CHƯƠNG I: TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI 3
1.1. Bản chất và nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động truyền thông marketing 3
1.2. Các mối liên hệ trong quá trình truyền thông marketing 4
1.3. Các hệ thống truyền thông marketing 8
1.3.1. Hệ thống đơn giản 8
1.3.2. Hệ thống sử dụng người trung gian 9
1.3.3. Hệ thống phức tạp 10
1.4. Quá trình truyền thông marketing 10
1.4.1. Nguồn phát ( Nguồn truyền thông tin ) 12
1.4.2. Thông điệp 13
1.4.3. Truyền đạt thông điệp 13
1.4.4. Người nhận thông điệp 14
1.5. Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông marketing 15
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT 20
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ô tô TMT. 20
2.2. Bộ máy tổ chức quản lý và chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần ô tô TMT 22
2.2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần ô tô TMT 22
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 24
2.3 Các nguồn lực của công ty cổ phần ô tô TMT 27
2.3.1 Nguồn lực tài chính 27
2.3.2 Nguồn nhân lực 28
2.3.3 Nguồn lực khoa học công nghệ 29
2.3.4 Nguồn lực marketing của công ty 30
58 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing cho công ty cổ phần ô tô TMT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành điều tra nghiên cứu xem khách hàng mục tiêu có nhận được thông tin đó hay không, thấy nó bao nhiêu lần và nhớ được những nội dung gì? Trạng thái cảm giác của họ khi nhận được thông tin đó cảm động hay không cảm động, quan tâm hay không quan tâm, thái độ đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty sau khi nhận được thông tin…Để thu nhận thông tin phản hồi cần phải tổ chức điều tra nghiên cứu chu đáo. Thu nhận thông tin phản hồi cần phải đầy đủ và chính xác mới có thể đánh giá đúng mức hiệu quả của hoạt động truyền thông.
Sau mỗi chương trình hoạt động truyền thông người có trách nhiệm về lĩnh vực này phải tổng kết, đánh giá và báo cáo bằng văn bản gửi cho giám đốc marketing hoặc những người quản lý cấp cao.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ô tô TMT.
Tiền thân của công ty là: " Công ty Vật tư thiết bị cơ khí giao thông vận tải " được thành lập theo quyết Quyết định số 410 - QĐ/TCCB - LĐ ngày 27/10/1976 của Bộ giao thông vận tải.
Năm 1993 Bộ giao thông vận tải ra Quyết định số 602/QĐ/TCCB - LĐ ngày 05/07/1993 thành lập doanh nghiệp Nhà nước đổi tên công ty thành: " Công ty vật tư thiết bị giao thông vận tải " trực thuộc liên hiệp xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải. Trụ sở chính đặt tại:83 phố Triều Khúc - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Ngày 01/09/1998 theo Quyết định số 2195/1998/QĐ - BGTVT của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đổi tên công ty thành: " Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải " trực thuộc công ty cơ khí giao thông vận tải.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị giao thông vận tải.
Ngày 28/02/2000 công ty chuyển trụ sở chính về 199B đường Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Theo Quyết định số 870/QĐ-BGTVT ngày 14/08/2006 của Bộ giao thông vận tải công ty chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi là: " Công ty cổ phần ô tô TMT ".
Tên giao dịch hiện tại: TMT Automobile Joint Stock Company.
Tên viết tắt là: TMT AUTO.JSC
Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị Bùi Văn Hữu.
Với hơn 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn cũng như có nhiều thuận lợi. Những năm đầu đi vào hoạt động sản xuất công ty gặp rất nhiều khó khăn do sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Công ty không bắt kịp được với nền kinh tế thay đổi nên đã rơi vào tình trạng yếu kém và tụt hậu, đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn, tình trạng sản xuất kinh doanh thu hẹp, các khoản nợ ngày càng gia tăng, công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và đang chuẩn bị phá sản. Nhưng do công ty là một công ty lớn với trang thiết bị khá hiện đại so với thời kỳ lúc bấy giờ, việc tuyên bố phá sản sẽ làm cho nhà nước thất thoát một nguồn vốn lớn, gây lãng phí trang thiết bị, máy móc. Tổng công ty đã quyết định cử ông Bùi Văn Hưu về tiếp quản công ty và vực công ty đứng dậy.
