PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN I3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CƠ BẢN. 3
1. Những khái niệm chủ yếu dùng trong đấu thầu 3
a. Khái niệm và bản chất của đấu thầu 3
b. Một số khái niệm liên quan đến đấu thầu: 3
2. Vai trò của đấu thầu. 5
3. Các giai đoạn của quá trình đấu thầu. 9
4. Quy trình tổ chức đấu thầu. 10
a. Trình tự đấu thầu trong nước. 10
b. Trình tự đáu thầu quốc tế. 19
5. Các yếu tố quyết định khả năng thắng thầu của các Doanh nghiệp xây dựng và biện pháp tăng khả năng thắng thầu. 25
a. Các yếu tố quyết định khả năng thắng thầu của các Doanh nghiệp xây dựng. 25
b. Các biện pháp làm tăng khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng. 29
PHẦN II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CẦU 11 34
I. Tổng quan về công ty. 34
1- Lịch sử hình thành công ty. 34
2- Quá trình phát triển. 35
II. Những đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến các yếu tố bảo đảm khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp ở công ty Cầu 11 Thăng Long. 38
1- Đặc điểm về sản phẩm. 38
2- Đặc điểm về tổ chức sản xuất của công ty 39
3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức. 41
4. Đặc điểm về lao động. 43
5. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh. 45
6. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 46
7. Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ xây dựng 48
8. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh. 51
III. Thực trạng công tác đấu thầu các công trình xây lắp của công ty cầu 11 Thăng Long 56
1. Quá trình triển khai công tác đầu thầu ở công ty cầu 11 Thăng Long. 56
1.1. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu: 56
1.2. Tính và lập giá bỏ thầu. 56
1.3. Nộp thầu: 61
1.4. Ký kết hợp đồng và thực hiện thi công theo hợp đồng. 62
2. Năng lực trong đấu thầu của công ty cầu 11 Thăng Long 62
2.1. Tiềm lực tài chính của công ty 62
2.2. Số lượng và chất lượng lao động của công ty 63
2.3. Thực trạng trang thiết bị kỹ thuật của công ty về máy móc thiết bị. 64
2.4. Khả năng bảo đảm thông tin cua công ty. 64
2.5. Kinh nghiệm trong xây lắp của công ty. 66
3. Kết quả công tác đấu thầu của công ty trong những năm qua. 71
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cầu 11 Thăng Long 76
IV. Đánh gía chung về các yếu tố tạo khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty cầu 11 Thăng Long 79
1. Các mặt mạnh và lợi thế trong cạnh tranh dự thầu của công ty. 79
2. Các tồn tại và yếu kém. 81
3. Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trên. 83
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY CẦU 11- THĂNG LONG. 85
1. Tổ chức hoạt động thu thập và sử lý thông tin của công ty dể xây dựng kế hoạch sản xuất và chiến lược cạnh tranh. 86
2.Về năng lực tài chính. 87
3. Đầu tư đổi mới công nghệ thi công. 90
4. Công tác tính toán xác định giá bỏ thầu. 93
5. Duy trì và phát huy một cách có hiệu quả hình thức giao khoán cho các đơn vị đội, xưởng 96
6.Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 98
7. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 99
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
105 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác trúng thầu ở công ty cầu 11 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị các công trình.
+ Phòng tài chính - kế toán: Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và kế toán trưởng, giúp giám đốc và kế toán trưởng thực hiện các nhiệm vụ hạch toán và thanh quyết toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phòng tổ chức lao động - hành chính : Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và một phó giám đốc, giúp phó giám đốc và giám đốc thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng, bố trí, đào tạo và sa thải lao động.
+ Phòng kế hoạch : Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và giúp giám đốc lập kế hoạch, chiến lược phát triển công ty. Đặc biệt phòng còn giúp giám đốc tìm và lập hồ sơ dự thầu để tham ra đấu thầu các công trình, đảm bảo thắng thầu.
+ Trạm y tế: Chịu sự quản lý trực tiếp của một phó giám đốc, có nhiệm vụ là thường xuyên chăm sóc sức khoẻ cho các cán bộ công nhân viên trong công ty và kiểm tra sức khoẻ của họ trước khi đưa họ vào sử dụng.
