LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 3
I/KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM. 3
1/KHÁI NIỆM VỀ NHTM. 3
2/CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA MỘT NHTM. 3
2.1/Huy động vốn. 4
2.2/Hoạt động tín dụng. 4
2.3/Hoạt động thanh toán 5
A/Thanh toán ngay. 6
B/Thanh toán trả chậm. 6
2.4/Tham gia các hoạt động khác. 6
II/HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN. 7
1/VAI TRÒ CỦA VỐN. 7
1.1/Khái niệm về vốn: 7
1.2/Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 7
2/Các nguyên tắc khi tiến hành huy động vốn. 8
2.1/Nguyên tắc chi phí thấp: 8
2.2/Nguyên tắc đảm bảo an toàn. 12
3/HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN. 13
3.1/BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA MỘT NHTM 13
3.2/hoạt động huy động vốn. 14
3.2.1/TIỀN GỬI. 14
3.2.1.1/Tiền gửi giao dịch. 14
a.2/ tiền gửi phi giao dịch. 17
a.3/Các tài khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ . 18
3.2.2/KHOẢN MỤC VỐN VAY. 18
3.2.2.1/Vay từ NHTW. 18
3.2.2.2/Vay từ các tổ chức tín dụng và các NHTM khác. 20
3.2.2.3/Vay ngắn hạn từ thị trường. 20
3.2.3/VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG. 22
III/NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA MỘT NHTM. 25
1/CHÍNH SÁCH CỦA NHTW. 25
2/MÔI TRƯỜNG KINH TẾ. 25
3/MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ. 26
4/ĐỊA BÀN KINH DOANH. 26
5/YỪU TỐ CON NGƯỜI. 26
CHƯƠNG II 27
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT-THANH XUÂN. 27
I/KHÁI QUÁT VỀ NHCT-THANH XUÂN. 27
1/Lịch sử hình thành và phát triển. 27
2/Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT-Thanh Xuân. 28
3/Nhiệm vụ của từng phòng. 30
3.1/Phòng nguồn vốn. 30
3.2/Phòng kinh doanh đối nội. 30
3.4/Phòng tiền tệ kho quỹ. 30
3.5/Phòng tài chính - kế toán. 30
3.6/Phòng kiểm tra-kiểm toán nội bộ. 31
3.7/Phòng hành chính. 31
II/THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT - THANH XUÂN. 32
1/Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. 32
1.1/Tình hình sử dụng vốn. 32
2.2/Nợ quá hạn qua các năm. 33
2.3/Các hoạt động khác. 34
3/Hoạt động huy động vốn của chi nhánh. 35
3.1/Tiền gửi tiết kiệm dân cư. 38
3.2/Tiền gửi của các doanh nghiệp 43
3.3/Phát hành kỳ phiếu. 45
3.4/ Huy động từ các nguồn khác. 47
4/Chi phí nguồn. 48
III/Đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn của chi nhánh. 50
CHƯƠNG III. 53
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN 54
TẠI NHCT-THANH XUÂN. 54
I/ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH. 54
II/GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT-THANH XUÂN. 56
1/Chính sách lãi suất. 56
2/Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. 57
3/Đa dạng hoá các hình thức huy động. 59
4/Mở rộng mạng lưới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 60
5/Hoạt động Marketing trong ngân hàng. 61
6/Đảm bảo an toàn vốn và giá trị đồng vốn đối với người gửi. 62
7/Phát triển nguồn nhân lực. 62
III/Một số kiến nghị. 63
1/Đối với NHCT-Việt Nam. 63
2/Đối với NHTW. 64
3/Đối với chính phủ. 64
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 67
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng công thương - Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cho những quận đó,một số chi nhánh mới của NHCT Việt Nam ra đời.Ngày 20/2/1999 chủ tịch hội đồng quản trị NHCT-Việt Nam đã ra quyết định số 13/QĐ/HĐBT/NHCT thành lập chi nhánh NHCT-Thanh Xuân trực thuộc NHCT-Việt Nam.Đây là một chi nhánh được hình thành và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của một quận mới,quận Thanh Xuân.
Nâm 1997 NHCT-Thanh Xuân được hình thành trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình,lúc đầu có 52 cán bộ công nhân viên với 4 phòng:tổ chức hành chính,kế toán tài chính,tiền tệ kho quỹ,kinh doanh(đối nội,quản lý tiền gửi dân cư).Năm 1998 thành lập thêm 2 tổ:kiểm tra và kinh doanh đối ngoại,từ khi có quyết định thành lập chi nhánh NHCT-Thanh Xuân các tổ được nâng lên thành các phòng.
