Chương1: Cơ sở lý luận về thanh toán bằng séc 6
I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán bằng séc trong nền kinh tế: 6
1.Sự cần thiết khách quan của thanh toán séc: 6
2. Vai trò của thanh toán bằng séc: 10
2.1 Đối với khách hàng: 10
2.2 Đối với ngân hàng: 11
2.3 Đối với nền kinh tế: 12
II Một vài nét về séc theo luật séc quốc tế. 12
III. Séc trong thanh toán ở Việt Nam hiện nay : 16
1. Những quy định chung mang tính nguyên tắc trong thanh toán bằng séc theo nghị định 30/CPngày 09/05/1996 của Chính Phủ và thông tư 07/TT-NH1ngày 27/12/1996 của Thống Đốc NHNN: 16
1.1. Quy định đổi với nội dung và hình thức của tờ séc: 18
1.2 Quy định về quyền và nghĩa vụ của người phát hành séc: 20
1.3 Đối với người thụ hưởng séc: 20
1.4 Đối với đơn vị thanh toán 21
1.5 Đối với đơn vị thu hộ: 21
1.6 Các quy định về thủ tục phát hành và thanh toán séc 22
2. Các loại séc thanh toán ở Việt Nam hiện nay: 23
2.1 Séc chuyển khoản: 23
2.2 Séc bảo chi: 27
3. Những yếu tố tác động tới thanh toán séc. 31
3.1. Yếu tố kinh tế: 31
3.2 Yếu tố pháp lý: 32
3.3 Yếu tố con người: 33
3.4 Yếu tố khoa học công nghệ: 33
Chương II : Thực trạng thanh toán bằng séc tại SGDI 35
I. Khái quát về sự ra đời và phát triển của SGDI 35
1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của SGDI 35
2. Về cơ cấu tổ chức của SGDI: 36
II Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGDI trong năm 2002 39
1. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của SGDI NHNo và PTNT Việt Nam: 39
2. Kết quả kinh doanh của SGDI năm 2002 41
2.1. Về công tác huy động vốn: 41
2.2. Công tác sử dụng vốn: 42
2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: 44
2.4. Hoạt động kế toán thanh toán: 45
2.5. Hoạt động ngân quỹ: 47
2.6. Các hoạt động kiểm tra kiểm toán: 47
2.7. Các hoạt động kinh doanh khác: 47
III. Tình hình hoạt động thanh toán séc tại SGDI 48
1. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại SGDI trong năm qua. 48
1.1. Hình thức thanh toán UNC: 51
1.2 Thanh toán bằng UNT . 52
1.3 Thanh toán bằng séc 54
1.4 Các phương tiện thanh toán khác: 54
2. Tình hình thanh toán bằng séc tại SGDI: 55
1 Séc chuyển khoản: 57
2. Séc bảo chi: 59
IV Đánh giá hoạt động thanh toán bằng séc tại SGDI trong thời gian qua 61
1.Những kết quả đạt được trong thời gian qua: 61
2. Những tồn tại: 62
2.1 Những hạn chế trong các quy định về thanh toán bằng séc: 62
2.2 Nguyên nhân từ bản thân SGDI và khách hàng. 66
chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thanh toán séc tại SGDI 67
I. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh của SGDI năm 2003: 67
II. Giải pháp nhằm mở rộng khả năng thanh toán séc tại SGDI 68
1. Cần phải mở rộng công tác tuyên truyền về tính tiện lợi của việc sử dụng séc trong thanh toán cho dân cư và các tổ chức kinh tế
2. Thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: 71
3. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thực hiện công tác thanh toán đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong điều kiện hội nhập về hoạt động ngân hàng khu vực và thế giới : 73
4. Giải pháp cụ thể đối với từng loại séc: 74
4.1 Thực hiện nghiệp vụ thấu chi đối với séc chuyển khoản: 74
4.2 Tính lãi đối với số tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán séc bảo chi: 76
5. Kiến nghị đối với NHNN và chính phủ: 77
5.1. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực cao tạo môi trường hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động thanh toán séc 77
5.2 Sửa đổi một số quy định trong thanh toán séc 79
5.2.1 Sửa đổi quy định về mẫu mã của tờ séc: 79
5.2.2 Thay đổi thời hạn hiệu lực của tờ séc: 81
5.2.3 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong thanh toán séc xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ điện tử séc mở rộng phạm vi thanh toán, rút ngắn thời gian thanh toán bằng séc: 82
Kết luận 87
Danh mục tài liệu tham khảo
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng khả năng thanh toán séc tại sàn giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác phương thức huy động kết hợp với sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để thu hút tiền gửi trong dân cư, từ các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu cho nền kinh tế, giữ vững và đảm bảo được sự ổn định về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh.
