LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
I. Ngân hàng Thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. 2
1. Ngân hàng Thương Mại: 2
2. Vai trò của ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường 3
II. Nghiệp vụ huy động vốn và hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM. 4
1. Vốn, vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại 4
1.1. Cơ cấu nguồn vốn của NHTM . 4
1.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam: 7
1.3- Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM: 11
2: Hiệu quả công tác huy động vốn ở NHTM: 12
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. 12
2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn: 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN 16
I.Tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Thanh Xuân. 16
1- Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Thanh Xuân: 16
2- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân: 16
2.1 Mô hình tổ chức mạng lưới: 18
2.2- Tình hình huy động vốn: 19
2.3- Kết quả sử dụng vốn: 20
2.4 Các hoạt động khác: 22
II. Thực trạng huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân. 25
1. Các hình thức huy động vốn. 25
2. Khả năng đáp ứng kinh doanh của nguồn vốn huy động. 33
3. Chi phí huy động vốn. 38
4. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân: 38
57 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệu đồng )
-Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động so với năm 2001 tăng 36,39% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 303.345 (triệu đồng).
Xét về cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi của dân cư chiếm một tỷ trọng lớn. Như vậy, chi nhánh đã huy động nguồn vốn trong dân cư rất lớn, lòng tin của người dân đối với chi nhánh rất cao. So với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống, NHCT Thanh Xuân luôn có ưu thế về nguồn vốn (đặc biệt là VND) đây là thế mạnh để mở rộng và phát triển hoạt động cho vay.
Qua kết quả huy động vốn mà NHCT Thanh Xuân đã đạt được chứng tỏ rằng Ngân hàng đã và đang chiếm được lòng tin của đại đa số dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn quận nói riêng và Thủ đô nói chung.
2.3- Kết quả sử dụng vốn:
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh của NHTM, còn sử dụng vốn là hoạt động vừa đáp ứng kịp thời vốn cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, vừa mang lại thu nhập, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Cũng như hầu hết các ngân hàng khác hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của NHCT Thanh Xuân là hoạt động cho vay. Hầu hết các khoản thu nhập của chi nhánh là từ lãi tiền vay. ý thức rõ tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên trong thời gian qua chi nhánh đã có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô cho vay gắn liền với việc nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro.
Tình hình cho vay của ngân hàng công thương Thanh Xuân thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2: Công tác sử dụng vốn:
(Tính đến 31/12/2000, 31/12/2001, 31/12/2002)
Đơn vị : triệu đồng
năm
chỉ tiêu
2000
2001
2002
so sánh (%)
2001/2000
2002/2001
Cho vay trung và dài hạn
30.002
23.081
31.502
-23,06%
+36,48%
Cho vay ngắn hạn
1.000.140
1.135.186
1.246.655
+13,5%
+9,82%
Tổng doanh số cho vay
1.030.142
1.158.267
1.278.157
+12,44%
+10,35%
(nguồn số liệu: Phòng Kinh doanh NHCT Thanh Xuân)
Qua số liệu trên cho thấy tổng dư nợ đầu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 128.127 triệu đồng tăng 12,44% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2002 tổng mức dư nợ tăng so với năm 2001 là 119.890 triệu đồng tăng 10,35%. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong kết cấu nguồn vốn, nhưng luôn có sự biến động qua từng năm của nguồn cho vay này bởi nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế tại từng thời điểm là khác nhau cụ thể: năm 2001 cho vay ngắn hạn đạt ở mức 1.135.186 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 13,5%, sang năm 2002 cho vay ngắn hạn đạt ở mức 1.246.655 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 9,82%.
