Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 3

I. Khái luận chung về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 3

1. Khái niệm về hoạt động nhập khẩu: 3

2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu: 3

3. Một số hình thức nhập khẩu chủ yếu: 5

3.1. Nhập khẩu trực tiếp 5

3.2. Nhập khẩu uỷ thác 5

3.3. Nhập khẩu liên doanh 6

3.4. Nhập khẩu đổi hàng 6

3.5. Nhập khẩu tái xuất 6

4. Nội dung hoạt động nhập khẩu 6

II. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: 7

1. Hiệu quả kinh doanh 7

1.1. Khái niệm 7

1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 9

1.3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 10

2. Phân loại hiệu quả kinh doanh 10

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu 11

3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 11

3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 12

4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 17

4.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp 17

4.2. Nhóm chỉ tiêu bộ phận 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 4P 20

I. Khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 4P: 20

II. Phân tích hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 4P 23

 

III. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua 30

1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH 4P trong những năm qua: 30

2. Những thành tựu của công ty 4P trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 31

3. Những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 32

4 Nguyên nhân của những tồn tại trên 33

4.1. Nguyên nhân chủ quan 34

4.2. Nguyên nhân khách quan 34

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 4P 35

I. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới 35

1. Phương hướng 35

2. Mục tiêu 35

II. Một số biện pháp nâng cao hiệuquả kinh doanh nhập khẩu của công ty 36

1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường. 36

2. Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu 37

3. Củng cố và mở rộng quan hệ với bạn hàng và khách hàng. 39

4. Tối thiểu hoá chi phí để tăng lợi nhuận. 39

5. Sử dụng hợp lý nguồn vốn và huy động vốn có hiệu quả. 40

6. Xây dựng một chiến lược và kế hoạch kinh doanh mềm dẻo và linh hoạt. 41

III. Một số kiến nghị với nhà nước 43

KẾT LUẬN 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

 