Cụ thể được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1: Nguồn vốn của SGDI
Đơn vị: Tr đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
I. Tổng nguồn vốn huy động
2.049.157
61
4.741.861
75,5
a. Vốn nội tệ
1.494.112
44,6
4.154.062
67,9
- Vốn không kỳ hạn
966.752
28,86
2.564.533
41,9
- Vốn có kỳ hạn
527.360
15,7
1.589.529
26
b.Nguồn vốn ngoại tệ
555.045
16,57
587.799
9,6
-Tiền gửi thanh toán
37.758
1,13
28.937
0,47
- Tiền gửi có kỳ hạn
517.287
15,44
558.862
9,13
II. Vốn uỷ thác đầu tư
1.300.000
39
1.350.000
28
III. Vốn đi vay TCTD khác
-
-
1.350.000
0,5
Tổng nguồn vốn
3.349.157
100
6.116.861
100
( Nguồn: lấy từ báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản từ năm 1999-2002)
Nhìn vào bảng thể hiện tình hình nguồn vốn của SGDI trong 2 năm 2001, 2002 ta thấy rằng vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2001 là 61% trên tổng nguồn vốn, năm 2002 là 75,5% trên tổng nguồn vốn chứng tỏ rằng Sở đã rất chú trọng và chủ động trong việc tìm kiếm, tạo lập vốn với chi phí thấp. Trong đó tiền gửi tiết kiệm đạt 1186 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế- xã hội đạt 2361 tỷ đồng chiếm 39% trên tổng nguồn. Nếu phân theo cơ cấu vốn huy động theo thời gian huy động: tiền gửi không kỳ hạn chiếm 35,7% trên tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 10% trên tổng nguồn vốn huy động và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 54,3% trên tổng nguồn vốn huy động; SGDI đã chú trọng đến huy động vốn trung và dài hạn, khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kỳ hạn nên vốn huy động trung và dài hạn tăng đáng kể so với những năm trước đây. Tuy nhiên công tác huy động vốn cũng có những hạn chế: Mặc dù
nguồn vốn huy động của SGDI có tốc độ tăng trưởng vững và tương đối khá, nhưng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn còn thấp, chưa tạo được sự thay đổi lớn trong việc huy động nguồn vốn có thời hạn dài
2.2. Công tác sử dụng vốn:
Về hoạt động tín dụng: Trong năm 2002, chính phủ và NHNN đã ban hành mới và bổ sung nhiều cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác cho vay như: Cơ chế đảm bảo tiền vay, chính sách quy chế cho vay, cơ chế điều hành lãi suất tín dụng, quy chế đồng tài trợ. Đã tạo môi trường pháp lý quan trọng cho việc chủ động mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư. Đặc biệt cơ chế lãi suất thoả thuận đối với bằng cả VND và cho vay bằng ngoại tệ đã có tác dụng tích cực đối với hoạt động kinh tế và tín dụng. Chủ động tìm hiểu và tiếp cận với khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống và chủ động thu hút thêm khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong quan hệ tín dụng và khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có thu ngoại tệ ổn định, thực hiện chính sách ưu đãi đối với các khách hàng có quan hệ truyền thống với ngân hàng hoặc những khách hàng giao dịch với ngân hàng với doanh số lớn: Về lãi suất, phí dich vụ. Với tổng hợp các biện pháp trên, SGDI đã có được tốc độ dư nợ khá trong năm qua. Tính đến ngày 31/12/2002, tổng dư nợ các tổ chức kinh tế và dân cư của SGDI NHNo vàPTNT Việt Nam đạt 689 tỷ đồng so với năm 2001 tăng 225 tỷ đồng (tăng 48%) vượt mức kế hoạch đặt ra là 3%, thị phần chiếm 1,2% của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Trong đó dư nợ nội tệ là 625 tỷ đồng, dư nợ ngoại tệ quy đổi là 64 tỷ đồng được cụ thể hoá như sau:
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại SGDI năm qua
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
I. Dư nợ với các TCKT
464.496
48
688.674
58
Phân theo TPKT:
1. Dư nợ quốc doanh
437.842