Do hình thành sau nên chi nhánh NHCT-Thanh Xuân không thể tránh khỏi những khó khăn,tuy nhiên không vì thế mà làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh,cũng giống như các NHTM khác,NHCT-Thanh Xuân thực hiện 4 chức năng:
Nhận giữ tiền gửi.
Đổi tiền.
Trung gian thanh toán.
Cho vay.
Là một tổ chức kinh doanh do đó các hoạt động đầu tư kiếm lời của chi nhánh đã góp phần thúc đâỷ tăng trưởng kinh tế.Thông qua chi nhánh NHTW có thể kiểm soát được sự vận hành của thị trường tài chính từ đó đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế.
Đến nay chi nhánh đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình không chỉ trong hệ thống NHCT mà còn trong cả nền kinh tế,trở thành một trung gian tài chính đáng tin cậy.
2/Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT-Thanh Xuân.
Trong bất kỳ đơn vị nào,cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được,thông qua đó ban lãnh đạo có thể kiểm tra,giám sát những hoạt động của đơn vị mình,để từ đó đưa ra hướng chỉ đạo đúng.NHCT-Thanh Xuân cũng vậy với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ:1 giám đốc,2 phó giám đốc,7 phòng ban chức năng(phòng tổ chức hành chính,phòng kinh doanh,phòng kế toán tài chính,phòng tiền tệ kho quỹ,phòng nguồn vốn,phòng kiểm tra và kinh doanh đối ngoại).Năm 1999 chi nhánh bao gồm 95 cán bộ công nhân viên hoạt động ở tất cả các phòng ban,đến nay có 157 người.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT-Thanh Xuân
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài chính
Phòng kho quỹ
Phòng quản lý tiền gửi dân cư
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh
doanh đối ngoại
Phòng kiểm tra-kiểm soát
Phòng kinh doanh
Quỹ TK số 79
Quỹ TK số 78
Quỹ TK số 68
Quỹ TK số 67
Quỹ TK số 66
Quỹ TK số 47
Quỹ TK số 45
Quỹ TK số 44
Quỹ TK số 40
Quỹ TK số 31
`
3/Nhiệm vụ của từng phòng.
3.1/Phòng nguồn vốn.
Phòng này có chức năng huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.Đến nay phòng đã có 10 quỹ tiết kiệm,trong năm 2001 chi nhánh đã chuyển 3 quỹ tiết kiệm sang giao dịch tức thời,rút ngắn thời gian giao dịch.Các quỹ tiết kiệm đều đặt ở những địa điểm thuận lợi,trong giao dịch chi nhánh đã áp dụng những phương tiện hiện đại tạo thuận lợi cho khách hàng,số lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngày càng nhiều,số lượng thẻ lưu hành cũng tăng.
3.2/Phòng kinh doanh đối nội.
Phòng có chức năng cho vay cá nhân và các tổ chức kinh tế,đây là phòng chủ đạo,phần lớn lợi nhuận của chi nhánh thu được là từ hoạt động cho vay,hình thức cho vay của chi nhánh rất đa dạng:cho vay ngắn hạn,trung,dài hạn,cho vay khác...,chi nhánh có quan hệ với các tổng công ty lớn:Licogi,Hải Hà,công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam,công ty điện lực Việt Nam...Các khoản đầu tư cho vay của chi nhánh đã đạt được mục tiêu tăng trưởng của NHCT-Việt Nam giao cho.
3.3/Phòng kinh doanh đối ngoại.
Phòng này thực hiện các nghiệp vụ,dịch vụ thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ.Chi nhánh đáp ứng đầy đủ các loại hình kinh doanh dịch vụ đối ngoại:mở và thanh toán L/C xuất nhập khẩu,chiết khấu hối phiếu và cho vay ứng trước bộ chứng từ...Công tác tư vấn,hướng dẫn khách hàng và thực hiện các phương tiện thanh toán thương mại quốc tế có lợi cho khách hàng và an toàn vốn được chi nhánh đặc biệt quan tâm,tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch.
3.4/Phòng tiền tệ kho quỹ.
Phòng có chức năng quản lý tiền,đảm bảo thu chi tiền mặt,ngoại tệ...của dân cư và các tổ chức kinh tế được kịp thời,chấp hành nghiêm túc các quy định về chế độ quản lý kho quỹ,công tác kho quỹ được quan tâm đúng mức.
