Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Xuyên

PHẦN I: MỘT SỐ NÉT VỀ NHNO&PTNT HUYỆN PHÚ XUYÊN.

I-/ Khái quát tình hình kinh tế – xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của NHNo%PTNT huyện Phú Xuyên.

II-/ Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên .

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI NHNO&PTNT HUYÊNH PHÚ XUYÊN

A-/ Nghiệp vụ tín dụng

B-/ Nghiệp vụ kế toán .

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

I-/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên.

II-/ Những đề suất, kiến nghị nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh tại HVNH-CSĐTHT

PHẦN IV: RÈN LUYỆN TƯ CÁCH ĐẠO ĐỨC VÀ TÁC PHONG CÔNG TÁC NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT NGƯỜI CÁN BỘ NGÂN HÀNG TRONG TƯƠNG LAI.

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi xuất hàng...). + Kiểm tra các giải pháp xử lý tài sản nếu tình huống xấu nhất xảy ra là phải phát mại (tài sản đó có dễ chuyển nhượng, mua bán, độ giảm giá, phương thức xử lý tài sản). + Vấn đề thỏa thuận với người vay về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất dựa vào giá trị thị trường nơi có đất là một vấn đề rất "nhạy cảm". Hoặc là không lường được hết "Sự biến động trong tương lai" hoặc là có những động cơ không trong sáng, lành mạnh, đều ảnh hưởng trực tiếp và hậu quả không nhỏ đối với chất lượng Tín dụng và an toàn vốn vay. - Nếu hộ vay cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng giấy tờ có giá (sổ TK, kỳ phiếu ...), CBTD phối hợp với kế toán để kiểm tra: + Tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ có giá + Số dư tiền gửi, tiền lãi + Thời gian còn lại + Đối chiếu chữ ký mẫu, CMT với chữ ký, CMT người vay. 3. Đề xuất khoản vay Sau khi đã kiểm tra thẩm định các điều kiện vay, hồ sơ vay, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay, nếu không cho vay CBTD thông báo cho khách hàng. Nếu xác định hồ sơ vay vốn có đủ cơ sở để quyết định cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay. a. Xác định mức tiền vay Được căn cứ vào các yếu tố: + Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh + Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay hoặc bảo lãnh + Tổng nhu cầu xin vay + Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng + Nguồn vốn hiện có của Ngân hàng. Xác định đúng, cho vay đầy đủ, hợp lý số tiền cần vay sẽ giúp cho hộ vay vốn sử dụng có hiệu quả, độ an toàn vốn cao. VD: Nếu xác định dự án của hộ vay vốn cần 50 Triệu, Ngân hàng chỉ cho vay 30 Triệu với lãi suất cao hơn. Tất yếu khi có nguồn thu nhập, hộ vay vốn phải tính toán để trả nợ khoản vay có lãi suất cao hơn trước nợ Ngân hàng trả sau. Ngược lại, xác định dự án vay vốn của hộ cần 30 Triệu. Ngân hàng cho vay 50 Triệu, dẫn đến số tiền vượt nhu cầu sẽ sử dụng sai mục đích. Mà khi đã sử dụng sai mục đích thì tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Do vậy, CBTD phải xác định chính xác VTC, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay và tổng nhu cầu vay vốn để tính toán đề xuất mức tiền vay. - Thực tế cho ta thấy người vay vốn hay có thái cực: + Nếu một nhu cầu vay vượt quá số thực tế cần vay, phòng ngừa sự cắt giảm hoặc nếu vốn tự có vượt số vốn thực tế để đảm bảo đạt tỷ lệ quy định của Ngân hàng (10%, 20%). + Hay kê khai số VTC giảm đi để được vay số tiền lớn hơn (VTC 60% chỉ kê khai 25%). + Nâng cao giá trị tài sản đảm bảo tiền vay thiếu căn cứ khoa học thực tế để được vay số tiền tối đa cho phép (70%, 80%). - Nên để tránh thẩm định, đánh giá sai tài sản để quyết định mức cho vay ta có cách xác định mức tiền vay như sau: + Trường hợp cho vay không bảo đảm bằng TS Mức tiền vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có - Vốn khác + Trường hợp cho vay có đảm bảo bằng TS: ./ Đối với TS cầm cố là chứng từ có giá Mức cho vay tối đa = Gốc + Lãi (Chứng từ có giá) - Lãi tiền vay phải trả ./ Đối với TS cầm cố do Ngân hàng giữ: Tối đa = 70% giá trị TS ./ Đối với TS cầm cố do khách hàng giữ, sử dụng hoặc bên thứ 3 giữ: Tối đa = 70% giá trị TS. ./. Đối với cho vay có bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay: Mức cho vay = 70% tổng mức vốn đầu tư (có tối thiểu 0,3% VTC). = Tổng mức vốn đầu tư - Mức vốn tự có (có VTC và giá trị đảm bảo) = Tổng mức vốn đầu tư (có giá trị đảm bảo tiền vay bằng hình thức tối thiểu bằng 30%). - Điều đặc biệt quan tâm khi xác định và quyết định mức cho vay là phải khắc phục được những quyết định chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. Đó là việc vận dụng tỷ lệ tối đa (70%, 50%) của giá trị TS. Để xác định mức cho vay, không căn cứ nhu cầu xảy ra trong tương lai (giá trị TS thế chấp giảm thấp do nhiều nguyên nhân). Tâm lý khách hàng và CBTD chủ quan sẽ dùng phương pháp lấy giá trị TS thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tỷ lệ tối đa cho phép để xác định mức xin vay, cho vay. - Đối với một dự án, phương án tổng hợp, vừa có đối tượng vay vốn ngắn hạn, vừa có đối tượng vay vốn trung hạn, CBTD phải tính toán và xác định nhu cầu cho từng loại. - Khách hàng có tín nhiệm (xếp loại A) khách hàng là hộ sản xuất, nông - lâm - ngư nghiệp, vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu VTC tham gia và xác định mức cho vay phù hợp khả năng trả nợ. Để xếp loại khách hàng A phải theo dõi khách hàng trong 2 năm về quá trình trả nợ. Để xếp loại khách hàng A, CBTD phải theo dõi khách hàng trong 2 năm quá trình trả nợ. b. Lãi suất cho vay áp dụng lãi suất do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam (lãi suất hiện thời được áp dụng trình bày ở trên). c. Thời hạn cho vay Xác định thời hạn cho vay phù hợp chu kỳ phát triển của cây, con, sự luân chuyển của vật tư hàng hoá, khả năng trả nợ, sự thỏa thuận của người vay là yếu tố quyết định cơ bản đến hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng Tín dụng. Nếu ta chủ quan, tuỳ tiện áp đặt thời hạn cho vay tuân thủ theo thể lệ sẽ làm cho rủi ro, dư nợ quá hạn nhiều... Muốn xác định đúng đắn được thời hạn cho vay, CBTD phải: + Kiểm tra, xác định đối tượng cho vay + Kiểm tra, xác định nguồn thu nhập (lợi nhuân, lương, thu khác...) + Chứng minh được sự thỏa thuận - đề xuất của người vay có phù hợp với thực tiễn không. + Căn cứ vào sự chỉ đạo của từng thời kỳ và tính chất của nguồn vốn (theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam được phép dùng 100% nguồn vốn tiền gửi trên 12 tháng và 30% nguồn tiền gửi dưới 12 tháng để cho vay trung hạn, NHNo&PTNT Việt Nam quy định chỉ tiêu dư nợ trung hạn 45%/tổng dư nợ (đây là chỉ tiêu bắt buộc). Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã thỏa thuận trong HĐTD. Thời hạn cho vay tối đa = Tổng mức tiền cho vay Lợi nhuận + Khấu hao + Nguồn khác Phân kỳ trả nợ: Không phải khoản vay nào cũng cho vay và phân kỳ trả nợ đều đặn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng... mà phải phân tích xác định khoản thu, thời điểm người vay có thu nhập để phân kỳ trả nợ. + Nếu cho vay theo hạn mức: Thì phải dựa vào kỳ thu hoạch của sản phẩm, kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn nhưng không quá 12 tháng. + Đối với cho vay cầm cố thì phải dựa vào thời hạn gửi tiền của sổ tiết kiệm, kỳ phiếu... + Đối với cho vay xuất khẩu lao động, phù hợp với thời hạn lao động được ký kết trong hợp đồng. 4. Phương thức cho vay Đối với hộ sản xuất kinh doanh có 2 phương thức cho vay được áp dụng phổ biến là: + Cho vay từng lần + Cho vay theo hạn mức tín dụng * Cho vay từng lần áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Đây là phương thức cho vay được áp dụng phổ biến, mỗi lần vay khách hàng phải gửi đến Ngân hàng tài liệu. - Giấy đề nghị vay vốn - Phương án SXKD - Chứng từ liên quan Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có - Vốn khác * Cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng cho khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vốn thường xuyên, SXKD ổn định. 5. Đối với trưởng phòng tín dụng và Ban giám đốc Sau khi hoàn thành xong các bước kiểm tra trước khi cho vay, trình lên ban lãnh đạo, ban lãnh đạo có nhiệm vụ: - Kiểm tra tính chất đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ cho vay - Phê duyệt khoản vay, ký hợp đồng bảo đảm tiền vay, HĐTD Các cán bộ đồng thời kiểm tra tính toán lại: + Dự án, mức vay, lãi suất, thời hạn + Thẩm tra vấn đáp trực tiếp CBTD. 6. Tái thẩm định khoản vay Có 2 phương pháp thẩm định: - Gián tiếp: Dựa vào hồ sơ đã có, dựa vào định mức kinh tế, kỹ thuật, dựa vào quy chế, chế độ quy định để tính toán lại thể lệ, chế độ điều kiện đủ của một khoản vay. - Trực tiếp: Kiểm tra thực tế hộ sản xuất. Dựa vào hồ sơ, tài liệu đã có, rút ra nhận xét để báo cho Ban lãnh đạo. Khi kiểm tra, thẩm định phải so sánh hồ sơ với thực tế, cần nhận xét những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến dự án. Kiểm tra trong khi cho vay Kiểm tra trong khi cho vay phải có sự hợp tác của CBTD, các phòng liên quan, chủ yếu là phòng Tín dụng và phòng kế toán - ngân quỹ. 1. Đối với phòng kế toán - Sau khi chuyển xuống phòng kế toán, kế toán viên kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn, hợp lệ, hợp pháp. - Các quy định ghi chép trên chứng từ phải thực hiện đúng như số tiền bằng số, bằng chữ phải khớp nhau, viết hết dòng trên mới xuống dòng dưới, một màu mực, đặc biệt chú ý chữ ký. - Nếu khách hàng vay bằng bảo đảm tài sản, kế toán tính lãi được hưởng, lãi vay phải trả, đối chiếu chữ ký khi khoản vay đảm bảo độ tin cậy kế toán mới hạch toán in phiếu chi. 2. Bộ phận ngân quỹ Tuy công việc không phức tạp nhưng bộ phận thủ quỹ là người gác cổng cuối cùng, bộ phận thủ quỹ khi thu sẽ kiểm tra phiếu chi, nội dung... so sánh với sổ vay... có hợp pháp, hợp lý thì tiến hành chi. Kiểm tra người lĩnh tiền với người có tên trong khế ước có đúng không. Khi người khác nhận thay thì phải có sự kiểm tra (giấy uỷ quyền...) Kiểm tra sau khi cho vay 1. Đối với cán bộ tín dụng - Tuỳ theo mức độ an toàn của khoản vay, CBTD kiểm tra một hay nhiều lần và kiểm tra định kỳ, đột xuất... + Các khoản vay tốt là khoản vay sử dụng đúng mục