Các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp: Cung cấp dịch vụ viễn thông; Truyền dẫn; Bưu chính; Phân phối thiết bị đầu cuối; Đầu tư tài chính; Truyền thông; Đầu tư bất động sản; Xuất nhập khẩu; Đầu tư nước ngoài. Tầm nhìn chiến lược mà Viettel đặt ra được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel. Viettel hiểu khách hàng cần và muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt vì vậy mà Viettel luôn nỗ lực để sáng tạo phục vụ cho những nhu cầu riêng biệt ấy một sự chia sẻ thấu đáo nhất. Viettel đã xây dựng cho mình một bộ quy chuẩn về chuẩn mức, đạo đức, triết lý kinh doanh của riêng doanh nghiệp và áp dụng đối với tòan bộ nhân viên Viettel trên tòan quốc. Trải qua 22 năm tồn tại và phát triển (từ 01/06/1989 với tiền thân là Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin SIGELCO) Viettel đã đạt nhiều thành tích đang khâm phục. Viettel là doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành bưu chính viễn thông tại Việt Nam, là mạng di động đứng đầu Việt Nam với 11 triệu thuê bao, là một trong những mạng di động phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn); là mạng số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam; số 2 về phủ dịch vụ PSTN, VoIP và ADSL ở Việt Nam; Dẫn đầu về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam, mạng lưới phân phối rộng khắp Việt Nam; đột phá kỹ thuật thu – phát trên một sợi quang; và đứng đầu về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng tại Việt Nam. Ngòai ra Viettel cũng là doanh nghiệp đầu tiên của viễn thông Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngòai. Và hiện nay, Viettel đã lọt top 20 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh thu năm 2010 của Viettel đạt 91.134 tỷ VNĐ ~ 4,27 tỷ USD là thực lãi là khoảng 15.000 tỷ VNĐ ~ 750 triệu USD.
37 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3181 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của Viettel dựa trên đánh giá của khách hàng mục tiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nhận giá trị thương hiệu mới phát triển được. Với họ, thương hiệu là tài sản gần như duy nhất. Trường hợp McDonald’s của Mỹ hay chuỗi cà phê cao cấp của Gloria Jesn’s của Úc là những ví dụ điển hình khi giá trị thương hiệu chiếm trên 70% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Việt Nam sau hội nhập sẽ xuất hiện nhiều hệ thống nhượng quyền. Các chủ nhân khó tránh khỏi lúng túng, khó khăn trong việc định giá thương hiệu khi có nhu cầu cổ phần hoá hay góp vốn liên doanh bằng chính thương hiệu. Ngay cả thương hiệu được công nhận như tài sản vô hình chính thức cũng sẽ phát sinh nhiều khó khăn và tranh cãi khác quanh công thức, kết quả đánh giá mà doanh nghiệp sử dụng (thường mang tính chủ quan). Đây sẽ là thách thức không nhỏ.5 phương pháp tính giá trị cụ thể thương hiệu dựa vào cảm nhận của khách hàng Có 5 phương pháp phổ biến, có thể áp dụng theo từng trường hợp cụ thể.
Phương pháp 1: Dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường Khi khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng vào uy tín và chất lượng của thương hiệu nào đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn bình thường. Đó chính là khả năng giá trị công thêm của thương hiệu mang lại cho một sản phẩm.Nói cách khác, nếu không có thương hiệu, chắc chắn khách hàng sẽ không trả nhiều tiền như thế để mua sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thử hỏi giá vốn của một túi xách thời trang cao cấp hiệu Louis Vuitlon đang bày bán tại các cửa hàng mới khai trương trên đường Đồng Khởi là bao nhiêu mà người ta gắn bảng giá lên đến hàng ngàn USD? Chắc chắn hai chữ “Louis Vuitlon” là phần vốn chủ yếu.Thực ra, có thể cân đo khả năng bán giá cao hơn bình thường của một thương hiệu qua nghiên cứu khách hàng. Khách sẽ được hỏi nhiều câu để khám phá ra sự khác biệt giữa sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm cùng loại không có thương hiệu.
