Lời mở đầu 1
Chương I : Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 3
I.1. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 3
I.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 3
2. Sử dụng vốn. 24
Chương II. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh. 41
I .Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh 41
I.1.Quá trình hình thành và phát triển : 41
2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động : 43
Nguồn vốn tự huy động 53
Chương III- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh . 54
I- Khái quát về môi trường kinh doanh và phương hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh .trong thời gian tới. 54
2.1- Những đề xuất với Nhà nước . 56
2.2- Đối Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh 57
2.2.2- Những giải pháp cụ thể 58
Kết luận 69
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2,93%
245.521
3.526
3.526
1,44%
312.013
1.641
1.641
0,53%
Tín dụng ngắn hạn
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Tổng dư nợ TDTM
Trong đó: - Nợ quá hạn
Nợ khó đòi
Tỷ trọng nợ quá hạn/ nợ ngắn hạn
Vòng quay vốn lưu động
335.052
294.565
163.476
4.276
4.276
2,61%
1,97 vòng
452.392
381.510
234.360
2.560
2.560
1,09%
2 vòng
553.462
562.557
225.264
1.380
1.380
0,61%
2,37 vòng
Tín dụng trung dài hạn
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Tổng dư nợ TDTM
Trong đó: - Nợ quá hạn
Nợ khó đòi
Tỷ trọng nợ quá hạn/ nợ T&DH
6.119
3.074
18.567
1.059
1.059
5,7%
8.726
1.656
11.161
966
966
8,66%
84.860
9.271
86.749
261
261
0,30%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng qua các năm 1998-2000) Theo bảng trên ta thấy hoạt động tín dụng Thương mại của NHĐT & PT Quảng Ninh thời gian từ 1998-2000 đạt kết quả rất tố. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ tín dụng Thương mại đều tăng trưởng. Chất lượng tín dụng Thương mại liên tục được nâng cao, thể hiện ở việc giảm nở quá hạn, nợ khó đòi.
Năm 1998, doanh số cho vay tín dụng Thương mại bằng VNĐ toàn chi nhánh là 341.171 Tr.đ, bằng 97,63% năm 1997. Cùng với công tác tín dụng phục vụ đầu tư phát triển, chi nhánh tiếp tục mở rộng khách hàng, tăng trưởng khối lượng tín dụng, tích cực thu nợ quá hạn, nợ khó đòi theo chủ trương chung về chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Vốn tín dụng đã đáp ứng nhu cầu vốn lưu động còn thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần tạo ra 1.303 Tỷ đồng giá trì sản lượng. tạo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống người liên doanh và phát triển kinh tế hộ gia định. Tuy nhiên đối với công tác tín dụng với nguồn vốn từ quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF), quỹ tài chính nông thôn (RDF) nhiều chi nhánh còn chưa quan tâm đúng mức, chưa tích cực tìm kiếm dự án mặc dù các quỹ này có nhiểu thuận lợi như: lãi suất, thời hạn, mức phản quyết tại chi nhánh….
Trong cho vay, chi nhánh đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc kiểm tra xem xét các cơ sở pháp lý, nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả đồng vốn và đảm bảo đúng mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước và của tỉnh. Song song với việc cho vay ra, chi nhánh đặc biệt quan tâm tới công tác thu nợ để đảm bảo tăng nhanh vòng quay vốn vay, tăng hiệu quả đồng vốn. Chỉ tiêu này được từng cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị trong việc thanh toán khối lượng đọng, tiền hàng đọng để thu nợ khi có nợ đến hạn.
