LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 3
I - HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ. 3
1. Khái niệm đầu tư. 3
2. Phân loại đầu tư. 3
2.1. Đầu tư tài chính. 4
2.2. Đầu tư thương mại: 4
2.3. Đầu tư phát triển (đầu tư vật chất và trí tuệ). 5
II. VÀI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ. 5
1. Đặc điểm của đầu tư phát triển. 5
2. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế. 6
2.1. Đầu tư trên giác độ toàn bộ nền kinh tế. 6
2.2. Trên giác độ vi mô (của cơ sở sản xuất kinh doanh). 11
2.3. Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không thể thu lợi cho bản thân mình). 11
3. Kinh nghiệm của một số nước đối với vấn đề đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. 12
III. VỐN ĐẦU TƯ. 14
1. Khái niệm vốn đầu tư. 14
2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư. 14
2.1. Nguồn trong nước. 14
2.2. Nguồn ngoài nước. 15
3. Nội dung vốn đầu tư: 16
3.1. Trên giác độ quản lý vĩ mô (quản lý Nhà nước). 17
3.2. Trên giác độ quản lý vi mô (các cơ sở). 17
IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ. 18
1. Khái niệm: 18
2. Mục tiêu của quản lý hoạt động đầu tư. 18
2.1. Trên giác độ quản lý vĩ mô: 18
97 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - Xã hội ở vùng tây bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về mọi mặt . cơ sở hạ tầng yếu kém nhất là trong giao thông vận tải , cấp điện ,cấp nước ,thông tin liên lạc. Hệ thống giao thông đang là trở ngại lớn trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực, do đường quá hẹp quá xấu ,quanh co uốn lượn nhiều nên việc đi lại rất khó khăn; vào mùa mưa thường tắc nghẽn giao thông hàng tuần , thậm chí hàng tháng ... Còn đường về huyện hầu hết là đường đất đá,việc đi lại cực kỳ khó khăn,nguy hiểm, phương tiện đi lại nhanh bị hư hỏng và vào mùa mưa thường không đi lại được, đường lên xã kém phát triển,hiện nay còn rất nhiều xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.
Tuy là khu vực có nhà máy thuỷ điện lớn nhất cả nước và vùng Đông Nam á, nhưng hiện nay số xã được dùng điện vào diện ít nhất so với các vùng trong cả nước, việc cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất còn rất yếu kém. hầu hết các thị xã phải dùng các hệ thống nước chảy từ trên núi xuống mà chưa được xử lý, thông tin liên lạc chỉ mới phát triển ở khu vực đô thị, ven các trục đường giao thông là chủ yếu... còn ở nông thôn và miền núi thì rất hạn chế, hiện nay còn rất nhiều xã chưa có điện thoại.
Như vậy, để cho sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân trong vùng ngày một thay đổi theo chiều hướng ngày một cao đòi hỏi chúng ta phải đánh giá một cách chính xác nhất về hiện trạng kinh tế-xã hội để từ đó làm cơ sở xem xét một cách đúng đắn tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của vùng,đưa ra các giải pháp cụ thể mang tính khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội của vùng. Để khai thác lợi thế sẵn có của vùng đưa Tây Bắc tiến kịp các vùng khác trong cả nước.
II. tình hình đầu tư phát triển kinh tế -xã hội ở vùng tây bắc trong những năm qua.
Thấy rõ vị trí quan trọng của vùng Tây Bắc như vậy nên Đảng ta đã chủ trương “phải phát triển vùng Tây Bắc toàn diện cả về kinh tế, chính trị văn hoá,xã hội,quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. Quan tâm đúng mức đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Để làm được điều này trên thực tế phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, một mặt pháp luật phải bảo đảm quyền bình đẳng đó, mặt khác phải có chính sách và tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc ở vùng Tây Bắc vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh tế ,văn hoá từng bước nâng cao năng xuất lao động,nâng cao vật chất tinh thần của người dân. coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc, tôn trọng và phát huy những phong tục tập quán và truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Nền văn minh của vùng phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự phong phú, đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Muốn vậy, nhà nước cần phải đầu tư một lượng vốn thích đáng hơn cho vùng Tây Bắc, trước mắt tập trung đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện và nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. đồng thời, cần xây dựng những chính sách phù hợp, tạo điều kiện và động viên mạnh mẽ nhân dân vùng tây bắc khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng,phát triển kinh tế hàng hoá, kinh doanh có hiệu quả, từng bước tự tích luỹ để đầu tư xây dựng và phát triển vùng Tây Bắc.”