Phương pháp 2: khả năng bán hàng dễ dàng hơn bình thường Có những loại sản phẩm không phù hợp để định giá theo phương pháp dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường (phương pháp 1) vì giá bán ra khá tương đương. Như sản phẩm bút bi Thiên Long hay giấy Vĩnh Tiến, khá nổi tiếng khó bán giá cao hơn đáng kể so với các nhãn hiệu khác cùng loại, vì đặc thù của sản phẩm này trong một giai đoạn cụ thể.Đây là trường hợp có thể áp dụng cách tính dựa vào khả năng bán hàng dễ hơn bình thường đúng hơn là dựa vào sự ưa chuộng của khách.Với cách tính này, giá trị thương hiệu là khoản chênh lệch thị phần thay vì lợi nhuận như phương pháp 1. Tuy nhiên, cả phương pháp 1 và 2 đều chỉ dựa vào con số thống kê nghiên cứu liên quan chủ yếu đến sức mạnh hiện tại của thương hiệu. Điều này chưa cân nhắc nhiều đến yếu tố tương lai (khi có sự thay đổi, cải tiến về chất lượng…)
Phương pháp 3: Dựa vào chi phí để xây dựng thương hiệu Dựa vào chi phí để xây dựng một thương hiệu tương tự, có thể so sánh được. Ví dụ, nếu chi phí ước tính để xây dựng sản phẩm, thương hiệu mới tốn khoảng 100 tỷ đồng và xác suất thành công bình thường chừng 25% cho lĩnh vực kinh doanh đó, trung bình phải đầu tư gấp 4 lần (400 tỷ đồng) mới có thể bảo đảm 100% thành công.Do đó, để mua thương hiệu thành công có sẵn, trong trường hợp này, người mua sẽ phải trả khoảng 400 tỷ đồng là hợp lý. Chi phí cho thường hiệu này tuy chỉ có 100 tỷ đồng nhưng giá trị thương hiệu được xác định ở mức 400 tỷ đồng là hợp lý.
Phương pháp 4: Dựa vào giá cổ phiếu thị trường chứng khoán Với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán, có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp so với các phương pháp trước.Hai giáo sư của trường Đại học Chicago (Mỹ) là Carol J.Simon và Mary W.Sullivan đã áp dụng lý thuyết về tài chính để xây dựng phương pháp này. Cách tính bắt đầu từ giá thị trường của doanh nghiệp, hàm số giá cổ phiếu và lượng cổ phiếu phát hành. Nếu lấy giá thị trường của doanh nghiệp trừ đi toàn bộ giá trị tài sản hữu hình trên bảng cân đối tài sản như nhà xưởng, trang thiết bị, hàng tồn kho, vốn tiền mặt…sẽ có số dư là tài sản vô hình.Tài sản vô hình này có thể chia làm ba phần: giá trị tài sản nhãn hiệu, giá trị của những yếu tố phi nhãn hiệu (nghiên cứu, bằng sáng chế…)và giá trị của những yếu tố ngành nghề (quy định của ngành…). Trong đó, tài sản nhãn hiệu được cho là hàm số của yếu tố thâm niên và thời điểm xuất hiện trên thị trường; cho phí quảng cáo cộng dồn; tỷ lệ quảng cáo hiện tại so với tổng chi phí quảng cáo toàn ngành. Giá trị thương hiệu trên thị trường chứng khoán dao động do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ khách quan đến chủ quan. Một chiến lược kinh doanh hay marketing vừa công bố đã có ảnh hưởng nhất định trên giá trị cổ phiếu.Tháng 7 – 1982, Coca-Cola tung ra sản phẩm mới là Diet Coke. Lập tức giá trị thương hiệu Coke vọt thêm 65% trong khi Pepsi vẫn nằm nguyên do không có gì mới. Ba năm sau, giá trị thương hiệu của Coke rớt xuống 10% sau khi giới thiệu tiếp sản phẩm mới New Coke “chết yểu”. Và dĩ nhiên, giá trị thương hiệu đối thủ cạnh tranh – Pepsi đã tăng 45% cùng thời điểm.Rõ ràng, tâm lý nhà đầu tư quyết định giá trị các thương hiệu trên thị trường chứng khoán.