Năm 1998 chi nhánh đã thu nợ được 297.639 Tr.đ giảm 6,12% so với năm 1997, chiếm 87,24% doanh số cho vay ra. Dư nợ tăng 31,33% so với năm 1997 chủ yếu là nợ quá hạn dân cư tồn đọng từ năm trước chuyển sang và của Xí nghiệp tư nhân Sơn Thuỷ, Công ty khoản sản Quảng Ninh chi nhánh II – Công ty xây dựng và chuyển giao kỹ thuật, Trạm đại diện Công ty Lương thực…
Sang năm 1999 do xác định cho mình được bước đi đúng đắn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh như xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khấu hao và đặc biệt là việc sử dụng nhạy bén công cụ lãi suất trong điều hành hoạt động kinh doanh nên dù đặc thù nền kinh tế trên địa bàn trong năm có những biến động không thuận lợi cho hoạt động tín dụng Ngân hàng, nhưng chi nhánh vẫn đặt những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác tín dụng Thương mại: Doanh số cho vay đạt 461.118 Tr.đ tăng 28,73% so 1998: Doanh số thu nợ đạt 383.166 Tr.đ tăng 28,73% so 1998: Dư nợ 245.521 Tr. đ tăng 34,87% so với năm 1998. Chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao thể hiện qua việc tỷ trọng nợ quá hạn/ Tổng dư nợ giảm mạnh so với năm 1998. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn/ Dư nợ tín dụng trung, dài hạn lại có xu hướng tăng so với năm 1998, mặc dù nợ quá hạn giảm.
Điểm nổi bật trong công tác tín dụng Thương mại năm 1999 của chi nhánh là chất lượng tín dụng được nâng lên đáng kể: Tăng trưởng tín dụng Thương mại đạt 40% so với đầu năm, vượt 20% so với mục tiêu đề ra; Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ quá hạn khó đòi đến 31/12/1999 giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm trước; vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn đạt 2 vòng, tăng 0,03 vòng so với năm 1998.
Chi nhánh liên tục có sự đỏi mới thủ tục vay vốn theo hướng đơn giản, thuận tiện để thu hút khách hàng, bố trí cơ cấu vốn tín dụng của chi nhánh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước và địa phương vốn tín dụng của chi nhánh đã góp phần giúp ngnàh tháo gỡ khó khăn, từng bước ổn định sản xuất. Đặc biệt là việc giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với ngành than xuống còn 0,7%/ tháng, thấp hơn lãi suất tuần 0,15%/ tháng.
Trong môi trường kinh tế xã hội của tỉnh năm 1999 có nhiểu biến động thì kết quả đạt được của chi nhánh càng khẳng định nỗ lực vượt bậc của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, vì nợ quá hạn, nợ khó đòi của chi nhánh chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể và một số doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành cơ khí ngành mà co cũng như các bộ ngành hữu quan đang tìm cách tháo gỡ khó khăn.
Năm 2000 năm cuối cùng của thiên niên kỷ là năm mà hoạt động tín dụng Thương mại chi nhánh đạt kết quả cao nhất trong 3 năm từ 1998 đến 2000 doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và chất lượng tín dụng Thương mại đếu tăng vượt. Không chỉ tăng trưởng về số lượng và chất lượng tín dụng mà cơ cấu dư nợ cũng có sự thay đổi đáng kể. Dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng mạnh (đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể), tỷ trọng nợ quá hạn tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn được đẩy xuống dưới 1%.
Trong năm, chi nhánh đã tích cực tiếp cận các ban ngành, các chủ đầu tư, tìm kiếm các dự án trung, dài hạn để cho vay. Cụ thể chi nhánh đã thẩm định được 34 dự án của 25 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 225.497 Tr.đ
Trong đó đã ký hợp đồng tín dụng được 92.253 Tr.đ trên tổng số vốn các doanh nghiệp đề nghị cho vay là 160.531 Tr.đ; từ chối cho vay 43.590Tr.đ, số còn lại 24.196 Tr.đ cho hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục. Chi nhánh đã góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên điạ bàn, đồng thơì tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế của tỉnh bước vào thiên niên kỷ mới.
Qua một vài nét sơ lược về tình hình hoạt động tín dụng Thương mại tại chi nhánh NHĐT & PT Quảng Ninh thời gian từ 1998-2000 có thể thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả rất tốt. Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện, cơ cấu dư nợ cũng được điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng nâng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn, trong đó chất lượng của khoản tín dụng này được chi nhánh nâng lên rât cao.
