LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1. LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 2
I. Lý luận chung về đầu tư phát triển 2
1. Khái niệm đầu tư phát triển 2
2. Vai trò của đầu tư phát triển 2
3. Những đặc điểm của đầu tư phát triển 4
II. Một số vấn đề về nông nghiệp nông thôn 5
1. Khái niệm 5
2. Vị trí, vai trò của nông nghiệp nông thôn 5
III. Nội dung đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn 8
1. Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn: điện, đường, trường học, trạm y tế 8
2. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp 8
3. Đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản 9
PHẦN II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 11
I. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua 11
II. Một số thành tựu và hạn chế trong đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn 15
1. Những thành tựu đạt được 15
2. Những hạn chế trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn 22
3. Nguyên nhân của những hạn chế về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian qua 27
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 33
1. Trước hết, cần nhận thức rõ về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn nước ta trong giai đoạn mới 33
2. Đổi mới cơ cấu vốn đầu tư 34
3. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp đầu tư 36
4. Tăng cường đầu tư cho con người và đạo tạo cán bộ nông nghiệp, nông thôn 37
5. Giải pháp về tạo vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn 38
6. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với đầu tư phát triển, nông thôn 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
44 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000
Gỗ khai thác
10000 m3
2833
2480
2216,8
2122,5
2375
Trong đó: Từ rừng trồng
%
-
22,1
47,4
56,8
62,4
Sản lượng khai thác gỗ bình quân mỗi năm 2,4 triệu m3.
Diện tích rừng trồng tập trung có nhiều tiến bộ. Từ năm 1990 đến năm 2000 cả nước trồng được 1904,8 nghìn ha, bình quân một năm trồng được 176,2 nghìn ha. Riêng hai năm đầu thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha (1999 – 2000) bình quân một năm trồng được 231 nghìn ha, tăng 65,0% so với thời k ỳ 1990 – 1995.
Về thuỷ sản:
Ngành thuỷ sản và các địa phương đã đầu tư mua sắm tàu thuyền đánh bắt xa bờ, mở rộng diện tích nuôi trồng nên thủy sản tăng trưởng với tốc độ cao, nhất là thuỷ sản nuôi trồng. Phong trào nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi cá nước ngọt, nước lợ phát triển mạnh từ Nam ra Bắc, nhất là vùng ven biển, vùng đồng bằng Nam Bộ. Các phương thức nuôi các ruộng, cá ao, cá bè, cá lồng, nuôi nghêu, sò huyết, ba ba tiếp tục được mở rộng ở nhiều địa phương. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng các loại tăng từ 389 ngàn tấn năm 1996 lên 480 ngàn tấn năm 1999 và trên 589 ngàn tán năm 2000.
Hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển, trên sông có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2000, cả nước có 299,9 nghìn hộ ngư dân được trang bị 8150 tàu thuyền đánh cá cơ giới với tổng công suất 2,76 triệu CV, trong đó có 4000 tàu có công suất trên 90 CV. Nhờ vậy sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2000 đạt 1,67 triệu tấn. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt hơn 2,2 triệu tấn, tăng gấp 2,7 lần so với năm 1986, tăng 70 vạn tấn so với năm 1995.
Thực hiện phương châm gắn nuôi trồng với khai thác và chế biến. Từ năm 1996 đến năm 2000 ngành thuỷ sản và các địa phương đã đầu tư xây dựng và trang bị thêm máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực chế biến thủy sản. Đến năm 2000 cả nước đã có 200 nhà máy thuỷ sản đông lạnh, trong đó có 40 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản được xếp vào danh sách nhóm 1 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường khó tính Châu Âu, Bắc Mỹ. Cơ cấu mặt hàng và cơ sở chế biến thuỷ sản cũng được đa dạng hoá gắn với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Với chương trình đánh bắt xa bờ, trong 4 năm 1997 – 2000 Nhà nước đã đầu tư 1300 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi cho người vay đóng mới 1000 tàu công suất trên 90 CV, làm tăng 265 nghìn CV, góp phần tăng 54 nghìn tấn sản lượng hải sản, trong đó đã xuất khẩu đạt giá trị 15,26 triệu USD trong năm 1999. Năm 2000 giá trị thuỷ sản xuất khẩu đạt 1,47 tỷ, tăng gấp 5 lần năm 1990 và 11 lần năm 1986. Đó là thành tựu to lớn của ngành thuỷ sản trong thời gian qua.