94
612.785
89
2. Dư nợ ngoài quốc doanh
3.412
1
14.410
2
3. Hộ sản xuất
12.093
3
17.382
3
4. Tiêu dùng
11.131
2
43.879
6
II. Dư nợ với các TCTD
500.445
52
492.105
42
Tổng dư nợ
964.941
100
1.180.597
100
( Nguồn: Lấy từ báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản từ năm 1999-2002)
Ta thấy rằng với tổng nguồn vốn trên 6117 tỷ đồng mà sử dụng vốn mới chỉ hết có 1181 tỷ đồng là một điều hết sức bất thường đối với một ngân hàng thương mại vì đây là hoạt động tạo nguồn thu nhập chính cho ngân hàng nhưng đối với SGDI là một đơn vị có thế mạnh rất lớn trong việc huy động vốn thì lại không có gì là bất bình thường cả, hàng năm số vốn được điều chuyển từ SGDI để sử dụng cho toàn hệ thống trong việc phát triển tín dụng do trung tâm điều hành thực hiện rất lớn. Đối với dư nợ với các tổ chức kinh tế thì cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm đa số, trong khi đó đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay hộ gia đình chưa được chú trọng thu hút về với ngân hàng. Việc tập trung vào những khách hàng lớn đã làm cho Sở phải chịu sức ép rất lớn từ phía khách hàng về mặt lãi suất. Sang năm 2002, SGDI đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp và trong dân cư. Chú trọng triển khai các phương thức và đối tượng cho vay nhờ đó có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay rất lớn so với năm trước.Bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng, SGDI cũng rất chú trọng đến chất lượng tín dụng: SGDI đã chủ động thường xuyên phối hợp với các ban, ngành có liên quan để tháo gở vướng mắc, khó khăn trong quan hệ vay vốn giữa ngân hàng và khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoat động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả nên vốn tín dụng của SGDI đã có tác động tích cực đối với sản xuất kinh doanh. Sở cũng đã chủ động tiếp cận, tư vấn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xây dựng, dự án sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi về thủ tục cho vay và đầu tư để các doanh nghiệp tiếp cận dể dàng hơn với vốn tín dụng của ngân hàng. Thực hiện nghiêm túc việc phân tích, phân loại tín dụng, xử lý nợ, thường xuyên kiểm tra, phân tích nợ quá hạn, đánh giá thực chất nợ xấu để trích lập dự phòng rủi ro và đảo bảo thực hiện lành mạnh hoá tài chính. Bởi vậy dư nợ quá hạn đến năm 2002 là 23916 triệu đồng tăng so với đầu năm là 1240 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế là 3,4%.
2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Năm 2002, tỷ giá VND/USD trên thị trường có nhiều biến động theo chiều hướng tăng lên liên tục. SGDI đã bám sát diễn biến tỷ giá trên thị trường để điều hành nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Được sự chỉ đạo điều hành sát sao của ban Giám Đốc SGDI về kế hoạch triển khai cũng như xử lý tình huống một cách linh hoạt, chủ động. Kết quả năm 2002 đạt được như sau:
- Tổng doanh số mua vào: 112 triệu USD, so với năm 2001 tăng77 triệu USD (tương ứng 20%).
- Tổng doanh số bán ra:115 triệu USD so với năm 2001tăng76 triệu USD ( tương ứng 195%).
- Doanh số hàng xuất: 1 triệu USD so với năm 2001 giảm 2 triệu USD( tương ứng –66%).
- Doanh số thanh toán hành nhập: 111triệu USD so với năm 2001 tăng 69 triệu USD (tương ứng).
Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ SGDI vẫn chưa được chủ động áp dụng tỷ giá bán theo thời điểm và diển biến thực tế của thị trường liên ngân hàng do đó gây phản ứng từ phía khách hàng rất lớn. Mặt khác chính mức tăng trưởng cao của hoạt động thanh toán quốc tế lại tạo áp lực lớn cho cán bộ ngân hàng trong công tác xử lý nghiệp vụ.