Thời gian qua Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên cùng với sự hỗ trợ của tổng công ty và các đơn vị khác trong tổng công ty tìm phương hướng khắc phục khó khăn nhằm đưa công ty thoát khỏi khủng hoảng. Cùng với việc củng cố bộ máy lãnh đạo và phát triển kinh doanhh theo mục tiêu lấy nhu cầu của thị ttrường làm trọng thêm vào đó là ngành nghề phong phú và đa dạng. Sau một thời gian nhờ sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của toàn thể ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đứng vững trên thị trường.
Những thành tích công ty đã đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Năm 2002 công ty được cấp chứng chỉ về Quản lý chất lượng ISO 9001 - 9002 của Tổ chức BVQI Vương quốc Anh và được trao tặng " Cúp vàng quốc tế về chất lượng và Uy tín kinh doanh " của Tổ chức BID tại Hội nghị quốc tế cấp cao về chất lượng ở New York.
- Năm 2003 công ty được Tổ chức cam kết chất lượng quốc tế tặng cúp " Ngôi sao bạch kim " .
- Năm 2005 công ty được Tổ chức BID tặng cúp " Kim cương " tại Hội nghị thường niên Frankfurt 2005.
Ngoài ra công ty còn đạt nhiều giải thưởng khác trong nước như hàng Việt Nam chất lượng cao…
2.2. Bộ máy tổ chức quản lý và chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần ô tô TMT
2.2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần ô tô TMT
Trước đây công ty là doanh nghiệp nhà nước với bộ máy quản lý đơn giản đứng đầu là giám đốc sau đó là phó giám đốc và các phòng ban. Sau khi Công ty cổ phần hóa bộ máy tổ chức quản lý của công ty trở nên rườm rà, cồng kềnh, và phức tạp hơn.
Bộ máy tổ chức của công ty vẫn được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu công ty là: Chủ tịch hội đồng quản trị, sau Chủ tịch hội đồng quản trị là Phó chủ tịch hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và tổng giám đốc của công ty, sau đó là các Phó tổng giám đốc, các giám đốc nhà máy, giám đốc chi nhánh, cuối cùng là các phó giám đốc nhà máy và chi nhánh cùng các phòng ban chức năng trực thuộc.
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: Tổng giám đốc là người quyết định mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các phó tổng giám đốc, các giám đốc nhà máy và chi nhánh được tổng giám đốc ủy quyền giải quyết một số công việc nhất định. Các giám đốc và phó giám đốc chức năng cùng với các trưởng phòng và phó phòng thực hiện các công tác cụ thể. Các giám đốc xí nghiệp và chi nhánh trung tâm trực thuộc công ty ( gọi là các đơn vị trực thuộc) chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo cơ chế điều hành của công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần ô tô TMT được tổ chức thực hiện qua sơ đồ 2.2.1 dưới đây:
Sơ đồ 2.2.1: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần ô tô TMT
Chñ tÞch H§QT
Phã Chñ tÞch H§QT
Trëng ban kiÓm so¸t
Tæng gi¸m ®èc
Phã TG§ phô tr¸ch hµnh chÝnh
Phã TG§ phô tr¸ch kinh doanh
Phã TG§ phô tr¸ch s¶n xuÊt
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Phßng tµi chÝnh
Phßng b¸n hµng
Phßng thÞ trêng
Phßng xuÊt nhËp khÈu
Phßng néi ®Þa ho¸
Phßng qu¶n lý chÊt lîng
Phßng dÞch vô sau b¸n hµng
Phßng kü thuËt
Gi¸m ®èc
nhµ m¸y xe m¸y
Gi¸m ®èc
nhµ m¸y « t«
Gi¸m ®èc
nhµ ¨n tËp thÓ CT
Gi¸m ®èc chi nh¸nh C«ng ty
t¹i B×nh D¬ng
PG§ nhµ m¸y PTH§
PG§ nhµ m¸y PTHC
PG§ nhµ m¸y PTKD
PG§ nhµ m¸y PTHC
PG§ Chi nh¸nh
PG§ Chi nh¸nh
PG§ nhµ ¨n
KÕ to¸n nhµ ¨n
C¸c phßng chøc n¨ng
C¸c ph©n xëng s¶n xuÊt
C¸c phßng chøc n¨ng
C¸c ph©n xëng s¶n xuÊt
C¸c ph©n xëng s¶n xuÊt
C¸c ph©n xëng s¶n xuÊt
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của công ty )
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty do Hội đồng quản trị bầu ra. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị. Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thông qua quyết định của Hội đồng quản trị. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ của công ty.