Phương pháp 5: Khả năng tạo lợi nhuận nhiều hơn bình thường Đây có lẽ là phương pháp tốt nhất để đánh giá thương hiệu. Trong đó, thu nhập tương lai thương hiệu có thể mang lại được ước tính rồi trừ bớt. Thứ nhất là dựa vào kế hoạch dài hạn. Cụ thể là lấy con số luồng lợi nhuận dự tính và trừ giảm đi. Vấn đề là ước tính thế nào cho đúng. Phải cân nhắc yếu tố sức mạnh và ảnh hưởng thương hiệu với môi trường cạnh tranh. Cách thứ hai được áp dụng khi không muốn tính hoặc tính không được luồng lợi nhuận trong tương lai mà thương hiệu có thể mang lại.Trong trường hợp này, người ta ước tính thu nhập hiện tại rồi áp dụng cấp số phân. Nếu thu nhập hiện tại không ảnh hưởng trung thực tình hình kinh doanh của thương hiệu, có thể lấy con số bình quân của vài năm trước. Nếu số bình quân là số âm hay quá thấp (do các vấn đề có thể khắc phục được), có thể lấy con số toàn ngành để làm chuẩn suy ra.
Một số biện pháp nâng cao giá trị thương hiệu
Trong thời đại của công nghệ thông tin hiện nay, có rất nhiều những nhà kinh tế đã truyền gửi các phương pháp để nâng cao giá trị thương hiệu bằng cách gửi lên mạng. Có nhiều phương pháp mang lại hiệu quả cao, nhưng cũng có nhiều phương pháp lại chưa mang lại hiệu quả. Người tiêu dùng ngày nay thường ưa chuộng những sản phẩm có đi kèm thêm giá trị gia tăng bên trong sản phẩm, dịch vụ đó. Điều đó góp phần vào quyết định mua của khách hàng. Từ đó cũng làm giảm giá trị của thương hiệu đi.
Các quyết định mua của khách hàng thường phụ thuộc vào tình cảm của họ cho nhãn hiệu, phục thuộc vào tôn giáo v..v.. Nhóm đã nghiên cứu và phân tích một số phương pháp nâng cao giá trị thương hiệu đã có từ trước đó gồm: phương thức “Decoration”, phương thức “Gluing”, và phương thức “Golem” (của Prague, Luân Đôn hay New York).
Phương thức “Decoration” có những điểm khác biệt với hai phương thức còn lại vì nó liên quan tới cách trang trí bên ngoài của sản phẩm. “Chúng tôi tự gây ấn tượng cho sản phẩm của mình,” những nhà điều hành nêu ý kiến, điều đó có nghĩa là tạo ra một tên gọi, một logo thật đặc biệt cho sản phẩm với vẻ ngoài vô cùng ấn tượng, chúng dường như đã trải qua một quá trình gian khổ, phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. “Từ đó khách hàng nhìn thấy sản phẩm của chúng tôi khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.”
Phương thức này sẽ vô nghĩa nếu nó tồn tại đơn lẻ. Nó cần có sự kết hợp bởi nhiều yếu tố khác nhau của hai phương thức còn lại.
Phương thức “Gluing” cũng bao gồm những giá trị của nhãn hiệu và những lợi ích khác có liên quan tới tên gọi, logo và vẻ bề ngoài của sản phẩm tương tự như phương thức trước. Lí do cơ bản là người tiêu dùng nhận thấy những giá trị của anh ta/cô ấy được mô tả rất gần gũi trong thông điệp đưa ra của chúng ta và ngay lập tức cảm thấy nhãn hiệu này phù hợp với họ. Những người ủng hộ phương thức “xây dựng thương hiệu theo cảm xúc” tuyên bố rằng họ cũng đính kèm những cảm xúc vào thương hiệu theo cách tương tự mà phương thức “Gluing” đã làm.
