MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2
1. Khái niệm ngân sách nhà nước 2
2. Bản chất của Ngân sách nhà nước nền kinh tế thị trường 3
3. Hệ thống Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 4
3.1. Hệ thống Ngân sách nhà nước 4
3.2. Phân cấp quản lý NSNN 6
4. Những nội dung thu chi của ngân sách nước ta 7
4.1 Thu NSNN 7
4.2. Chi NSNN 7
4.2.1 Nội dung chủ yếu của chi Ngân sách nhà nước 8
4.2.2.Vai trò của chi Ngân sách nhà nước 8
4.2.3 Quản lý chi Ngân sách nhà nước 10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA CHI TIÊU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12
1. Thực trạng chung 12
2. Những kết quả đạt được 12
3.Những khó khăn tồn tại 17
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TIÊU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 25
KẾT LUẬN 26
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4104 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu Ngân Sách Nhà Nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biên chế nhà nước, tâm lý trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Điều đó một mặt làm giảm công tác, hiệu quả tiền vốn. Mặt khác vừa tác động ngược chiều đến việc bảo đảm công bằng xã hội. Bên cạnh đó sự bao cấp tràn lan cho các hoạt động có tính chất xã hội (các hoạt động sự nghiệp), song lại thiếu sự tính toán hợp lý về phạm vi, mức độ hiệu quả của nó cũng dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội.
Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy Nhà nước, lực lượng quân đội, công an, sự phát triển của các hoạt động xã hội, y tế, văn hoá có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện các nhiệm vụ này về cơ bản thuộc về nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận. Việc sử dụng các dịch vụ kể trên được phân chia giữa những người tiêu dùng, nhưng nguồn tài trợ để thực hiện các nhiệm vụ đó lại được cấp phát từ Ngân sách nhà nước. Như vậy, trong việc thực hiện những nhiệm vụ có tính chất chung cho toàn xã hội, Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ có tính chất chung cho toàn xã hội, hàng năm chính phủ vẫn có sự chú ý đặc biệt cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp nhất. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó thông qua các loại trợ giúp trực tiếp được giành cho những người có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội; các loài trợ giúp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu (lương thực, điện, nước…), các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, các chương trình quốc gia lớn về chống mù chữ, chống dịch bệnh, các chi phí cho việc cung cấp hàng hoá khuyến dụng, hàng hóa công cộng….Tuy rằng mọi tầng lớp dân cư đều được hưởng dịch vụ này, nhưng hiện nay ở nước ta, tỷ lệ người nghèo còn chiếm phần lớn trong dân cư nên phần được hưởng của người nghèo cũng lớn hơn.
* Góp phần ổn định thị trường, giá cả, chống lạm phát (điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường)
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sự đơn điệu về chế độ sở hữu, bó khung trong hai hình thức quốc doanh và tập thể đã dẫn đến sự phát triển yếu ớt của các quan hệ thị trường. Bệnh cạnh đó, cơ chế chỉ huy (bằng các mệnh lệnh hành chính) với việc nhà nước quyết định giá cả của các hàng hoá, dịch vụ, chỉ định nơi cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm…cũng đã làm cho các quan hệ thị trường kém phát triển. Trong cơ chế đó, sự vận động của giá cả, chi phí thoát ly quan hệ cung – cầu của thị trường, sự vận động của chúng được che dấu bởi sự bao cấp của Nhà nước.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Do đó để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường. Sự tác động này không chỉ được thực hiện thông qua thuế mà còn được thực hiện thông qua chính sách chi tiêu của Ngân sách nhà nước. Bằng nguồn vốn cấp phát của chi tiêu Ngân sách nhà nước hàng năm, các quỹ dự trữ Nhà nước về hàng hoá tài chính được hình thành. Trong trường hợp thị trường có nhiều biến động, giá cả lên có cao hoặc xuống quá thấp, nhờ lực lượng dự trữ hàng hoá và tiền, chính phủ có thể điều hoà cung - cầu hàng hoá, vật tư để bình ổn giá cả trên thị trường, bảo vệ quyền lời người tiêu dùng và ổn định sản xuất. Chính phủ cũng có thể sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm khống chế và đẩy lùi nạn lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện chính sách thắt chặt ngân sách, nghĩa là cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách, chống tình trạng bao cấp lãng phí trong chi tiêu.