1.2. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng cấp và hoàn thiện
Trong thời gian qua, nhờ Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn nên hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp nhất là điện, đường, trường, trạm, các cơ sở y tế, trường học.
Điện nông thôn đã được toả sáng ở khắp các bản làng: Nếu năm 1994 cả nước mới có 60,4% số xã, 50% số nông thôn và 53% số hộ có điện thì đến năm 2001 đã có 89,7% số xã, 77% số thôn có điện và tỷ lệ hộ nông thôn có điện đã lên tới 79%. Vùng đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất 99,9%, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Cửu Long 99%. Một số tỉnh miền núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên đầu tư nên số xã có điện tăng rất nhanh: Lai Châu tăng 12,5 lần, Hoà Bình 2,3 lần, Kon Tum 3,4 lần, Đắk Lắk 2,4 lần trong 7 năm tương ứng. Số nông thôn (ấp, bản) có điện tăng từ 49,6% lên 77,2%. Số hộ dùng điện tăng từ 53,2% lên 79,0% trong thời gian tương ứng. Đáng chú ý là, cùng với sự nâng cấp hệ thống điện nông thôn, giá bán điện khu vực này giảm so 1994 là 10,7% ( năm 2001 chỉ còn 675 đồng/1kwh so với 756 đ/kwh năm 1994).
Cùng với điện, đường giao thông nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp trên phạm vi cả nước. Đến năm 2001, cả nước có 8.415 xã có đường ôtô đến trung tâm xã, chiếm 94,2% số xã, so với năm 1994 tăng 685 xã. Không chỉ tăng lên về số lượng, chất lượng đường cũng được nâng cấp: 2.946 xã có đường liên xã, liên thôn được nhựa hoặc bê tông hoá, chiếm 32,98% số xã. Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnh ở các địa phương với sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các dự án quốc gia và quốc tế. Phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đường giao thông nông thôn đã phát huy tác dụng tích cực kể cả các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Hệ thống trường học ở nông thôn đã có nhiều khởi sắc: 99,9% số xã có trường tiểu học, 84,4% số xã có trường trung học cơ sở (năm 1994 là 76,6%), 8,5% số xã có trường trung học phổ thông (năm 1994 là 7%). Các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo vẫn được duy trì và mở rộng đến nay có 36,3% số xã có lớp mẫu giáo, 85,7% số xã có nhà trẻ. Tỷ lệ trường học được kiên cố hoá đạt khá cao, trường tiểu học 94,5%, trung học cơ sở 95,8%, trung học phổ thông 98,2%. Sự khởi sắc của các trường học nông thôn thể hiện rõ nét nhất ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa: Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự đầu tư của Nhà nước cả về vốn và cơ chế chính sách phát triển giáo dục, ưu tiên đặc biệt cho vùng sâu vùng xa.
Hệ thống y tế nông thôn phát triển nhanh: Đến năm 2001, cả nước có 99,45% số xã đã có trạm y tế, tăng 696 xã so với năm 1994, chủ yếu ở các vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Bình quân một trạm y tế xã có 2,65 y sỹ, tăng 1,29 lần; 0,51 bác sỹ, tăng 2,99 lần. Hầu hết các xã đồng bằng đều có bác sỹ. Cả nước có 1.594 bác sỹ mới được tăng cường cho các trạm y tế xã, chiếm 35,1% tổng số bác sỹ đang công tác tại các tuyến xã.
Mạng lưới thông tin, văn hoá nông thôn trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh, góp phần đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân. Có 7503 UBND xã chiếm 83,8% có máy điện thoại, đặc biệt số hộ nông thôn có điện thoại năm 2001 là 704,4 ngàn hộ, gấp 30 lần so với năm 1994, 56,9% số xã có điểm bưu điện văn hoá xã, 14% số xã có nhà văn hoá.
Thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá nông nghiệp có nhiều khởi sắc. Nhiều trạm bơm, hồ đập thuỷ lợi được xây dựng, phong trào kiên cố hoá kênh mương phát triển khắp cả nước, thêm nhiều diện tích được tưới tiêu chủ động, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. So với năm 1994 số trạm bơm do xã quản lý tăng 3,9%, số trạm bơm do Nhà nước quản lý tăng 36,4%. Nhờ xây dựng thêm trạm bơm, hồ chứa nên diện tích đất trồng cây hàng năm được tưới tiêu bằng công trình thuỷ lợi ngày càng mở rộng. Cả nước có 2,73 triệu ha cây hàng năm được tưới tiêu chủ động, tăng 36,4% (tăng 728 nghìn ha) so với năm 1994. Năm 1994 hầu hết kênh mương chưa được kiên cố hoá, đến năm 2001 cả nước đã kiên cố hoá được 24,008 km kênh mương, đạt tỷ lệ 12,4% tổng chiều dài, trong đó đồng bằng sông Hồng đạt 5,8%, vùng núi Đông Bắc 23,3%, riêng Tuyên Quang 41,3%, Thái Nguyên 47,8%, vùng Bắc Trung Bộ 33,4% trong đó Thanh Hoá 61,2%.
Cơ giới hóa nông nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, diện tích đất được cày, bừa bằng máy ngày càng nhiều. So với năm 1994 tỷ lệ diện tích trồng cây hàng năm được cày, bừa bằng máy tăng từ 1,63 triệu ha lên 2,98 triệu ha, đưa tỷ lệ diện tích cày, bừa máy từ 33,8% lên 52,5%. ở hai vùng lúa chủ yếu tốc độ cơ giới hoá rất nhanh: Đồng bằng sông Hồng tăng 2,8 lần, đồng bằng sông Cửu Long tăng 42,9%, tăng 0,5% triệu ha.
1.3. Khôi phục và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống: nghề mộc, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm, sứ…
Nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước, có hướng đầu tư vốn và công nghệ vào phát triển các làng nghề nên nhiều ngành nghề, sản phẩm truyền thống một thời bị mai một cũng dần dần được khôi phục. Đến cuối năm 2000 cả nước đã có 1.450 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. Bao gồm 40.500 cơ sở (doanh nghiệp Nhà nước chiếm 14,1% hợp tác xã chiếm 5,8%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 80,1%), tổng số các cơ sở nói trên thu hút hơn 10 triệu lao động, chiếm 29% lực lượng lao động nông thôn.
Các cơ sở này đã sản xuất một khối lượng hàng hoá lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Chỉ tính riêng năm 2000 đã đạt giá trị sản lượng khoảng 40.000 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng khoảng 9%/năm. Thu nhập bình quân của một lao động làng nghề bằng 3 đến 4 lần so với lao động thuần nông nghiệp ở nông thôn. Nhiều làng nghề đã thu hút trên 60% lao động vào các hoạt động ngành nghề như gốm sứ Bát Tràng, đồ gỗ Đồng Kỵ, giấy dó Đông Khê, chiếu cói Nga Sơn... giá trị sản lượng ở những làng quê này thường chiếm trên 70% tổng giá trị sản lượng và có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
1.4. Cơ cấu kinh tế trong nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Do hướng đầu tư trong thời gian qua là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: Tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn, giảm tỷ trọng nông nghiệp đã làm cho tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong GDP khu vực nông thôn tăng lên từ 14,7% và 13,7% năm 1996 đến 16,4% và 13,8% năm 2000 . Nông nghiệp tuy vẫn tăng giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng sẽ giảm dần do tốc độ tăng trưởng của nó chậm hơn công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 5: Cơ cấu GDP của cả nước và khu vực nông thôn thời kỳ 1996 – 2000
Đơn vị: %
Cơ cấu GDP cả nước
GDP nông thôn
1996
1997
1998
1999
2000
1996
1997
1998
1999
2000
Công nghiệp
29,70
32,08
32,7
34,5
36,6
14,7
15,5
15,9
16,1
16,4
Nông nghiệp
27,80
25,77
25,98
25,4
24,3
71,5
70,8
70,3
70,2
70,0
Dịch vụ
42,50
42,15
41,32
40,1
39,1
13,8
13,7
13,8
13,7
13,6
Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp năm 1996 (theo giá so sánh) là14,5%, năm 1997 là 12,6%, năm 1998 là 8,3% và năm 1999 là 7,7%, năm 2000 là 10,1%. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp trong 5 năm tương ứng là 4,4%, 4,35%, 3,5%, 5,2%, 4,6%. Công nghiệp nông thôn và ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp tiếp tục phát triển và mở rộng, nhất là ở các vùng nông thôn ngoại ô thành phố, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ảnh hưởng rõ nhất là vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Trong ngành nông nghiệp, cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nhiều thập kỷ qua vẫn giữ tỷ lệ 78%/18%, song trong những năm gần đây đã có thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi, trong khi giá trị tuyệt đối của mỗi ngành đều tăng.