Mỗi phòng do một trưởng phòng lãnh đạo và có từ một đến hai phó phòng để giúp việc định biên cụ thể của từng phòng do giám đốc công ty căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của cán bộ nhân viên để bố trí bới tổng số cán bộ công nhân viên các phòng ban tối đa không quá 20 người.
Ngoài ra công ty còn tổ chức ra khoảng 13 đội sản xuất, mỗi đội khoảng 40 người, mỗi đội sản xuất có một đội trưởng điều hành (còn gọi là chỉ huy trưởng công trình) là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và các phó giám đốc về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đội mình, phải tuân thủ các quyết định của giám đốc về việc điều phối các nguồn lực như lao động, máy moc thiết bị, tiền vốn…. Nhằm đảm bảo sự hợp tác hài hoà giữa các công trình trong công ty. Đặc biệt trong trường hợp cần thiết giám đốc sẽ có quyết định triệu tập những cán bộ kỹ sư giỏi có kinh nghiệm ở các công trình về công ty để tham gia lập hồ sơ dự thầu và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và phòng kế hoạch. Cơ cấu tổ chức quản lý được ô tả theo sơ đồ sau đây:
Hình số 2: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cầu 11 Thăng Long
Giám Đốc
P. Giám Đốc
Kỹ Thuật
P. Giám Đốc
Nội Chính
P. Giám Đốc
VT- TB
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Kế Hoạch
Phòng KT-VT
Phòng VT-TB
Phòng LĐ-TL
Đội cơ giới
Các công trường
Xưởng cơ khí
Quan hệ chỉ huy
Quan hệ cung cấp thông tin
Như vậy tại công ty cầu Thăng Long, thì giám đốc và phòng kế hoạch là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh và lập hồ sơ khi tham gia dự thầu tuy nhiên chất lượng hoạt động của các phòng khác cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty trong các cuộc dự thầu, cơ cấu tổ chức như vậy là hợp lý bởi vì công ty không tiến hành sản xuất kinh doanh cố định mà các công trình đều nằm rải rác ở khắp các khu vực trên cả nước. Các quyết định quản lý được thống nhất từ trên xuống dưới.
4. Đặc điểm về lao động.
- Tính đến ngày 30/12/2001 số lao động mà công ty cầu 11 Thăng Long sử dụng như sau:
Tổng số cán bộ công nhân viên là: 631 người bao gồm 120 nữ và 511 nam như vậy nữ chiếm khoảng 19%.
Trong đó:
+ Số công nhân viên trực tiếp sản xuất là 594 người chiếm khoảng 94,1%
+ Số công nhân lao động là 35 người chiếm 6%
+ Tổng số công nhân kỹ thuật là 492 người chiếm 78%
Bảng 1: Cơ cấu nghề nghiệp của cán bộ quản lý kỹ thuật của công ty.
TT
Cán bộ
Tổng số
Trong đó
Trình độ
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Người
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Cán bộ Q L
20
8
40
8
40
1
5
11
55
2
Cán bộ KT
58
5
69
28
48
3
5
27
46
3
Số khác
4
2
50
3
75
1
25
0
0
Tổng
82
15
15
39
48
5
6
38
46
Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy số cán bộ quản lý có trình độ đại học là tương đối nhiều chiếm 55% trong khi đó số cao đẳng chiếm 5% và trung cấp chiếm 40% như vậy thì trình độ quản lý là trung bình. Số cán bộ kỹ thuật là 58 người chiếm 9% như vậy là chưa cao mặt khác đại học có 46% cao đẳng có 5% và trung cấp có 48% số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trung cấp là tương đương nhau.
Còn đối với số công nhân trực tiếp sản xuất có trình độ bậc thợ như sau:
Bảng 2: Cấp bậc thợ trực tiếp sản xuất của công ty cầu 11 Thăng Long.
