Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường trong và ngoài nước
Để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho việc ra các quyết định về sản xuất, đầu tư, đồng thời để định hướng thị trường cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Nhà nước cần xây dựng một hệ thống thông tin thị trường trong và ngoài nước một cách chính xác và đầy đủ. Chẳng hạn có thể lập một trương trình truyền hình riêng về thông tin thị trường cập nhật.
7. Quản lí nghiêm việc thực hiện báo cáo tài chính công khai và kiểm toán thường xuyên đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đây là việc làm hết sức quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp và ngân hàng mà còn cả với các cơ quan quản lí của Chính phủ.
Việc thực hiện báo cáo tài chính công khai và kiểm toán thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng: các Ngân hàng sẽ giảm bớt được gánh nặng trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Đồng thời có những thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó hạn chế được rủi ro và nâng cao được chất lượng tín dụng của mình.
Đối với các cơ quan quản lí của Nhà nước việc làm này sẽ giúp cho họ có thể phát hiện ra được những yếu kém trong hoạt động của các doanh nghiệp và có biện pháp khắc phục.
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được nhiều nguồn vốn với số lượng lớn, mặc dù hiện trạng kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn còn nhiều khó khăn. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ linh hoạt, Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện giúp các doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng trong thời gian ngắn nhất, đồng thời mở rộng mạng lưới giao dịch xuống tận các địa phương nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư. Trong đó, cụ thể là việc bố chí những cán bộ chuyên môn nghiệp, liên tục cải tiến lề lối làm việc, đổi mới tác phong và thái độ phục vụ, đảm bảo chữ tín khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thức huy động.
Nhờ sự cố gắng trên công tác huy động vốn của NHCT Ba Đình liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch. Số lượng khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng ngày càng lớn từ 1.385 doanh nghiệp và hộ tư nhân năm 1997 lên 1.931 năm 1999 và 2.000 năm 2000. Số khách hàng gửi tiền cũng tăng mạnh, năm 2000 lên tới 9.000 người tăng hơn năm 1999 là 7.000 người.
Hơn nữa số lượng vốn huy động được trong năm không chỉ đáp ứng được yêu cầu tín dụng tại chỗ mà hàng năm chi nhánh đều vượt kế hoạch điều vốn nộp NHCT Việt Nam, tạo môi trường giúp các NHCT khác đang có nhu cầu cho vay nhưng lại thiếu nguồn vốn.
Để có thể đánh giá toàn diện về công tác huy động vốn tại Chi nhánh NHCT Ba Đình ta có số liệu thực tế (Bảng1)
Trước hết chúng ta xem xét tình hình huy động vốn trong từng năm. Năm 1998 Ngân hàng đã huy động tổng số vốn bằng 1.271.265 triệu đồng. Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư chiếm 58,5%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 35,7% và phát hành kỳ phiếu, trái phiếu của Ngân hàng là 5,8% .Năm 1999 tổng số vốn huy động đạt 1.615.961 triệu đồng, tăng 27,1% so với năm 1998 đáng ghi nhận là tỷ lệ tiền gửi của dân cư tăng là 37,3% và các tổ chức kinh tế tăng lên tương ứng là 20,7% so với năm 98. Duy chỉ có kỳ phiếu và trái phiếu là giảm tỷ lệ giảm là - 7,8%. Năm 2000, tổng số vốn huy động đạt 2.160.004 triệu đồng tăng 33,7% so với năm 1999. Tổng số vốn huy động năm 2000 tăng cáo do tất cả các nguồn huy động của Ngân hàng đều tăng. Nhưng tỷ lệ tăng của mỗi loại khác nhau như tiền gửi của dân cư chỉ tăng có 10,5% , tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 70,1% và kỳ phiếu, trái phiếu của Ngân hàng tăng gấp 3,6 lần so với năm 1999. Đây là một trong những thành tích đáng khâm phục trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Khi mà bối cảnh của nền kinh tế không thuận lợi, bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM khác cùng hoạt động.
Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền:
Trong cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng, năm 1998, tổng vốn huy động đạt 1.615.961 triệu đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 1998; trong đó nguồn vốn VNĐ đạt 1.345.218 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,2% trên tổng nguồn vốn, tăng 23,6% so với năm 1998. Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 270.743 triệu đồng, chiếm 20% trên tổng nguồn, vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng cũng có tỷ lệ tăng tương ứng với VNĐ, tăng là 47,7% so với năm 1998. Đến ngày 30/12/2000 tổng vốn huy động bằng 2.160.004 triệu đồng, tăng 33,7% so với năm 1999, trong đó nguồn vốn VND đạt 1.725.552 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80% trên tổng nguồn vốn, tăng 28,3% so với năm 1999. Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi ra VNĐ bằng 434.452 triệu đồng, chiếm 20% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng lên là 60,5% so với năm 1999 (Bảng 2)
Kết quả trên đây cho chúng ta thấy rằng, nguồn vốn huy động cả VNĐ lẫn ngoại tệ đều vượt trên chỉ tiêu đề ra của Ngân hàng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công tác nguồn vốn của Ngân hàng và với những kết quả trên thì hàng năm Ngân hàng không lo thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh.
* Về sử dụng vốn: Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực bùng nổ toàn cầu giữa năm 1997 ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của cả Ngân hàng và doanh nghiệp. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, đầu tư nước ngoài giảm sút... Các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa cải thiện cơ bản về tình hình tài chính và năng lực quản trị điều hành sản xuất, kinh doanh mà hệ quả là sức cạnh tranh yếu, sản phẩm hàng hoá chậm tiêu thụ, sức mua trong dân giảm sút.
Do vậy, ngân hàng đã thực hiện các quy chế cho vay chặt chẽ hơn, nhằm giảm bớt khả năng xảy ra rủi ro. Tuy nhiên dẫn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng gặp khó khăn đôi chút. Nhưng bước sang năm 1998 thì tình hình đó có phần vợi đi, cụ thể:
- Về hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay các loại hình hàng năm tăng trưởng khá cao. Năm 1998 đạt 568.368 triệu động, năm 1999 là 723.305 triệu đồng, tăng 27,2% so với năm 1998. Năm 2000 là 1.014.371 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm 1999 là 40,2%. Về dư nợ cho vay ở trên chi nhánh Ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu vào các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế đó là dự trữ thu mua, sản xuất kinh doanh thuộc các ngành công, thương nghiệp và tài trợ cho xuất nhập khẩu (Bảng 3).
Trong cơ cấu tín dụng theo thời hạn về tổng số tuyệt đối, tín dụng ngắn hạn tăng nhưng tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh những năm qua có sự biến động mạnh, tuy nhiên nhìn trong tổng số thì các năm đều tăng, trung bình khoảng 30%.
+ Đối với tín dụng ngắn hạn: Đây có thể nói là thế mạnh của chi nhánh. Năm 1998 dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đạt 443.145 triệu đồng, năm 1999 đạt 627.411 triệu đồng tăng 41,5% so với năm 98 tương ứng tăng 184.266 triệu đồng, năm 2000 đạt 888.864 triệu đồng tăng 41,6% so với năm 1999 tương ứng tăng là 261.453 triệu đồng.
+ Đối với tín dụng trung - dài hạn: Tín dụng trung - dài hạn ngoài việc tập trung chủ yếu phục vụ khách hàng truyền thống trong lĩnh vực công - thương nghiệp đã mở rộng sang cho vay xuất nhập khẩu tuy nhiên vẫn chưa cao. Dư nợ có sự biến động giảm mạnh từ 108.591 triệu đồng năm 1998 xuống còn 95.894 triệu đồng năm 1999. Nhưng lại có sự tăng đột biến ở năm 2000, năm 2000 đạt dự nợ cao nhất đạt 125.507 triệu đồng. Dự nợ tín dụng trung - dài hạn biến động tương ứng về cả số tương đối lẫn số tuyệt đối năm 99/98 là - 12.697 triệu hay -22%; năm 2000/1999 lại tăng lên là 29.613 triệu đồng hay + 30,8%.
+ Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh ở Chi nhánh NHCT Ba Đình những năm qua cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, tổng dự bảo lãnh các loại đến tháng 12 năm 1998 là 297.805 triệu đồng, năm 1999 tổng dự bảo lãnh tăng lên là 405.700 triệu đồng tăng 36,2% so với năm 1998; Năm 2000 đạt 440.973 triệu đồng tăng 8,7% so với năm 99.
* Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Mặc dù nghiệp vụ mua bán ngoại tệ gặp nhiều khó khăn trong bước đầu thực hiện cơ chế quản lý ngoại hối mới. Phòng kinh doanh đối ngoại của chnn Ngân hàng đã chủ động khai thác nguồn ngoại tệ từ các đơn vị xuất khẩu, các Ngân hàng khác và NHCT Việt Nam, kịp thời đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, kinh doanh đa dạng nhiều loại ngoại tệ khác nhau như: USD, DEM, FRF, JPY, GBP, EUR, CAD, ITL,... và bước đầu đã thu được một số thành công nho nhỏ (Bảng 4)
Bảng 4: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2000.
TT
Loại ngoại tệ
Doanh số mua
Doanh số bán
So sánh 2000/1999 đạt
1
USD
53,200,000
53,300,000
130%
2
DEM
2,292,000
2,292,000
116%
3
JPY
778,207,000
788,207,000
2,15 lần
4
EUR
611,965
611,965
15,5 lần
Tổng quy đổi ra USD
61,792,796
61,895,750
139%
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT Ba Đình giai đoạn 98 - 2000
+ Thu phí kinh doanh ngoại tệ đạt 798.216.387 đồng tăng 23% so với năm 1999.
+ Phí giao dịch ngoại tệ đạt 276.808.172 đồng tăng 49% so với năm 1999.
* Hoạt động về thanh toán quốc tế: Những năm gần đây chi nhánh đã thu hút được khách hàng lớn và tiềm năng như Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, chi nhánh Intimex Hải phòng; Tổng Công ty xuất nhập khẩu dệt may, Công ty xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp, Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ... Để mở rộng thêm quan hệ tín dụng, làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế... nên số tiền mở L/C nhập khẩu và thanh toán L/C xuất tăng hơn so với năm trước (Bảng 5)
+ Phí dịch vụ thanh toán quốc tế năm 2000 đạt 3.131.765.339 đồng, tăng 16,9% so với năm 1999.
Bảng 5: tình hình thanh toán tại Ngân hàng
Đơn vị : USD
Nghiệp vụ
1999
2000
So sánh 00/99
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
1. L/C nhập
569
45.606.617
638
59.810.752
131%
2. Nhờ thu đến
41
1.240.400
80
2.822.275
228%
3.T/T
294
5.339.050
398
8.742.620
164%
4. Nhờ thu đi
5
47.400
25
751.244
16 lần
5.Thông báo L/C xuất
65
792.108
213
2.936.791
3,7 lần
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT Ba Đình giai đoạn 1998 - 2000
Mặc dù khối lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh lớn, song chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn không để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng cũng như uy tín của NHCT. Mặt khác, chi nhánh còn tư vấn giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán, điều tra thông tin của khách hàng nước ngoài để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thương ba đình
2.2.1. Đặc điểm hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đính
Sự chuyển đổi nền kinh tế theo xu hướng mở cửa đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt nam phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Lĩnh vực đầu tư phát triển mà Chi Nhánh đang phục vụ cũng nảy sinh những nhu cầu nhập khẩu cấp thiết về vật tư, hàng hoá, máy móc trang thiết bị tiên tiến và nhu cầu hỗ trợ cho xuất khẩu của các tổng công ty, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn để thu mua, sản suất chế biến, kinh doanh hàng hoá trong danh mục được phép suất khẩu theo quy định. Nhận thức được vấn đề đó, Chi Nhánh đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trong một vài nâm trở lại đây, Tuy nhiên, Chi Nhánh chủ yếu cho vay dựa trên cơ sở phối hợp giữa các phòng ban và đặc biệt là phòng kinh doanh đối nội- đối ngoại là đầu mối để triển khai hoạt động tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, về đặc điểm chung tín dụng xuất nhập khẩu của Chi Nhánh cũng giống các ngân hàng khác. Tuy nhiên nó có một số điểm khác biệt đó là:
Thứ nhất: Phải nói đến hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh ra đời muộn hơn so các Ngân hàng khác.
Thứ hai: Về cơ cấu tín dụng tỷ trọng tín dụng cho nhập khẩu thu mua và dự trữ chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này xuất phát từ các lý do như nền kinb tế việt nam còn nghèo, nhu cầu về vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị lớn mặt khác tại chi nhánh nhận thức về cho vay xuất khẩu của Ngân Hàng còn có rất nhiều hạn chế dẫn đến nắm bắt nhu cầu và triển khai rất khó khăn.
