Đề tài một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu với Lào - Vilexim

Lời mở đầu 1

Chương I 4

những lý luận chung về quản trị xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại 4

I. Xuất khẩu hàng hoá và vai trò của hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp. 4

1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu hàng hoá. 4

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. 5

I. Nội dung của QUảN TRị hoạt động xuất khẩu HàNG HOá ở CáC DOANH NGHIệP THƯƠNG MạI 9

1. Khái niệm quản trị và các chức năng của quản trị 9

2. Nội dung của quản trị xuất khẩu hàng hoá: 11

Chương II 20

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạtđộng xuất khẩu hàng hoá tại công ty vilexim 20

I- Giới thiệu khái quát về công ty VILEXIM: 20

1. Qúa trình hình thành và phát triển: 21

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty: 21

3. Tổ chức bộ máy quản lý: 23

4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh: 26

II - Thực trạng công tác quản trị hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây 41

1. Công tác nghiên cứu thị trường: 42

2.Xây dựng chính sách tiêu thụ hàng hoá: 44

3. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu: 46

4.Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: 47

Chương III 51

Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản trị hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM) 51

I - Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 51

1.Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của Công ty VILEXIM 51

2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. 53

Trị giá 55

II- Một số ý kiến đề xuất để nâng cao chất lượng quản trị hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong thời gian tới 56