3.5/Phòng tài chính - kế toán.
Phòng này có chức năng thực hiện các nghiệp vụ về kế toán,thanh toán thông qua quản lý tài khoản tiền gửi dân cư,tiền vay của các tổ chức kinh tế,thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt,thanh toán bù trừ...luôn đảm bảo an toàn.
Trong năm 2000 chi nhánh thực hiện chuyển đổi 12 loại ngoại tệ sang EURO,đồng thời đã có sự phối hợp giữa các phòng:tài chính kế toán - quản lý tiền gửi dân cư,phòng kinh doanh - kiểm tra,để học tập triển khai thực hiện thanh toán nội bộ giữa các quỹ tiết kiệm với kế toán ngân hàng,tạo điều kiện cho khách hàng,giảm bớt thời gian giao dịch nên số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng.
3.6/Phòng kiểm tra-kiểm toán nội bộ.
Mọi ngân hàng đều hướng vào các mục tiêu:
Tăng khả năng sinh lợi.
Tăng sức mạnh trong cạnh tranh.
An toàn trong kinh doanh.
Sản phẩm của ngân hàng mang tính xã hội hoá cao,sự đổ vỡ của ngân hàng không chỉ mình nó gánh chịu mà gây ra phản ứng dây chuyền gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội vì vậy phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ đảm bảo an toàn là cần thiết.
Kiểm soát từ xa:được thực hiện hàng ngày,thông qua bảng cân đối vốn kinh doanh,tình hình tăng(giảm) dư nợ,nợ quá hạn...từ đó đưa ra những biện pháp quản lý có hiệu quả hơn.
Kiểm soát tại chỗ:kiểm tra hồ sơ vay,hồ sơ bảo lãnh,kiểm tra chứng từ kế toán...từ đó kiến nghị,bổ sung một số thiếu sót(chữ ký trên chứng từ,ngày,tháng,năm...),giải quyết các đơn thư kiếu nại,tố cáo các vấn đề xoay quanh hoạt động kinh doanh của chi nhánh,góp phần đảm bảo kinh doanh,hạch toán đúng pháp luật,an toàn cao.
3.7/Phòng hành chính.
Phòng này có chức năng quản lý về mặt nhân sự:hoạt động tiền lương,tổ chức,bố trí lại cán bộ công nhân viên...trong năm 2001 phòng đã giúp ban lãnh đạo trong việc bổ nhiệm 2 đồng chí trưởng phòng,3 đồng chí phó phòng,2 đồng chí trưởng quỹ tiết kiệm,1 đồng chí phó trưởng quỹ,hoàn thiện hồ sơ tuyển 20 lao động,giải quyết hưu trí cho 1 cán bộ...thực hiện việc điều động cán bộ công nhân viên,nâng bậc lương,chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm hưu trí.
Công tác hành chính quản trị:nâng cấp đưa vào hoạt động quỹ 31;bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị,công tác đào tạo,nâng cao chất lượng cán bộ được quan tâm,nhiều lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ được mở ra.
II/Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHCT - Thanh Xuân.
1/Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
1.1/Tình hình sử dụng vốn.
Đối với mọi NHTM việc mở rộng quy mô tín dụng là một vấn đề mang tính sống còn đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.Mới thành lập năm 1997,năm này tình hình kinh tế của nước ta ít nhiều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực,cơ chế chính sách có nhiều thay đổi,ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp,làm đảo lộn chính sách tín dụng của NHTM.
Từ năm 2000 trở lại đây,tình trạng cạnh tranh gay gắt đang diễn ra giữa các NHTM,cạnh tranh về lãi suất,phí chuyển tiền,nới lỏng điều kiện tín dụng nhằm lối kéo khách hàng,tăng thị phần đầu tư tín dụng.
Tuy còn non trẻ và phải đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng với những biện pháp chủ động,đoán trước thời cơ,linh hoạt trong vận dụng
chính sách khách hàng,tích cực vượt qua khó khăn,áp dụng nhiều hình thức cho vay phong phú như cho vay ngắn hạn,trung hạn,dài hạn,đa dạng hoá các sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế với công nghệ tiên tiến nên dư nợ của chi nhánh đều tăng qua các năm,tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần.
