tâm thương mại tại Hoa Kỳ và (ii) Tổng công ty Viễn thông Quân Đội (Viettel) đầu tư sang Campuchia để thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ VOIP cung cấp dịch vụ điện thoại và mạng thông tin di động tại Campuchia, tổng VĐT của dự án là 27 triệu USD.
2.3. Theo các hình thức đầu tư
Tính đến 6/7/2006, các dự án ĐTTT ra nước ngoài còn hiệu lực của Việt Nam được chia thành 3 loại (1) DN 100% vốn của Việt Nam ở nước ngoài gồm 55 dự án với tổng số VĐT khoảng 60 triệu USD; (2) Liên doanh với nước ngoài gồm 43 dự án với tổng số vốn góp khoảng 30 triệu USD; (3) Hợp đồng hợp tác kinh doanh và Hợp đồng phân chia sản phẩm gồm 16 dự án, với tổng số vốn góp của bên Việt Nam là gần 126 triệu USD. Các DNNN có 42% các dự án nhưng chiếm tới 90% số VĐT ra nước ngoài của Việt Nam.
Vốn đầu tư và cơ cấu ĐTRNN phân theo các nước
Tính đến hết ngày 22/10/2007 địa bàn đầu tư của các DN Việt Nam mới chỉ mở rộng đến 35 quốc gia và vùng lãnh thổ với 241 dự án. Trong đó tập trung nhiều ở các nước trong khu vực, Lào là thị trường thu hút được nhiều DN Việt Nam nhất - 86 dự án với tổng VĐT 597,96 triệu USD chiếm 42% tổng VĐT ra nước ngoài; Campuchia có 27 dự án, vốn đăng ký gần 88,5 triệu USD chiếm 6,3%. Singapore 16 dự án, VĐT 27,4 triệu USD; Hông Kông (6 dự án); Hàn Quốc (5 dự án); Trung Quốc (4 dự án); Malaysia (4 dự án)... Tại Lào, Việt Nam đã có những dự án lớn như Thuỷ điện Xekaman 3 (công suất 250 MW tại huyện ĐăkChưng, tỉnh Sê Kông) tổng VĐT 274 triệu USD, dự án trồng cao su của Tổng công ty cao su 32 triệu USD, dự án trồng cao su của công ty cao su Đăk lăk 24 triệu USD. Tại Campuchia, tiêu biểu là dự án thiết lập và khai thác mạng thông tin di động tại Campuchia (Công ty Viettel Cambodia., Pte, Ltd) do Tổng Công ty viễn thông Quân đôi Viettel làm chủ đầu tư với tổng VĐT đăng ký 27.745.191 USD. Một phần, đây là những nước khá gần gũi với Việt Nam về mặt địa lý, dễ dàng phát huy thế mạnh; mặt khác vì các nước này cũng đang trong giai đoạn phát triển nên các chính sách cũng mở cửa và tương đối thông thoáng đối với việc đón nhận đầu tư nước ngoài.
Không chỉ dừng ở khu vực, các DNVN đã tự tin đầu tư đến các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ, các nước phát triển như Nga, Mỹ và các nước Đông Âu như Công ty Việt Trang đầu tư sơ chế gỗ xuất khẩu, kinh doanh siêu thị ở Nam Phi, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ngọc Hải kinh doanh nữ trang vàng, bạc tại Úc, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp kinh doanh linh kiện ô tô ở Hàn Quốc...Nước có tổng số dự án đăng ký đứng thứ 2 là Mỹ với 28 dự án với tổng VĐT là 37,28 triệu USD, tiếp đến là Nga 12 dự án với tổng VĐT 78,07 triệu USD; Australia và Nhật Bản, Đức đều có 5 dự án.