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị: Phó chủ tịch hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị cùng với các quyền và nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ của công ty.
Trưởng Ban kiểm soát: Đứng đầu Ban kiểm soát.
Chức năng: Thực hiện giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ: Kiểm tra tính họp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính của công ty.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
- Xem xét, kiểm tra sổ kế toán và các tài liệu khác, thực hiện các công việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông.
Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị lựa chọn.
Chức năng: Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ: Tổng giám đốc có các nhiệm vụ chủ yếu sau
- Quyết định các vấn đề lien quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc.
- Tuyển dụng lao động trong công ty.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Các phó tổng giám đốc:
Chức năng: Giúp Tổng giám đốc thực hiện công việc quản lý hoạt động sản xuất của công ty, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công, uỷ quyền của Tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về quyền và nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ: Triển khai, chỉ đạo thực hiện các công việc được Tổng giám đốc giao. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết các công việc hàng ngày thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Ký kết các văn bản, tài liệu, hợp đồng hoá đơn… khi được Tổng giám đốc phân công và uỷ quyền.
Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Tổng giám đốc về những công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Các trưởng phòng: phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính, phòng bán hàng, phòng xuất nhập khẩu, phòng nội địa hóa, phòng quản lý chất lượng, phòng dịch vụ sau bán hàng, phòng kỹ thuật và các phòng chức năng.
Chức năng: tham mưu, giúp việc Phó tổng giám đốc trong từng lĩnh vực hoạt động của từng phòng.
Nhiệm vụ: Thực hiện công việc do Phó tổng giám đốc phân công theo từng chức năng và nhiệm vụ của từng phòng được quy định trong Điều lệ của công ty.
Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Phó tổng giám đốc về những công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Giám đốc nhà máy xe máy:
Chức năng: Thực hiện quản lý nhà máy sản xuất và lắp ráp xe gắn máy. Tổ chức thực hiện công tác sản xuất, lắp ráp xe gắn máy, sản xuất phụ tùng, linh kiện, quản lý kho hàng hoá của công ty.
Nhiệm vụ:
- Chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất và lắp ráp xe gắn máy.
- Thực hiện áp dụng ISO 9000 vào các công việc của nhà máy theo các quá trình, quy định được phân phối.
Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Tổng giám đốc về những công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Giám đốc nhà máy ô tô:
Chức năng: Tổ chức thực hiện công tác sản xuất, láp ráp xe tải nhẹ, sản xuất khung xe, phụ tùng, phụ kiện của ô tô, tổ chức kinh doanh xe ô tô tải và phụ tùng ô tô.
Nhiệm vụ: Chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất và lắp ráp xe ô tô.
Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Tổng giám đốc về những công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Giám đốc chi nhánh: Giám đốc chi nhánh công ty tại Bình Dương chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh công ty cổ phần ô tô TMT tại Bình Dương. Đồng thời thực hiện báo cáo bằng công văn, tài liệu hoặc báo cáo trực tiếp với tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của chi nhánh.
