MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I:VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 6
I. Quá trình hình thành và phát triển ngành điện Việt Nam 6
1. Tổng quan về ngành điện 6
2. Đặc điểm của ngành điện và sản phẩm điện 8
2.1. Đặc điểm của ngành điện 8
2.2. Đặc điểm sản phẩm điện 9
2.3. Một số yêu cầu trong công tác quản lý, truyền tải và kinh doanh điện năng 10
II. Vai trò của điện năng với sự phát triển kinh tế xã hội 11
1. Sự cần thiết phải phát triển ngành điện 11
1.1. Đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng- yêu cầu của các ngành sản xuất khác 11
1.2. Nâng cao mức sống dân cư. 14
2. Các yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu thụ điện năng 15
2.1. Sự phát triển của sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu 15
2.2. Sự gia tăng dân số 16
2.3. Mức sống dân cư ngày càng tăng 16
3. Vai trò của điện năng với phát triển kinh tế, xã hội 17
3.1. Điện với phát triển kinh tế, xã hội chung 17
3.2. Công cuộc điện khí hoá đặc biệt có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế, xã hội nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. 21
III. Ý nghĩa của việc nhiên cứu đề tài 25
1. Những khó khăn, trở ngại trong công tác đưa điện về nông thôn. 25
1.1. Khó khăn về vốn đầu tư 25
1.2. Khó khăn về quản lý giá bán điện 26
2. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài 27
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 28
I. Đánh giá chung về tình hình phất triển kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 1995- 2004 28
1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Lào Cai 28
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 28
1.2. Nguồn nhõn lực 30
1.3. Cơ sở hạ tầng 30
1.4. Lưới điện và mức độ điện khí hoá 31
1.5. Thông tin liên lạc 31
1.6. Hệ thống cung cấp nước 32
2. Tổng quát tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay 32
2.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 32
2.2. Vai trò của điện với phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai 37
II. Thực trạng công tác quản lý điện nông thôn 39
1. Công tác quản lý điện nông thôn trước khi chuyển đổi mô hình (trước 2004) 39
1.1. Các mô hình sử dụng 39
1.2. Công tác quản lý giá điện 45
2. Quá trình chuyển đổi và phương pháp tiến hành xây dựng mô hình mới 48
2.1. Các căn cứ và mục tiêu cơ bản 48
2.2. Các mô hình lựa chọn và phương pháp xây dựng mô hình 49
3. Công tác hỗ trợ các tổ chức quản lý điện nông thôn mới chuyển đổi 52
4. Những thành tựu đạt được sau khi chuyển đổi mô hình 53
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh bán điện 53
4.2. Kết quả giảm tổn thất điện năng và giá bán 55
4.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội 57
5. Bài học kinh nghiệm từ quá trình chuyển đổi 62
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN LÀO CAI 63
I. Mục tiêu công cuộc điện khí hoá nông thôn Việt Nam đến năm 2015 63
1. Mục tiêu 63
2. Các giai đoạn thực hiện mục tiêu 63
2.1. Giai đoạn 2001 – 2010 64
2.2. Giai đoạn 2010 – 2015. 64
3. Kế hoạch phát triển lưới điện nông thôn Việt Nam đến năm 2010. 64
II. Quy hoạch phát triển lưới điện Lào Cai đến năm 2010 66
1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện. 66
2. Các nguồn cung cấp điện 67
2.1. Phát triển thuỷ lợi .65
2.2. Phát triển lưới điện 69
III. Một số giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả của công tác tổ chức quản lý điện nông thôn Lào Cai 72
1. Giải pháp trực tiếp 72
1.1. Về phía Nhà Nước 72
1.2. Đối với ngành điện của tỉnh Lào Cai 74
2. Giải pháp gián tiếp 75
2.1 Giải pháp về giá điện: 75
2.2. Giảm tổn thất điện năng. 76
2.3. Phát triển thêm các dạng năng lượng khác: 83
2.4. Giải pháp về vốn: 83
3. Một số kiến nghị - Giải pháp đối với từng mô hình .81
KẾT LUẬN. 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 88
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n năng tiêu thụ bình quân 1 hộ nông thôn là 32,7 kwh/ tháng.
Trong kế hoạch 2001- 2005, bằng vốn vay của WB sẽ đầu tư xây dựng đưa điện về 47 xã. Hết năm 2003 đã có 31 xã có lưới điện quốc gia, phấn đấu đến năm 2005, 16 xã còn lại sẽ có điện. Ngoài ra, bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản và vốn ngân sách địa phương ngành điện và tỉnh cũng sẽ phấn đấu đến hết năm 2005 sẽ có 120/146 xã trong tỉnh có lưới điện quốc gia. Đồng thời với việc đưa điện về các xã chưa có điện lưới quốc gia, ngành điện sẽ đầu tư thêm các trạm biến áp (TBA) vào các xã đang có điện nhằm chống quá tải và giảm tổn thất điện năng cho các xã này.