4.2.3 Quản lý chi Ngân sách nhà nước.
Quản lý Nhà nước đối với chi Ngân sách nhà nước là quá trình tác động của Nhà nước đến Ngân sách nhà nước, nhằm làm cho hoạt động của Ngân sách nhà nước một mặt theo đúng pháp luật nhà nước, mặt khác kích thích kinh tế phát triển, đảm bảo tính hiệu quả của các khoản chi, giảm bớt bội chi ngân sách.
Trong quản lý Nhà nước đối với chi ngân sách nhà nước, Nhà nước vừa là cửu sở hữu Ngân sách nhà nước vừa là chủ thể quản lý Ngân sách nhà nước mà trực tiếp là các quan hệ các bộ phận của ngân sách là đối tượng, khách thể quản lý. Chi ngân sách nhà nước được quản lý theo Luật Ngân sách và chế độ kế hoạch hoá ngân sách.
Các nguyên tắc quản lý chi Ngân sách nhà nước :
- Nguyên tắc tập trung thống nhất. Cả quốc gia chỉ có một Ngân sách nhà nước thống nhất theo Luật Ngân sách nhà nước. Sự thống nhất đó thể hiện bằng pháp luật, bằng chính sách, chế độ và bằng kế hoạch ngân sách hàng năm. Quốc hội quy định, sửa đổi và bãi bỏ các khoản chi của ngân sách. Chính phủ quy định thẩm quyền ban hành và nguyên tắc quản lý các loại phí và các khoản thu ngoài thuế khác, kể cả việc huy động và sử dụng tiền đóng góp của dân.
- Tính trung thực của Ngân sách nhà nước: Phản ánh các khoản chi của Ngân sách nhà nước đã diễn ra trong thực tế là đúng sự thật khách quan. Các dự toán, quyết toán phải được kiểm tra, thẩm định nghiêm túc theo một trình tự chặt chẽ, không cho phép các cơ quan hành chính tự ý làm điều sai trái mà cơ quan lập pháp đã quyết định Ngân sách nhà nước.
- Tính công khai: các khoản chi của Ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương được Quốc hội và Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết công khai, khi được quyết định phải được công bố công khai cho nhân dân biết. Tính công khai của Ngân sách nhà nước nói chung và chi ngân sách nói riêng là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.
- Tính cân bằng của ngân sách nhà nước: Các khoản chi tiêu của Ngân sách nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở cân bằng thu chi Ngân sách nhà nước nghĩa là cân bằng giữa cung cầu vốn tiền tệ của nhà nước trong năm; cân bằng cung cầu vốn Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng chi phối cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế; bội chi Ngân sách nhà nước là một trong các nguyên nhân gây lạm phát.
- Đảm bảo quỹ dự trữ tài chính: Chi ngân sách nhà nước phải trên cơ sở đảm bảo quỹ dự trữ tài chính của nhà nước, đây là vấn đề có tính chiến lược, đảm bảo sử dụng ổn định tài chính và chủ động trong điều hành ngân sách nhà nước. Quỹ này không mất đi, mà tăng hàng năm
- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu kinh tế xã hội: kế hoạch chi tiêu của ngân sách nhà nước phải phản ánh và phục vụ đúng mục tiêu kinh tế – xã hội, hướng hoạt động Ngân sách nhà nước theo yêu cầu mục tiêu kinh tế – xã hội
- Tính kỷ cương heo pháp luật: Vấn đề chi tiêu của Ngân sách nhà nước phải chấp hành nghiêm túc luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp quy của Nhà nước, bảo đảm trật tự kỷ cương trong quản lý tài chính đất nước
Chương 2. Thực trạng của chi tiêu Ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng chung
Trong thời kỳ nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kê hoạch hoá tấp trung của nước ta trước đây, do tính chất bao cấp tràn lan trong mọi lĩnh vực kinh tễ – xã hội đã hạn chế đáng kể vai trò của việc chi tiêu ngân sách nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.Trong nền kinh tế thị trường, nước ta đã có những điều chỉnh đáng kể trong chính sách quản lý Ngân sách nhà nước đặc biệt là chính sách chi tiêu Ngân sách nhà nước. Do đó chi Ngân sách nhà nước đã có một cơ cấu thích hợp, đã tập trung vào con người, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, y tế văn hoá và xoá đói giảm nghèo.