Phương thức “Golem” là phương thức thứ ba. Các nhà tiếp thị tìm kiếm những thực thể tương tự như con người với những tính cách (thậm chí là một tấm gương phản chiếu) gần gũi với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, theo nhóm thì ba phương thức này chưa mang lại hiệu quả và làm cho công ty bị lạc lối và là nguyên nhân dẫn tới việc bỏ lỡ những sự thật còn tiềm ẩn trong thương hiệu.
Sau đây là một số phương pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu mà nhóm đã nghiên cứu và tìm hiểu được:
Tạo ra liên tưởng đến lợi ích hữu hình
Cấp cơ bản nhất của quá trình xây dựng thương hiệu là phải tạo ra được một đường liên kết giữa tên tuổi thương hiệu, những chi tiết nhận diện khác và cả những lợi ích hữu hình với nhau. Những lợi ích đó được cung cấp bởi chính sản phẩm hoặc những yếu tố của phối thức tiếp thị. Đừng loại bỏ nguyên lý cơ bản này. Những nhãn hiệu thành công như dầu gội đầu Pantene đã hứa cải thiện sáu triệu chứng làm cho tóc không khỏe, và Pantene đã làm được điều đó. Giá trị tăng thêm ở đây tuy nhỏ nhưng lại rất có ý nghĩa.
Tạo bối cảnh để người tiêu dùng liên tưởng
Đây là một ý tưởng, một nguyên tắc cho phép người tiêu dùng có thể liên tưởng những điều trong thực tế đến sản phẩm (ví dụ như những hoạt động marketing khác nhau của công ty). Trong những trường hợp này, lợi ích chính của thương hiệu dành cho người tiêu dùng sẽ xuất phát từ những bối cảnh khi ấy.
Ví dụ: Liệu bạn có nên khám phá những khách sạn như Hudson hay Royalton tại trung tâm Manhattan không nếu như chủ khách sạn không hứa hẹn sẽ làm hài lòng bạn bằng mọi cách, nhưng nếu bạn ở khách sạn loại “cổ điển”, bạn sẽ nhận được những trải nghiệm khác cùng họ. Khách sạn loại “cổ điển” có những đặc điểm khác biệt so với những khách sạn khác trong cùng một chuỗi – thỉnh thoảng nó là sự khác biệt giữa các phòng trong cùng một khách sạn. Bối cảnh này sẽ dẫn dắt bạn tìm kiếm sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Nhắm thẳng đến sự trải nghiệm
Điều này rất cần thiết vì chúng có tác dụng “thôi miên” người khác, đôi khi chúng chỉ nhằm làm yên lòng những khách hàng yêu quý của chúng ta. Khi ấy, việc xây dựng thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc sáng tạo ra một sự trông đợi mà khi trải nghiệm, người tiêu dùng cảm nhận nó vượt xa những gì mà bản thân sản phẩm mang lại. Ví dụ, Red Bull sẽ tạo cho người tiêu dùng có cảm giác tăng thêm nguồn năng lượng so với tác dụng thực của thức uống.
Tạo ra một phương tiện để tự thể hiện mình
Bằng cách này, thương hiệu sẽ tạo ra một biểu tượng thích hợp mang ý nghĩa được mọi người trong một nhóm nào đó biết đến. Nó giúp người tiêu dùng tự khẳng định tính cách và được sử dụng trong giao tiếp nội bộ (làm động lực cho một nổ lực nào đó hay tạo ấn tượng cho hình ảnh cá nhân), giữa từng cá nhân với nhau (để tạo ra một ấn tượng) và giao tiếp trong xã hội (đại diện cho địa vị hoặc tư cách của người sử dụng). Nhiều bạn trẻ đã sử dụng nhãn hiệu Absolut Vodka để thể hiện mình trước bạn bè của họ (khi nhóm người trẻ tuổi này ngày càng trưởng thành).