Bảng 11: Số xã,phường có điện lưới tính đến ngày 30/12/2003
STT
Tên, huyên, thị xã
Tên xã, phường, thị trấn có lưới điện
1.
Thị xã Lào Cai
Phường: Cốc lếu, Duyên hải, Kim tân, Lào Cai, Phố mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng
Xã: Đồng Tuyển, Bắc Cường,Vạn Hoà, Cam Đường, Nam Cường, Tả Phời, Hợp Thành
Tổng
16
2.
Huyện Bảo Yên
Thị trấn: Phố Ràng
Xã: lương Sơn, Long phúc, Long Khánh, Việt Tiến, kim Sơn, Bảo Hà, Điện Quan, Yên Sơn, Minh Tân, Thượng Hà
Tổng
11
3.
Huyện Bảo Thắng
Thị Trấn: Phố Lu, Phong Hải, Tằng Loỏng
Xã: Xuân Quang, Xuân Giao, Thái Niên, Sơn Hải, Sơn Hà, Phú Nhuận, Phố Lu, Phong Niên, Gia Phú, Bản Phiệt, Trì Quang, Bản Cầm
Tổng
15
4.
Huyện Bắc Hà
Thị trấn: Bắc Hà
Xã: Bảo Nhai, Nậm Mòn, Lùng Phìn, Lầu Thí Ngài
Tổng
05
5.
Huyện Simâci
Xã: Sin Cai, Sán Chải, Cán Cấu, Lử Thẩn, Lùng Sui
Tổng
05
6.
Huyện M. Khương
Xã: Bản Lầu,Pha Long, Thanh Bình, Dìn Chin, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Mường Khương, Tả Ngải Chổ, Lùng Vai, Cao Sơn, Bản Sen
Tổng
11
7.
Huyện Bát Sát
Thị trấn: Bát Xát
Xã: Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, Bản Xèo, Mường Hum, Mường Vi, Cốc Mỳ, Bản Vược
Tổng
09
8.
Huyện Sa pa
Thị trấn: Sa Pa
Xã: Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải
Tổng
04
9.
Huyện Than Uyên
Thị Trấn: Than Uyên, nông trường Than Uyên
Xã: Nậm Cần, Mường Khoa, Mường Than, Mường Xim, Nà Cang, Tà Gia
Tổng
06
10
Huyện Văn Bàn
Thị trấn: Khánh Yên
Xã: Văiệt nam Sơn, Võ Lao, Nậm Rạng, Tân An, Hoà Mạc, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Dương Quỳ, Minh Lương
Tổng
11
Tổng Cộng
95 xã, phường, thị trấn
Nguồn: Báo Cáo Sở Công Nghiệp Lào Cai
II. Thực trạng công tác quản lý điện nông thôn
1. Công tác quản lý điện nông thôn trước khi chuyển đổi mô hình( trước tháng 08/2003)
1.1. Các mô hình sử dụng
Trước tháng 08/2003, Lào Cai sử dụng 04 mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn, cả 04 mô hình này đều không có đầy đủ tư cách pháp nhân.
1.1.1. Mô hình 1: Điện lực Lào Cai trực tiếp kinh doanh và bán lẻ
Mô hình này được áp dụng đã được đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh từ lưới điện trung thế đến hạ thế 0,4 KV và hệ thống công tơ ở các hộ dân.
Tại Lào Cai, mô hình này được áp dụng cho 22 xã, phường, thị trấn
Bảng 12: Điện lực Lào cai trực tiếp bán lẻ điện
STT
Huyện thị
Tổng số
Xã, phường, thị trấn
1.
TX Lào cai
09
Phường: Duyên Hải, Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Lào Cai, Bắc Lệnh, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng
2.
Bảo Thắng
03
Thị trấn Phố Lu, Xã Xuân Quang, Trì Quang
3
Văn Bàn
01
Thị Trấn Văn Bàn
4.
Bắc Hà
01
Thị trấn Bắc Hà
5.
Than uyên
02
Thị trấn Than Uyên, nông trường Than Uyên
6.
Bát Xát
01
Thị trấn Bát Xát
7.
Bảo Yên
02
Thị trấn Phố Ràng, xã Bảo Hà
8.
Si Ma Cai
01
Thị Trấn Si Ma Cai
9.
Sa Pa
01
Thị trấn Sa Pa
10.
M.Khương
01
Xã Mường Khương
Tổng cộng
22
Nguồn: Báo cáo triển khai mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn 12/2003- Sở Công nghiệp Lào Cai
Ưu, nhược điểm của mô hình:
* Ưu điểm:
- Do điện lực trực tiếp quản lý nên đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, công tác quản lý chặt chẽ, khoa học, rõ ràng
- Đảm bảo giá bán điện nông thôn đúng theo quy định đảm bảo quyền lợi cho người kinh doanh và sử dụng điện
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Điện lực Lào Cai với chính quyền địa phương( xã)
* Nhược điểm:
- Do đặc thù của địa bàn nông thôn trải rộng, địa hình rừng núi Lào Cai phức tạp, dân cư không tập trung, nhiều dân tộc với các phong tục tập quán khác nhau, làm cho hoạt động của nhân viên điện lực bị phân tán, thường trên địa bàn một huyện.
