LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Tổng quan về hoạt động xây dựng cơ bản
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
1.1.1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
1.1.1.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng
1.1.2. Vai trò của hoạt động xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế quốc dân
1.2. Hoạt động đấu thầu xây lắp trong nền kinh tế thị trường
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.2. Các phương thức đấu thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu
1.2.2.1. Các phương thức đấu thầu
1.2.2.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1.2.3.2. Các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong đấu thầu
1.3. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY XÂY DỰNG 12 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Vinaconco 12
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất của Công ty
2.2. Những đặc điểm KT - KT ảnh hưởng đến hoạt động ĐT ở Công ty XD 12
2.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
60 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty Xây dựng 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 60-75% tổng giá thành công trình. Chất lượng, độ an toàn của công trình có được đảm bảo hay không là phụ thuộc rất lớn về cơ cấu của nguyên vật liệu. Vì vậy NVL phải được cung cấp đầy đủ, đúng, kịp thời về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính đồng bộ. Để đảm bảo tốt cho công tác thi công trên công trường, công ty đã khai thác một số nguồn vật tư chính cho công trình: Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch; Đá khai thác ở mỏ đá Tiên Sơn, cát khai thác tại Chèm; Thép của công ty kim khí; bê tông tươi công ty cung cấp, trong các loại nguyên vật liệu phụ khác do cán bộ quản lý quyết định phụ thuộc vào từng công trình, từng hạng mục công trình. Các loại nguyên vật liệu này Công ty phải khai thác trên thị trường tự do.
Trong phạm vi một doanh nghiệp thì việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL không những đảm bảo nâng cao chất lượng công trình , tăng khả năng thắng thầu mà còn thiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2.3.2 Đặc điểm máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là yếu tố lao động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong ngành xây dựng tư liệu lao động chủ yếu là các loại máy thi công ngoài công trường, trong quá trình hoạt động bị hao mòn và chuyển dần vào giá trị của sản phẩm (các công trình xây dựng) vì vậy chúng phải được bảo dưỡng và duy tu thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên.
(Phụ lục ) Bảng 1: Năng lực máy móc thiết bị của công ty
2.3. Thực trạng công tác đấu thầu của công ty trong thời gian qua
2.3.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các giai đoạn vừa qua
Công ty VINACONCO 12 đã có bề dầy trên 25 năm xây dựng các loại công trình dân dụng và công nghiệp, với đội ngũ gần 900 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và hơn 1000 máy móc thiết bị đưa khả năng thi công các công trình với yêu cầu kỹ thuật và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong nhiều năm qua, Công ty VINACONCO 12 đã và đang được tín nhiệm của khách hàng và là một trong những nhà thầu uy tín trong lĩnh vực xây dựng.