1 .Nguồn vốn đầu tư.
Chúng ta biết rằng vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Việc đầu tư phát triẻn kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc được Đảng và chính phủ quan tâm ngay từ ngày Miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954. thời kỳ đó, mặc dầu mới bước ra khỏi chiến tranh, ngân sách của nhà nước còn rất hạn hẹp xong nhà nước ta cũng đã dành cho Tây Bắc phần đầu tư thoả đáng để phát triển kinh tế - xã hội .
Nhờ sự đầu tư đó nhiều tuyến đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 40, quốc lộ 12 , quốc lộ 279, quốc lộ 100, quốc lộ 32, quốc lộ 15, quốc lộ 21, được sửa sang nâng cấp . Các tuyến đương hàng không được khôi phục và đi vào hoạt động, nhờ đó mà có sự nối liền các hoạt dộng kinh tế- văn hoá xã hội giữa miền ngược và miền xuôi.
Các trung tâm công nghiệp được củng cố, khôi phục hoặc xây dựng mới ở các tỉnh ngành công nghiệp chế biến, các lâm trường quốc doanh- nông trường quốc doanh, cũng được xây dựng ở hầu hết các tỉnh vùng tây Bắc, nhiều cơ sở cho đến nay vẫn còn rất nổi tiếng như nông trường Mộc Châu, nông trường Điện Biên.. .
Nhà nước cũng đã đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho giáo dục và y tế, văn hoá của vùng. Bởi vậy, đầu những năm 60 của thế kỷ này nhiều bệnh tật cố hữu của vùng như sốt rét, thương hàn,.. . đã bị đẩy lùi, nạn mù chữ về cơ bản đã được thanh toán, tệ nạn trồng thuốc phiện và hút thuốc phiện đã chấm dứt, bộ mặt của vùng thay đổi hết sức nhanh chóng.
Cuối những năm 1970 và đầu nhữnh năm1980 ,do yếu tố khách quan và chủ quan đã đưa nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng.Đây cũng là thời kỳ đầu tư cho vùng gặp nhiều khó khăn bởi vậy, kinh tế - xã hội của vùng xuống cấp nghiêm trọng.
Sau đại hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng(tháng 12/1986) đặc biệt sau nghị quyết 22 của Bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi (khoá 6 tháng11/1989) việc đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc mới được tăng cường một cách mạnh mẽ.
Trong kế hoạch 5 năm 1994-1998 bằng những chính sách khuyến khích và đồng bộ, Nhà nước đã huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc .
* Nguồn vốn đầu tư tập chung từ ngân sách Nhà nước giao cho các tỉnh ở vùng Tây Bắc quản lý trong giai đoạn này là 1342 tỷ đồng bằng 2,42% so với tổng số vốn đầu tư của toàn quốc .
Trong đó chia ra.
- Tỉnh Lai Châu: 550.421.000.000 đồng
- Tỉnh Sơn La : 454.626.000.000 đồng
- Tỉnh Hoà Bình : 337.936.000.000 đồng
Ngoài việc đầu tư trực tiếp , vốn đầu tư của trung ương dành cho Tây Bắc còn được thể hiện thông qua các Bộ chức năng của chính phủ. Giai đoạn 1994-1998 tổng vốn đầu tư tập trung cho các Bộ quản lý được thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc là 1600 tỷ đồng. Như vậy, toàn vốn đầu tư lấy từ ngân sách trung ương cho vùng Tây Bắc thời kỳ này là 2942 tỷ đồng chiếm 6.31% tỷ số vốn đầu tư cho cả nước.