Ngày 16/12/2002, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 đã thông qua luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, thay thế Luật ngân sách nhà nước. Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi quán triệt nội dung về tài chính – ngân sách theo nghị quyết đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX là: “thực hiện nguyên tắc công bằng và hiệu quả trong phân phối và phân phối lại nguồn thu nhập xã hội. Tạo lập môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển nguồn lực tài chính, gắn việc đổi mới chính sách chi tiêu Ngân sách nhà nước với việc thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hoá. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính và Ngân sách nhà nước, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách trưng ương; đồng thời phát huy tính sáng tạo của ngân sách địa phương và các ngành trong quản lý tài chính ngân sách đã được phân cấp. Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội, HĐND các cấp trong việc quyết định và thực hiện ngân sách, thực hiện công khai minh bạch trong thực hiện chi tiêu ngân sách. Cân đối ngân sách một cách tích cực, tăng dự trữ, giữ bội chi ở một mực hợp lý, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; quy định rõ và thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ”. Theo luật Ngân sách nhà nước sửa đổi việc chi tiêu của Ngân sách nhà nước trong những năm gần đây đã đạt được những thành quả đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn tồn tại cần phải khắc phục.
2. Những kết quả đạt được
Năm 2006 thu NSNN tăng 26.600 tỷ đồng .Bộ tài chính cho biết ,năm 2006 dự toán thu NSNN là 273.000 tỷ đồng ,tăng 26.600 tỷ đồng so với năm 2005.Trong đó thu nội địa là 132.000 tỷ đồng ,thu từ dầu thô 63.000 tỷ đồng .còn lại là thu từ xuất nhập khẩu.Năm 2005 tổng thu NSNN đạt 210.400 tỷ đồng ,vượt 15% so với kế hoạch đề ra ,trong đó thu nội địa đạt 115.000 tỷ ( vượt 9,2%) thu từ dầu thô đạt 55.500 tỷ đồng ( vượt 46,1%) còn lại là thu từ hoạt động xuất nhập khẩu .Với những số liệu trên đã cho chúng ta thấy tình hình thu ngân sách của nước ta ngày một hiệu quả hơn, nhiều hơn .Để có được sự thành công này cần phảI có những chính sách hợp lý đối với mọi khoản thu của NSNN.Tăng thu ngân sách từ việc sử luật thuế. Bộ tài chính cho biết, lần sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô, rượu bia, thuốc lá ,Nhà nước tăng thu hàng nghìn tỷ đồng.Trong đó riêng mặt hàng ôtô ,ước tính nguồn này tăng khoảng 217.8 tỷ đông. Theo dự ỏn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiờu thụ đặc biệt, từ ngày 1/1/2006, thuế tiờu thụ đặc biệt đối với ụtụ sản xuất trong nước và xuất khẩu sẽ cú mức thuế suất chung là 50% đối với ụtụ dưới 5 chỗ ngồi, từ 6 đến 15 chỗ ngồi là 30% và 15% đối với loại xe từ 16 đến 24 chỗ ngồi. Mức thuế suất này sẽ tương đương với thuế suất của Thỏi Lan, Philipines và thấp hơn Malaysia khoảng 35-50%.
Đỏnh giỏ về tỏc động của việc điều chỉnh này đối với nguồn thu ngõn sỏch Nhà nước, Bộ trưởng Tài chớnh Nguyễn Sinh Hựng cho rằng, nếu tớnh trờn cơ sở sản lượng ụtụ sản xuất trong nước năm 2004 là 40.141 chiếc ụtụ nhập khẩu là 792 chiếc thỡ khi thuế tiờu thụ đặc biệt thay đổi thỡ Nhà nước sẽ giảm thu khoảng 139,5 tỷ đồng. Tuy nhiờn, số thu từ ụtụ sản xuất trong nước lại tăng khoảng 357,3 tỷ đồng, bự từ nguồn tăng giảm này thỡ Nhà nước vẫn tăng thu khoảng 217,8 tỷ đồng.