Kết quả mấy năm gần đây Công ty đã thắng thầu nhiều công trình lớn thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Các công trình đang thi công
STT
Tên công trình
Địa điểm
I
Công trình dân dụng
Hà Nội
Hệ thống thang máy trung tâm triển lãm nông nghiệp
- BNN & PTNT
Hà Nội
Cải tạo chỉnh trang Ban kỹ thuật phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam số 35-37 Bà Triệu
Hà Nội
Trường PTTH Tống Văn Trân
Nam Định
Nhà điều hành A1 trường Đại học Y Hà Nội
Hà Nội
Công ty xăng dầu Nam Định
Nam Định
Ngân hàng nông nghiệp huyện Mỹ Lộc
Nam Định
Nhà 3 tầng Tổng đài Viễn thông đường Giải Phóng
Nam Định
Nhà làm việc khối đoàn thể huyện Vụ Bản
Nam Định
Bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Nam
Hà Nam
Nhà điều hành nhà máy nhiệt điện Phả Lại II
Hải Dương
Nhà dịch vụ - khu hành chính nhà máy nhiệt điện Phả Lại II
Hải Dương
II
công trình công nghiệp
Xây dựng xưởng đại thu thiết bị đóng mới cuyên dùng của Công ty môi trường Hà Nội
Hà Nội
Nhà xưởng sản xuất cho Công ty TNHH Phong Đài - Đài Loan thuộc khu công nghiệp NOMURA
Hải Phòng
Khu nhà Hydrozen và nhà bơm tro nhà máy nhiệt điện Phả Lại II
Hải Dương
Nhà máy giầy da xuất khẩu Thái Nguyên
Thái Nguyên
Nhà điều hành điện Kim sơn
Ninh Bình
Công ty May xuất khẩu Ninh Bình
Ninh Bình
III
công trình câu đường
Cải tạo, nâng cấp đường Bính Xá - Bắc Xá
Lạng Sơn
Đường Cát Tiên thuộc dự án 327
Đồng Nai
Đường 133 Bắc Yên - Sơn La
Sơn La
Đường liên huyện Con Cuông - Nghệ An
Nghệ An
Cầu tàu 6.500 tấn - Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu
Hải Phòng
IV
công trình thuỷ lợi
Kênh mương quỹ độ B huyện ý Yên
Nam Định
Thi công kênh Liễu Sơn
Hà Nội
Xây dựng hệ thóng kênh mương huyện hải Ninh (Thầu phụ)
Quảng Ninh
Kênh thải mỏ than Đèo Nai
Quảng Ninh
Cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội giai đoạn II (gói thầu CP 7A)
Hà Nội
Nhà máy và hệ thống cấp nước sạch Gia Lâm (thầu phụ
Hà Nội
Kè chân đề An Khánh - Thanh Trì - Hà Nội (Thầu phụ)
Hà Nội
V
Công trình điện, trạm
Đường điện 35 KV Hải Dương
Hải Dương
Đường dây 35 KV Kim Sơn và trạm Ninh Bình
Ninh Bình
Đường điện về xãc Thanh Sơn - Ba Chẽ - Quảng Ninh
Quảng Ninh
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty VINACONCO 12 năm 2001).
Có được kết quả trên phải kể đến sự phấn đấu vượt bậc của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Công ty đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty giao là: khai thác dự án đấu thầu công trình, công ty đã kiện toàn bộ máy hoạt động kinh doanh cho phù hợp, phân công công việc một cách rõ ràng không chồng chéo các quyết định cũng như các công việc đấu thầu khác. Công ty đã chuyên môn hoá công tác đấu thầu về các lĩnh vực: Hạ tầng, xây dựng nước và môi trường. Điều này đã dẫn tới công việc lập hồ sơ dự thầu từng bước được nâng cao dần về nội dung chất lượng và đang đi vào bài bản.
Trong năm 2000 công ty đã đấu thầu nhiều trình và đã trúng thầu được một số công trình như: Công trình Xây dựng xưởng sửa chữa - đại tu - đóng mới thiết bị chuyên dùng - Công ty môi trường đô thị Hà nội, nhà 4 tầng ký túc xã E2 trường Đại học Y Hà nội, nhà điều hành nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II... và còn một số công trình đang chờ kết qủa.
Ngoài ra cùng với các công ty trong Tổng công ty tham gia nhiều dự án thầu về đường giao thông hạ tầng, cấp thoát nước.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vinaconco 12 trong thời gian qua được thể hiện trong bẳng sau:
Bảng 3: Tổng sản lượng những năm gần đây:
Năm
Tổng sản lượng
1998
1999
2000
39 tỷ VND
51 tỷ VND
65 tỷ VND
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Vinaconco 12 năm 2001).
Chỉ tiêu trên đạt được là thành quả đóng góp to lớn của công tác đấu thầu của Công ty. Để thấy được điều này chúng ta đi vào tìm hiểu hoạt động đấu thầu của Công ty Xây dựng 12.