Thứ ba: Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh được thực hiện trên cơ sở phối hợp nhiều phòng ban khác nhau gồm: các phòng tín dụng, phòng nguồn vốn, phòng kinh doanh đối nội- đối ngoại... Điều này một măt tạo điều kiện cung cấp tín dụng được diễn ra thuận lơi chính xác hơn song mặt khác cũng gây khó khăn trong việc điều hành quản lý hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân Hàng.
2.2.2 Cơ sở pháp lý về hoạt động cho vay xuát nhập khẩu bằng ngoại tệ.
Sau đây là một số văn bản làm cơ sở cho tín dụng xuất nhập khẩu đối với các Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nói chung và Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình nói riêng.
* Quy định cho vay ngoại tệ ban hành theo quy định số 117/NHCT-QĐ ngày 07/4/1993 của Tổng giám đốc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Để phù hợp với yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại, ngoài quy định cho vay ngoại tệ . Tổng giám đốc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã ra nhiều văn bản điều chỉnh nhằm hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu như:
+ Quyết định số 200/NHCT-QĐ ngày 07/4/1994 quy định sửa đổi điều 10 “ Thời hạn cho vay trong quyết định số 117/NHCT-QĐ.
+ Quyết định số 26/NHCT-QĐ ngày 01/3/1996 ban hành quy trình tổ chức theo dõi thanh toán L/C.
+ Văn bản số 1986/NHCT-TD ngày 10/10/1996 hướng dẫn bổ xung một số điều trong thanh toán L/C.
+ Văn bản uỷ quyền phán quyết mức dư nợ cao nhất số 316/NHCT-TD ngày 20/02/1997.
+ Công văn số 1193/NHCT-TD ngày 5/6/1997 về việc cho vay ngoại tệ và bảo lãnh.
+ Công văn số 1581/CV-NHCT5 ngày 01/7/1998 về mức uỷ quyền phán xét cho Giám đốc chi nhánh NHCTBĐ.
+ Công văn số 1012/CV-NHCT5 ngày 21/4/1999 về mức uỷ quyền cho vay đối với các Tổng Công Ty 90,91 và các đơn vị thành viên.
+ Công văn số 2240/NHCT-NHCT5 về việc hướng dẫn một số điểm trong việc mở và thanh toán L/C AT SIGHT.
+ Công văn số 2725/CV-NHCT5 về việc hướng dẫn một số điểm trong việc mở và thanh toán L/C AT SIGHT ra ngày 29/9/1999 thay thế cho công văn 2240/NHCT-NHCT5.
Những nội dung cơ bản của những văn bản trên có thể được tóm tắt như sau:
2.2.2.1. Điều kiện vay vốn
Để được chi nhánh Ngân Hàng Công Thương cho vay, các doanh nghiệp phải hồi đủ các điều kiện sau đây:
* Có tư cách pháp nhân đầy đủ, thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật Việt Nam.
* Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ có lãi, không có nợ quá hạn. Trường hợp có nợ quá hạn nếu khi xét thấy doanh nghiệp có khả năng trả nợ đúng hạn thỉ Tổng giám đốc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có thể xem xét giải quyết.
* Có giấy phép xuất nhập khẩu hoặc phiếu hạn ngạch (đối với mặt hàng nhà nước quản lý bằng hạn ngạch).
* Có hợp đồng mua bán với nước ngoài và có hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm về vận chuyển và bảo quản hàng hoá vật tư thiết bị về nhập khẩu.
* Có phương án sử dụng vốn vay được Ngân Hàng thẩm định là có hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ gốc và lãi.
* Chấp nhận thực hiện đầy đủ quy định vay vốn của Ngân Hàng Công Thương.
Đối với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì phải có tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba trừ trường hợp được Ngân Hàng tín nhiệm.
2.2.2.2. Các nguyên tắc vay vốn
Vốn vay phải được hoàn trả đúng thời hạn đã cam kết (bao gồm cả gốc và lãi).
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã cam kết.
Vốn vay phải được đảm bảo bằng một giấy tờ hàng hoá, các chứng từ có giá trị trong thời hạn thanh toán hoặc tài sản tương đương của hôm vay vốn.
2.2.2.3. Trình tự và thủ tục cho vay
Hồ sơ vay vốn
Doanh nghiệp trong nước có nhu cầu vay vốn Ngân Hàng phải gửi đến Ngân Hàng bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:
+ Giấy quyết định thành lập.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đơn xin mở tài khoản.