- Cơ cấu tín dụng của NHCT Thanh Xuân được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3:Cơ cấu tín dụng của ngân hàng công thương Thanh Xuân Đơn vị: triệu đồng
Năm
chỉ tiêu
2000
2001
2002
1 Doanh số cho vay
1.030.142
1.158.267
1.278.157
Cho vay ngắn hạn
1.000.140
1.135.186
1.246.655
Cho vay trung, dài hạn
30.002
23.081
31.502
2- Doanh số thu nợ
972.773
843.774
823.474
Cho vay ngắn hạn
956.672
792.390
752.167
Cho vay trung, dài hạn
16.101
51.384
71.307
3- Dư nợ
436.155
750.649
1.005.978
Cho vay ngắn hạn
358.547
511.057
707.423
Cho vay trung, dài hạn
77.608
239.574
298.555
4- Nợ quá hạn
1.274
199
0
% \ tổng dư nợ
0,29%
0,03%
0%
( nguồn số liệu: Phòng Kinh doanh NHCT Thanh Xuân)
Qua bảng 3 ta thấy cơ cấu tín dụng có sự thay đổi cụ thể :năm 2001 doanh số thu nợ đạt mức 843.774 triệu đồng giảm so với năm 2000, sang năm 2002 doanh số thu nợ vẫn giảm, nguyên nhân do cho vay ngắn hạn giảm chiếm một tỉ trọng lớn trong khi cho vay trung, dài hạn tăng nhưng không đáng kể. Trong khi dư nợ tăng lên qua các năm, 2000, 2001,2002 , tập trung chủ yếu ở cho vay ngắn hạn cụ thể năm 2000 mức cho vay ngắn hạn đạt 358.547 triệu đồng đến năm 2001 tăng và đạt 511.057 triệu đồng thì sang năm 2002 cho vay ngắn hạn đã tăng đạt mức 707.423 triệu đồng. Nợ quá hạn giảm nhiều qua các năm đăc biệt năm 2002 không còn nợ quá hạn.
2.4 Các hoạt động khác:
2.4.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán Quốc tế
Trong những năm gần đây diễn biến về tỷ giá trên thị trường thế giới diễn ra rất phức tạp, với mục tiêu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích đa dạng hoá nghiệp vụ kinh đoanh, góp phần làm tăng dư nợ tín' dụng, không hoàn toàn lấy lãi kinh doanh ngoại tệ làm tiêu chí mà vì hoạt động chung của chi nhánh. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2001 đạt 117 triệu USD và ngoại tệ khác quy đổi. Năm 2002 doanh số này đạt 145 triệu USD và ngoại tệ khác quy đổi , lợi nhuận đạt 525.646 triệu đồng.
Nghiệp vụ mở và thanh toán L/C nhập khẩu: năm 2001 phát hành L/C với tổng giá trị là 93.030 USD và ngoại tệ khác quy đổi, năm 2001 phát hành L/C với tổng 24.748.115 USD và ngoại tệ khác quy đổi, bằng 266% so với năm 2000. Giá trị thanh toán năm 2001 đạt 89.603 USD và ngoại tệ khác quy đổi, năm 2001 đạt 15.591.009 USD và ngoại tệ khác quy đổi, bằng 174% so với năm 2001.
Nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu qua hình thức nhờ thu, nhờ chuyển hộ, chuyển g tiền điện tử tăng cả về số lượng và giá trị.
2.4.2 Công tác Kế toán thanh toán.
Năm 2000 Chi nhánh mở thêm được 398 tài khoản, đưa tổng số tài khoản giao dịch của khách hàng tại chi nhánh lên 634 tài khoản. Phối hợp với phòng kinh doanh trong khâu quản lý tài sản có, đôn đốc thu nợ, thu lãi kịp thời, không để lãi treo. Thực hiện thanh toán bù trừ chính xác tạo được lòng tin cho khách hàng.
Năm 2001, triển khai thực hiện và hoàn chỉnh công nghệ ngân hàng thông qua hệ thống máy và chương trình vi tính tiến tới hầu hết các hoạt động quản lý tài sản có ở chi nhánh đều thực hiện trên máy, mọi khoản thu chi được hạch toán đúng, đủ theo chế độ, phản ánh trung thực kết quả kinh doanh. Tinh thần phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, đã tư vấn cho khách hàng các phương thức phù hợp. Số lượng khách hàng mở tài khoản tăng hơn 300 tài khoản so với cung kỳ năm trước.
Doanh số thanh toán qua ngân hàng năm 2002: 59.950 món, trị giá 12.250000 triệu đồng tăng 1.643.212 triệu đồng so cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 85,68% tổng khối lượng thanh toán qua ngân hàng.