2.3.2 Công tác đấu thầu của Công ty VINACONCO 12
Hoạt động đấu thầu của Công ty xây dựng 12 được thực hiện theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ dự thầu
Giai đoạn 3: Ký kết hợp đồng và thi công theo hợp đồng
Quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu là quá trình quan trọng nhất và tổng hợp nhất quyết định đến việc Công ty có trúng thầu hay không. Giai đoạn này tập hợp phần lớn hoạt động của Công ty về công tác đấu thầu, quá trình này được khởi động khi Công ty nhận được thông báo mời thầu (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo mời thầu, chỉ định thầu..). Qua quá trình tìm hiểu chủ đầu tư, khảo sát công trình, thị trường giá cả tai địa phương, nếu Công ty xét thấy có đủ năng lực và điều kiện cần thiết để tham gia dự thầu và muốn tham gia dự thầu thì Công ty sẽ mua bộ hồ sơ dự thầu và thực hiện đầy đủ các nội dung trong hồ sơ đó, một hồ sơ dự thầu thông thường bao gồm các phần việc sau đây:
Phần 1: Đơn dự thầu, bảo lãnh dự thầu, giấy bảo đảm cung cấp tín dụng:
Sau khi Công ty VINACONCO 12 quyết định mua hồ sơ dự thầu thì Công ty phải làm đơn dự thầu, trong đơn dự thầu ghi rõ giá dự thầu và chữ ký đóng dấu đại diện nhà thầu kèm theo đơn dự thầu có bảng phụ lục về một số điều kiện chính của hợp đồng như: Số tiền bảo đảm thực hợp đồng, thời hạn thông báo về việc khởi công, độ dài thời gian hoàn thành công trình, thời gian bảo hành.. Trong phần việc này, Công ty phải có giấy bảo lãnh dự thầu của ngân hàng đứng ra bảo lãnh 10% giá trị hợp đồng và ngân hàng này sẽ cam kết bảo đảm cung cấp tín dụng và các dịch vụ theo cam kết trong giấy bảo đảm.
Phần 2: Thông tin chung, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề.
Đây là phần có tính chất thông tin chung trong các bộ hồ sơ. Những thông tin này thường không thay đổi đối với các bộ hồ sơ khác nhau. Thông tin chung bao gồm: Tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính, văn phòng đại diện, các quyết định thành lập Công ty, các ngành kinh doanh chính, các đơn vị thành viên và chứng chỉ hành nghề xây dựng. Thông thường phần này đã được tập hợp riêng và đưa vào trong tủ hồ sơ lưu của phòng kế hoạch tổng hợp của Công ty. Khi tham gia dự thầu thì phần này sẽ được photo và trở thành một mục trong hồ sơ dự thầu.
Phần 3: Số liệu tài chính và hồ sơ kinh nghiệm.
Phần này bao gồm: Số liệu về mặt kỹ thuật, số liệu về mặt tài chính và hồ sơ kinh nghiệm. Bên mời thầu sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu này để đánh giá cho điểm về mặt kỹ thuật.
Phần 4: Biện pháp thi công.
Trước khi nộp hồ sơ dự thầu thì công ty tư vấn cử cán bộ có đầy đủ năng lực, trình độ kỹ thuật khảo sát thi công để trắc địa, đo đạc.. Sau đó tập hợp các số liệu và đưa ra biện pháp thi công khả thi nhất với mục tiêu đảm bảo chất lượng cao, đúng yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm và chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật, đảm bảo giao thông và vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công và thi công đúng tiến độ.
Phần 5: Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự
Vấn đề an toàn lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ đối với ngành xây dựng mà còn đối với tất cả các ngành khác. Do đặc điểm của ngành xây dựng, các sản phẩm được tiến hành sản xuất ngoài trời, chịu nhiều tác động của tự nhiên và việc xây dựng công trình hết sức khó khăn và phức tạp... nên vấn đề an toàn lao động được quan tâm hơn và là một phần không thể thiếu được trong các bộ hồ sơ. Bất kỳ một hình thức thi công nào không đảm bảo an toàn sẽ bị loại bỏ hoặc đình chỉ.
