LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về cho vay dự án phát triển NHĐT & PT 3
1. Vai trò của dự án phát triển 3
a. Khái niệm dự án phát triển
b. Vai trò của dự án phát triển
2. NHĐT & PT với vai trò tài trợ cho dự án phát triển 7
II/ Một vài chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả cho vay dự án phát triển 9
1. Thực hiện tốt quy trình thẩm định dự án phát triển 9
a. Vì sao phải thẩm định dự án phát triển trong ngân hàng
b. Nội dung thẩm định dự án phát triển
+ Nguyên tắc thẩm định
+ Qui trình thẩm định
+ Phương pháp thẩm định
2. Lãi suất, hạn mức cho vay, thời hạn cho vay 27
a. Lãi suất
b. Hạn mức vay vốn
c. Thời hạn vay vốn
3. Quản lý món vay 30
a. Vai trò quản lý món vay
b. Quy trình quản lý
Chương II: Hiệu quả cho vay dự án phát triển tại NHĐT & PT Hà Nội - chi
nhánh Thanh Trì 37
A. Một số nét đặc trưng của NHĐT & PT Hà Nội- chi nhánh Thanh Trì 37
I/ Giới thiệu chung 37
II/ Tình hình huy động và sử dụng vốn 39
B. Quá trình cho vay và thực trạng cho vay đối với dự án cải tạo nhà máy xi măng Yên Thế 41
I. Thẩm định dự án đầu tư chiều sâu nhà máy xi măng Yên Thế từ công suất 20.000T/năm 41
1. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn 41
1.1. Về tổ chức sản xuất kinh doanh 41
1.2. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 42
2. Thẩm định dự án vay vốn 47
2.1. Cơ sở pháp lý của dự án 47
2.2. Phân tích dự án 48
3. Nhận xét đánh giá chung 56
II. Quản lý món vay của dự án 57
1. Thực hiện phát vay 57
2. Kiểm tra đảm bảo nợ vay 58
3. Thu nợ, thu lãi 58
4. Phân tích tín dụng thường xuyên 58
III. Những mặt còn hạn chế trong quá trình cho vay dự án đầu tư chiều sâu nhà máy Yên Thế nâng công suất từ 20.000T/năm lên 40.000T/năm 59
1. Công tác thẩm định 59
2. Công tác quản lý món vay 63
Chương III: Những vấn đề còn tồn tại về hiệu quả cho vay dự án phát triển tại NH ĐT và PT Thanh Trì 64
I. Định hướng hoạt động của ngân hàng 64
II. Giải pháp 66
III. Kiến nghị nâng cao hiệu quả cho vay 68
KẾT LUẬN 70
72 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án phát triển tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội, chi nhánh Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chi phí bình quân đầu vào thấp hơn bất cứ một NHTM nào và thực hiện cho vay các dự án phát triển mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Lãi suất NHĐT và phát triển cho các dự án phát triển càng thấp bao nhiều chứng tỏ rằng hoạt động của ngân hàng càng hiệu quả bấy nhiều. Không những thế, lãi suất càng thấp thì càng nhiều dự án có tính khả thi và ngân hàng sẽ cho vay được càng nhiều, tạo ra khả năng sinh lời càng cao cho cả dự án và cả ngân hàng.
Lãi suất cho vay các dự án phát triển là thước đo cho khả năng hoạt động tìm kiếm nguồn vốn và hiệu quả cho vay của các dự án. Lãi suất cho vay thấp mà ngân hàng vẫn hoạt động tốt, vẫn tồn tại có nghĩa là ngân hàng làm ăn thực sự có hiệu quả. Lúc này sẽ đảm bảo cả khả năng sinh lời và khả năng phát triển cho ngân hàng.
b) Hạn mức vay vốn:
Hạn mức vay vốn thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Đối với cá dự án phát triển thường lớn đòi hỏi một nguồn vốn nhiều mà không một cá nhân nào có thể đáp ứng được. Khi vốn đầu tư vào các dự án không đủ thì tất nhiên là dự án không thể thực hiện được cho dù dự án đó mang lại cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội rất cao. Một ngân hàng với hạn mức vay vốn cao có nghĩa là có khả năng đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nhiều dự án vì thế khả năng cho vay được nhiều hơn. Và như vậy nó không để mất cơ hội cho vay các dự án mang lại hiệu quả cho đất nước, có tính chất xã hội cao như những công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế: dự án đường dây tải điện 500 KV, dự án trồng rừng bảo vệ môi trường ... tạo ra nhiều khả năng sinh lời. Hiệu quả của dự án cũng chính là hiệu quả của ngân hàng.