Việc Việt Nam có các dự án đầu tư tại CHLB Nga, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hồng Kông...(đáng kể trong danh sách các nhà đầu tư như: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, doanh nghiệp đã tăng vốn thêm 200 triệu USD thành 243 triệu USD cho dự án khai thác đầu thô ở Angiêri do phát hiện khí thương mại (năm 2006 Tổng công ty này đã giải ngân 30 triệu USD cho một số dự án dầu khí, trong đó có mỏ công suất 5.100 thùng/ngày ở Angiêri và 3.100 thùng/ngày tại Malaysia). Tổng công ty Cao su Việt Nam đã thực hiện 12 triệu USD, Công ty Cao su Đắc Lắc 14 triệu USD cho các dự án trồng và chế biến cao su tại 4 tỉnh vùng Nam Lào. Công ty Scavi Việt Nam đã xây nhà máy sản xuất hàng may mặc tại Lào, Công ty Cà phê Trung Nguyên đầu tư sang Singapore, FPT sang Nhật Bản,...đã chứng tỏ rằng Việt Nam không chỉ đón nhận VĐT từ các nước có nền kinh tế phát triển mà còn có khả năng đầu tư vốn vào các thị trường các nước phát triển để tìm kiếm lợi nhuận và qua đó mà cải thiện vị thế của DN Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bảng 5: Đầu tư ra nước ngoài phân theo các nước
(Tính đến hết ngày 22/10/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực )
Đơn vị tính: USD
STT
Nước tiếp nhận
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
Tổng vốn thực hiện
1
Lào
84
579,963,109
17,874,467
2
Angiêri
1
243,000,000
53,100,000
3
Madagascar
1
117,360,000
-
4
Ir¾c
1
100,000,000
171,412
5
Campuchia
27
88,493,619
1,474,846
6
Liªn bang Nga
12
78,067,407
2,010,000
7
Hoa Kú
28
37,282,754
1,100,000
8
Singapore
16
27,398,807
24,824,156
9
Malaysia
4
18,746,615
16,066,840
10
CHLB §øc
5
11,542,372
100,000
11
Th¸i Lan
4
10,405,200
-
12
Indonesia
2
9,400,000
6,400,000
13
Trung Quèc
4
3,573,750
-
14
Tajikistan
2
3,465,272
2,222,000
15
Angola
4
3,432,387
-
16
Ukraina
4
3,357,286
957,286
17
Myanmar
1
2,314,760
-
18
NhËt B¶n
5
2,133,380
512,885
19
Céng hßa Séc
2
1,935,900
912,000
20
Hång K«ng
6
1,881,513
689,401
21
Ba Lan
2
1,810,000
-
22
Hµn Quèc
5
1,711,000
-
23
Australia
5
1,237,200
378,100
24
BØ
2
1,052,000
-
25
C« Oét
1
999,700
-
26
Nam Phi
1
950,000
412,122
27
Brazil
1
800,000
-
28
Uzbekistan
1
650,000
200,000
29
Vư¬ng quèc Anh
3
500,000
-
30
§µi Loan
2
468,000
-
31
Italia
1
350,000
-
32
CH Uzbekistan
1
200,000
-
33
Bungari
1
152,280
-
34
Ên ®é
1
150,000
-
35
Ph¸p
1
-
-
Tæng sè
241
1,354,634,311
129,405,515
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Tính đến hết năm 2007, các DN Việt Nam đã có dự án đầu tư trực tiếp tại 37 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại: Châu Á (180 dự án, tổng VĐT là 1,3 tỷ USD), chiếm 68% về số dự án và 65% tổng VĐT đăng ký. Trong đó, tập trung đầu tư sản xuất điện- khai thác khoáng sản, trồng cao su tại Lào (98 dự án, tổng VĐT là 1,04 tỷ USD), chiếm 37% về số dự án và 51,8% tổng VĐT đăng ký. Trong năm 2007, Việt Nam đầu tư sang Lào với 23 dự án có tổng vốn đăng ký 162,1 triệu USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu về đầu tư nước ngoài của Việt Nam tại Lào đã dần bị thay thế bởi Trung Quốc và Thái Lan. Tại quốc gia truyền thống và chịu ảnh hưởng này, Việt Nam luôn xếp hạng 1 về đầu tư nước ngoài cho đến năm 2005. Đến năm 2006, Trung Quốc đã vượt Việt Nam, và đến năm 2007, đến lượt người Thái tiếp tục qua mặt.
Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Lào. Hiện nay Lào muốn mời Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TP.HCM xây một cơ sở tương tự trên đất Vientiane và dự án đại siêu thị trên đất Vientiane. Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chiếm 18% tổng VĐT đăng ký (1 dự án đầu tư 243 triệu USD tại Angiêri sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga và 1 dự án đầu tư 117,36 triệu USD tại Madagasca hiện có kết quả khả quan). Châu Âu có 36 dự án, tổng VĐT là 100,5 triệu USD, chiếm 13,5% về số dự án và khoảng 5% tổng VĐT đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng VĐT là 78 triệu USD.
Như vậy, trong gần 20 năm qua (1989 - 2007), đã có 265 dự án ĐTRNN của DNVN với tổng vốn đăng ký là 1,39 tỷ USD. Trong số 37 quốc gia và vùng lãnh thổ được các DN Việt Nam đầu tư, trừ một số dự án đầu tư trong thăm dò, khai thác dầu khí tại Angeri, Iraq và Madagasca, Lào là quốc gia được đầu tư nhiều nhất, có 86 dự án với tổng VĐT 583,8 triệu USD, chiếm 42% tổng VĐT ra nước ngoài. Tiếp đó là Mỹ - 28 dự án với VĐT là 37,3 triệu USD; Campuchia - 27 dự án, vốn đăng ký 88,4 triệu USD; Liên bang Nga có 12 dự án, tổng VĐT 48,1 triệu USD,...
Xét trên phương diện về tỷ lệ VĐT/1dự án thì Irắc đứng thứ nhất (100 triệu USD – 1 dự án, chiếm 33% tổng số vốn ĐTTTRNN của Việt Nam), thứ 2 là Lào (85 triệu USD), thứ 3 là Nga (38 triệu USD). Đầu tư của Việt Nam sang Lào tập trung vào 3 lĩnh vực, trong đó khoảng một nửa số dự án là thuộc ngành công nghiệp, khoảng 28% vốn đăng ký và 27% vốn pháp định.
Bên cạnh các dự án truyền thống như xây dựng các trung tâm thương mại, còn xuất hiện những dự án khai thác, sản xuất các sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Điển hình như Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô VN vừa đầu tư 4 dự án ra nước ngoài với tổng trị giá khoảng 200 triệu USD. Trong đó có một dự án nhà máy sản xuất xe buýt có công suất 5.000 xe/năm tại Dominica. Ngoài ra, còn có 3 dự án tại Venezuela bao gồm: nhà máy sản xuất xe tải nhẹ, công suất 18.000 xe/năm; nhà máy sản xuất xe máy và nhà máy sản xuất trạm trộn asphalt. Trước đó, Petro VN đã triển khai dự án thăm dò dầu tại Cuba, Cameroon, Peru, Algeria... Một số dự án cũng được Petro VN thực hiện tại Liên bang Nga, Kazakhstan...
Gần đây nhất, ngày 25/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cấp Giấy chứng nhận ĐTTT ra nước ngoài đối với dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Hà Nội - Matxcơva của Công ty cổ phần đầu tư Trung tâm thương mại Hà Nội – Matxcơva (INCENTRA) làm chủ đầu tư, với tổng số vốn 120 triệu USD. Việc xây dựng trung tâm này nhằm tạo cơ sở vật chất cho các hoạt động thương mại tại Matxcơva, tạo điều kiện ổn định cuộc sống và kinh doanh của Việt kiều tại Matxcơva. Công trình sẽ được khởi công năm 2008 và đưa vào khai thác năm 2010.
