Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị

Cùng với việc đầu tư các thiết bị hiện đại, Công ty cần bảo dưỡng, bảo quản và sửa chữa theo định kỳ một cách chu đáo. Đầu tư thoả đáng cho việc mua sắm thiết bị, phụ tùng thay thế dự phòng để có thể sửa chữa hỏng hóc một cách kịp thời với chất lượng sản phẩm không để ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Công ty cần đôn đốc công việc bảo dưỡng và sữa chữa cụ thể như sau:

o Giao cho trưởng nhóm bảo dưỡng, phân công trách nhiệm cho nhóm trưởng, người chỉ huy phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nhóm thiết bị đó.

o Lập nhóm chuyên bảo dưỡng thiết bị dự phòng thay thế đáp ứng việc sửa chữa bảo dưỡng có hiệu quả.

o Duy trì nghiêm túc chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.

o Có phiếu giao việc, biên bản giao nhận nghiệm thu chất lượng bảo dưỡng sửa chữa.

o Lập phương án bảo dưỡng thiết bị xen kẽ với duy trì hoạt động để bảo đảm thiết bị luôn hoạt động liên tục.

Cán bộ kỹ thuật và toàn công nhân trong Công ty cần nhận thức một cách sâu sắc rằng muốn nâng cao chất lượng sản phẩm cần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhận thức đó là cơ sở để đưa sáng kiến cải tiến kỹ thuật công nghệ mới áp dụng vào sản xuất mạnh mẽ hơn.

 

doc47 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Vì vậy trách nhiệm phải được xác định rõ ràng cho từng phòng, ban cá nhân như: giám đốc, các phòng ban chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất, công nhân và của từng đại lý như sau: - Giám đốc Công ty: Có trách nhiệm xác định thị trường của Công ty sẽ tham gia và loại sản phẩm mà Công ty cần tiêu thụ thông qua việc xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển. Giám đốc là người quyết định cuối cùng về mức chất lượng cần đạt trong thiết kế sản phẩm và mức độ cam kết về quản lý chất lượng cần thiết để đạt được chất lượng đó. Sau đó lãnh đạo các bộ phận chức năng trong toàn Công ty cùng nhau cam kết thực hiện quản lý chất lượng. - Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch do giám đốc đặt ra. Cán bộ quản lý ở cấp này cần tập trung vào việc thiết kế và kiểm tra quá trình sản xuất sao cho phù hợp với các đặc tính kỹ thuật của việc thiết kế. Như vậy các phòng ban chức năng có trách nhiệm thiết kế và thực hiện hiệu quả chương trình quản lý chất lượng, nhằm đáp ứng các đặc tính sử dụng của sản phẩm. - Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất: Điều khiển và kiểm tra các công nhân trong quá trình sản xuất. Tổ trưởng sản xuất cũng là người có trách nhiệm nhận dạng và tìm giải pháp cho vấn đề chất lượng, phối hợp các phòng ban khác để sửa chữa và cải tiến quy trình sản xuất. - Công nhân: Có vai trò trực tiếp trong việc tham gia thực hiện chất lượng sản phẩm. Công ty nên tạo điều kiện cho công nhân phát huy ý thức tự giác, tránh tình trạng căng thẳng về trách nhiệm, vì tiền lương của mình mà cứ phải cố gắng hoàn thiện tốt công việc và kết quả có thể dẫn đến tình trạng buông xuôi, chán nản mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Trách nhiệm của đại lý: Có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về sự xuống cấp của chất lượng sản phẩm mà nguyên nhân là do các đại lý, người bán buôn không có chế độ bảo quản theo yêu cầu khi mua bánh kẹo của Công ty để bán buôn và bán lẻ. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp bảo quản đối với sản phẩm của mình khi giao cho khách hàng là đại lý, cửa hàng để đảm bảo chất lượng. Khi ký kết hợp đồng mua bán Công ty cần bổ sung các điều khoản về trách nhiệm đối với khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm do các đơn vị đó bán ra. 2. Chính sách về chất lượng của Công ty: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ Công ty nào cũng đều có những ý đồ, xu hướng theo nguyên tắc nào đó để tiến hành công việc của mình. ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một số tổ chức do lãnh đạo cao nhất đề ra chính là chính sách chất lượng. Có được chính sách chất lượng đúng đắn, lãnh đạo Công ty có thể xây dựng được chính sách chất lượng thích hợp, thực hiện các phương pháp quản lý tiên tiến, nhất quán trong Công ty, tạo lập phong trào quần chúng làm chất lượng, sáng tạo tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nên nội dung chính sách chất lượng của Công ty đã được đề ra như sau: Mục tiêu chính sách: + Chính sách mô tả thực trạng của Công ty về công nghệ, nhân lực, vốn, nguyên liệu, thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty. Từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn. + Chính sách chất lượng dự đoán tình hình thị trường và tính cấp bách của công tác chất lượng đối với sự sống còn của Công ty. + Đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ của từng cá nhân đơn vị, phòng ban. Nội dung của chính sách chất lượng mà Công ty có thể áp dụng: + Công ty cam kết thi hành một chính sách chất lượng đảm bảo cho sản phẩm của mình luôn đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng. + Công ty có ý định sẽ trở thành người dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường trong nước và tiếp tục duy trì nó. + Công ty tán thành quan điểm hợp tác với khách hàng và bên cung ứng để thực hiện chính sách đó và không ngừng phấn đấu để cải tiến chất lượng. + Toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty có sự cam kết tích cực về mặt chất lượng đặc biệt là sự cam kết của ban lãnh đạo cao nhất, có sự đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả để đạt được những tiêu chuẩn công tác mà Công ty mong chờ ở họ. 3. Các bước tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty: Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố giúp các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm Công ty luôn đề cao công tác quản lý chiến lược sản phẩm trong mọi hoạt động của mình. Để đảm bảo chất lượng Công ty đã tổ chức một mạng lưới kiểm tra thống nhất từ Công ty cho đến xí nghiệp cơ sở theo chế độ “5 kiểm”: (Sơ đồ 6 trang bên ) - Cá nhân tự kiểm tra - Tổ sản xuất tự kiểm tra - Ca sản xuất tự kiểm tra - Phân xưởng tự kiểm tra - Công ty kiểm tra và cho xuất xưởng. Nguyên tắc kiểm tra của Công ty được thực hiện dựa trên việc lấy xác suất các mẫu trên dây chuyền của từng lô sản phẩm hay nguyên liệu trước khi mua về hoặc chuẩn bị nhập kho. Tuỳ thuộc vào độ lớn của từng lô sản phẩm hay khối lượng nguyên vật liệu để lấy mẫu. Sau đó các mẫu này được chuyển đến phòng kiểm tra chất lượng để phân tích đánh giá. Cán bộ kiểm tra chất lượng ghi rõ ngày sản xuất, ngày nhập, ca sản xuất trên mỗi mẫu để tiện theo dõi, đối chiếu và quy trách nhiệm cho bộ phận thực hiện. Kiểm tra chất lượng sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, nhất là sản phẩm thực phẩm của Công ty. Nếu chỉ phát hiện ra sản phẩm cuối cùng bị hỏng thì thiệt hại rất lớn. Vì vậy Công ty đã xây dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất. Vì vậy, quá trình kiểm tra được thực hiện qua các khâu: 3.1. Kiểm tra chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm Khâu thiết kế sản phẩm được điều hành theo các bước: - Công ty có đội ngũ nhân viên làm công tác thị trường rất năng động, được đào tạo bài bản, yêu nghề: Nhóm nhân viên này có trách nhiệm thu thập thông tin trên thị trường nhằm nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và đối thủ cạnh tranh đồng thời nghiên cứu thị hiếu, đặc điểm tiêu dùng của khách hàng. - Nghiên cứu thiết kế sản phẩm: Chế thử từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình sau đó đến sản xuất ở quy mô lớn. Chế thử bằng nhiều phương pháp dựa trên các tiêu chuẩn mà Công ty đã áp dụng. 3.2. Kiểm tra chất lượng trong khâu cung ứng Những thông tin về số lượng và chủng loại nguyên vật liệu sẽ được