Thực tế đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng có rất nhiều dự án phát triển khi thẩm định hoàn toàn có hiệu quả , có tính khả thi lớn song do thiếu vốn, do cung cấp vốn không kịp thời đầu tư theo kiểu "nhỏ giọt" đã làm cho dự án dở dang hoặc có hoạt động thì cũng không hiệu quả vì đến lúc đủ vốn cho dự án vận hành thì thời cơ đã bị mất.
Khi một ngân hàng có hạn mức vay vốn cao, có nghĩa là có nguồn vốn lớn, hạn mức vay vốn cao không chỉ phản ánh độ bền vững của ngân hàng mà còn phản ánh được cơ hội sinh lời hay hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng.
Để có được những hạn mức cho vay vốn lớn ngân hàng phải tìm kiếm được nguồn vốn lớn từ các tổ chức tài trợ. Cá tổ chức này chỉ cho ngân hàng vay nhiều khi họ thấp rằng NH thực sự làm ăn có hiệu quả các dự án phát triển mà ngân hàng cho vay là tốt và thu hồi được vốn .
c) Thời hạn vay vốn:
Đã là dự án thì không thể ngày 1 ngày 2 mà xong được, với các dự án phát triển thì lại càng đòi hỏi thời gian dài hơn .Từ khi hình thành ýtưởng về dự án cho đến khi lập xong báo cáo khả thi, qua cá cấp xét duyệt được thực hiện phải mất hơn một năm và khi xây dựng hoàn thành xong công trình thì phải thêm vài 3 năm nữa mới vận hành được tất nhiên thành quả đó phải được sử dụng và đem lại lợi ích trong thời gian rất dài. Như trên đã nói , nguồn vốn mà ngân hàng cho vay dự án là lớn, chính vì thế thời gian thu hồi vốn không phải là ngắn, các dự án càng lớn thì thời gian vay vốn đòi hỏi càng dài vì phải cần nhiều năm mới trả được hết lượng vốn vay. Như chúng ta đã biết, thời hạn cho vay thưòng tỷ lệ thuận với độ rủi ro của ngân hàng . Ngân hàng cho vay một dự án với nguồn vốn lớn, thời hạn dài thì độ rủi ro rất cao, thông thường nó được đánh đổi bởi một lãi suất cho vay rất cao. Song đây là các dự án phát triển cho nên không thể nâng lãi suất cho vay lên được. Khi ngân hàng đã hạt động đạt được tới mức thời hạn cho vay dài có nghĩa là ngân hàng đã có một cái gì đó khá chắc chắn để đảm bảo rằng món vay này sẽ được hoàn trả như trong hợp đồng. Các khoản đảm bảo này có thể là được thực hiện công tác thẩm định tốt cho nên những dự kiến là khả thi, quản lý cho vay tốt cho nên nếu có bất trắc xảy ra có thể xử lý kịp thời thu hồi được món mợ và cũng có thể là các khoản đảm bảo cho món vay này tốt... nói chung thời hạn cho vay càng dài thì càng chứng tỏ được rằng hiệu quả cho vay các dự án phát triển của ngân hàng là tốt.
Bên cạnh đó, cùng một dự án nếu thời hạn cho vay ngắn hơn thì không thể cho vay được vì lúc đó dự án chưa đủ thời gian thu hồi vốn, thậm chí nếu huy động từ các nguồn khác cũng không đủ để trả nợ trong khoảng thời gian đó. Bởi vậy thời gian vay vốn càng dài thì càng có nhiều dự án được vay hay nói cách khác ngân hàng càng có điều kiện cho vay nhiều hơn càng tạo ra khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Nói tóm lại, hiệu quả cho vay các dụ án phát triển ở ngân hàng không chỉ được xem xét trên góc độ là dự án đó sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, sẽ thu hồi được vốn như cam kết mà nó còn được đo bởi giá trị mà dự án sẽ mang lại cho nền kinh tế quốc dân , cho xã hội. Chính vì thế với một lãi suất thấp với một hạn mức cho vay cao, thời hạn vay vốn dài ngân hàng đã tạo ra cho các dự án phát triển một khả năng sinh lời cao hơn, sẽ mang lại cho xã hội một cuộc sống đầy đủ phồn vinh hơn và một lần nữa chúng ta phải khẳng định rằng hiệu quả của dự án cũng chính là hiệu quả của ngân hàng.