2.4. Hoạt động kế toán thanh toán:
Một trong những công tác được SGDI rất quan tâm đó là công tác kế toán thanh toán vì đây là khâu then chốt để thu hút khách hàng. Trong những năm qua công tác thanh toán tại SGDI không ngừng được cải tiến và nâng cao hơn, với việc đưa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng vào phục vụ cho hoạt động thanh toán trong thời gian gần đây đã giúp tăng nhanh tốc độ thanh toán về thời gian, giúp tiết kiệm vốn cho các tổ chức tín dụng. Hơn nữa để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của Sở: Bộ phận kế toán đã thực hiện hạch toán đầy đủ, kịp thời đúng chế độ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phục vụ khách hàng tiện lợi, an toàn với phong cách và thái độ phục vụ lịch sự, nhanh nhạy nên đã tăng uy tín cho Sở và kéo đợc nhiều khách hàng đến giao dịch với Sở. Cụ thể:
Tính đến 31/12/2002 tổng số tài khoản là 6541 tài khoản, tăng so với năm 2001 là 3216 tài khoản. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm đến 4600 tài khoản (tài khoản tiền gửi cá nhân là 3950 tài khoản), tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 18, tiền gửi ngoai tệ 170 tài khoản, tiền cho vay các tổ chức kinh tế là 34 tài khoản…Chứng tỏ lượng khách hàng đến giao dịch với Sở gia tăng rất nhanh thể hiện tổng số thanh toán chung là 145.984.125 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 53.236.401 triệu đồng. Trong đó:
- Thanh toán không dùng tiền mặt là 108.466.502 triệu đồng (Trong đó doanh số thanh toán bằng séc là1.843.925 triệu đồng).
+ Doanh số thanh toán bù trừ chiếm 16.718.497 triệu đồng chiếm 15,4% trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).
+ Doanh số thanh toán nội bộ là 79.708.164 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 52.006.602 triệu đồng chiếm 73,5% trong tổng số thanh toán.
Tổng số chứng từ giao dịch năm 2002 là 519.101 chứng từ, tăng 26.147 so với năm 2001.
- Thanh toán bằng tiền mặt trong năm đạt 37.517.920 triệu đồng.
Công tác tin học: Rất được chú trọng phát triển, hiện nay SGDI đã triển khai cho 100% chi nhánh và phòng giao dịch các chương trình ứng dụng do trung tâm công nghệ thông tin chuyển giao. Thực hiện tốt các dự án (WB) về hiện đại hoá ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra và giúp chi nhánh, phòng giao dịch khai báo dữ liệu đúng và đầy đủ, ngoài ra còn tiến hành lập chương trình tính và hạch toán tiền lương, quản lý tài sản, dự chi tiết kiệm… Thiết kế trang Web nội bộ SGDI. Trong năm Sở đã thành lập phòng vi tính để có thể thực hiện chuyên môn hoá công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán và các ở các bộ phận khác ở ngân hàng. Mọi hoạt động khai báo dữ liệu khách hàng, hạch toán, lưu trữ thông tin đều được thực hiện trên máy giúp cho quá trình thanh toán diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Hệ thống thanh toán SGDI nói riêng NHNo và PTNT Việt Nam nói chung đang từng bước được hoàn thiện và phát triển hơn phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
2.5. Hoạt động ngân quỹ:
Trong năm bộ phận ngân quỹ đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, kết quả đạt được là:
- Tổng thu tiền mặt trong năm 4252 tỷ đồng tăng so với năm 2001 là: 1568 tỷ (tương đương 58%).
- Tổng chi tiền mặt là: 4254 tỷ đồng tăng so với năm 2001 là 1574 tỷ đồng (tương đương với 59%).
Họ luôn chấp hành tốt chế độ quản lý kho quỹ như: quy định ra vào kho, kiểm quỹ hàng ngày, thu, chi, giao nhận tiền, vận chuyển tiền và bảo quản tiền.
