Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý ở công ty xây lắp – Vật liệu xây dựng

Lời mở đầu 1

Chương I 3

Tổng quan về quản lý và hiệu lực quản lý. 3

I. Những khái niệm.: 3

1. Định nghĩa quản lý. 3

1.1. Khái niệm quản lý: 3

1.2. Nội dung của quản lý kinh tế. 4

1.2.1. Lập kế hoạch: 5

1.2.2 Tổ chức 9

1.2.3 Lãnh đạo. 13

1.2.4 Kiểm tra. 15

2. Đặc điểm. 19

3. Chức năng của quản lý. 20

4. Vai trò của quản lý. 21

5. Các nguyên tắc quản lý. 22

5.1. Tập trung dân chủ. 23

5.2.Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội 23

5.3. Phối hợp điều hoà các lợi ích. 23

5.4 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. 25

5.5 Hướng vào khách hàng và thị trường mục tiêu. 25

6. Hiệu lực quản lý: 26

6.1. Khái niệm hiệu lực quản lý: 26

6.2. Các phương diện của hiệu lực quản lý: 27

6.2.1. Phương diện kinh tế: 27

6.2.2. Phương diện pháp lý: 27

6.2.3. Phương diện xã hội: 28

II. Tính tất yếu khách quan của nâng cao hiệu lực quản lý: 28

1. Vai trò của quản lý đối với doanh nghiệp: 28

2. Sự cần thiết của nâng cao hiệu lực quản lý: 29

2.1. Sự biến động của môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 29

2.2. Sự vận động của doanh nghiệp. 30

2.3. Đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh. 30

III. Các hình thức, xu hướng nhằn nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. 31

1. Tổ chức lại doanh nghiệp: 31

2. Điều chỉnh cơ cấu trong doanh nghiệp. 32

3. Tập trung khâu xung yếu: 33

4. Đẩy mạnh chức năng kiểm soát trong doanh nghiệp: 34

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý. 35

1. Cơ cấu tổ chức: 35

2. Năng lực sản xuất: 35

2.1. Trang thiết bị công nghệ: 35

2.2. Đội ngũ cán bộ công nhân viên. 35

3. Năng lực của nhà quản lý: 36

Chương II 37

Thực trạng công tác quản lý và hiệu lực quản lý ở tại công ty vật liệu- xây dựng. 37

I. Tổng quan về công ty: 37

1. Quá trình ra đời: 37

2. Chức năng nhiệm vụ: 38

3. Tổ chức quản lý của công ty: 40

4. Các xí nghiệp trực thuộc: 43

5. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 44

II. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý của Công ty: 45

1. Trang thiết bị và công nghệ sản xuất: 45

2. Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên: 47

2.1. Thực trạng tại Công ty: 47

2.1.1 Đội ngũ công nhân viên kỹ thuật: 47

2.1.2 Chất lượng cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật: 48

3. Mô hình cơ cấu quản lý của Công ty: 50

4. Đặc thù nghành nghề sản xuất kinh doanh: 51

III. Đánh giá hiệu lực quản lý của công ty thông qua kết quả

kế hoạch các năm gần đây 52

1. Một số kết quả đạt được trong ba năm gần đây: 52

1.1. Về tài chính: 52

1.2. Tình hình thực hiện xây dựng các công trình trong ba năm qua: 54

2. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh: 54

2.1. Mặt tích cực: 54

2.2. Mặt hạn chế: 54

3. Những nguyên nhân của hạn chế tồn tại 55

4. Mục tiêu chung của công ty trong các năm tới. 56

3.1. Về xây lắp: 56

3.2. Về sản xuất công nghiệp: 57

3.3. Về tổ chức sản xuất kinh doanh: 57

3.4. Đầu tư xây dựng cơ bản: 57

3.5. Về tổ chức nhân sự và đào tạo: 57

Chương III 58

Một số biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý đối với công ty xây lắp- vật liệu xây dựng 58