Tạo phương tiện để truyền thông điệp
Vai trò của việc xây dựng thương hiệu là tạo ra một biểu tượng làm sao để càng có nhiều người biết đến càng tốt. Loại biểu tượng này giúp tạo ra một thông cáo và/hoặc nhấn mạnh một cảm xúc thật đặc biệt trước người tiêu dùng. De Beers làm ra một viên kim cương tạo ấn tượng cho lời hứa và cam kết của mình. Viên kim cương là một khối rất chắc chắn. Nó cũng mang một ý nghĩa khác là mối quan hệ giữa De Beers và khách hàng luôn luôn khắng khít bền lâu. Tháng 9 năm 2003, De Beers bắt đầu tạo ra một phương tiện mới để truyền tải thông điệp thông điệp này nhắm vào phụ nữ: đeo nhẫn ở tay phải nghĩa là còn độc thân (còn đeo ở tay trái nghĩa là đã hứa hôn)
Xây dựng chuẩn mực văn hóa xã hội
Phương thức tiếp theo là tạo ra chuẩn mực để người tiêu dùng sử dụng nó như là một nam châm dẫn đường. Nó giúp họ hiểu được cái gì đang xảy ra xung quanh họ và cho họ biết cách cư xử nào là đúng chuẩn mực, cách nào giúp họ vui vẻ hơn, v.v.... Apple tự cho rằng họ đạt được một chuẩn mực khi tung ra chiếc máy vi tính xách tay. Chiếc máy này không chỉ là một phương tiện làm việc mà còn là một công cụ để gây ấn tượng và mang tính sáng tạo. Đối với những người bình thường, nhãn hiệu này không chỉ thể hiện nét truyền thống mà còn làm nổi bật tính sáng tạo của họ, đồng thời nó còn khơi dậy một xu hướng văn hóa mới tạo ra hàng loạt phương tiện khác dành cho họ.
Vươn dài cánh tay
Nhãn hiệu không chỉ tạo ra phương tiện cho người tiêu dùng và còn nâng đỡ sức mạnh giúp họ đạt được mục đích cao cả mà tự bản thân họ không thể làm được. Cửa hàng quần áo Body đã biến việc mua hàng của khách thành hành động đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường và giúp đỡ những người thiếu thốn trên toàn cầu.
Tạo sự thay đổi bản ngã
Nhãn hiệu là phương tiện giúp người tiêu dùng thể hiện cách cư xử (ít nhất trong trí tưởng tượng) mà họ muốn nhưng không dám, hoặc không sẵn sàng chấp nhận sự trả giá. Sự khiêu khích của nhãn hiệu thời trang Diesel được tạo như chính “tên tuổi của” khách hàng. Họ có thể cảm thấy như thể mình đang tự khiêu khích chính mình mỗi khi thương hiệu tiến hành một chiến dịch quảng cáo rầm rộ nào đó.
Luyện tập cảm xúc
Để chọn lựa một lối sống văn minh và khỏe mạnh, chúng ta cần thỏa hiệp với khá nhiều vấn đề rất đời thường. Chúng ta đi đến những phòng tập thể dục để ngăn ngừa sự thoái hóa trên cơ thể. Vì lối sống của mình, hoặc chúng ta phải chấp nhận, hoặc đương đầu với chúng. Cũng tương tự như khi chúng ta xem phim để tập luyện những kỹ năng điều khiển cảm xúc có thể bất hợp pháp hoặc không được chấp nhận trong lối sống của chúng ta. Những nhãn hiệu như Sicily của Dolce & Gabbana cũng cho phép chúng ta tiếp cận để trải nghiệm những cảm xúc này.