1. Các căn cứ đề xuất 56

2. Các giải pháp đề xuất 58

KếT LUậN 67

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu với Lào - Vilexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường gia tăng, luật pháp có sự thay đổi đáng kể. Trước tình hình đó Công ty đã khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên bổ sung trình độ chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến tỷ lệ dào tạo qua đại học trong năm 2000 tăng 5% so với năm 1999 và đạt 70% ty lệ này giữ nguyên đến năm 2001. 4.3. Vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh của Công ty được hình thành từ hai nguồn là ngân sách nhà nước đây là nguồn chủ yếu ban đầu mà Công ty phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển trong quá trình sử dụng và nguồn vốn do Công ty tự bổ sung. Hiện nay, tổng vốn điều lệ của Công ty là 10.303.433.424 VNĐ. Vốn kinh doanh của công ty được phân thành vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó: - Vốn cố định là sự biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định vô hình( là một loại vốn rất khó xác định) và tài sản cố định hữu hình gồm: + Chi phí thành lập, xây dựng, tăng vốn, nghiên cứu và phát triển + Lợi thế thương mại và uy tín danh tiếng của công ty. + Đất đai. + Nhà kho, nhà văn phòng. + Các phương tiện vận tải, bốc xếp, bảo quản và quảng cáo hàng hoá... + Các khoản ứng trước để mua tài sản cố định. + Qũi khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chưa tài sản cố định. Cho tới hiện nay vốn cố định của công ty đạt 4.093.825.810 VNĐ. - Vốn lưu động là sự biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động bao gồm: + Vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quĩ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. + Hàng tồn kho gồm: Hàng tồn kho, hàng đang đi đường hàng gửi đi bán và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Các khoản ứng trước và trả trước. + Các khoản phải thu. + Các khoản chi sự nghiệp. Cho tới hiện nay, vốn lưu động của Công ty 6.209.607.614 VNĐ. Bảng1: Vốn kinh doanh trong các năm gần đây Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng số vốn 9.717.182.746 100 10.303.433.424 100 10.303.433.424 100 Vốn cố định 3.959.708.207 40,75 4.093.825.810 39,7 4.093.825.810 39,7 Vốnlưu động 5.757.474.539 59,25 6.209.607.614 60,3 6.209.607.614 60,3 Bảng2: So sánh vốn các năm qua Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 so sánh với năm 2000 Năm 2000 so sánh với năm 1999 Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Tổng số vốn - - - 586.250.678 Vốn cố định - - - 134.117.603 3,39% -1,05% Vốn lưu động - - - 452.133.075 7,85% 1,05% Bảng3: Số vòng chu chuyển vốn trong các năm qua. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 Số vòng chu chuyển 25,5 26 24 Trong những năm gần đây hàng năm nguồn vốn của Công ty được bổ sung thêm nhằm ổn định hoạt động kinh doanh. Năm 2000 nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty tăng lên trước tình hình đó Công ty đã huy động vốn bổ sung từ ngân sách nhà nước và quĩ phát triển kinh doanh của mình. Sang năm 2001 nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty vẫn ổn định nên vốn kinh doanh không có sự bổ sung thêm. Trong cơ cấu vốn kinh doanh thì vốn lưu động chiếm phần lớn hơn đây là sự phân bổ nguồn vốn hợp đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Tạo điều kiện cho nghiệp vụ xuất nhập khẩu được thực hiện có hiệu quả hơn. Những năm qua, tốc độ chu chuyển vốn lưu động của Công ty luôn được duy trì ổn định ở mức cao hiệu quả nguồn vốn được khai thác triệt để hơn. 4.4. Tình hình tài chính tại thời điểm đến hết ngày 31/12/2001: Hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất nhập khẩu hàng hoá cho nên các nguồn vốn của Công ty đều giành cho đầu tư cho hoat động kinh doanh là chủ yếu. Còn đầu tư cho hoạt động tài chính rất ít. Tuy nhiên, theo xu thế của thị trường và để tăng nguồn lực kinh doanh và tìm kiếm thêm lợi nhuận Công ty đã bắt đầu có các hoạt động đầu tư tài chính. Chẳng hạn mua bán và phát hành trái phiếu. Mua bán cổ phiếu trên thị trường tài chính. Đồng thời, góp vốn tham gia liên doanh liên kết. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh Công ty phải có sự thu hút vốn từ bên ngoài. Trong những thương vụ lớn việc thiếu vốn lưu động để thanh toán vẫn xẩy ra. Vì vậy, Công ty phải thu hút vốn từ bên ngoài mà chủ yếu là vay ngắn hạn của ngân hàng để thực hiện thương vụ. Thường thì vốn vay của ngân hàng được chu chuyển nhanh để chi phí tiền vay được giảm tối đa. 4.5. Sản phẩm: Sản phẩn kinh doanh của Công ty có thể do Công ty sản xuất hoặc liên doanh liên kết sản xuất hàng xuất khẩu với bạn hàng hoặc gom hàng xuất khẩu từ các cá nhân và tổ chức kinh tế khác. Đồng thời, nhập các mặt hàng mà trong nước có nhu cầu. - Những mặt hàng xuất khẩu của Công ty là những mặt hàng vốn là lợi thế của Việt Nam và chủ yếu là do Công ty thu gom gồm: + Hàng nông sản: gạo, lạc, ngô, vừng, ... + Hàng lâm sản: chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gỗ thông, hoa hồi... + Hàng thủ công mỹ nghệ: đồ gốm, sứ, sơn mài,... + Trục chà lúa + Dược liệu: sa nhân, các cây thuốc dân tộc,... + Hàng hoá khác. - Những mặt hàng xuất khẩu của Công ty là những mặ hàng trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gồm: + Kim loại đen và kim loại màu các lại: dây cáp nhôm, đồng,ống nước... + Đồ điện tử điện lạnh: máy điều hòa, tủ lạnh... + Máy móc, ôtô, xe máy... + Hoá chất, chất dẻo,... + Hàng hoá khác. 4.6. Thị trường: - Công ty VILEXIM có quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, Công ty có quan hệ kinh doanh với 23 quốc gia. Chủ yếu là các quốc gia Đông nam á, Châu âu và Nhật Bản. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Châu âu, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung Quốcvà Lào. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sang thị trường mỹ và Châu phi. Đối với thị trường nội địa thì Công ty nhập khẩu các mặt hàng mà Công ty đã có đơn đặt hàng cụ thể chứ không trực tiếp thực hiện phân phối hoặc giao cho đại lý phân phối. Thường thì Công ty nhập về những mặt hàng mà trong nước đang có nhu cầu. Bảng 4:Tình hình tỷ trọng xuất khẩu của Công ty VILEXIM tại các thị trường Thị trường Năm 1999 2000 2001 Nhật 40 35 39 Singapore 27 30 28 Lào 6 5 6 Hồng Công 4 5 5 Đài Loan 5 7 6 Inđônêxia 6 6 5 Châu âu 10 8 9 Thị trường khác 2 4 2 Tổng cộng 100 100 100 4.7. Nguồn cung ứng và đối thủ cạnh tranh: 4.7.1. Nguồn cung ứng: Là một Công ty thương mại chuyên về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và tư liệu phục vụ cho sản xuất Công ty cần phải có nhà cung ứng hàng hoá xuất khẩu và có nguồn nhập khẩu. Đồng thời, sẽ có các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước cạnh tranh trong việc thu mua hàng xuất khẩu và xuất khẩu cũng như nhập khẩu hàng hoá để tiêu thụ tại thị trường trong nước. - Về nguồn cung ứng: + Đối với hàng xuất khẩu Công ty thường gom hàng trực tiếp từ các cá nhân, tổ chức sản xuất( các doanh nghiệp sản xuất và hợp tác xã) hay gián tiếp qua các tổ chức thương mại trong nước. Hiện nay Công ty đang có chủ trương liên kết bao tiêu các sản phẩm đầu ra của các nhà sản xuất các mặt hàng xuất khẩu bằng các hợp đồng dài hạn. + Đối với hàng nhập khẩu do chưa có các chi nhánh tại các thị trường cho nên khi nhập khẩu công ty phải qua trung gian thương mại là các tổ chức kinh doanh quốc tế trong nước có chi nhánh tại các thị trường mà công ty cần nhập khẩu và có sự thuận lợi