Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng thực phẩm công nghệ tại công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1. Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh 3

1.1. Doanh nghiệp và đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp 3

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp 3

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường 4

1.2.1. Chức năng 4

1.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại 5

1.3. Môi trường kinh doanh của công ty 5

1.3.1. Môi trường kinh doanh bên trong của công ty 5

1.3.2. Môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty 6

1.4. Vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp 7

2. Quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 9

2.1. Khái niệm tầm quan trọng của quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 9

2.2. Nội dung của quản trị tiêu thụ hàng hoá theo chức năng 9

2.1.1. Hoạch định bán hàng 9

2.2.2. Tổ chức bán hàng 12

2.2.3. Lãnh đạo trong quản trị bán hàng 13

2.2.4. Kiểm soát hoạt động bán hàng 15

2.3. Quản trị bán hàng theo các hoạt động tác nghiệp 15

2.3.1. quản trị chiến lược trong tiêu thụ hàng hoá 15

2.3.2. Quản trị nhân sự trong tiêu thụ hàng hoá 16

2.3.3. Quản trị tài chính trong tiêu thụ hàng hoá 17

2.4. Sự cần thiếta phải nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá 17

 

doc54 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng thực phẩm công nghệ tại công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o các khách hàng trong nước. chương 2 Khảo sát tình hình kinh doanh và thực trạng quản trị hoạt động tiêu thụ hàng hoá tại công ty thực phẩm xk đồng giao 2.1.Tóm lược về công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty thực phẩm XK Đồng Giao được xem xét qua hai giai đoạn. Đó là từ năm thành lập đến năm 1986 và từ năm 1986 đến nay. Sở dĩ phân chia như vậy là do từ năm 1986 trở về trước công ty hoạt động kinh doanh theo cơ chế tập trung bao cấp. Từ năm 1986 nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước vì vậy mà cơ chế quản lý, điều hành cũng như mọi hoạt động khác của công ty cũng có rất nhiều đổi khác. *Giai đoạn từ năm thành lập đến năm 1986: nông trường Đồng Giao (nay là công ty thực phẩm XK Đồng Giao), tiền thân là doanh điền quốc gia hữu viên thuộc Đồng Giao, tên một thung lũng lớn nằm ở phía bác đèo Bà Dơi, nay là thị xã Tam Điệp, Ninh Bình, được thành lập ngày 26/12/1955 theo quyết định của Bộ Nông-Lâm, đây là nông trường đầu tiên trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa do đó được sự quan tâm của đông đảo nhân dân và công nhân lao động. Điều đó đã tạo dựng cho nông trường một sức hút lớn. Nông trường có nhiệm vụ chính là trồng trọt và mở rộng diện tích canh tác. Năm 1972 về trồng trọt, Nông trường tập trung phát triển cây ăn quả, chè, mía hạn chế một số cây không có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng như cây cà phê, cây vối. Đồng thời phát triển cây dứa, cam, chuối...Về chăn nuôi nông trường duy trì đàn lợn, mở rộng quy mô phát triển đàn bò thịt. Được sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo, cùng sự nỗ lực hăng say lao động của cán bộ công nhân viên đã tạo thế lực cho nông trường ngày một vững mạnh. Tính từ năm 1976 đến 1980 nông trường liên tục làm ăn có lãi. Ngày 22/2/1978 Phó thủ tướng Lê Minh Nghị ký quết định xây dựng nhà máy lạnh đông dứa XK, thuộc quyền quản lý của nông trường, với vốn đầu tư 5.329.000 đồng. Quy mô công suất 5000 tấn sản phẩm /năm với công nghệ đồng bộ của Nhật. Năm 1981, năm đầu tiên nông trường thực hiện cơ chế khoán mới, theo chỉ thị 100, do vậy đã nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày 8/6/1985 bộ trưởng Nông-Lâm ký quết định tách nông trưởng thành nông trường Đồng Giao I và nông trường Đồng Giao II trực thuộc tổng công ty Rau Quả Việt Nam. Từ đó nông trường quốc doanh Đồng Giao I bước sang một giai đoạn mới hạch toán kinh doanh độc lập và quản lý trong phạm vi của mình. *Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Năm 1986 Đảng và nhà nước ta quyết định đưa nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cũng như các đơn vị quốc doanh khác, nông trường Đồng Giao I chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý mới, hạch toán kinh doanh độc lập theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Ngày 28/1/1993 nông trường Đồng Giao I đổi tên thành “Xí nghiệp Nông-Công nghiệp Đồng Giao’’ với nhiệm vụ chủ yếu là trồng trọt, chế biến đồ hộp rau quả XK đồng thời đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Trong đó đáng chú ý là xí nghiệp đã đầu tư xây dựng một dây chuyền chế biến đồ hộp mới công suất 150 tấn sản phẩm/năm. Ngày 8/12/1987 theo quyết định số 3193/NNTTCB của bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xí nghiệp Nông-Công nghiệp Đồng Giao lấy tên là “Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao”. Với một tên gọi mới, cùng với sự sáng tạo năng động của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, công ty không ngừng đổi mới để thích ứng với điều kiện thực tế của nền kinh tế. Năm 1999 công ty đã xây dựng thêm một dây chuyền đồ hộp hiện đại công suất 10.000 tấn sản phẩm/ năm với công nghệ đồng bộ của Đức. Năm 2001 công ty đã xây dựng một nhà máy mới hiện đại, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm của công ty đã được khách hàng tại thị trường trong nước và quốc tế biết tới và đã có uy tín trên một số thị trường. Hiện nay công ty thực phẩm XK Đồng Giao có tên giao dịch đối ngoại chính thức là DONG GIAO FOODSTUFF EXPORT COMPANY.Tên viết tắt là DOVECO. Trụ sở chính của công ty đặt tại phường Trung Sơn thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Công ty thực phẩm XK Đồng Giao là đơn vị trực thuộc tổng công ty Rau Quả Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 58756 triệu đồng, trong đó: +Vốn cố định : 33183 triệu đồng +Vốn lưu động : 25573 triệu đồng. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty: Giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty theo chế độ thủ trưởng. Giúp việc giám đốc có hai trợ lý, ba phó giám đốc và một số phòng ban chức năng. Làm công tác tham mưu cho giám đốc có hai trợ lý giám đốc: trợ lý giám đốc về kinh tế và trợ lý giám đốc về công nghiệp. Trợ lý giám đốc về kinh tế có chức năng tham mưu, cố vấn cho giám đốc về mặt kinh tế, các hoạt động về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Trợ lý giám đốc về công nghiệp có chức năng xem xét, tham nưu, cố vấn cho giám đốc về mặt sản xuất, các dây truyền công nghệ, đổi mới và sản xuất các sản phẩm. Giám đốc P.XK P.Tài vụ P.Nội tiêu PGĐ.NN PGĐ.CN PGĐ.HC Trợlýkinhtế Trợ lý CN P.Nguyênliệu Nhà máy SX P.HCTH X.Cô đặc X.Nước quả X.