+ Giấy phép hoạt động (nếu có)
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, kế toản trưỏng.
+ Đơn xin vay vốn bằng ngoại tệ kiêm giấy nhận nợ
Hợp đồng ngoại thương (nếu nhận uỷ thác phải có hợp đồng nhận uỷ thác và hợp đồng nhập của doanh nghiệp nhận uỷ thác)
Hồ sơ thế chấp tài sản, bảo lãnh (đối với trường hợp phải thế chấp hoặc bảo lãnh)
Đơn xin mở L/C (nếu thanh toán bằng L/C)
Quy trình xét việc cho vay
+ Xét duyệt:
Dựa trên hồ sơ của khách hàng, cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ xin vay theo trình tự
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các giấy tờ, thủ tục
Thẩm định tư cách pháp lý của người xin vay, đặc biệt là tư cách pháp nhân của doanh nghiệp muốn vay vốn. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng an toàn của vốn vay
Thẩm định tính khả thi của dự án
Xem xét hiệu quả kinh tế của dự án, khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ các vấn đề đầu tư như: lợi ích kinh tế-chính trị xã hội của dự án xin vay đối với những dự án trung và dài hạn. Ngoài ra trong dự án xin vay trung hạn kèm theo khế ước nhận nợ, khách hàng phải đưa ra một bản kê kế hoạch trả nợ, trong đó nêu rõ kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ gốc và lãi cho mỗi kỳ trả nợ.
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính doanh nghiệp, qua đó đánh giá chính xác năng lực tai chính, khả năng độc lập tự chủ về tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Bên cạnh đó còn phải xác định số vốn của chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin vay vốn, ngân hàng theo quy định của chế độ cho vay, uy tín của doanh nghiệp trong các quan hệ vay vốn trước đó để phân loại khách hàng.
Tài sản thế chấp bảo lãnh
Sau khi thẩm định hồ sơ cán bộ tín dụng xem xét hồ sơ ghi nhận ý kiến của mình trình giám đốc chi nhánh
Giám đốc chi nhánh kiểm tra, xem xét nếu thấy điều kiện vay vốn trong phạm vi mức phán quyết và còn nguồn ngoại tệ thì ký quyết định cho vay theo công văn 1581/CV-NHCT5 ngày 1/7/1998 và công văn số 1012/CV-NHCT5 ban hành ngày 21/4/1999 của Tổng giám đốc ngân hàng công thương Việt Nam thì Giám đốc ngân hàng công thương Ba Đình được quyết định của món vay ngắn hạn tối đa là:
¿ 1.000.000 USD đối với tổng công ty 90, 91
¿ 500.000 USD đối với thành viên của tổng công ty 90,91 và doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố xếp loại A.
¿ 300.000 USD đối với các đối tượng khác.
Nếu thiếu nguồn vốn ngoại tệ thì chi nhánh làm thủ tục xin điều hoà vốn gửi về NHCTVN, khi nhận được trả lời bằng văn bản của NHCTVN, cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn (gồm giấy phép nhập khẩu, hợp đồng nhập khẩu, đơn xin vay vốn ngoại tệ, hoặc đơn xin mở L/C)
Khi nhận được hồ sơ xin điều hoà vốn ngoại tệ, hồ sơ xin vay vốn trên mức phán quyết do chi nhánh chuyển đến phòng tín dụng NHCTVN xem xét, kiểm tra trình Tổng giám đốc ra quyết định và thông báo bằng văn bản phê duyệt hay không phê duyệt.
Nếu đồng ý vay, cán bộ tín dụng hướng dẫn người vay lập khế ước hẹn nợ và giải ngân theo chế độ thực hiện dự án.
Nếu từ chối vay Tổng giám đốc và Giám đốc chi nhánh phải nói rõ lý do từ chối và trả lại hồ sơ xin vay cho khách hàng.
Kiểm tra, xử lý và thu hồi nợ.
Trong thời hạn của món vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi, nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra tính hiện thực của mục đích sử dụng vốn vay của kế hoạch trả nợ. Qua đó phát hiện, dự báo các khoản cho vay có vấn đề kịp thời đề xuất các giả pháp xử lý, đôn đốc thu hồi nợ.
