Lời nói đầu 1
Chương I 3
Những vấn đề cơ bản về Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 3
I - Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 3
1. Khái niệm của tín dụng Ngân hàng 3
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 3
II - Chất lượng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 5
1. Chất lượng tín dụng ngân hàng 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 9
2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng Tín dụng 12
Chương II 13
Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình 13
I - Khái quát tình hình huy động vốn và cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình 13
1. Đôi nét về kinh tế- xã hội tỉnh Ninh Bình 13
2 - Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình 14
II - Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp thị xã Ninh Bình 15
1 - Tình hình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình 18
2 - Tình hình thu nợ của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình 20
3 - Thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình 21
III - Đánh giá chung 23
1 - Những kết quả đạt được 23
2 - Những tồn tại và nguyên nhân tác động đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình 24
2.1 - Những tồn tại 24
2.2 - Nguyên nhân 24
Chương III 26
Những giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình 26
I. Quan điểm, Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình trong những năm tiếp theo 26
1 . Quan điểm về nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng 27
2.Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng 27
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụngtại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình 27
1.Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và chiến lược khách hàng của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp thị xã Ninh Bình 27
2. Tăng cường các biện pháp huy động vốn và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 28
3. Tuân thủ các chế độ và quy trình tín dụng một cách nghiêm túc và đầy đủ 28
4. Đa dạng hoá các hoạt động tín dụng 29
5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng trong ngân hàng 29
6. Thành lập bộ phận thẩm định tín dụng hoạt động độc lập với phòng tín dụng 29
7. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 30
8. Nâng cao trách nhiệm, thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ tín dụng 30
9. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tín dụng 30
III. Kiến nghị 31
1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 31
2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam 32
Kết luận 33
37 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ tín dụng phải có năng lực để chọn lọc, xử lý thông tin có hiệu quả trong việc thẩm định dự án cho vay.
+ Yếu tố kiểm tra, kiểm soát :
Nâng cao vai trò công tác thanh tra, kiểm soát khi mở rộng đầu tư tín dụng. Thanh tra kiểm soát là nghiệp vụ rất quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng. Do đó khi Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng thì vai trò của công tác thanh tra kiểm soát phải được nâng lên một mức tương xứng. Vì thông qua kiểm tra, kiểm soát sẽ ngăn ngừa, sử lý kịp thời những sai phạm trong việc thực hiện thể lệ chế độ đầu tư tín dụng, hạn chế rủi ro góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng Tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của tổ chức tín dụng, thu từ cho vay là nguồn thu chính hiện nay. Là tổ chức tiền tệ, tín dụng nhà nước, hoạt động của tín dụng của Ngân hàng thương mại quốc doanh phải bám mục tiêu kinh tế, xã hội từng thời gian theo nghị quyết của Quốc hội và điều hành của Chính phủ. Chính vì lẽ đó công tác tín dụng phải được tăng trưởng để phục vụ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống và ổn định xã hội. Vì vậy hoạt động tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, tuân thủ pháp lý thì mới đảm bảo an toàn về vốn.
Chương II
Thực trạng chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn
thị xã Ninh Bình
I - Khái quát tình hình huy động vốn và cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình
1. Đôi nét về kinh tế- xã hội tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là chiếc cầu nối giữa các tỉnh phía bắc với các tỉnh miền trung và ngược lại thông qua các huyết mạch giao thông là Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Quốc gia.
Ninh Bình nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía bắc theo tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, điều kiện tự nhiên, di tích lịch sử thắng cảnh và nhân văn đã tạo ra cho Ninh Bình một tiềm năng lớn về du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ.
Tuy vậy, hiện tại Ninh Bình là một tỉnh nhỏ và nghèo, được tái lập từ tháng 04 năm 1992, trên cơ sở tỉnh Hà Nam Ninh cũ theo Nghị quyết cuả Quốc Hội khoá VIII. Với đặc điểm tự nhiên và xã hội, Ninh Bình đã xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu trong kinh tế của tỉnh Ninh Bình, lực lượng lao động thủ công vẫn còn là phổ biến.