Đồ hộp Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Ba phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, quản lý trực tiếp một số phòng ban chuyên môn, cụ thể: phó giám đốc hành chính phụ trách quản lý phòng tổ chức hành chính. Phó giám đốc nông nghiệp phụ trách quản lý phòng nguyên liệu. Phó giám đốc công nghiệp phụ trách các nhà máy sản xuất. Phòng tổ chức hành chính có chức năng tổ chức, thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, có nhiệm vụ đối nội, đối ngoại cho công ty. Phòng nguyên liệu có chức năng đảm bảo đủ, đúng, kịp thời các nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất của công ty. Nhà máy sản xuất có chức năng rất quan trọng là nơi trực tiếp sản xuất các sản phẩm của công ty. Nhà máy sản xuất gồm có ba xưởng sản xuất : +Xưởng đồ hộp: sản xuất chế biến các sản phẩm đóng hộp như: ngô bao tử, dưa bao tử, dứa miếng đóng hộp, dứa khoanh đóng hộp,... +Xưởng cô đặc: chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm cô đặc với dây truyền công nghệ tiên tiến, chủ yếu là dứa cô đặc. +Xưởng nước quả: sản xuất, chế biến các loại nước quả tự nhiên như: nước dứa, lạc tiên, ổi, vải,... Phòng XK có nhiệm vụ quan hệ với bạn hàng quốc tế, chào hàng, bán hàng, tìm khách hàng mới, quản lý vận chuyển hàng với các bạn hàng nước ngoài. Phòng nội tiêu: có nhiệm vụ nghiên cứu, mở rộng thị trường nội địa, nâng cao hiệu quả tiêu thụ trong nước. Phòng tài vụ: là bộ phận thực hiện nhiệm vụ ghi chép, tính toán theo dõi, phản ánh số liệu tài chính hiện có của công ty, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, nguồn vốn của công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính. Đồng thời cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh. 2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty: Công ty thực phẩm XK Đồng Giao có nhiệm quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của công ty trong quá trình trồng trọt, chế biến, nhằm cung cấp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập để thực hiện các mục tiêu trong sản xuất kinh doanh nhiệm vụ của công ty chủ yếu như sau: +Đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hoá cho thị trường, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường XK. +Trồng trọt và chế biến các loại rau quả đóng hộp và sản phẩm rau quả tươi phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và quốc tế. +Cung ứng nông sản cho bán sỉ và bán lẻ. +Cung ứng sản phẩm dầu và nguyên liệu công nghiệp, cung ứng dịch vụ du lịch và khách sạn. +Bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm các mục tiêu lợi nhuận, nâng cao phúc lợi tập thể, thu nhập của người lao động và hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. +Nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm, hạ giá thành, đáp ứng khả năng cạnh tranh trên thị trường. +Đảm bảo chữ tín với khách hàng, khẳng định vị trí của công ty trên thị trường thực phẩm XK. Trước mắt công ty yêu cầu khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả; Đổi mới cơ chế quản lý trong sản xuất kinh doanh: Đa dạng hoá sản phẩm, tổ chức liên kết, liên doanh nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh của công ty trên các thị trường; Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ cho người lao động, đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh một số năm qua của công ty. 2.2.1.Tình hình chung Trong những năm qua Đồng Giao đã không ngừng cải tạo nâng cấp hiện đại hoá cơ sở sản xuất các dây chuyền công nghệ chế biến sản phẩm, cũng như nỗ lực đưa sản phẩm của mình vào thị trường và liên tục đổi mới sản phẩm, các sản phẩm mới của công ty đã được khách hàng chấp nhận như dứa cô đặc, dứa khoanh, dứa miếng, nước lạc tiên,.. Tuy nhiên giá sản phẩm còn khá đắt so với các mặt hàng có khả năng thay thế của các đối thủ cạnh tranh do vậy đã giảm đi một phần lớn lượng hàng tiêu thụ của công ty. Bảng giá bán năm 2001 một số mặt hàng chính của công ty Sản phẩm Quy cách ĐVT Giá bán Ngô bao tử 15-OZ Thùng 24 hộp Hộp 7.000 Dưa chuột bao tử Thùng 24 hộp Hộp 6.000 Dứa khoanh 20-OZ Thùng 24 hộp Hộp 6.000 Dứa miếng nhỏ 20-OZ Thùng 24 hộp Hộp 5.300 Dứa khoanh 30-OZ Thùng 24 hộp Hộp 8.000 Dứa khoanh A10 Thùng 24 hộp Hộp 26.000 Dứa miếng nhỏ A10 Thùng 24 hộp Hộp 22.000 Dứa miếng nhỏ lọ (0,83) Thùng 24 hộp Lọ 7.000 Nước dứa đóng hộp Thùng 24 hộp Hộp 4.500 Vải hộp 20-OZ Thùng 24 hộp Hộp 8.500 Dứa miếng nhỏ 30-OZ Thùng 24 hộp Hộp 7.000 Nguồn: phòng tài vụ công ty Công ty đã cố gắng giảm giá thành sản phẩm, có những chính sách ưu tiên cho các đơn vị, cá nhân tiêu thụ hàng với khối lượng lớn đặc biệt là với những đơn vị có những hợp đồng XK lớn. Trong nền kinh tế thị trường, đối với doanh nghiệp thì thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là nơi trả lời cho câu hỏi: sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Đó cũng là nơi cung cầu gặp gỡ, doanh nghiệp thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm, thu lợi nhuận và thực hiện các mục đích kinh doanh. Công ty thực phẩm XK Đồng Giao ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp như trước đây, hiện nay còn có các công nghệ chế biến đồ hộp, nước quả tự nhiên, hoa quả cô đặc, và thị trường tiêu thụ của công ty đã được mở rộng trên nhiều khu vực, trên thị trường nội địa và quốc tế. Sơ đồ hệ thống thị trường tiêu thụ của công ty ..... Hải Phòng TP. HCM Đức Công ty Thực phẩm XK Đồng Giao Thị trường nội địa Thị trường quốc tế Anh ..... Mỹ Nga Hà Nội Công ty đã xâm nhập vào khá nhiều thị trường cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên lượng hàng tiêu thụ trong nước những năm qua mặc dù có tăng nhưng không đáng kể, còn về XK đã có hướng đi khả quan. Trước năm 1998 sản phẩm của công ty được xuất sang các nước khác chủ yếu bằng XK uỷ thác vì vậy mà lợi nhuận của công ty giảm đi rất nhiều. Nhưng từ cuối năm 1998 tới nay công ty đã được XK trực tiếp vì vậy mà khối lượng hàng được xuất ra nước ngoài tăng nhanh so với những năm trước. Bảng mức tiêu thụ qua các kênh phân phối của công ty Các năm 2001 2002 2003 So Sánh(%) Kênh PP SL (triệuđ) cơ cấu (%) SL (triệuđ) cơcấu (%) SL (triệuđ) cơcấu (%) 2002/2001 2003/2002 Tổng doanh thu 30.679 100 36040 100 38903 100 117,47 107.9 1.XK 19973 65.10 23753 65.91 25930 66.65 118.93 109.2 2.Nội tiêu 10760 34.9 12287 34.09 12973 33.35 1141.9 105.6 +Bán lẻ 2690 8.68 3010 8.57 3212 8.26 104.66 102.8 +Bán buôn 8070 26.22 9277 25.52 9861 25.35 276.57 226.8 Nguồn: phòng tài vụ công ty Qua số liệu trên cho thấy sản phẩm được XK của công ty qua các năm tăng lên bình quân mỗi năm 13.433% so với năm trước. Còn lại các kênh khác mặc dù có xu hướng cũng tăng lên