Kích thích trí tưởng tượng
Tương tự phương thức trên, phương thức này giúp người tiêu dùng tưởng tượng ra một thực tế khác. Người tiêu dùng có thể tưởng tượng đến một cảnh sex rất nóng bỏng và không thể cưỡng lại được, hoặc một sức mạnh vô biên tuyệt đối, hoặc sự thống trị, tầm quan trọng, sự thành công, duyên tiền định, một kẻ giết người v.v.. Nhãn hiệu Timberland được thiết kế dựa trên cách kích thích trí tưởng tượng của người tiêu dùng về những cuộc phiêu lưu mạo hiểm chống lại những thế lực của tự nhiên.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRUẠNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA VIETTEL DỰA VÀO CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
Phương Pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu khoa học
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi, phiếu điều tra trắc nghiệm được tiến hành bằng cách gửi bảng câu hỏi cho sinh viên, học sinh và người tiêu dùng trên mạng internet từ ngày 20/04/2010 đến ngày 30/05/2010
- Nội dung: tập trung nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu Viettel và tầm ảnh hưởng của thương hiệu Viettel.
- Số lượng phiếu phát 100 phiếu, thu về 80 phiếu, số phiếu thu hợp lệ 80 phiếu
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp định lượng: các dữ liệu điều tra trắc nghiệm được xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê kinh tế SPSS. Các số liệu thu đựoc phân tích theo giái trị trung bình (mean) và chỉ số thống kê, được diễn giải bằng biểu đồ và phân tích chi tiết. Nội dung phân tích là các biến được đưa vào và phân tích như tác dụng và sự bao phủ, được nhận biết của các đặc điểm, điểm tiếp xúc, các thành tố cấu thành thương hiệu...
Phương pháp đinh tính: phân tích, đối sánh, tổng hợp thông tin từ sách báo và các bài viết trên internet.
3.2 Giới thiệu về tổng công ty Viettel
Tập đòan viễn thông quân đội (Viettel) được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100 % vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Viễn Thông quân đội. Tập đòan viễn thông quân đội (Viettel) do Bộ Quốc Phòng thực hiện quyền sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực Bưu Chính Vĩễn Thông và công nghệ thông tin. Với Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” , Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động.
Các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp: Cung cấp dịch vụ viễn thông; Truyền dẫn; Bưu chính; Phân phối thiết bị đầu cuối; Đầu tư tài chính; Truyền thông; Đầu tư bất động sản; Xuất nhập khẩu; Đầu tư nước ngoài. Tầm nhìn chiến lược mà Viettel đặt ra được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel. Viettel hiểu khách hàng cần và muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt vì vậy mà Viettel luôn nỗ lực để sáng tạo phục vụ cho những nhu cầu riêng biệt ấy một sự chia sẻ thấu đáo nhất. Viettel đã xây dựng cho mình một bộ quy chuẩn về chuẩn mức, đạo đức, triết lý kinh doanh của riêng doanh nghiệp và áp dụng đối với tòan bộ nhân viên Viettel trên tòan quốc. Trải qua 22 năm tồn tại và phát triển (từ 01/06/1989 với tiền thân là Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin SIGELCO) Viettel đã đạt nhiều thành tích đang khâm phục. Viettel là doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành bưu chính viễn thông tại Việt Nam, là mạng di động đứng đầu Việt Nam với 11 triệu thuê bao, là một trong những mạng di động phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn); là mạng số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam; số 2 về phủ dịch vụ PSTN, VoIP và ADSL ở Việt Nam; Dẫn đầu về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam, mạng lưới phân phối rộng khắp Việt Nam; đột phá kỹ thuật thu – phát trên một sợi quang; và đứng đầu về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng tại Việt Nam. Ngòai ra Viettel cũng là doanh nghiệp đầu tiên của viễn thông Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngòai. Và hiện nay, Viettel đã lọt top 20 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh thu năm 2010 của Viettel đạt 91.134 tỷ VNĐ ~ 4,27 tỷ USD là thực lãi là khoảng 15.000 tỷ VNĐ ~ 750 triệu USD.