2.4.3 Hoạt động tiền tệ kho quỹ.
Luôn chấp hành các quy định của nhà nước , của ngành một cách nghiêm túc . Mặc dù , lượng tiền mặt qua quỹ Ngân hàng ngày một tăng với số lượng rất lớn, nhưng cán bộ kiểm ngân , thủ quỹ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất của người cán bộ ngận hàng, thực hiện tốt khẩu hiệu “ Vui long khách đến , vừa lòng khách đi”, đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ cũng như tiền trên đường vận chuyển. Năm 2002 , cán bộ kiểm ngân, thủ quỹ đã trả được 396 món tiền thừa với tổng số tiền là 219.767.000 VNĐ và 10.150 USD.
2.4.4 Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ
Với mục tiêu “An toàn, hiệu quả và phát triển” trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cùng với việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chi nhánh rất chú trọng đến công tác kiểm tra , kiểm soát nội bộ . Bằng các biện pháp tổ chức quán triệt học tập cán bộ nhân viên nắm vững đương lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước , cơ chế quy trình nghiệp vụ của ngành bổ sung thêm nhân viên kiểm tra trên các mặt hoạt động nghiệp vụ , góp phần lành mạnh hoá và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của chi nhánh . Do đó chất lượng hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng nói chung , chất lượng tín dụng nói riêng đã được nâng lên rõ rệt . Năm 2002 , nợ quá hạn bằng không .
2.4.5 Công tác tổ chức hành chính.
Đảng uỷ , Ban Giám đốc quán triệt và nhận thức sâu sắc quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước về công tác cán bộ, chính sách đối với cán bộ, coi đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của chi nhánh . Chi nhánh chăm lo xây dựng tổ chức bộ máy trong sạch vững mạnh cả về chính trị , tư tưởng và tổ chức đi đôi với xây dựng con người có sức khoẻ , có phẩm chất , năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hàng năm nhận xét, đánh giá CBNV khách quan công khai dân chủ, bố trí sắp xếp bổ nhiệm cán bộ đúng năng lực sở trường, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở chính sách cán bộ, giải quyết tốt mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền hạn , giữa nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ . Thường xuyên nâng cao trình đọ nhận thức chính trị chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ.
2.4.6 Các công tác quản lý khác
Song song với công tác thi đua trong lĩnh vực chuyên môn , các lĩnh vực khác cũng được chi nhánh đặcbiệt quan tâm như: Thi tìm hiểu về luật phòng chống ma tuý , học luật phòng cháy chữa cháy, phong trào đền ơn đáp nghĩa.....
Đảng bộ chi nhánh nhiều năm liền được công nhậ là Đảng bộ trong sạch vững mạnh . Công đoàn là công đoàn xuất sắc. Đoàn Thanh niên Được Trung ương Đoàn tặng bằng khen. Chi nhánh được quận đội duyệt là đơn vị quyết thắng trong phong trào dân quân tự vệ.
Năm 2002 , chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã bình bầu được 118 lao động giỏi , 13 lao động xuất sắc, 7 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 3 đồng chí được đề nghị Thống Đốc tặng bằng khen.
II. Thực trạng huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân.
Huy động vốn là một nghiệp vụ chính, không thể thiếu được của NHCT Thanh Xuân nói riêng và các Ngân hàng Thương mại nói chung. Huy động vốn không phải là vấn đề độc lập mà gắn liền với các nghiệp vụ bên có (sử dụng vốn) và các nghiệp vụ trung gian khác (chuyển tiền, thanh toán...) của NHTM.
Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hay không, lãi suất ra sao... Chính vì vậy, công tác huy động vốn của NHCT Thanh Xuân ngày càng tăng theo hướng "ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển" để nâng cao cả về số lượng cũng như chất lượng của nguồn vốn huy động. Thực tế công tác huy động vốn của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân những năm gần đây được thể hiện ở những nội dung sau:
1. Các hình thức huy động vốn.
Với phương châm tăng cường nguồn vốn, NHCT Thanh Xuân đã cố gắng thực hiện đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau. Từ khi thành lập đến nay công tác huy động vốn của Ngân hàng có những chuyển biến tích cực. Nguồn vốn tăng với tốc độ khá lớn, đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế và tư nhân trên địa bàn.
Bảng 4: Biến động của nguồn vốn huy động :
Đơn vị : Triệu đồng.
TT
Chỉ tiêu
Thời điểm
2000
2001
2002
1.
Tổng nguồn vốn
629.400
833.655
1.137.000
2.