- Mặt khác, Lào Cai còn là một tỉnh nghèo, điện lực chưa có thể bố trí chỗ ở cho cán bộ công nhân điện đến tận các xã. Do đó, việc giải quyết những sự cố về điện còn chậm chạp, phải đi lại xa, khó khăn, vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức trong khi số tiền điện thu được không đủ trả chi phí, trả lương công nhân, công tác phí, phương tiện đi lại
1.1.2. Mô hình 2: Đại lý điện nông thôn
Đây là mô hình do Điện Lực Lào Cai gián tiếp quản lý thông qua các chi nhánh điện các huyện, và các chi nhánh điện lại trực tiếp quản lý đại lý điện nông thôn. Đây là mô hình quản lý hai cấp. Mô hình này được áp dụng cho 31 xã. Tại 31 xã này có hệ thống lưới điện được đầu tư xây dựng theo chương trình của Ngân hàng Thế giới. Điện lực Lào cai quản lý lưới điện, lắp đặt công tơ cho các hộ mới, phát hành hoá đơn thu tiền điện theo giá quy định của Nhà nước và trả phụ cấp 300.000đ/ người/tháng cho các thành viên được quản lý. Các thành viên này có nhiệm vụ ghi số điện năng tiêu thụ hàng tháng của các hộ, thu tiền điện theo hoá đơn, trực sửa chữa.
Bảng 13: Mô hình Đại lý điện
STT
Huyện thị
Tổng số
Xã
1.
TX Lào Cai
02
Tả Phời, Hợp Thành
2.
Bảo Thắng
03
Trì Quang, Bản Cầm, Thái Niên
3
Văn Bàn
06
Khánh Yên Hạ, Tân An, Nậm Rạng, Hoà Mạc, Dương Quỳ, Minh Lương
4.
Bắc Hà
01
Nậm Mòn
5.
Than Uyên
03
Mường Kim, Nậm Cần, Tà Gia
6.
Bát Xát
02
Bản Xốo, Mường Hum
7.
Bảo Yên
05
Việt Tiến, Long Phúc, Long Khánh, Lương Sơn, Kim Sơn
8.
Si ma cai
03
Lử Thẩn, Lùng Sui, Cán Cấu
9.
Sa pa
01
Tả Phìn
10.
M.Khương
05
Lùng Khấu Nhin, Dìn Chin, Nám Lư, Bản Sen, Cao Sơn
Tổng cộng
31
Ưu, Nhược điểm của mô hình:
* Ưu diểm:
- Mô hình này cũng có ưu điểm tương tự như mô hình 1, đảm bảo được giá điện bán cho các hộ gia đình nông thôn.
- Cán bộ của đại lý điện là người của địa phương để đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó làm tăng tính tự quản lý, đảm bảo giải quyết sự cố điện nhanh chóng, kịp thời.
- Công tác thu tiền điện được thực hiện rõ ràng hơn
* Nhược điểm:
- Nhược điểm cơ bản của mô hình này là bộ máy tổ chức quản lý cồng kềnh, không tinh giảm, lại bị quản lý dưới nhiều cấp, phụ thuộc nhiều bên nên các thủ tục hợp đồng mua bán điện thường phức tạp.
- Đội ngũ cán bộ vừa là cán bộ quản lý, vừa là cán bộ kỹ thuật.Trong khi trình độ chuyên môn còn rất hạn chế, đều phải phụ thuộc vào sự điều hành, chỉ đạo của chi nhánh điện, làm mất tính tự chủ
1.1.3. Mô hình 3: Điện nước huyện kinh doanh bán lẻ
Mô hình này là bộ phận điện nước thuộc UBND huyện quản lý, vận hành và bán điện. Mô hình được áp dụng tại 03 xã thuộc huyện Than Uyên: Nà Cang, Mường Kim, Mường Than.
Ưu, Nhược điểm của mô hình:
* Ưu điểm:
- Tất cả mọi vấn đề được giao cho UBND xã, làm tăng tính chủ động của bộ máy, gắn trực tiếp với quyền lợi của xã.
- Thu hút được vốn của nhân dân địa phương để đầu tư cải tạo lưới điện ở địa phương. Trong lúc ngân sách Nhà nước chưa đủ thì mô hình này phát huy được chính sách”Nhà nước và nhân dân cùng làm”
- Tuy mức giá bán điện cho các hộ hơi cao nhưng đã bao gồm cả khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn. Vì vậy mà mức giá mà các hộ phải trả là tương đối ổn định, hạn chế được những khoản tăng bất hợp lý khác.
* Nhược điểm:
- Vì mô hình do UBND huyện trực tiếp quản lý, việc tuyển thêm nhân sự sẽ có nhiều tiêu cực, trình độ chuyên môn không cao, thậm trí còn rất thấp, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cung cấp điện.