cung cấp cho phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có trách nhiệm tìm đối tác, thoả thuận và ký hợp đồng mua nguyên liệu theo đúng thành phần số lượng và chỉ tiêu chất lượng. Bộ phận kiểm tra chất lượng có trách nhiệm ghi số ngày sản xuất, ngày nhập ca sản xuất trên mỗi mẫu để tiện theo dõi, đối chiếu và quy trách nhiệm cho bộ phận thực hiện, kiểm tra khâu cung ứng. Để đảm bảo cho nhập hàng đúng yêu cầu chất lượng, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm và bộ phận nghiên cứu sản phẩm đều kiểm tra qua bước phân tích nguyên liệu và nấu thử sản phẩm trước khi nhập lô hàng. Công ty có biện pháp kết hợp với nhà cung ứng như sau: - Công ty yêu cầu bên cung ứng gửi mẫu giới thiệu sản phẩm và các thông tin về đặc tính sản phẩm kèm theo. - Bộ phận thí nghiệm thử mẫu trên sản phẩm của bánh kẹo. - Bộ phận kiểm tra chất lượng nhận xét, đánh giá. - Nếu NVL đạt yêu cầu cả hai về chỉ tiêu lý hoá và sản phẩm nấu thử, bộ phận kiểm tra sẽ chuyển yêu cầu sang bộ phận kinh doanh. - Phòng kinh doanh xem xét giá cả, các phương thức mua nhập và lựa chọn nhà cung cấp. Trong quá trình giao hàng bên cung ứng không giao đúng với chất lượng nguyên vật liệu đã gửi mẫu, cán bộ kiểm tra chất lượng có quyền không cho phép nhập kho lô hàng đó. Trong quá tình bảo quản lưu kho nguyên vật liệu cũng thường xuyên được kiểm tra để tránh có sự xuống cấp về chất lượng, đồng thời kiểm tra kho từng, thùng chứa để đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào sản xuất. 3.3. Kiểm tra chất lượng khâu sản xuất Để có được sản phẩm chất lượng cao, đòi hỏi người trực tiếp kiểm tra, nhân viên kỹ thuật phải có kinh nghiệm vững chắc, thực hiện kiểm tra đúng yêu cầu, đúng công thức. Bộ phận kiểm tra chất lượng cử nhân viên xuống các phân xưởng sản xuất và cùng cán bộ kỹ thuật theo dõi và kiểm tra chất lượng ở các công đoạn quá trình sản xuất, phát hiện những trục trặc kỹ thuật nhằm hạn chế phế phẩm ở mức tối đa. Mục tiêu của khâu kiểm tra trong sản xuất là: Phát hiện sớm ngăn ngừa những sai sót và kịp thời xử lý ngay trên dây chuyền, sản phẩm sản xuất ra phải được tiến hành nhập kho, dán mác đảm bảo đúng quy định. 3.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm Nhận viên kiểm tra chất lượng lấy mẫu xác suất từng loại bánh kẹo theo ca của từng ngày sản xuất để theo dõi chất lượng sản phẩm của Công ty. Các mẫu này được kiểm tra theo các chỉ tiêu cảm quan, lý, hoá và vệ sinh thực phẩm. Các chuyên gia đánh giá cảm quan dựa trên chỉ tiêu (kẹp có vuông không, bánh có rõ hình không, trọng lượng viên kẹo, bánh có đúng không? trạng thái, mùi vị, màu sắc). Sau đó cho điểm và ghi vào sổ để theo dõi. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và người thực hiện sản phẩm đó sẽ được thưởng hay ngược lại. Sau đó các mẫu sẽ được phân tích theo các chỉ tiêu lý hoá, vệ sinh thực phẩm như quy định trong tiêu chuẩn. Sản phẩm sản xuất xong đủ tiêu chuẩn sẽ được bảo quản trong các thùng cacton. Trước khi xuất xưởng, sản phẩm được kiểm tra lần nữa để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng. 3.5. Kiểm tra chất lượng trong khâu bảo quản Mặc dù trong những năm gần đây số lượng bánh kẹo tồn đọng ít, nhưng do tính chất thời vụ nên khoảng thời gian trước tết nguyên đán, tết trung thucần có nhiều bánh kẹo tiêu thụ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Công ty phải tập trung sản xuất nên khâu bảo quản, quản lý sản phẩm không kém phần quan trọng. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu nhà kho thông thoáng, cách xa mặt đất, xa tường thì công tác quản lý sản phẩm cần tìm biện pháp sắp xếp hợp lý, các hộp bánh kẹo được xếp thành hàng nối không chồng chất lên nhau quá nhiều để đảm bảo bánh kẹo không dập nát. Để đảm bảo khâu này bộ phận kiểm tra chất lượng có nhiệm vụ: - Thường xuyên xuống các kho chứa thành phẩm để kiểm tra độ thông thoáng, cách sắp xếp thành phẩm trong kho đã đúng yêu cầu kỹ thuật hay chưa. - Kịp thời xử lý ngay những vấn đề vi phạm kỹ thuật trong khâu bảo quản nguyên liệu và thành phẩm. Như vậy, với mục tiêu đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng đề ra trong đó bao gồm: - Đảm bảo sản phẩm đạt đủ các tiêu chuẩn chất lượng như đã xây dựng và đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (chỉ tiêu lý hoá và cảm quan). - Đảm bảo sản phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm. - Sản phẩm được bao gói trong các bao bì thực phẩm, đảm bảo đẹp, bền, tiện lợi và hấp dẫn người tiêu dùng. - Sản phẩm đạt về thời gian bảo quản, bảo hành, theo quy định của từng loại sản phẩm đăng ký. IV. Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty. 1. Những thành tựu đạt được: Trong những năm qua nhờ có sự nỗ lực của ban lãnh đạo và các phòng ban xí nghiệp đặc biệt là đội ngũ quản lý chất lượng của Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, những sản phẩm của Công ty được đánh giá là có chất lượng cao thể hiện ở các cuộc bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao (giải hỗ trợ được tổ chức hàng năm). - Về chất lượng sản phẩm: Do có hệ thống kiểm tra chặt chẽ đầu vào và đầu ra của các quá trình sản xuất, đã hạn chế nhiều những trục trặc từ nguyên vật liệu, do quá trình sản xuất, giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, đồng thời có tác dụng lớn trong việc đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng cao, biểu hiện: + Các chỉ tiêu lý hoá và vệ sinh của sản phẩm bánh kẹo: nói chung đều đạt các tiêu chuẩn đã đăng ký. + Giá trị dinh dưỡng: sản phẩm có độ dinh dưỡng cao, tiêu hoá tốt, đủ chất đạm, không chứa độc tố ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và sức khoẻ người tiêu dùng. - Sản phẩm của Công ty tương đối đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, bao bì với trên 60 loại khác nhau, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của thị trường. Hơn nữa giá bán của sản phẩm nhìn chung thấp, phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận thị trường. - Trong công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm: Việc kiểm tra chất lượng trong Công ty từ lâu đã thành nề nếp, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở từng khâu trong quá trình sản xuất. Đây là một thuận lợi lớn trong công tác bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. - Với Công ty, bảo đảm và nâng cao chất lượng không nằm ngoài mục đích tiêu thụ tốt sản phẩm, làm tăng lợi nhuận, bảo đảm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng được nâng cao trên cơ sở thường xuyên quán triệt tư tưởng: không chạy theo lợi nhuận trước mắt mà phải bằng mọi biện pháp thích hợp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất công tác. - Chất lượng sản phẩm kẹo mềm: Kẹo mềm thủ công là một loại kẹo truyền thống của Công ty, kẹo được sản xuất từ nhiều năm trước đây và sản lượng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng bánh kẹo của Công ty khoảng 27% và chiếm 41,5% so với các sản lượng kẹo khác loại và là sản phẩm có tốc độ tiêu thụ mạnh nhất so với các loại kẹo của Công ty hiện nay. Điều đó chứng tỏ chất lượng của kẹo rất được đảm bảo. Ta sẽ xem xét thực trạng chất lượng kẹo mềm của Công ty thông qua bảng sau: (Bảng số 11,12– trang bên) Qua bảng ta thấy tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chất lượng ngày càng tăng, số kẹo sai lỗi ngày càng giảm. năm 2002 sản lượng kẹo sữa dừa sai lỗi là 33,288 thì năm 2006 đã giảm xuống còn 3,789 (0,1%). - Chất lượng sản phẩm bánh: Các cán bộ Công ty đã tiến hành nghiên cứu phối hợp giữa bột sắn và bột mỳ trên cơ sở đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng và bánh lại dòn hơn. Việc đánh kem cũng được quan tâm chú trọng, nếu khâu đánh kem không đều, kỹ hoặc tỷ lệ đường, sữa, bơ, tinh dầukhông