Tăng (giảm) số tuyệt đối
+204.255
+303.345
3.
Tỷ lệ so với năm trước (%)
+132,45%
+36,39%
(Nguồn: Phòng nguồn vốn Ngân hàng Công thương Thanh Xuân)
Nguyên nhân nguồn vốn trong thời gian qua không ngừng tăng:
- Ngân hàng mở rộng mạng lưới huy động, đa dạng các hình thức huy động vốn như tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và USD, kỳ phiếu có mục đích, kỳ phiếu ngoại tệ. Ngân hàng ngày càng có uy tín với khách hàng.
- Nền kinh tế trong 2 năm vẫn giữ được tốc độ và phát triển. Người dân ngày càng tin tưởng và điều này đã thu hút đươc khối lượng khách hàng đến gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn. Như vậy, chỉ trong vòng hai năm, hoạt động Ngân hàng đã có mức tăng trưởng nguồn vốn khá lớn. Điều đó đã chứng tỏ NHCT Thanh Xuân đã từng bước xâm nhập được vào thị trường, tạo lòng tin với khách hàng, đó chính là một lợi thế trong quá trình khai thác nguồn vốn để mở rộng đầu tư, cho vay.
Hiện nay, NHCT Thanh Xuân đang huy động vốn chủ yếu từ các nguồn sau: Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi dưới hình thức phát hành kỳ phiếu, và các nguồn huy động vốn khác
Bảng 5 : Kết cấu nguồn vốn huy động.
Đơn vị : Triệu đồng.
Khoản mục
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi doanh nghiệp
174.403
27,71
212.486
25,49
325.440
28,62
Tiền gửi tiết kiệm
454.997
72,29
601.840
72,19
738.343
64,94
Kỳ phiếu
0
0
19.329
2,32
73.217
6,44
Tổng số
629.400
100
833.655
100
1.137.000
100
(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Công thương Thanh Xuân)
Qua số liệu trên ta thấy kết cấu nguồn vốn huy động tăng lên trong từng năm, nhanh nhất là huy động từ nguồn tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể là trong năm 2000 số tiền huy động đựợc là 629.400 triệu đồng sang đến năm 2001 số tiền huy động là 833.655 triệu đồng, đến năm 2002 tổng số tiền huy động đươc là 1.137.000 triệu đồng. Trong từng năm thì lượng tiền huy động chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm. Trong năm 2000 số tiền huy động được từ nguồn tiết kiệm chiếm 72,29%, năm 2001 chiếm 72,19%, năm 2002 chiếm 64,94%. Để có được những kết quả trên, Ngân hàng đã có những nỗ lực, cố gắng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, xây dựng mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm ngày càng có hiệu quả, được nhân dân tin tưởng.
1.1. Tiền gửi của doanh nghiệp.
Đây là bộ phần tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh, khoản tiền này bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tình hình tiền gửi của doanh nghiệp được biểu hiện qua bảng 6 và bảng 7.
Bảng 6 : Kết cấu tiền gửi doanh nghiệp.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng số
174.403
100
212.486
100
325.440
100
2. Tiền gửỉ không kỳ hạn
143.143
82,08
190.766
89,78
292.961
90,02
- VNĐ
141.249
80,99
188.102
88,53
288.568
88,67
- Ngoại tệ (qui VNĐ)
1.894
1,09
2.664
1,25
4.393
1,35
3. Tiền gửi có kỳ hạn
31.260
17,92
21.720
10,22
32.479
9,98
- VNĐ
30.924
17,73
13.815
6,5
23.269
7,15
- Ngoại tệ quy đổi
336
0,19
7.905
3,72
9.210
2,83
(Nguồn: Báo cáo Phòng Kế toán Ngân hàng Công thương Thanh Xuân)
Nhìn vào bảng 6, ta thấy tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn là lớn hơn so với có kỳ hạn (dao động trong khoảng 80 đến 90% trong tổng nguồn tiền gửi của doanh nghiệp). Nguồn tiền này được hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Nó là nguồn đang được khai thác nhất bởi vì đối với các đơn vị, nguồn tiền này luôn biến động.