* Tín dụng đầu tư theo KHNN.
Xuất phát từ đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển theo KHNN là cho vay trung, dài hạn, mục đích cho vay đầu tư vào TSCĐ cho toàn bộ nền kinh tế của đất nước, sản phẩm xây dựng cơ bản, hoàn thành chứa đựng cả một hệ thống những quan hệ kinh tế, quan hệ hàng hoá tiền tệ. NHĐT & PT Quảng Ninh với đặc trưng của NHĐT & PT hoạt động kinh doanh quan trọng nhất là cho vay đầu tư phát triển, cho vay trung và dài hạn, đồng thời cũng là thế mạnh của NHĐT & PT so với các Ngân hàng Thương mại khác xác định mục đích cho vay đầu tư phát triển theo KHNN nhằm phát triển kinh tế từng ngành, từng địa phương để đi lên cùng với sự tăng trưởng chung của đất nước, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập một cách toàn diện với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Vốn đầu tư trung và dài hạn của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào TSCĐ và cho các dự án mua máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại, xây dựng cơ sở sản xuất, phát triển hạ tầng cơ sở và phát triển các ngành công nghiệp mới có tính chất quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vốn cho các chương trình trọng điểm của Nhà nước, tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước, và giúp doanh nghiệp phát huy vai trò chủ đạo trong kinh tế quốc doanh.
Như phần trên đã nêu ra, NHĐT & PT Quảng Ninh xác định moị hoạt động của Ngân hàng khởi đầu từ khách hàng, chứ không phải từ sản phẩm, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu cho hoạt động cua mình. Với phương châm này hoạt động trung và dài hạn của NHĐT & PT Quảng Ninh đã đạt được kết quả qua các năm như sau.
Cho vay:
Biểu 4: Tình hình cho vay theo KHNN qua các năm 1998-2000
Quy ra VNĐ. Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Kế hoạch
Thực hiện
74,345
33,081
58,00
17,939
116,813
20,215
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng các năm 1998 đến 2000)
Nhìn một cách tổng quát trong thời gian qua giá trị những công trình các bộ ngành UBND tỉnh thành vay vốn tại NHĐT & PT Quảng Ninh chỉ được thực hiện một phần nhỏ. Mặc dù ngay sau khi nhận được kế hoạch chi nhánh đã tiến hành triển khai ngay và cử cán bộ tín dụng xuống cơ sở có chỉ tiêu kế hoạch để hướng dẫn đơn vị lập dự án vay vốn thẩm tra dự án trình Ngân hàng Nhà nước duyệt nhưng tình trạng đóng băng về vốn tín dụng đầu tư vẫn chưa được phá vỡ. Năm 1998 chi nhánh chỉ giải ngân được 33,081 tỷ tương ứng với 44,49% kế hoạch. Năm 1999 con số này là 19,949 tỷ băng 30,9% kế hoạch và năm 2000 tổng số vốn theo uỷ nhiệm là 116,813 tỷ nhưng cũng chỉ giải ngân được 20,215 tỷ.
Nguyên nhân của tình trạng này là do kế hoạch đầu tư trong năm Nhà nước giao châm lại liên tục có sự điều chỉnh nên gây khó khăn về thời gian cho cả Ngân hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện công tác tín dụng đầu tư của chi nhánh còn chậm do kế hoạch đầu tư của chi nhánh chủ yếu tập chung vào các ngành công nghiệp khai thác than cơ khí và một số doanh nghiệp thuộc kinh tế địa phương trong khi:
- Tình hinh sản xuất kinh doanh của ngành than đang gặp khó khăn: Toàn ngành phải giãn tiến độ thi công sản xuất tập trung xử lý hàng tồn kho nên việc triểnkhai thực hiện kế hoach đầu tư tiếp rất hạn chế.