nhưng mức độ tăng nhỏ hơn rất nhiều so với sản phẩm được XK. Các sản phẩm được tiêu thụ trong nước tăng lên mỗi năm tăng khoảng xấp xỉ 9.89% . Trong đó bán buôn chiếm số lượng khá cao khoảng 75% tổng doanh thu tiêu thụ trong nước. 2.2.2. Tiêu thụ sản phẩm trong nước: Mặc dù là công ty XK nhưng thị trường nội địa là một thị trường cũng rất quan trọng đối với công ty, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này chiếm tỉ trọng khá lớn chiếm khoảng 30% doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hiện tại sản phẩm của công ty có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, thị trường có xu hướng phát triển tập trung ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Đây là các khu vực đông dân, có thu nhập cao và lượng tiêu dùng khá ổn định, có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đã được chế biến cao. Mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước của côngty Các năm 2001 2002 2003 So Sánh(%) Cáctỉnh SL (triệuđ) cơ cấu (%) SL (triệuđ) cơcấu (%) SL (triệuđ) cơcấu (%) 2002/2001 2003/2002 Hà Nội 2150 20.082 2265 18.434 2314 17.837 105.35 102.16 TP.HCM 2014 18.812 2267 18.45 2295 17.691 112.56 101.24 Hải Phòng 1985 18.541 2179 17.734 2264 17.452 109.77 103.9 Quảng Ninh 1768 16.514 1797 14.625 1670 12.873 101.64 92.933 Đà Nẵng 914 8.5373 1021 8.3096 1214 9.3579 111.71 118.9 Khánh Hoà 536 5.0065 625 5.0867 856 6.5983 116.6 136.96 Ninh Bình 165 1.5412 172 1.3999 201 1.5494 104.24 116.86 Nha Trang 425 3.9697 687 5.5913 853 6.5752 161.65 124.16 Huế 107 0.9994 132 1.0743 156 1.2025 123.36 118.18 Cáctỉnhkhác 642 5.9966 1142 9.2944 1150 8.8646 177.88 100.7 Tổng 10706 100 12287 100 12973 100 114.77 105.58 Nguồn : Phòng nội tiêu công ty Do giá bán sản phẩm của công ty không có sự thay đổi nhiều trong các năm qua nên qua số liệu trên cho thấy doanh số tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường nội địa có xu hướng tăng bình quân 10.1%, một tỉ lệ nhỏ so với kế hoạch đặt ra. Tại thị trường nội địa thì doanh số tiêu thụ tập trung chủ yếu ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Mặc dù sản lượng được bán ra tại các thành phố này tăng nhưng so với tỉ trọng sản phẩm tiêu thụ trong cả nước thì giảm dần. Như ở Hà Nội năm 2001 doanh thu tiêu thụ là 2150 triệu đồng chiếm 20.08 % doanh thu trong cả nước nhưng đến năm 2003 mặc dù doanh thu tăng lên 2314 triệu đồng nhưng tỉ trọng giảm xuống còn 17.83 % doanh thu trong cả nước. Cũng tương tự như Hà Nội doanh thu của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân trong các năm qua là 6.9% nhưng tỉ trọng giảm bình quân mỗi năm là 6.45%. Hải Phòng tăng 4.89%. Còn tại các tỉnh khác có xu hướng tăng dần. Đặc biệt chú ý là tại các thị trường như Đà Nẵng, Khánh Hoà, Nha Trang và Huế sản phẩm của công ty đã được khách hàng biết đến và chấp nhận nên lượng tiêu thụ tăng đáng kể. Công ty đang cố gắng tăng thị phần thị trường trong nước và xâm nhập vào một số thị trường mới. Công ty đã đặt chi nhánh tại một số tỉnh thành trong nước như tại Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng,.. và mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, ngoài cố gắng trong hoạt động marketing, công ty còn có các chính sách ưu đãi đối với các đại lý, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty. Để tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, xâm