Trụ sở giao dịch: số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (+84.4) 62556789
Fax: (+84.4) 62996789
Email: gopy@viettel.com.vn
Website: www.viettel.com.vn
3.3 Thực trạng thương hiệu Viettel
3.3.1 Mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng mục tiêu
Sau khi thu thập câu trả lời từ người tiêu dùng thì có hơn 60/80 người được hỏi cho là họ có sử dụng mạng Viettel. Rõ ràng, đối với một thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh như ở Viettel gồm nhiều “ ông lớn” như: Mobifone, Vinaphone thì tỉ lệ những người được hỏi có sử dụng Viettel cao như vậy là rất đáng mừng.Điều này cho thấy Viettel đang là một trong những mạng di động chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay và thực tế cũng đã chứng minh điều nay. Viettel hiện nay là doanh nghiệp viễn thông có số lượng thuê bao và có độ bao phủ thị trường rộng, mạnh mẽ nhất cả nước. Mức độ nhận biết thương hiệu cao như vậy cũng chứng tó ngoài các hoạt động nhằm phục vụ cho dịch vụ viễn thông và chăm sóc khách hàng thì Viettel cũng đã chú trọng tới hoạt động quảng bá, xây dựng sự nhận biết về thương hiệu từ phía khách hàng và hiệu quả đạt được là rất tốt.
3.3.2 Các liên tưởng thương hiệu Viettel
Chú thích:
1:logo
2:Màu sắc
3: Slogan
4:Khác
Từ đồ thị thì ta có thể thấy rằng hầu hết những người được hỏi về Viettel thì điều đầu tiền họ sẽ liên tưởng tới là Logo của Viettel, sau đó là tới Slogan và cuối cùng là màu sắc.Như vậy thương hiệu Viettel được khách hàng nhận biết chủ yếu qua logo và slogan của mạng di động này.
Một logo được thiết kế khá đơn giản nhưng Viettel đã tạo được ấn tượng trong mắt khách hàng. Mẫu logo tuy đơn giản nhưng đặc trưng và dễ dàng in trên mọi chất liệu nhằm quảng báo hình ảnh của doanh nghiệp.
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, ban sẽ trích dãn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng phù hợp với tầm nhìn thương hiệu của và Slogan mà Viettel đã chọn. Viettel quan tâm và trân trọng những nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng. Logo của Viettel mang hình elip đuợc thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớnlại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng là biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông)Ba màu sắc trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: Màu xanh (thiên), màu vàng (địa) và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel. Với cách thức sử dụng, tần xuất xuất hiện dày đặc mọi nơi của Viettel giúp khách hang được tiếp cận nhiều với logo, tạo cảm giá thân quen, quen thuộc với khách hàng, giúp cho khách hàng biết đến và dễ dàng nhạn ra thương hiệu của Viettel hơn là những thành tố khác của thương hiệu Viettel.
Về phần Slogan: “Hãy nói theo cách của bạn” thể hiện Viettel luôn mong muốn được phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và vị vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình. Điều này thể hiện sự tôn trọng khách hàng, luôn luôn đặt vị trí của khách hàng lên hàng đầu trong sự quan tâm và phát triển của thương hiệu Viettel. Khách hàng được quan tâm và chăm sóc tận tình là thể hiện sự quan tâm chăm sóc tốt củaViettel.
Vấn đề đặt ra lúc này là Viettel cần làm gì với các thành tố khác có sức gợi sự lên tưởng tới thương hiệu của mình nhằm nâng cao sự hiểu biết về doanh nghiệp từ phía khách hàng nhất là đối tượng khách hàng mục tiêu??? Phải làm như thế nào để khách hàng có thể biết đến cảm nhận và liên tưởng đến thương hiệu Viettel thông qua các thành tố, các liên kết khách chứ khôgn chỉ là Logo và Slogan của mình. Đây quả là một thách thức không nhỏ đối với những người làm thương hiệu của Viettel. Không chỉ có nâng cao sự nhận biết về thương hiệu mà Viettel còn cần phải nâng cao giá trị của thương hiệu cũng như các thành tố có liên quan trong tâm trí của khách hàng đặc biệt là khách hàng mục tiêu để khẳng định vị thế dẫn đầu của mình tại thường viễn thông di động Việt Nam.