Ngân hàng cho vay các dự án phát triển với lãi suất thấp, hạn mức cao, và thời gian dài còn phản ánh được khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ, khả năng quản lý tài sản nợ rất tốt vì ngân hàng chủ yếu là sử dụng tiền từ các nguồn này để cho vay các dự án phát triển.
3. Quản lý món vay
a) Vai trò của quản lý món vay:
Sau khi thực hiện công tác thẩm định, xét duyệt, ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng thực hiện công tác phát tiền vay và sau đó là thu hồi vốn vay. Giai đoạn thẩm định chỉ là quá trình kiểm tra xem xét đánh giá khả năng trả nợ của dự án, tất cả chỉ là dự tính. Còn giai đoạn này ngân hảng mới thực sự bỏ tiền ra cho dự án. Giai đoạn quản lý món vay này rất quan trọng vì các rủi ro thường xảy ra ; các rủi ro tiềm ẩn trong lúc thẩm định đến bây giờ mới bộc lộ rõ công tác quản lý món vay kéo dài suốt qúa trình thực hiện dự án, vận hành dự án đến khi trả hết nợ gốc, lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Mục đích của quản lý món vay là để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng được thực hiện theo đúng ký kết. Nói cách khác là ngân hàng thu hồi được nợ và lãi như dự kiến.
Khi thẩm định dự án, tất cả những gì mà ngân hàng xem xét và đánh giá chỉ là dự kiến không có gì đảm bảo chắc chắn rằng khi dự án đi vào vận hành đúng như dự kiến cả. Chính vì thế, ngân hàng phải luôn giám sát dự án để đánh giá được mức độ rủi ro của dự án, đặc biệt là các rủi ro tiềm ẩn để nhanh chóng có biện pháp giải quyết kịp thời.
Việc quản lý món vay không chỉ giúp cho ngân hàng bảo toàn vốn, có được lợi nhuận mà còn giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro đáng tiếc. Chính sự quản lý thường xuyên chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng nhìn nhận nhanh chóng những sai lệch trong quá trình xây dựng và vận hành dự án. Từ đó ngân hàng sẽ tư vấn cho doanh nghiệp, cùng với doanh nghiệp tìm ra những giải pháp nhanh nhậy và hữu hiệu nhất để hạn chế tới mức tối đa mọi tình huống không tốt xảy ra.
Quá trình quản lý món vay sẽ mang lại cho ngân hàng và dự án một sự an toàn rất lớn, kể cả khi vận hành dự án không hiệu quả thì việc quản lý món vay sẽ giúp cho ngân hàng và dự án bớt thiệt hại hơn. Quá trình quản lý món vay chính là quản lý theo dõi đồng tiền mà bản thân ngân hàng đã bỏ ra, chính vì thế giai đoạn này vô cùng quan trọng mà ngân hàng không thể xem nhẹ được.
b) Quy trình quản lý món vay.
1b. Những công việc phải thực hiện ngay.
- Nhận hồ sơ pháp lý để mở tài khoản vay, tiền gửi.
- Thực hiện các điều kiện tiên quyết đã được xác định và thoả thuận trong hợp đồng.
+ Bổ sung vốn tự có
+ Gửi vốn tự có để đầu tư
+ Chuyển tiền ký quỹ L/C
+ Giao nhận hồ sơ giấy tờ bảo hành thế chấp.
+ Lập hồ sơ theo dõi, phát tiền vay
+ Mở sổ theo dõi công trình.
2.b. Phát tiền vay.
Thực hiện theo quy tình tín dụng quy định để thực hiện tốt việc phát vốn vay cần đi sâu phân tích cụ thể những điểm sau:
- Xác định cụ thể các hình thức phải thanh toán trong hợp đồng với đối tác của người vay và của hợp đồng với đối tác của người vay và của hợp đồng tín dụng và trên các nguyên tắc thanh toán hiện hành hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp, an toàn để thực hiện phát vay ít rủi ro nhất.