I. Tổ chức lại Công ty: 58

1. Cơ sở lý luận. 58

2. Nội dung biện pháp. 59

3. Điều kiện thực hiện. 59

4. Đánh giá phương án. 60

II. Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây lắp. 60

1. Cơ sở lý luận. 60

2. Nội dung. 61

3. Điều kiện thực hiện: 61

4. Đánh giá chung 61

III, Nâng cao năng lực cán bộ quản lý 62

1. Cơ sở lý luận 62

2. Nội dung 62

4. Đánh giá 62

IV, Đẩy mạnh chức năng kiểm soát trong công ty 63

1. Cơ sở lý luận 63

2. Nội dung 63

3. Đánh giá chung 64

 V. Nâng cao hiệu lực quản lý lĩnh vực Marketing 64

 1. Cơ sở lý luận 64

 2. Nội dung 65

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý ở công ty xây lắp – Vật liệu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể và xã hội đối với sự cống hiến cuả mỗi người là sự khẳng định thang bậc của họ trong cộng đồng. Cũng thông qua các hình thức khuyến khích đó người lao độg nhận biết được kết quả, ý thức công việc mình làm. Vì thế nó rất cần thiết với bất kỳ ai và vào bất kỳ giai đoạn nào. 5.4 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu qủa trong từng tình huống khác nhau, đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân, từ đó ra quyết định tối ưu nhằm tạo được các thành quả có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của tổ chức. Tuy nhiên tiết kiệm, hiệu quả không đồng nghĩa với hạn chế tiêu dùng vấn đề là tiêu dùng hợp lý trong khả năng cho phép. Tiết kiệm cũng không có nghĩa là chi ít tiền mà là chi sao cho đạt kết quả tốt nhất. Hiệu quả được xác định bằng kết quả trên một đồng chi phí bỏ ra. Từ đó phải tăng kết quả và giảm chi phí để có hiệu quả cao. Trong đó giảm chi phí bằng cách tiết kiệm đầu vào và tiết kiệm thời gian và tăng kết quả bằng cách tăng năng suất lao động. Hai công việc này có thể đồng thời hoặc lệch nhau nhưng phải luôn hướng tới kết quả lớn hơn chi phí. Hoạt động quản lý phải đưa ra các quyết định quản lý sao cho với một lượng chi phí nhất định có thể tạo ra lượng giá trị nhiều nhất phục vụ con người. Làm được việc này đòi hỏi phải mạnh mẽ cải cách ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, và không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý trong nội bộ tổ chức theo hướng tinh giảm vì nhu cầu công việc và hiệu quả cao. 5.5 Hướng vào khách hàng và thị trường mục tiêu. Một cách quản lý tông tại trong lịch sử đó là nhà sản xuất chỉ làm những cái mình có thể và vì thế mọi kết quả phând lớn là chủ quan. Cách quản lý đó sẽ dẫn tới kết quả là doanh nghiệp sẽ mất kả năng thích ứng với sự biến động của thị trường. Ngày nay thị trường rộng lớn và biến đổi liên tục theo thời gian, nó đòi hỏi nhà quản lý phải nhận biết đâu là thị trường trọng điểm mình có thể khai thác và hiểu họ cần gì và mình phải đáp ứng cái gì. Luôn dự đoán trước nhu cầu của họ để tạo nên các yếu tố sáng tạo trong tổ chức của mình. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi quản lý phải làm tốt công tác marketing trong đó đặc biệt quan trọng khâu nghiên cứu thị trường. 6. Hiệu lực quản lý: 6.1. Khái niệm hiệu lực quản lý: Theo khoa học quản lý : “Hiệu lực quản lý là mức độ thực hiện hoá của các quyết định quản lý. Nó cho thấy quyết định quản lý đưa ra được thực hiện như thế nào, nhanh hay chậm, đúng trình tự và đúng tiêu chuẩn của kế hoạch hay không . Thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ của đối tượng quản lý đối với chủ thể quản lý đồng thời thể hiện trình độ năng lực quản lý và tính đúng đắn của các quyết định quản lý”1 Giáo trình Quản lý học KTQD- Tâpj 1- NXB KHKT-2001 . Theo khái niệm này ta thấy hiệu lực quản lý mang những nội dung sau: Hiệu lực quản lý thể hiện giá trị hiện thực của các quyết định quản lý. Từ một quyết định đưa ra đưa vào thực tế được thực hiện đúng trình tự thời gian, đúng người đúng việc, giải quyết vấn đề đạt mục tiêu kế hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế khi đó quyết định được coi là đạt hiệu lực quản lý. Cũng từ một quyết định đưa ra trên cơ sở hiệu lực quản lý chúng ta đánh giá được mức độ đúng đắn của nó. Vì đối tượng quản lý là con người do đó các quyết định đảm bảo tính khoa học và đúng đắn thì sẽ được mọi người đồng tình ủng hộ thực hiện. Và cuối cùng hiệu lực quản lý thể hiện năng lực trình độ của nhà quản lý và tính kỷ luật, chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc của đối tượng quản lý. Những yếu tố trên của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý được đảm bảo nhất định quyết định quản lý có hiệu lực cao, đạt kết quả. 6.2. Các phương diện của hiệu lực quản lý: 6.2.1. Phương diện kinh tế: Trên giác độ kinh tế hiệu lực quản lý gắn liền với hiệu quả kinh tế. Mặc dù hiệu lực quản lý không đồng nhất với hiệu quả. Hiệu quả được xác định bằng kết quả trừ đi chi phí. Nhưng hiệu lực quản lý không chỉ dừng lại ở mức độ đảm bảo quyết định quản lý được thi hành đúng kế hoạch mà còn xác định trên kết quả đạt được. Một kết quả như mong muốn hoặc vượt kế hoạch cho thấy hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo hiệu lực của quyết định quản lý là thành công. Đồng thời trong quá trình triển khai kế hoạch nếu có sai lệch nhưng được phát hiện kịp thời và điều chỉnh hợp lý đem lại kết quả tốt thể hiện quản lý đã đi sâu, đi sát và linh hoạt nhạy bén. Không thể nói một quyết định quản lý được đảm bảo thực hiện về mặt quy trình nhưng đem lại hiệu quả kinh tế thấp là đạt hiệu lực quản lý. Có những kế hoạch được xây dựng chi li và cẩn thận nhưng khi đi vào thực tế những yếu tố không kiểm soát được của môi trường bên ngoài biến động mạnh mẽ vượt dự tính của kế hoạch và cho dù kế hoạch đó có được thực hiện đúng trình tự thì cũng không thích ứng kịp, ở đó đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của nhà quản lý vào các khâu xung yếu đảm bảo mục tiêu được thực hiện. Như vậy đôi khi làm tăng chi phí quản lý và giảm hiệu quả kinh tế. Qua sự phân tích trên ta thấy rằng giữa hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo cho nhau được thực hiện. 6.2.2. Phương diện pháp lý: Về mặt pháp lý của hiệu lực quản lý là nói đến tính đảm bảo thực hiện. Như vậy nó gắn liền với quyền lực thực tế của nhà quản lý. Với mỗi quyết định đưa ra họ có quyền chỉ định, cưỡng chế thi hành và được đảm bảo thực hiện thông qua hệ thống pháp luật, nội quy, điều lệ của tổ chức. Gắn liền với quyết định quản lý là những văn bản hướng dẫn thi hành ở đó quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của từng đối tượng thi hành và những chế tài kèm theo trong trường hợp có sự vi phạm. Một quyết định được coi là có hiệu lực khi nó được xây dựng đúng quy trình, trình tự luật định và thống nhất với các văn bản pháp quy của cấp trên và nó được dùng làm cơ sở để xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy của cấp dưới và được các đối tượng quản lý phục tùng thực hiện. 6.2.3. Phương diện xã hội: Một quyết định quản lý sẽ không thể đảm bảo tính hợp lý, không thể đạt hiệu quả kinh tế và có hiệu lực pháp lý nếu nó không được đông đảo mọi người ủng hộ. Vì thế quyết định đó đưa ra phải nhằm giải quyết vấn đề hợp lý, vì mục tiêu chung của tổ chức và phai gắn lợi ích mọi người với lợi ích của tập thể của tổ chức, có như vậy quyết định đó đảm bảo tính được mọi người ủng hộ. Đó là hiệu lực quản lý về mặt xã hội. Do đó chủ thể quản lý khi ra quyết định cần tính đến lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích tập thể và đưa ra thăm dò ý kiến quần chúng trước khi đưa vào hiện thực. II. Tính tất yếu khách quan của nâng cao hiệu Lực quản lý: 1. Vai trò của quản lý đối với doanh nghiệp: Cũng giống như quản lý kinh tế quốc dân, quản lý lĩnh vực quản lý trong doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu xét theo quá trình kế hoạch từ lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra thì quản lý đều phải thực hiện xuyên suốt quá trình đó. Quản lý trở nên cần thiết và quan trọng chỉ đơn giản là nhằm mục tiêu phát huy sức mạnh tổng hợp của tính trồi của hệ thống. Người Nhật từ xa xưa và cả ngày nay vẫn có một sự so sánh rằng: Một người Việt Nam với một người Nhật thì người Nhật thua, nhưng ba người Nhật đi cùng nhau sẽ luôn thắng ba người Việt Nam. Họ có thể khẳng định như vậy là họ tin vào khả năng quản lý và tính phối hợp của tác phong công nghiệp hiện đại trong cuộc sống. Rõ ràng là việc phối hợp sức mạnh các cá nhân để thống nhất thực hiện mục tiêu chung với hiệu quả cao luôn đòi hỏi vai trò quản lý phải đi đầu. Xét theo lĩnh vực hoạt động ta thấy trong mọi lĩnh vực của doanh nghiệp từ sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự, nghiên cứu dự báo đều cần được quản lý. Và sau nữa là phối hợp hiệu quả giữa các lĩnh vực đó đòi hỏi mức độ quản lý cao hơn, nếu không sự mâu thuẫn trong từng lĩnh vực và giữa các lĩnh vực với nhau sẽ phá vỡ doanh nghiêp. Một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, phá sản đều quy lại một nguyên nhân sâu sa là quản lý kém, còn các doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển được chừng nào quản lý còn được coi trọng và làm tốt chức năng của mình. Như vậy quản lý liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. 2. Sự cần thiết của nâng cao hiệu lực quản lý: Với bất kỳ tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh nào đều mong muốn và phấn đấu hoạt động quản lý đạt hiệu quả. Muốn vậy trước tiên hiệu lực quản lý phải được đảm bảo. Việc đảm bảo tính hiệu lực của quản lý và không ngừng nâng cao nó là một đòi hỏi, nhu cầu tồn tại của doanh nghiệp. Điều đó xuất phát từ những vấn đề cơ bản sau: 2.1. Sự biến động của môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào dù hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau tồn tại dưới các hình thức sở hữu khác nhau nhưng đều hoạt động trong môi trường kinh tế xã hội chung. Đó là môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường chính trị, môi trường pháp lýchúng luôn biến động và đôi khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Những biến động đó có thể là tích cực đối với doanh nghiệp này nhưng lại là tiêu cực đối với doanh nghiệp khác và luôn đem đến những cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải có những phản ứng thích hợp để thích ứng với sự biến động đó, với những cơ hội môi trường tạo ra phải tận dụng được còn với những thách thức phải nhận thức được, hiểu được và đưa ra giải pháp điều chỉnh để giảm thiểu tác động xấu của môi trường. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những quyết định đưa ra của nhà quản lý, và để những quyết định quản lý đạt hiệu quả điều đương nhiên phải nâng cao hiệu lực quản lý trong doanh nghiệp. Sự vận động của doanh nghiệp. Ngoài sự tác động của môi trường vĩ mô doanh nghiệp còn chịu sự chi phối của môi trường vi mô. Trước hết đó là những yếu tố bên trong doanh nghiệp như nguồn lực về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nguồn nguyên vật liệu, nhân sự, nguồn vốn, sau nữa là những yếu tố bên ngoài như nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh. Phần lớn những yếu tố này doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Tức là hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu, nhận biết, dự đoán trước những thay đổi và chủ động điều chỉnh. Vấn đề là điều chỉnh như thế nào, vì những nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn phải làm sao đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả cao trong điều kiện hạn chế về nguồn lực là mục tiêu của quản lý. Với những nhà cung cấp, đối tác và đối thủ cạnh tranh