Bảng 6: Cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp 1997- 2002
Đơn vị : %
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Toàn ngành
100
100
100
100
100
100
Trồng trọt
77,9
79,7
79,2
78,2
77,8
77,7
Chăn nuôi
19,4
17,8
18,5
19,3
19,5
19,7
Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hoá cây trồng, xoá dần tính độc canh cây lương thực để tăng hiệu quả sử dụng đất. Trong ngành chăn nuôi đã có sự thay đổi trong cơ cấu đàn gia súc và gia cầm theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng gia súc nuôi lấy thịt, sữa, giảm gia súc cày, kéo. Trong ngành thuỷ sản, chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng.
2. Những hạn chế trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn
Bên cạnh những thành tựu to lớn và cơ bản đã đạt được trong thời gian qua, đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam còn nhiều nhược điểm, hạn chế và xuất hiện những mâu thuẫn mới.
2.1. Nông nghiệp chưa phát triển hết tiềm năng và có nguy cơ ngày càng tụt hậu so với công nghiệp.
Nông nghiệp Việt Nam được phát triển trên nền tảng của một xã hội chủ yếu là sản xuất lâu đời, có truyền thống và kinh nghiệm. Nông nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển: khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu màu mỡ, diện tích mặt nước lớn, lao động dồi dào, có kinh nghiệm truyền thống, quỹ thời gian lớn... Với những thuận lợi như vậy nông nghiệp có khả năng tăng trưởng cao. Song với yêu cầu và tiềm năng, cũng như vị trí của nông nghiệp và nông thôn trong nền kinh tế quốc dân, sự tăng lên của nông nghiệp trong thời gian qua chưa đáp ứng được. Nông nghiệp vẫn tăng trưởng chậm và có nguy cơ ngày càng tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam trong những năm 1996 – 2001 (theo GDP)
Đơn vị tính: %
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
4,4
4,3
3,5
5,2
4,6
2,8
Công nghiêp – Xây dựng
14,5
12,6
8,3
7,6
10,7
10,3
Dịch vụ
8,8
7,1
5,0
4,2
5,2
6,1
Tốc độ phát triển của nông nghiệp khoảng 4 – 5%, năm 1996 là 4,4%; năm 1997 là 2000 là 5,4%; năm 2001 là 2,6%; năm 2002 là 6,1% và năm 2003 là 4,1% là còn thấp so với yêu cầu.
Bảng 8: Cơ cấu GDP của công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam thời kỳ
1996 – 2001
Đơn vị tính: %
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
27,8
25,7
25,8
25,4
24,5
23,6
Công nghiêp – Xây dựng
29,7
32,1
32,5
34,5
36,7
37,8
Dịch vụ
42,5
42,2
41,7
40,1
38,8
38,6
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 27,8% năm 1996 xuống còn 24,5% năm 2000 và 23,6% năm 2001 nhưng giá trị tuyệt đối (theo giá hiện hành) vẫn tăng lên từ 75,5 nghìn tỷ đồng lên 114,4% năm 2001 là xu hướng tiến bộ, phù hợp với quy luật. Nhưng về tốc độ phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp chênh lệch nhau lớn. Theo kinh nghiệm thế giới, tốc độ phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển khoảng 4 – 5% và công nghiệp tăng 10%, hệ số chênh lệch khoảng từ 2 đến 2,2% là hợp lý, còn nếu chênh lệch này ở cao hơn sẽ dẫn đến sự tụt hậu của nông nghiệp so với công nghiệp, nông thôn so với thành thị. Trong khi đó hệ số chênh lệch này ở Việt Nam là 3 lần (1997) và 3,6 lần (2001). Khoảng cách khá xa về tốc độ tăng trưởng giữa công nghiệp và nông nghiệp ở Việt Nam những năm qua làm cho nông nghiệp vốn đã lạc hậu lại càng tụt hậu xa hơn so với công nghiệp và dịch vụ.
