Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của bộ phận outbound của công ty Asia Sun Trave

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3

1.1.Khái niệm về sản phẩm trong các công ty lữ hành 3

1.1.1.Một số khái niêm về sản phẩm 3

1.1.1.1.Khái niệm về sản phẩm nói chung 3

1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch 4

1.1.2. Tính đặc thù của các sản phẩm du lịch 6

1.2.Khái niệm về chất lượng sản phẩm, và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong công ty lữ hành 6

1.2.1.Khái niệm về chất lượng sản phẩm nói chung 6

1.2.2. Khái niệm về chất lượng sản phẩm trong các công ty lữ hành 7

1.2.3. Tính tất yếu phải nâng cao chất lượng sản phẩm trong các công ty lữ hành 9

1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành 11

1.2.4.1. Nhóm các yếu tố bên trong 12

1.2.4.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài 14

1.3.Phân tích, và đánh giá công tác quản lý chất lượng của các công ty lữ hành trên thế giới 16

1.4. Phân tích công tác quản lý chất lượng của các công ty lữ hành ở Việt Nam và đánh giá một số xu hướng trong công tác quản lý chất lượng trong thời gian tới 17

1.4.1.Phân tích công tác quản lý chất lượng của các công ty lữ hành ở Việt Nam 17

1.4.2.Đánh giá một số xu hướng trong công tác quản lý chất lượng trong thời gian tới ở Việt Nam 18