Hiện nay và trong tương lai, NHCT Thanh Xuân rất chú trọng đến nguồn tiền gửi doanh nghiệp đặc biệt là các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Bộ phận này có tính chất như đảm bảo cho số vốn mà các đơn vị vay của Ngân hàng. Hơn nữa, các đơn vị có tiền gửi ở đây sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán như séc, UNC, UNT, chuyển tiền... Bên cạnh đó Ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp hơn so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Vì vậy, NHCT Thanh Xuân đã có những biện pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi này nhiều hơn nữa như đơn giản hoá các thủ tục, áp dụng chính sách ưu tiên, ưu đãi với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn.
Bảng 7: Biến động tiền gửi của doanh nghiệp.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Tổng số
174.403
212.486
325.440
So sánh thời điểm sau so với thời điểm trước
+38.083
+112.964
Tỉ lệ % tăng kỳ sau so với trước
+21,84%
+53,16%
(Nguồn: Báo cáo Phòng Kế toán Ngân hàng Công thương Thanh Xuân)
Qua số liệu trên, ta thấy rằng có sự thay đổi tăng lên tiền gửi của doanh nghiệp trong từng năm, cụ thể năm 2001 tổng mức tiền gửi đạt 212.486 triệu đồng, tăng 21,84% so với năm 2000, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 38.083 triệu đồng. Năm 2002 đạt 325.440 triệu đồng tăng 53,16% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 112.964 triệu đồng. Nhìn chung, nguồn tiền gửi tương đối lớn và có xu hướng tăng lên, đặc biệt vào cuối năm, nguồn tiền gửi doanh nghiệp tăng lên rất mạnh. Sự biến động này phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách của bản thân Ngân hàng, các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Cuối năm, lượng tiền gửi của doanh nghiệp tăng mạnh vì các doanh nghiệp thu được nhiều tiền bán sản phẩm, hàng hóa hơn vào thời điểm này.
1.2. Tiền gửi tiết kiệm
Khoản mục kế tiếp trong nguồn vốn huy động của ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền của dân cư chưa sử dụng đến đem gửi vào Ngân hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh.
Bảng 8: Sự biến động tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị: Triệu đồng
chỉ tiêu
30/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Tổng nguồn
454.997
601.840
738.343
So sánh kỳ sau với kỳ trước
+146.843
+136.503
Tỷ lệ so sánh kỳ sau với kỳ trước
+32,27%
+22,68%
(Nguồn: Phòng nguồn vốn NHCT Thanh Xuân)
Bảng 09: Kết cấu tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng số
454.997
100
601.840
100
738.343
100
2. Tiền gửi không kỳ hạn
10.234
2,25
20.238
3,36
25.473
3,45
- VNĐ
8.589
1,89
14.157
2,35
18.163
2,46
- Ngoại tệ quy đổi
1.645
0,36
6.081
1,01
7.310
0,99
3. Tiền gửi có kỳ hạn
444.763
97,75
581.602
96,64
712.796
96,54
-VNĐ
243.515
53,52
318.951
53
398.853
54,02
- Ngoại tệ
201.248
44,23
262.651
43,64
313.943
42,52
(Nguồn: phòng nguồn vốn NHCT Thanh Xuân)
Từ bảng 8 và 9, nguồn tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng lên. Từ chỗ cuối năm 2000 chỉ huy động được 454.997 triệu đồng thì đến cuối năm 2001 lượng tiền huy động được 601.840 triệu đồng tăng 146.843 triệu đồng ,sang đến năm 2002 lượng tiền này tiếp tục tăng; cụ thể tăng 136.503 triệu đồng so với năm 2001.
Trong nguồn tiền gửi tiết kiệm, gồm có tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn (Bảng 9), ta nhận thấy tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nguồn tiền gửi tiết kiệm và tương đối ổn định. Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tiết kiệm. Điều này có lợi cho Ngân hàng bởi vì Ngân hàng có cơ sở nguồn vốn để cho vay với thời gian tương đối dài, lãi suất cao hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện sự tin tưởng của nhân dân đối với ngân hàng.