đảm bảo sẽ làm cho kem dễ chảy, mất độ dòn ban đầu. Trong khâu cắt bánh vì bộ phận cắt làm việc tốt nên tỷ lệ bánh gãy giảm rõ rệt. Với kem xốp phủ socola, quá trình phủ được tiến hành trên dây chuyền của Malaixia. Thực trạng bánh kem xốp so với tiêu chuẩn được thể hiện qua biểu sau: (Bảng số 13 – trang bên) Nhìn chung tỷ lệ sai lỗi, hỏng hóc trong quá trình sản xuất của Công ty đã giảm xuống theo từng năm: Bảng 14 : Tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Hữu Nghị Năm Chi phí sản xuất sản phẩm (trđ) Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng (trđ) Tỷ lệ sai hỏng (%) Tỷ lệ sai hỏng cho phép(%) 2002 120900 3022,5 2,5 23 2003 131995 2503 1,9 21 2004 139000 2363 1,7 19 2005 135000 2295 1,5 18 2006 159487 1914 1,2 15 Nguồn số liệu phòng KCS - Năm 2006 Như vậy, ta thấy tỷ lệ sai hỏng giảm dần theo từng năm chứng tỏ chất lượng sản phẩm ngày càng tăng lên. Nếu năm 2002 tỷ lệ sai hỏng là 2,5%, đến năm 2006 còn lại 1,2%. Kết quả này đạt được là do công ty đã nỗ lực trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó Công ty cũng đã có sự đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Sơ đồ 7: Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng của Công ty Cổ phần Hữu Nghị 2. Những hạn chế, tồn tại: Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác quản lý chất lượng, Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít tới chất lượng hoạt động của Công ty nói riêng và sự phát triển Công ty nói chung. Thứ nhất: cũng như nhiều doanh nghiệp khác hiện nay, Công ty Cổ phần Hữu Nghị vẫn thực hiện phương pháp quản lý cũ, đó là quản lý sản xuất. Công ty đã đồng nhất quản lý chất lượng với kiểm tra chất lượng sản phẩm. Việc nhấn mạnh kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ có ý nghĩa trong việc khắc phục chứ chưa đảm bảo cho việc phòng ngừa những sai hỏng. Từ thực tế của Công ty cho thấy, quản lý chất lượng đầu vào mới đơn thuần là kiểm tra nguyên vật liệu, trong đó đầu vào bao gồm những yếu tố cũng quan trọng không kém như lao động, vốn, công nghệ, thiết bị mặc dù cũng được quản lý nhưng chưa được coi là công việc quản lý chất lượng. Sản phẩm kém chất lượng tuy chưa đến tay người tiêu dùng nhưng hiệu quả sản xuất không cao, các loại bánh, kẹo hỏng lại mất thời gian công sức nấu lại, quật lại hoặc bỏ đi nếu cháy gây lãng phí cho việc khắc phục những hư hỏng. Thứ hai: Công tác quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Hữu Nghị chỉ thuộc trách nhiệm của bộ phận kiểm tra chất lượng. Tổng số cán bộ công nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty chỉ có 7 người, phải gánh vác công việc quản lý chất lượng của Công ty thì vất vả và không quán xuyến được hết. Cũng chính vì lý do đó mà họ chỉ tập trung vào mỗi công việc kiểm tra. Việc tập trung quản lý chất lượng vào bộ phận kiểm tra chất lượng vô hình chung đã cô lập bộ phận này với các phân xưởng sản xuất. Cho nên công nhân chỉ thực hiện những thao tác đã quy định, trong khi công nhân chính là người chủ của quá trình, quyết định trực tiếp đến chất lượng của quá trình thì lại chỉ hiểu tầm quan trọng của chất lượng một cách chung chung. Còn để đạt đến chất lượng thì phải làm gì lại do bộ phận khác quy định. Chính vì vậy ta có thể nói rằng công tác quản lý chất lượng của Công ty vẫn mang tính cục bộ, chưa thu hút được toàn thể các thành viên tham gia để công tác đạt hiệu quả cao hơn. Thứ ba: để kích thích tinh thần làm việc của công nhân, Công ty còn áp dụng thưởng phạt thông qua việc chấm điểm chất lượng về các chỉ tiêu lý hoá, cảm quan. Tuy nhiên việc đánh giá chấm điểm này là hoàn toàn do phòng quản lý chất lượng. Đến cuối tháng thông qua thưởng phạt, công nhân mới biết chất lượng sản phẩm của mình làm có đạt hay không. Như vậy không có sự phản hồi kịp thời, liên tục giữa phòng quản lý chất lượng và công nhân. Điều này không những không có