CHƯƠNG 2 19

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA PHÒNG OUTBOUND CỦA CÔNG TY ASIA SUN TRAVEL 19

2.1. Tổng quan về công ty Du Lịch và Thương Mại Mặt Trời Châu Á (Asia Sun Travel ) 19

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Asia Sun Travel 19

2.1.2.Tổ chức bộ máy của công ty Asia Sun Travel 20

2.1.2.1. Giám đốc điều hành 20

2.1.2.2. Các phó giám đốc công ty 21

2.1.2.2.1. Phó giám đốc kinh doanh – marketing 21

2.1.2.2.2. Phó giám đốc tài chính- nhân sự 21

2.1.2.3. Bộ phận marketing 21

2.1.2.4. Phòng tài chính - kế toán 21

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của bộ phận outbound của công ty Asia Sun Trave, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
688955,799. ● Lượng khách nội địa cũng tăng lên đáng kể từ 3045 lên 3207 và lợi nhuận bình quân trên một khách tăng không đáng kể từ 214121,5107 lên 215154,3499. ● Lượng khách inbound tiếp tục tăng, so với năm 2004 thì năm 2005 tăng lên 131 lượt khách và lợi nhuận tăng lên là 118300000, lợi nhuận bình quân trên một khách tăng lên từ 275883,8038 đến 297619,0476. Có thể giải thích cho sự tăng lên của lợi nhuận bình quân trên một khách là do: - Đời sống của người dân tăng các khoản tiền tiêu dùng cho du lịch cũng tăng. - Khoảng thời gian dành cho du lịch cũng tăng do vậy so với trước kia các khoản tiêu dùng cũng sẽ tăng lên. 2.2.Tính đặc thù của các sản phẩm du lịch của phòng outbound của công ty Asia Sun Travel Trong công ty Asia Sun Travel thì phòng Outbound đang đóng một vai trò rất quan trọng và có thể khẳng định đây là thế mạnh đặc biệt của công ty Asia Sun Travel 2.2.1. Tính đặc thù của các sản phẩm Đối tượng mà phòng Outbound phục vụ đó là những khách hàng dời khỏi Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau, và chính vì vậy các sản phẩm du lịch mà phòng Outbound cung cấp rất phong phú và đa dạng để đáp ứng đầy đủ những nhu cầu đó Các sản phẩm của phòng Outbound bao gồm Các trương trình du lịch, thuộc hai dạng: -Dạng thứ nhất các trương trình được thiết kế sẵn chỉ cần gom đủ khách là thực hiện -Dạng thứ hai dược thoả thuận với khách và thiết kế trỉnh xửa cho phù hợp với nhu cầu của khách Các trương trình này một mặt được thiết kế cho phù hợp với các trương trình du lịch của các công ty nhận khách ở nước bạn, ngoài ra các trương trình du lịch được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của khách luôn được tìm hiểu rất kỹ có sự thoả thuận với các nhà cung cấp và các công ty nhận khách Các trương trình du lịch được thiết kế cho các đối tượng khách hàng là các công ty, tổ chức trong thành phố hà nội là chủ yếu, ngoài ra còn có một số các khách hàng ở những tỉnh lẻ như Bắc Ninh, các khách hàng trong thành phố hà nội có thể kể tới như: các công ty nhà nước, liên doanh, tư nhân; các sở, bộ như bộ văn hoá thông tin,các trường học bảo tang như bảo tang phụ nữ.. Sự đa dạng của các dịch vụ như làm visa cho khách, làm hộ chiếu, đặt vé máy bay, đặt chỗ cho khách tại các khách sạn … 2.2.2. Một số đặc điểm các sản phẩm Các sản phẩm du lịch của phòng Outbound nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách ở việt nam đi ra nứơc ngoài với những mục đích khác nhau không chỉ đơn thuần là đi du lịch Các trương trình du lịch là bị động bởi khi khách rời khỏi việt nam và được bàn giao cho nước bạn thì rất khó kiểm xoát, thước đo duy nhất ở đây là những bản hỏi để đánh gía chất lượng của công ty nhận khách, chính vì lẽ đó việc lựa chọn nhà cung cấp nào , hay đối tác nào đang là một thách thức đối với vấn đề chất lượng các sản phẩm du lịch của phòng Outbound Các sản phẩm khác đó là các dịch vụ như làm visa, hộ chiếu, mua vé máy bay …có lợi nhuận tương đối cao, do chính sách giá đặc biệt của các