Bảng 5 : Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng cơ và các chương trình kế hoạch năm 1994 - 1998
Tổng số A + B
Tổng vốn kế hoạch 94-98
Vốn các chương trình
2.942,985
598,360
Tổng vốn đầu tư trực tiếp các tỉnh miền Núi
15.181,438
5.234,226
A. Tổng vốn đầu tư trực tiếp các tỉnh vùng Tây Bắc
Trong đó :
Lai Châu
Sơn La
Hoà Bình
1.342,985
550,421
454,628
337,936
526,726
191,312
197,208
138,206
B. Vốn đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn vùng Tây Bắc
1.600,000
71,553
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư
Nhận thấy số vốn đầu tư mà Nhà nước giao cho vùng Tây Bắc chiếm một số lượng rất lớn chiếm tới 6,31% tỷ số vốn đầu tư cho cả nước. Chứng tỏ đây không những là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vùng Tây Bắc mà nó còn phản ánh về mức độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng biểu hiện của một vùng kém phát triển về mọi mặt so với các vùng khác trong cả nước. không chỉ dừng lại ở đó vấn đề đầu tư của nhà nước cho vùng trong 5 năm qua tăng hết sức nhanh . Đặc biệt là từ năm 1960 đến nay ở hầu hết các tỉnh trong vùng, mức đầu tư của năm 1998 đều tăng gần 10 lần so với năm 1991, điều này chứng tỏ sự nhận thức của Đảng và Nhà nước về vị trí của vùng ngày càng chuẩn xác hơn. Mặt khác , nó cũng thể hiện rằng việc đầu tư cho vùng bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Biểu 6: Vốn đầu tư cho vùng Tấy Bắc giai đoạn 94 - 98
Đơn vị: tỷ đồng.
VĐT
Tỉnh
94
95
96
97
98
Lai Châu
Sơn la
Hoà Bình
108,56
97,6
55,8
191,69
143,789
104,4
225,841
187,662
121,476
227,241
238,204
148,904
328,614
288,746
176,341
Lấy từ nguồn ngân sách địa phương
Lai châu
Sơn la
Hoà bình
42,54
39,7
15
42,54
39,9
17
90,038
70,975
19,636
111,33
85,82
21,246
132,622
100,667
22,875
Huy động trong dân
lai châu
Sơn La
Hào bình
15,5
14,6
3,3
20
18,7
4
23,587
23,407
5,121
27,359
27,058
5,121
31,203
30,708
5,667
Nguồn : Các dữ liệu cơ bản vùng Tây Bắc - Bộ kế hoạch đầu tư.
Cùng với sự đầu tư của Đảng và Nhà nước ta , đầu tư của nước ngoài vào vùng Tây Bắc ngày một tăng. Tổng số vốn đầu tư khoảng 911,100 nghìn USD, vốn đầu tư của nước ngoài cho vùng chủ yếu từ hai nguồn chính FDI và ODA cho đến nay đã có 221 dự án FDI dành cho miền núi riêng vùng Tây Bắc có 5 dự án
Nhìn chung , các dự án đầu tư của nước ngoài cho vùng trong thời gian qua có quy mô nhỏ và phần lớn là mang tính chất viện trợ nhân đạo , chưa có những dự án đầu tư lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh vốn đầu tư của trung ương, mấy năm qua bằng vốn tự có của mình, các tỉnh vùng Tây Bắc cũng đã giành một phần quan trọng ngân sách của địa phương để đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình . Chính vì vậy, mà số vốn đầu tư từ ngân sách địa phương nhìn chung mỗi năm một tăng đặc biệt 2 năm 1997-1998. Điều này thể hiện kinh tế của các tỉnh vùng Tây Bắc mấy năm gần đây phát triển khá hơn trước nên phần tích luỹ của địa phương tăng nhanh, đó là dấu hiệu đáng mừng.