Trong năm 1998 tổng dư nợ đạt 218622 triệu đồng,năm 1999 tổng dư nợ đạt 279909 triệu đồng,tăng 61287 triệu đồng so với năm 1998,tỷ lệ tăng trưởng đạt 128,03%,năm 2000 tổng dư nợ đạt 304850 triệu đồng,tăng 24941 triệu đồng so với năm 1999,tỷ lệ tăng trưởng đạt 108.91%,năm 2001 tổng dư nợ đạt 526986 triệu đồng,tăng 258136 triệu đồng so với năm 2000,tỷ lệ tăng trưởng đạt 184,68%.
Bên cạnh đa dạng hoá các sản phẩm,chi nhánh đã mở rộng lĩnh vực đầu tư,tăng cường mở rộng quan hệ với các tổng công ty 90,91 và các đơn vị thành viên,các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả,có tài chính lành mạnh để tiếp cận đầu tư vốn như:công ty giày Thượng Đình,công ty bánh kẹo Hải Hà...
Không chỉ cho vay những dự án lớn mà chi nhánh còn cho vay những dự án vừa và nhỏ có tổng vốn đầu tư từ vài trăm đến vài trục tỷ đồng như cho công ty Licogi,công ty xây dựng số 6...chủ yếu cho vay để mua sắm máy móc,thiết bị.Cho vay những dự án lớn,công trình trọng điểm của nhà nước.Trong năm 2001 chi nhánh đã cho 2công ty điện lực Việt Nam vay tổng dự án đầu tư là 303 tỷ USD trong đó ngân hàng góp 200 tỷ USD.
Chỉ trong vòng 4 năm khối lượng tín dụng tăng lên đáng kể,năm 1998 tổng dư nợ đạt 218622 triệu đồng,đến năm 2001 con số này lên đến 562986 triệu đồng,tăng gần gấp 3 lần so với năm 1998.
2.2/Nợ quá hạn qua các năm.
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng,ở bất kỳ cơ chế nào cũng phát sinh nợ q úa hạn,đặc biệt trong những năm 97,98 do ảnh hưởng cuả cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ trong khu vực,nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh,chất lượng sử dụng vốn vay tín dụng thấp,một số doanh nghiệp (quốc doanh và ngoài quốc doanh)vay vốn ngân hàng để kinh doanh,đáng lẽ sau khi bán hàng phải trả nợ ngân hàng nhưng lại dùng vào việc khác(kinh doanh bất động sản...)hay các doanh nghiệp nhà nước vốn tự có thấp nhưng lại mạnh trong việc xây dựng và mua sắm tài sản cố định không những đã sử dụng hết vốn tự có mà còn sử dụng thêm khối lượng khá lớn vốn tín dụng ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh vào mua sắm tài sản cố định,tình trạng này kéo dài cùng với những hành vi tiêu cực khác trong quản lý của bản thân doanh nghiệp làm cho tình hình tài chính của bản thân doanh nghiệp đã khó khăn nay còn khó khăn hơn,dẫn đến nợ quá hạn triền miên và một bộ phận không nhỏ vốn vay của ngân hàng không thu hồi được.
Đứng trước tình hình đó,chi nhánh NHCT - Thanh Xuân đã đề ra những chiến lược hoạt động với mục tiêu đặt ra là"phát triển- an toàn và hiệu quả".Đi liền với mục tiêu tăng trưởng tín dụng,dư nợ tín dụng tăng trưởng liên tục qua các năm,tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế nhà nước,nợ quá hạn được chi nhánh tích cực đôn đốc,xử lý thu hồi,bằng nhiều biện pháp như đôn đốc khách hàng có nguồn thu hàng tháng dùng để trả nợ dần,bán tài sản thế chấp để có tiền trả nợ,phối hợp với chính quyền địa phương,các cơ quan đoàn thể giáo dục răn đe các con nợ cố tình chây ỳ.
Tình hình nợ quá hạn qua các năm của chi nhánh như sau:năm 1998 nợ quá hạn là 3027 triệu đồng chiếm 1,39% tổng dư nợ;năm 1999 nợ quá hạn là 3200 triệu đồng chiếm 1,14% tổng dư nợ;năm 2000 nợ quá hạn là 956 triệu đồng chiếm 0,31% tổng dư nợ của năm;năm 2001 nợ quá hạn là 149 triệu đồng chiếm 0,026% tổng dư nợ.