nhà cung cấp cho các công ty lữ hành như các hang hành không 2.3.Phân tích một số những chính sách chất lượng sản phẩm mà phòng Outbound đã, và đang sử dụng trong thời gian vừa qua Mặc dù mới được thành lập từ năm 2003 nhưng cho tới nay với một hướng đi đúng đắn, công ty cũng rất chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, và chúng được thể hiện trong việc ban giám đốc và các thành viên trong công ty luôn cố gắng tập trung xây dựng một thương hiệu rất tốt về công ty qua hệ thống các sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng, và trên thực tế việc càng ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình trong thị trường trong nước là một minh chứng. Được như vậy là kết quả của cả một quá trình phấn đấu vất vả của ban giám đốc và các thành viên trong công ty, với một chính sách về chất lượng sản phẩm đúng đắn thể hiện ở việc Về chất lượng thiết kế sản phẩm -Đối với vấn đề về phân tích thị trường của mảng Outbound công ty tập chung nghiên cứu rất kỹ đặc điểm tiêu dùng của khách hàng ở các thị trường. Như các tổ chức, công ty trên địa bàn hà nội, Ngoài ra công ty còn có nhiều mối quan hệ với các thị trường ngoại tỉnh. -Từ những nghiên cứu khách hàng, kết hợp với đội ngũ lập tour chuyên nghiệp và quá trình khảo sát kỹ càng các tour các trương trình du lịch của công ty thoả mãn rất tốt những nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới Chất lượng thực hiện - Công ty tổ chức quản lý rất sát các quy trình thực hiện của các sản phẩm du lịch, thông qua hệ thống kiểm tra được xây dựng ngay từ quá trình thiết kế sản phẩm của công ty chính vì vậy từ hướng dẫn viên cho đến quản lý, từ nhà phân phối cho tới nhà cung cấp tất cả đều hướng vào mục tiêu chất lượng tuyệt hảo của sản phẩm trong quá trình hoạt động của mình, việc quản lý các sai sót được ban lãnh đạo của công ty rất đề cao và luôn coi những chuẩn mực là những nhaâ tố làm lên công ty - Về hệ thống kiểm tra những thông tin phản hồi, công ty tổ chức phát bảng hỏi điều tra cho các khách du lịch khi họ kết thúc chuyến hành trình, đặc biệt là các trương trình của phòng Outbound. Các thông tin này sẽ trở thành cơ sở để công ty tiến hành phân tích đánh gía vào thứ bảy hang tuần về vấn đề chất lượng sản phẩm để tiện đưa ra đối sách -Về vấn đề giao tế: Công ty tổ chức thiết lập các mối quan hệ mật thiết với các khách hàng vào các dịp ngày lễ tết công ty thường tổ chức tặng lịch và kèm theo những trương trình du lịch hấp dẫn để quảng bá các sản phẩm của mình cho khách hàng. Đồng thời công ty còn lưu chữ những thông tin về khách hàng của mình để tiên phân tích về chất lượng sản phẩm 2.4. Một số những phân tích và đánh giá những kết quả kinh doanh của phòng Outbound đã đạt được trong thời gian vừa qua *Tổng kết hoạt động kinh doanh của phòng outbound trong hai năm 2004 và 2005 Bảng số 3. Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004 của phòng outbound. ***AST*** Trung Quốc Mã- Sing Thái Lan Các nước khác Tổng Số đoàn 26 9 19 19 73 Số lượng khách 637 124 308 178 1247 Doanh thu 2,854,429,758 969,212,700 1,582,161,000 7,141,852,107 12,547,655,565 Chi phí 2,629,925,380 897,077,802 1,459,135,000 6,725,660,036 11,711,798,218 Lọi nhuận 224,504,378 72,134,898 123,026,000 416,192,071 835,857,347 Doanh thu với Việt Nam Airlines 497,716,110 170,857,272 273,193,740 434,927,652 1,376,694,774 Khách lẻ và một số dịch vụ khác Số lượng khách 76 17 73 4 170 Doanh thu 0 Trích hoa hồng 0 Chi phí 0 Lợi nhuận 33,202,350 Tổng kết Lợi nhuận 869,059,697 Nguồn báo cáo thống kê của công ty. Bảng số 4. Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2005. ***AST*** Trung Quốc Mã- Sing Thái Lan Các nước khác Tổng Số đoàn 1 9 5 3 18 Số lượng khách 18 277 134 20 449 Doanh thu 160,832,800 2,480,423,776 371,976,028 569,488,370 3,582,720,974 Chi phí 153,016,680 2,328,938,681 337,971,522 497,671,052 3,317,597,935 Lợi nhuận 7,816,120 151,485,095 34,004,506 71,817,318 265,123,039 Doanh số với Vietnam Airlines 101,670,862 90,082,776 57,534,000 249,287,638 Khách lẻ và một số dịch vụ khác Số lượng khách 78 39 24 13 154 Doanh thu Trích hoa hồng Chi phí Lợi nhuận 9,163,160 6,418,260 2,058,000 12,808,682 30,448,102 Tổng kết Lợi nhuận 295,571,141 Nguồn: báo cáo thống kê của công ty. So sánh kết quả hoạt động - Về số lượng đoàn: Giảm từ 31 xuống 23 đoàn. Trong số này có 10 đoàn là những đoàn khách mới, còn lại là các đoàn khách cũ. - Về số khách: Tăng lên là 603 khách so với 6 tháng đầu năm ngoái là 464 khách. Trong đó: Số khách đoàn tăng từ 413 lên 449 khách; Số khách đặt dịch vụ lẻ tăng từ 51 khách lên 154 khách; - Về tổng lợi nhuận: Cao hơn 6 tháng năm ngoái (Vì còn 5 đoàn đi Mỹ và một số dịch vụ đặt phòng tại Mỹ (Công ty Thiên Nam) không có trong tổng kết 6 tháng). Nếu tính trên các đoàn có trong tổng kết thì lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2004 là 295.490.000 VND và 6 tháng đầu năm 2005 là 295.571.000 VND. - Về các dịch vụ lẻ: Tăng lên rõ rệt cả về số lượng khách và lợi nhuận (51 khách - 154 khách) và (14.971.000 VND - 30.448.000 VND) so với 6 tháng đầu năm 2004. * Phân tích cụ thể: - Nhân viên nói chung nhiệt tình và biết cách khai thác bán các dịch vụ lẻ. - Thị trường khách biết AST đã nhiều hơn so với năm ngoái nên các dịch vụ đặt riêng với AST cũng nhiều hơn. - Nhân định khai thác các dịch vụ lẻ cũng mang lại lợi nhuận tốt cho AST, tuy nhiên cũng tốn nhiều thời gian và công sức vì theo một dịch vụ lẻ cũng gần như mất thời gian và công sức như theo một đoàn. Làm tốt các dịch vụ lẻ sẽ để lại uy tín của công ty đối với khách hàng và đây chính là nguồn khách tiềm năng cho các đoàn. - Về thị trường khách: Có sự chuyển dịch thị trường khách so với năm ngoái. Có thể dựa vào bảng dưới đây để đánh giá: Thị trường Trung Quốc Mã - Sing Thái Lan Các nước khác 6 tháng đầu năm 2004 9 1 16 5 6 tháng đầu năm 2005 1 9 5 8 * Phân tích cụ thể: Có sự hoán vị giữa thị trường khách Trung Quốc và Mã - Sing. Thị trường khách Thái Lan giảm sút rõ rệt về số lượng đoàn. Có sự tăng mạnh về các đoàn đi các thị trường xa như Mỹ. Có sự giảm sút về các đoàn đi thị trường xa như úc, Châu âu, Nhật và Hàn Quốc. * Nguyên nhân khách quan và chủ quan: - Do sự giảm giá vé máy bay cho hai thị trường Malaysia và Singapore nên có sự chuyển dịch khách giữa thị trường Mã-Sing và Trung Quốc, TháI Lan. Số lượng khách đi Mã-Sing tăng mạnh. - Thị trường khách Thái như nhận định từ đầu năm sẽ có sự giảm sút mạnh do thị trường khách bão hòa và do thiên tai tại Thái Lan khiến khách chuyển hướng sang thị trường khác. - Do công tác tiếp thị thị trường Trung Quốc và các thị trường xa chưa được tốt (không tính thị trường Mỹ). - Các thị trường xa này thường chỉ có Ms Thảo và Ms Hà đảm trách. Các nhân viên còn lại còn thiếu kinh nghiệm làm các đoàn thị trường xa, cần được bổ túc thêm hoặc phải có chút kinh nghiệm thực tế thì mới làm tốt và tự tin làm việc. Doanh số với VN Airlines: 635.490.000 VND, tương đương 40.094 USD Đánh giá: - Tăng lên so với 6 tháng năm 2004 ( 547.423.000 tương đương 34.537 VND) - Số lượng này tăng lên không phải do số lượng đoàn đặt với VNA của AST tăng lên mà chủ yếu do phòng Out chủ động mua hộ vé cho một số đơn vị khác. - Với doanh số như vậy AST vẫn giữ nguyên vị trí là Công ty du lịch mức B với hàng không VN. - Doanh số này rất khó tăng lên hơn trên 70.000 USD vì các đoàn thị trường xa (doanh số nhiều) rất khó lấy với VN vì giá và chỗ. Mục tiêu: Duy trì mức B với Vietnam