Bảng 10: Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (cộng cả TKK ngoại tệ đã quy đổi)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
30/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng TK có KH
444.763
100
581.602
100
712.796
100
TK kỳ hạn 03 tháng
67.785
15,21
115.044
19,78
142.631
20,01
TK kỳ hạn 06 tháng
164.987
37,10
189.200
32,53
230.019
32,27
TK kỳ hạn 12 tháng
211.991
47,66
277.358
47,69
340.146
47,72
(Nguồn: phòng nguồn vốn NHCT Thanh Xuân)
Nhìn vào bảng 10 ta thấy tổng nguồn vốn huy động tiết kiệm tăng lên qua các năm, hình thức huy động đa dạng: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng với sự phong phú đó đã tạo điều kiện cho người dân đến gửi tiền. Hình thức huy động TK có kỳ hạn được người dân ưa chuộng hơn, điều này được giải thích: phần lớn người dân trong địa bàn gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích hưởng lợi nhuận.
Tóm lại, nhận tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn đầy tiềm năng đối với NHCTThanh Xuân. Kết quả đạt được trong 2 năm qua đã phản ánh thực tế nguồn vốn này. Vì vậy, ngân hàng đang tích cực triển khai sâu rộng xuống từng địa bàn dân cư trong quận Thanh Xuân, phục vụ tốt khách hàng bằng các hình thức tiết kiệm khác nhau, thời hạn khác nhau.
1.3 Huy động dưới hình thức phát hành Kỳ phiếu.
Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống trên, để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, NHCT-Thanh Xuân cũng đã phát hành kỳ phiếu cả bằng nội tệ và ngoại tệ ... Thực tế đây là hình thức mà các ngân hàng thương mại đã sử dụng nhiều năm và có hiệu quả. Trước khi bán kỳ phiếu mục đích, ngân hàng công thương Thanh Xuân phải báo cáo với UBND quận và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng những nội dung sau :
- Quyết định của Giám đốc NHCT Thanh Xuân.
- Mục đích bán kỳ phiếu
- Thời gian bán
- Đối tượng được mua
- Loại kỳ phiếu, mệnh giá tối thiểu của 1 tờ kỳ phiếu
- Lãi suất theo từng kỳ hạn của kỳ phiếu được phát hành có 2 loại kỳ phiếu:
+ Kỳ phiếu ngân hàng có mục đích bằng nội tệ và ngoại tệ (KPMĐ):
Căn cứ vào yêu cầu mở rộng tín dụng trong từng thời kỳ, ngân hàng đã nhanh chóng triển khai huy động kỳ phiếu ngân hàng có mục đích.
+ Kỳ phiếu ngoại tệ ngân hàng phát hành bằng USD. Kỳ phiếu được bán cho mọi công dân Việt Nam, người nước ngoài sống tại Việt Nam theo nguyên tắc tự nguyện, không hạn chế mức tối đa.
NHCTThanh Xuân phát hành 2 loại kỳ phiếu:
- Không định mức
- Có định mức
Những tờ kỳ phiếu đã phát hành trên bị tẩy xoá đều không có giá trị.
Nhận xét:
Kỳ phiếu thường có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm nhưng không linh hoạt bằng tiền gửi tiết kiệm. Vì vậy ngân hàng khó huy động được thời gian.
Chúng ta hãy xem xét việc huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu sau:
Bảng 11: Tình hình huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu tại NHCT Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
- Kỳ phiếu
0
19.329
73.217
+ Nội tệ
0
19.329
73.217
+ Ngoại tệ quy đổi
0
0
0
(Nguồn: phòng nguồn vốn NHCT Thanh Xuân)
Qua bảng 11 ta thấy, nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu có sự biến động lên xuống vì nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng thời điểm. Số lượng tiền phát hành kỳ phiếu tăng theo yêu cầu về vốn của bản thân NHCT Thanh Xuân và NHCT Việt Nam. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu có mục đích để có vốn phục vụ cho những công trình trọng điểm của nhà nước, cho nhu cầu của toàn hệ thống. Với lãi suất uyển chuyển biến động theo thời gian, kỳ phiếu đã thực sự tạo sự chủ động cho Ngân hàng. Do huy động với lãi suất cao nên chỉ khi nào Ngân hàng xét thấy thực sự cần vốn đầu tư hay có thể đảm bảo lợi ích đầu ra cao hơn thì Ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu. Chính vì vậy, nguồn này chiếm 1 tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn huy động và không thường xuyên.
Năm 2002, Ngân hàng công thương Thanh Xuân đã tổ chức phát hành kỳ phiếu loại kỳ hạn 6 tháng nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đáp ứng được nhu cầu vốn của ngân hàng. Ngân hàng công thương Thanh Xuân đã nhanh chóng hoàn thành kế hoạch Trung ương giao.