Giám đốc nhà ăn tập thể của công ty: Có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chăm lo việc ăn uống cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.3 Các nguồn lực của công ty cổ phần ô tô TMT
2.3.1 Nguồn lực tài chính
Bảng 2.3.1 Nguồn lực tài chính của công ty cổ phần ô tô TMT
Tổng vốn kinh doanh ban đầu
Vốn do Nhà nước cấp
Vốn doanh nghiệp tự bổ sung
Vốn cố định
Vốn lưu động
190.000.000đ
115.000.000đ
75.000.000đ
114.000.000đ
76.000.000đ
(Nguồn: Phòng tài chính)
Theo số liệu của phòng tổ chức hành chính lúc mới thành lập:
Tổng vốn kinh doanh ban đầu: 190 triệu đồng
Nhà nước cấp: 115 triệu đồng
Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 75 triệu đồng
Trong đó:
- Vốn cố định: 114 triệu đồng
- Vốn lưu động: 76 triệu đồng
Sau khi cổ phần hoá vốn điều lệ của công ty: 25 tỷ đồng.
2.3.2 Nguồn nhân lực
Công ty cổ phần ô tô TMT là một công ty lớn với hơn 600 cán bộ công nhân viên. Hiện nay, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng số lượng công nhân viên của công ty sẽ còn tiếp tục thay đổi nhiều trong những năm tới.
Nguồn nhân lực của công ty được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng số 2.3.2: Bảng số lượng công nhân viên
của công ty cổ phần ô tô TMT năm 2006
TT
Tổng số
Số lượng
Trình độ
Nam
Nữ
ĐH
Cao đẳng
Trung cấp
Bằng nghề
LĐPT
Văn phòng
98
66
32
63
12
8
13
2
Nhà máy ô tô
309
289
181
23
31
49
169
37
Nhà máy xe máy
189
181
8
12
10
21
134
12
Nhà ăn tập thể
26
3
23
0
0
4
14
8
Tổng
622
539
83
98
53
82
330
59
( Nguồn: phòng tổ chức hành chính )
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Số lượng công nhân viên có trình độ đại học là: 98 người chiếm 15, 76% số lượng công nhân viên.
Số lượng công nhân viên có trình độ cao đẳng là: 53 người chiếm 8, 52% số lượng công nhân viên.
Số lượng công nhân viên có trình độ trung cấp là: 82 người chiếm 13, 18% số lượng công nhân viên.
Số lượng công nhân viên có bằng nghề là: 330 người chiếm 53, 06% số lượng công nhân viên.
Số lượng lao động phổ thông ( LĐPT ) là: 59 người chiếm 9, 48% số lượng công nhân viên.
Đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên: Cứ định kỳ 2 năm 1 lần tất cả các công nhân viên đều được đánh giá theo năng lực và học vấn đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
Những đối tượng không đủ tiêu chuẩn sau khi đánh giá công ty sẽ tổ chức đưa vào đào tạo theo nhu cầu đào tạo kế hoạch năm tới.
Năng lực cán bộ công nhân viên năm 2006 được đánh giá là đều có đủ trình độ và năng lực để thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau quyết tâm đưa công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
2.3.3 Nguồn lực khoa học công nghệ
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc:
- Năm 1999 công ty đầu tư 2.350 triệu đồng để đổi mới thiết bị và xây dựng khoảng 1.500m2 nhà văn phòng làm việc của công ty tại 199B Minh Khai - Hà Nội.
- Năm 2000 công ty đầu tư 5 tỷ đồng để mua sắm thiết bị và xây dựng nhà xưởng.
- Năm 2001 công ty tiếp tực đầu tư 9.5 tỷ đồng để tiếp tực đổi mới thiết bị và xây dựng nhà xưởng.