Nhận thấy rằng, trong cơ chế bao cấp, kinh tế vùng Tây Bắc phát triển chậm và mang nặng tính tự cấp, tự túc nên thu nhập của người dân trong vùng rất thấp, đại bộ phận sống trong tình trạng nghèo khó.
Thế nhưng từ ngày đổi mới đến nay, kinh tế của vùng phát triển phong phú, đa dạng hơn. Ngoài sản xuất Nông, lâm, Công nghiệp, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng đã phát triển khá sôi động. Các tỉnh không những chỉ mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong nước mà còn với cả nước ngoài, nhất là các vùng biên giới. Chính vì thế, kinh tế của đồng bào các dân tộc sống ở vùng Tây Bắc mấy năm gần đây đã khá hơn. Một bộ phận dân cư đã biết làm ăn, đã bắt đầu có tích luỹ.
Do đó bên cạnh việc tận dụng nguồn vốn đầu tư tới ngân sách trung ương và ngân sách địa phương những năm gần đây các tỉnh cũng đã tích cực huy động nguồn vốn từ trong dân để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình.
Kể từ sau ngày đổi mới đến nay. Hệ thống ngân hàng nước ta đã có những tiến bộ quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho các vùng Tây Bắc. Đặc biệt là ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngoài việc cung cấp kinh phí cho các tỉnh theo các chương trình, dự án của chính phủ cho các cơ sở kinh tế, các hộ gia đình vay để phát triển sản xuất kinh doanh - dịch vụ. Các ngân hàng thông qua hình thức tín dụng cũng đã tiến hành đầu tư hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế -xã hội của các tỉnh. Ta có thể thấy tình hình này qua biêủ sau:
Biểu 7: Tình hình tín dụng của vùng Tây Bắc giai đoạn 1994 - 1998
Đơn vị : Tỷ đồng
Tỉnh
1994
1995
1996
1997
1998
Tổng dư
nợ
Dư nợ hộ sản xuất
Tổng dư
nợ
Dư nợ hộ sản xuất
Tổng dư
nợ
Dư nợ hộ sản xuất
Tổng dư
nợ
Dư nợ hộ sản xuất
Tổng dư nợ
Dư nợ hộ sản xuất
Số hộ
Số tiền
Số hộ
Số tiền
Số hộ
Số tiền
Số hộ
Số tiền
Số hộ
Số tiền
Lai Châu
54,3
16977
44,2
59
25649
53,1
65,1
35077
62,3
70
39566
67,3
76
45301
73,9
Sơn La
96,2
28648
82,2
130
37132
102,2
164
46233
125,3
191,3
56431
147,5
216,7
65473
169,37
Hoà Bình
99
52251
87,09
120,6
49470
103,3
148
55106
124,3
185,2
65501
145
201,5
76051
165,1
Nguồn : Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
Tóm lại: Có thể khẳng định: Vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Tây Bắc mấy năm qua tăng nhanh về số lượng và ngày càng đa dạng về nguồn vốn cung ứng. Đây là xu hướng rất tốt, hy vọng trong những năm sắp tới sẽ có nhiều nguồn cung ứng cho vùng Tây Bắc hơn và khối lượng vốn đầu tư sẽ ngày càng nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vùng trong việc nâng cấp nhanh hệ thống cơ sở hạ tầng trong việc khai thác và sử dụng đầy đủ hợp lý và có hiệu quả mọi nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội. Tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm việc cho người dân, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ. Sớm làm cho vùng Tây Bắc tiến kịp các vùng khác trong cả nước.
2. Các hình thức hoạt động và lĩnh vực đầu tư cho vùng Tây Bắc.
Các tỉnh vùng Tây Bắc đa phần là những tỉnh nghèo, rất thiếu vốn. Bởi vậy, mọi khoản đầu tư và phát triển đều dựa vào sự trợ giúp của trung ương. Phương thức đầu tư của nhà nước trước đây đối với vùng chủ yếu thông qua hình thức cấp phát, tức là căn cứ vào nhu cầu của các tỉnh( thông qua hệ thống kế hoạch), căn cứ vào khả năng tài chính của ngân sách (cả nguồn thu trong nước và viện trợ nước ngoài). Bộ tài chính cấp vốn đầu tư cho vùng theo chỉ tiêu của Uỷ ban kế hoạch nhà nước giao.