- Nhân viên hưởng lương hành chính, không gắn công tác quản lý điện vào thu nhập của anh em công nhân, do đó không tạo động lực làm việc.
1.1.4. Mô hình 4: Ban điện xã
Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất, hoạt động theo hướng dẫn của thông tư lliên bộ Năng lượng- uỷ ban vật giá số 18/TT- LBộ ngày 3/8/1992. Tại Lào Cai, mô hình này được thực hiện tại 45 xã, phường, thị trấn. Ban điện xã do UBND xã thành lập, tổ chức quản lý và kinh doanh điện tại xã dưới hai hình thức :
- Cấp 1: Tổ chức kinh doanh bán lẻ điện đến tận hộ nông dân ở thôn xóm
- Cấp 2: Tổ chức kinh doanh bán buôn điện năng đến các công tơ tổng ở các cụm thôn xóm và từ các cụm thôn xóm bán lẻ đến hộ nông dân.
Bảng 14: Mô hình Ban điện xã
STT
Huyện thị
Tổng số
Xã, phường
1.
TX Lào Cai
06
Vạn Hoà, Bắc Cường, Đồng Tuyển, Nam Cường, Cam Đường, Tả Phời
2.
Bảo Thắng
04
Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Võ Lao, Văn Sơn
3
M. Khương
05
Bản Lỗu, Pha Long, Thanh Bình, Tả Ngải Chồ, Lùng Vai
4.
Than Uyên
01
Mường Khoa
5.
Bắc Hà
04
Bảo Nhai, Na Hối, Lùng Phình, Lầu Thí Ngài
6.
Bát Xát
06
Bản Vược, Quang Kim, Cốc San, Bản Qua, Cốc Mỳ, Mường Vi
7.
Bảo Yên
04
Minh Tân, Điện Quang, Yên Sơn, Thượng Hà
8.
Bảo Thắng
11
Phú Nhuận, Xuân Giao, Gia Phú, Sơn Hà, Thái Niên, Phố Lu, Sơn Hải, Bản Phiệt, Phong Niên, Tằng Loỏng, nông trường P Hải
9.
Sa Pa
02
Trung Trải, Sa Pả
10.
Si Ma Cai
02
Cán Cấu, Sán Chải
Tổng cộng
45
Ưu nhược diểm của mô hình
* Ưu điểm:
- Mô hình này có bộ máy, tổ chức gắn liền với địa phương do UBND xã chỉ đạo thành lập và quản lý kinh doanh điện nông thôn tại địa phương mình nên thuận tiện trong quá trình hoạt động
- Gắn liền quyền và lợi ích của chính quyền xã.
* Nhược điểm
- Mô hình có bộ máy cồng kềnh, có Ban điện xã biên chế lên đến 20- 30 người (xã Xuân Giao, Gia Phú thuộc huyện Bảo Thắng).
- Trình độ chuyên môn về quản lý, kỹ thuật còn chưa đáp ứng được nhu cầu, sổ sách ghi chép không khoa học, rõ ràng, nhiều chi phí không hợp lý cũng đưa vào làm giá bán lẻ điện cao
- Với mô hình này, đặc biệt là cung cấp dưới hình thức cấp 2, vẫn tồn tại hiện tượng cai thầu điện tư nhân, giá bán điện bị đẩy lên quá cao.
Tóm lại, trong 04 mô hình trên thì mô hình điện lực trực tiếp quản lý hoặc lập đại lý điện bán lẻ tới hộ tiêu thụ điện là tôt nhất, bảo đảm về giá điện theo quy định của Nhà Nước.
1.2. Công tác quản lý giá điện
1.2.1. Những quy định chung của Nhà Nước về giá trần bán điện nông thôn
Ngày 10/02/1999 Ban Vật Giá Chính Phủ và Bộ Công Nghiệp ra thông tư liên tịch số 01/1999/ TTLT- BVGCP- BCN hướng dẫn thực hiện giá bán điện tiêu dùng sinh hoạt đến hộ nông thôn, một số nội dung chủ yếu như sau:
- Giỏ bỏn điện tiờu dựng sinh hoạt đến hộ dõn nụng thụn ỏp dụng cho cỏc mụ hỡnh quản lý điện nụng thụn do UBND tỉnh, thành phố chọn tựy theo đặc điểm, tỡnh hỡnh cụ thể của từng địa phương, cỏc mụ hỡnh đú là: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhõn, hợp tỏc xó dịch vụ, ban điện xó và Điện lực cỏc tỉnh, thành phố thuộc Tổng Cụng ty Điện lực Việt Nam (gọi tắt là tổ chức quản lý điện nụng thụn).
- Giỏ bỏn điện tiờu dựng sinh hoạt đến hộ dõn nụng thụn:
+ Giỏ trần bỏn điện tiờu dựng sinh hoạt đến hộ dõn nụng thụn tại xó, thụn được ỏp dụng thống nhất là: 700 đ/kWh.