TT
Chức vụ
Tổng số
Nữ
Trình độ cấp bậc thợ
1
2
3
4
5
6
7
1
CN kỹ thuật
492
25
13
97
160
93
65
51
13
2
CNLĐphổi thông
35
80
10
2
8
15
Tổng cộng
527
105
13
107
162
101
80
51
13
Nguồn: Phòng tổ chức, lao động công ty cầu 11 Thăng Long
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy số thợ bậc cao như 5,6,7 chưa nhiều, bậc 7 chỉ có 13 người (chiếm 2,7 %) số công nhân bậc 6 có 51 người (chiếm 10,4%) bậc 5 có 65 người (chiếm 13,2%) trong khi đó bậc 1,2,3,4 (chiếm 74%)
Như vậy tính đến 30/12/2001 số lao động của công ty sử dụng là 631 người trong đó có 20 người là cán bộ quản lý (chiếm khoảng 3,2% tổng số cán bộ công nhân viên của công ty)
Số cán bộ này có 11 người đã qua trình độ đại học (chiếm 55%)
Số lượng nữ trong toàn công ty là 120 người chiếm khoảng 19%. Công ty đã cố gắng trong việc không tuyển lao động nữ vào làm những công việc nặng nhọc. Đặc biệt công ty có số cán bộ kỹ thuật là 58 người trong đó trình độ đại học chiếm 27 người còn lại được đào tạo qua cao đẳng và trung học kỹ thuật.
Với cơ cấu lao động như vậy hầu hết đã trưởng thành qua việc thi công những công trình lớn. Đây là một ưu thế của công ty nên công ty thường giới thiệu về năng lực nhân sự của công ty trong hồ sơ dự thầu.
5. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh.
Nếu xuất phát từ tính chất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng thì ta có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của sản xuất xây dựng như sau:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh dài (thường là từ 1 đến 5 năm) dẫn tới giá trị khối lượng dở dang và hàng hoá tồn kho lớn trong thời gian rât dài. Điều này đồng nghĩa với sự ứ đọng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty lớn và triền miên (chiếm khoảng 25% tổng tài sản lưu động của công ty). Từ đó công ty phải chịu chi phí về lượng vốn ứ đọng này và phải được chi phí đó vào giá bỏ thầu xây dựng công trình. Chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc bố trí và huy động các nguồn lực khác như lao động, máy móc thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu…tổ chức công trường xây dựng.
- Gắn với chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài là đặc điểm loại hình sản xuất đơn chiếc với quá trình đưa vào sản xuất không lặp lại, được tổ chức sản xuất thưo dự án như: Xây dựng một chiếc cầu một bến cảng… Do sản xuất có tính chất đơn chiếc và theo dự án nên quá trình sản xuất thường không ổn định, cơ cấu tổ chức quản lý thường bị xáo trộn khi chuyển từ dự án này sang dự án khác. Vì vậy tổ chức sản xuất phải đảm bảo tính linh hoạt cao để có thể thực hiện được đồng thời nhiều dự án cùng một lúc. Sự không ổn định này gây ra chi phí rất lớn trong việc di chuyển các yếu tố sản xuất, bố trí lao động. Do đó, công ty cần phải có sự đãi ngộ cho người lao động. Việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, việc quản lý sử dụng công cụ lao động, máy móc, thiết bị phải phù hợp với từng dự án vì nó ảnh hưởng rất lớn tới giá bỏ thầu hấp dẫn và bản giới thiệu năng lực của công ty cho dự án đó.
- Quá trình xây dựng chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự hiên và theo quan niệm của người Việt Nam. Nên có hiện tượng chúng ta gọi là mùa xây dựng. Vì vậy công ty phải có kế hoạch bố trí phân bổ nguồn lực của mình để đảm bảo điều kiện năng lực khi tham gia đấu thầu, ký hợp đồng và đảm bảo thực hiện hợp đồng.
- Do sản phẩm xây dựng có qui mô lơn, cấu tạo phức tạp, mang tính chất phục vụ công cộng là chủ yếu nên trong việc chế tạo còn phải quan tâm đến các yếu tố thẩm mỹ sở thích của người sử dụng. Một công trình có nhiều gói thầu khác nhau, công ty có thể tham gia một hoặc vài gói thầu hay toàn bộ công trình tuỳ theo năng lực của mình. Sau đó có thể tổ chức thầu phụ nhằm nâng cao chất lượng công trình.