- Năm 2002 công ty xây dựng xong và đưa vào hoạt động xưởng sản xuất bộ côn xe gắn máy tại 199B Minh Khai - Hà Nội.
- Năm 2004 công ty đã đầu tư xây dựng xong và đưa vào hoạt động 2 nhà máy là: Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ô tô tải công suất 10 nghìn xe/năm và nhà máy sản xuất, lắp ráp xe gắn máy công suất 100 nghìn xe/năm.
Ngày 29/05/2004 công ty tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất, lắp rắp ô tô nông dụng Cửu Long.
( Số liệu được lấy từ phòng kỹ thuật )
2.3.4 Nguồn lực marketing của công ty
Lực lượng marketing của công ty đều có trình độ ĐH, tổng cộng 16 người, tập trung ở các phòng:
- Phòng bán hàng: 8 người
- Phòng dịch vụ sau bán hàng: 4 người
- Phòng nghiên cứu thị trường: 4 người
Đứng đầu các phòng là trưởng phòng sau đó đến phó phòng rồi đến các nhân viên. Trưởng phòng nhận sự chỉ đạo từ phó tổng giám đốc và phân công công việc cho các nhân viên dưới quyền sao cho có hiệu quả nhất.
Phòng nghiên cứu thị trường:
Phòng nghiên cứu thị trường với chức năng nghiên cứu thị trường, phát hiện ra các thị trường tiềm năng, điều tra nghiên cứu thị trường mới thông qua việc khai thác, truy cập các thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế.
Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng chiến lược phát triển, các định đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Xúc tiến quảng cáo các sản phẩm hàng hóa của công ty của công ty thông qua hội chợ, triển lãm, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và trên mạng Internet.
Tham mưu về công tác giá cả thị trường và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi tổng giám đốc công ty phân công.
Phòng dịch vụ sau bán hàng:
+ Thực hiện việc quản lý theo dõi toàn bộ các đại lý tiêu thụ xe ô tô tải, xe gắn máy 2 bánh của công ty, về công tác dịch vụ sau bán hàng.
+ Quản lý và sử dụng toàn bộ các linh kiện, phụ tùng mau hỏng của công ty, phục vụ cho công tác bảo hành xe ô tô, xe gán máy 2 bánh hoặc trực tiếp sửa chữa cho khách hàng khi cần thiết.
+ Thực hiện việc bảo hành xe ô tô, xe gắn máy 2 bánh sau bán hàng.
+ Đề xuất kế hoạch mua, bán linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy phục vụ công tác bảo hành, sửa chữa theo nhu cầu khách hàng.
+ Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
+ Thực hiện chế độ thống kê và công tác bảo hành sau khi bán hàng.
Phòng bán hàng:
+ Thực hiện nhiệm vụ chọn đại lý, ký kết hợp đồng, xem xét năng lực sản xuất, báo giá, nhận yêu cầu cho từng đợt hàng.
+ Khách hàng có thể trực tiếp đặt mua hàng với phòng bán hàng của công ty hoặc thông qua nhân viên của công ty để đặt mua sản phẩm.
+ Có nhiệm vụ hoàn thành chỉ tiêu bán hàng do công ty đề ra.
+ Kết hợp, giúp đỡ phòng thị trường điều tra phản ứng của khách hàng thông qua việc bán hàng trực tiếp với các khách hàng và đại lý của công ty.
Lực lượng marketing của công ty được đánh giá là có trình độ học vấn cao, có năng lực làm việc, luôn đưa ra các chiến lược, kế hoạch bán hàng phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng, nghiên cứu mở rộng thị trường, xây dựng niềm tin của khách với công ty và thu hút được số lượng khách hàng ngày càng lớn. Tuy nhiên họ không thực sự được đào tạo bài bản trong lĩnh vực marketing họ thực hiện công việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân và sự truyền đạt lại các kinh nghiệm của thế hệ trước, nếu họ được đào tạo bài bản thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn nhiều.