- Ngành cơ khí thì đang đứng trước nguy cơ mất thị trường đòi hỏi phải có các biện pháp đồng bộ để vực dậy sản xuất
- Các doanh nghiệp địa phương được bố trí vốn tín dụng đầu tư thì phần lơn không đủ điền kiện vay.
Thu nợ và xử lý nợ:
Bảng 5: Tình hình thu nợ tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước năm 1998 –200.
Năm
VNĐ
% so với KH
USD
% so với KH
1998
63.705
14%
1.657
38%
1999
51.144
4,37%
1.064
23,58%
2000
41.548
8,53%
153,353
8,25%
(Nguôn: Báo cáo công tác tín dụng của NHĐT & PT qua các năm 1998-2000)
Song song với việc cho vay chi nhánh thường xuyên bám sát các công trình, các dự án đã cho vay để có biện pháp thích hợp như thu nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký đối với những công trình đã hoàn thành và phát huy hiệu quả, có khả năng thu nợ, điều chỉnh thời gian trả nợ đối với những dự án phát huy hiệu quả thấp có khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng, đề nghị trung ương khoanh không tính lãi và xử lý bằng quỹ bù đắp rủi ro cho các khoản vay không trả được nợ vì nguyên nhân khách quan, bất khả kháng đồng thời trình Chính phủ duyệt khoanh nợ, xoá nợ cho những dự án vay theo kế hoạch Nhà nước nhưng khôngphát huy được hiệu quả do sự thay đổi chính sách của Nhà nước và thiên tai bão lũ. Công tác thu nợ của chi nhánh đạt kết quả khá tốt nhưng doanh số thu nợ luôn vượt kế hoạch trung ương giao, góp phần thu hồi vốn cho Ngân hàng, giúp các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn và tạo ra sự lành mạnh trong quan hệ tín dụng .
Bảng 6: Dự nợ tín dụng đầu tư theo kế hoach Nhà nước qua các năm 1998-2000
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Dư nợ
195.613
188.533
181.324
Nợ quá hạn
1.944
1.431
3.698
Nợ khó đòi
1.234
1.009
1.229
Tỷ trọng nợ quá hạn
0,99%
0,76%
2,04%
Tỷ trọng nợ khó đòi
0,63%
0,58%
0,68%
(Nguôn: Báo cáo công tác tín dụng của NHĐT & PT qua các năm 1998-2000)
Từ bảng trên ta thấy qua các năm, dư nợ tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước đang giảm xuống như năm 1998 là 195.613 Tr.đ năm 1999 là 188.533 Tr.đ à năm 2000 là181.324 Tr.đ. Chất lượng tín dụng đầu tư trong các năm qua cũng không ổn đinh, năm 1999 nợ quá hạn là 1.431 Tr.đ chiếm tỷ trọng 0,76% giảm 513 triệu so với năm 1998 nhưng sang năm 2000 chỉ tiêu này là 3698 Tr.đ chiếm tỷ trọng 2,04% trên tổng dư nợ.
Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi cơ chế tín dụng của Nhà nước, do các chủ đầu tư chưa tích cực chuẩn bị khối lượng đ thanh toán vốn (phần lớn thuộc các dự án ngành Than do những năm trước đây được đầu tư vào sản xuất ồ ạt không có sự cân đối nên đã để lại hậu quả năm 1998 và 9 tháng đầu 1999 buộc ngành than phải có sự điều chỉnh, cân đối lại việc đầu tư). Nợ quá hạn năm 2000 phát sinh nhiều chủ yếu là do phát sinh nợ quá hạn của tổng Công ty cơ khí và năng lượng, Mỏ là 2. 459 Tr.đ những dự án này đều không phát huy hiệu quả do sự thay đổi chính sách của Nhà nước, đặc biệt là việc tách khỏi tổng Công ty cơ khí ra khỏi ngành Than làm mất thị trường tiêu thụ (Chi nhánh đã đề nghị TW trình Chính phủ cho khoanh nợ nhưng chưa được giải quyết.) Mặt khác do tổng dư nợ theo kết hoạch Nhà nước giảm nhiêu nên tỷ trọng nợ quá hạn chiếm trong tổng dự nợ càng tăng.