- Trong sản xuất xây dựng đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau như công nghệ phục vụ sau nền, làm móng mố, công nghệ để bê tông, làm dầm ….Từ đó yêu cầu khi giới thiệu năng lực công ty phải giới thiệu những công nghệ thích hợp để đảm bảo yêu cầu và trình độ an toàn cao, chi phí thấp.
Tất cả những đặc điểm trên về sản phẩm xây dựng và sản xuất kinh doanh xây dựng kéo theo những điều kiện về thị trường xây dựng mà công ty không thể không quan tâm trong công tác lập chiến lược và kế hoạch cạnh tranh, đảm bảo thắng thầu trong các cuộc dự thầu.
6. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Trong xây dựng cơ bản nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu là mộ phận trực tiếp tạo nên thực thể công trình xây dựng. Nếu thiếu nó thì quá trình sản xuất thi chông sẽ không thể tiến hành được.
Nếu xét về cơ cấu giá thành sản phẩm thì giá trị nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% tổng giá trị công trình và chiếm khoảng 60% trong cơ cấu vốn lưu động. Và dĩ nhiên khi lập giá bỏ thầu thì chi phí nguyên vật liệu là bộ phận cấu thành 60 - 80% chi phí xây dựng công trình mà công ty phải tính để đưa ra giá bỏ thầu hấp dẫn. Như vậy nguyên vật liệu chiếm vị trí quan trọng trong công tác đấu thầu. Việc tiết kiệm và giảm chi phí nguyên vật liệu là một nhân tố hấp dẫn đối với chủ đầu tư, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong xây lắp công trình khối lượng nguyên vật liệu sử dụng rất lớn và nhiều lợi như: sắt, đá, thép, cát, xi măng… trong khi đó nhiều nguyên vật liệu lại phải vận chuyển từ nơi khác đến chân công trình do tính chất khan hiếm yêu cầu của chủ đầu tư vì vậy nhiều khi chi phí vận chuyển thường rất cao và có khi còn cao hơn cả giá trị của nó vì vậy việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu không những giảm chi phí về giá mua nguyên vật liệu mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm chi phí vận chuyển và hao hụt góp phần làm giảm giá bỏ thầu.
Nắm rõ vấn đề này sẽ giúp cán bộ làm công tác bóc tiêu lượng để tính giá bỏ thầu tránh lỗi quá sa đà vào mục tiêu tìm kiếm nguồn cung cấp rẻ tiền mà không tính đến chi phí vận chuyển hoặc không đánh giá đúng ý nghĩa của việc tiết kiệm chi phí vận chuyển và hao hụt nguyên vật liệu, mà có thể chấp nhận mua nguyên vật liệu với giá cao hơn nhưng vận chuyển thuận lợi ít hao hụt.
Mặt khác nguyên vật liệu là yếu tố tạo nên thực thể công trình nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến châts lượng công trình, chất lượng nguyên vật liệu tốt cùng với đảm bảo cung cấp đồng bộ, kịp thời là điều kiện để có một công trình tốt. Mà chất lượng công trình tốt thì uy tín được nâng cao, tạo uy thế cho cạnh tranh bằng chất lượng từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong các cuộc dự thầu xây lắp, tạo cơ hội tốt cho công ty tham dự và thắng thầu những công trình tiếp theo.
Việc đảm bảo nguyên vật liệu là tương đối phức tạp và là một yêu cầu mà các nhà thầu phải trình bày trong hồ sơ dự thầu ở phần thuyết minh biện pháp thi công.
Đối với công ty cầu 1 Thăng Long thì:
+ Các loại nguyên vật liệu như: cát, đá, sỏi, …công ty có thể mua tại địa phương nơi xây dựng công trình. Điều này luôn được chủ đầu tư ủng hộ.
+ Đối với xi măng thì công ty đã có mối quan hệ rất tốt và lâu dài đối với các nhà sản xuất xi măng như nhà máy xi măng Bỉm Sơn Chin Fon, Bút Sơn, Hoàng Thạch, Nghị Sơn.
+ Các loại sắt thép thì tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng công trình, hạng mục công trình mà công ty mua các công ty trong hay ngoài nước. Các loại này thì thông thường có sẵn trên thị trường.