2.2. Sản phẩm nông sản hàng hoá:
Chất lượng thấp, chi phí cao, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, quy cách mẫu mã không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng... Do vậy mà sức cạnh tranh còn hạn chế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nhược điểm này thể hiện rõ trên tất cả các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, trong đó rõ nét nhất là: chất lượng còn thấp, chi phí cao, chủng loại đơn điệu, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, quy cách và mẫu mã không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Ví dụ cụ thể: lúa gạo là nông sản chủ yếu, tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng chất lượng lại chưa cao. Tỷ trọng các loại gạo chất lượng thấp còn lớn (trên 60%) và không giảm, gạo có chất lượng cao chiếm tỷ lệ bé và tăng chậm. Đối với gạo xuất khẩu, gạo hạt dài, thơm ngon, không bạc bụng vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, nên giá trị xuất khẩu vân thấp hơn gạo Thái Lan cùng loại. Cà phê cũng trong tình trạng tương tự, chủ yếu là cà phê vối, trong khi thị trường cần cà phê chè. Thêm vào đó, tỷ trọng nông sản qua chế biến công nghiệp lại rất thấp và tăng chậm: chè 55%, rau quả 5%, thịt 1%, tổn thất sau thu hoạch còn lớn, nông sản xuất khẩu chủ yếu vẫn ở dạng sơ chế.
Nguyên nhân của hạn chế trên là do chưa có sự chú trọng đầu tư trong khâu sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp, nuôi trồng vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, cá thể do vậy mà chất lượng không đồng đều, khó thu mua… và điều đáng quan tâm là khâu sử dụng công nghệ sau thu hoạch còn chưa được chú trọng. Vì vậy mà nông sản hàng hoá của nước ta chủ yếu vẫn ở dạng sơ chế, chưa phải là sản phẩm tiêu dùng ngay nên gía bán xuất khẩu thấp, thấp hơn nhiều so với những nước xuất khẩu hàng hoá cùng loại, bị mất thị trường ngay cả thị trường trong nước.
2.3. Cơ sở hạ tầng nông thôn đã được mở rộng nhưng vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh những kết quả khả quan, điện khí hoá nông thôn vẫn còn những vấn đề đáng lưu ý là: miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn là những nơi còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ xã có điện còn thấp: vùng Tây Nguyên 75,5%, Tây Bắc 62,6%, các tỉnh Hà Giang 58,4%, Lào Cai 64,6%, Lai Châu 35,5%, Sơn La 65,1%. Số hộ dùng điện ở một số địa phương còn thấp: Hà Giang 36,5%, Lai Châu 28%, Gia Lai 44,8%, Trà Vinh 40,6%, Sóc Trăng 43,8%, Bạc Liêu, Cà Mau dưới 30%. Nhìn chung giá điện nông thôn còn cao. Đến nay còn nhiều tỉnh có giá điện cao hơn700 đồng 1 kwh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, , An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng…
Đường giao thông tiếp tục được xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn còn một số xã vùng cao chưa có đường ô tô đến trung tâm, đi lại khó khăn. Lai Châu có 33 xã (23,4%), Sơn La 28 xã (14,8%), Quảng Nam 29 xã (14,0%). Vùng đồng bằng sông Cửu Long do sông ngòi chằng chịt, nên tỷ lệ xã chưa có đường ô tô còn khá cao: Vĩnh Long 37,2%, Sóc Trăng 33,3%, Đồng Tháp 29,2%, Cần Thơ 26,5%, Cà Mau 69,7%, Bạc Liêu 34,2%.
Hệ thống y tế, số bác sĩ rên một trạm y tế ở các tỉnh miền núi đạt thấp. Tỷ lệ bác sĩ trên một trạm y tế ở Lào Cai 0,08; Lai Châu 0,03; Hà Giang 0,11; Cao Bằng 0,02; Bắc Cạn 0,1; Sơn La 0,12; Kon Tum 0,08.