Kỳ phiếu Ngân hàng công thương Thanh Xuân chiếm 1 tỷ trọng nhỏ nhưng giúp cho ngân hàng đa dạng hoá hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với một chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn.
Tóm lại:
Thông qua việc xét cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng theo các hình thức huy động ta có thể thấy đặc điểm chung là: tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng cao:
Trong đó: Tiền gửi tiết kiệm chiếm 1 tỷ lệ tương đối lớn, sau đó là tiền gửi doanh nghiệp .
Ngân hàng công thương Thanh Xuân đặc biệt quan tâm đến 2 nguồn này. Các hình thức huy động vốn khác chiếm 1 tỷ lệ không đáng kể. Sự tăng trưởng trong công tác huy động vốn thể hiện rõ nỗ lực to lớn của toàn thể ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên, khẳng định chỗ đứng, uy tín Ngân hàng trong tình hình mới .
2. Khả năng đáp ứng kinh doanh của nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu như huy động vốn nhiều mà cho vay ít thì tình trạng ứ đọng vốn sẽ dẫn đến thua lỗ vì phần tiền không cho vay được vẫn phải trả lãi tiền gửi.
Nếu như huy động vốn được ít mà nhu cầu vay nhiều thì rủi ro xảy ra đối với ngân hàng ngày càng lớn hơn. Ngân hàng sẽ dần dần bị mất khách hàng. Khi đó, ngân hàng phải tìm kiếm các khoản vay với lãi suất cao như phải vay các tổ chức tín dụng khác, vay ngân hàng nhà nước để cho vay.
Như vậy trong 2 trường hợp, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm. Hoạt động kinh doanh ngân hàng chỉ có hiệu quả trên cơ sở kết hợp huy động vốn và cho vay 1 cách hài hoà. Để thực hiện điều đó NHCT Thanh Xuân song song với việc đẩy mạnh huy động vốn đã mở rộng cho vay, đầu tư đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho mọi khách hàng
Bảng 12: Quan hệ so sánh giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Huy động vốn
629.400
833.655
1.137.000
Dư nợ cho vay
436.155
750.649
1.005.978
Hệ số sử dụng nguồn
69,30%
90,04%
88,48%
Phần dư
193.245
83.006
131.022
(nguồn số liệu: lấy từ phòng kinh doanh)
Qua Bảng 12 ta thấy, ngân hàng hoạt động chưa hết công suất, phải điều hoà vốn về TW. Nguyên nhân là do Ngân hàng mới thành lập nên chưa thu hút được nhiều khách hàng đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, làm ăn tốt đến mở tài khoản và vay tại Ngân hàng. Từ giữa năm 2001, tình hình tiến triển tốt, hệ số sử dụng vốn cao.
Doanh số cho vay và hệ số sử dụng vốn tăng qua từng năm. Cụ thể là năm 2000 mức huy động vốn đạt 629.400 triệu đồng và hệ số sử dụng vốn đạt 69,30%, sang năm 2002 mức huy động vốn đạt 1.137.000 triệu đồng, dư nợ cho vay tăng lên 1.005.978 triệu đồng và hệ số sử dụng vốn đạt mức 88,48%. Có được điều này là do NHCT Thanh Xuân đặc biệt là phòng kinh doanh đã có chính sách hợp lý trong việc mở rộng và thu hút khách hàng.
Bảng 13 : Một số chỉ tiêu tổng hợp về sử dụng vốn.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Dư nợ cho vay
436.155
750.649
1.005.978
Tỷ lệ % tăng so với năm trước
16,86%
72,11%
34,01%
Nợ quá hạn
1.274
199
0
Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ
0.29%
0,03%
0
(Nguồn: phòng kinh doanh NHCT Thanh Xuân)
Bảng 12 và 13 cho ta thấy tình hình tín dụng của Ngân hàng không ngừng mở rộng và phát triển. Tại thời điểm cuối năm 2000 doanh số cho vay là 436.155 triệu đồng đến 31/12/2001 đã tăng lên tới 750.649 triệu đồng và đến cuối năm 2002 thì doanh số cho vay đã đạt mức1.005.978 t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH356.doc