Những thuận lợi, khó khăn
Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội nêu trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình, cụ thể là:
+ Thuận lợi:
- Là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào, có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế toàn diện. Do vậy, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đa dạng, đây là điều kiện rất thuận tiện cho hoạt động kinh doanh Tín dụng Ngân hàng.
- Ninh Bình có nhiều làng nghề truyền thống, thu hút hàng ngàn lao động như nghề chiếu cói, thêu ren xuất khẩu... Đây là thị trường có khả năng phát triển tốt, thuận tiện cho việc đầu tư Tín dụng của các Tổ chức tính dụng trên địa bàn.
- Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử ,danh lam thắng cảnh là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
+ Những khó khăn:
- Hiện tại Ninh Bình là một tỉnh nghèo, GDP bình quân đầu người thấp (1.670,9 nghìn đồng ) kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Dịch vụ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu đạt thấp. Chưa cân đối được thu chi trên địa bàn, thu Ngân sách mới đạt được 43,97% tổng chi Ngân sách (Thu NS:135 tỷ đồng, chi NS: 307 tỷ đồng).
- Các doanh nghiệp trên địa bàn hầu hết là loại vừa và nhỏ, vốn tự có ít. Kinh tế hộ gia đình chưa phát triển
Những đặc điểm nói trên rõ ràng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động Tín dụng và chất lượng Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình.Kinh tế hộ gia đình chưa phát triển
2 - Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Thị xã Ninh Bình là Chi nhánh Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình được thành lập năm 1983 . Quá trình xây dựng và phát triển mặc dù phải đối đầu với muôn vàn khó khăn thử thách trước yêu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế nói chung và kinh tế Thị xã nói riêng. Nhưng bằng sự quyết tâm và phấn đấu nỗ lực của mình chi nhánh đã thực sự vươn lên , góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển thực hiện thắng lợi nhưng mục tiêu kinh tế đề ra, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , ổn định kinh tế và cuộc sống .
Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình , hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình gồm 5 phòng . Với tổng số cán bộ công nhân viên là 55 người , mạng lưới hoạt động của chi nhánh tập trung huy động vốn và cho vay tại 5 doanh nghiệp trung ương và địa phương đóng tại địa bàn cũng như dân cư tại 8 phường trên địa bàn . Mọi thành phần kinh tế thuộc mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Ngân hàng đều được Ngân hàng Nông nghiệp thị xã Ninh Bình tiếp cận và đáp ứng đầy đủ , kịp thời có chất lượng.
Cơ cấu Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình như sau:
* Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc
* Phòng Nguồn vốn: Chủ yếu huy động vốn ở các tầng lớp dân cư.
* Phòng kinh doanh: Đây là phòng quan trọng ,tập trung những hoạt động chính của ngân hàng. Nó quyết định phần lớn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
* Phòng kế toán tài chính:
Thực hiện các công việc có liên quan đến thanh toán qua ngân hàng như mở tài khoản tiền gửi,thanh toán các loại séc, ngân phiếu .. . thực hiện thanh toán nôị bộ, thực hiện thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ. Trưởng phòng kế toán chi nhánh ngân hàng chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc kiểm soát tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ thanh toán, về các quyết định chuyển đi cũng như hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
* Phòng tổ chức cán bộ: Thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tuyển dụng nhân viên, đề bạt nâng lương, thưởng cho cán bộ nhân viên.
* Phòng tiền tệ kho qũi: Đảm nhận nhiệm vụ thu chi tiền mặt, điều hoà lượng tiền mặt trong lưu thông theo chỉ đạo của cấp trên.
II - Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp thị xã Ninh Bình
Với chức năng kinh doanh trong nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở nguồn vốn của nhà nước cấp, hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Cùng với nhiệm vụ kinh doanh trong, ngân hàng phải tự tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua các hình thức huy động vốn và tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn để thực hiện nghiệp vụ đi vay để cho vay đối với mọi khách hàng. Thông qua đó thu được khoản chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay để thanh toán các chi phí phát sinh, đồng thời đây cũng là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Do đó muốn mang lại lợi nhuận cao đòi hỏi phải giảm chi phí bằng cách hợp lý hoá các thủ tục hành chính và giảm chi tiêu những khoản chi không cần thiết. Ngay từ ban đầu các ngân hàng thương mại phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp, nhằm triển khai các nguồn lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên bên trong cũng như bên ngoài để đạt được các mục tiêu đề ra, đảm bảo phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Do đó công tác huy động vốn và sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở tính toán cân đối hợp lý giữa các luồng vốn vào và ra, sao cho mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp va phat triển nông thôn thị xã Ninh Bình trong những năm qua đã quán triệt tinh thần của ngân hàng TW, ngân hàng tỉnh, phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn với sự nỗ lực vươn lên, phấn đấu đạt được những kết quả khả quan, đã tích cực huy động vốn để nguồn vốn đầu tư trên địa bàn ngày một tăng, đầu tư tín dụng tiếp tục được mở rộng và tăng trưởng ở mọi thành phần kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho nhân dân, cho yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn, đã làm tốt công tác kinh doanh tiền tệ đảm bảo an toàn, hiệu quả thực hiện dân chủ, công khai trong công tác chỉ đạo điều hành, từng bước đưa hoạt động của chi nhánh vào kỷ cương nề nếp.
Xác định được sự cần thiết của nguồn vốn, đây là vấn đề quyết định hàng đầu đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình trong những năm qua, bằng những hình thức huy động phong phú như cải tiến quy trình nghiệp vụ, đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới, hiện đại hoá trang thiết bị, cải tiến mẫu giấy tờ giao dịch; Ngân hàng đã sử dụng linh hoạt về lãi suất và các loại hình huy động khác nhau cho phù hợp với từng thời kỳ. Cộng với đội ngũ cán bộ Ngân hàng nhiệt tình mến khách tuyên truyền cụ thể từng loại tiền gửi để khách hàng lựa chọn, nên đã thu hút được nhiều khách hàng từ địa phương khác đến gửi đảm bảo thu hút được nhiều vốn nhất, tạo thế mạnh trong cạnh tranh đảm bảo kinh doanh có lãi. Do vậy mà nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thị xã Ninh Bình trong những năm qua đã không ngừng được nâng lên. Tính đến 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động là : 81.184 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 2.848 triệu đồng, nguồn vốn huy động được đã đáp ứng đủ cho việc đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng.
Song song với việc huy động vốn thì vấn đề sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại cần phải được quan tâm đặc biệt để nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn của của Ngân hàng. Trong những năm qua công tác Tín dụng đã được xác định rõ phương hướng đầu tư có trọng điểm, có sự quản lý của nhà nước. Theo định hướng XHCN của đảng, dưới sự chỉ đạo của ngành, sự lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương hoạt động Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình đã có những đổi mới cơ bản. Dư nợ đến 31/12/2003 là: 82.784 triệu đồng, cho vay chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh.
- Công tác huy động vốn:
Khi ngân hàng chuyển dịch sang hình thức tự hạch toán kinh doanh, đòi hỏi phải tự cân đối nguồn vốn của mình bằng các chính sách thích hợp để huy động vốn. Vì có huy động được vốn thì Ngân hàng mới có “nguyên liệu” vốn huy động để đưa vào hoạt động kinh doanh- Cho vay, nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Nhận thức được điều này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình đã có những biện pháp, giải pháp phương thức hợp lý để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, thu hút được khách hàng từ đó nguồn vốn huy động qua các năm tăng trưởng mạnh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho công cuộc phát triển kinh tế trên địa bàn. Cơ cấu nguồn vốn huy động của đơn vị trong những năm qua cụ thể có những kết quả như sau:
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tốc độ tăng(%)
2001
2002
2003
2002/2001
2003/2002
Tổng Nguồn VHĐ
71.657
78.296
81.144
9,3
3,6
Trong đó:
1. TG các TCKT
4.240
7.449
14.838
75,7
99,2
2. TGTK
45.553
46.459
58.640
1,9
26,2
+TGTK Khôngkỳ hạn
6.467
921
1.082
-99,8
17,5
+ TGTK Có kỳ hạn
39.086
45.538
57.558
16,5
26,4
3. TG kỳ phiếu
21.864
24.388
7.666
11,5
-68,6
+ Kỳ phiếu < 12 T
140
13
3
-99,9
-76,9
+ Kỳ phiếu > 12 T
21.724
24.375
7.663
12,2
-68,6
(Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình năm 2001, 2002, 2003)
Nhìn vào số liệu trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình tăng dần qua các năm cụ thể:
Năm 2002 so với năm 2001 tăng 6.638 triệu với tỷ lệ tăng 9,3%.