+ Đối với những nơi (thụn, xó) hiện cú mức giỏ điện bỏn dến hộ dõn nụng thụn thấp hơn mức giỏ trần 700 đ/kWh thỡ Ủy ban nhõn dõn tỉnh, thành phố chủ trỡ phối hợp với ngành Điện tiếp tục chỉ đạo cỏc tổ chức quản lý điện nụng thụn bỏn điện trực tiếp đến hộ dõn nụng thụn giữ như mức giỏ bỏn điện hiện hành, tuyệt đối khụng được điều chỉnh tăng giỏ bỏn.
+ Đối với những nơi giỏ điện bỏn đến hộ dõn nụng thụn hiện cao hơn mức giỏ trần 700đ/kWh thỡ Ủy ban nhõn dõn tỉnh, thành phố chỉ đạo cỏc ngành tài chớnh vật giỏ, cụng nghiệp và tổ chức quản lý điện nụng thụn phối hợp với Điện lực tỉnh, thành phố tỡm biện phỏp về kỹ thuật (cải tạo nõng cấp lưới điện, thay thế cụng tơ khụng đủ tiờu chuẩn, cõn pha,...) và tổ chức quản lý (xúa bỏ cai thầu tư nhõn, ỏp dụng mụ hỡnh quản lý phự hợp: ban điện xó, hợp tỏc xó, doanh nghiệp quản lý điện nụng thụn,...) để giảm tổn thất điện năng, giảm chi phớ vận hành bảo đảm thực hiện giỏ bỏn điện đến hộ dõn nụng thụn bằng mức giỏ trần 700 đ/kWh.
Trường hợp cỏ biệt sau khi đó thực hiện cỏc biện phỏp nờu trờn nhưng vẫn khụng bảo đảm đưa giỏ bỏn điện tiờu dựng sinh hoạt xuống ngang mức giỏ trần (700 đ/kWh) thỡ tổ chức quản lý điện phải bỏo cỏo với Ủy ban nhõn dõn tỉnh, thành phố quy định mức giỏ bỏn điện đến hộ dõn nụng thụn cho hợp lý. Cỏc tổ chức quản lý điện cú trỏch nhiệm thực hiện đỳng mức giỏ do Ủy ban nhõn dõn tỉnh, thành phố đó phờ duyệt và cú biện phỏp phấn đấu sớm đưa mức giỏ bỏn điện cao hơn mức giỏ trần về mức giỏ trần.
+ Những nơi chưa cú lưới điện, nay được Tổng Cụng ty Điện lực Việt Nam đầu tư theo quy chế của Chớnh phủ, đưa điện về thụn, xó và do Điện lực tỉnh, thành phố thuộc Tổng Cụng ty Điện lực Việt Nam ký hợp đồng mua bỏn điện trực tiếp với hộ dõn nụng thụn thỡ ỏp dụng giỏ bỏn điện sinh hoạt đến hộ dõn nụng thụn là 700 đ/kWh.
1.2.2. Tình hình giá bán điện nông thôn
Do việc đầu tư xây dựng hệ thống điện nông thôn không đồng bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, việc quản lý, kinh doanh điện còn nhiều bất cập. Do đó giá điện nông thôn có sự khác nhau giữa các địa phương, cụ thể như sau:
- 21/45 xã có giá bán lẻ điện thấp hơn 700 đ/kwh, chiếm 46,66% số xã. Đó là các xã: Vạn Hoà, Bắc Cường, Tả Phời, Nam Cường, Đồng Tuyển (TX Lào Cai); Phong Niên, Phong Hải (Bảo Thắng); Mường Khoa (Than Uyên); Pha Long, Lùng Vai (Mường Khương); Lùng Phìn, Lầu Thí Ngài (Bắc Hà); Cốc San, Cốc Mỳ, Quang Kim, Mường Vi (Bát Xát); Thượng Hà (Bảo Yên); Trung Chải, Sa Pả (Sa Pa); Sán Chải, Cán Cấu (Si Ma Cai).
- 12/45 xã có bán lẻ điện sấp xỉ 700 đ/kwh chiếm, 26,67% số xã. Đó là các xã: Thái Niên, Bản Phiệt, Tằng Loỏng (Bảo Thắng); Tả Ngải Cho Thanh Bình, Bản Lỗu (Mường Khương); Điện Quang (Bảo Yên); Bản Vược (Bát Sát); Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung (Văn Bàn); Na Hối, Bảo Nhai (Bắc Hà).
- 12/45 xã có bán lẻ điện từ 750 – 900 đ/kwh, chiếm 26,67% số xã. Đó là các xã : Cam Đường (thị xã Lào Cai); Bản Qua (Bát Sát); Xuân Giao, Gia Sơn, Gia Phú, Sơn Hải, Phú Nhuận, xã Lu, Sơn Hà (Bảo Thắng); Võ Lao, Văn Sơn (Văn Bàn); Yên Sơn, Minh Tân (Bảo Yên).