Đối với mặt hàng thuốc lỏ, Bộ Tài chớnh đang đề nghị năm 2006-2007 sẽ cú thuế tiờu thụ đặc biệt là 55% và từ năm 2008 cú thể nõng lờn 65%. Mức thuế suất này cơ bản tương đồng với cỏc nước trong khu vực, nếu nõng cao hơn nữa sẽ rất khú hạn chế được buụn lậu trong điều kiện hội nhập ngày càng sõu hơn. Theo tớnh toỏn của Bộ Tài chớnh, 2 năm đầu ỏp dụng thuế suất 55%, ngõn sỏch nhà nước sẽ giảm khoảng 98 tỷ đồng và từ năm 2008 sẽ tăng thu khoảng 672 tỷ đồng/năm.
Riờng mặt hàng bia hơi, hiện Bộ Tài chớnh vẫn cõn nhắc 2 phương ỏn là năm 2006-2007 bia tươi và bia hơi sẽ cú mức thuế suất là 40% và từ năm 2008 sẽ là 50% hoặc 30% cho cỏc năm 2006-2007 từ 40% từ năm 2008. Với phương ỏn 1, dự kiến số thu thuế từ bia tươi giảm khoảng 8 tỷ đồng/năm, số thu từ bia hơi tăng khoảng 75 tỷ đồng trong 2 năm đầu và từ năm 2008, số thu sẽ tăng khoảng 120 tỷ đồng.
Đó là một nét chính về các khoản thu để bù đắp những chi phí cho cho các hoạt động của chính phủ.Việc cân đối giữa thu và chi là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý cũng như phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên tình hình điều tiết các khoản thu và chi cũng tuỳ thuộc vào tình hình của đất nước trong mỗi thời kì.
Trong những năm gần đây vấn đề chi tiêu của NSNN luôn luôn được sự quan tâm của tất cả các tầng lớp dân chúng. Chúng ta đã ngày càng sử dụng tốt hơn nguồn ngân sách để phục vụ các vấn đề xã hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước và Luật ngân sách nhà nước, việc chi tiêu Ngân sách nhà nước đã đạt được những kết quản đáng kể:
Công tác quản lý và giải pháp tài chính ngân sách đã có nhiều những đổi mới cơ bản, nâng cao quyền chủ động và tráchn nhiệm của các đơn vị, các địa phương và các ngành trong sử dụng ngân sách, giúp cho việc chi tiêu ngân sách nhà nước đạt hiệu quả cao hơn.
Tổng chi Ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2001 – 2005 ước tính đạt trên 889 nghìn tỉ đồng, tăng 18.06% so với mục tiêu đề ra (720 – 750 nghìn tỉ đồng); tốc độ tăng chi bình quân đạt 16.1%/ năm (trong đó mục tiêu đại hội IX là 12%/ năm)
Cơ cấu chi có những chuyển biến tích cực: Chi cho đầu tư phát triển dự kiến đạt 29.2% tổng chi ngân sách nhà nước, đạt 8.32%GDP, vượt qua mục tiêu đại hội IX (khoảng 25 – 26% tổng chi Ngân sách nhà nước), chi tiêu cho giáo dục đào tạo tăng từ 15% tổng chi Ngân sách nhà nước năm 2000 lên 18% năm 2005. Chi Ngân sách nhà nước phần nào đáp ứng được các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Quốc hội đề ra. Chi đầu tư phát triển tăng đã góp phần đưa nhiều dự án hạ tầng quan trọng hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả vốn đầu tư…Chi ngân sách cho các lĩnh vực phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh cũng tăng so với dự toán – nhất là những vùng trọng điểm và những vùng có nhiều khó khăn. Nhiều địa phương đã chủ động sử dụng dự phòng ngân sách để xử lý kịp thời các nhiệm vụ phát sinh đột xuất như: hạn hán, lũ lốc, dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi; sử dụng nguồn trung ương hỗ trợ, bố trí ngân sách địa phương và huy động sức dân đẩy mạnh thực hiện đầu tư kiên cố hoá các công trình thuỷ lợi, kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn…
Các bộ và địa phương đã quán triệt và triển khai thực hiện tốt chủ trương của Quốc hội về việc bố trí ngân sách và thực hiện chính sách tạo nguồn theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương. Nhiều bộ địa phương đã tập trung chỉ đạo công tác triển khai thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ- CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về đổi mới cơ chế quản lý tài chính, giao quyền chủ động cho đơn vị sự nghiệp trong quản lý biên chế, phát triển nhiệm vụ chuyên môn; triển khai mở rộng thí điểm khoán biên chế và khoán chi hành chính theo Quyết định số 192/2001/QĐ - TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng chính phủ; đã tạo cho các đơn vị quyề tự chủ trong quản lý biên chế, lao động, hoạt động chuyên môn, quản lý tài chính; chủ động tổ chức huy động các nguồn lực phát triển các hoạt động dịch vụ; chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc thù của đơn vị.