2.6. Các hoạt động kiểm tra kiểm toán:
Để giúp cho hoạt động trong cơ quan đúng kỷ chương quy trình nghiệp vụ- Ban Giám Đốc SGDI đã phân công một đồng chí phó Giám Đốc chỉ đạo hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ- phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ chủ động xây dựng chương trình kiểm tra, kiểm toán tháng, quý, năm và giao việc cụ thể cho từng cán bộ nên công tác kiểm tra kiểm toán được duy trì thường xuyên.
Trong năm 2002 đă kiểm tra được 71.906 chứng từ kế toán, 667 hồ sơ tín dụng qua kiểm tra không phát hiện ra trường hợp nào cán bộ ngân hàng lợi dụng vay ké và sai sót rất ít.
Ngoài ra công tác thi đua, hội thi cán bộ giỏi cũng được đẩy mạnh. Việc tổ chức hội thi cán bộ tín dụng giỏi vừa có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua làm việc tốt của các cán bộ, vừa để cho họ có điều kiện tìm hiểu thêm về các văn bản, chế độ quy định và nâng cao trình độ chuyên môn.
2.7. Các hoạt động kinh doanh khác:
Những năm trước đây hoạt động kinh doanh của Sở chủ yếu là hoạt động tín dụng. Nhưng một vài năm trở lại đây, phát huy sự năng động trong kinh doanh Sở đã phát triển thêm nhiều nghiệp vụ mới: Nghiệp vụ cầm cố, mở thêm các điểm giao dịch, tăng khối lượng cầm cố, thế chấp và chuẩn bị cho việc mở dịch vụ bảo quản tài sản hiếm, cho thuê két sắt, dịch vụ thanh toán chuyển tiền, hoạt động bảo lãnh cũng không ngừng được đẩy mạnh. Doanh số của các nghiệp vụ này đã tăng lên trông thấy qua các năm, và trong năm 2002 doanh thu từ hoạt động dịch vụ là 3.5 tỷ đồng- là cơ sở để Sở tiến tới kinh doanh tổng hợp.
Như vậy có thể nói rằng năm 2002 là một năm mang lại rất nhiều thành công cho SGDI, là cơ sở vững chắc để Sở thực hiện tốt chiến lược kinh doanh 2001-2005 và vững bước phát huy thế mạnh trong quá trình hoạt động.
III. Tình hình hoạt động thanh toán séc tại SGDI
1. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại SGDI trong năm qua.
Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại, cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, các NHTM luôn quan tâm đến việc đổi mới công nghệ thanh toán để TTKDTM ngày càng được mở rộng phát triển, trở thành một phương thức thanh toán phổ biến và thông dụng để không chỉ các khách hàng lớn, các khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh mà còn cả các doanh nghiệp tư nhân và dân cư đều có thói quen sử dụng. Việc thu hút các dòng vốn luân chuyển qua hệ thống ngân hàng không chỉ với hàm nghĩa khơi thông, đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong nền kinh tế mà còn tạo nguồn vốn lớn để đầu tư, góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế. Mặt khácTTKDTM trong thanh toán chung càng lớn thì lượng tiền trong lưu thông càng giảm sẽ tác động trực tiếp đến điều hoà lưu thông tiền tệ, góp phần cũng cố sức mua của đồng tiền.
Nhận thức đựơc tầm quan trọng đó của TTKDTM, SGĐI đã đang mở rộng và ngày càng hoàn thiệnTTKDTM theo đúng các quy định thể lệ, chế độ ban hành một cách linh hoạt và đồng bộ, đồng thời ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng thanh toán. SGDI luôn chủ động tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng chọn và sử dụng các hình thức thanh toán phù hợp nhất với các tính chất các mối quan hệ giao dịch của họ. Với mục tiêu kinh doanh lâu dài của mình, Sở rất chú trọng tới công tác phục vụ khách hàng, gây dựng lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Chính vì vậy số lượng khách hàng đến giao dịch với Sở ngày càng đông. Tính đến 31/12/02 đã có tất cả 6.541tài khoản được mở tăng so với năm 2001 là 3216 tài khoản. Đó là một dấu hiệu rất tốt thể hiện uy tín, thế mạnh của Sở đang ngày càng được nâng cao.