Ngoài ra công ty còn có một xưởng cơ khí, một phân xưởng sản xuất nguyên vật luệu, cấu kiện bê tông…để phục vụ cho việc thi công các công trình. Bước đầu sử dụng các sản phẩm này vào các công trình cho kết quả rất tốt.
7. Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ xây dựng
Trước hết do đặc điểm của sản phẩm và sản xuất kinh doanh xây dựng nên công nghệ xây dựng của công ty cầu 11 Thăng Long cuãng như công nghệ của các doanh nghiệp xây dựng khác mang nặng tính chất chế biến đối tượng lao động thành các hình thể hình học bằng các phương pháp cơ học. Sự vận hành công nghệ xây dựng trong công ty chủ yếu dưới hình thái vận chuyển ngang, vận chuyển đứng. Vai trò hoá học chỉ là việc sử dụng các chất phụ gia.
Trong xây dựng, công nghệ chỉ là sự kết hợp giữa người lao động và máy móc thiết bị xây dựng, nguyên vật liệu cũng như các loại kết cấu xây dựng theo tiến độ thi công và thiết kế mặt bằng thi công để thực hiện một quá trình xây dựng vào đó.
Do tầm quan trọng của máy móc thiết bị trong việc bảo đảm tiến độ thi công, đạt yêu cầu chất lượng, công ty đã quan tâm đối với công nghệ, mua sắm trang thiết bị, máy móc. Hàng năm công ty luôn thực hiện việc sửa chữa vào bảo dưỡng theo định kỳ. Điều này cho phép công ty có thể nhận thầu xây dựng mọi công trình. Công ty nắm bắt được những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của Việt Nam và ít vốn nên công ty đã có chọn lọc trong vấn đề mua sắm máy móc thiết bị để phù hợp với quá trình nâng cao chất lượng công trình như các loại: Xe trộn, máy cẩu, máy ép gió, ô tô trọng tải lớn, bùa mày…
Bên cạnh đó công ty còn đầu tư mua sắm nhiều công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu xây dựng cao hiện nay như thiết bị thi công các công trình bằng khoan cọc nhồi, thiết bị thi công dầm, cầu khung T, công nghệ đúc hẫng dầm bê tông cốt thép công nghệ lao dầm, các thiết bị phục vụ thi công bến cảng… Đó là những công nghệ dẫn đầu trong nghành xây dựng nói chung và ngành xây dựng cầu nói riêng ở nước ta hiện nay.
Những công nghệ loại này đã được công ty sử dụng để thi công những công trình lớn như: Cầu Cấm, Cầu Sông Hương, cầu sông Mã,… Với chất lượng được Nhà nước thừa nhận.
Đồng thời với việc quan tâm đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ cho thi công các công trình nói trên. Công ty đã tăng cường trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và hập hồ sơ dự thầu. Đặc biệt là ở phòng kế hoạch được công ty trang bị đầy đủ máy tính hiện đại cùng với phần mềm ứng dụng khác phục vụ cho công tác lên kế hoạch thi công và lập hồ sơ dự thầu. Số máy nàu đã được cán bộ trẻ có năng lực khai thác một cách có hiệu quả.