Chi trả nợ nươc ngoài cũng được đảm bảo. Tỷ lệ nợ nước ngoài được khống chế ở mức dưới giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính co kết quả tích cực. Bội chi Ngân sách nhà nước được xử lý theo hướng tích cực và được kiềm chế trong giới hạn cho phép (5%GDP), đảm bảo thanh toán kịp thời đầy đủ các khoản nợ theo đúng cam kết.
Đánh gía tình hình phân bổ NSNN giai đoạn 2004 - 2006 và dự thảo phân bổ NSNN giai đoạn 2007 - 2009: Đây là chủ đề hội thảo do uỷ ban kinh tế - Ngân sách quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức tại Hà Nội trong ngày 11 và 12/4/2006. Theo đánh giá chung, nhờ thực hiện định mức phân bổ và cơ chế ổn định đối với ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2004 - 2006, tổng thu NSNN tăng 34.2% trong đó thu NSTW tăng 40.5%; tổng chi NSNN tăng 46.2%, trong đó tổng chi cân đối NSĐP tăng gần 40%, chi đầu tư phát triển NSĐP tăng gần 71% .Định mức phân bổ NSNN theo quyết định 149 đã cơ bản phù hợp với tình hình thực tế về nguồn lực ngân sách đáp ứng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của từng bộ cơ quan trung ương và các địa phương; phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Định mức phân bổ ngân sách với hệ thống tiêu chí phân bổ ngân sách cụ thể, rõ ràng ,minh bạch dễ thực hiện, dẽ kiểm tra … đã ưu tiên các địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn; ưu tiên các địa phương có đóng góp thu vào NSTW.Đảm bảo tính công bằng công khai và minh bạch các nhiệm vụ chi ngân sách của từng Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương theo quy định của luật NSNN.Góp phần thúc đẩy tiết kiệm ,khuyến khích xã hội hoá, cảI cách hành chính trong công tác xây dựng và quản lý dự toán NSNN. Tuy vậy định mức phân bổ ngân sách theo quyết định 139 vẫn còn một số tồn tại cần sửa đổi bổ sụng để đảm bảo kinh phí thực hiện những chế độ, chính sách nhà nước mới ban hành ; thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn phát triển mới theo nghị quyết của Đảng ; đáp ứng yêu cầu chiến lược tài chính ngân schs giai đoạn 2006 - 2010. Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ NSNN - Bộ tài chính ,định mức phân bổ năm 2007 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kết quả của định mức phân bổ chi NSNN theo quyết đinh 139 về hệ thống tiêu chí phân bổ, về phân vùng ; bổ sung định mức phân bổ ngân sách đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường; thực hiện chính sách trợ giá trợ cước; tăng mức ưu tiên đối với miền núi ,vùng đồng bào dân tộc khó khăn. Đối với chi NSĐP, tiếp tục lấy chỉ tiêu dân số là chỉ tiêu là chủ yếu ,đồng thời sử dụng các tiêu chí bổ sung đối với từng lĩnh vực chi ngân sách để đảm bảo tính đặc thù đối với từng vùng từng địa phương; đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đã được ban hành và nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; đảm bảo từng địa phương khi thực hiện định mức phân bổ mới có mức tăng hợp lý so với dự toán năm 2006 Quốc hội đă quyết định, Thủ tướng Chính phủ đã giao.Khả năng cân đối NSNN năm 2007 - 2010 làm cơ sở hệ thống định mức phân bổ chi chi thường xuyên của NSNN được Bộ Tài chính dự kiến