II.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh thời gian qua:
II.3.1. Những kết quả đạt được:
Thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ là mọi dự án, mọi công trình đầu tư cho sản xuất kinh doanh đều thực hiện theo cơ chế “vay trả”, xóa hình thức đầu tư bao cấp dưới dạng cấp phát cho các chương trình sản xuất kinh doanh trước đây. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã phát huy nỗ lực chủ quan, vượt qua những khó khăn thử thách của giai đoạn chuyển đổi cơ chế, nhanh chóng hòa nhập với thị trường để tồn tại, đứng vững và ngày càng tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Năm 1994, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh được thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp như một NHTM, sau mấy năm hoạt động đổi mới ngân hàng đã đạt kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh đã thực sự trở thành bạn hàng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, với chính sách khách hàng: ngân hàng xác định mọi hoạt động của ngân hàng khởi đầu từ khách hàng, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu hoạt động của mình. Ngân hàng thực hiện tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ tín dụng theo đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành sớm các thủ tục xin vay được nhanh chóng thuận lợi. Thực hiện phương thức giao dịch một cửa tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp trong liên hệ vay vốn, xây dựng uy tín ngân hàng, tiếp tục phát huy vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Ngân hàng đã nỗ lực vượt bậc phục vụ những kế hoạch do Nhà nước giao, tập trung vốn cho các công trình, dự án trọng điểm của Nhà nước. Đồng thời nâng cao vai trò chủ quản của ngân hàng đối với những khoản vay trung và dài hạn nằm trong kế hoạch đầu tư và phát triển.
Đối với mọi dự án đầu tư, ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt cho vay theo quy định được ban hành của các cấp có thẩm quyền. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng, để tìm ra những rủi ro tiềm ẩn, loại trừ những dự án kém hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình cho vay ngân hàng tiến hành thực hiện kiểm tra, gồm cả kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, mỗi khoản vay đều có người chịu trách nhiệm từ cấp tỉnh đến các cấp Chi nhánh trực thuộc.
Ngân hàng đã chọn lựa được những cán bộ đủ đức, đủ tài, nhiệt tình công tác vào những công việc then chốt, những công trình trọng điểm, những khó khăn nhằm tạo điều kiện giúp khách hàng, tư vấn cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất để đưa các công trình vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi ích cho cả hai bên, ngân hàng và khách hàng.
Để tạo nguồn vốn cho tín dụng trung và dài hạn ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động. Ngân hàng coi chính sách nguồn vốn là một trong những chính sách quan trọng quyết định sự thành công, tạo vốn là khâu mở đường cho hoạt động kinh doanh nên đã nỗ lực tạo một mặt bằng vững chắc, ngày càng tăng trưởng kể cả nội tệ và ngoại tệ. Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp và các kênh huy động vốn trong và ngoài nước, chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm dài hạn trong dân cư, khai thác nhiều nguồn tài trợ trung và dài hạn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế phục vụ cho đầu tư phát triển.
Ngân hàng tích cực thay đổi cơ cấu cho vay theo hướng nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn các ngành kinh tế các ngành công nghệ cao, các ngành mũi nhọn, các ngành chế biến nông sản làm hàng xuất khẩu, phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.
Trong những năm vừa qua, ngân hàng giữ vững và phát huy tốt vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển, chủ động khai thác vốn, tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm của Nhà nước, lựa chọn các dự án khả thi có hiệu quả để đầu tư,…đối với những dự án đầu tư mà đang gặp khó khăn, ngân hàng đã có những biện pháp tháo gỡ xử lý cụ thể, đồng thời có đề xuất với chủ dự án, cơ quan chủ quản các cấp để giải quyết.
Hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng thực hiện chính sách huy động tích cực, tăng đáng kể tỷ trọng huy động tiền gửi trong tổng tài sản nợ, hoạt động tín dụng trong đó tín dụng trung và dài hạn được củng cố chấn chỉnh đảm bảo an toàn hơn, giảm đi phần nào tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi. Các hoạt động kinh doanh khác tiếp tục được củng cố mở rộng và mức sinh lời từ các hoạt động này được tăng lên. Từng bước tạo lập nền tảng trên tất cả các lĩnh vực ( nguồn vốn tín dụng, dịch vụ và công nghệ, quản trị điều hành ) tạo thế và lực mới để Ngân hàng đầu tư và phát triển tiến tới xu thế quốc tế và hội nhập, theo yêu cầu và tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, trong hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, nhiều vấn đề cần khắc phục trong đó hoạt động tín dụng trung và dài hạn còn liên quan đến chất lượng tín dụng cần giải quyết.
II.3.2. Những vấn đề còn tồn tại:
* Cơ cấu vốn chưa hợp lý, chưa phù hợp với tính chất sử dụng về thời gian của đồng tiền. Hiện nay nguồn vốn để ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư và nguồn tài trợ uỷ thác của nước ngoài. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn còn thấp, vốn ngoại tệ vẫn chỉ có đồng USD. Tăng trưởng nguồn vốn nhất là vốn trung và dài hạn huy động từ nguồn tiền gửi của khách hàng vẫn là chiến lược lâu dài, là khâu mở đường cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh. Để huy động được vốn thì phải đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, lãi suất huy động cao nhưng cho vay đầu tư cũng với lãi suất cao thì doanh nghiệp không chấp nhận được. Đây là khó khăn thử thách đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh trong khi vẫn phải giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo trong đầu tư phục vụ phát triển.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, việc thực hiện chính sách tiền tệ là khó khăn lớn cho hoạt động của ngành Ngân hàng, đặc biệt với Ngân hàng Đầu tư và phát triển, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển với điều kiện vốn mỏng, vốn dài hạn còn ít, dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. tuy đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhưng điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Mặt khác, việc vay vốn bằng ngoại tệ cho vay đầu tư trong nước nhằm thay thế hàng nhập khẩu nên ảnh hưởng của tỷ giá làm giảm sút hiệu quả trả nợ của các doanh nghiệp.
* Việc thực hiện chính sách tín dụng chỉ là bước đầu, chưa đa dạng hóa hình thức tín dụng ở mọi lĩnh vực, rủi ro tín dụng còn nhiều, chất lượng công tác thẩm định dự án còn thấp so với yêu cầu. Trong tình hình hiện nay hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, tính khả thi của các dự án thấp, cơ chế xét duyệt dự án của các ngành và địa phương, của ngân hàng chưa chặt chẽ, khâu thẩm định vẫn chưa sát với thực tế doanh nghiệp. Dẫn đến sau khi vay vốn, đến thời gian trả nợ ngân hàng mà doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, buộc ngân hàng phải dùng những biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ mà cuối cùng là có xu hướng phát mại tài sản thế chấp. Những hiện tượng này làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Kết quả thực thi chính sách tín dụng, chính sách khách hàng mới là bước đầu. Công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng tốt, tìm kiếm dự án hiệu quả, khai thác thị trường ở trên địa bàn và trong nước còn nhiều khó khăn, nhất là đòi hỏi của hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường. Những định hướng chính sách đề ra chưa triển khai được còn nhiều bất cập, các hình thức tín dụng còn nghèo nàn chưa đa dạng, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn bỏ ngỏ, chưa được ngân hàng khai thác đầu tư, chưa kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với các dịch vụ ngân hàng.
Trong điều kiện tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn còn lớn đặc biệt trong tín dụng đầu tư và phát triển, chất lượng công tác thẩm định, phân tích tài chính doanh nghiệp còn hạn chế so với yêu cầu nhằm mục đích khi cho vay giảm được rủi ro ở mức thấp nhất đảm bảo an toàn tín dụng.