TTKDTM đang được mở rộng và chiếm ưu thế trong tổng các phương tiện thanh toán. cụ thể:
Bảng 3: Tình hình thanh toán tại SGDI qua 2 năm 2001-2002
Đơn vị: Triệu đồng
Phương thức thanh toán
2001
2002
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Thanh toán bằng tiền mặt
29.215.533
31,5
37.517.920
25,7
TTKDTM
63.532.191
68,5
108.466.205
74.3
Tổng các phương tiện
92.747.724
100
145.984.125
100
( Nguồn: Lấy từ báo cáo công tác thanh toán năm 2001-2002 )
Số liệu từ bảng 3 cho thấy: Doanh số thanh toán bằng tiền mặt so với năm 2001 có tăng lên rất rõ rệt, với doanh số là 37.517920 triệu đồng tăng so với năm trước 8.302.387 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng các phương tiện thanh toán lại có xu hướng giảm, từ chổ chiếm 31,5% trên tổng phương tiện thanh toán năm 2001 xuống còn 25,7% trên tổng phương tiện thanh toán năm 2002-là một dấu hiệu rất tốt. Trong khi đó TTKDTM đạt doanh số 108.466.205 triêu đồng, năm nay tăng so với năm 2001 là 44.934.014 triệu đồng tương đương với 70,07% và chiếm tỷ trọng 74,3% trong tổng các phương tiện thanh toán. Có thể nói rằng thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đang chiếm ưu thế trong các phương tiện thanh toán và có xu hướng tăng nhanh qua các năm trong khi thanh toán bằng tiền mặt ngày một giảm. Chứng tỏ rằng TTKDTM đã phát huy được những thế mạnh vốn có của nó đó là sự thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và chính xác. Hơn thế nữa việc tăng nhanh của tổng các phương tiện thanh toán so với năm trước đã cho thấy hoạt động của ngân hàng đang ngày càng được mở rộng và thanh toán qua ngân hàng đã hấp dẫn được khách hàng rất lớn.
TTKDTM theo Nghị định 64 của chính phủ bao gồm các hình thức cơ bản đó là: UNC, UNT, séc, thư tín dụng, thẻ, các phương tiện thanh toán khác.Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay thì thẻ chưa được triển khai áp dụng tại SGDI.Còn thư tín dụng thì hầu như không được sử dụng trong thanh toán nội địa vì nó chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như sự thuận tiện cho người sử dụng.
Một số hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến đó là UNC, UNT, Séc và các phương tiện thanh toán khác. Cụ thể như sau:
Bảng 4: tình hình sử dùng các phương tiện trong TTKDTM tại SGDI
Đơn vị: TRđồng
Các hình
thức thanh
Toán
2001
2002
Số món
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Số món
Doanh số
Tỷ trọng (%)
UNC
20.230
19.059.657
30
21.330
25.489.558
23,5
UNT
4
127.064
0,2
10
130.159
0,12
Séc
619
1.461.240
2,3
626
1.843.925
1,7
PTTT khác
110.050
42.884.229
67,5
172.030
81.002.562
74,68
Tổng TTKDTM
130.903
63.532.191
100
193.966
108.466.205
100
( Nguồn: Báo cáo công tác TTKDTM tại SGDI năm 2001, 2002)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có sự chênh lệch rất lớn đối với việc sử dụng các hình thức thanh toán, bởi lẽ việc lựa chọn hình thức TTKDTM của khách hàng nhiều hay ít là phụ thuộc vào sự thuận tiện và hiệu quả kinh tế cao mà họ nhận được.
Thông thường việc lựa chọn hình thức thanh toán của khách hàng sẽ dựa trên các tiêu chí sau:
- Thói quen sử dụng công cụ thanh toán.
- Điều kiện sản xuất- kinh doanh.
- Tính chất của giao dịch.
- Tiện ích của các hình thức thanh toán.
- Mức độ tín nhiệm của bạn hàng.
- Công nghệ thanh toán của ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn về sự lựa chọn các hình thức TTKDTM của khách hàng ta lần lượt đi vào phân tích thực trạng của từng hình TTKDTM.
1.1. Hình thức thanh toán UNC:
Năm 2001 thanh toán bằng UNC đạt 20.230 món chiếm 14,83% tổng số món thanh toán không dùng tiền mặt, với doanh số thanh toán là 19.059.657 triệu đồng chiếm tỷ lệ 30% trong tổng số TTKDTM.