3.3.3 Một số đánh giá chất lượng Viettel dựa trên cảm nhận của khách hàng mục tiêu
Chú thích:
1: Giá cước rẻ.
2:Chất lượng mạng tốt.
3:Chăm sóc khách hàng tốt.
4:Nhiều chương trình khuyến mại
5:Nhiều dịch vụ gia tăng.
6: Lý do khác.
Từ bảng đồ thị trên ta có thể thấy được những người được hỏi sử dụng mạng Viettel vì lí do là “ Giá cước rẻ” là cao nhất, tiếp theo đó là lí do “ Lí do khác” và sau đó là các lí do khác như chất lượng mạng tốt, chăm sóc khách hàng tốt….
Như vậy, khi nhắc tới Viettel thì người tiêu dùng thường để ý tới giá cước hơn là đánh giá cao về các yếu tố như chất lượng mạng tốt, chăm sóc khách hàng tốt hay là nhiều khuyến mại và dịch vụ gia tăng.Đây chính là điểm mà Viettel cần chú ý để có thể phát huy điểm mạng của mình là “ Giá cước rẻ” và bên cạnh đó hạn chế các điểm yếu khác của mình.Việc đánh giá của người tiêu dùng thường thì dựa vào việc so sánh với các mạng di động khác như Mobifone, Vinaphone hay Sphone…Vậy từ đồ thị trên ta có thể thấy rõ ràng là khách hàng đánh giá chưa cao về chất lượng mạng , về chăm sóc khách hàng… của Viettel so với các mạng di động lớn khác.
Hiện nay giá sử dụng dịch vụ viễn thông của Viettel được đánh giá là rẻ nhất trong các mạng viễn thông tại Việt Nam. Đây cũng thuộc chiến lược định vị thương hiệu của Viettel ngay từ những ngày đầu gia nhập thị trường của Viettel. Chính vì vậy mà Viettel có được lượng khách hàng lớn và trung thành với doanh nghiệp nhờ sử dụng chính sách giá hợp lý. Nhưng do quá chú trọng vào chiến lược phát triển định vị vào giá nên Viettel các hoạt động chiến lược khác chưa được doanh nghiệp chú trọng nhiều. Chất lượng mạng dịch vụ của Viettel mặc dù được đánh giá tương tối tốt nhưng mà vẫn chưa thoản mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên có thể do định vị giá rẻ nên với mức như vậy khách hàng cũng có cảm thấy hài lòng với chất lượng mà doanh nghiệp cung cấp. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Viettel cũng chưa thoả mãn mong muốn của khách hàng. Dịch vụ tư vấn, giải đáp thắc mắc của Viettel thông qua tổng đài có tốn phí dịch vụ sử dụng do vậy nên nhiều khách hàng không muốn sử dụng hoặc ngại do không muốn mất phí dù cho mức cước để sử dụng hiện nay là rất rẻ (200vnđ/phút cuộc gọi).
Ngoài ra thì khách hàng cũng chưa hài lòng với tỷ lệ các chương trình khuyến mãi mà Viettel cung cấp cũng chưa nhiều, chưa sâu rộng mà mang tính hình thức, gắn bó chưa sâu rộng và nhu cầu và chưa thật sự đúng nhu cầu khách hàng. Nhiều khuyến mãi không sâu, chỉ dành riêng cho một số, tầng lớp khách hàng nhỏ.
3.3.4 Sự trung thành của khách hàng với Viettel
Chú thích:
1: dưới 3 tháng.
2: 4 tháng 1 năm
3: Trên 1 năm.
Từ đồ thị trên thì cho ta thấy rằng phần lớn các khách hàng được hỏi khá là trung thành với mạng di động Viettel khi có 55/80 người đã sử dụng mạng Viettel trên 1 năm.Theo nghiên cứu của các nhà mạng thì hầu hết những người đã sử dụng thuê bao trên 1 năm thì tỉ lệ họ chuyển số điện thoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của Viettel dựa trên đánh giá của khách hàng mục tiêu.doc