Như vậy so với quy định chung của Nhà Nước thì ở Lào Cai vẫn còn 12/ 45 xã có giá bán lẻ điện cao hơn mức giá trần. Điều này đã làm cho một bộ phận dân cư phải sử dụng điện với giá cao, phát sinh nhiều tiêu cực. Vì vậy, Điện lực Lào Cai cần phải tìm hiểu tõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề trên.
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến giá bán điện cao
- Một nguyên nhân khác là ở một số huyện vẫn còn hiện tượng điện do cai thầu tư nhân, đã làm phát sinh nhiều tiêu cực, tuỳ tiện tính giá điện, không công khai thu chi tiền điện, tự ý đội giá điện lên nhiều.
- Sự thiếu hiểu biết của đội ngũ những người vận hành mạng điện dẫn đến tổn thất lớn trên đường dây phân phối điện năng làm tăng các chi phí khác đối với việc kinh doanh điện. Chẳng hạn, mặc dù mới xây dựng mạng điện có thể được phân tải đối xứng giữa các pha, nhưng trong quá trình vận hành do thiếu hiểu biết nên phụ tải cứ được đấu thêm một cách tuỳ tiện dẫn đến sự mất đối xứng và làm tăng tổn thất, giảm chất lượng điện, hậu quả là giá điện tăng rất cao.
- Công tác quản lý lỏng lẻo, nhiều hộ dùng điện không có công tơ (dùng khoán), nhiều thợ điện, người nhà, cán bộ xã, UBND xã không phải trả tiền điện và còn tồn tại hiện tượng ăn cắp điện ở một số xã trên địa bàn tỉnh.
- Chi phí cho quản lý còn nhiều bất cập như: Quản lý điện qua nhiều cấp, số thợ điện quá đông, chi phí tiếp khách, hội nghị cũng lấy từ tiền điện
- Sổ sách thu chi không đầy đư, rõ ràng
- Nhiều xã còn yêu cầu ban điện trích nộp % từ tiền điện để lập quỹ cho xã.
2. Quá trình chuyển đổi và phương pháp tiến hành xây dựng mô hình mới
2.1. Các mục tiêu cơ bản
* Mục tiêu của mô hình tổ chức quản lý điện mới
- Xoá bỏ tổ chức, quản lý, kinh doanh điện hiện nay thông qua cai thầu dưới nhiều hình thức để bán điện trực tiếp tới hộ tiêu thụ
- Giảm giá điện cho những xã có giá bán lẻ điện cao hơn giá trần của Nhà nước quy định
- Tổ chức hình thức quản lý điện nông thôn theo kiểu mới có đầy đủ tư cách pháp nhân với điều kiện địa phương, bảo đảm phân phối điện cho nông thôn tôt hơn với tiêu chí: ổn định, chất lượng và an toàn, thực hiện giá bán lẻ điện theo quy định của Nhà nước.
2.2. Các mô hình lựa chọn và phương pháp xây dựng mô hình
Tuy trong 04 mô hình mà Lào Cai đã sử dụng, thì mô hình Điện lực Lào Cai trực tiếp quản lý, kinh doanh bán lẻ điện là hiệu quả nhất. Nhưng biên chế ngành điện chưa cho phép Điện lực Lào Cai quản lý toàn bộ điện nông thôn trên địa bàn tỉnh và do những hạn chế của mô hình. Trong giai đoạn tới cần phải có mô hình quản lý, kinh doanh điện nông thôn cho phù hợp với quy định hiện hành, đảm bảo lợi ích cho người dân sử dụng điện
Sau khi học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh bạn, Điện lực Lào Cai phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan lựa chọ 03 mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn mới, đó là: Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp, HTX dịch vụ điện và hộ kinh doanh cá thể.
2.2.1. Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp
HTX dịch vụ tổng hợp là mô hình hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh doanh và bán điện. Mô hình được áp dụng đối với các xã có sản lượng tiêu thụ điện dưới 20.000 Kwh/tháng. Hiện nay, mô hình được thay thế cho mô hình ban điện xã tại 06 xã: Xã Đồng tuyển, xã Vạn Hoà, xã Nam Cường thuộc thị xã Lào Cai; xã Phong Niên, xã Sơn Hà thộc huyện Bảo Thắng; xã Bảo Nhai thuộc huyện Bắc Hà.
Mô hình này, làm nhiệm vụ quản lý, kinh doanh: điện nông thôn, dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, vệ sinh, chợ
* Cơ cấu tổ chức của HTX dịch vụ tổng hợp:
- Ban quản lý HTX gồm 06 người:
01 chủ nhiệm có trình độ trung cấp tài chính- kế toán đã từng làm kế toán trưởng các HTX nông nghiệp
01 phó chủ nhiệm phụ trách kinh doanh có trình độ trung cấp tài chính- kế toán nguyên là phó chủ nhiếm HTX nông nghiệp
01 kế toán có trình độ trung cấp tài chính- kế toán
01 thủ quỹ
02 cán bộ kỹ thuật có trình độ trung cấp quản lý điện nông thôn
- Ngoài ra hợp đồng thêm 05 lao động quản lý ở các xóm gồm những người được Sở Công Nghiệp- Điện Lực Lào Cai cho đào tạo cấp chứng chỉ quản lý điện nông thôn. Họ vừa là những người quản lý tổn thất điện năng vừa là vệ tinh kinh doanh các mặt hàng khác của HTX
- Ban kiểm soát 01 người có trình độ trung cấp kinh tế, hoạt động có tính chất kiêm việc
* Ưu điểm:
- Là mô hình được tổ chức và hoạt động theo luật HTX, có tư cách pháp nhân, có quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, được hưởng một số điều kiện ưu đãi, có sự tham gia tự nguyện và dân chủ của các xã viên.