Qua phân tích tình hình thực tế của chi nhánh NHCT - Thanh Xuân ta có thể thấy tuy mới thành lập được 5 năm và gặp rất nhiều khó khăn nhưng hoạt động tín dụng đã đạt được mục tiêu tăng trưởng của chi nhánh và của NHCT - Việt Nam giao,đáp ứng kịp thời về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của chi nhánh,góp phần đáng kể trong việc củng cố,hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển,đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.Với phương châm "tận tâm - chia sẻ - hiệu quả và phát triển"dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm,nợ quá hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ.Đây là kết quả đáng mừng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh cần được phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo.
2.3/Các hoạt động khác.
Đối với các NHTM,hoạt động tín dụng đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng,bên cạnh đó còn có các hoạt động khác.NHCT - Thanh Xuân cũng vậy bên cạnh hoạt động tín dụng chi nhánh còn kinh doanh ngoại tệ,thu chi tiền mặt,ngân phiếu...
a/Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Trong những năm gần đây diễn biến về tỷ giá trên thị trường thế giới diễn ra rất phức tạp,với mục tiêu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh,góp phần làm tăng dư nợ tín dụng,không hoàn toàn lấy lãi kinh doanh ngoại tệ làm tiêu chí mà vì hoạt động chung của chi nhánh.Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2000 đạt 29.253.249 USD và ngoại tệ khác quy đổi.Năm 2001 doanh số này đạt 87.759.750 USD và ngoại tệ khác quy đổi tăng gấp 3 lần so với năm 2000.
Nghiệp vụ mở và thanh toán L/C nhập khẩu:năm 2000 phát hành 93.030 USD và ngoại tệ khác quy đổi,năm 2001 phát hành 24.748.115 USD và ngoại tệ
khác quy đổi,bằng 266% so với năm 2000.Giá trị thanh toán năm 2000 đạt 89.603 USD và ngoại tệ khác quy đổi,năm 2001 đạt 15.591.009 USD và ngoại tệ khác quy đổi,bằng 174% so với năm 2000.
Nghiệp vụ xuất khẩu nhờ thu,nhờ chuyển hộ,chuyển bằng tiền điện tử...tăng cả về số lượng và giá trị.
Hoạt động thu chi tiền mặt,ngoại tệ,ngân phiếu của dân cư và tổ chức kinh tế được chi nhánh đảm bảo kịp thời,không để xảy ra tình trạng tồn đọng để khách hàng phải chờ đợi.
Tổng thu tiền mặt và ngân phiếu năm 2000 đạt 923.787 triệu đồng,năm 2001 đạt 1.273.940 triệu đồng,tăng 466.871 triệu đồng so với năm 2000,tốc độ tăng 172%.
Bội thu tiền mặt và ngân phiếu năm 2000 đạt 434.546 triệu đồng,năm 2001 đạt 432.000 triệu đồng,giảm 10% so với năm 2000.
Công tác kế toán - tài chính:
Với công nghệ hiện đại,phong cách giao dịch tận tình,công tác thanh toán bù trừ chính xác tạo lòng tin thu hút khách hàng đến giao dịch.
Trong năm 2000 công tác thanh toán qua ngân hàng đạt 7.992.546 triệu đồng,năm 2001 doanh số đạt 8.957.602 triệu đồng,tăng 1.286.741 triệu đồng,tốc độ tăng 112,74%.
3/Hoạt động huy động vốn của chi nhánh.
Thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ,với phương châm,mục tiêu" hiệu quả,an toàn,phát triển",nguồn vốn được coi là khâu mở đường để đạt mục ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.
Từ khi thành lập cho tới nay,chi nhánh NHCT - Thanh Xuân luôn tìm mọi cách đa dạng hoá các hình thức huy động vốn,tận dụng mọi nguồn nội lực trong nước,thành lập được 5 năm cho tới nay nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên,đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn quận,ngoài ra còn tham gia đầu tư đồng tài trợ vào các dự án lớn,tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Trong các năm qua vốn của chi nhánh huy động chủ yếu từ các nguồn:
Huy động từ tiền gửi dân cư,các tổ chức kinh tế.
Phát hành kỳ phiếu.
Ngoài ra còn có các nguồn vốn huy động khác.
Sau đây là biến động của nguồn vốn qua các năm của chi nhánh.
Bảng 1: Biến động của nguồn huy động vốn từ năm 1998-2001
(Nguồn số liệu lấy từ phòng kinh doanh)
Đơn vị(triệu đồng).