tác dụng cải tiến chất lượng mà còn gây bất bình cho người lao động do không được phản ánh lại những sai sót của mình mà bị phạt. Thứ tư: Bên cạnh đó, nhiệm vụ của các phòng ban còn rời rạc, chưa gắn kết chặt chẽ trong công tác quản trị chất lượng mà cũng chưa coi quản trị chất lượng là nhiệm vụ chung, thể hiện cách nhìn cục bộ về quản lý chất lượng. Thực ra mọi hoạt động quản lý như quản lý nhân lực (phòng lao động tiền lương), quản lý tài chính (phòng kế toán) đều có chức năng quản lý chất lượng đầu vào cụ thể, đó là lao động và vốn Chúng là một phần của công tác quản lý chất lượng, nhưng Công ty lại chia chúng thành công việc của các phòng ban khác nhau. Điều đó chứng tỏ Công ty chưa coi nhiệm vụ quản lý chất lượng cũng như thực hiện chất lượng là công việc chung của mọi người, mọi phòng ban trong Công ty. Cũng chính vì không liên kết trong quản lý chất lượng giữa các phòng ban, bộ phận, Công ty đã vô tình cô lập ngay cả bộ phận quản lý chất lượng với các phân xưởng sản xuất. Tuy chưa có hiện tượng nào công nhân chống lại sự kiểm tra của phòng Quản lý chất lượng nhưng tâm lý chung họ không thích và sợ bị vạch lỗi. Vì vậy, họ không có tinh thần hợp tác. 3. Nguyên nhân của những tồn tại trên: Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những điều bất cập trong công tác quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Hữu Nghị là sự nhận thức chưa đúng về chất lượng. Có thể nói đây là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại kể trên. Công ty mới đề cập đến chất lượng một cách đơn thuần là chất lượng của các sản phẩm vật chất cụ thể như nguyên vật liệu hay sản phẩm bánh kẹo của Công ty. Khách hàng chỉ là người tiêu dùng sản phẩm của mình mà chưa nhận thức được rằng khái niệm khách hàng còn rộng hơn rất nhiều, bao gồm cả khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài.khách hàng bên ngoài cũng không chỉ bao gồm những người tiêu dùng mà còn là những đại lý, những người bán buôn, bán lẻ. Chính điều đó lý giải vì sao công tác quản lý chất lượng của Công ty chỉ là kiểm tra chất lượng nguyên liệu và thành phẩm. Trong khi kiểm tra chỉ là một phần của công tác quản lý chất lượng theo các cách tiếp cận mới hiện nay. Vì vậy việc kiểm tra, thanh tra chất lượng chỉ tập trung vào bộ phận kiểm tra chất lượng gồm 7 người. Công ty bảo đảm việc cải tiến chất lượng bằng cách kiểm tra thật chặt chẽ. Nhưng việc kiểm tra này chỉ hạn chế được sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng chứ không có tác dụng phòng ngừa sai hỏng. Thị trường Việt Nam cũng bị chiếm một phần bánh kẹo của Thái Lan, Malaysia. Để giải thích cho việc này các Công ty sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam trong đó có Hữu Nghị cho rằng bánh kẹo ngoại được nhập lậu vào nước ta, do đó giá rẻ, tiêu thụ được. Nhưng chỉ hai, ba năm nữa bánh kẹo của nhiều nước và các sản phẩm khác sẽ tràn ngập vào Việt Nam mà không chịu một đồng thuế nào theo chính sách tự do thương mại, sản phẩm bánh kẹo Hữu Nghị sẽ gặp khó khăn nếu cứ giữ cách quản lý này. Hơn nữa, Công ty cần vươn ra thị trường nước ngoài nhiều hơn nữa để tìm kiếm thị trường mới, lúc đó Công ty mới thực sự mạnh, chủ động trong cạnh tranh hơn là chống đỡ để tồn tại trên thị trường trong nước. Với những lý do trên đòi hỏi Hữu Nghị cần phải cải tiến phương pháp quản lý chất lượng cũ và tiếp cận với phương pháp quản lý chất lượng mới phù hợp để đạt tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Cổ phần Hữu Nghị I. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Hữu Nghị đến năm 2010: Hiện nay ngành sản xuất bánh kẹo của nước ta phát triển với tốc độ 10-15% mỗi năm. Có sản phẩm nội địa được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao không khác gì hàng ngoại. Chính những thuận lợi này đã giúp cho các nhà sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng vào sự phát triển sản phẩm trong tương lai. Mục tiêu tổng quát của Công ty trong những năm tới là: “Đến năm 2010 Công ty phải thực sự trở thành một trong những Công ty bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ khả năng cạnh tranh với nền công nghiệp sản xuất bánh kẹo của cả nước cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới”. Đó là mục tiêu to lớn đòi hỏi Công ty phải nỗ lực phấn đấu, phải có những giải pháp, chính sách tạo sự nhịp nhàng, đồng bộ từ đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Hiện nay Công ty đang thực hiện và duy trì tiêu chuẩn chất lượng xí nghiệp, tiến tới đạt tiêu chuẩn chất lượng ngành, mục tiêu đến năm 2010 chất lượng của Công ty phải đạt tiêu chuẩn quốc gia để có khả năng cạnh tranh giành thị trường với sản phẩm có chất lượng cao của các đối thủ trong nước như: Hải Châu, Hải Hà, Biên Hòa Đưa công tác chất lượng là trách nhiệm của mọi phòng ban và tất cả mọi thành viên trong Công ty. Nâng cấp chất lượng trên cơ sở tình hình và khả năng của Công ty về cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tiến tới hiện đại hoá sản xuất. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hữu Nghị : Hơn 15 năm tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Hữu Nghị là một trong những Công ty có truyền thống lâu đời trong ngành sản xuất bánh kẹo của Việt Nam. Những năm gần đây Công ty Cổ phần Hữu Nghị đã gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm của Công ty được nhiều người tiêu dùng ưa thích như sản phẩm kẹo hương cốm, kẹo sữa dừa, bánh kem xốp, Chuyển sang cơ chế thị trường, với sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, Công ty Cổ phần Hữu Nghị đã gặp không ít khó khăn. Từ thực trạng về tình hình chất lượng sản phẩm và trong quá trình thực tập tại Công ty, trên cơ sở đã phân tích tình hình chất lượng sản phẩm, em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp sau đây nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. 1. Giáo dục và đào tạo, nâng cao ý thức tổ chức về chất lượng: Trong quản lý kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng, con người là yếu tố sáng tạo, động cơ quyết định chất lượng sản phẩm của Công ty. Mọi nhân viên trong Doanh nghiệp đều ít nhiều có liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, Công ty Cổ phần Hữu Nghị, trong nhiều năm qua, vai trò của con người trong quản lý chất lượng chưa được thực sự ở đúng vị trí của nó. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều hạn chế về mặt chất lượng sản phẩm. Vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết Công ty và ban lãnh đạo cần nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên về chất lượng và quản trị sản phẩm. Đối với công tác đào tạo, ban lãnh đạo của Công ty cần coi đó là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đổi mới quản lý chất lượng. Đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao và cứ thế Công ty phải tiến hành thường xuyên công tác đào tạo cho các nhân viên. Đối với cán bộ điều hành và quản lý, nhân viên kỹ thuật, người giám sát sản xuất có thể đi hoặc các lớp đào tạo dài ngày, ngắn ngày trong hoặc ngoài giờ hành chính. Đối với công nhân thì tổ chức các đợt đào tạo tại chỗ, kết hợp lý thuyết với thực hành, chính thức kèm cặp hoăc tự học có hướng dẫn. Cần có sự kiểm tra để phân loại công nhân, từ đó có hình thức đào tạo phù hợp. Với công nhân yếu về kiến thức chuyên môn, mở lớp nâng cao trình độ chuyên ngành, giúp nắm vững quy trình công nghệ kỹ thuật. Sau khi đào tạo phải kiểm tra. Nếu không đạt yêu cầu cần cho đào tạo lại hoặc có biện pháp cứng rắn thoả đáng. Việc đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề được tiến hành song song với việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Trong các đối tượng đào tạo, cần chú ý đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5337.doc
Tài liệu liên quan