Phần 6: Dự toán giá dự thầu công trình.
Trong công tác lập hồ sơ dự thầu, các phần công việc đều có tầm quan trọng riêng nhưng phần quan trọng nhất vẫn là phần lập giá dự toán công trình theo khối lượng đã bóc tách. Các sản phẩm xây dựng đều mang tính đơn chiếc, phụ thuộc nhiều vào địa điểm xây dựng, vào chủng loại công trình được xây dựng theo từng đề án thiết kế, theo từng đối tượng đặt hàng cụ thể. Vì thế không có một giá chung cho các loại sản phẩm xây dựng mà mỗi công trình đều có một giá riêng, kể cả các công trình áp dụng thiết kế định hình, thiết kế mẫu được xây dựng trong cùng một khu vực, cùng một thời điểm nhất định. Công ty chỉ có thể định giá cho từng bộ phận cấu thành công trình thông qua các định mức đơn giá và quy định tính toán chung. Khi có một công trình xây dựng cụ thể, Công ty phải căn cứ vào các định mức đơn giá, quy định tính toán, khối lượng các bộ phận cấu thành công trình để lập dự toán xây lắp công trình đó. Như vậy, trong xây dựng giá dự toán xây lắp công trình được lập và được phê duyệt theo một trình tự nhất định, hình thành nên giá cả của sản phẩm xây dựng. Sự thống nhất của giá sản phẩm xây dựng như vậy được thể hiện qua sự thống nhất các định mức đơn giá, quy định thiết kế lập dự toán. Việc lập dự toán giá dự thầu công trình được Công ty VINACONCO 12 tính toán theo Thông tư số 01/1999/TT - BXD ngày 16/01/1999, hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo hình thức luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn công tác xác định giá dự toán dự thầu của Công ty VINACONCO 12, chúng ta xét một ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Tính giá dự toán công trình “Hoàn thiện kết cấu mặt đường bê tông nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi”
Bảng 4: Tính giá dự thầu tổng quát
TT
Công việc xây dựng
Đơn vị
Khối lượng thiết kế
Đơn giá bỏ thầu
Giá bỏ thầu (đồng)
1
Vệ sinh mặt đường cũ trước khi thi công lớp cấp phối đá dăm
M2
290.738,00
235,66
68.515.317,08
2
Bù vênh mặt đường cũ
M3
6.292,14
120.089,20
755.618.058,89
3
Lớp cấp phối đá dăm dày 15 cm
M2
290.738,00
17.928,55
5.212.510.769,90
4
Tưới nhựa lót tiêu chuẩn l/ m2
M2
290.738,00
3.573,89
1.039.065.630,82
5
Bê tông nhựa mặt đường dày 7 cm
M2
153.208,00
47.713,45
7.310.082.247,60
6
Một số công việc phát sinh có khối lượng nhỏ
6.1
Đá hộc xây vữa M100 gia cố rãnh dọc bằng thủ công
M3
279.176,36
6.2
Đắp đất nền đường bằng thủ công
M3
34.019,93
6.3
Đắp đá nền đường bằng máy
M3
119.526,23
6.4
Đào đất nền đường bằng thủ công
M3
27.536,31
Tổng cộng
14.385.792.024,29
(Nguồn: Phòng đấu thầu và quản lý công trường Công ty Vinaconco 12)