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng vốn huy động
132.110
256.787
333.066
472.050
625.241
Tăng trưởng tuyệt đối
124.677
76.279
138.984
153.191
Tỷ lệ tăng trưởng
100%
194,37%
129,71%
141,73%
132,45
Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm, năm 1997 tổng nguồn vốn huy động đạt 132.110 triệu đồng,năm 1998 tổng vốn huy động đạt 256.787 triệu đồng, tăng 124.677 triệu đồng so với năm 1997,tỷ lệ tăng trưởng đạt 194,37%,đến năm 1999 tổng vốn huy động đạt 333.066 triệu đồng,tăng 76.279 triệu đồng so với năm 1998,tỷ lệ tăng trưởng đạt 129,71%;năm 2000 tổng vốn huy động đạt 472.050 triệu đồng,tăng 138.984 triệu đồng so với năm 1999,tỷ lệ tăng trưởng đạt 141,73%;năm 2001 tổng nguồn vốn đạt 625.241 triệu đồng,tăng 153.191 triệu đồng so với năm 2000,tỷ lệ tăng trưởng đạt 132,45%.Trong 5 năm,từ năm 1997 tổng vốn huy động đạt 132.110triệu đồng,đến năm 2001 tổng vốn huy động đạt 625.241 triệu đồng tăng gần gấp 5 lần so với năm 1997.
Sự gia tăng của nguồn vốn đã tạo đà và mở đường thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh,tạo ra sức mạnh trong kinh doanh,giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận.Sở dĩ chi nhánh đạt được kết quả trên là do:
Sự nỗ lực,đồng tâm nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh,bên cạnh đó là sự năng động,sáng tạo,tìm tòi chọn những bước đi phù hợp với điều kiện môi trường kinh tế.
Luôn luôn chủ động,đoán trước thời cơ,linh hoạt trong việc vận dụng chính sách khách hàng,tích cực vượt qua khó khăn.
Đa dạng các hình thức huy động,tận dụng mọi nguồn vốn trong nước.
Đổi mới công nghệ tiên tiến,tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật.
Nâng cao uy tín của chi nhánh đối với khách hàng.
Được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và ban lãnh đạo đã tạo mọi điều kiện để chi nhánh hoạt động,thực hiện tốt chức năng huy động vốn và "bà đỡ của nền kinh tế"
Chấp hành đúng quy định của pháp luật,các quy chế,chính sách,chế độ của ngành và các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng,không ngừng học tập,tìm hiểu những chính sách,chế độ văn bản mới,làm tốt công tác kiểm tra,giám sát.
Chi nhánh tích cực mở rộng mạng lưới tiết kiệm.
Từ bảng 2 ta thấy nguồn huy động chủ yếu của chi nhánh phần lớn là tiền gửi dân cư,nguồn này tăng theo các năm.Năm 1997 tiền gửi dân cư đạt 98.301 triệu đồng,chiếm 74,41% tổng nguồn vốn huy động;năm 1998 tiền gửi dân cư đạt 178.716 triệu đồng,chiếm 69,60% tổng nguồn vốn huy động;năm 1999 huy động từ tiền gửi dân cư đạt 278.014 triệu đồng,chiếm 83,47% tổng nguồn vốn huy động;năm 2000 huy động được 341.248 triệu đồng,chiếm 72,3% tổng nguồn vốn huy động;năm 2001 đạt 465.877 triệu đồng,chiếm 74,51% tổng nguồn vốn huy động.
Tiền gửi của các doanh nghiệp là nguồn lớn thứ 2 sau tiền gửi dân cư trong tổng nguồn vốn huy động.Năm 1997 tiền huy động từ các doanh nghiệp đạt 23.615 triệu đồng,chiếm 17,18% trong tổng nguồn vốn huy động;năm 1998 đạt 63.650 triệu đồng,chiếm 24,79% tổng nguồn vốn huy động;năm 1999 đạt 54.292 triệu đồng,chiếm 16,3% tổng nguồn vốn huy động;năm 2000 đạt 130.802 triệu đồng,chiếm 27,71% tổng nguồn vốn huy động;năm 2001 huy động được 159.364 triệu đồng,chiếm 25,49% tổng nguồn vốn huy động.
Doanh số huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu và từ các nguồn khác không đáng kể,tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động chiếm .Nguồn này không ổn định qua các năm,nhiều năm chi nhánh không huy động bằng hình thức này.
Sau đây là tình hình cụ thể của từng hình thức huy động của chi nhánh .
3.1/Tiền gửi tiết kiệm dân cư.