- Huy động được vốn của các xã viên và các nguồn vốn khác, đã giảm được giá điện, do dân tự đứng lên và điều hành, vì vậy được đa số đồng tình và ủng hộ của nhân dân.
* Nhược điểm:
- Số người đông, nhưng không đồng đều về trình độ chuyên môn.
- Bộ máy tổ chức cồng kềnh, nếu không quản lý tốt sẽ không phát huy được hiệu quả
2.2.2. Hợp tác xã dịch vụ điện
HTX dịch vụ điện là mô hình chỉ hoạt động trên 01 lĩnh vực duy nhất là quản lý kinh doanh điện nông thôn. Mô hình được áp dụng đối với các xã có sản lượng điện tiêu thụ trên 20.000 kwh/ tháng. Hiện nay, đang áp dụng với 11 xã trong toàn tỉnh: Xã Cam Đường thuộc thị xã Lào Cai; xã Gia Phú, Phú Nhuận, Sơn Hải thuộc huyện Bảo Thắng; xã Võ Lao, Văn Sơn, Kh/ Y Trung thuộc huyện Văn Bàn; xã Mường Vi, Cốc San, Quang Kim, Bản Qua thuộc huyện Bát Xát.
Cơ cấu tổ chức của mô hình: HTX gồm 05 người
01 chủ nhiệm có trình độ trung cấp tài chính- kế toán đã từng làm kế toán trưởng các HTX nông nghiệp, chịu trách nhiệm chung về quản lý, điều hành HTX
Các xã viên được phân công phụ trách quản lý điện nông thôn và một số công tác khác của HTX. Xã viên gồm 02 trung cấp kế toán và 02 sơ cấp kỹ thuật điện
* Ưu điểm:
- Do mô hình chỉ làm một nhiệm vụ là quản lý và kinh doanh điện nên bộ máy tổ chức gọn nhẹ, có trình độ chuyên môn cao hơn, dễ dào tạo hơn, phân trách nhiệm và quyền hạn đến từng thành viên rõ ràng hơn, đảm bảo quản lý chặt chẽ.
- Thu nhập của các xã viên ổn định hơn, do đó tạo cho xã viên yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả công việc
* Nhược điểm:
- Do nhân lực của HTX ít, đôi khi công việc phức tạp đòi hỏi nhiều nhân lực thì HTX không đáp ứng được. Nếu thuê thêm lao động ngoài thì lại không có đủ chuyên môn.
2.2.3. Hộ kinh doanh cá thể kinh doanh điện
Hộ kinh doanh cá thể là những hộ có đủ diều kiện về tài chính, về cơ sở, nhân lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực.Mô hình này áp dụng rộng rãi ở hầu hết các xã trong tỉnh có sản lượng điện tiêu thụ trung bình dưới 10.000kwh/ tháng. Tính cho đến nay( ngày 15/01/2005), toàn tỉnh Lào Cai đã có 25 hộ được cấp giấy phép kinh doanh điện năng, trong đó riêng xã Thái niên thuộc huyện Bảo Thắng có 03 hộ.
Ưu điểm:
- Đây là mô hình tổ chức gắn với từng hộ gia đình, do đó trách nhiệm trong quản lý, bán điện cũng đảm bảo hơn vì lợi ích của chính gia đình mình.
- Bộ máy tổ chức giản đơn
Nhược điểm:
- Trình độ chuyên môn của các thành viên trong gia đình
Như vậy, trong 03 mô hình được lựa chọn thì mô hình hộ kinh doanh cá thể được áp dụng nhiều nhất. Do trình độ phát triển kinh tế, xã hội Lào Cai còn thấp, các xã còn rất nhgèo, dan cư thưa thớt, vẫn còn ít hộ sử dụng điện, nếu đầu tư thành lập các hợp tác xã thì sẽ rất tốn kém, phức tạp. Vì vậy, cần phải nhân rộng mô hình ở các xã, tức là một xã nên có từ hai hộ kinh doanh, điềi này sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các hộ, chát lượng điện và chất lượng dịch vụ cung cấp điện sẽ cao hơn.