Airlines. Đánh giá kết quả đạt được so với chỉ tiêu đưa ra cho cả năm 2005: - So với chỉ tiêu thì kết quả trong bản tổng kết này chưa đạt chỉ tiêu đưa ra. - Nếu tính thêm doanh thu từ các đoàn đi Mỹ thì có thể chỉ tiêu đạt được. - Công tác đưa ra dự kiến chỉ tiêu chưa tốt do chưa đoán trước được sự thay đổi về thị trường khách, và còn dựa nhiều vào ý kiến chủ quan. - Chỉ tiêu phấn đấu 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn 6 tháng đầu năm, dựa vào bản tổng kết năm 2004 để suy xét và dựa vào nhu cầu đi du lịch của khách out vào cuối năm. Bảng số 5. Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh Phòng outbound. ***AST*** Trung Quốc Mã- Sing Thái Lan Các nước khác Tổng Đoàn Số đoàn 14 15 9 10 48 Số lợng khách 302 346 221 69 938 Doanh thu 1,561,510,447 3,004,669,125 710,530,737 2,521,996,026 7,798,706,335 Chi phí 1,234,086,758 2,817,260,480 655,027,792 2,342,655,157 7,049,030,187 Lợi nhuận 327,423,689 187,408,645 55,502,945 179,340,869 749,676,148 Khách lẻ và các dịch vụ khác Số lợng khách 88 65 41 32 226 Doanh thu 0 Trích hoa hồng 0 Chi phí 0 Lợi nhuận 52,268,402 Tổng kết Lợi nhuận 801,944,550 Nguồn: báo cáo thống kê của công ty Bảng số 6. Báo cáo - Nhận xét về hoạt động kinh doanh 6 tháng cuối năm 2005- Phòng outbound. ***AST*** Trung Quốc Mã- Sing Thái Lan Các nước khác Tổng Đoàn Số đoàn 13 6 4 7 30 Số lợng khách 284 69 87 49 489 Doanh thu 1,400,677,647 524,245,349 338,554,709 1,952,507,656 4,215,985,361 Chi phí 1,081,070,078 488,321,799 317,056,270 1,844,984,105 3731432252 Lợi nhuận 319,607,569 35,923,550 21,498,439 107,523,551 484553109 Khách lẻ và các dịch vụ khác Số lợng khách 10 26 17 19 72 Doanh thu 0 Trích hoa hồng 0 Chi phí 0 Lợi nhuận 21820300 Tổng kết Lợi nhuận 506373409 Nguồn: báo cáo thống kê của công ty * So sánh kết quả hoạt động 6 tháng cuối năm và đánh giá. Kết quả: Theo bảng tổng kết % so với 6 tháng cuối năm 2004 Phân tích đánh giá: - Do trong bản tổng kết chưa có thông số của 2 đoàn: EU 140105 và SA 071105 nên số liệu chưa chính xác nhưng ước tính lợi nhuận ( chưa kể các đoàn Mỹ) giữa 6 tháng cuối năm 2004 và 6 tháng cuối năm 2005 là tương đương, hơn kém không đáng kể. - Mặc dù số lượng đoàn và số lượng khách giảm nhiều so với năm ngoái nhưng phần lợi nhuận từ các đoàn cũng đạt được 88% lợi nhuận năm ngoái chứng tỏ chất lượng của các tour cao hơn. Phần doanh thu giảm so với 6 tháng cuối năm 2005 so với cùng kỳ năm ngoái một phần cũng do năm nay đại bộ phận giá tour giảm hơn năm ngoái rất nhiều do giá vé rẻ hơn khi có nhiều hãng hàng không giá rẻ ra đời năm 2005. Năm 2005 cũng là năm biến động của thị trường Outbound do nhiều thiên tai và dịch bệnh trên thế giới, chính vì vậy AS cũng chịu một phần ảnh hưởng làm thị phần giảm hơn so với chỉ tiêu đặt ra. - Lợi nhuận thu từ dịch vụ lẻ so với năm ngoái tăng mạnh: 120%. Các dịch vụ này phần nhiều do khách hàng cũ đã đi tour của AS, đã biết AS và đặt các dịch vụ khác chứ không đi tour trọn gói. Xu hướng tăng tỉ trọng của dịch vụ lẻ trong thời gian tới là tất yếu vì ngày nay khách càng ngày càng thích đi du lịch nước ngòai một cách chủ động hơn so với trước kia. AS cần khai thác thế mạnh này. Để làm được việc này các nhân viên rất cần sự nhiệt tình và đáp ứng nhanh yêu cầu của khách. Các dịch vụ này cũng có mặt lời vì ít khi nhận được nhận xét không tốt về dịch vụ. Khai thác các dịch vụ lẻ cũng mang lại lợi nhuận tốt cho AST, tuy nhiên cũng tốn nhiều thời gian và công sức vì theo một dịch vụ lẻ cũng gần như mất thời gian và công sức như theo một đoàn. Làm tốt các dịch vụ lẻ sẽ để lại uy tín của công ty đối với khách hàng và đây chính là nguồn khách tiềm năng cho các đoàn. - Xét sự giảm sút của các đòan thì thấy rằng giảm mạnh nhất