Một phần vốn đầu tư nữa cho vùng được các Bộ, các ban ngành của chính phủ thông qua. Ngày nay, ngoài hai phương thức đó việc đầu tư cho vùng còn được thông qua các chương trình, mục tiêu do Nhà nước chỉ định, đây là hình thức mà được nhiều nhà khoa học cũng như nhà quản lý cho là phương thức đầu tư có hiệu quả nhất.
Bởi lẽ vốn ít thất thoát thành quả đầu tư đến này với vùng và phát huy được tác dụng của nó. Bộ mặt của vùng nhờ đó mà nhanh chóng được đổi mới
Các phương thức đầu tư thông qua hệ thống tín dụng cũng được áp dụng mạnh mẽ mấy năm gần đây, phương thức này cũng phát huy tác dụng bởi vì đi liền với đầu tư vốn là việc kiểm tra phương án sản xuất kinh doanh và hướng dẫn kiển thức , kinh nghiệm cho người được vay:
Ngoài ra, việc đầu tư cho vùng còn được Nhà nước tiến hành thông qua trợ giá một số mặt hàng thiết yếu cho khu vực này như muối, dầu hoả, phân bón, thuốc chữa bệnh và sách vở học sinh...năm 1998 đầu tư qua trợ giá khoảng 13,5 tỷ đồng.Nhân thấy.Việc đầu tư cho vùng mấy năm gần đây không còn mang tính chất dàn trải nữa mà được tập trung để giải quyết những vấn đề cấp bách nhất, khó khăn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng cũng như việc nâng cao điều kiện sinh sống của đồng bào các dân tộc ở khu vực này.
Trong 5 năm 1994,1995,1996,1997, 1998 Nhà nước đã đưa ra 26 chương trình mục tiêu cần được tập trung giải quyết cho vùng Tây Bắc. Mỗi một mục tiêu đều nhằm giải quyết tương đối căn bản vấn đề nổi cộm ở khu vực này.,5 năm qua Nhà nước đã dành 18 chương trình trọng điểm trong số 26 chương trình này một lượng vốn đầu tư khá lớn. Điều này được minh chứng ở biểu sau:
Biểu 8: Tình hình đầu tư cho chương trình mục tiêu 1994 - 1998 của vùng Tây Bắc.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Nội dung
1994
1995
1996
1997
1998
1. Trợ cấp cho người dân tộc khó khăn
457
960
1.200
3.300
9.975
2. Chương trình chống bệnh AIDS
110
743
978
1.165
2.230
3. Chương trình tiêm chủng mở rộng
102
287
327
733
2.684
4. Chương trình chống bệnh sốt rét
1.407
7.235
9.173
17.073
11.030
5. Chương trình chống bệnh Ma tuý
11.032
14.315
16.009
22.252
25.170
6. Chương trình chống bênh bướu cổ
1.200
3.107
4.772
16.428
9.182
7. Chương trình cung cấp thiết bị y tế
2.560
5.262
7.962
11.320
13.540
8. Chương trình chăm sóc trẻ em
271
507
652
1.375
3.210
9. Chương trình dân số và KHHGĐ
1.020
2.137
3.681
14.450
20.668
10.Chương trình tăng cường giáo dục
13.026
15.217
17.160
25.710
50.040
11. Chương trình tăng cường văn hoá thông tin
837
1.200
1.572
2.710
9.426
12. Chương trình tăng cường thiết bị-KH
230
670
996
2.370
3.835
13. Chương trình chống mại dâm
97
135
157
268
1.956
14. Chương trình nước vùng cao
115
240
327
692
1.000
15. Chương trình khuyến lâm
63
89
97
160
242
16. Chương trình khuyến nông
120
156
174
754
1.576
17. Chương trình khuyến ngư
15
21
27
100
321
18. Chương trình di dân-phát triển Tây Bắc
325
697
974
11.821
18.066
Nguồn: Vụ văn hoá xã - Bộ Tài Chính.