3. Công tác hỗ trợ các tổ chức quản lý điện nông thôn mới chuyển đổi
- Hàng năm, điện lưc Lào Cai phối hợp với các ban ngành trong tỉnh mở các lớp đào tạo bồi dưỡng công tác quản lý điện nông thôn, cụ thể như sau: Năm 2000, đào tạo được 107 học viên; năm 2001 là 131 học viên; năm 2002 là 50 học viên; năm 2003 là 101 học viên và thường xuyên tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày về công tác kinh doanh, quản lý, an toàn và giá bán điện cho thợ điện các xã trên địa bàn tỉnh.
- Mỗi năm điện lực Lào Cai hỗ trợ kiểm định công tơ cho 1-2 xã trong tỉnh với phí kiểm định là: 2000đ/ 1 công tơ. Tổng số công tơ điện lực Lào Cai đã hỗ trợ kiểm định từ năm 200 đến nay là 3540 công tơ 01 pha.
- Điện lực Lào Cai cấp tài liệu, sổ sách giúp các xã hoàn thiện việc quản lý, hạch toán giá điện, tính toán tổ thất, đề ră các biện pháp giảm tổn thất và hạ giá bán điện. Phối với với các ngành Công nghiệp, tài chính kiểm tra chấn chỉnh công tác quản lý và giá bán điện ở một số xã.
4. Những thành tựu đạt được sau khi chuyển đổi mô hình
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh bán điện
Nhìn chung, sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý tình hình hoạt động kinh doanh bán điện của hầu hết các xã đã đi vào ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, tiêu biểu là xã Bảo Nhai- huyện Bắc Hà sau khi chuyển từ mô hình Ban điện xã sang mô hình HTX dịch vụ tổng hợp.
Xã Bảo Nhai là một xã nằm ở phía Bắc huyện Bắc Hà, cách trung tâm huyện 10 km, có diện tích 65 km2 với tổng số dân là 5.076 dân, số hộ là 1.086 hộ, được phân thành 09 thôn, xóm. Hiện nay, xã đã có 702 hộ có điện, chiếm 64,64 %, còn lại là 384 hộ chưa có điện
Sau đây là báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm 2004 của xã Bảo Nhai:
I/ Phần thu: Tổng thu: 363.443.434đ
Trong đó : Thu về điện 111.441.328đ
Thu bán vật tư các loại: 252.002.106đ
II/ Phần chi: Tổng chi 347.461.476đ
Trong đó: Chi nộp tiền điện Nhà nước: 80.609.976đ
Chi trả tiền mua vật tư N. nghiệp: 227.455.000đ
Chi trả hợp đồng lao động: 14.269.000đ
Chi trả lương ban quản lý: 12.025.000đ
Chi tu sửa đường điện: 3.968.000đ
Chi bốc vác vật tư: 2.500.000đ
Chi văn phòng phẩm 1.419.500đ
Chi trả lãi tiền vay 3.780.500đ
Chi khác 1.424.500đ
III/ Khấu hao tài sản: Tổng số: 6.000.000đ
Trong đó : - Khấu hao cơ bản: 4.000.000đ
- Khấu hao 2.000.000đ
IV/ Phân phối lợi nhuận: Tổng số 9.981.958đ
Trong đó : - Thuế Nhà nước 35% 3.493.685đ
- Quỹ dự trữ mất việc làm 499.097đ
- Quỹ dự phòng tài chính 10% 998.19đ
- Quỹ đào tạo 10% 998.195đ
- Quỹ dự phòng 5% 499.097đ
- Quỹ k. thưởng và p. lợi 20% 1.996.391đ
- Trả lãi cổ phần 15% 1.497.298đ
Qua số liệu báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm 2004, ta thấy: Không có nợ tồn đọng, hàng tháng vào ngày 15 HTX thống nhất ghi chỉ số công tơ, ngày 16 nhập chỉ số vào máy tính, ngày 17 thông báo phương án trên phương tiện thông tin đại chúng, ngày 20 đến 24 khách hàng nộp tiền điện cho HTX tại trụ sở thôn, ngày 25 HTX tổ chức giao ban và quyết toán tiền điện, tiền hàng. Tại cuộc giao ban sau, sau khi tiếp nhận thông tin cả hai chiều HTX quyết định những công tác tháng tới để triển khai thực hiện, do làm tốt công tác công khai, dân chủ, nghiêm túc thực hiện quy chế ngay từ đầu nên không có tháng nào khách hàng để nợ đọng.
HTX không những đứng vững trong cơ chế thị trường, bảo toàn vốn, trích lập đủ các quỹ cho hoạt động bền vững, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho các thành viên của ban quản lý. Vấn đề đạt được lớn nhất đó là HTX kinh doanh tổng hợp đã khẳng định dược uy tính với khách hàng, chiếm được 65% tỷ phần trong phân phối vật tư tại địa phương nhằm bình ổn giá cả, phục vụ hết sức thuận tiện, kịp thời cho nhân dân. Trong kinh doanh điện năng đã góp phần ổn định một giá điện trong toàn xã, tạo ra công bằng xã hội cho nhân dân, dược nhân dân đồng tình hăng hái tham gia các c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3051.doc