Để đơn giản cho việc tính toán tôi xin lấy một ví dụ về hạng mục công trình tính toán “Bê tông nhựa mặt đường dày 7 cm” của công trình “Hoàn chỉnh kết cấu mặt đường bê tông nhựa các đường vận hành”
Bảng 5: Định mức vật liệu cho 1m2 sản xuất bê tông nhựa mặt đường dày 7cm
TT
Thành phần hao phí
Đơn vị
Định mức
1
Đá 1 x 2
M3
0,2410
2
Đá 0,5 x 1
M3
0,1223
3
Nhựa
Kg
55,9700
4
Bột đá
Kg
47,2350
5
Cát vàng
M3
0,2506
(Nguồn: Phòng kế hoạch-kỹ thuật Công ty Vinaconco 12)
Để tính toán giá dự thầu hạng mục công trình “Bê tông nhựa mặt đường dày 7 cm” thì trước tiên ta tính các chi phí để tính ra 1 tấn bê tông nhựa hạt thô, ta có:
Chi phí VL cho 1 tấn bê tông nhựa hạt thô
Đá 1 x 2 = 0,241 x 800.000=19280 đồng
Đá 0,5 x 1 =0,1223 x 82000 = 10028,6 đồng
Nhựa = 55,97 x 2300 = 128731 đồng
Bột đá = 47,235 x 300 = 14170,5 đồng
VL = 19280 +10028,6 + 128731 +14170,5 + 12530 = 184740,1 đồng
Chi phí nhân công bậc 4,5 /7 cho một tấn bê tông nhựa hạt thô :
=0,3 x 15936,92 = 4781,08 đồng
Chi phí máy cho một tấn bê tông nhựa hạt thô:
Trạm trộn 50-60 T = 0,0040816 x 5600000 = 22856,96 đồng
Máy xúc = 0,0064 x 469958 = 3007,73 đồng
Máy ủi = 0,001 x 669348 = 669,35 đồng
Máy khác = 2% x 26534,22 = 570,68 đồng
M = 22857,14 + 3007,73 + 669,35 + 530,68 = 27064,72 đồng
Vậy chi phí trực tiếp
T = VL + NC + M = 184740,1 + 4781,08 + 27064,72= 216585,9 đồng
Dựa vào việc tính các chi phí để sản xuất một tấn bê tông nhựa hạt thô ta tính được chi phí vật liệu để sản xuất ra 1 m2 bê tông nhựa mặt đường dày 7 cm
Chi phí vật liệu để sản xuất 1 m2 bê tông nhựa mặt đường dày 7cm:
= 0,1626 x 216586,08 = 35216,09 đồng
Chi phí nhân công bậc 4/7 để sản xuất ra một m2 bê tông nhựa mặt đường dày 7cm:
= 0,0250 x 14506,34 = 362,66 đồng
Chi phí máy để sản xuất ra một m2 bê tông nhựa mặt đường dày 7cm:
Máy rải = 0,00138 x 3300000 = 4554 đồng
Máy lu 10T = 0,0012 x 288922 = 346,71 đồng
Máy đầm bánh lốp 16T = 0,00064 x 432053 = 276,51 đồng
ô tô chuyển 8,2 km = 0,0033658 x 525740 = 1769,55 đồng
máy khác = 2% x 5177,22 = 103,54 đồng
M= 4554 + 346,71 + 276,51 + 1769,55 = 7050,31 đồng
Chi phí trực tiếp
T= VL + NC + M = 35216,09 + 362,66 + 7050,31 = 42629,87 đồng
Bảng 6: Chi phí chung: Theo bảng phụ lục 2 trong thông tư 01/1999 TT-BXD ngày 16/01/1999 ta có một số định mức chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
TT
Loại công trình
Chi phí chung
Thu nhập chịu thuế tính trước
1
Xây dựng công trình dân dụng thông thường
55,0
5,5
2
Xây dựng công trình thuỷ điện
71,0
5,5
3
Xây dựng nền đường, mặt đường bộ
66,0
6,0
4
Xây dựng công trình công nghiệp
67,5
5,5
Như vậy đối với hạng mục công trình này ta sẽ lấy định mức chi phí chung là 66% và định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 6%.