hơn trong việc nhập khẩu hoặc là các tổ chức kinh doanh quốc tế của nước ngoài. Nguồn hàng xuất khẩu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Vì vậy, việc tổ chức thu mua tạo nguồn là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay, Công ty tổ chức thu mua hàng xuất khẩu từ các địa phương, các cơ sở sản xuất nằm rải rác trên cả nước. Việc mở rộng được thị trường thu mua của Công ty trong thời gian qua là kết quả đáng mừng và nó sẽ giúp cho công tác thu mua tạo nguồn hàng đạt kết quả cao nếu Công ty biết khai thác một cách triệt để. Địa bàn thu mua tạo nguồn hàng của Công ty phân bố theo các chi nhánh trực thuộc: -Tại khu vực phía Bắc: Do Công ty trực tiếp chỉ đạo -Tại khu vực phía nam: Do chi nhánh TP HCM tổ chức. Việc tổ chức thu mua tạo nguồn của Công ty được phản ánh qua sơ đồ sau: Nhà buôn nhỏ địa phương Hộ gia đình sản xuất Các chi nhánh của Công ty Các cơ sở sản xuất chế biến Công ty Hình 3: Sơ đồ mô hình tổ chức thu mua, tạo nguồn hàng của Công ty VILEXIM Hàng hoá từ các hộ gia đình sản xuất có thể được thu gom qua các nhà buôn nhỏ địa phương, các chi nhánh của Công ty rồi về Công ty hoặc có thể đưa trực tiếp về kho hàng của Công ty. Hàng hoá từ các cơ sở sản xuất chế biến cũng có thể được đưa trực tiếp về kho hàng của Công ty không qua khâu trung gian. Có thể nói việc thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu của Công ty được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: a.Thu mua tạo nguồn theo hợp đồng: Đây là hình thức thu mua chủ yếu của Công ty, nó chiếm gần 80% giá trị hàng mua. Công ty dựa trên yêu cầu của các đơn hàng từ phía khách hàng nước ngoài để đưa ra các điều kiện phù hợp với hợp đồng thu mua về chất lượng, số lượng, mẫu mẵ, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng. Sau khi cả hai bên Công ty và người cung ứng đã thoả thuận xong thì tiến hành ký kết hợp đồng. Thông thường, Công ty sẽ trả tiền cho người bán sau khi đã nhận hàng hoá theo các điều khoán đã ghi trong hợp đồng. Trong những trường hợp ký kết các hợp đồng lớn với các cơ sở sản xuất cung ứng đáng tin cậy đã có quan hệ truyền thống với Công ty thì Công ty ứng trước một phần tiền cho họ và thường giữ lại trên 20% giá trị hợp đồng và sẽ thanh toán khi kết hợp đồng. b.Thu mua tạo nguồn không theo hợp đồng: Hình thức này được Công ty áp dụng đối với việc mua bán thu gom hàng trôi nổi trên thị trường, hàng hoá của các hộ gia đình với khối lượng nhỏ, phân tán nó có tác dụng bổ sung cho các nguồn hàng khác chưa đủ về số lượng. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là chất lượng hàng mua không đồng đều và thường ở mức thấp. Ngoài ra, Công ty cũng áp dụng các hình thức thu mua tạo nguồn hàng khác nhưng với không lượng nhỏ, không thường xuyên, chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 2,5% trong tổng số giá trị thu mua của Công ty chẳng hạn như hình thức thu mua tạo nguồn theo đơn đặt hàng kết hợp với ký kết hợp đồng, theo phương thức hàng đổi hàng. Việc xuất khẩu nhiều mặt hàng tiểu ngạch này có ảnh hưởng đến công tác thu mua, tuy đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường nhưng khó khăn cho việc hoạch địn kế hoạch thu mua. Vì mỗi mặt hàng có một đặc tính hàng hoá riêng nên việc tổ chức thu mua phải có nghiệp vụ phù hợp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các hình thức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu rất phong phú và đa dạng. Tuy theo từng trường hợp cung cầu cụ thể mà Công ty có thể áp dụng các hình thức và biện pháp khác nhau sao cho đạt hiệu quả cao nhất. - Đối thủ cạnh tranh của Công ty gồm những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng mà công ty đang kinh doanh. Trong đó, có các tổng công ty hay