như sau: Dự toán thu NSNN năm 2007 và giai đoạn 2007 - 2010 dự kiến tăng 22%GDP , trong đó thuế và phí 19-20%;đối với các tỉnh, thành phố yêu cầu đối với dự toán năm 2007 phấn đấu tăng tối thiểu 21-22% so với nhiệm vụ dự toán năm 2006 HĐND đã quyết định; phấn đấu thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế 8%/năm; chỉ số giá tiêu dùng dưới 8%.... Dự toán chi NS năm 2007 và giai đoạn 2007 - 2010 dự kiến 26-27% GDP trên cơ sở thực hiện các mức cân đối thu ngân sách ở trên; bội chi ngân sách 5% GDP ;chi đầu tư phát triển bao gồm cả trái phiếu chính phủ chiếm 20-31% tổng chi NSNN; chi trả nợ đẩm bảo các nghĩa vụ trả nợ trong và ngoài nước; chi giáo dục và đào tạo năm 2007 đạt 20% tổng chi NSNN; chi khoa học công nghệ ở mức 2% ; chi cho bảo vệ môi trường 1% chi NSNN; Tăng lĩnh vực y tế nhất là khi kinh phí đảm bảo khám chữa bệnh cho người nghèo,trẻ em dưới 6 tuổi; tăng chi đối với lĩnh vực gia đình chính sach, người có công , cho xoá đói giảm nghèo, cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Phương án này sẽ được đại diện các Bộ, ngành và các địa phương cho ý kiến thể hiện quan điểm của mình trong ngày 12/4 trước khi Chính phủ và Uỷ ban Kinh tế ngân sách tổng hợp trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tới đây.
3.Những khó khăn tồn tại
Tồn tại lớn nhất trong vấn đề chi tiêu ngân sách nhà nước của chúng ta hiện nay đó là tình trạng thất thoát lãng phí và tham nhũng. Ngày 26/2/1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành “Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Sau 6 năm thực hiện, nhìn chung Pháp lệnh vẫn chậm đi vào cuộc sống, lãng phí vẫn là vấn đề bức xúc, có nơi, có lĩnh vực trở nên nghiêm trọng. Lãng phí trong việc chi tiêu công xuất hiện dưới nhiều hình thức cụ thể, trong các lĩnh vực khác nhau. Có thể nêu một số dạng lãng phí nổi bật như sau:
- Lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản: Đây là nơi tình trạng lãng phí chi tiêu ngân sách diễn ra rất nghiêm trọng mà nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là việc quyết định đầu tư sai lầm. Chủ trương đầu tư sai chiếm tới 60 – 70% số lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản( như việc đầu tư theo phong trào dẫn đến hiệu ứng xi măng lò đứng và các nhà máy đường mọc lên ở khắp nơi. Hiện cả nước có 44 nhà máy đường với tổng vốn đầu tư là 9505.5 tỉ đồng, trong số đó không ít nhà máy sau khi xây dựng xong không có đủ điều kiện và nguyên liệu để hoạt động, nhiều nhà máy đã phải di dời đến các địa phương khác, gây lãng phí rất lớn về tiền của), lãng phí do buông lỏng từ khâu thiết kế thi công cho đến giám sát làm cho công trình không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm chất lượng và xuống cấp nhanh chóng. Tuy chưa có số liệu thống kê tính toán về những thất thoát do lãng phí trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng tình trạng lãng phí ở các công trình này cho thấy những con số báo động. Qua các công trình đã thanh tra thì tỉ lệ thất thoát lên đến 14 – 19%. Năm 2004 đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước là 44000 tỉ đồng, như vậy mưc thất thoát là từ 6160 – 8360 tỉ đồng.