áp dụng công thức: C = P x NC = 66% x 362,66 = 239,3556 đồng
Thu nhập chịu thuế tính trước:
áp dụng công thức TL = (T + C) x tỷ lệ quy định
= (42.629,87 + 239,35556 ) x 6% = 2572,15 đồng
Đơn giá xây lắp trước thuế:
Z = (T +C + TL) = 42629,87 + 239,35556 + 2572,15 = 45441,37 đồng
Thuế GTGT đầu ra: VAT = Z x TGTGT = 45441,37 x 0,05 = 2272,0685 đồng
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế:
Gx = Z + VAT = 45441,37 + 2272,0685 = 47713,4385 đồng
Với tổng khối lượng hạng mục công trình “Bê tông nhựa mặt đường dày 7cm”:
là 153208 m2 thì giá bỏ thầu
Gxx153208= 47713,4385 x 153208 = 7313515853 đồng
2.4 Một số chỉ tiêu quyết định đến khả năng thắng thầu của VINACONCO 12
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng thắng thầu của Công ty. Dưới đây, tôi xin nêu ra một số chỉ tiêu chính, đây là các chỉ tiêu làm căn cứ cơ bản để chủ đầu tư xét chọn nhà thầu.
2.4.1 Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty VINACONCO 12 là một trong những Công ty hàng đầu của Bộ xây dựng, với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
-Đào đắp và vận chuyển 10-15 triệu m3 đất đá/ năm
- Khoan nổ mìn, phá đá 1.5 - 2 triệu m3 / năm
- Đóng cọc xử lý nền móng 1 triệu m/ năm
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng: 1 triệu m2/ năm
- Thi công đường giao thông, sân bay, bến cảng: 500.000 m2 đường/ năm
- Tư vấn thiết kế xử lý nền móng, thí nghiệm thử tải và các dịch vụ kinh tế kỹ thuật.
- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn: 1 triệu m3/ năm
- Sửa chữa, đại tu thiết bị xe máy xây dựng: 150 chiếc/ năm
-Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng, vật tư phục vụ thay thế và nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng
-Xây dựng các công trình thuỷ lợi: đê, đập, hồ chứa nước và hệ thống tưới tiêu.
- Xây dựng các công trình cấp thoát nước vệ sinh môi trường.
- Kinh doanh và phát triển nhà...
2.4.2 Năng lực tài chính của Công ty
Vốn là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh trong công tác đấu thầu tiềm lực về tài chính là căn cứ để khẳng định năng lực của Công ty.
Năng lực tài chính của Công ty được thể hiện ở khả năng tài chính tự có, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh doanh của Công ty. Năng lực tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Năng lực tài chính của công ty VINACONCO 12 (Đơn vị tính : Đồng)
STT
Hạng mục
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1
Tổng tài sản có
21.410.942.681
33.570.430.638
45.510.975.938
2
Tài sản lưu động
19.374.662.603
27.554.149.982
35.412.376.043
3
Tổng tài sản nợ
21.410.942.681
33.570.430.638
45.510.975.938
4
Doanh thu
39.043.674.256
51.045.192.018
65.161.134.232
5
Lãi trước thuế
1.290.480.500
1.554.491.000
2.150.317.500
6
Lãi sau thuế
967.860.375
1.165.868.250
1.612.738.125
(Nguồn: Phòng kế hoạch-kỹ thuật Công ty XD 12)
2.4.3 Công tác quản lý chất lượng công trình
Chất lượng công trình là một trong 3 yếu tố cơ bản (chất lượng công trình, thời gian thi công công trình, giá dự thầu) được dùng làm căn cứ để bên mời thầu xét chọn nhà thầu. Vì vậy, công tác quản lý chất lượng công trình là rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp xây dựng.
Với việc đặt chất lượng và uy tín của Công ty đi trước một bước, việc quản lý chất lượng công trình của Công ty đã được phân hệ rõ ràng cho các phòng ban từ bản vẽ thi công trên hiện trường, gắn trách nhiệm của các phòng ban với công việc mà phòng ban đảm nhiệm.