các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh một mặt hàng xuất khẩu mà những mặt hàng này cũng là mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Tương tự đối với hàng nhập khẩu Công ty cũng chịu sức ép lớn từ phía các nhà chuyên về nhập khẩu các mặt hàng mà hiện Công ty đang nhập khẩu. Những tổ chức này do chuyên về một mặt hàng cho nên khả năng thu hút khách hàng cũng như sự hiêu biết về sản phẩm và thị trường rất nhanh nhạy. 4.8. Tình hình thực hiện kinh doanh trong thời gian gần đây: Bảng 5: Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu trong các năm qua Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng kim nghạch USD 24.578.719 25.295.227 25.092.866 Kim nghạch XK USD 12.330.405 11.889.070 11.818.925 Kim nghạch NK USD 12.248.314 13.406.667 13.273.941 Bảng 6: So sánh thực hiện xuất nhập khẩu các năm qua Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2001 so với năm 2000 Thực hiện năm 2000 so với năm 1999 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền tỷ lệ Tổng kim nghạch USĐ (202.361) 99,20 716.508 102,9 Kim ngạch XK USD (70.145) 99,41 (441.335) 96,42 Kim nghạch NK USD (132.726) 99,01 1.158.353 109,46 Nhìn vào bảng tình hình thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu của những năm gần đây cho thấy kim nghạch xuất nhập khẩu tăng trong năm 2000 và giảm sút trong năm 2001điều này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty cũng bị ảnh hưởng đáng kể và có dấu hiệu giảm sút trong thời gian gần đây. Cụ thể: -Năm 1999: Kim nghạch xuất nhập khẩu đạt 24.578.719 USD Kim nghạch xuất khẩu đạt 12.330.405 USD Kim nghạch nhập khẩu đạt 12.248.314 USD Doanh số đạt 260 tỷ đồng Lợi nhuận đạt 450 triệu đồng Nộp ngân sách 29 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng đạt 800000 đồng - Năm 2000: Kim nghạch xuất nhập khẩu đạt 25.295.227 USD so với năm 1999 tăng 2,9% tương ứng với 716.508 USD. Sự tăng lên của kim nghạch xuất nhập khẩu trong năm 2000 do ảnh hưởng của của kim nghạch nhập khẩu tăng lên đáng kể bởi nhu cầu về các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh và sự giảm xuống của kim nghạch xuất khẩu nhưng so với kim nghạch nhập khẩu tốc độ giảm chậm hơn nhờ vậy tổng kim nghạch xuất nhập khẩu vẫn tăng lên. Kim nghạch xuất khẩu đạt 11.889.070 USD so với năm 1999 giảm 3,58% tương ứng với 441.335 USD. Kim nghạch xuất khẩu giảm do mức độ cạnh tranh tăng lên để giữ vững được kế hoạch về khối lượng hàng xuất khẩu Công ty đã phải giảm giá bán làm cho kim nghạch xuất khẩu giảm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 13.406.667 USD so với năm 1999 tăng 9,46% tương ứng với 1.158.353 USD. Ngược lại với kim nghạch xuất khẩu do nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này tăng lên làm cho kim nghạch nhập khẩu tăng mạnh. - Năm 2001: Kim nghạch xuất nhập khẩu đạt 25.092.866 so với năm 2000 giảm 0,8% tương ứng với 202.361 USD. Như vậy, việc giảm giảm kim nghạch xuất nhập khẩu không đáng kể và do tác động của: Kim nghạch xuất khẩu đạt 11.818.925 USD so với năm 2000 giảm 0,59% tương ứng với 70.145 USD. Kim nghạch xuất khẩu trong năm 2001 giảm do khối lượng hàng xuất khẩu giảm Kim nghạch nhập khẩu đạt 13.273.941 USD so với năm 2000 giảm 0,99% tương ứng với132.726 USD. Saukhi nhu cầu hàng nhập khẩu tăng mạnh ở năm 2000 thì sang năm 2001 lại ổn định chính vì vậy kim nghạch nhập khẩu không những không tăng mà còn bị giảm một ít. Bảng 7: Kết quả thực hiện kinh doanh của Công ty trong các năm qua Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Mã số năm 1999 năm 2000 năm 2001 1. Tổng doanh thu 01 252.320.464.980 272.254.467.615 274.315.854.961 2. Tổng các khoản giảm trừ 03 30.954.235 51.940.432 6.054.786 3. Doanh thu thuần 10 252.289.510.745 272.302.527.183 274.309.800.175 4.Giá vốn hàng bán 11 236.075.869.534 255.091.470.279 259.295.031.153 5.Lãi gộp 20 16.213.641.211 17.211.056.904 15.014.769.022 6. Chi phí bán hàng 21 12.506.312.215 13.162.639.602 12.625.180.511 7. Chi phí quản lý 22 1.732.560.475 1.710.160.874 1.278.031.678 8.