Tóm lại nguồn lực máy móc thiết bị của công ty là có thể chấp nhận được, điều này có thể cho phép công ty có thể tham gia dự thầu một số công trình. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập là tính đồng bộ của công nghệ, nhiều máy móc, thiết bị đã cũ kỹ không phù hợp mà công ty cần khắc phục. Điều đó được thể hiện ở bảng sau: (bảng 3)
Bảng số 3: Số lượng máy móc thiết bị hiện có của công ty
TT
Loại máy móc thi công
Số lượng
Công suất
Chất lượng %
Nguyên giá (1000 VNđ)
Giá trị còn lại (1000đ)
1
Búa rung DZ45
1 cái
90
400.000
360.000
2
Cần cẩu các loại
9 cái
10-28 t
50
2.682.041
1.341.021
3
Cọc ván thép
100thanh
10-12t
60
159.800
95.800
4
Giá búa tạ các loại
7 giá
45
4.189.482
1.885.262
5
Máy móc khác
45
1.270.859
571.886
6
Máy trộn bê tông
10 cái
200-800l
50
219.464
145.732
7
Máy phát điện
3 cái
40
290.200
116.080
8
Nhà xưởng
30
1.154.000
346.200
9
Phao phà các loại
15 cái
65
909.928
591.453
10
Quả búa các loại
19 cái
1,2-5t
55
1.828.600
1.005.730
11
Tầu TL11
1 cái
150M
55
271.000
149.050
12
Trạm trộn bê tông
3 cái
25-30
55
1.939.641
1.066.787
13
Xe ô tô con
3 cái
70
1.100.725
770.507
14
Xe ô tô tải các loại
11 cái
10-12
55
2.421.669
1.331.919
15
Máy đo đạc
8 cái
60
93.330
55.990
16
Mày khoan Bê tông
1 cái
100
5.980
5.560
17
Máy tiện
1 cái
f 450
100
40.000
7.800
18
Bộ khoan nhồi
1 cái
80
883.942
707.135
19
Tời điện
12 cái
5t
65
204.000
132.600
20
Tời tay
15 cái
3-5t
50
52.500
26.250
21
Xe vận chuyển bê tông
5 cái
4-6 m3
60
1.221.757
733.054
22
Máy bơm bê tông
1 cái
60m3/h
90
1.169.650
1.050.685
23
Hệ căng kéo dầm
1 bộ
250t
95
333.706
317.000
24
Máy bơm vữa
6 cái
4-6 m3/h
90
35.000
31.500
25
Máy bơm nước
15 cái
350m3/h
65
375.000
243.750
26
Máy vi tính
11 cái
386-680
70
64.000
44.800
27
Xe máy
12cái
70
300.000
210.000
Tổng cộng
23.616.274
13.343.55
Nguồn: phòng kỹ thuật - công ty cầu 11 thăng long tháng 12 năm 2001.
Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy có một số máy móc thiết bị đã quá cũ kỹ, chất lượng chỉ còn khoảng 40 - 50%, thậm chí có những loại được sản xuất từ những năm 1960-1970 công ty vẫng còn dùng.
8. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh.
Vốn sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh dự thầu xây lắp của công ty cầu 11 Thăng Long. Việc giải trình về các nguồn vốn huy động và tình hình tài chính để thực hiện hợp đồng xây lắp (nếu trúng thầu) trong hồ sơ dự thầu luôn luôn là một nội dung quan trọng mà các chủ đầu tư quan tâm nhất. Tuy nhiên đặc điểm sử dụng trong các doanh nghiệp xây dựng lại có tác động rất lớn tới khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ và sức mạnh tài chính của công ty. Đặc biệt là đặc điểm sử dụng vốn lưu động được thể hiện ở mấy đặc điểm sau:
+ Về cơ cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng bao gồm:
- Tiền vốn lưu động nằm trong giai đoạn sản xuất, chế biến (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang..)
- Tiền vốn lưu động nằm trong ngoài sản xuất, chế biến. Tức là nằm trong lưu thông (tiền mặt, vốn sử dụng thanh toán) là các giá trị công tác đã hoàn thành bàn giao đang nằm trong quá trình thanh toán với chủ đầu tư nhưng chưa đến thời kỳ trả tiền.
+ Về thời gian sử dụng: do quá trình sản xuất kinh doanh trong xây dựng kéo dài, giá trị sản phẩm rất lớn, sản xuất gián đoạn…, làm cho chi phí xây lắp dở dang trong sản xuất xây dựng rất lớn làm tăng lượng vốn ứ đọng trong sản xuất. Điều này làm cho nhu cầu về vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh xây dựng rất lớn so với ngành nghề khác.
+ Bên cạnh đó nhiều công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng lại chưa được thanh toán hoặc chưa đến thời kỳ trả tiền cũng tương đối lớn. Nó làm tăng sức ép về vốn lưu động của công ty.
Khi lập hồ sơ dự thầu, trúng thàu và thực hiện thi công xây lắp thì công ty lại phải có một lượng tiền gửi để bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng, số tiền này thường chiếm từ 10-15% giá trị công trình. Vì vậy công ty phải có một lượng tiền lớn để đảm bảo sự linh hoạt của công ty trong việc tham gia đấu thầu và ký hợp đồng, làm tăng nhu cầu về vốn lưu động bằng tiền.