Thông qua bản thiết kế thi công cho từng công trình, hạng mục công trình Công ty lên kế hoạch huy động sắp xếp các nguồn lực một cách hợp lý, đảm bảo kịp thời nâng cao chất lượng công trình.
2.4.4: Thời gian tiến độ thi công công trình
Thời gian thi công công trình cũng là một yếu tố quan trọng dùng làm căn cứ để chủ đầu tư xét chọn nhà thầu, đặc biệt đối với các công trình đòi hỏi cần thiết ngay cho việc sử dụng như: các công trình khách sạn, các công trình sản xuất.
Nhận thấy tiến độ thi công là thực sự cần thiết, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thi công theo hợp đồng, Công ty đã áp dụng việc giao khoán cho các đội trưc tiếp thi công và chịu trách nhiệm về phần công việc mà các đội này thực hiện. Vì vậy, mà chất lượng công trình được đảm bảo và tiến độ thi công công trình nhanh đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư.
2.5 Đánh giá chung về công tác đấu thầu của Công ty
2.5.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua Nhà nước đã có những chủ trương mới về công tác đấu thầu, bước đầu đã làm không ít các doanh nghiệp, công ty gặp nhiều khó khăn. Nhưng với những chủ trương này Nhà nước đã tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước, không những thế còn thúc đẩy các doanh nghiệp, công ty trong nước phát huy nội lực, phấn đấu vươn nên trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Là một Công ty trong nước, nhận thức thấy vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân nên Công ty đã cố gắng vươn lên trên những khó khăn để đạt được một số thành công nhất định trong hoạt động sản xuất khinh doanh nói chung và trong hoạt động đấu thầu nói riêng.
Với sự cố gắng và vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường, Công ty đã có những công trình đạt chất lượng cao, được câp huy chương vàng, tặng cờ đơn vị chất lượng cao.
Bảng 8: Các công trình đạt huy chương vàng và cờ đơn vị chất lượng cao:
STT
Tên công trình
Loại công trình
Bằng huy chương
Năm cấp
1
Trường phổ thông liên hợp Dệt Nam Định
Dân dụng
Huy chương vàng số 114
1991
2
Nhà sản xuất Xí nghiệp may Xuất khẩu thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam
Công nghiệp
Huy chương vàng số 116
1991
3
Trường kinh tế Kỹ thuật Dệt thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam
Dân dụng
Bằng chất lượng số 9612030
1996
4
Toà nhà 94 Bà Triệu - Trụ sở Công ty Bảo hiểm Việt Nam
Dân dụng
Huy chương vàng số 467
2000
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty xây dựng 12)
Nhờ có sự cố gắng vượt khó đi lên, mấy năm gần đây các công trình thắng thầu của công ty cũng ngày một được nâng cao.
Bảng 9: Số các công trình đã trúng thầu.
Năm
Số công trình tham gia dự thầu
Số công trình trúng thầu
Tỷ lệ (%)
1998
52
19
36,5
1999
64
22
34,3
2000
72
27
37,5
(Nguồn: Phòng đấu thầu và quản lý công trường Công ty xây dựng 12)
Năm 1998 Công ty trúng thầu 19 công trình, dạy tỷ lệ là 36,5% so với 52 công trình dự thầu. Năm 1999 và năm 2000 tỷ lệ trúng thầu lần lượt là 34,3% và 37,5%. Tỷ lệ trúng thầu của Công ty chưa cao nhưng đây la một nỗ lực đáng kể khi mà Công ty phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty trong va ngoài nước.