+ Phát tiền vay và nước ngoài:
. Mua bán và thanh toán ngoại tệ mua
. Chuyển tiền điện.
. Mở L/C nhập thiết bị,công nghệ, hàng hoá , nguyên nhiên vật liệu.
. Trả nợ nước ngoài theo hiệp định tài trợ XNK, theo hợp đồng vay trả chậm có bảo lãnh.
+ Phát tiền vay trong nước
. Chuyển tiền ứng trước
. Chuyển trả từng lần theo hợp đồng.
. Chuyển khoản từng lần.
. Trả bằng séc.
. Trả bằng tiền mặt, ngân phiếu (rất hạn chế... chi cho đúng các nhu cầu bắt buộc phải chi bằng tiền mặt, ngân phiếu).
- Xem xét cụ thể các nội dung và các chứng từ phát vay cho từng loại khối lượng, công việc, dịch vụ : xây lắp, thiết bị và chi phí khác theo đúng quy định về thanh toán và đảm bảo về mặt pháp lý khi phát tiền.
Khi xét thấy các điều kiện phát vay, nội dung phát vay và các chứng từ phát vay không hợp lệ, hợp pháp, không đủ pháp lý thì phải báo cáo lãnh đạo để xử lý.
- Mỗi lần phát vay cán bộ tín dụng yêu cầu doanh nghiệp ký nhận nợ trên bản kê nhận tiền vay và trả nợ trong hợp đồng tín dụng do kế toán giữ và phải ghi vào bản kê nhận tiền vay và trả nợ trong hợp đồng tín dụng do tín dụng giữ khớp đúng với bản kê trong hợp đồng kế toán giữ và ghi vào sổ theo dõi công trình.
- Về nguyên tắc tiền vay phải chuyển trả thẳng cho người được thụ hưởng theo chế độ thanh toán.
3b. Kiểm tra đảm bảo nợ vay:
- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra sự việc sử dụng vốn đã cho vay ra, đối chiếu tiền vay với tài sản được đầu tư là tài sản đảm bảo nợ vay. Nếu phát hiện thấy doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, vốn vay thiếu tài sản đảm bảo thì có trách nhiệm báo cáo kịp thời với lãnh đạo để xử lý và áp dụng các chế tài tín dụng đã thống nhất ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra định kỳ tình hình phát vốn vay và tình hình đầu tư, tình hình vận hành dự án trong sản xuất kinh doanh. Mỗi lần kiểm tra đều phải có biên bản kiểm tra (nếu có phát sinh những vấn đề vi phạm hoặc thực hiện không đúng hợp đồng tín dụng).hoặc phiếu tự kiểm tra nếu kiểm tra không có vấn đề gì xảy ra để lưu vào hồ sơ tín dụng.
- Thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau trong việc phát tiền vay, sử dụng vốn vay và trả nợ vay.
4b. Thu nợ, thu lãi:
- Chuẩn bị đến thời kỳ hạn trả nợ gốc và lãi cán bộ tín dụng phải lập và gửi phiếu báo nhắc thu nợ để doanh nghiệp chuẩn bị trả và đôn đốc doanh nghiệp trả nợ đúng hạn.
- Tính toán và theo dõi nợ gốc và lãi trong sổ theo dõi công trình khớp đúng với số hạch toán và tính lãi của kế toán.
- Theo dõi nợ quá hạn khê đọng, khó đòi và các nguyên nhân dẫn đến nợ để báo cáo lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời với doanh nghiệp: ngừng quan hệ tín dụng, yêu cầu người bảo lãnh trả thay, áp dụng chế tài tín dụng theo hợp đồng tín dụng đã thoả thuận về phát mại tài sản thế chấp cầm coó để thu hồi nợ.
5b. Phân tích tín dụng thường xuyên.
Việc phân tích tín dụng không phải chỉ thực hiện khi xem xét cho vay mà phải tiếp tục thực hiện phân tích thường xuyên trong suốt quá trình từ khi phát vốn vay đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng.
Mục đích của việc phân tích tín dụng thường xuyên là để nắm tình hình, xử lý các phát sinh trong quản lý tín dụng, các rủi ro phát sinh, phục vụ cho viẹc theo dõi nợ, thu lãi và khi phải điều chỉnh bổ sung hợp đồng tín dụng, bảo lãnh , thế chấp , cầm cố.
- Tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý , tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp, tình hình các vụ việc xảy ra mà có yêu cầu và mức độ phân tích tín dụng khác nhau:
+ Phân tích tức thời (để xử lý vụ việc)
+ Phân tích tổng thể (để đánh giá lại toàn bộ)
+ Phân tích định kỳ( để theo dõi thường niên)
- Việc phân tích tín dụng thường xuyên cũng được thực hiện cho doanh nghiệp và cho dự án.
- Cán bộ tín dụng phải định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm thực heịen việc phân tích thông qua việc tính toán các chỉ số và hệ số tác nghiệp trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để theo dõi và nắm được tình hình sản xuất kinh doanh.
- Phát hiện các tiềm ẩn rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.
- Phân tích để xác định tình trạng của người bảo lãnh về khả năng đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh.
6b. Xử lý tín dụng:
- Xử lý tín dụng là vấn đề thường xuyên trong quản lý tín dụng từ khi ký hợp đồng đến khi kết thúc hợp đồng do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan trong công việc triển khai thực hiện dự án và vận hành dự án bao gồm:
- Xử lý về chủ trương
- Xử lý về pháp lý.
- Xử lý về thiết kế, dự toán....
- Xử lý về nguồn vốn
- Xử lý về thanh toán
- Xử lý về công nợ
- Xử lý về nợ quá hạn, khê đọng, khó đòi.
- Xử lý về giãn, hoãn nợ
- Xử lý về các tranh chấp.
- Xử lý về các yêu cầu quản lý khác đến dự án và doanh nghiệp.
- Xử lý về các rủi ro đã xảy ra.
- Xử lý về tài sản thế chấp, cầm có khi có thay đổi.
- Xử lý khi các dự kiến nguy hiểm xảy ra do không an toàn , thiên tài, hoả hoạn, vi phạm pháp luật.
Việc xử lý tín dụng kịp thời sẽ giúp cho ngân hàng bảo toàn được vốn.
7b. Điều chỉnh bổ xung hợp đồng
Hai bên thoả thuận và thống nhất khi có sự:
- Thay đổi hình thức bảo lãnh
- Thay đổi người bảo lãnh
- Thay đổi bổ xung, phát mại tài sản thế chấp.
- áp dụng các chế tài tín dụng
- Gia hạn nợ
- Điều chỉnh thời hạn vay, mức vay.
- ...
8b. Kết thúc hợp đồng:
Khi hợp đồng hết thời hạn thì lập biên bản kết thúc hợp đồng khẳng định:
- Đã trả hết nợ và lãi thì làm thủ tục tất toán hợp đồng.
+ Biên bản thanh lý hợp đồng.
+ Trả lại hồ sơ và tài sản thế chấp cầm cố.
+ Biên bản giao nhận hồ sơ
- Chưa trả hết nợ lãi thì:
+ Lập biên bản, người vay cam kết thực hiện trả nợ
+ Xác định việc cho phép kéo dài hay không kéo dài nợ.
Nếu cho phép kéo dài thì hết hạn kéo dài mà không trả đủ nợ sẽ tiến hành xử lý thế chấp của người bảo lãnh hoặc người vay:
- Lập hồ sơ lưu trữ.
- Rút kinh nghiệm quản lý của ngân hàng.
- Đánh giá nhận xét phân loại khách hàng
- Đánh giá sự phối hợp giữa các khâu nghiệp vụ.
Chương II
Hiệu quả cho vay dự án phát triển tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội - chi nhánh Thanh trì
A. Một số nét đặc trưng của NHĐT và phát triển Hà nội - chi nhánh Thanh trì
I/ Giới thiệu chung:
NHĐT & PT Hà nội - trụ sở tại 48 - Lê thánh Tông - Quận Hoàn kiếm - Hà nội - Được thành lập từ ngày 24/5/1957 với tên gọi ban đầu là ngân hàng kiến thiết Hà nội, nằm trong hệ thống ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính.
Nhiệm vụ của ngân hàng là nhận vốn từ ngân sách nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Tháng 6/1981, Ngân hàng được đổi tên thành ngân hàng ĐT và Xây dựng Hà nội nằm trong hệ thống NHĐT & XD Việt Nam.