Nhận thấy, vốn đầu tư cho 18 chương trình trọng điểm của vùng Tây bắc 5 năm qua tăng hết sức nhanh nếu năm 1994 tổng vốn đầu tư là 32.987 triệu đồng thế mà năm 1995 đã tăng lên 52.987 triệu đồng (tăng 1,61 lần và năm 1996 lên tới 66.938 triệu đồng (tăng 2,02 lần so với năm 1994 và 1,26 lần so với năm 1995) đến năm 1997 tổng số vốn đầu tư là 132.684 triệu (tăng 2,51 lần so với năm 1995 và 1,98 lần so với năm 1996) và cao nhất là vào năm 1998 với tổng số vốn đầu tư là 184,131triệu (tăng lên 2,75 lần so với năm 1996 và 1,38 lần so với năm 1997).
Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính phủ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
Có một số chương trình mà Nhà nước ta giành một phần lớn kinh phí để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như đầu tư cho chương trình giáo dục, chương trình định canh ,định cư chương trình phòng chống ma tuý...Cụ thể
Bảng 9. Đầu tư cho chương trình mục tiêu giáo dục vùng Tây Bắc.
(Đơn vị: Triệu đồng)
Tỉnh
1994
1995
1996
1997
1998
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Lai Châu
2937
2606
3376
3002
3970
5776
6430
6073
13076
12837
Sơn La
5520
5302
6520
6145
7046
6730
10276
9854
20909
19003
Hoà Bình
5307
5118
6431
6070
6969
6654
10187
9783
20100
18200
Tổng
13764
13026
16327
15217
17985
17160
26893
25710
54085
50040
Nguồn: Vụ văn hoá xã - Bộ Tài chính.
Biểu 10: Đầu tư cho chương trình định canh, định cư 3 tỉnh vùng Tây Bắc:
(Đơn vị: triệu đồng)
Tỉnh
1997
1998
Tổng số
XDCB
SN
Tổng số
XDCB
SN
Cả nước
245.200
207.900
37.300
215.512
185.956
29.556
Lai Châu
12.916
10.996
1.920
11.128
9.742
1.386
Sơn La
12.130
10.560
1.570
11.330
9.746
1.584
Hoà Bình
4.252
3.212
1.040
6.062
5.198
864
Tổng (3tỉnh)
29.298
24.768
4.530
28.520
24.686
3.834
Nguồn: Bộ tài chính:
Biểu 11: Đầu tư của Nhà nước cho 3 tỉnh để xoá bỏ cây Anh túc
(Đơn vị: triệu đồng).
Tỉnh
1994
1995
1996
1997
1998
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Lai Châu
2500
2200
3000
2950
3500
3300
3920
3860
4300
4200
Sơn La
4720
4600
5000
4930
5440
5410
5897
5710
6400
6317
Hoà Bình
730
700
800
783
830
810
862
850
1000
925
Tổng
7950
7500
8800
8663
9770
9520
10679
10420
11700
11442
Nguồn : Bộ kế hoạch đầu tư
Biểu 12: Đầu tư cấp nước đô thị vùng Tây Bắc năm 1996,1997,1998
(Đơn vị: triệu đồng)
Tỉnh
1994
1995
1996
1997
1998
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Lai Châu
Nhà máy nước điện biên
2000
1950
3200
3000
4300
4100
5000
4850
5520
5310
Sơn La
Hạ tầng cấp nước TX
3000
2850
3605
3500
4000
3860
4500
4420
4900
4826
Hoà Bình
Hạ tầng cấp nước TX
2200
200
2750
2500
3000
2930
3650
3600
4000
3880
Tổng
7200
6800
9555
9000
11300
10890
13150
12870
14420
14016
Nguồn: Bộ xây dựng
Việc đầu tư hỗ trợ kinh phí khoa học công nghệ từ ngân sách cho vùng tăng nhanh nếu như năm 1997 là 1.625 triệu đồng đến năm 1998 tăng lên 2.370 triệu đồng không chỉ dùng lại ở đó. Nhận thấy rằng việc đầu tư cho vấn đề giao thông của các tỉnh trong vùng cũng không kém và tăng lên một cách nhanh chóng. Nếu như tổng số vốn đầu tư năm 1996 là 96,08 tỷ đồng đến năm 1997 là 113,02 tỷ đồng (gấp 1,17 lần so với năm 1996) đến năm 1998 lại tăng gấp 1,1 lần so với năm 1997 tức là khoảng 125,3 tỷ đồng.