Đây là hình thức huy động truyền thống,động viên người có tiền gửi vào ngân hàng góp phần phát triển đất nước.Đây là nguồn có tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh.
Theo quyết định số 68/QĐ - HĐBT - NHCT ngày 19/5/1999 của hội đồng quản trị NHCT - Việt Nam,khi gửi tiền vào ngân hàng người gửi tiền được hưởng các quyền lợi:
Gửi tiền vào ngân hàng công thương,người gửi được bảo toàn hoặc bảo hiểm.
Được rút ra theo yêu cầu và được đảm bảo đầy đủ đúng thời hạn cả vốn và lãi.Được ngân hàng bảo đảm bí mật,và được ngân hàng công khai lãi suất huy động.
Người gửi được ngân hàng giao chứng chỉ tiền gửi và thẻ tiết kiệm,thẻ này được dùng để thế chấp vay vốn theo chế độ tín dụng hiện hành của NHCT - Việt Nam.
Thẻ tiết kiệm được thừa kế theo luật kế thừa.
Bảng 3 Biến động của tiền gửi dân cư từ 1997 đến 2001
(nguồn số liệu lấy từ phòng kinh doanh)
đơn vị:triệu đồng.
Năm
chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư
98.301
178.716
278.014
341.248
465.877
Tăng trưởng tuyệt đối
80.415
99.290
63.234
142.629
Tỷ lệ tăng trưởng
100%
181,8%
155,56%
122,75%
136,52%
từ bảng 3 ta thấy tiền gửi dân cư của chi nhánh tăng mạnh qua các năm,với thời gian đầu mới thành lập,năm 1997 tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư đạt 98.301 triệu đồng,đến năm 1998 đạt 178.716 triệu đồng,tăng 80.415 triệu đồng so với năm 1997,tốc độ tăng trưởng là 181,8%;năm 1999 đạt 278.014 triệu đồng,tăng 99.290 triệu đồng so với năm 1998,tốc độ tăng trưởng là 155,56%;năm 2000 đạt 341.248 triệu đồng,tăng 63.234 triệu đồng so với năm 1999,tốc độ tăng trưởng là 122,75%;năm 2001 đạt 465.877 triệu đồng,tăng 142.629 triệu đồng so với năm 2000,tốc độ tăng trưởng là 136,52%.
Năm 1997 tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư mới chỉ có 98.301 triệu đồng,đến cuối năm 2001 con số này là 465.877 triệu đồng,trong vòng 5 năm nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư đã tăng gấp 5 lần so với ngày đầu thành lập.
Sự gia tăng không ngừng của tiền gửi dân cư là do:
Chi nhánh ngày càng mở rộng hoạt động chân rết ở những địa điểm thuận lợi trên địa bàn.Với phương châm "tự chủ nguồn vốn huy động để cho vay",năm 1997 có 5 quỹ tiết kiệm,năm 1999 nâng lên 7 quỹ,đến năm 2000 phát triển lên 8 quỹ và đến nay con số này tăng lên 10 và trong đó có 3 quỹ đã chuyển sang giao dịch tức thời.
Các quỹ tiết kiệm này là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của sở giao dịch và chi nhánh NHCT - Thanh Xuân,quỹ tiết kiệm này thực hiện các nhiệm vụ về công tác huy động và chi trả tiền gửi dân cư,đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt,các loại chứng từ có giá,thẻ phiếu trắng...
Chi nhánh tham gia bảo hiểm tiền gửi,mức bảo hiểm theo quy định của chính phủ,không ngừng nâng cao uy tín của ngân hàng,tạo sự an tâm đối với người gửi tiền,giải toả tâm lý lo sợ cho khách hàng.
Tuy mới đi vào hoạt động được 5 năm nhưng do xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn,đây là cơ sở,nền tảng quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi ngân hàng nên đội ngũ cán bộ được tuyển chọn kỹ,thường xuyên được đào tạo,huấn luyện nâng cao nghiệp vụ,lịch sự,tận tình trong giao tiếp tạo sự thoải mái,hài lòng của người dân khi đến gửi tiền.
Mọi người dân khi đến gửi tiền tại các quỹ đều được cán bộ nhân viên của chi nhánh tuyên truyền,giải thích các quy định về việc huy động tiền gửi dân cư của chi nhánh.
Luôn thu thập ý kiến đóng góp của dân về công tác huy động tiền gửi dân cư và phản ánh kịp thời cho giám đốc chi nhánh để có biện pháp điều chính hợp lý.