Tháng 5/1990, Hội đồng nhà nước đã ban hành 2 pháp lệnh về ngân hàng đó là:
- Pháp lệnh NHNN Việt Nam.
- Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, để nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống ngân hàng cho thích ứng với cơ chế thị trường.
Theo đó hệ thống ngân hàng bao gồm:
- Ngân hàng trung ương là ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Cá ngân hàng thương mại, NHĐT & PT, công ty tài chính và hợp tác xã tín dụng.
Theo quy định của pháp lệnh, ở Việt Nam chỉ được thành lập ngân hàng đầu tư và Phát triển quốc doanh. Ngày 14/11/1991 chủ tịch HĐBT đã ban hành quyết định số 401 về việc thành lập "NHĐT và PT Việt Nam" với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Có các chi nhánh trực thuộc các tỉnh, thành phố đặc khu thuộc trung ương. Và NHĐT và phát triển Hà nội là một trong những chi nhánh lớn nhất trong số 61 chi nhánh hiện nay.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHĐT và PT Việt Nam, NHĐT và PT Hà nội chủ yếu cung ứng vốn cho đầu tư phát triển, chú ý những công trình then chốt phục vụ cho việc xây dựng kinh tế - xã hội, tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá của thủ đô Hà nội. NHĐT tập trung nhằm đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực như công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, tăng cưòng sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, du lịch,dịch vụ, thương mại....
Đặc biệt từ 01/01/95, ngân hàng đầu tư và phát triển chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản sang tổng cục đầu tư phát triển và bắt đầu thực sự trở thành một NHTM, bước vào cạnh tranh trên một địa bàn có 50 tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoạt động. NHĐT và P T có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế như chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và dân cư, các tổ chức nước ngoài VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức kinh tế mọi thành phần kinh tế và dân cư. Hiện nay, Ngân hàng hoạt động như một NHTM nhưng lĩnh vực kinh doanh chính có bề dày kinh nghiệm là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và khách hàng truyền thống là các đơn vị thuộc khối xây lắp.
* Về mô hình tổ chức:
NHĐT và PT có hội sở chính tại 4B Lê Thánh Tông ( là doanh nghiệp nhà nước loại 1) và 4 chi nhánh trực thuộc tại các huyện Gia lâm, Đông Anh, Từ liêm, Thanh Trì (các doanh nghiệp loại 3) và 01 phòng giao dịch tại 106 Trần Hưng đạo - Hà nội.
- Tại hội sở chính bao gồm:
+ Ban giám đốc: 01 giám đốc và 04 phó giám đốc .
+ 14 phòng chia làm 2 khối: khối trực tiếp kinh doanh và khối phục vụ
- Tại các chi nhánh:
+ Ban giám đốc: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.
- Phòng ban: phòng kế toán hành chính , phòng kinh doanh và phòng giao dịch.
Như vậy, NHĐT và PT Thanh Trì là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội (Ngân hàng cấp 3) được thành lập vì nhu cầu thiết yếu mở rộng quy mô hoạt động trên địa bàn Hà nội, NHĐT và phát triển Thanh Trì có nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng vốn cho đầu tư và phát triển, chú ý những công trình then chốt phục vụ cho việc xây dựng kinh tế - xã hội tiến lên CNH - HĐH trong khu vực huyện Thanh Trì. Đồng thời , NHĐT và phát triển Thanh Trì còn là một điểm quan trọng để thu hút tiết kiệm trong dân cư, là những tần lớp sống ở ngoại ô thành phố có đời sống khá giả hơn so với những dân cư các vùng khác.
Về cơ cấu tổ chức: cũng như những chi nhánh khác NHĐT và PT Thanh Trì bao gồm:
+ Ban giám đốc : 01 giám đốc và 01 phó giám đốc
+ Phòng ban, gồm 2 phòng.
* Phòng kế toán: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 18 cán bộ CNV được bố trí vào các bộ phận: kế toán, tiết kiệm và hành chính
* Phòng kinh doanh: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6 đồng chí cán bộ tín dụng.
II. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn:
Từ năm 1995, NHĐT & P T chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư xây dưụng cơ bản sang tổng cục đầu tư và phát triển, lúc này NHĐT và phát triển Hà nội cũng như mọi chi nhánh khác bước vào thời kỳ cạnh tranh thực sự với các Ngân hàng thương mại khác trong khu vực. NHĐTvà PT Hà nội với tư tưởng chỉ đạo của ngành chi nhánh tự lo vốn là chủ yếu, sự hỗ trợ của NHĐT và P T Việt Nam là quan trọng. Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế, chi nhánh đã dồn sức tập trung huy động vốn bằng nhiều hình thức với các chính sách phù hợp và đã đạt được kết quả tốt.
Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của NHĐT- PT Thanh Trì
từ năm 1996 - 1998
Đơn vị : triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
I
Tình hình huy động vốn:
1
Tổng số vốn huy động đến 31/12
37.655
56.199
130.855
Trong đó: +tiền gửi khách hàng
4.220
9.608
47.218
+ Huy động dân cư
33.435
46.591
83.637
Tiền gửi tiết kiệm
28.618
17.525
41.967
Phát hành kỳ phiếu
4.817
29.066
33.799
2.
Tiền mặt tại quỹ
II
Tình hình sử dụng vốn
1
Tổng dư nợ đến 31/12
29.057
42.450
67.522
trong đó: +Dư nợ vay ngắn hạn
22.007
32.420
47.377
+ Dư nợ vay trung hạn
4.982
5.548
+ Dư nợ theo KHNN
7.050
5.048
14.597
2
Doanh số cho vay
47.283
72.203
83.257
Trong đó:+ Cho vay ngắn hạn
47.283
66.224
68.495
+ Cho vay trung hạn
5.384
1.298
+ Cho vay dài hạn (KHNN)
1.595
13.464
3.
Doanh số thu nợ
42.943
60.297
57.712
Trong đó: +Thu nợ ngắn hạn
39.018
56.285
53.064
+ Thu nợ trung hạn
1.219
403
732
+ Thu nợ dài hạn (theo KHNN)
2.706
3.609
3.916
III
Điều chuyển vốn lên NH cấp trên
B. Dự án cải tạo nhà máy xi măng Yên thế. Đưa công suất từ 20.000tấn/năm lên 40.000 tấn/năm.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì là một chi nhánh phụ thuộc NHĐT và PT Hà nội, (Ngân hàng cấp 3) nên chỉ có quyền hạn nhất định trong vấn đề cho vay các dự án phát triển. Các chỉ tiêu về lãi suất thời hạn và mức vay là không có quyền phán quyết mà phải đệ trình lên cấp trên và được sự đồng ý của cấp trên mới cho vay. Do đó hiệu quả cho vay các dự án phát triển được thể hiện rõ nét trong công tác thẩm định dự án và quản lý món vay, tôi xin được đi sâu nghiên cứu hai vấn đề này.
I. Thẩm định dự án đầu tư chiều sâu nhà máy xi măng Yên thế từ công suất 20.000T/Năm.
1. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn:
1.1. Về tổ chức sản xuất :
Tên doanh nghiệp: công ty xây lắp công trình lâm nghiệp
- Tên giao dịch: công ty xây lắp công trình lâm nghiệp
- Tên viết tắt: không
- Địa chỉ giao dịch : Thị trấn Văn Điển - Thanh trì - Hà nội
- Quyết định thành lập : số 75/NN - TCCB /QĐ ngày 13/1/1996 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Giấy phép kinh doanh số 109583 ngày 19/5/1993 Bộ xây dựng.
- Chức năng nhiệm vụ: xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng mút xốp, san lấp và xây dựng các công trình khai hoang, trồng rừng.
Hiện nay công ty có 6 xí nghiệp trực thuộc, 8 đội xây dựng và 2 công ty liên doanh, công ty mở tài khoản tiền gửi chính số 730100
- 11B tại NHĐT & P T Thanh Trì.
- Về nhân sự:
+ Ban giám đốc: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
+ Giám đốc đuợc bổ nhiệm theo quyết định số 041/HĐQT /TCLĐ ngày 20/01/1996 của Hội đồng quản trị thuộc tổng công ty Lâm sản Việt Nam.
+ Kế toán trưởng: quyết định bổ nhiệm số 698/TCT/TCLĐ ngày 18/5/96 của Tổng công ty Lâm sản Việt Nam.