Theo chương trình đã ký kết biên bản ghi nhớ cụm dự án thuỷ điện Xekaman 1 và dự án thủy điện Xekaman 4 tại Thủ đô Viên Chăn Ngày 19 tháng 12 năm 2006, giữa Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt - Lào với Chính phủ Lào và việc xin phép triển khai xây dựng các dự án Thuỷ Điện Xêkaman 1 (công suất 460MW) và Xêkaman 4 (công suất trên 500 Mw); Công ty Điện Việt Lào đã làm các thủ tục trình và được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư xây dựng vào cuối tháng 12 năm 2007. Sau nhiều năm thâm nhập để khai thác tiềm năng nguồn nước các dòng sông Nậm PagNou, Xêkaman và sông Sê Kông, đồng thời tạo mối quan hệ mật thiết giữa Tổng Công ty Sông Đà với các ngành chức năng của Lào; Công ty Cổ phần Điện Việt Lào đã lập dự án đầu tư tại đây 7 nhà máy thủy điện gồm Xêkaman 1, 3, 4, và Xêkaman 5 cùng với các dự án TĐ Nậm Mô, Nậm Kắn, tổng công suất từ 1.000 Mw đến 1.200 Mw. Từ nay đến năm 2012, những dự án này sẽ được đưa vào khai thác. Phía trước là mục tiêu chiến lược đã được hoạch định, những dự án lớn đầy tính khả thi đang được xúc tiến sẽ là sự thử thách lớn về tiềm lực, trí tuệ và sự tự tin của Cty CP Điện Việt Lào.
Nhìn lại quá trình đầu tư ra nước ngoài của các DNVN nhận thấy các DN chủ yếu đầu tư vào thị trường truyền thống bởi đây là những thị trường DN Việt Nam am hiểu luật pháp và cách thức hợp tác nên rủi ro ít. Tuy nhiên, năm 2008 các DN Việt Nam sẽ mở rộng thị trường đầu tư hơn trước, đã tìm đến những thị trường khó tính như Trung Đông. Trong năm 2008, thị trường ở khu vực Đông Âu, Bắc Phi, châu Mỹ La tinh, Trung Đông, cũng đang là điểm đầu tư hấp dẫn của nhiều DN Việt Nam. Tại mỗi khu vực trên các DN Việt Nam sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm bao gồm dầu khí (Đông Nam Á, châu Phi), điện lực (Lào, Trung Quốc), khai thác khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ), giao thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc)...
II. Đánh giá thực trạng ĐTRNN của các DNVN
1. Kết quả đạt được
Với các nước trong khu vực, hoạt động ĐTRNN của Việt Nam được thực hiện muộn hơn. Hoạt động ĐTTT ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ bắt đầu từ năm 1999 (kể từ khi có Nghị định 22), gia tăng tốc độ vào năm năm gần đây. ĐTRNN là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong giai đoạn đầu - bước đặt nền móng cho xu thế ĐTTT ra nước ngoài (FDI), Việt Nam đã thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tính đến thời điểm hiện nay (tháng 4/2008), các DNVN đã có trên 270 dự án với tổng VĐT đăng ký xấp xỉ 1.5 tỷ USD; Trong đó, các lĩnh vực khai thác dầu khí, sản xuất và chế biến hang gia dụng; các công trình thuỷ điện, mạng viễn thong di động… chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VĐT. Mặc dù thực tế, đó là những kết quả hết sức khiêm tốn, song nó cũng đã thể hiện sự nỗ lực của các DNVN khi hoà mình vào nền kinh tế thế giới và phần nào khẳng định được vị thế của Việt Nam đặc biệt sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những kết quả này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVN nói riêng và từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tể của Việt Nam. Các kết quả đạt được thể hiện trên những mặt sau:
1.1. ĐTTT ra nước ngoài đối với hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước – tăng trưởng & phát triển kinh tế trong nước.