nhập mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận các công ty cần thiết lập hệ thống tiêu thụ hợp lý, phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh của mình. Đồng Giao cũng không nằm ngoài điều kiện này, hiện tại công ty thực hiện tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa thông qua các kênh phân phối sau : -Kênh bán trực tiếp thông qua các cửa hàng, đại lý của công ty -Kênh bán lẻ -Kênh bán buôn Sơ đồ: hệ thống tiêu thụ của công ty Tổng công ty rau quả VN Người tiêu dùng Công ty thực phẩm XK Đồng Giao Văn phòng đại diện Người bán lẻ Bán buôn Trong đó kênh tiêu thụ trực tiếp là kênh bán hàng từ công ty tới thẳng người tiêu dùng cuối cùng, đó là kênh không có khâu trung gian. Công ty đã sử dụng kênh phân phối này thông qua hai cơ sở đặt tại Ninh Bình và Hà Nội. Mặc dù sử dụng kênh phân phối này đơn giản, chi phí trung gian giảm, hàng hoá nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thị trường nhờ đó công ty có điều kiện nắm bắt được nhu cầu thị trường nhưng nó hạn chế trình độ chuyên môn hóa, thời gian thu hồi vốn chậm, hàng hoá không tập trung nên lượng hàng tiêu thụ qua kênh phân phối này rất ít, chiếm 7,66% tổng doanh thu tiêu thụ trong nước. Các kênh phân phối còn lại đều thông qua trung gian phân phối như thông qua tổng công ty Rau quả Việt Nam, người bán buôn, đại lý, bán lẻ rồi mới tới tay người tiêu dùng. Sử dụng loại kênh phân phối này công ty phát huy được lợi thế của lực lượng trung gian để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, nhờ đó tăng cường lợi thế trong cạnh tranh, chi phối thị trường, hình thức phân phối này giúp công ty tăng nhanh được vòng quay của vốn và khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường lớn. Trên thực tế Đồng Giao rất tập trung vào kiểu kênh phân phối này, tiêu thụ khoảng 92% tổng lượng hàng hoá tiêu thụ trong nước Mức tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường nước ngoài Các năm 2001 2002 2003 So sánh (%) Các nước SL Triệu đ cơcấu (%) SL Triệu đ cơcấu (%) SL triệuđ cơcấu (%) 2002/2001 2003/2002 Mỹ 3092 15.48 4036 16.99 5218 20.12 130.53 129.29 TâybanNha 210 1.05 197 0.83 137 0.53 93.81 69.543 Nga 9867 49.40 12864 54.16 12986 50.08 130.37 100.95 Thuỵ sỹ 398 1.99 420 1.77 416 1.60 105.53 99.048 Đức 1628 8.15 1346 5.67 1568 6.05 82.678 116.49 Anh 542 2.71 718 3.02 845 3.26 132.47 117.69 Mông Cổ 324 1.62 330 1.39 334 1.29 101.85 101.21 Ba Lan 617 3.09 638 2.69 759 2.93 103.4 118.97 Li Băng 0 0 0 0 163 3 Bugari 145 0.73 153 0.64 156 0.60 105.52 101.96 Angeria 130 0.65 138 0.58 149 0.57 106.15 107.97 Mexico 162 0.81 147 0.62 153 0.59 90.741 104.08 Pháp 363 1.82 365 1.54 370 1.43 100.55 101.37 Nhật 2495 12.49 2401 10.11 2676 10.32 96.232 111.45 Tổng 19973 100 23753 100 25930 100 118.93 109.17 Nguồn: phòng XK công ty 2.2.3. Hoạt động xuất khẩu XK là hoạt kinh doanh chính của công ty, nó đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Hàng năm doanh thu từ XK chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu của Đồng Giao, chiếm khoảng 65%. Hiện tại các sản phẩm công nghệ chế biến của công ty được XK uỷ thác thông qua tổng công ty hoặc một số tổ chức khác và XK trực tiếp ra thị trường nước ngoài. Theo xu hướng hiện nay XK trực tiếp ngày một tăng mang lại nhiều thuận lợi cho công ty. 2.2.3.1 Thị trường