Số trường học ở miền núi tăng hơn trước nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn: số trường học các cấp bằng thanh tre, nứa lá vẫn còn: cấp tiểu học 5,5%, cấp trung học cơ sở 4,2%, cấp trung học phổ thông chỉ có 1,8%. Số trường học tăng hơn nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục thì còn nghèo nàn: đèn điện, bàn ghế, bảng…
Công tác thuỷ lợi được chú trọng phát triển trong cả nước, tuy nhiên phong trào thuỷ lợi phát triển không đồng đều, nhiều địa phương diện tích lúa chưa chủ động tưới tiêu và còn chiếm tỷ trọng lớn (Tây Bắc 75,9%; Lai Châu 90,2%; Tây Nguyên 70,4%; Bình Phước 91,7%; Bến Tre 54,4%).
Cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn phát triển chưa đều. Máy móc đã được đưa vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều: cày, bừa, gặt… Tuy nhiên tốc độ cơ giới hóa nhanh chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, còn ở rất nhiều nơi khác vẫn sử dụng phần nhiều sức người và sức kéo.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều hướng đầu tư chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên hiệu quả còn thấp nguyên nhân là do vốn đầu tư của Nhà nước còn hạn chế trong khi đó quy hoạch đầu tư còn chưa rõ ràng. Thêm vào đó đầu tư còn mang tính chất dàn trải, thiếu đồng bộ, khâu kiểm tra, giám sát còn yếu để thất thoát một lượng vốn đầu tư lớn của Nhà nước cho cơ sở hạ tầng. Để nông nghiệp nông thôn có thể phát triển thì trong thời gian tới cả nước phải chú trọng hơn nữa trong công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn.
2.4. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn nhiều bất cập
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã dịch chuyển theo hướng tiến bộ: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thuỷ sản; giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, những bất cập trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn nhiều và rõ nét, đã và đang hạn chế quy mô và tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn:
2.4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn mang nặng tính thuần nông
Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn và thuỷ sản năm 2001 do Tổng cục Thống kế công bố tháng 4/2002 đến nay, khu vực nông thôn cơ 13,2 triệu hộ, trong đó 79,8% số hộ làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, chỉ có 17% số hộ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, cơ cấu ngành nghề của hộ nông dân chuyển dịch rất chậm: giảm 0,8% số hộ và lao động khu vực công nghiệp, bình quân 0,11%/năm. Sự bất hợp lý này còn thể hiện ở các chỉ tiêu khác: Cho đến nay 78,6% số hộ nông thôn vẫn lấy nguồn thu nhập chính từ các hoạt động nông nghiệp.
2.4.2. Cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chuyển dịch chậm và không đều
Nhược điểm này thể hiện rõ nét ở cơ cấu sản xuất trong nội bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Bảng 9: Cơ cấu GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm
1996 – 2002 (Giá thực tế)
Đơn vị tính
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng GDP khu vực
Tỷ lệ
Tỷ đồng
%
75.510
100,0
80.826
100,0
93.073
100,0
101.723
100,0
108.356
100,0
114.412
100,0
123.268
100,0
GDP nông nghiệp
Tỷ lệ
Tỷ đồng
%
61.048
80,8
65.883
81,5
76.170
81,7
83.335
81,9
87.573
80,8
91.687
80,4
96.428
78,3
GDP lâm nghiệp
Tỷ lệ
Tỷ đồng
%
4.695
6,2
4.813
5,4
5.304
5,7
5.737
5,6
5.913
5,5
6.080
5,3
6.500
5,2
GDP thuỷ sản
Tỷ lệ
Tỷ đồng
%
4.771
13,0
10.130
12,6
11.598
12,6
12.651
12,5
16.906
13,7
16.645
14,6
20.340
16,5
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn giao động trong khoảng từ 80,5% đến 81%. Tỷ trọng lâm nghiệp giảm dần từ 6,2% năm 1996 đến 4,1% năm 2002. Tỷ trọng ngành thuỷ sản tuy có tăng dần nhưng xu hướng chưa ổn định, tính vững chắc chưa cao; năm 2000=13,7%; năm 2001 = 14,6%; năm 2002 còn 13,9%.