Sang năm 2002 thanh toán bằng UNC tăng lên rất nhiều vế số món lẫn doanh số thanh toán, so với năm 2001 số món thanh toán đạt 21.330 món tăng 1100 món, doanh số thanh toán đạt 25.489.558 triệu đồng tăng so với năm trước là 6.429.901 triệu, chiếm 23,5% trong tỷ trọng TTKDTM.
Như vậy, ta có thể thấy rằng UNC là hình thức thanh toán rất phổ biến hiện nay, được khách hàng ưa chụông sử dụng trong thanh toán là bởi vì những ưu điểm lớn của nó đó là:
- UNC sử dụng rộng rãi nhất so với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. Nó được áp dụng khi người mua và người bán cùng mở tài khoản tại 1 ngân hàng, hoặc giữa 2 ngân hàng có cùng hệ thống, hoặc giữa 2 ngân hàng khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ, hoặc giữa 2 ngân hàng không tham gia thanh toán bù trừ mà thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước.
- Khi sử dụng UNC để thanh toán người mua luôn được đảm bảo quyền lợi đặc biệt vì họ có kiểm tra hàng hoá trước khi trả tiền cho người bán. Mặt khác người mua còn cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng.
- Thanh toán bằng UNC, thủ tục thanh toán rất đơn giản vì quy trình luân chuyển chứng từ chỉ diển ra một chiều tạo nên được sự nhanh chóng tiện lợi cho khách hàng.
Mặc dù thanh toán bằng UNC còn bộc lộ rất nhiều hạn chế: Theo hình thức thanh toán nay thì giữa người mua và người bán phải có quan hệ tốt và sự tín nhiệm lẫn nhau, nhưng vẫn xẩy ra trường hợp người bán bị chiếm dụng vốn. Vì việc trả tiền hoàn toàn người mua quyết định nên khi người mua cố tình không thanh toán ngay cho người bán. lúc này vòng quay vốn của người bán sẽ bị chậm lại làm ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất của họ. Chính vì vậy UNC chỉ được áp dụng khi các khách hàng có mối quan hệ tốt và rất có uy tín với nhau.
1.2 Thanh toán bằng UNT . Năm 2001 thanh toán bằng UNT đạt 4 món với doanh số là 127.064 triệu đồng chiếm 0,2% trong tổng số TTKDTM. Sang năm 2002, số món có tăng lên là 10 món và doanh số đạt là 130.159 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 3095 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,12% trong tổng số TTKDTM.
Mặc dù thanh toán bằng UNT có ưu điểm lớn đó là phạm vi thanh toán rộng rãi giống UNC, song tỷ trọng thanh toán bằng UNT trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chiếm một tỷ trọng rất thấp. Điều đó chứng tỏ khách hàng dùng hình thức thanh toán này rất ít, do thanh toán bằng UNT còn nhiều bất cập nhất là đối với người bán quyền lợi của họ không được đảm bảo.
Vì luôn phải tuân theo nguyên tắc ghi nợ tài khoản người mua trước, ghi có tài khoản người bán sau đã làm cho quá trình luân chuyển chứng từ rất phức tạp vì phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn rườm rà. Hơn nữa, nó làm cho quá trình thanh toán bị chậm trể, kéo dài do đó người bán nhận được tiền chậm, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của họ.
Việc thanh toán bằng UNT rất dể xảy đến tình trạng người mua chiếm dụng vốn của người bán. Vì khi người bán lập UNT gửi đến ngân hàng để yêu cầu thanh toán từ người mua nhưng nếu trên tài khoản tiền gửi của người mua không đủ tiền để thanh toán, thì sẽ chưa được thanh toán cho đến khi người mua nộp đủ tiền vào tài khoản, mặc dù cũng có quy định về phạt chậm trả trong thanh toán bằng UNT nhưng điều đó cũng gây cản trở cho quá trình tái sản xuất kinh doanh của người bán.
UNT nộp vào ngân hàng bao giờ cũng kèm theo hoá đơn giao hàng hoá- dịch vụ. Bởi vậy, nếu khối lượng thanh toán bằng UNT lớn sẽ kéo theo một khối lượng chứng từ lớn nên sẽ gây ra cho ngân hàng và khách hàng việc tốn kém thời gian và công sức, tiền của cho việc lập, ký, kiểm tra chứng từ.