đích, trả gốc + lãi đúng quy định, tài sản đảm bảo còn đủ, nguyên vẹn theo ký kết. + Các khoản vay có vấn đề là khoản chậm trả nợ gốc + lãi. Có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh, sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm quản lý và sử dụng tài sản đảm bảo, dự án không có hiệu quả, có biểu hiện gian lận lừa đảo. - Khi có những biểu hiện tiêu cực, CBTD có biện pháp: + Khách hàng chậm trả nợ gốc + lãi: Nếu do nguyên nhân khách quan vì gặp khó khăn như thiên tai, dịch bệnh... thì CBTD hướng dẫn khách hàng cho làm đơn gia hạn. Nếu do nguyên nhân chủ quan, có thu nhưng không trả nợ thì không cho gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, có biện pháp tích cực để thu nợ, theo dõi để thu nợ, nếu không có biện pháp nào thu nợ có hiệu quả, đối với khách hàng có thế chấp tài sản đảm bảo thì phát giá, hóa giá theo quyết định. Không cho vay những khách hàng không hoàn thành tốt. + Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoặc dự án không có hiệu quả, có biểu hiện trốn tránh, chây ỳ thì có biện pháp thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn, chấm dứt cho vay. 2. Đối với cán bộ kế toán - Bộ phận kế toán có nhiệm vụ hết sức quan trọng, là nguồn thông tin, thông báo cho Ban lãnh đạo. - Phòng kế toán phải thường xuyên thông báo kịp thời cho Ban giám đốc và CBTD biết được: + Các khoản vay đến hạn, quá hạn hoặc sắp đến quá hạn + Tình hình trả nợ gốc, lãi của hộ vay, của từng địa bàn mà CBTD quản lý. - Thực hiện nghiêm túc chế độ chuyển nợ quá hạn, trích quỹ dự phòng rủi ro... Hiện nay sao kê, các thông báo... được thực hiện và in ra trên máy tính 3. Đối với Ban lãnh đạo - Ban lãnh đạo là Ban quản lý gián tiếp nên có nhiệm vụ hết sức quan trọng: + Nắm bắt, phân tích kế hoạch thu nợ, lãi... + Kiểm tra đột xuất việc thực hiện của CBTD và khách hàng + Đối chiếu công khai nợ theo đợt để có biện pháp thích hợp + Thay đổi định kỳ địa bàn quản lý cho CBTD... IV. Kết luận Hoạt động Tín dụng là một nghiệp vụ việc quan trọng, nó quyết định cơ bản nguồn thu nhập của Ngân hàng. Đòi hỏi phải có một khối lượng cán bộ lớn, có nghiệp vụ và chuyên môn giỏi, am hiểu sâu rộng tình hình KT-XH. Nắm được thể lệ chế độ của ngành cũng như chủ trương phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt là phải có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, có trách nhiệm và ý thức kỷ luật chặt chẽ. Hoạt động Tín dụng đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các tác nghiệp trong quy trình cho vay, vì hoạt động mang tính rủi ro rất cao. Về cơ bản quy trình cho vay áp dụng cho các ngành kinh tế là giống nhau. Tuy nhiên do cơ chế chính sách của Đảng. Đồng thời tính chất hoạt động của khách hàng vay cũng khác nhau nên phải áp dụng những tác nghiệp khác nhau như thẩm định, hồ sơ, hình thức cho vay. Riêng đối với hộ sản xuất là một lĩnh vực đa dạng, nhiều ngành nghề, trình độ dân trí khác nhau... Đòi hỏi cán bộ Ngân hàng nói chung, CBTD nói riêng phải cần luôn luôn nghiên cứu, học tập, tập huấn nhằm trau dồi kiến thức, đúc kết kinh nghiệm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cơ quan giao cho. cho vay đối với doanh nghiệp I. Quy định cho vay 1. Điều kiện vay vốn Như đã nêu ở phần trước, áp dụng cho doanh nghiệp cần lưu ý thêm: + Đối với các Tổng Công ty Nhà nước và các đơn vị thành viên. Tổng công ty