Trước hạn hoặc đến hạn nợ, doanh nghiệp phải chủ động trích tài khoản tiền gửi của mình để trả nợ. Nếu không tự trả nợ ngân hàng cho vay có quyền trích tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc tiền gửi VNĐ (nếu tài khoản tiền gửi ngoại tệ không đủ trả nợ) để thu hồi nợ. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ để thu nợ và không có lý do chính đáng để ngân hàng xem xét cho ra hạn nợ thì ngân hàng sẽ ghi nợ phần còn thiếu sang nợ quá hạn chờ xử lý. Ngân hàng có thể làm thủ tục thu nợ hoặc nhờ ngân hàng nơi gửi người bảo lãnh mở tài khoản thu hồi nọ hộ.
Sau 30 ngày kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, các chi nhánh tiến hành tổ chức phát mại tài sản, thế chấp (của người vay hoặc bảo lãnh) theo đúng quy định hiện hành.
Hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của các chi nhánh NHCTVN dựa trên những quy định chủ yếu trên. Tuy nhiên tuỳ theo quy mô, tính chất của từng món vay, từng khách hàng và điều kiện thực tế về môi trường kinh doanh của mỗi chi nhánh để áp dụng những quy định này theo từng mức độ hợp lý khác nhau.
2.2.3. Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu ở Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình.
2.2.3.1. Cho vay thu mua hàng xuất khẩu một hình thức tài trợ cho nhà xuất khẩu.
Lịch sử đã để lại cho Ngân Hàng Công Thương Ba Đình không mấy thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu, đã có một thời kỳ dài nhà nước độc quyền về ngoaị thương tham gia hoạt đông xuất nhập khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh và tài trợ cho những hoạt động này là do Ngân hàng ngoại thương đảm nhận. Kể từ khi nhà nước xoá bỏ dần độc quyền về ngoaị thương, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự sôi động và ngày một phát triển. Song các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia hoạt đông xuất nhập khẩu còn ít và rủi ro lại rất cao, còn các doanh nghiệp kinh tế quốc doanh thì chủ yếu là các bạn hàng truyền thống của Ngân Hàng Ngoại Thương. Chính vì vậy mà ngoại trừ tín dụng ngoại tệ cao do nhu cầu đổi mới thay thế máy móc thiết bị của hầu hết các thành phần kinh tế thì tài trợ tín dụng xuất khẩu đối với các khách hàng của mình chưa cao xuất hiện mấy năm gần đây. Điều này là do nỗ lực chủ động tìm kiếm khách hàng mới và do lòng tin của khách hàng đối với hoạt động kinh doang của Ngân Hàng Công Thương Ba Đình trong những năm vừa qua.
Về điều kiện trình tự, thủ tục, quy trình xét duyệt cho vay, thu hồi nợ đợc tiến hành như một món vay bình thường. Ngoài ra các nhà xuất khẩu có nhu cầu tín dụng còn cần phải có thêm hoá đơn chứng từ, đơn đặt hàng, hợp đồng ngoại thương liên quan đến xuất khẩu. Các món cho vay này bằng nội tệ (tức VNĐ) thường thì do chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu của nhà nước, lãi xuất cho vay đối với hình thức này là ưu đãi.
Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình có thể cho vay đối với nhà xuất khẩu theo các hình thức cụ thể:
ã Cho vay trước khi có hợp đồng xuất khẩu: Doanh nghiệp trước khi có hợp đồng xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cho vay để bổ sung vốn lưu động, thu mua, dự trữ sản xuất hàng xuất xuất.
Mức tối đa bằng tổng chi phí cần thiết để thu mua, dự trữ hàng xuất khẩu.
ã Cho vay sau khi kí hợp đồng xuất khẩu: Sau khi kí hợp đồng xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể được xem xét cho vay để tiếp tục bổ sung vốn lưu động, thu mua sản xuất hàng xuất khẩu theo hợp đồng nhưng với điều kiện doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng.
Mức tối đa = tổng chi phí sản xuất ra trị giá hàng hoá theo hợp đồng xuất khẩu đã kí - vốn tự có và vốn ứng trước của người mua, các nguồn huy động khác.
ã Cho vay cầm cố hối phiếu: Sau khi xuất hàng có được hối phiếu nếu nhà xuất khẩu có nhu cầu vay vốn sẽ được Chi Nhánh xem xét cho vay theo hình thức cầm cố hối phiếu.