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 1.974.768.521 2.338.256.428 1.111.556.833 9. Thu từ hoạt động tài chính 31 397.810.728 160.993.695 258.604.000 10. Chi phí HĐTC 32 1.956.258.360 2.005.428.017 1.623.718.150 11. Lợi nhuận từ HĐTC 40 (1.558.447.632) (1.844.434.322) (1.365.177.150) 12. Các khoản thu bất thường 41 358.467.485 112.312.914 713.574.731 13. Chi phí bất thường 42 112.035.264 0 281.243.773 14.Lợi nhuận bất thường 50 246.432.221 112.312.914 432.330.958 15.Tổng lợi nhuận trước thuế 60 662.753.110 606.135.020 178.710.641 16. Thuế thu nhập phải nộp 70 212.080.995 193.963.206 57.187.405 17. Lợi nhuận sau thuế 80 450.672.115 412.171.814 121.523.236 Nhìn chung, trong các năm qua doanh thu đều tăng và các năm đều đạt được một khoản lợi nhuận nhất đinh. Để có sự nhận xét kĩ hơn kĩ hơn cần phải có sự phân tích so sánh thực hiện kinh doanh trong các năm qua. Đặc biệt trong những năm gần đây. Bảng 8: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh các năm qua Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Mã số năm 2000 tăng giảm so với năm 1999 năm 2001 tăng giảm so với năm 2000 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 01 19.934.002.635 7,90 2.061.387.346 0,76 2. Tổng các khoản giảm trừ 03 20.986.197 67,80 (45.885.646) 88,34 3. Doanh thu thuần 10 20.013.016.438 7,93 2.007.272.992 0,74 4.Giá vốn hàng bán 11 19.015.600.745 8,10 4.203.560.874 1,65 5.Lãi gộp 20 997.415.693 6,15 (2.196.287.882) (12,76) 6. Chi phí bán hàng 21 656.327.387 5,25 (537.459.091) (4,08) 7. Chi phí quản lý 22 (22.399.601) (1,01) (432.129.196) (25,27) 8.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 363.487.907 18,41 (1.226.699.595) (52,46) 9. Thu từ hoạt động tài chính 31 (236.817.033) (59,53) 97.610.305 60,63 10. Chi phí HĐTC 32 (49.169.657) (2,51) (381.709.867) (19,03) 11. Lợi nhuận từ HĐTC 40 (285.986.690) (18,35) 479.257.172 25,98 12. Các khoản thu bất thường 41 (246.154.571) (68,57) 601.261.817 535,34 13. Chi phí bất thường 42 (112.035.264) (100,0) 281.243.773 14.Lợi nhuận bất thường 50 (134.119.307) (54,42) 320.018.044 284,93 15.Tổng lợi nhuận trước thuế 60 (56.618.090) (8,54) (427.424.379) (70,52) 16. Thuế thu nhập phải nộp 70 (18.117.789) (8,54) (136.775.801) (70,52) 17. Lợi nhuận sau thuế 80 (38.500.301) (8,54) (290.648.478) (70,52) -Năm 2000 so sánh với năm 1999 Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2000 so với năm 1999 giảm 8,54% tương ứng với 56.618.090 đồng ảnh hưởng của các nhân tố sau: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 18,41% tương ứng với 363.487.907 đồng. Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 18,35% tương ứng với 285.986.690 đồng( nguyên nhân do lãi vay ngân hàng được tính vào hoạt động tài và được tính là một khoản chi không có lãi) và lợi nhuận bất thường giảm 54,42% tương ứng với 134.119.307 đồng. Như vậy, có thể khẳng định rằng tổng lợi nhuận trước thuế giảm nhưng vân được coi là khá hơn so với năm 1999. Boỉ vì tổng lợi nhuận giảm do lợi nhuận bất thường giảm các khoản thu và chi bất thường giảm. Xét đối với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng do ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố làm tăng lợi nhuận thuần kinh doanh như: doanh thu tăng,chi phí quản lý giảm và nhóm nhân tố là giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh như: các khoản giảm trừ tăng, giá vốn hàng bán tăng, chi phí bán hàng tăng. Tuy nhiên, tốc độ của các nhân