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực tế, chính điều này đã làm cho hàng hoá tự lựa chọn người tiêu dùng trong nước. Điều này dẫn đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng hoá nhập khẩu. 3.2.4.Hạn ngạch Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được nhập khẩu trong một thời gian nhất định( thường là một năm). Hạn ngạch nhập khẩu thường đưa đến tình trạng hạn chế số lượng nhập khẩu và ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá. Do việc hạn chế số lượng nhập khẩu của hạn ngạch, các nhà sản xuất trong nước sẽ thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn so với điều kiện thương mại tự do. Đối với cả chính phủ và các doanh nghiệp thì hạn ngạch sẽ giúp cho việc xác định trước số lượng nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu có tác động tương đối giống với thuế quan nhập khẩu tức là do hạn ngạch nên giá cả của hàng nhập khẩu sẽ tăng lên. Hạn ngạch có tác động khác thuế quan ở hai điểm: _ Thứ nhất, chính phủ sẽ bị thất thu ngân sách từ các khoản thuế nhập khẩu do việc nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó có giới hạn. Giá cả của hàng hoá nhập khẩu tăng lên là do mức độ khan hiếm của hàng hoá trên thị trường, người được hưởng lợi lại là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu. _ Thứ hai, hạn ngạch có thể làm cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu biến thành những nhà độc quyền. Và do đó họ có thể áp dụng chế độ giá độc quyền và hưởng lợi nhuận không chính đáng. Hạn ngạch làm hạn chế số lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp. Với mức cung thấp, giá cân bằng sẽ cao hơn trong điều kiện thương mại tự do. Vì vậy, nếu tính về kết quả thu được từ việc bán một đơn vị hàng hoá nhập khẩu ở thị trường nội địa thì các doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh khá cao. Tuy nhiên, đó là xét theo góc độ lợi ích trước mắt, về lâu dài thì không có lợi cho doanh nghiệp vì quy mô của doanh nghiệp không thể phát triển một cách tối đa được. Hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu, từ đó các doanh nghiệp có thể tự chủ đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm nâng cao đến mức tối đa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. 3.2.5. Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đang ngày càng khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong các hoạt động ngoại thương. Sự phát triển nhanh chóng, hiện đại của hệ thống ngân hàng có tác dụng rất lớn đến việc quản lý, cung cấp vốn, thanh toán của doanh nghiệp. Các quan hệ uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu bảo đảm về mặt lợi ích. Đồng thời, do có lòng tin với ngân hàng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh, cho vay với khối lượng vốn lớn đáp ứng kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của mình, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội kinh doanh. 3.2.6. Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải và liên lạc Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Nó đã đơn giản hoá thủ tục, nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn của công tác xuất nhập khẩu. Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải là điều kiện thuận lợi để vân chuyển hàng hoá, hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bỗ xếp,… góp phần đẩy nhanh hoàn thành các khâu của quá trình nhập khẩu. Điều này còn có thể giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn kinh doanh, giảm các chi phí hao hụt không cần thiết. 3.2.7. Ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài ra việc ổn định và hoàn thiện các chính sách cũng là một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các công ty của nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thì chính sách tỷ giá cuả chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Việc ổn định tỷ giá luôn được coi là phương hướng thích hợp cho mọi chính sách kinh tế đối ngoại cũng như trong nước. Chính sách tài chính tín dụng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp nhập khẩu . Hệ thống tín dụng ở Việt Nam hiện nay được phát triển theo hướng đa dạng hoá, đa thành phần. Hệ thống tín dụng này có thể đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế. Do đó, nếu tỷ lệ lãi xuất ổn định, hợp lý thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu tỷ lệ lãi xuất của ngân hàng không ổn định sẽ khiến cho các doanh nghiệp phải đắn đo trong việc vay vốn kinh doanh, dẫn đến lỡ mất cơ hội kinh doanh, không phát triển. Ngoài ra còn có rất nhiều các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiêp trong nước nói chung và các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng như: thuế quan, hạn ngạch, kế hoạch phát triển của quốc gia,… Kết luận: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo hai chiều tích cực và tiêu cực. Điều quan trong đối với doanh nghiệp là phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực và phát huy triệt để các mặt tác động tích cực. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu cao nhất mà các doanh nghiệp hướng tới. Vì vậy nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu, phát huy hết khả năng để đạt được mục tiêu đó. 4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 4.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp 4.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng 4.1.1.1. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu HNK= QNK/ CNK HNK= QNK- CNK HNK: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp QNK: Kết quả đạt được của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu CNK: Chi phí của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu 4.4.1.