Ngân hàng cho vay theo kế hoạch Nhà nước hàng năm theo chỉ định của Chính phủ nên tính chủ động của ngân hàng trong quyết định cho vay còn phụ thuộc, nhiều khoản vay có hiệu quả kinh tế chưa cao, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa thực sự có hiệu quả, còn thua lỗ, ngân hàng không thu được nợ làm tăng nợ quá hạn của ngân hàng. Gần đây Chính phủ mới cho phép những trường hợp ngân hàng được báo cáo lên Chính phủ để xử lý riêng.
* Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ còn cao so với phương hướng đề ra.Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm bởi vậy giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống nữa đang là mối quan tâm lớn đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh vì đầu tư sao cho có hiệu quả, thu hồi được vốn nhanh, đúng hạn và đẩy nhanh quay vòng vốn tín dụng là điều mong muốn của các nhà làm ngân hàng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn như hiện nay,có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
ă Nguyên nhân chủ quan:
ã Do cán bộ tín dụng thực hiện phân tích đánh giá khách hàng một cách chưa đầy đủ chính xác trước khi cho vay. Trong quá trình cho vay, giám sát chưa chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, việc sử dụng tiền vay của khách hàng cũng như các đảm bảo tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời.
ã Trong công tác chỉ đạo điều hành của cấp cơ sở, một số chi nhánh thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh chưa kịp thời và chưa thực sự năng động để tìm mọi biện pháp giảm nợ quá hạn.
ã Một số cán bộ tín dụng chưa thực sự tận dụng hết thời gian để nghiên cứu chế độ, thể lệ, quy trình nghiệp vụ nên trong thực thi nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.
ã Công nghệ ngân hàng còn hạn chế về kỹ thuật so với một số ngân hàng đứng đầu trong nước. Bắt đầu từ việc chưa chuẩn hóa được hoạt động nghiệp vụ, năng lực cán bộ và năng lực tài chính, thiếu hệ thống thông tin quản lý có hiệu lực, việc áp dụng công nghệ tin học chưa đồng đều chủ yếu tập trung vào các Chi nhánh thành phố lớn. Ngân hàng cần hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý điều hành, thanh toán nối mạng toàn quốc, đảm bảo thông tin kịp thời chính xác tăng hiệu quả kinh doanh và giảm bớt rủi ro.
ă Nguyên nhân khách quan:
ã Do tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn diễn biến phức tạp không thuận lợi cho việc kinh doanh của các ngân hàng ( sự khủng hoảng của thị trường tài chính tiền tệ khu vực đã làm cho thị trường tiêu thụ của Ngành than bị giảm sút đáng kể và kéo theo đó là sự giảm sút của hàng loạt các doanh nghiệp, các ngành nghề liên quan).
ã Do môi trường pháp lý chưa đồng bộ, như : luật Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực thực hiện từ 01/10/1998 nhưng việc ban hành quy chế đảm bảo tiền vay còn chậm ( đến ngày 29/12/1999 Chính phủ mới ban hành quy chế đảm bảo tiền vay) - điều này đã gây không ít khó khăn cho các ngân hàng trong việc kinh doanh và điều chỉnh sự bất hợp lý trong cơ cấu tín dụng vì đặc thù của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp địa phương là năng lực tài chính yếu kém, nếu thực hiện theo quy chế thế chấp, cầm cố, bảo lãnh ban hành kèm theo quyết định 217 ngày 17/8/1996 của Ngân hàng Nhà nước thì không thể mở rộng và tăng trưởng tín dụng được.
ã Thiếu các dự án có hiệu quả kinh tế cao nên đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh.
ã Do đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn là chậm phát triển và đều trong giai đoạn cải tạo, ổn định sản xuất kinh doanh nên nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng chưa phong phú.
ã Trong công tác tín dụng đầu tư, các chủ đầu tư chưa thực hiện đúng, đủ theo điều lệ quản lý đầu tư, xây dựng Chính phủ đã ban hành, chưa tích cực trong việc chuẩn bị khối lượng để vay vốn ngân hàng.
ã Việc triển khai xử lý của Nhà nước về các khoản nợ quá hạn do nguyên nhâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0190.doc