xuất khẩu Qua từng bước cố gắng, sản phẩm của công ty đã được một số bạn hàng nước ngoài biết đến, thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng nâng cao uy tín cũng như tiếng tăm của công ty. Tuy nhiên đây là những nước có thu nhập cao, tập quán tiêu dùng cao, yêu cầu sản phẩm cao cả về chất lượng, mẫu mã, số lượng, độ an toàn của hàng hoá nhất là những hàng thực phẩm chế biến. Đây là những khó khăn thực tại mà Đồng Giao đang gặp phải, gây khó khăn cho công việc tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là trong XK. Qua bảng mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nước ngoài ta thấy thị trường chủ yếu của công ty là thị trường quốc tế. Doanh thu XK trên các thị trường hầu như đều tăng. Trong ba năm 2001, 2002, 2003 bình quân mỗi năm tăng 14% so với doanh thu XK năm trước. Điều này thể hiện hướng đi đúng đắn của công ty. Trên thị trường quốc tế của Đồng Giao thì Mỹ và Nhật luôn là nước có tỉ trọng nhập hàng của công ty là lớn nhất. Năm 2001 kim ngạch XK thu được từ thị trường Nga chiếm 15.48% tổng doanh thu XK, năm 2002 khoảng 17% và đến năm 2003 lên tới 20.12%. Mặc dù Mỹ là một thị trường rất mới, công ty mới bắt đầu quan hệ làm ăn với các bên đối của Mỹ từ giữa năm 1998 nhưng đây là thị trường đầy triển vọng của Đồng Giao. Chỉ sau một năm Mỹ từ một thị trường hoàn toàn mới đã trở thành một trong những thị trường lớn nhất của Đồng Giao. Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường đầy triển vọng. Tuy nhiên công ty chưa áp dụng được hình thức XK trực tiếp sang Mỹ mà vẫn còn phải xuất uỷ thác thông qua tổng công ty Rau Quả Việt Nam vì thế mà chi phí của công ty tăng lên rất nhiều, hơn nữa công ty không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, không giới thiệu cụ thể về công ty mình cũng như các sản phẩm, tính năng, tác dụng của chúng. Nhật là một trong số bạn hàng lớn cũng mới có quan hệ làm ăn với Đồng Giao. Cũng như Mỹ, Nhật bắt đầu NK hàng hoá của công ty từ năm 1998 nhưng đã chiếm một phần lớn trong kim ngạch XK của Đồng Giao, cụ thể là hàng năm doanh thu từ Nhật chiếm khoảng 11% tổng doanh thu XK tức là khoảng 2500 triệu Việt Nam đồng. Nhưng việc XK sang Nhật vẫn là XK uỷ thác. Công ty đang cố gắng tìm kiếm cơ hội quan hệ làm ăn trực tiếp với các nước, đặc biệt là các thị trường lớn như Nhật và Mỹ. Nhìn chung đây là các thị trường rất có triển vọng của công ty, doanh thu của công ty từ những thị trường này ngày một cao. Một thị trường thật sự quan trọng của Đồng Giao là Nga, đây là thị trường lớn nhất của công ty. Nga đã làm ăn thương mại với công ty từ rất sớm và NK hàng hoá của công ty ngày một nhiều, bình quân hàng năm tăng 9.93%. Năm 2001 doanh thu XK từ thị trường Nga chiếm 49.4% tức là khoảng 9867 triệu đồng, sang các năm 2002, 2003 là 12864 và 12986. Có thể nói đây là thị trường nước ngoài chính của Đồng Giao. Để xuất hàng hoá sang thị trường này công ty áp dụng cả bằng XK trực tiếp lẫn XK uỷ thác. Mặc dù tỉ lệ hàng xuất uỷ thác vẫn lớn hơn một chút so với lượng hàng xuất trực tiếp nhưng lượng hàng được XK trực tiếp ngày một tăng. Nga là bạn hàng tin cậy và là thị trường truyền thống của công ty. Đây là quốc gia có mức thu nhập đầu người khá cao, có sức mua lớn do vậy khả năng tiêu thụ trên thị trường này lớn và có xu hướng phát triển. Với thị trường này vấn đề mà công ty