Tóm lại: Với số liệu trên cho chúng ta thấy rằng. Từ sau nghị quyết 22 của Bộ chính trị (khoá 6/11/1989) đến nay, việc đầu tư cho vùng Tây Bắc đã có những thay đổi căn bản cả về lượng và chất, cụ thể là số lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm, phương thức đầu tư ngày càng đa dạng, các hình thức hoạt động và lĩnh vực đầu tư là rất thiết thực và hiệu quả đầu tư đạt được ngày càng cao.
III. Những kết quả đạt được do đầu tư mang lại trong những năm qua.
Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Chính phủ, sự nỗ lực của Đảng Bộ và chính quyền các cấp ở vùng Tây Bắc, cũng như toàn thể đồng bào các dân tộc sống ở khu vực này mà Tây Bắc bước đầu đã có điều kiện để phát triển nhanh về mọi mặt và cải thiện đời sống của nhân dân. Điều này thể hiện rõ trên các mặt sau:
1. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống các tỉnh trong vùng được nâng cấp và phát triển.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc có nhiều thứ nhưng thành công hơn cả và được Đảng và Nhà nước đầu tư nhiều hơn cả là giao thông điện, nước sạch và thông tin liên lạc vì vai trò quan trọng của nó đối với vùng. Việc đầu tư theo chương trình trọng điểm của nhà nước mấy năm vừa qua đã giúp cho vùng này giải quyết nhanh vấn đề này.
* Về giao thông trong vùng đã nâng cấp được 1300km đường quốc lộ và tỉnh lộ chạy qua các tỉnh, làm thêm được 300 km đường giao thông nông thôn, đã giải quyết 130 xã có đường ô tô đi qua.
* Về điện đã có rất nhiều đường điện được đưa về các tỉnh trong vùng. Cho điến nay đã có gần 30% dân số trong vùng được hưởng lưới điện quốc gia.
* Về nước sách, bằng nhiều biện pháp mà lượng nước sách đã được cung cấp cho vùng và đã cung cấp cho khoảng 37% đồng bào các dân tộc sống trong vùng.
* Hệ thống thông tin liên lạc đã được trang bị khá tốt đến các huyện và các xã trọng điểm. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin về kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài nước giờ đây người dân ở trong vùng đã có thể tiếp nhận được hàng ngày qua hệ thống truyền thanh và truyền hình, hệ thống báo chí quốc gia và địa phương.
Cơ sở hạ tầng phát triển đã tạo cho vùng một môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội mở mang việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các vùng, vùng khác trong nước và với quốc tế. Cũng như mở cơ hội để kêu gọi mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Sự phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở ở vùng Tây Bắc mấy năm vừa qua có thể được minh chứng rõ qua biểu sau:
Biểu 13: Tình hình cơ sở hạ tầng 3 tỉnh vùng Tây Bắc.
Tỉnh
Tổng số xã
Xã có điện
tỷ lệ%
Xã có đường
tỷ lệ%
Xã có trạm TT
tỷ lệ%
Lai Châu
139
4
2,8
82
59
1
0,7
Sơn La
182
29
15,9
125
68,6
3
1,65
Hoà Bình
202
70
34,8
175
87
14
7
Nguồn: Tổng cục thống kê.
2. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh.