Tóm lại, về cơ bản Công ty đã có nhiều cố gắng rõ rệt về mặt tổ chức, quản lý, mở rộng quan hệ đối ngoại, tìm kiếm công ăn việc làm. Sự thắng thầu đã đem lại công ăn việc làm đều đặn cho cán bộ công nhân viên khiến cho đời sống, tư tưởng, tình cảm của họ được nâng lên rõ rệt. Những thành công đó cũng tạo ra uy tín cho Công ty và ngày càng xác định được chỗ đứng của Công ty trên thị trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty cũng còn gặp không ít khó khăn tồn tại cần phải giải quyết kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đưa Công ty phát triển, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cảu Công ty, giúp Công ty có khả năng đứng vững và vươn rộng ra thị trường không chỉ trong nước và còn ở nước ngoài.
2.5.2 Những mặt còn tồn tại trong công tác đấu thầu của Công ty
Thứ nhất, thiếu vốn đầu tư, một tình trạng phổ biến ở các công ty trong nước. Hiên nay Công ty chưa có được giải pháp thu hồi vốn nhanh, tạo thêm vòng quay của vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, về trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty còn hạn chế nhiều do thiếu những cán bộ trẻ để có thể nắm bắt nhanh công nghệ mới hiện đại, yêu cầu kỹ thuật cao.
Thứ ba, về máy móc thiết bị do đã quá cũ cần nâng cấp và thay thế nhiều để đáp ứng với các công trình đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại mới có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng các công trình có tính chất phức tap và hiện đại.
Thứ tư, về mặt Marketing còn chưa có phòng Marketing riêng để nghiên cứu về đối thủ và tìm hiểu thị trường để có thể cung cấp các thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất cho cán bộ quản lý theo dõi và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
2.5.3 Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên
Nguyên nhân khách quan
Đấu thầu là công việc còn mới mẻ đối với các công ty, doanh nghiệp Việt nam và đối với Công ty Xây dựng 12 nói riêng. Công ty gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi nhất là trong điều kiện cạnh tranh với những nàh thâù nước ngoài nhiều kinh nghiệm.
Mặt khác, do nền kinh tế trong nước vẫn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khu vực nên nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước chưa được nhiều. Thêm vào đó, việc áp dụng quy chế đấu thầu mới làm cho tính cạnh tranh của các gói thầu ngày càng khốc liệt. Tất cảc những nguyên nhân này làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đấu thầu của Công ty.
Nguyên nhân chủ quan
- Số cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đấu thầu còn thiếu, một số cán bộ thích nghi chậm, ảnh hưởng của phong cách làm việc theo cơ chế cũ. Bên cạnh đó là một số Kỹ sư, cử nhân mới tuyển dụng có trình độ nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế.
- Công ty còn bị hạn chế nhiều bởi máy móc thiết bị của Công ty đã cũ, lạc hậu và máy móc thiết bị còn quá ít nên không thể đáp ứng đủ và kịp thời cho tình hình thị trường hiện nay.
- Công tác thị trường của Công ty là khâu yếu kém trong công tác đấu thầu. Công tác tiếp thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty, do công tác tiếp thị của Công ty chỉ do cán bộ đi làm công tác tiếp thị khi có dự án cụ thể chứ không làm công tác tiếp thị thường xuyên. Một phần cũng do Công ty chưa có phòng Marketing riêng.
Chương 3
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đấu thầu ở công ty Xây dựng 12
3.1 Một số giải pháp và kiến nghị
Qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty xây dựng 12-VINACONCO 12, tôi đã đi vào tìm hiểu việc thực hiện công tác đấu thầu xây lắp của công ty. Tôi nhận thấy rằng đấu thầu là một hoạt động hết sức cần thiết, quyết định sự tồn tại phát triển hay suy vong của công ty. Vì có thắng thầu cao công ty mới đảm bảo được việc làm thường xuyên cho người lao động, tăng lợi nhuận cho công ty. Hơn nữa thắng thầu càng nhiều công trình thì càng chứng tỏ nhà thầu đó có tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật, nhân lực... và sẽ đảm bảo được uy tín và sự phát triển của nhà thầu đó trên thị trường. S
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0109.doc