phải chủ động với phương án của mình không để lệ thuộc vào họ. Đặc biệt đối thủ cạnh tranh phải luôn nhanh hơn họ, đôi khi cả hai cùng triển khai kế hoạch cạnh tranh với nhau nhưng bên nào quản lý tốt hơn sẽ triển khai kế hoạch nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhanh chân hơn sẽ dành phần thắng. Và để làm được điều đó vấn đề nâng cao hiệu lực trong quản lý phải được đặt lên hàng đầu. 2.3. Đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh. Với mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù sản xuất kinh doanh riêng của ngành nghề. Những đặc thù đó một mặt làm nên những ưu thế riêng cho doanh nghiệp mặt khác tạo ra những yếu điểm riêng có của doanh nghiệp. Từ những đặc trưng đó doanh nghiệp cần phải có phương pháp quản lý phù hợp với bản thân doanh nghiệp. Một vấn đề đặt ra là làm sao để phát huy những mặt mạnh đặc thù và khắc phục những yếu điểm vốn có trong điều kiện hội nhập và phát triển như hiện nay. Sự hội nhập là rất cần, đòi hỏi phải luôn tạo ra được yếu tố mới trong sản phẩm của mình, làm ngắn chu kỳ sống của sản phẩm đồng thời khẳng định bản sắc riêng của mình. Điều đó đòi hỏi phức hợp các giải pháp đồng thời song xuất phát điểm phải tư nhận thức mà đi, tiên phong là trong quản lý phải có sự đổi mới nâng cao trình độ, nâng cao hiệu lực quản lý. III. Các hình thức, xu hướng nhằn nâng cao hiệu Lực quản lý nhà nước. Đứng trước đòi hỏi bức thiết phải không ngừng cải thiện nâng cao hiệu lực quản lý, doanh nghiệp phải đưa ra những giải pháp chuyển đổi hợp lý. Có nhiều hình thức, xu hướng khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của mình em xin đề cập đến những xu hướng chung nhất cuả các doanh nghiệp hiện nay như sau: 1. Tổ chức lại doanh nghiệp: Là biện pháp làm thay đổi hình thức, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp theo hướng mong muốn. Đối với những doanh nghiệp lớn phức tạp về ngành nghề kinh doanh thường dẫn đến việc cùng lúc quảm lý đa mục tiêu, điều đó dẫn đến nhà quản lý triển khai nhiều loại kế hoạch khác nhau. Mà thông thường nhiều kế hoạch nhiều mục tiêu sẽ dẫn đến một thực trạng là chúng mâu thuẫn và hạn chế nhau và đương nhiên hiệu lực quản lý không được đảm bảo và dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bị cản trở. Trong những trường hợp như vậy các nhà quản lý phải cân nhẵc em xét lại doanh nghiệp và việc tổ chức lại doanh nghiệp là một trong những giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý. Các biện pháp áp dụng để tổ chức lại doanh nghiệp bao bồm: Sáp nhập, chia tách, hợp nhất, chuyển đổi doanh nghiệp. 2. Điều chỉnh cơ cấu trong doanh nghiệp. Cơ cấu trong doanh nghiệp có mối quan hệ mất thiết với việc nâng cao hiệu lực quản lý. Một cơ cấu được coi là khoa học hiệu quả khi mà nó góp phần tạo ra kênh thông tin nhanh, chính xác và đầy đủ tạo điều kiện cho nhà quản lý nhận biết nhanh vấn đề và ra quyết định quản lý kịp thời, triển khai nhanh hiệu quả đem lại lợi ichí cho doanh nghiệp. Nói đến cơ cấu trong doanh nghiệp, chúng ta phải luôn xem xét hai mặt cơ bản: cơ cấu sản xuất, cơ cấu quản lý trong đó cơ cấu quản lý có ảnh hưởng mạnh mẽ về mặt pháp lý của hiệu lực quản lý. Sở dĩ như vậy là vì cơ cấu quản lý luôn kèm theo sự xác định vị trí quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích cho từng cá nhân, bộ phận kèm theo sự đảm bảo về nguồn lực. Khi những công việc này được thực hiện tốt, khoa học đồng nghĩa tạo được” Cơ sở hạ tầng” cho các quyết định quản lý đi vào thực tiễn. Ngược lại một cơ chế quản lý bị coi là rườm rà, hỗn độn chồng chéo sẽ cản trở việc thi hành quyết định. Bên cạnh đó cơ cấu sản xuất cũng có ảnh hưởng nhất định tới hiệu lực quản lý. Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ, các đội sản xuất, phân xưởng. Trong cơ cấu sản xuất sẽ quy định hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế hạch toán, quyền lợi kinh doanh cho từng đơn vị. Việc xây dựng cơ chế sản xuất hợp lý sẽ tạo điều kiện về môi trường sản xuất kinh doanh cho tất cả các đơn vị đó. Có thể thấy tính hiệu quả đó ở một doanh nghiệp hạch toán độc lập và một doanh nghiệp hạch toán trực thuộc. Rõ ràng doanh nghiệp được hạch toán độc lập thì có quyền chủ động sản xuất kinh doanh hơn nhưng laị khó theo sát các quyết địnhquản lý cấp trên như hạch toán trực thuộc. Vấn đề là trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà xây dựng cơ chế sản xuất hợp lý đảm bảo môi trường thuận lợi nhất cho các đơn vị của mình. Trong quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý một xu hướng chung là điều chỉnh cơ cấu quản lý sẽ tự động kéo theo sự thay đổi cơ cấu sản xuất. Mọi sự điều chỉnh suy cho cùng đều xoay theo hai hình thức cơ bản là tập trung và phân cấp. Tập trung tức là thống nhất quyền lực vào một cơ quan cấp cao nhất. Cơ quan đó toàn quyền ra các quyết định quản lý, các cơ quan cấp quản lý thấp hơn đều phải phục tùng. Với hình thức này sẽ tạo ra kênh thông tin dọc thống nhất, nhưng lại hạn chế tính sáng tạo, sức mạnh toàn thể doanh nghiệp. Khác với tập trung phân cấp tức là chia bớt quyền. Theo đó các cấp quản lý chóp bu chỉ điều hành mang tính định hướng các cấp trực thuộc sẽ chủ động linh hoạt đưa ra các kế hoạch các ý kiến tham gia tư vấn cho cấp trên. Cấp trên sẽ có nhiều thông tin hơn để đưa ra các quyết định cuối cùng. Đặc biệt ở các lĩnh vực chuyên môn hoá cao thì các nhà quản lý sẽ có quyết định đúng đắn sát thực hơn quản lý cấp cao. Như vậy thực chất là mở rộng chế độ tham gia, phát huy tính sáng tạo của các cá nhân trong doanh nghiệp. Trong thực tế điều chỉnh cơ cấu quản lý là cân đối lại tương quan giữa tập trung và phân cấp. Bởi vì không doanh nghiệp nào thực hiện thuần tuý một xu hướng, phân cấp và tập trung luôn tồn tại đồng thời trong doanh nghiệp. Tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà cân đối quan hệ giữa chúng nhằm phát huy sức mạnh các cá nhân và thống nhất hoạt động thực hiện mục tiêu chung. 3. Tập trung khâu xung yếu: Mọi doanh nghiệp dù có các quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng quản lý đều mang tính đa dạng phức tạp. Sự đa dạng trước hết ở các khâu, các bộ phận, lĩnh vực, đối tượng quản lý, sau nữa là đa dạng các vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt giải quyết. Với sự hạn chế về nguòon Lực, các nhà quản lý không thể căng ra giải quyết hết các vấn đề được như vậy khác nào tự làm yếu doanh nghiệp. Do đó cần phải biết lựa chọn những vấn đề được coi là quan trọng bức thiết và xây dựng kế hoạch giải quyết trong đó đã xác định các bộ phận chính tham gia. Các vấn đề coi trọng chỉ nảy sinh hoặc có thể giải quyết được ở những bộ phận nhất định. Việc xác định các khâu quan trọng và tập trung nguồn lực giải quyết sẽ đảm bảo quyết định quản lý được quan tâm thực hiện nhiều hơn, hiệu lực quản lý cao hơn, đạt hiệu quả cao. 4. Đẩy mạnh chức năng kiểm soát trong doanh nghiệp: Với mỗi quyết định quản lý được đưa ra được đảm bảo thi hành gắn liền với chức năng kiểm soát. Thực chất là công việc giám sát và điều chỉnh trong quá trình thực hiện quyết định. Đây là công việc có vai trò rất quan trọng vì các lý do sau: Thứ nhất, kiểm tra, kiểm soát sẽ có tác động tới hành vi con người, nâng cao trách nhiệm của họ và động viên họ thực hiện các hoạt động nằm trong kế hoạch đã vạch ra. Thứ hai, việc tiến hành kiểm tra sẽ thức đẩy sự thực hiện kịp thời và có trình tự các nhiệm vụ đã đặt ra. Như vậy tổ chức tốt việc kiểm tra sẽ đem lại cho quá trình thực hiện quyết định sự linh hoạt cần thiết, nếu không có thể có những hậu quả xảy ra do những quyết định không được hoàn thành đúng thời hạn hoặc do ký luật lao động bị vi phạm. Từ đó, người ta thấy rõ mục đích của việc kiểm tra không chỉ là để kịp thời đề ra những biện pháp khắc phục những lệc lạc đã phát hiện mà quan trọng hơn là ngăn ngừa việc xảy ra những lệch lạc, tận dụng những thời cơ có lợi. Việc kiểm tra được tổ chức tốt sẽ tạo ra sự liên kết ngược có hiệu lực, nếu không nó sẽ không giải quyết kịp thời các vấn đề đang xuất hiện, không khắc phục được các khâu yếu và do đó quá trình quản lý khó có thể tiến hành một cách bình thường, hiệu lực quản lý không được đảm bảo. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu Lực quản lý. 1. Cơ cấu tổ chức: Các quyết định quản lý được thực hiện thông qua các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp. Các bộ phận đó được xác định vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm thông qua cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Vì thế tính ổn định, khoa học của cơ cấu tổ chức đảm bảo cho việc triển khai quyết định quản lý được nhanh đúng kế hoạch đặt ra. Mặt khác thông qua cơ cấu tổ chức quá trình truyền thông được thực hiện, tính hiệu quả của quá trình này gắn liền với cơ cấu tổ chức và gắn liền với hiệu lực quản lý. 2. Năng lực sản xuất: 2.1. Trang thiết bị công nghệ: Đó là tổng thể các yếu tố phục vụ cho sản xuất, như máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện truyền thốngnếu những yếu tố này được trạng bị tốt đáp ứng được đòi hỏi của công việc thì quá trình quản lý đảm bảo được triển khai tốt. Có những vấn đề trong sản xuất kinh doanh được giải quyết tốt phải là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, nếu chỉ có lý luận và trong khi thực hiện công nghệ thiết bị không đáp ứng được dẫn tới hiệu lực quản lý kém. Mà quản lý xét theo giác độ truyền thông nó là quá trình thông tin vậy thì các thiết bị phục vụ thông tin phải tốt sẽ đảm bảo thông tin được nhanh chính xác và đầy đủ. Qua đó ta thấy trang thiết bị công nghệ có tác động mạnh đến hiệu lực quản lý. 2.2. Đội ngũ cán bộ công nhân viên. Trong khi các yếu tố trang thiết bị công nghệ làm chức năng truyền tải vận hành thì yếu tố con người có vai trò điều khiển sự vận hành đó. Mỗi cá nhân lại mong những yếu tố riêng và tạo nên sự đa dạng, phức tạp trong tập thể. Vì thế quản lý cần tạo được cơ chế làm việc hợp lý, kỷ luật chặt chẽ và giám sát thi hành đảm bảo mỗi các nhân được đảm bảo bởi lợi ích và trách nhiệm riêng của mình sao cho trong công việc cá nhân đều phải hoàn thành trách nhiệm của mình. Làm được điều này trước tiên phải nâng cao nhận thức của đội ngũ lao động ý thức sẽ dẫn dắt hành động của họ. Qua đó ta thấy kỹ năng làm việc, kỷ luật lao động và trình độ nhận thức của họ ảnh hưởng rất lớn tới việc đảm bảo hiệu lực quản lý. 3. Năng lực của nhà quản lý: Ngoài các yếu tố khách quan đã nêu, hiệu lực quản lý còn chịu tác động mạnh bởi năng lực của nhà quản lý. Là một yếu tố chủ quan bao gồm tổng hoà nhiều vấn đề khác nhau mà nhà quản lý phải đảm bảo. Trước hết là về kỹ năng. Đó là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế để đạt được kết qủa cao, có thể giải nghĩa đơn giản là biết làm việc. Nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt được, thực hiện được các hoạt động của quản lý. Sau đó là kỹ năng làm việc với nhiều người mà trước tiên là phải hiểu người khác tạo ra sự nhạy cảm trong việc tiếp cận với người khác, giành quyền lực và gây ảnh hưởng để mọi người nghe, tin và làm việc với mình. Nhà quản lý còn cần xây dựng kỹ năng đàm phán, giao tiếp giải quyết các xung đột và xây dựng phát triển nhóm làm việc. Tóm lại đòi hỏi họ phải mẫn cảm , nhạy cảm. Kỹ năng của người lãnh đạo còn bao gồm cả khả năng nhận thức, có tầm nhìn sâu về hệ thống và môi trường, nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, nhìn ra cơ hội và thách thức với môi trường. Do đó nhà quản lý cần có quan điểm phát triển và