+ Nhân viên: gồm 800 ngưòi trong đó có 750 người làm việc trực tiếp, 50 người làm việc gián tiếp. Trình độ đại học và đang học của nhân viên là 50%.
1.2. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp :
a. Quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp: là một doanh nghiệp kinh doanh đa năng tổng hợp.
- Xây dựng công trình công nghiệp,dân dụng nhà ở, xây dựng công trình thuỷ lợi , thuỷ điện nhỏ, cầu đường lâm nghiệp. Trong các năm vừa qua doanh nghiệp đã thi công nhiều công trình lớn của nhà nước đạt chất lượng , hiệu quả cao.
- Sản xuất xi măng là một trong hai nhiệm vụ chính của doanh nghiệp (chiếm 40% tổng giá trị sản lượng) một mạt phục vụ cho việc xây dựng các công trình, cung cấp xi măng cho sản xuất gạch lát của doanh nghiệp,mặt khác doanh nghiệp còn đáp ứng nhu cầu xi măng cho thị trường . Từ 1993 đến 1996 nhà máy xi măng Yên thế đã được đầu tư qua hai giai đoạn để cải tạo mở rộng đổi mới thiết bị nâng công suất lên 20.000T/năm.
- Sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hạ, đã chiếm lĩnh được thị trường và có mặt ở các tỉnh miền Bắc.
- Liên doanh sản xuất mang lại kết quả tốt đẹp, sản phẩm được thị trường chấp nhận.
- Sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ: sản xuất đựoc gạch lát nền với giá thành hạ, chất lượng đảm bảo vừa phục vụ cho công trình và bán ngoài thị trường, đồng thời mở phân xưởng sản xuất vỏ bao xi măng cung cấp cho nhà máy xi măng Yên thế, mở cửa hàng dịch vụ và bán sản phẩm, góp phần tạo thêm ngành nghề và công ăn việc làm cho người lao động.
b. Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp:
Căn cứ vào số liệu duyệt quyết toán 1994, 1995 và báo cáo quyết toán năm 1996 do doanh nghiệp cung cấp ta có được 1 số chỉ tiêu cơ bản sau đây
Tình hình tài chính doanh nghiệp
TT
Năm
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1.
Tình hình vốn và tài sản
717
738
2105
- Vốn cố định
717
738
2105
- Vốn lưu động
739
898
1078
- Tài sản cố định
6001
8958
13366
+ Ngân sách
469
503
1559
+ Tự có
2866
3219
7236
+ Vay và khác
2666
5236
4571
- Khấu hao TSCĐ
2618
3565
5671
- Giá trị còn lại
3383
5394
7675
- Mức thực trích khấu hao
667
1017
821
- Khấu hao đã nộp
-
-
-
- Khấu hao trả nợ
667
1017
821
2.
Tình hình lợi nhuận và nghĩa vụ phải thực hiện
- Lợi nhuận trước thuế (DT-CF)
453
546
521
- Các loại thuế phải nộp:
233
462
403
+ Thuế doanh thu
218
429
354
+ Thuế vốn
14
33
49
- Lợi nhuận trước thuế lợi tức
221
84
118
- Thuế lợi tức
-
-
8
- Lợi nhuận sau thuế
221
84
110
- Quỹ phúc lợi
-
-
-
- Quỹ khen thưởng
3
4
35
- Quỹ phát triển sản xuất
-
-
19
3
Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ
27340
29460
- Tổng giá trị sản lượng thực hiện
10100
+ Trong đó sản xuất xi măng
12000
- Hiện vật
6070
10500
7756
- Giá trị
3601
6314
13172
- Tổng doanh thu
7885
11684
+ Trong đó doanh thu từ xi măng
10500
- Hiện vật
5460
9300
6761
- Giá trị
2753
5592
4
Tình hình công nợ
2992
- Dư nợ ngắn hạn
703
1044
4571
- Dư nợ dài hạn
1973
4835
3258
- Các khoản phải thu
1075
2607
4602
- Các khoản phải trả
1509
3071
0
- Nợ quá hạn
0
0
0
- Nợ khó đòi
0
0
0
5
Giá thành và giá bán
0,615
- Giá thành toàn bộ một đơn vị sản phẩm
0,504
0,601
- Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm
0,550
0,650
c. Nhận xét đánh giá doanh nghiệp
* Về bộ máy tổ chức: bộ máy lao đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0110.doc