+ Mặt khác do chu kỳ sản xuất kinh doanh nên việc đi vay vốn của công ty thường là trung hạn và dài hạn ở các cơ sở tín dụng với lãi suất cao và yêu cầu về thế chấp, bảo lãnh phức tạp. Điều này làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
Do nắm được tầm quan trọng và sức mạnh của vốn lưu động đối với khả năng cạnh tranh, nên công ty cầu 11 Thăng Long đã cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo đảm uy tín trong quan hệ tài chính. Đến nay tình hình tài chính của công ty được coi là rất tốt có khả năng đáp ứng nhu cầu cho việc tham gia đấu thầu và nhận thầu xây lắp các công trình vưà và nhỏ. Điều đó thể hiện qua nhũng số liệu và chỉ số tài chính như sau:
Bảng số 4: Bảng cân đối kế toán của công ty cầu 11 Thăng Long trong 3 năm: 1999-2000 - 2001
Phần tài sản
Đơn vị : 1.000.000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tài sản
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
15.627
30.986
40.543
1. Tiền mặt các loại
3.736
8.147
9.323
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
60
100
200
3. Các khoản phải thu
4.844
12.084
17.433
4. Hàng tồn kho và tài sản lưu động khác
6.907
10.535
13.437
5. Chi sự nghiệp
80
120
150
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
10.464
13.042
16.514
1. Tài sản cố định
6.173
8.347
12.331
2. Đầu tư tài chính dài hạn
2.057
3.478
3.521
3. Chi phí xây dựng cơ bản
2.084
1.009
346
4. Kí quĩ, ký cược dài hạn
150
208
316
26.091
44.028
57.057
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty cầu Thăng Long
Bảng số 5: Bảng cân đối kế toán của công ty 3 năm 1999 -2000 - 2001
Phần nguồn vốn
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
18.307
28.891
34.101
1. Nợ ngắn hạn
11.167
15.601
17.051
2. Nợ dài hạn
5.778
11.692
15.067
3. Nợ khác
7.362
1.598
1983
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
7.784
15.137
22.956
1. Nguồn vốn quĩ
7.395
14.425
20.037
2. Nguồn kinh phí
389
712
2.919
Tổng nguồn vốn
26.091
44.028
57.057
Nguồn : Phòng kế toán tài vụ công ty cầu 11 Thăng Long
Nhận xét: Qua bảng tổng kết tài sản ở trên ta thấy qui mô tài chính của công ty so với công ty như sau:
Trong các nguồn vốn đầu tư vào tài sản thì tài sản lưu động chiếm phần lớn khoảng 70% tổng tài sanr của công ty.
Trong tài sản lưu động thì chủ yếu là tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho (chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang). Đặc biệt là các khoản phải thu liên tục tăng trong cơ cấu tài sản lưu động là 31%, 39%, và 43% qua các năm 1999, 2000,2001. Điều đó chứng tỏ đã có nhiều công trình hoàn thành bàn giao nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán, bị chiếm dụng vốn.
Trong tài sản cố định thì trị giá tài sản cố định bao gồm hữu hình và vô hình chiếm tỷ lệ cao (60-70%) tài sản cố định này chủ yếu là các máy móc thiết bị thi công đã giới thiệu ở bảng 5. Chỉ tiêu gồm giá trị tài sản thuê tài chính, chứng tỏ công ty ít quan tâm đến vấn đề thuê tài chính nhằm nâng cao năng lực thi công xây lắp. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét và áp dụng để giảm sức ép về vốn cho việc mua sắm máy móc thiết bị.
Nếu căn cứ vào phần nguồn vốn của bảng 5 thì ta có thể đánh giá được khả năng và mức độ chủ động về tài chính của công ty như sau:
+ Nợi phải trả của công ty đã giảm từ 70%, 65% xuông 59% qua các năm 1999, 2000, 2001. Đặc biệt là trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn của công đã giảm nhiều còn 61%, 54% và 50%. Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính của công ty. Nhưng nếu công ty không đảm bảo khả năng thanh toán thì dễ gặp rủi ro trong kinh doanh.
Để đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của công ty cầu 11 Thăng Long ta hãy xem xét một số chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng số 6: Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty cầu 11 Thăng Long trong 3 năm 1999.2000,2001.