2.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần ô tô TMT trong những năm gần đây
TMT là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về sản xuất kinh doanh ô tô tải nông dụng mang thương hiệu Việt với 100% vốn trong nước. Trước đây công ty chỉ đơn thuần làm công việc kinh doanh thương mại, hiện nay công ty vừa thực hiện kinh doanh vừa sản xuất linh kiện, phụ tùng phương tiện giao thông vận tải vừa lắp ráp các loại ô tô tải nông dụng và xe gắn máy hai bánh.
Trong thời gian gần đây công việc sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng mở rộng. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng phong phú, số lượng khách hàng ngày càng lớn.
Các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, lãi gộp, thu nhập bình quân của người lao động đều ở mức cao và luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Kết quả kinh doanh được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.
Bảng số 2.4 : Bảng báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004, 2005, 2006.
TT
Giá trị tổng sản lượng (tỷ đồng)
Doanh thu(tỷ đồng)
Nộp ngân sách (tỷ đồng)
Lãi gộp (tỷ đồng)
Thu nhập bình quân (triệu đồng/người)
Tổng số công nhân viên (người)
Năm 2004
254,5
151,1
41,3
16,7
2,25
386
Năm 2005
325,5
185
27,5
23
2,34
505
Năm 2006
407,5
212
31,6
24,3
2,41
622
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong thời gian gần đây công ty làm ăn có lãi, giá trị tổng sản lượng tăng, doanh thu tăng, số tiền nộp ngân sách và lãi gộp cũng tăng. Đời sống công nhân viên được cải thiện do thu nhập bình quân tăng, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty cũng ngày càng phát triển rộng hơn.
2.5 Thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần ô tô TMT
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty như: Công ty cổ phần Hoa Mai, công ty cổ phần ô tô Tiến Đạt, Công ty cổ phần ô tô Chiến thắng …Vì vậy công ty nhận thức rất rõ vai trò của hoạt động marketing. Ngoài những phòng ban liên quan đến hoạt động marketing là phòng bán hàng, phòng Dịch vụ sau bán hàng, phòng Nghiên cứu thị trường, toàn thể các phòng ban khác cũng tham gia hoạt động này nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu, củng cố uy tín và chất lượng của sản phẩm trong tâm trí khách hàng.
2.5.1 Chiến lược marketing-mix của công ty cổ phần ô tô TMT
2.5.1.1 Chính sách sản phẩm :
Sản phẩm của công ty bao gồm: ô tô nông dụng, xe gắn máy 2 bánh và các loại phụ tùng thiết bị vật tư giao thông vận tải. Công ty có rất nhiều dòng sản phẩm với thương hiệu được đăng ký riêng.
Sản phẩm của công ty có uy tín, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 do tổ chức quản lý chất lượng quốc tế - BVQI vương quốc Anh chứng nhận. Ngoài ra công ty còn giành được rất nhiều danh hiệu khác như: “ Cúp vàng quốc tế về chất lượng và uy tín kinh doanh ", " Cúp ngôi sao bạch kim ", " Cúp kim cương "…
Các sản phẩm của công ty nhằm vào hai mục tiêu chiến lược là:
- Chiến lược sản phẩm mũi nhọn: Sản phẩm chủ đạo của công ty là ô tô tải nhẹ mang thương hiệu Cửu Long. Những năm gấn đây thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy đây là chiến lược hoàn toàn đúng đắn. Sản phẩm ô tô tải nhẹ có lượng bán ngày càng lớn mang lại doanh thu cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác của công ty.
- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Công ty đã nghiên cứu và sản xuất nhiều loại sản phẩm khác đưa vào thị trường, những loại sản phẩm này mang lại một nguồn doanh thu rất lớn cho công ty.