là một pháp nhân, doanh nghiệp thành viên thì năng lực pháp luật dân sự được phát sinh từ thời điểm đăng ký thành lập. + Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc phải có Giấy uỷ quyền và số tiền cao nhất, thời hạn, mục đích cam kết vay vốn. 2. Thể loại cho vay - Cho vay ngắn hạn (có thời hạn vay 12 tháng) - Cho vay trung hạn (có thời hạn vay 12t - 60t) - Cho vay dài hạn (từ 60t trở lên) 3. Hồ sơ cho vay (trình bày ở phần I) 4. Phương thức cho vay a. Cho vay từng lần b. Cho vay theo hạn mức tín dụng c. Cho vay theo dự án đầu tư - Các loại đầu tư: + Đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, đầu tư thành lập phân xưởng, lắp đặt dây chuyền, điều chỉnh bổ sung thiết bị... + Đầu tư, cải thịên môi trường sinh thái. + Mua cổ phần, cổ phần hóa, góp vốn vào doanh nghiệp... Đầu tư theo xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, đồng xây dựng - chuyển giao... Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án - Vốn tự có của chủ dự án - Vốn khác Thời hạn cho vay = Thời hạn XDCB + Thời gian trả nợ Thời hạn trả nợ = Mức cho vay KHCB dùng trả nợ + Lợi nhuận + Nguồn khác d. Cho vay hợp vốn Khi khách hàng đến vay vốn mà Ngân hàng nhận thấy: + Nhu cầu vốn vay vượt giới hạn cho vay của Ngân hàng (15% VTC) + Khả năng tài chính và nguồn vốn Ngân hàng không đủ đáp ứng + Nhu cầu phân tán rủi ro của Ngân hàng + Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động từ nhiều tổ chức khác thì Ngân hàng bàn bạc quyết định cho vay bằng hình thức hợp vốn có nghĩa là huy động của một Ngân hàng hay nhiều Ngân hàng để cho vay. Khi cho vay bên tham gia đầu tư và Ngân hàng chịu trách nhiệm cho vay: + Thành lập tổ thẩm định + Tài trợ thẩm định độc lập + Giao Ngân hàng đầu mối thẩm định e. Cho vay trả góp Là hình thức cho vay phục vụ đời sống, đặc biệt là cho vay đối tượng hưởng lương, chính sách, có thu nhập thường xuyên, ổn định... 5. Bảo đảm tiền vay * Bảo đảm bằng hình thức cầm cố, thế chấp, tài sản thế chấp phải thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp. * Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3. * Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. II. Thẩm định cho vay 1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp - Các doanh nghiệp là pháp nhân, chịu trách nhiệm trong số tài sản của doanh nghiệp, các thành viên hoặc cổ đông trong loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật HTX và Luật đầu tư nước ngoài, chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Các loại hình doanh nghiệp như DNTN, Công ty hợp danh chịu trách nhiệm về số tài sản của mình, kể cả tài sản riêng cá nhân và gia đình. - Khi thẩm định CBTD nắm vững tính chất sở hữu, trách nhiệm về tài sản, để có cơ sở đầu tư, quyết định đầu tư vào loại hình doanh nghiệp nào đỡ rủi ro hơn, kể cả khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. - Các hồ sơ liên quan. 2. Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp * Những tài liệu dùng để thẩm định tài chính của doanh nghiệp - Bảng cân đối kế toán 2 năm liền kề - Báo cáo kết quả kinh doanh (thu nhập + chi phí) 2 năm liền kề - Cân đối kế toán và kết quả HĐKD cuối tháng, cuối quý khi vay - Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo kiểm toán. * Kết cấu của bảng cân đối tài sản A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn A. Nợ phải trả I. Tiền I. Nợ ngắn hạn II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Các khoản phải thu III. Nợ khác IV. Hàng tồn kho V. TSCĐ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. TSCĐ I. Nguồn vốn -Ngân quỹ II. Các khoản đầu tư TC dài hạn II. Nguồn vốn kinh phí III. Chi phí XDCB dở dang IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn Qua bảng cân đối tài sản ta tính các chỉ tiêu: a. Tỷ suất tài trợ: Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu (mục B, nguồn vốn) Tổng nguồn vốn Tỷ suất T ³ 8%, chỉ tiêu càng cao thì khả năng đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp càng tốt. b. Khả năng thanh toán và sự ổn định Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng số tài sản lưu động (mục A, TS) Tổng số nợ ngắn hạn (1-A, NV) Hệ số này ằ 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán Hệ số thanh toán VLĐ = Tổng số bằng tiền (1-A, TS) Tổng số TSLĐ (loại A, TS) Hệ số này ³ 0,5 thì không tốt và Ê 0,1 cũng không tốt Hệ số thanh toán = Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn (1-A, NV) Hệ số ³ 0,5 thanh toán có khả quan c. Thẩm định về lợi nhuận và các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu * Căn cứ vào bảng cân đối kế toán * Phần lãi, lỗ. III. biện pháp phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng cơ sở đặc biệt là việc thực hiện các hình thức bảo đảm tín dụng 1. Thực hiện các hình thức bảo đảm tín dụng Thực hiện nghị định 187/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, về việc đảm bảo tiền vay của TCTD - HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành "Quy định về việc thực hiện bảo đảm hệ thống tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay như sau: a. Vay có đảm bảo: Thực hiện nghiêm túc Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, thông tư số 06/2000/TT-NHNo ngày 04/04/2000 của Thống đốc NHNo Việt Nam. Khách hàng vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Ngân hàng được phép lựa chọn khách hàng vay. Việc lựa chọn bảo đảm tiền vay phải lựa chọn bên thứ 3 bảo lãnh. + Như thế chấp, cầm cố thuộc quyền sở hữu tại chi nhánh NHNo&PTNT. + Công ty Nhà nước có thể thực hiện bảo lãnh bằng tài sản nhưng không phải thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản tại NHNo&PTNT Việt Nam. Bên bảo lãnh phải là Công ty nhà nước thực hiện hạch toán độc lập, có khả năng về vốn, năng lực về tài chính, có cam kết với chi nhánh. Xác định được giá trị tài sản trên vốn vay nhưng: + Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản + Tài sản cầm cố khách hàng giữ hoặc là bên thứ ba giữ bằng 50% giá trị tài sản cho vay bộ chứng từ xuất khẩu 90% giá trị thanh toán mà khách hàng được hưởng của bộ chứng từ hoàn hảo. Bên cho vay nắm được việc quản lý và thu tiền hàng bán để thu lại khoản gốc và lãi. Quy định của bộ hồ sơ cho vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố khách hàng bảo lãnh bên thứ 3: Mức cho vay tối đa bảo đảm bằng tài sản được hình thành từ vốn vay bằng 70% tổng mức vốn đầu tư. b. Vay không có đảm bảo Đối với cán bộ CNV thực hiện theo công văn số 34/CV-NHNo ngày 07/1/2000 và công văn 28/01/2000 của Thống đốc NHNo Việt Nam thì việc cho vay có thể thu nợ bằng lương, trợ cấp và các khoản thu nợ khác. Đối với khách hàng lâu năm có tín nhiệm với Ngân hàng có thể cho vay không đảm bảo hoặc quyết định theo CBTD. 