là các thị trường xa, năm nay số lượng đoàn chỉ bằng 50% năm ngoái và số lượng khách chỉ bằng 40% năm ngoái. Nếu xét cả 2 đòan chưa có trong tổng kết thì số lượng lượng đoàn bằng 64% năm ngoái và số lượng khách bằng 69% năm ngoái.Nguyên nhân một phần do các đòan lấy từ dự án năm nay không có. Ngoài ra, với các thị trường xa kinh nghiệm làm tour và bán khách của các nhân viên đều chưa cao. Các thị trường xa này thường chỉ có Ban giám đốc nhờ mối quan hệ để lấy khách và có kinh nghiệm và kiến thức bán tour. Trong tương lai Ban giám đốc nên có kế hoạch nâng cao kinh nghiệm làm đoàn cho các nhân viên hơn nữa để đạt hiệu quả cao hơn. * So sánh kết quả hoạt động năm 2005 và đánh giá. Năm 2005 so với năm 2004. - Về lợi nhuận tổng: Đat 92% (Nếu kể cả 02 đoàn chưa tính có thể đạt tương đương). - Về lợi nhuận đoàn: Đạt 90%. - Về lợi nhuận dịch vụ khác: Đạt 157%. So với năm 2005 thì các đoàn thị trường MICE ( Mỹ) tăng rất mạnh (Thống kê không có nên không có số liệu cụ thể). Năm 2005 so với chỉ tiêu đặt ra: - Về lợi nhuận tổng: Đạt 86% (Chưa kể cả 02 đoàn chưa tính). - Về lợi nhuận đoàn: Đạt 83% (Chưa kể cả 02 đoàn chưa tính). - Về lợi nhuận dịch vụ khác: Đạt 138%. Nguyên nhân: - Sự thay đổi nhân viên thường xuyên khó cho việc bắt nhịp hoạt động của công ty, xáo trộn sự phân công công việc. Các nhân viên cũ phải mất thời gian chỉ bảo nhân viên mới hoặc làm tiếp các việc khi nhân viên nào đó thôi việc. - Có giai đoạn thiếu người nên việc chăm sóc khách và báo giá tour bị chậm, số lượng đoàn đi cũng giảm. - Thiếu một nhân viên có kinh nghiệm chuyên trách sale sản phẩm và phụ trách quảng cáo. - Việc các tour khách lẻ gần đây rất khó triển khai do việc lấy được chỗ của hàng không VN tương đối khó, hoặc phải đặt cọc sớm hơn rất nhiều, và cũng do có một số chặng bay không được lấy trực tiếp nên nhờ công ty khác đặt rất khó confirm. Việc này ảnh hưởng lớn đến việc chủ động gom khách lẻ, chính vì vậy mà việc gom khách lẻ gần đây chưa được hiệu quả như mong đợi. - Một số chính sách của công ty chưa thật sự thỏa mãn mong đợi của nhân viên. - Nhân viên còn thiếu kinh nghiệm và đôi lúc mệt mỏi, ốm đau nên hoàn thành công việc chưa thật xuất sắc. - Độ nhiệt tình làm việc đôi lúc không cao. 2.5. Đánh giá một số nguyên nhân còn tồn tại trong vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm của phòng Outbound của công ty Asia Sun Travel Du lịch là nghành thiên về dịch vụ, và dịch vụ là những thứ rễ nhận biết nhất, rễ cảm nhận nhất của khách hàng, quản lý chất lượng là điều tất yếu nếu muốn cho sự cảm nhận của khách hàng lớn hơn hoặc bằng sự kỳ vọng của họ. Các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam nên quan niệm việc chăm sóc khách hàng khởi đầu từ việc chăm sóc nhân viên của chính công ty của mình Về vấn đề quy trình quan lý chất lượng của phòng Outboand Vấn đề quản lý chất lượng của phòng Outbound vẫn còn có nhiều khiếm khuyết cần khắc phục dần Các quy trình mặc dù được thực hiện tương đối tốt nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, và lãng phí nguồn lực Công ty cũng chú trọng nhều tới vấn đề phân tích thị trường, các sản phẩm đưa ra tương đối phù hợp với những thị trường mà công ty nhắm vào, Chính vì là một công ty nhỏ lên công ty rất xem trọng vấn đề đoàn kết phát huy tính sáng tạo của các nhân viên cho họ phát huy được hết sở trường trong phạm vi hoạt động của họ, công ty đang áp dụng hết sức sang tạo mô hình quản lý theo kiểu đội bong, đây là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh, các thành viên trong công ty chia xẻ những kiến thức kinh nghiệm cho nhau và họ có thể làm ở hai hay nhiều vị trí, ban giám đốc công ty rất năng động trong vấn đề bố chí công việc chính vì điều này mà công