Năm 2003 so với năm 2002 tăng 2.848 triệu với tỷ lệ tăng là 3.6%.
Đây là chiều hướng tốt nó tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình tiếp tục mở rộng quy mô Tín dụng và tự khảng định được khả năng tự chủ của mình không những thoả mãn nhu cầu về vốn Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn mà còn thừa nguồn để điều hoà vốn cho toàn tỉnh hỗ trợ vốn cho các Ngân hàng bạn.
Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình thì tiền gửi tiết kiếm chiếm tỷ trọng lớn năm 2001 chiếm 63,6%, năm 2002 chiếm 59,3% năm 2003 chiếm 72,3% trên tổng nguồn vốn huy động. Trong đó chủ yếu tăng ở nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đây là nguồn vốn mang tính chất ổn định lâu dài điều này thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng và cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động thể hiện năm 2001 chiếm 6% năm 2002 chiếm 9,5% năm 2003 chiếm 18,2%. Đây là nguồn vốn mang tính chất không ổn định vì nguồn này chủ yếu của các tổ chức kinh tế gửi vào dùng để thanh toán qua Ngân hàng
Mặc dù Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình đã đạt được mục tiêu huy động vốn, để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả trực tiếp chưa cao do đó trong từng thời gian tới. Việc huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi của các cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình, có như thế mới giảm được lãi suất bình quân đầu vào đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
1 - Tình hình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình
Việc sử dụng vốn là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng vốn đó như thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất, đó là mục tiêu mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng mong đợi. Vốn đã được huy động mà sử dụng không hết, sử dụng không có hiệu quả gây ra tình trạng ứ đọng vốn hoặc mất vốn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh gây tổn thất cho ngân hàng. Để tăng hoạt động kinh doanh, ngân hàng đã đa dạng hoá các loại hình cho vay nhằm tăng doanh số cho vay, tăng tổng dư nợ.
Ta xem xét tình hình thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình về công tác cho vay qua bảng số liệu sau.
Bảng 2: Tình hình cho vay
(Cơ cấu tín dụng phân theo thời hạn)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tốc độ tăng (%)
2002/2001
2003/2002
2001
2002
2003
+ ST
%
+ ST
%
Tổng dư nợ cho vay
65.355
71.991
82.784
6.636
10,1
10.793
15
1. Ngắn hạn
63.196
68.336
72.214
5.140
8,1
3.878
5,6
Tỷ trọng
96,7%
94,9%
87,2%
-
-
-
-
2. Trung hạn
2.159
3.655
10.570
1.496
69,3
6.915
189,2
Tỷ trọng
3,3,%
5,1%
12,8%
-
-
-
-
(Nguồn số liệu từ báo cáo ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình năm: 2001,2002,2003)
Nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh binh đạt tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm. Tổng dư nợ cho vay vốn tính đến thời điểm 31/12/2003 đạt 82.784 triệu tăng 10.793 triệu so với năm 2002 tăng 17.429 triệu so với năm 2001 đạt 109,9%; kế hoạch mà Ngân hàng cấp trên giao cho xét về cơ cấu dư nợ theo loại cho vay của Ngân hàng thấy đã có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ đã phù hợp với sự phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, cũng như các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của địa phương năm 2002so với năm 2001 tăng 69.3% năm 2003 so với năm 2002 tăng 189,2%. Nếu xét về tổng thể cơ cấu dư nợ thì tỷ lệ vốn đầu tư trung hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình chiếm trong tổng dư nợ là quá thấp, nhất là nguồn vốn huy động để đầu tư vốn trung hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình rất dồi dào, do đó trong thời gian tới đây Ngân hàng sẽ nên chú trọng hơn nữa về đầu tư vốn trung hạn, nến không sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn và dẫn đến ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng.