Thứ nhất, hoạt động ĐTTT ra nước ngoài đã giúp cho Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn vốn “dư thừa” trong nước.
Mặc dù hiện nay Việt Nam còn thiếu thốn về vốn, song vẫn có sự “dư thừa” vốn tương đối do hiệu qủa sử dụng vốn kém hiệu quả trong một số ngành, khu vực, dự án đầu tư...Hoặc thậm chí, có một số lĩnh vực do cung trong nước đã bão hoà, hoặc ước đạt tỷ suất lợi nhuận biên vốn đầu tư thấp... nên ĐTRNN - tức là các DNVN đem vốn ta nước ngoài đầu tư- họ tìm đến nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, hiệu quả biên vốn đầu tư cao hơn. Điều này buộc các DNVN phải tự nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn, tự tìm lĩnh vực và thị trường, nguồn hàng và mặt hàng để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất.
Thứ hai, ĐTTT ra nước ngoài góp phần sử dụng, quản lý tốt hơn các nguồn lực trong nước.
Diện đầu tư của các DNVN thực hiện ĐTRNN khá rộng nhưng đã có sự tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh, nhằm đạt được mục tiêu là khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh như: đầu tư vào Inđônexia trong lĩnh vực chế biến mây tre đan, chế biến thực phẩm, sản xuất gạo; đầu tư vào Lào trong lĩnh vực chế biến gỗ, phát triển năng lượng; vào Mianma trong lĩnh vực chế biến gỗ, chế tạo máy nông nghiệp, năng lượng;…thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ ở Angiêri, Irăq,...; tận dụng lợi thế về vị trí địa lý như các dự án thuỷ điện tại Lào (tận dụng nước từ các dòng sông Nậm PagNou, Xêkaman, sông Sê Kông...); nhờ đó mà nguồn lực trong nước trở nên khan hiếm hơn và phần nào thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn các nguồn lực này...
Mặt khác, khi các DNVN thực hiện các dự án ĐTRNN, một số dự án đặc thù như xây dựng trung tâm Thương mại, xây dựng các building, các cơ sở sản xuất kinh doanh và đặc biệt là xây dựng các công trình thuỷ điện... cần đưa qua nước ngoài một lượng nhân công lớn...Vì vậy, giải quyết được khâu nguồn nhân lực cho dự án, đồng thời góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong nước.
Thứ ba, ĐTTT ra nước ngoài thể hiện sức mạnh kinh tế, đồng thời nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế.
Vị thế của quốc gia trong một khu vực đầu tư được đánh giá trên nhiều giác độ, như: ĐTTT vào quốc gia đó, ĐTTT của quốc gia đó ra nước ngoài, tình hình kinh tế vĩ mô, cơ chế chính sách, và môi trường đầu tư v.v… Nhưng tựu trung lại, vẫn thường được thể hiện ở kết quả thu hút vốn ĐTTT nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước và việc ĐTTT ra nước ngoài để cải cách cơ cấu nền kinh tế của quốc gia đó. Do vậy, vị thế của một quốc gia trong khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA) được đánh giá trên hai khía cạnh chính là hoạt động đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào quốc gia đó và đầu tư trực tiếp của quốc gia đó vào các nước ASEAN.
Kể cả khi ra nhập AFTA, WTO thì sức mạnh trong việc ĐTTT ra nước ngoài cũng giúp Việt Nam phần nào thể hiện sức mạnh của mình không chỉ về mặt kinh tế mà cả về chính trị, tạo những mối quan hệ khăng khít hơn với các nước tiếp nhận đầu tư, từ đó nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Và theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến nay (4/2008) các DNVN đã có các dự án đầu tư tại 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; đồng thời các thông qua việc thực hiện đầu tư, Việt Nam đã khẳng định được trí và lực của con người Việt Nam trong cộng đồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28543.doc