toàn diện. Đảm bảo được những yếu tố đó nhất định nhà quản lý sẽ xây dựng được cho mình năng lực cao, làm việc được trước mọi khó khăn, dẫn dụ được mọi người làm theo mình, đảm bảo được hiệu lực quản lý. Chương II Thực trạng công tác quản lý và hiệu Lực quản lý ở tại công ty vật liệu- xây dựng. I. Tổng quan về công ty: 1. Quá trình ra đời: Công ty xây lắp vật liệu- xây dựng là một doanh nghiệp nhà nước, có nguồn gốc từ liên hiệp các xí nghiệp Đá cát sỏi được thành lập theo quyết định số 1414/BXD-TCCB ngày 6/10/1979 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Từ đó liên hiệp các xí nghiệp đá cát sỏi đã đi vào hoạt động và đã có đóng góp rất lớn cho công cuộc xây dựng đất nước nói chung và lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng. Nhưng do sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị. * Tại Đại hội Đảng VI năm 1986 đất nước ta chuyển hướng nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển hướng này ngày càng được khẳng định mạnh mẽ và quán triệt thực hiện sâu sắc tại đại hôị Đảng VII năm 1991, đại hội VIII năm 1996 và để thích nghi với xu thế mới, môi trường mới. Liên hiệp các xí nghiệp Đá, Cát, Sỏi chấm dứt hoạt động và chuyển đổi thành công ty Vật liệu –xây dựng theo quyết định số 124/BXD-TCLĐ ngày 26/1/1996 Công ty Vật liệu xây dựng được thành lập trên cơ sở sắp xếp và tổ chức tại các đơn vị sau: Nhà máy đá hoa Granto Hà Nội. Nhà máy đá hoa gạch lát Đông Anh. Xí nghiệp cát sỏi số 1. Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng số 3. Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng số 5 Hoạt động chính của Công ty Vật liệu xây dựng là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng với các mặt hàng chủ yếu như: gạch, đá, cát, sỏiVới sự vận động sáng tạo công ty đã phát triển thêm lĩnh vực xây lắp trong xây dựng và hoạt động có hiệu quả. Vì vậy tới năm 1997 Công ty Vật liệu xây dựng được đổi tên thành Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng theo quyết định số 33/BXD-TCLĐ ngày 20/1/1997. Từ đó doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả, được xếp doanh nghiệp hạng I và đã bốn lần bổ sung ngành nghề, nhiệm vụ theo các quyết định của Bộ Xây dựng năm 1997,1999 và năm 2001. Tuy nhiên thực hiện quá trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước, tới năm 2002. Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng được chuyển thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty xây dựng sông Hồng. Theo quyết định số 628/QĐ-BXD Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng hoạt động dưới sự giám sát quản lý của Tổng công ty xây dựng Sông Hồng từ đó tới nay. 2. Chức năng nhiệm vụ: Sau khi tiếp quản ngày 22 tháng 10 năm 2002 Tổng công ty xây dựng Sông Hồng đã ra quyết định số 335/ QĐ-HĐQTTCT phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng ( gọi tắt là công ty). Theo đó Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, tổ chức và hoạt động thực hiện theo điều lệ và phân cấp quản lý của tổng công ty xây dựng Sông Hồng, đối với các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập đồng thời Công ty chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Tổng Công ty. Công ty có: Một tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là: Building Material Company viết tắt là BMC. Trụ sở chính đặt tại 72 Phố An Dương- Phường Yên Phụ Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Vốn và tài sản chịu trách nhiệm đối với các nguồn vốn và các khoản nợ trong phạm vi vốn do Công ty quản lý. Con dấu do mẫu quy định nhà nước, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước. Bảng cân đối Tài sản, các quỹ theo quy chế tài chính của Bộ Tài chính ban hành đối với các DNNN và theo điều lệ tổ chức. Chức năng, nhiệm vụ chính của C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0117.doc