Trong 5 năm qua, nhịp độ tăng trưởng kinh tế( GDP) bình quân của vùng là 8% -> 9%/ năm. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5%. Công nghiệp tăng 8% -> 10% và các ngành dịch vụ tăng 10% -> 11%. Ta có thể thấy tốc độ kinh tế(GDP) của 3 tỉnh vùng Tây Bắc qua biểu sau:
Biểu 14: Tốc độ tăng GDP của 3 tỉnh vùng Tây Bắc giai đoạn 1994- 1998
(Đơn vị: %)
Tỉnh
1994
1995
1996
1997
1998
Lai Châu
7
10
12
8
9,6
Sơn La
6
13,2
10,5
9,2
9,8
Hoà Bình
7
19,3
12,1
9,3
8,6
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
3. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh vùng Tây Bắc đang chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ.
Kinh tế của tỉnh vùng Tây Bắc trước đây chủ yếu là kinh tế làm nông nghiệp. Song là lâm, nông nghiệp lạc hậu mang nặng tính tự nhiên tự cung, tự cấp. Thế nhưng trong những năm gần đây, đặc biết từ năm 1993 trở lại đây cơ cấu của toàn vùng đã có bước chuyển dịch đáng kể theo điều hướng ngày càng tiến bộ.
Về nông nghiệp: Điều đáng quan tâm là sản xuất nông nghiệp từ chỗ chủ yếu là độc canh tự túc lương thực theo kiểu quảng canh (đốt nương làm dẫy, du canh, du cư) đã dần dần chuyển sang nền nông nghiệp đa canh và sản xuất theo phương thức thâm canh. Diện tích cây lương thực từng bước được ổn định năng xuất tăng quá nhanh. Bởi vậy, mặc dù dân số của vùng núi Tây Bắc thời gian qua vẫn còn tăng với tốc độ cao. Song bình quân lương thực tính trên một đầu người của vùng đạt 241 kg năm 1997 lên 275 kg năm 1998.
Trong khi diện tích cây lương thực ổn định thì diện tích cây ăn quả, các cây dược liệu quý hiểm cũng tăng một cách đáng kể nhờ đó ở vùng đã hình thành được một số nơi sản xuất nông sản tập trung như Quế, Hồi, Mận, Vải thiều, Chè.
Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi của các tỉnh trong vùng cùng có sự phát triển tăng nhanh đặc biệt là đàn bò hướng chăn nuôi lấy thịt, sữa ngày càng được chú trọng đúng mức nều như năm 1994 cả vùng Tây Bắc có khoảng 132 con nhưng đến năm 1998 lên đến 163 con tăng 1,23 lần so với năm 1994.
Về lâm nghiệp: Việc tăng cường đầu tư của Nhà nước cộng với chủ trương giao đất rừng cho các hộ gia đình, nông dân sử dụng ổn định và lâu dài với 5 quyền năng: Chuyển nhượng - thừa kế - thế chấp - cho thuê và chuyển đổi đã làm cho người dân trong vùng yên tâm, phấn khởi hơn trong việc trồng rừng và bảo vệ rừng. Người dân vùng Tây Bắc đã bắt đầu sinh sống và làm giàu bằng nghề rừng cho thu nhập cao.
Trong 5 năm từ 1994 - 1998 đã tiền hành khoanh nuôi bảo vệ 293.605 ha rừng, phủ xanh được 97.504 ha đất trồng đồi núi trọc nhờ đó đã nâng độ che phủ của rừng từ 7,5% năm 1994 lên 15,2% năm 1998. Việc khai thác gỗ bừa bãi từng bước được ngăn chặn, nếu như năm 1994 toàn vùng khai thác 230.300 m3 thì đến năm 1998 còn khoảng 214.500m3
Về công nghiệp, trong mấy năm gần đây công nghiệp các tỉnh trong vùng có bước phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt nhịp độ từ 10%- 30% năm tập trung vào các lĩnh vực:
Thứ nhất: phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng nhằm khai thác nguyên liệu tại chỗ chủ yếu ở hai tỉnh Sơn La, Hoà Bình với công suất 10.000 tấn năm 1998 của Sơn La và 90.000 tần năm 1998 của Hoà Bình. Với tổng số vốn đầu tư là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0048.doc