Ngoài ô tô tải nhẹ công ty sản xuất và cung ứng các loại xe gắn máy hai bánh, cung cấp các loại phụ tùng thay thế cho phương tiện giao thông vận tải. Sắp tới công ty sẽ đưa ra thị trường loại xe Tidy năm chỗ ngồi theo công nghệ Trung Quốc với giá bán hơn 10.000 USD/chiếc đang rất được người tiêu dùng quan tâm.
2.5.1.2 Chính sách giá:
Với ưu thế về giá cả rẻ, chất lượng sản phẩm tốt, công ty là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xe ô tô nông dụng. Công ty thực hiện chính sách giá phân biệt với mỗi chủng loại hàng hóa, công ty đều có giá cả riêng biệt. Ngoài ô tô nông dụng công ty còn sản xuất, lắp ráp các loại xe máy với nhãn hiệu riêng phục vụ cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp.
Sau đây là bảng giá một số loại sản phẩm ô tô nông dụng và xe máy của công ty.
Bảng số 2.5.1.2: Bảng báo giá 1 số loại sản phẩm
của công ty cổ phần ô tô TMT
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn giá(đồng/chiếc)
1
Xe máy Arrow
6.850.000
2
Xe máy Jiulong 100-4A
5.321.000
3
Xe máy Jiulong 110-4B
5.386.000
4
Xe máy Smart
5.451.043
5
Ô tô Cửu Long 2515 CD1(825kg)
94.000.551
6
Ô tô Cửu Long 5830 PD1(2T)
113.480.954
7
Ô tô Cửu Long 5840 PD1(2T)
124.386.857
8
Ô tô Cửu Long 5830 PD1(4T)
122.763.674
9
Ô tô Cửu Long 5840 PD1(4T)
127.982.256
(Nguồn: phòng bán hàng)
2.5.1.3 Chính sách phân phối sản phẩm:
Chính sách phân phối là các quyết định liên quan đến sự chuyển dịch của luồng hàng hoá vật chất và sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Hoạt động phân phối là một loạt các công việc bao gồm vận chuyển, lưu giữ hàng hoá và giao dịch với khách hàng. Chức năng phân phối của mỗi công ty đều được thực hiện thông qua hệ thống kênh phân phối.
Kênh phân phối là tất cả các tổ chức, đơn vị, bộ phận hoặc tất cả các bộ phận liên quan tới quá trình phân phối và giúp công ty tiêu thụ sản phẩm.
Mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty dựa vào hai kênh chính là:
- Kênh trực tiếp:
+ Bán hàng thông qua chi nhánh của công ty tại Bình Dương.
+ Bán hàng trực tiếp tại công ty.
+ Bán hàng thông qua sự đặt hàng của nhân viên trong công ty.
- Kênh gián tiếp:
+ Bán hàng thông qua hệ thống đại lý của công ty.
+ Bán hàng thông qua Internet.
Ngoài việc bán hàng trực tiếp công ty có một hệ thống đại lý phân phối rộng khắp cả nước.
Sơ đồ 2.5.1.3: Sơ đồ hệ thống phân phối sản phẩm của
Nhµ s¶n xuÊt
B¸n hµng t¹i C«ng ty
B¸n hµng t¹i Chi nh¸nh trùc thuéc
B¸n hµng qua hÖ thèng ®¹i lý
B¸n hµng qua Internet
Ngêi tiªu dïng
công ty cổ phần ô tô TMT.
(Nguồn: phòng thị trường)
Hệ thống đại lý của công ty hiện nay gồm:
- Công ty điện máy, xe đạp, xe máy Hà Nam Ninh (Nam Định )
- Công ty cổ phần Hợp Thành ( Hải Dương )
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu, đầu tư và xây dựng Minh Khai( Thái Bình )
- Công ty TNHH thương mại Bình Dương ( Hưng Yên )
- Công ty TNHH thương mại dịch vụ Huy Tân (Nha Trang)
- Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Trường An ( Sóc Sơn –Hà Nội )
- Công ty TNHH Hoài Nam (Qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37272.doc