Chi nhánh luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.
Bảng 4 Kết cấu nguồn tiền gửi dân cư của chi nhánh .
(nguồn số liệu lấy từ phòng kinh doanh)
đơn vị :triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng nguồn vốn
98.301
178.716
278.014
341.248
465.877
Nội tệ
89.630
128.484
184.087
189.045
253.364
không kỳ hạn
2.930
4.115
3.372
6.450
10.324
kỳ hạn 3 tháng
43.730
41.236
48.500
35.375
59.720
kỳ hạn 6 tháng
42.980
64.431
91.750
79.820
91.200
kỳ hạn 12 tháng
0
18.702
40.365
67.400
92.120
ngoại tệ
8.671
50.232
94.027
152.203
212.513
không kỳ hạn
0
0
9
1.238
4.564
kỳ hạn 3 tháng
590
16.379
10.395
0
29.920
kỳ hạn 6 tháng
2.550
8.268
22.002
0
48.680
kỳ hạn 9 tháng
0
0
1
0
749
kỳ hạn >12 tháng
5.531
25.585
61.620
91.795
128.600
kỳ hạn <1 năm
59.170
Nhìn vào bảng 4 ta thấy tổng nguồn vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ đều tăng lên qua các năm,hình thức huy động rất đa dạng:3 tháng,6 tháng,9 tháng,12 tháng ...Với sự phong phú đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến gửi tiền
Hình thức huy động có kỳ hạn được người dân ưa chuộng hơn,sử dụng nhiều hơn hình thức huy động không kỳ hạn,điều này được giải thích :phần lớn nguời dân trong địa bàn gửi tiền vào ngân hàng với mục đích hưởng lợi nhuận chứ không phải để giao dịch do đó khi có mức chênh lệch về lãi suất giữa các hình thức huy động họ sẽ lựa chọn hình thức nào có lãi suất cao hơn để gửi.
Trên thực tế lãi suất tiền gửi không kỳ hạn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất của khoản tiền gửi có kỳ hạn,do ngân hàng khi cho vay đều là những khoản có thời gian xác định,nguồn huy động không kỳ hạn người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào nên rủi ro về thanh khoản của nguồn này là cao hơn các nguồn tiền gửi có kỳ hạn
Đối với tiền gửi không kỳ hạn lãi trả được tính theo phương pháp tích số.
số tiền lãi phải trả = tổng tích số dư được tính lãi *lãi suất tháng/30 ngày.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn lãi được tính tròn theo tháng hoặc năm.
số tiền lãi phải trả = số dư * lãi suất tháng(hoặc năm) *thời gian gửi(tháng,năm)
Qua bảng 4 ta cũng thấy số tiền gửi với kỳ hạn ngăn 12 tháng.Trên thực tế nhu cầu về vốn trên địa bàn và các dự án chi nhánh đầu tư đều đòi hỏi phải có nguồn vốn dài hạn,nếu chi nhánh chỉ huy động được từ nguồn ngắn hạn thì đây cũng là khó khăn với ngân hàng,ngân hàng chỉ có thể đem một phần nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn mà không thể đem hết nguồn ngắn hạn đi đầu tư dài hạn được,mặc dù đã phân tích,xem xét kỹ đến vòng quay,tính luân chuyển của đồng vốn.
chi nhánh xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động Để khắc phục tình trạng đó chi nhánh cũng đã có những chính sách lãi suất linh hoạt trong khuân khổ cho phép,nên nguồn huy động dài hạn > 12 tháng cũng dần tăng,năm 1997 chi nhánh con số huy động dài hạn đối với nội tệ là 0,đến năm 2001 con số này là 92.120 triệu đồng.Đối với ngoại tệ tiền gửi dài hạn > 12 tháng cũng tăng qua các năm,mặc dù lãi suất huy động ngoại tệ luôn thấp hơn lãi suất huy động nội tệ nhưng do tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng khiến dân chúng ưu thích gửi ngoại tệ .
Lãi suất luôn là yếu tố mang tính nhạy cảm ,chỉ cần một sự thay đổi nhẹ trong lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh,do đó lãi suất luôn được huy động vốn,lãi suất luôn là lãi suất thực dương,được xác định theo tín hiệu thị trường có tính đến mối quan hệ cung cầu về vốn với nguyên tắc ngươì gửi tiền v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0267.doc