- Lãng phí trong chi thường xuyên: Lãng phí trong chi thường xuyên biểu hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, từ lãng phí trong việc sử dụng vật dụng phục vụ cho công việc hàng ngày đến sự lãng phí trong mua sắm sử dụng xe công, chi tiêu biếu xén, sử dụng điện thoại vượt định mức …
Tình trạng lãng phí trong việc chi tiêu ngân sách cơ chế giám sát chi tiêu ngân sách nhà nước ở nước ta còn nhiều hạn chế từ môi trường kinh tế và chấp hành pháp luật. Nghĩa là, khung pháp lý, phương thức, các biện pháp của hoạt động giám sát chi ngân sách trung ương phục vụ quản lý hành chính nhà nước hiện nay còn lạc hậu, không thể đáp ứng nhu cầu về quản lý tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường, chưa pháp huy đầy đủ tính quyền lực, tính kịp thời và hiều quả của hệ thống giám sát chi ngân sách trung ương phục vụ quản lý hành chính nhà nước, đồng thời thiếu cơ chế ràng buộc việc giám sát một cách có hiệu quả đối với những đơn vị quản lý hành chính sử dụng ngân sách nhà nước. Trong những năm gần đây, việc giám sát chi ngân sách trung ương phục vụ quản lý hành chính nhà nước chủ yếu áp dụng hình thức giám sát sau. Việc kiểm tra trước và trong quá trình thực hiện chi ngân sách phục vụ quản lý hành chính nhà nước vẫn còn yếu kém. Hoạt động giám sát chi ngân sách chủ yếu thực hiện thông qua các báo cáo tài chính và sổ sách kế toán, chú trọng đến tính hợp pháp trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách mà chưa phân tích tính hợp lý trong các khoản chi ngân sách nên không thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.
Việc lãng phí trong chi tiêu ngân sách gây nên những tác hại nghiêm trọng. Thứ nhất, lãng phí gây thiệt hại to lớn đến Ngân sách nhà nước.Trong những năm qua, tốc độ gia tăng thu và chi Ngân sách nhà nước có những tiến bộ đáng kể. Nhưng với tình trạng lãng phí như hiện nay, phần tăng lên của thu ngân sách có lẽ cũng chỉ đủ để bù đắp những mất mát, lãng phí do sự bàng quan, vô trách nhiệm của các công chức nhà nước. Thứ hai, lãng phí làm mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Ngân sách nhà nước được hình thành từ sự đóng góp của các tổ chức và dân cư cho nhà nước. Trách nhiệm của bất kỳ một nhà nước nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nhất là số tiền thuế và các khoản khác mà người dân nộp cho nhà nước. Việc chi tiêu lãng phí Ngân sách nhà nước, thể hiện qua rất nhiều bằng chứng trên thực tế và được phản ánh hàng ngày qua các phương tiện thông tin đại chúng sẽ làm người dân mất lòng tin vào nhà nước. Đó có thể là một tác nhân tạo ra môi trường kinh tế không lành mạnh, là một trong những lý do của tình trạng trốn tránh các nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước ….Thứ ba, Việc lãng phí làm mất uy tín đối với những nhà đầu tư và tài trợ. Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2004 đã có sự thụt lùi đáng kể trong con mắt của các nhà đầu tư. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới, nếu như năm 2003, Việt Nam xếp hạng 60 trên 102 nước thì năm 2004, chúng ta đã bị thụt lùi 17 bậc, xếp hạng 77 trên 104 nược. Trong đó, chỉ số chi tiêu lãng phí của chính phủ xếp thứ 68, chỉ số về tham nhũng xếp thứ 97. Các nhà tài trợ sẽ rất ngần ngại khi rót vốn vào nơi mà có rủi ro rất lớn về sự mất mát vô hình do lãng phí và tham nhũng.
Ngoài tình trạng thất thoát lãng phí, chi tiêu công còn có những khó khăn tồn tại khác cần phải khắc phục, đó là:
- sức ép tăng chi ngân sách vẫn còn lớn do nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội ngày càng cao trong khi sự phân bố ngân sách còn dàn trải chưa chú ý hiệu quản kinh tế xã hội. Do sự hạn hẹn của Ngân sách nhà nước mà định mức chi Ngân sách nhà nước phần lớn mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ duy trì , chưa mang tính thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế xã hội
Chủ trương xã hội hoá một số khoản chi, lĩnh vực chi ( như y tế, giáo dục, văn hoá) chưa được nhận thức đẩy đủ, quán triệt kịp thời, phổ biến rỗng rãi, dẫn đến triển khai chậm, quản lý chưa tốt. Công tác quản lý tài chính thiếu tập trung, chưa chắt chẽ. Quan hệ giữa ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước vẫn còn lẫn lộn giữa bao cấp và tài trợ hợp lý dẫn đến sự bảo hộ quá mức của ngân sách nhà nước, tạo tư tưởng thụ động, ỷ lại, trông chờ, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hội nhập
Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên chủ yếu là chưa giải quyết được tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước đang có xu hướng giảm trong kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62543.DOC