+ Cơ cấu tín dụng phân theo thành phần kinh tế :
Cùng với quá trình chuyển đổi kinh tế của đất nước, ngành ngân hàng nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng đang từng bước thay đổi cơ cấu tín dụng để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nhiều thành phần và của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Bảng 3: Tình hình cho vay
(Phân theo thành phần kinh tế)
Đơnvị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
Số dư
%
Số dư
%
Số dư
%
Tổngdư nợ cho vay
65.355
100
71.991
100
82.784
100
KTQD
4.451
6,8
3.861
5,3
7.003
8,4
KTNQD
60.904
93,2
68.130
94,7
75.781
91,6
(Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ninh Bình: 2001,2002,2003)
Với ba năm liên tiếp từ năm 2001 đến 2003 ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vày kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn:
Năm 2001 chiếm 93,2%
Năm 2002 chiếm 94,7%
Năm 2003 chiếm 91,6%
Trước đây tín dụng tập trung đầu tư chủ yếu vào kinh tế quốc doanh. Nhưng do nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự giám sát của Nhà nước do vậy dự nhạy bén với thị trường đối với kinh tế ngoài quốc doanh về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá nhanh hơn so với kinh tế quốc doanh.
Nắm bắt được tình hình đó đồng thời với đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn cho vay chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh, do đó kết quả cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình ngày càng phát triển mạnh. Song song với sự phát triển của nền kinh tế ngoài quốc doanh, chất lượng tín dụng cũng ngày càng được củng cố bởi cho vay tới những hộ sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn của Ngân hàng được phân chia đến nhiều đối tượng vay, tập trung cho nhiều dự án do vậy khả năng thất thoát vốn là rất nhỏ.
Tình hình trên cho thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình một mặt vừa chấn chỉnh, củng cố hoạt động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam mặt khác vẫn đẩy mạnh hoạt động tín dụng.
2 - Tình hình thu nợ của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình
Doanh số thu nợ là tổng số tiền được hoàn trả trong một thời gian nhất định, doanh số thu nợ phản ánh tình hình thu hồi nợ và cơ sở để xác định vòng chu chuyển của vốn vay. Một chu kỳ kinh doanh được coi là kết thúc và đạt hiệu quả cao chỉ khi nào vốn được bảo toàn đầy đủ và kinh doanh có lãi. Phân tích doanh số thu nợ chính là phân tích một giai đoạn hoàn thành của quá trình cho vay vốn, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của quá trình cho vay.
Chất lượng tín dụng ngân hàng cũng được phản ánh một phần qua vòng quay vốn tín dụng, vì vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ vốn ngân hàng được sử dụng càng nhiều lần trong khi đó chỉ phải bỏ chi phí huy động một lần, vòng quay vốn tín dụng lớn thể hiện tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng lớn mà dư nợ bình quân tương đối nhỏ vì vòng quay vốn tín dụng được tính theo công thức:
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ trong kỳ
Dư nợ bình quân
Ta hãy xem xét tình hình số liệu thực tế qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Tình hình thu nợ
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm2003
1.Tổng DS cho vay
86.991
141.051
172.517
2.Tổng DS thu nợ
80.355
134.415
161.724
3.Dư nợ bình quân
53.570
68.673
77.388
4. Vòng quay vốn TD
1.5
1,96
2,09
(Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết của NHNo TX Ninh Bình:2001,2002,2003)
Qua số liệu bảng 4 ta thấy vòng quay vốn tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình đều tăng qua các năm. Điều đó chúng tỏ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình đã cân đối hợp lý giữa luồng vốn vào và ra, đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng mang lại hiệu quả cao trong hoạt động Ngân hàng mình.
3 - Thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình
Nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng là hiện tượng đến thời hạn thanh toán khoản nợ, người đi vay không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ của mình đối với người cho vay.
Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn sau nữa có thể dẫn đến sự vi phạm đặc trưng thứ hai: Tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng.
Trên cơ sở hàng loạt các hoạt động tín dụng, Ngân hàng giao vốn tín dụng cho các khách hàng sử dụng nhưng phải cam kết hoàn trả cả vốn và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận. Đây là nguyên tắc cơ bản song trên hoạt động thực tế thì các hoạt động tín dụng luôn bị vi phạm dưới góc độ này hay góc độ khác mà trường hợp phổ biến nhất là khách hàng không hoàn trả lại được vốn và lãi cho ngân hàng hoặc hoàn trả với thời hạn dài hơn so với quy định, từ đó phát sinh nợ quá hạn.
Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đều có nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở các ngân hàng một khác tuỳ thuộc vào hiệu quả, chất lượng công tác tín dụng. Nhưng theo quy định hiện nay tỷ lệ này không được vượt quá 3% nếu không nó sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng cũng như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Do vậy: “Nợ quá hạn không đơn thuần là vấn đề tồn tại trong nghiệp vụ nữa mà phải coi là vấn đề nổi cộm phải xử lý trọng hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng phải coi đây là công việc hàng đầu, là tín nhiệm là tồn tại và phát triển của ngân hàng mình”.
Chúng ta hãy xem xét tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình trong 3 năm: 2001, 2002,2003.
Bảng 5: Diễn biến dư nợ quá hạn:
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm2002
Năm2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Tổng dư nợ
65.355
100
71.991
100
82.784
100
II. Dư nợ Q.hạn
881
1,34
613
0,85
346
0,41
1. Phân theo thành phần kinh tế
881
1,34
613
0,85
346
0,41
- Quốc doanh
0
0
0
0
0
0
- Ngoài quốc doanh
881
1,34
613
0,85
346
0,41
2. Phân theo loại cho vay
881
1,34
613
0,85
346
0,41
- Ngắn hạn
620
0,95
284
0,39
75
0,09
- Trung dài hạn
216
0,39
329
0,46
271
0,32
3. Phân theo mức độ nợ quá hạn
881
1,34
613
0,85
346
0,41
- NQH < 180 ngày
89
0,14
125
0,17
112
0,14
- 180 ngày<NQH< 360 ngày
203
0,3
121
0,17
234
0,27
- NQH>360 ngày
589
0,9
367
0,51
0
0
(Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kế của NH No TXNB:Năm 2001, 200, 2003)
Nếu đi sâu vào đánh giá thực chất nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình thì nợ quá hạn qua các năm điều giảm thể hiện.
Năm 2002 nợ quá hạn còn 613 triệu giảm 268 triệu so với năm 2001;
Năm 2003 nợ quá hạn còn 346 triệu giảm 267 triệu so với năm 2002;
Điều đó cho thấy rằng tình hình chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình là tương đối tốt và ngày càng được nâng cao đảm bảo tốt quy định của Ngân hàng Nhà nước là tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp hơn 3%.
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trung hạn tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao năm 2001 là 0,39% đến năm 2002 là 0,46% nhưng đến năm 2003 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống là 0,32% điều đó cho ta thấy chất lượng tín dụng của vốn đầu tư trung hạn kém hiệu quả. Ttrong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ vốn ngắn hạn chiếm 0,09 %; đây cũng là tỷ lệ cho phép của Ngân hàng cấp trên như vậy đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình, thì việc đầu tư vốn ngắn hạn có hiệu qủa hơn và cũng phù hợp với thế mạnh của địa bàn thị xã Ninh Bình là kinh doanh thương nghiệp và các dịch vụ khác.
Theo số liệu của nợ quá hạn phân theo mức độ cho ta thấy việc sử lý nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình là rất tốt thể hiện: dư nợ quá hạn > 360 ngày qua các năm đều giảm, hiện tại thì nợ quá hạn > 360 ngày ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình là không có.
Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã có những biện pháp để giảm nợ quá hạn: Từ khâu đầu tiên khi xét duyệt cho vay đến khi phát tiền vay, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.
Trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thị xã Ninh Bình luôn quan tâm phát triển đầu tư tín dụng trong điều kiện cụ thể của phương án kinh doanh đã đề ra, được dự trên cơ sở luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng, thực hiện các chế độ qui định của ngành và chủ trương chính sách Nhà nước để nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện mở rộng đầu tư tín dụng trung, dài hạn có hiệu quả đáp ứng cho nhu cầu tăng năng lực sản suất của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế của tỉnh mới tái lập, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà và của đất nước.
III - Đánh giá chung
1 - Những kết quả đạt được
Mặc dù môi trường kinh tế, môi trường pháp lý... trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn. Song được sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ của các cơ q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0052.doc