Mức cho vay tối đa không vượt quá 80% trị giá hối phiếu, trừ một số trường hợp được bảo lãnh khả năng thanh toán hoặc với khách hàng lớn có quan hệ lâu dài mức cho vay có thể đạt tới 90%-95% trị giá hối phiếu.
Khi nhận được tiền hàng Ngân Hàng sẽ thanh toán lãi phải thu, tự động thu hồi nợ gốc đã cho vay và lãi. Lãi được tính từ ngày phát tiền vay đến ngày ngân hàng thu được tiền từ ngân hàng phát hành L/C hoặc từ doanh nghiệp, phần còn lại ngân hàng chuyển trả theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Phương pháp cho vay: Ngân Hàng có thể cho vay theo quí hoặc cả mùa vụ (nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu ổn định) và ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng thường xuyên để kí hợp đồng.
Với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên, Chi Nhánh áp dụng phương pháp cho vay theo món (cho vay từng lần) tương ứng với mức độ đảm bảo nợ vay.
Thời hạn cho vay: Chi Nhánh cho vay tối đa không quá 12 tháng và được xác định phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh và luân chuyển hàng hoá hoặc thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc thời hạn thanh toán của L/C.
Lãi suất cho vay: Chi Nhánh áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn ngoại tệ, VND thấp hơn lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước và qui định mức giảm tối thiểu 0,1%/tháng đối với VND và 0,2%/ năm đối với vay ngoại tệ.
Lãi suất cho vay thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Tổng giám đốc trong từng thời kì và tương ứng với loại tiền vay.
Với các khách hàng có quan hệ lâu dài, có quan hệ vay trả thường xuyên, cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng khi có doanh thu hàng xuất khẩu thì sẽ được cho vay với lãi suất ưu đãi. Trường hợp có tiền gửi VND làm đảm bảo thì được cho vay với lãi suất thấp.
Thực hiện phát tiền vay: Việc phát tiền vay được dựa trên hợp đồng kinh tế và chuyển thẳng đến đơn vị thụ hưởng. Trường hợp người bán không có tài khoản thì được phép dùng tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán và việc phát tiền vay dựa trên hoá đơn nhập kho, hợp đồng. Trường hợp ứng tiền để thu mua thì căn cứ vào tiến độ mua hàng giao giám đốc chi nhánh xem xét thực tế để quyết định cho vay.
Sau từ 7-10 ngày kể từ khi phát tiền vay, Chi Nhánh phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
Xử lí hợp đồng vi phạm: Nếu hợp đồng tín bị phá vỡ do các nguyên nhân như:
Bên mua phá vỡ hợp đồng
Bên mua hoặc ngân hàng bên mua bị phá sản.
Do hình thức thanh toán không an toàn (chuyển tiền điện tử, nhờ thu...).
Rủi ro hối đoái, rủi ro chứng từ thanh toán và các điều khoản bất lợi cho nhà xuất khẩu qui định trong hợp đồng xuất khẩu ...
Doanh nghiệp không được hưởng các ưu đãi nêu trên và khoản nợ coi như đến hạn nếu trong 15 ngày sau đó doanh nghiệp không có cách trả nợ cho ngân hàng.
2.2.3.2. Cho vay mở L/C AT SIGHT. Hình thức tín dụng tài trợ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu.
Với các doanh nghiệp nhập khẩu chi nhánh thường áp dụng các hình thức như sau: cho vay ngắn, trung, dài hạn để nhập khẩu vật tư hàng hoá, thiết bị, và cho vay theo hình thức bảo lãnh hàng trả chậm. Ngoài ra, cho vay mở L/C at sight, là hình thức tín dụng tài trợ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu ở chi nhánh ngân hàng hiện nay, để hiểu rõ hơn hình thức tín dụng này, dưới đây sẽ trình bày hình thức tín dụng này ở ngân hàng. Theo công văn số 2725/CV –NHCT5, ra ngày 29-09-1999, về hướng dẫn việc mở và thanh toán L/C AT SIGHT của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam thì việc mở L/C AT SIGHT phải tuân thủ theo những quy định sau:
ã Mở L/C AT SIGHT
Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu vật tư hàng hoá thiết bị... mà trong hợp đồng ngoại thương quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trả tiền ngay (gọi tắt là L/C AT SIGHT) được ngân hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6689.doc