3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro Kiểm tra giám sát chặt chẽ vốn vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích trong HĐTD, trong trường hợp thấy không đủ khả năng trả nợ có thể gia hạn nợ cho khách hàng. Để tránh rủi ro CBTD phải giám sát và thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay và xem xét mức vay với Nhà nước, với khả năng kinh doanh, chất lượng kinh doanh có khả thi hay không khi đó mới làm thủ tục quyết định cho vay vốn. B/ Nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ . I./ những vấn đề chung về công tác kế toán tại NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên. Tổ chức công tác kế toán ngân quỹ tại Ngân hàng. Hiện nay phòng kế toán ngân quỹ tại trung tâm có 11 người. Trong đó: 01 Trưởng phòng kế toán. 02 Phó phòng kế toán. 01 Tổ trưởng tổ thông tin và truyền số liệu. 04 Kế toán viên trực tiếp giao dịch với khách hàng, với các nhiệm vụ nhận tiền gửi, cho vay thu nợ của khách hàng, chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài nước, và các nghiệp vụ khác như đăng kí mở tài khoản, mở thư tín dụng, L/C, Séc bảo chi, Séc chuyển tiền, UNC,UNT… 04 Thủ quỹ làm nhiệm vụ thu-chi tiền mặt. Còn ở các chi nhánh Ngân hàng cấp 3 thì có 01 tổ trưởng tổ kế toán, 01 kế toán viên và một thủ quỹ. 1. Chứng từ trong KTNH như sau: - Chứng từ thuộc nghiệp vụ tiền mặt: VD: Giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền mặt, séc lĩnh tiền mặt, phiếu thu, phiếu chi. - Chứng từ thuộc nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt: VD: UNC, UNT, séc chuyển khoản, TTD, phiếu chuyển khoản, CBC... - Chứng từ thuộc nghiệp vụ tín dụng + Giấy đề nghị vay vốn + Hợp đồng tín dụng + Biên bản tài sản thế chấp vay vốn + Bảng tính lãi hàng tháng ..... 2. Tài khoản sử dụng trong kinh tế ngân hàng như sau: - Tài khoản thuộc TS Nợ + Nhóm TK tiền gửi của khách hàng + Nhóm TK phản ánh VTC của Ngân hàng + Nhóm TK phản ánh thu nhập của Ngân hàng..... - Tài khoản thuộc TS Có + Nhóm TK phản ánh nghiệp vụ cho vay + Nhóm TK phản ánh nghiệp vụ đầu tư + Nhóm TK phản ánh. Trên đây là khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm và vai trò của công tác KTNH, là điều kiện cơ sở đối với công tác KTNH. II./ Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên 1./ kế toán thu - chi tiền mặt Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên, cơ sở để hạch toán thu - chi tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ được bắt nguồn từ yêu cầu nộp - lĩnh tiền của khách hàng và nhu cầu hoạt động của bản thân Ngân hàng. 1. Chứng từ dùng trong kế toán thu - chi tiền mặt *Thu tiền mặt : + Giấy nộp tiền: dùng cho khách hàng nộp tiền mặt vào quỹ nghiệp vụ ngân hàng + Giấy gửi tiền tiết kiệm do ngân hàng lập trên máy tính in ra +Phiếu thu : dùng trong nội bộ ngân hàng khi phát sinh các khoản thu vào quỹ nghiệp vụ +Bảng kê các loại tiền nộp vào ngân hàng kèm theo tiền mặt Chi tiền mặt : +Séc(lĩnh tiền mặt) : dùng làm căn cứ dể chi tiền mặt cho khách hàng từ tài khoản tiền gửi +Giấy lĩnh tiền mặt : dùng làm căn cứ để chi tiền mặt cho khách hàng từ tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc tài khoản tiền gửi tiết kiệm + Phiếu chi tiền mặt : dùng trong nội bộ ngân hàng như chi tiêu nội bộ , chi trả lãi ,chi trả hoa hang, chi các khảon cho vay. 2. Tài khoản dùng trong kế toán thu - chi tiền mặt Kế