Do UNT có nhiều hạn chế như vậy nên hiện nay ở SGDI rất ít khi sử dụng hình thức thanh toán này, có chăng cũng chỉ là những món thanh toán có giá trị nhỏ có tính chất định kỳ, thường xuyên như: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… của các đơn vị kinh tế thu tiền theo đơn đặt hàng; Vì dịch vụ do các công ty này cung cấp có thể đo, ghi chính xác nên tránh đựơc tình trạng người bán đòi tiền không đúng so với khối lượng hàng hoá, dich vụ đã cung ứng. Trong tương lai khi mà hệ thống thanh toán dần được hoàn thiện tốt, với việc chiếm ưu thế của thanh toán chuyển tiền điền tử thì thanh toán bằng UNT sẽ tiếp tục giảm xuống vì khách hàng luôn mong muốn sử dụng một phương tiện thanh toán thuận lợi hơn.
1.3 Thanh toán bằng séc
Chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2001thanh toán bằng séc đạt 619 món, với doanh số thanh toán là 1.461.240 triệu đồng chiếm 2,3% trong tổng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, sang năm 2002 mặc dù doanh số và số món thanh toán có tăng so với năm trước là 382.685 triệu đồng, nhưng tỷ trọng thanh toán bằng séc chỉ chiếm 1,7% trong tổng số TTKDTM. Như vậy là tỷ trọng thanh toán bằng séc đang có xu hướng giảm dần.
Mặc dù là một công cụ thanh toán truyền thống, được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển- bởi lợi thế mà séc mang lại cho người sử dụng rất lớn nó có thể được coi như là “tiền mặt” với mệnh giá rất lớn mà hai bên mua bán có thể trao cho nhau để thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá nhờ đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí như: chi phí bảo quản, vận chuyển và các chi phí xã hội khác… nó có thể chuyển nhượng cho người thứ 3 khi cần để thúc đẩy nhanh dòng luân chuyển của vốn… Nhưng ở nước việc sử dụng séc trong thanh toán vẫn còn chưa được phổ biến, tỷ trọng thanh toán bằng séc trong TTKDTM rất nhỏ và đang có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân gì khiến cho một công cụ thanh toán hữu ích như vậy chưa được ưa chuộng ở Việt Nam? Em xin được lý giải chi tiết cụ thể phần sau.
1.4 Các phương tiện thanh toán khác:
Chiếm một doanh số và tỷ trọng rất lớn trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt, xu hướng tăng qua các năm rất nhanh cụ thể năm 2001số món thanh toán đạt 110.050 món với doanh số 39.580.550 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62,3% sang năm 2002 só món tăng lên đến 172.030 món với doanh số 76.338.515 tăng so với năm trước 37.757.965 là triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,38% trong tổng số TTKDTM.
Các phương tiện thanh toán khác có thể là các phiếu chuyển khoản, các lệnh chuyển nợ, các lệnh chuyển có trong thanh toán chuyển tiền điện tử… Hiện nay khi mà thanh toán chuyển tiền điện tử được đưa vào sử dụng rộng rãi trong thanh toán với tốc độ thanh toán nhanh chóng, an toàn và chính xác đã rất hấp dẫn khách hàng sử dụng. Tuy nhiên em xin phép không đi sâu vào phân tích mổ xẻ đối với các phương tiện thanh toán khác này.
Như vậy trong năm qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Sở đã không ngừng được chú trọng phát triển, phù hợp với điều kiền nền kinh tế mới. SGDI đã luôn đổi mới, cải tiến về tổ chức, quản lý kết hợp với việc sử dụng các hình thức thanh toán linh hoạt đã thu hút được khách hàng mở tài khoản và thanh toán bằng các hình thức chuyển khoản thích hợp qua ngân hàng, trang bị máy tính, lắp đặt mạng cục bộ để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực thanh toán nói riêng nhờ đó đã tạo điều kịên cho Sở thực hiện thanh toán nhanh chóng, an toàn, rút ngắn quy trình luân chuyển chứng từ trong thanh toán.
Các cán bộ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0317.doc