ty với một lượng nhân viên khiêm tốn công ty vẫn có thể đảm đương được khối lượng công việc khổng lồ góp phần giải quyết tốt các công việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong công ty, hơn nữa với cách này công ty tận dụng được tối đa nguồn lực tạo được lợi thế cạnh tranh trên thương trường Đội ngũ nhân lực của công ty - Sự thay đổi nhân viên thường xuyên khó cho việc bắt nhịp hoạt động của công ty, xáo trộn sự phân công công việc. Các nhân viên cũ phải mất thời gian chỉ bảo nhân viên mới hoặc làm tiếp các việc khi nhân viên nào đó thôi việc. - Có giai đoạn thiếu người nên việc chăm sóc khách và báo giá tour bị chậm, số lượng đoàn đi cũng giảm. - Thiếu một nhân viên có kinh nghiệm chuyên trách sale sản phẩm và phụ trách quảng cáo. - Nhân viên còn thiếu kinh nghiệm và đôi lúc mệt mỏi, ốm đau nên hoàn thành công việc chưa thật xuất sắc. - Độ nhiệt tình làm việc đôi lúc không cao. Về vấn đề tạo động lực - Một số chính sách của công ty chưa thật sự thỏa mãn mong đợi của nhân viên. - Các chính sách thưởng trực tiếp cho những thành tích của các nhân viên đạt được chưa được thực sự chú trọng 2.6. Phân tích điểm mạnh điểm yếu củaphận Outbound của công ty Asia Sun Travel trong vấn đề chất lượng sản phẩm Điểm mạnh của phòng Outbound ● Đối với nhân viên trong công ty: - Có ý thức chăm sóc khách hàng, có lúc muốn đi ra thị trường khai thác khách, gặp gỡ khách hàng. - Đã cố gắng cập nhật thông tin thị trường tính giá và đưa chương trình để quảng cáo nhưng kết quả của việc quảng cáo vẫn chưa tốt. -Về việc khai thác khách, ngoài các thị trường khách cũ thì đã tự bán và khai thác được một số đoàn các khách mới (Ford, FPS, Prudential, Trung tâm y tế) và một số đoàn mới do sự giới thiệu của công ty, đồng ngiệp (Cục đường bộ, VTC, Công ty DV Truyền Thanh-Truyền hình, Trung tâm GDTX Sơn Tây, Vụ dầu khí, Diễn đàn thông tin). - Nói chung nhân viên nhiệt tình trong công việc, cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao và cố gắng làm những việc phù hợp với năng lực của chính mình. - Giao tiếp với khách hàng tương đối tốt và được tín nhiệm. - Tự biết cách hoàn thiện kiến thức chuyên ngành. - Có khả năng phân công công việc và tinh thần tương trợ lẫn nhau. Công ty có một vị trí đẹp cho hoạt động kinh doanh du lịch. Các nhân viên trong công ty rất biết đoàn kết vì lợi ích chung của công ty, mọi nhân viên đã coi công ty như gia đình thứ hai của mình Công ty có một có một ban quản trị tương đối tốt. Công tác quản lý của công ty tương đối tốt hàng tuần vào những ngày cuối tuần công ty thường tổ chức các cuộc họp rất sôi nổi bàn về những công việc đã làm được trong tuần vừa qua đánh giá những việc làm tốt và không làm tốt của công ty và đúc rút kinh nghiệm cho các tuần sau đó tiếp theo là phân tích những thông tin về những công việc phải làm trong tuần tới và mọi người cùng bàn bạc thảo luân với nhau về những các thức tối ưu để làm tốt những công việc đó Điểm yếu của phòng Outbound : -Đối với vấn đề về nhân lực trong công ty ● Trình độ chuyên môn của nhân viên không đồng đều, đại bộ phận là sinh viên mới ra trường, còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiêm, nghiệp vụ về kinh doanh lữ hành. Khai thác thị trường khách lẻ chưa thật tốt. ●Các nhân viên đi giao dịch chưa nhiều. Khả năng tự mình bán đoàn còn thấp. ● Thường bị cuỗn theo các việc công việc hiện tại và chưa hoạch định kế hoạch dài hạn cho công tác bán và quảng cáo sản phẩm. ● Đôi khi chưa cẩn thận trong công việc dẫn đến sai- hỏng trong một số công đoạn điều hành tour. =>Như vậy các vấn đề trên đều có thể có tác động khá tai hại đến sự cảm nhận của khách hành về hệ thống sản phẩm của công ty, và nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm -Về vấn đề phân phối sản phẩm đến công ty tương đối đơn giản các khách hàng muốn tận hưởng được các sản phẩm của công ty phải liên hệ trực tiếp với công ty, hoặc qua sự quen biết -Vấn đề quảng cáo và xúc tiến bán còn mang tính đơn điệu 2.7. Những cơ hội và thách thức mà bộ phận Outbound của công ty Asia Sun Travel phải đối mặt về vấn đề chất lượng sản phẩm trong giai đoạn tới 2.7.1. Những thách thức có thể tác động đến chất lượng sản phẩm -Thách thức đầu tiên phải kể đến đó là việc cạnh tranh từ phía các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, các công ty lữ hành việt nam nói chung hiện nay chưa thực sự có sự kết nối đúng mức cần thiết, thay vào đó là kiểu làm ăn chộp dật, manh mún canh tranh nhau chủ yếu bằng giá cả, ngày càng có nhiều những công ty lữ hành nhỏ lẻ ra đời, hai công ty lớn nhất đó là saigonturism và hanoiturism đang dần nắm gĩư phần lớn thị trường, và càng ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình -Áp lực của các công ty gia đình trong tương lai, bởi các lợi thế do các công ty gia đình trong tương lai như sự bền vững và thống nhất về xã hội của gia đình đã tạo cho các công ty gia đình một lợi thế riêng có trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và khi khuân khổ pháp luật kinh doanh còn nhiều bất ổn. Các công ty gia đình đang ngày càng xuất hiện ở việt nam trong nhiều nghành nghề khác nhau, không ngoại trừ cả du lịch, chính sự bền vững của các công ty gia đình đã tạo ra sức mạnh, bởi với người việt nam đặc trưng thấy rõ nhất đó chính là tính bền vững của tổ chức là rất kém -Trong các quan hệ trong tổ chức các nhân viên thường thiếu tinh thần hợp tác trong tổ chức bởi theo những phân tích của Lâm Minh Chánh trong thời báo kinh tế sài gòn(24/11/2005) trang 23 thì có 4 lý do sau Người việt nam đã đưa môi trường làm việc, bạn đồng nghiệp vào trong cuộc sống riêng tư của mình quá nhiều Người việt nam của chúng ta còn thiếu một chút chuyên nghiệp trong làm việc Tình trạng nhiều nhân viên có thể tạo ra những phe cánh mâu thuẫn với nhau và đôi khi đối đầu với cả cấp quản trị trực tiếp Một số người hay đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi của tập thể, trong trường hợp hai quuyền lợi mâu thuẫn nhau, một số người bất chấp tất cả theo đuổi quyền lợi cá nhân -Nhu cầu của khách hành luôn thay đổi các khách hành luôn có xu hướng thay đôỉ theo thời gian -Sự thay đổi trong tổ chức -Thị trường khách du lịch kể cả lnbound, khách outbound và khách du lịch nội địa ngày càng hạn chế do bị chia sẻ bởi nhiều công ty du lịch trên địa bàn. -Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới thiếu ổn định, các cuộc chiến tranh, khủng bố vẫn chưa có dấu hiệu là sẽ kết thúc trong năm tới. -Việc các tour khách lẻ gần đây rất khó triển khai do việc lấy được chỗ của hàng không VN tương đối khó, hoặc phải đặt cọc sớm hơn rất nhiều, và cũng do có một số chặng bay không được lấy trực tiếp nên nhờ công ty khác đặt rất khó confirm. Việc này ảnh hưởng lớn đến việc chủ động gom khách lẻ, chính vì vậy mà việc gom khách lẻ gần đây chưa được hiệu quả như mong đợi. 2.7.2. Những cơ may có thể tác động đến chất lượng sản phẩm Trong tạp chí du lịch việt nam số 1/2006. Có bài viết của thu hương mang tựu đề những nhân tố cơ bản chi phối khu vực châu á thái bình dương có nêu một số những cơ hội -Trong thời gian tới khu vực châu á thái bình dương sẽ tổ chức rất nhiều sự kiện lớn và xây dựng thêm một số diểm du lịch mang tầm quốc tế để thu hút du khách. Trong đó sự ra đời của công viên Disneyland Hông Kông, các nhà hoạch định phát triển dự đoán rằng, công viên chuyên đề này sẽ là lực thu hú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0026.doc
Tài liệu liên quan