Đơn vị: 1.000.000đ VN.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1- Giá trị tổng sản lượng
18.001
44.100
61.114
2- Doanh thu
15.362
37.054
45.833
3- Lợi nhuận ròng
2.304
6.713
9.430
4- Nộp ngân sách
346
957
1.064
5- Lợi tức
369
1.103
1.200
6. Ty suất lợi nhuận /vốn (%)
8,83%
15,2%
17%
7- Tỷ suất lợi nhuận /DT
15%
18,1%
20,6%
8- Khả năng thanh toán
0,85 lần
1,14 lần
1,2 lần
9- Hệ số nợ
1,1 lần
1,03 lần
0,96 lần
Nguồn: Phòng kế toán, tài vụ công ty cầu 11 Thăng Long
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty rất cao từ 0,9% đến 1,2% và hệ số nợ lại thấp là 1,1 xuống 0,96 nên có thể nói rằng tình hình tài chính của công ty là tốt.
Trong những năm qua, công ty luôn giữ uy tín và quan hệ tài chính tốt với các ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng nên luôn đạt kết quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Tóm lại về năng lực tài chính của công ty được coi là mạch và do đó khả năng huy động vốn để đầu tư tham gia đấu thầu, thực hiện hợp đồng xây lắp tương đối dễ dàng. Đây cũng là một thế mạnh của công ty do vậy công ty cần khai thác triệt để để nâng cao khả năng cạnh tranh trong dự thầu.
III. Thực trạng công tác đấu thầu các công trình xây lắp của công ty cầu 11 Thăng Long
1. Quá trình triển khai công tác đầu thầu ở công ty cầu 11 Thăng Long.
1.1. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu:
Sau khi nhận được thư mời thầu nếu xét thấy có khả năng, năng lực của mình có thể đảm nhận được thì công ty giao cho phòng kế hoạch phối hợp với các phòng ban khác để lập hồ sơ dự thầu. Trong hồ sơ dự thầu bao gồm rất nhiều tài liệu khác nhau (khỏng 200-300 trang) đó là:
-Đối với các tài liệu thông tin chung như tài liệu pháp lý (quyết định thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề) kinh nghiệm thi công, thành tích về chất lượng, đơn giá tổng quát và đơn giá chi tiết từng hạng mục công trình… thì phòng kế hoạch sẽ căn cứ vào đặc điểm của từng công trình để có sự lựa chọn soạn thảo hợp lý
-Đối với các tài liệu như năng lực tài chính, công nghệ, máy móc thiết bị thi công, lao động… thì phòng kế hoạch sẽ phối hợp với phòng vật tư phòng tài vụ, phòng kỹ thuật và phòng nhân chính để có sự lựa chọn bố trí thích hợp.
- Đối với các bản thuyết minh tiền độ thi công, các đề xuất kỹthuật thì công ty bố trí cán bọ chuyên gia nhiều kinh nghiệm đi khảo sát thực tế công trình sau đó huy động các kỹ sư, kiến trúc sư có trình độ, nằng lực lại để lên đề xuất như cầu Châu, cầu Làng đối (tỉnh Vĩnh Phúc) công ty đã đưa ra một phương án thi công mới phần đường ôtô 2 đầu cầu và nhiều công trình khác ở nhiều mức độ khác nhau. Đây là cơ sở để nâng cao uy tín của công ty.
1.2. Tính và lập giá bỏ thầu.
Giá dự thầu do công ty tự lập dựa vào các quyết định mức dự toán xây lắp và đơn giá nguyên vật liệu taị thời điểm lập hồ sơ của địa phơnưg công trình hay của uỷ ban vật giá Nhà nước .. nhằm đưa ra mức giá có sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, để giá dự thầu có sức cạnh tranh cao thì nó phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư. Mà xét giá thầu của chủ đầu tư chủ yếu được lập dựa vào dự toán xây lắp công trình và giá dự thầu dưạ trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp,định mức và đơn giá của Nhà nước. Mặt khác, Do sản phẩm xây dựng có tính chất cá biệt, phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà thầu. Địa điểm xây dựng lại cố định p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0118.doc