2.4.3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, tự túc, phân tán, quy mô nhỏ
Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất hai ngành này là tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt với điều kiện giá trị tuyệt đối mỗi ngành đều tăng dần qua các năm. Nhưng trên thực tế, chăn nuôi vẫn còn là một ngành phụ, tỷ trọng đạt mức dưới 20%. Sự bất cập giữa chăn nuôi và trồng trọt trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã kéo dài nhiều năm và là nhược điểm lớn của nông nghiệp nước ta. Sản phẩm chăn nuôi do các trang trại tạo ra chiếm chưa đến 10% tổng sản phẩm toàn ngành, 90% còn lại do các hộ nông dân cung cấp theo phương pháp chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt là chính, lấy công làm lãi. Do vậy chất lượng và chủng loại sản phẩm chăn nuôi hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, phục vụ nhu cầu tại chỗ là chủ yếu.
Những bất cập trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có nguyên nhân do cơ cấu đầu tư, phương pháp đầu tư không hợp lý, đầu tư không hiệu quả. Những bất cập đó cần phải được giải quyết để phát triển nông nghiệp đạt kết quả tương xứng với yêu cầu và khả năng thực tế.
Ngoài những bất cập trên, đầu tư trong nông nghiệp nông thôn còn những hạn chế như: Công nghệ trong nông nghiệp còn lạc hậu, vẫn sử dụng nhiều bằng lao động chân tay, sức gia súc: trâu, bò. Số lượng máy móc dùng trong nông nghiệp còn hạn chế. Công nghệ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp còn ít đặc biệt là công nghệ dùng cho thu hoạch, sau thu hoạch nhất là công nghệ bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Những hạn chế này cũng có nguyên nhân từ việc đầu tư chưa thoả đáng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3. Nguyên nhân của những hạn chế về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian qua
Nhờ có đầu tư mà nông nghiệp nông thôn đã có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết: sản phẩm nông sản hàng hoá khả năng cạnh tranh trên thị trường kém, công nghệ sử dụng còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm… Nguyên nhân của những hạn chế đó là:
Thứ nhất, vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Điều này thể hiện rõ ở tất cả các nguồn vốn.
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước : tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng, mức độ tăng còn hạn chế và chưa đều. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá ngày càng cao, trong khi đó tỷ trọng đầu tư vốn ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp lại giảm dần: 11% năm 1997 giảm xuống còn 9,9% năm 2001. Tổng chi ngân sách Nhà nước bình quân khoảng 8 tỷ đồng.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn trong đó nhấn mạnh: “tăng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn , trước hết tập trung đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn…”“khuyến khích nhân dân và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư… mở rộng tín dụng và tăng dần vốn vay trung và dài hạn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn”. Nhưng thực tế tỷ trọng đầu tư cho khu vực này giảm liên tục trong những năm qua là một nghịch lý. Đối chiếu với học thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng 4 – 4,5% giá trị tăng thêm (GDP/ năm) thì tỷ trọng đầu tư không những tăng tương ứng mà còn giảm liên tục. Điều này còn mâu thuẫn với học thuyết trao đổi ngang giá trong tái sản xuất xã hội: tỷ trọng đầu tư cho mỗi ngành phải tương ứng với tỷ trọng đóng góp của ngành đó trong GDP. Theo Tổng cục thống kê, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP theo giá thực tế những năm qua như sau: năm 1996 = 27,8%; năm 1997 = 25,8%; năm 1998 = 25,8%; năm 1999 = 25,4%; năm 2000 = 24,5%; năm 2001 = 23,6%; năm 2002 = 23,8%. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn từ ngân sách Trung ương chưa năm nào đạt 10% kể từ năm 1996 đến nay. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng, nếu không muốn nói là quyết định làm cho tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp còn thấp và không ổn định.
Vốn Nhà nước thiếu, trong khi đó vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình nông thôn tuy có nhiều hơn trước nhưng vẫn còn hạn chế vì nói chung nông dân còn nghèo, thu nhập và tích luỹ thấp. Theo kết quả tổng điều tra của Tổng cục Thống kê năm, bình quân một hộ nông dân tích luỹ 1 năm 3,1 triệu đồng. Với mức tích luỹ đó, khả năng đầu tư ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0068.doc