quan tâm là chất lượng sản phẩm và giá cả hàng hoá. Hơn nữa, tập quán tiêu dùng của người dân ở đây phù hợp với chủng loại sản phẩm của công ty, do vậy đây cũng là thị trường mục tiêu của công ty. Nói chung hàng hoá của công ty được tiêu thụ tại hầu hết các thị trường nước ngoài đều tăng qua các năm. Nhưng công ty cũng đang rất chú ý đến thị trường Đức. Được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng, thực tế các bạn hàng bên Đức tiêu thụ khá nhiều sản phẩm của Đồng Giao nhưng lại rất thất thường. Doanh thu năm 2001 công ty thu được từ Đức là 1628 triệu đồng nhưng sang năm 2002 lại giảm xuống còn 1346 triệu đồng và năm 2003 là 1568 triệu đồng. Mặc dù công ty có quan hệ trực tiếp với các đối tác Đức nhưng vẫn chưa tìm được nguyên nhân chủ yếu của sự thất thường này. Trong các năm qua công ty cố gắng mở rộng thị trường, kết nối làm ăn với nhiều nước. Ngoài Mỹ và Nhật còn có Li Băng, Mexico, Angeria, và một số nước khác mà mới đây nhất là Li Băng. Công ty mới bắt đầu có quan hệ thương mại với bên Li Băng từ năm 2001 với lượng hàng tiêu thụ có giá trị là 163 triệu đồng. Nhưng với hầu hết các bạn hàng nước ngoài mới, lượng hàng tiêu thụ còn rất chậm. Do đó công ty đang cố gắng thâm nhập sâu vào các thị trường này để đưa đưa công ty trở nên quyen thuộc và được chấp nhận đồng thời nâng cao uy tín của mình 2.2.3.2.Hàng hoá xuất khẩu Để xâm nhập vào thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế một trong những yếu tố quan trọng nhất là hàng hoá. Hàng hoá XK được yêu cầu rất cao cả về chất lượng, mẫu mã bao bì, yêu cầu độ an toàn thực phẩm... Vì vậy mà việc nâng cao chất lượng sản phẩm đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Đồng Giao. Trong những năm qua để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng công ty luôn đổi mới các mặt hàng cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Những mặt hàng của công ty được khách hàng ưa chuộng nhất đó là các sản phẩm đồ hộp được chế biến từ dứa và các loại rau quả đóng hộp như: dưa chuột bao tử, dứa khoanh các loại, dứa miếng các loại. Bảng: Mức tiêu thụ một số sản phẩm XK 2001 2002 2003 Chỉ tiêu khối lượng thành tiền khối lượng thành tiền khối lượng thành tiền (kg) (Triệuđ) (kg) (Triệuđ) (kg) (Triệuđ) Ngô bao tử 15-OZ 43330 647.47 40642 607.30 43015 642.76 Dưa bao tử 0.54 20406 197.47 25832 229.00 26712 236.80 Dưa chuột lọ 0.77 82304 380.07 102314 225.67 107214 236.47 Dứa khoanh 20-OZ 29229 285.20 31002 181.67 42103 246.72 Dứamiếngnhỏ 20-OZ 155749 1093.67 175448 1232.00 187241 1314.81 Dứa khoanh 30-OZ 49236 449.13 306604 2529.00 31942 263.47 Dứa khoanh A10 49310 445.07 65809 537.00 76524 624.43 Dứa miếng nhỏ A10 45321 332.00 46663 342.00 47283 346.54 Dứamiếngnhỏlọ(0,83) 45896 356.33 33138 267.67 35214 284.43 Nước dứa hộp 30-OZ 7022 49.00 7358 51.34 8105 56.56 Dứa miếng nhỏ 30-OZ 215481 1574.80 220034 1608.00 225895 1650.83 Nguồn :Phòng XK Công ty Như vậy sản phẩm của công ty được khách hàng nước ngoài ưa thích nhất là các sản phẩm dứa miếng nhỏ 20-OZ và 30-OZ. Luợng tiêu thụ hàng năm các sản phẩm này trung bình khoảng từ 170 đến 210 tấn. Nhìn chung số lượng tiêu thụ các sản phẩm ngày một tăng trừ trường hợp đặc biêt là dứa khoanh 30-OZ. Những năm trước loại hàng này được tiêu thụ rất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0006.doc
Tài liệu liên quan