làm tăng lợi nhuận thuần lớn hơn tốc độ của các nhân tố làm giảm lợi nhuận kinh doanh. Xét cho hoạt động tài chính do chi phí lãi vay được tính vào nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính luôn là số âm trong các năm qua. Đây cũng là sự bất hợp lý đối với việc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính và việc xác định chính xác hiệu quả của hoạt động kinh doanh. - Kết quả kinh doanh năm 2001 so sánh với năm 2000 Năm 2001 so với năm 2000 tổng lợi nhuận thuần giảm đi rất nhiều cụ thể giảm 70% tương ứng với 427.424.379 đồng. Tổng lợi nhuận thuần giảm do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Do ảnh hưởng của lợi nhuận thuần hoạt động kinh giảm 52,46% tương ứng với 1.226.699.595 đồng Do ảnh hưởng của của lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính tăng 25,98% tương ứng với 497.257.172 đồng ( trên thực tế hoạt động tài chính vấn lỗ nhưng so sánh tương đối lại có lãi và nguyên nhân là lãi vay ngân hàng giảm) và lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thường tăng 284,94% tương ứng với 320.018.044 đồng. Như vậy, năm 2001 là một năm Công ty kinh doanh chưa hiệu quả so với các năm trước nếu không nói là chưa hợp lý. Bởi vì, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh hiệu quả kinh doanh chưa được cải thiện trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường tăng lên. Xét riêng cho hoạt động kinh doanh trong năm 2001 do các tốc độ các nhân tố làm tăng lợi nhuận như: doanh thu tăng, chi phí bán hàng giảm, chi phí quản lý giảm nhỏ hơn nhiều so với tốc độ làm giảm lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh như: các khoản giảm trừ tăng giá vốn hàng bán tăng. Trong đó, giá vốn hàng bán tăng mạnh đồng nghĩa với nó là sức cạnh tranh của các mặt hàng giảm đi rất nhiêù. Bảng 9: Tình hình hoạt động kinh doanh theo mặt hàng năm 2001 Đơn vị: USD STT Mặt hàng Số lượng Giá trị(USD) I Hàng xuất khẩu 1 Gạo các loại 25.348,7 tấn 4.907.435 2 Lạc nhân 5.374 tấn 2.508.127 3 Trục chà lúa 692.062 4 Tinh bột sắn 4.374 tấn 783.237 5 Hoa hồi 144 tấn 650.310,5 6 Chè các loại 72 120.307,5 7 Bánh đặc 330.900 8 Thiếc thỏi 120 tấn 467.849,23 9 Nấm rơm muối 80.836 II Hàng nhập khẩu 11 Nguyên liệu sản xuất thuốc lá 247.308 12 Thép các loại 1.714.221 13 Vòng bi các loại 1.142.140,48 14 Hạt nhựa 880.894 15 Ô tô đã qua sử dụng 649.845,7 16 Bếp ga các loại 548.461,5 17 Nhôm thỏi 417.785,05 18 Máy cày 385.833 Nhìn chung, kim nghạch xuất nhập khẩu trong những năm gần đây cho thấy kim nghạch xuất khẩu có xu hướng tăng và cân đối giữa kim nghạch xuất khẩu và kim nghạch nhập khẩu. Trong hoạt động nhập khẩu, Công ty đã có sự định hướng vào việc xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như gạo, lạc, trục chà lúa, chè trà các loại và hoa hồi. Kết quả xuất nhập khẩu trong năm 2001 cho thấy diều đó. Năm 2001 là năm mà Công ty gặp nhiều khó khăn tuy nhiên kim nghạch xuất nhập khẩu cũng như doanh thu đều tăng do Công ty đã tiêu thụ được lượng hàng tồn kho lớn tuy nhiên do gặp phải sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế buộc Công ty phải hạ giá bán nhằm tiêu thụ một lượng lớn hàng tồn kho trong khi đó giá vốn hàng bán tằn lên . Mặt khác, do tổng chi tăng lên do phải bảo quản hàng tồn kho... đã làm cho lợi nhuận của Công ty trong năm 2001 giảm đi rất nhiều so với năm 2000 lợi nhuận chỉ đạt gần 20% tương ứng là 121,5 triệu đồng sau thuế. Như vậy, có thể coi trong năm 2001 Công ty đã đạt được mục tiêu tiêu thụ được phần lớn lượng hàng tồn kho mặc dù hiệu quả kinh doanh bị giảm đi khá nhiều. II - Thực trạng công tác quản trị hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây Trong những năm qua dù phải hoạt động trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế của khu vực và thế giới. Trong đó phải kể đến sự cạnh tranh tiêu thụ hàng hoá diễn ra rất mạnh mẽ và quyết liệt nhưng tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã không ngừng vươn lên và Công ty đã có những thành tựu đáng kể trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá cũng như thành tựu về mặt kinh tế xã hội khác. Riêng công tác tiêu thụ hàng hóa tức là xuất khẩu hàng hoá luôn được các nhà quản trị trong Công ty chú ý quan tâm coi đây là vấn đề sống còn của Công ty. Chính vì vậy, Công ty đã có cố gắng tìm mọi biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả tiêu thụ hàng hoá và đã có được những thành công nhất định bên cạnh đó còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. 1. Công tác nghiên cứu thị trường: Việc nghiên cứu thị trường, thu thậpvà xủ lý thông tin thị trường được tiến hành với nhiều nội dung và mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và phân loại thị trường. Hiện tại Công ty chia thị trường thành hai loại: *Thị trường truyền thống: Đó là những thị trường mà Công ty đã có được mối quan hệ lâu dài và hiện nay là những thị trường tiêu thụ phần lớn hàng hoá xuất khẩu của Công ty như: Nhật Bản, Trung Quốc, Lào và một số nước khác nữa đây là những thị trường mà Công ty đang có mối quan hệ tốt đẹp quan hệ ngoại giao giưa nước ta với các quốc hia này đang ngày càng phát triển. Nhu cầu của các thị trường này đối với hàng hoá xuất của Công ty là rất lớn. Hơn nữa hầu hết các thị trường này là những thị trường có vị trí địa lý gần Việt Nam thuận lợi cho hoạt động vận chuyển với nhiều loại hình phương tiện vận chuyển khác nhau. Trên các thị trường này mục tiêu của Công ty là củng cố và phát triển mối quan hệ ngày càng phát triển tốt đẹp. *Thị trường tiềm năng: Đó là những quốc có mối quan hệ với công ty trong thời gian gần đây như Tây Âu, Bắc Mỹ... Mục tiêu của Công ty trên thị trường này chỉ mang tính thăn dò để trong tương lai có thể thành bạn hàng lớn vì vậy kim nghạch xuất khẩu sang thị trừng này rất khiêm tốn Sau khi đã phân chia được thị trường thành các khu vực khác nhau Công ty đã tiến hành nghiên cứa chi tiết thị trường xuất khẩu như: hạn nghạch và biểu thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng mà công ty có dự định xuất khẩu, nghiên cứa các nhân tố thuộc về khách hàng như thị hiếu tiêu dùng và những yêu cầu về chất lượng và giá cả của hàng hoá và có những nhận xét đánh giá trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó cần phải nghiên cứa kĩ về thị trường đặc biệt đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty như năng lực kinh doanh, năng lực tài chínhvà uy tín của họ trên những thọi trường này. N goài ra Công ty nên nghiên cứa giá quốc tế đối với các mặt hàng xuất khẩu của minh trong mối quan hệ với chi phí vận chuyển và giá tại những thị trường này để xem mức độ chênh lệch giá có thể xuất khẩu đưọc không. Để nghiên cứa thị trường Công ty chủ yếu dựa trên phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước thông qua Bộ Thương mại, phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam...Từ đó công ty có thể5 năm bắt được những thông tin về thị trường trong và ngoài nước và những chinhs sách xuất nhập khẩu của những quốc gia mà công ty theo đuổi. Kết thúc quá trình nghiên cứa thị trường thì Công ty sẽ tìm được bạn hàng và có thể đi đến đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu. Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cưa thị trường là dễ là tốn ít chi phí cùng một lúc có thể tiến hành trên nhiêu thị rường khác nhau phù hợp với tình hình hiện nay của Công ty nhưng bên cạnh đó thì kết quả đạt được cũng khiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0367.doc
Tài liệu liên quan