toán thu , chi tiền mặt là nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến tài khoản tiền mặt , cụ thể là thu – chi bằng tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ Ngân hàng sử dụng tài khoản “tiền mặt tại đơn vị “ có số hiệu là 101101. Cơ sở để hoạch toán thu chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ của Ngân hàng bắt nguồn từ yêu cầu nộp, lĩnh tiền mặt của khách hàng và nhu cầu hoạt động của bản thân Ngân hàng. - Tài khoản sử dụng: "Tiền mặt tại quỹ" (VNĐ và USD) - Kết cấu tài khoản: Nợ: Số tiền mặt nộp vào quỹ nghiệp vụ Ngân hàng Có: Số tiền chi ra từ quỹ nghiệp vụ Ngân hàng. 3. Quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ 3.1. Kế toán thu tiền mặt. * Đối với khách hàng lập chứng từ nộp tiền mặt vào tài khoản của mình thì khách hàng phải lập 2 liên: "Giấy nộp tiền" và chuyển cho kế toán kiểm soát,kế toán kiểm tra các yếu tố ghi trên giấy gửi tiền của khách hàng theo quy định , tính hợp lệ, hợp pháp của Giấy nộp tiền, hạch toán vào máy, ký tên, ghi số bút toán rồi chuyển cho thủ quỹ, thủ quỹ thu đủ số tiền trên chứng từ, ký tên, chuyển lại cho kế toán chứng từ xử lý. Ngày 20/7/2006 nhà máy Đường Vạn Điểm có tài khoản tại ngân hàng lập 2 liên "Giấy nộp tiền" vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Số tiền là 1.000.000.000đ. Định khoản: Nợ TK 101101.01 1.000.000.000đ Có TK 421101.030001/nhà máy ĐVĐ 1.000.000.000đ Xử lý chứng từ: + Liên 1: "Giấy nộp tiền" dùng để ghi Có vào tài khoản 421101.01.030001/nhà máy Đường Vạn Điểm. + Liên 2: "Giấy nộp tiền" dùng làm giấy báo Có cho nhà máy ĐVĐ. * Đối với khách hàng chuyển tiền, khách hàng cũng viết 2 liên . Giấy nộp tiền, khách hàng phải biết số CMT của người nhận, Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ tiến hành hạch toán vào máy, ghi số bút toán. In phiếu thu lệ phí chuyển tiền nếu thu lệ phí, chuyển cho thủ quỹ thu tiền, thủ quỹ thu đủ, chuyển lại cho kiểm soát viên, kiểm soát viên kiểm tra lại rồi tiến hành hạch toán và tiến hành chuyển tiền cho khách hàng. Ví dụ thực tế: Ngày 15/8/2006 khách hàng Nguyễn Văn Hùng chuyển tiền cho Nguyễn Quỳnh Giang(Thanh Xuân - Hà Nội) số tiền chuyển 18.000.000đ. Hạch toán: Nợ TK 101101.01 18.000.000đ Có TK 519121.2943 18.000.000đ Hạch toán phí + VAT:(0,1%) Nợ TK 101101.01 100.000đ Có TK 453101.01 9090đ Có TK 711001.01 9090đ 3.2. Kế toán chi tiền mặt Đối với khách hàng đến lĩnh tiền mặt, rút tiền từ tài khoản tiền gửi cá nhân, khách viết giấy lĩnh tiền mặt, kế toán viên kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy lĩnh, đối chiều CMT, chữ ký mẫu, số dư trên tài khoản nếu khớp đúng, kế toán hạch toán vào máy ghi số bút toán, cho kiểm soát viên kiểm soát lại, kiểm soát hợp lệ, chuyển cho thủ quỹ để chi trả cho khách hàng. Các trường hợp không nhất thiết phải có chứng minh thư : Chi trả tiền gửi tiết kiệm , kỳ phiếu , trái phiếu , ký danh thì kế toán phải đối chiếu chữ ký của khách hàng trên chứng từ với chữ ký đăng ký mẫu lưu tại ngân hàng Ví dụ thực tế: Ngày 16/8/2006 anh Lê Sỹ Bình nộp vào ngân hàng một giấy lĩnh tiền mặt, để rút tiền từ tài khoản tiền gửi của mình, số tiền là: 160.000.000đ. Định khoản: Nợ TK 421101.030002/ Lê Sỹ Bình 160.000.000đ Có TK 101101.01 160.000.000đ Xử lý chứng từ: - Giấy lĩnh tiền mặt đóng vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0191.doc
Tài liệu liên quan