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu TSLNNK= TLNNK/ TDTNK Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu được tính bằng cách lấy Lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng doanh thu của các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu của doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. 4.1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu TSLNNK= TLNNK/ TCFNK Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu được tính bằng cách lấy lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng chi phí của các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí của doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. 4.1.1.4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu TSLNNK= TLNNK/ VKDNK Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu được tính bằng cách lấy lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng vốn kinh doanh của các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. 4.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng _ Tổng doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu _ Tổng chi phí bỏ ra để thu được doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu _ Tổng lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu Giá trị của các chỉ tiêu trên càng lớn thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 4.2. Nhóm chỉ tiêu bộ phận 4.2.1. Sức sinh lợi của vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu MSL= DTNK/ VLĐBQ Mức sinh lợi của vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được tính bằng cách lấy doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu chia cho vốn lưu động bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. 4.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động(HVLĐ) của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu HVLĐ= DT/ VLĐBQ Chỉ tiêu này nhằm xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu 4.2.3. Năng suất lao động của các hoạt động nhập khẩu _ NSLĐ theo doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho số lao động trong cùng một thời điểm. Nó cho biết vào thời điểm đó, một lao động của công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. _ NSLĐ theo lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho số lao động trong cùng một thời điểm. Nó cho biết vào thời điểm đó, một lao động của công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 4P I. KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 4P: Sau hơn bốn năm thành lập và phát triển, công ty TNHH 4P đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình. Điều này không những được thể hiện thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty mà còn được thể hiện thông qua việc tăng cả về chất lẫn về lượng của quy mô kinh doanh nhập khẩu của công ty. Đặc biệt là trong năm 2003, khi mà Việt Nam đã và đang từng bước gia nhập AFTA. Trong thời kỳ này, bên cạnh việc không ngững tăng mạnh số lượng nhập khẩu các mặt hàng truyền thống như: Linh kiện điện tử, linh kiện máy tính công ty còn tham gia kinh doanh thêm một số mặt hàng đang được phát triển trên thị trường trong nước, đó là các loại điện thoại di động, các loại chuông báo động. Có thể nói, kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH 4P thật đáng khích lệ. Tổng doanh thu, tổng kim ngạch nhập khẩu, lợi nhuận, nguồn thu cho ngân sách nhà nước,… không ngừng tăng qua các năm. Chúng ta có thể xem xét thông qua bảng sau: Bảng 1 : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của 4P: (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng doanh thu nhập khẩu 41,40 45,48 71.907 Nộp NSNN 4.75 5.26 7.17 Tổng lợi nhuận 0.923 1.428 3.305 Tổng KNNK 29.031 31.62 52.482 Tổng vốn kinh doanh 48.32 54.97 76.56 Tổng chi phí 40,477 44,052 68,602 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P) Sau gần 5 năm thành lập và phát triển, đến nay công ty TNHH 4P đã có được một số những thành tựu đáng khích lệ như sau: _ Công ty đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh XNK trên thị trường của nước ta. Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng qua các năm, lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phát triển theo chiều hướng tích cực, đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng được cải thiện. _ Công ty đã và đang tạo dựng cho mình một mối quan hệ vững chắc với các bạn hàng trong và ngoài nước. Đây là một vấn đề rất quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của công ty và nó là yếu tố quyết định tới sự thành công trong thời gian qua và trong tương lai. _ Công ty đã tổ chức được một đội ngũ cán bộ và công nhân đầy nhiệt tình và có trình độ. Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, công ty đã có 29 cán bộ có trình độ đại học, 30 cán bộ có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp và 66 công nhân đã qua các lớp sơ cấp. Đây là một nỗ lực rất lớn của toàn thể công ty. _ Lượng vốn lưu động của công ty không ngừng tăng lên, làm tăng vòng quay của vốn lưu động, tránh tình trạng ứ đọng vốn, giảm thiểu các thiệt hại không cần thiết. _Công ty đã và đang mở rộng ngành nghề kinh doanh, từng bước thâm nhập vào các thị trường tiềm năng đầy triển vọng trong nền kinh tế thị trường của nước ta _ Sự đóng góp của công ty vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước cũng là một trong những thành công đáng khích lệ của công ty thông qua các khoản đóng góp cho ngân sách, thu hút lao động, cung cấp các loại sản phẩm phuc vụ đời sống nhân dân. _ Công ty đã tận dụng và xây dựng được mối quan hệ tốt với bạn hàng và với các nhà cung cấp. Tất cả các nhà cung cấp của công ty đều là những công ty thuộc khu vực ASEAN nên công ty đã tranh thủ nhận được sự ủng hộ của họ. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân đem đến. Những khó khăn này đã gây rất nhiều trở ngại cho công ty trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Những khó khăn đó bao gồm: _ Một trong những khó khăn nổi bật của công ty là hiện tượng thiếu vốn, do nguồn vốn của công ty còn nhiều hạn chế nên công ty còn phải dựa nhiều vào các khoản vốn vay và từ đó dẫn đến tình trạng phải bỏ ra những khoản chi phí không cần thiết. Ngoài ra việc huy động các nguồn vốn vay còn có nhiều khó khăn và hạn chế do phải thực hiện các thủ tục rườm rà, điều này thường xuyên dẫn đến các tình trạng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của công ty. _Chính sách và những quy định về pháp luật của nước ta còn nhiều bất cập chưa được giải quyết kịp thời, sự hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ chưa được thoả đáng. _ Đội ngũ cán bộ tuy có sức trẻ và lòng nhiệt tình, song về kinh nghiệm thì còn nhiều hạn chế. Nhất là trong hoạt động nhập khẩu và đối ngoại mà đây lại là một trong những hoạt động chủ yếu của công ty. Chính vì thế mà công ty chưa thể phát huy hết những khă năng vốn có. _ Năm 2003 công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất, song như vậy vẫn chưa đủ đáp ứng với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mục tiêu trong thời gian tới của công ty là sẽ đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất để thay thế dây chuyền cũ đã lạc hậu và kém hiệu quả. _ Công ty chưa đáp ứng được các điều kiện cạnh tranh, đặc biệt là trong quá trình đất nước đang chuẩn bị gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA. Hiện nay lộ trình cắt giảm thuế gia nhập AFTA của nước ta đang tiến hành từng ngày từng giờ, điều này tạo điều kiện cho công ty trong những hợp đồng ngoại thương, tuy nhiên nó lại đòi hỏi công ty phải có một khả năng cạnh tranh rất cao, trong khi cơ sở vật chất, khả năng về vốn của công ty còn nhiều khiêm tốn. Với những khó khăn hạn chế trên, các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn và nhiều khi không thể phát huy hết những khả năng vốn có của mình. II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 4P 1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 1.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng 1.1.1.1. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu Đây là chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp, nó được xác định thông qua tổng kết quả đạt được của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu và tổng chi phí để đạt được kết quả đó. Do vậy, để xác định được chỉ tiêu này chúng ta cần tính toán các chỉ tiêu về kết quả đạt được và chi phí để đạt được kết quả đó. Bảng2: Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng doanh thu 41,40 45,48 71.907 Tổng chi phí 40,477 44,052 68,602 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P) Năm 2003 là một mốc quan trọng đánh dấu một bước ngoặt thay đổi về chất lẫn về lượng tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty. Từ thời điểm này công ty đã có quy mô kinh doanh lớn hơn, hình thức hoạt động đa dạng và đặc biệt là có tính độc lập tự chủ trong kinh doanh. HNK= QNK/ CNK ( Tương đối) Đây là phương pháp tính hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thông qua việc tính toán thương số giữa tổng kết quả đạt được của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu với tổng các chi phí để đạt được kết quả đó. Yêu cầu của chỉ tiêu này là phải >1 và càng lớn càng tốt. HNK2001= 41,4/ 40,477= 1,023 HNK2002= 45,48/ 44,052= 1,032 HNK2003= 71,907/ 68,602= 1,048 Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì sẽ đem về bao nhiêu đồng doanh thu. Như vậy ta thấy rõ hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty qua các năm được phát triển một cách rõ rệt. Năm 2001, 1 đồng chi phí sẽ tạo ra được 1,023 đồng doanh thu trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đến năm 2002 thì tạo ra được 1,032 đồng doanh thu và năm 2003 là 1,048 đồng. HNK= QNK- CNK ( Tuyệt đối) Đây là phương pháp tính hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bằng cách tính lợi nhuận ròng của các hoạt động nhập khẩu. Theo các số liệu từ bảng trên ta có: HNK2001= 41,4- 40,477= 0,932 (tỷ đồng) HNK2002= 45,48- 44,052= 1,428 (tỷ đồng) HNK2003= 71,907- 68,602= 3,305 (tỷ đồng) Như vậy ta thấy lợi nhuận ròng của công ty trong các năm qua phát triển khá nhanh và ổn định, đặc biệt là vào năm 2003. Có được kết quả này la do năm 2003 công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra thì năm 2003 là năm mà Việt Nam áp dụng thuế suất ưu đãi AFTA cho các mặt hàng linh kiện điện tử nên công ty có rất nhiều thuận lợi từ các khoản thuế. 1.1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu Bảng3: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng lợi nhuận nhập khẩu 0.923 1.428 3.305 Tổng doanh thu nhập khẩu 41,40 45,48 71.907 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P) TSLNNK= TLNNK/ TDTNK Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu được tính bằng cách lấy Lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng doanh thu của các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu của doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. TSLNNK2001= 0,923/ 41,4= 0,022 (đồng) TSLNNK2002= 1,428/ 45,48= 0,031 (đồng) TSLNNK2003= 3,305/ 71,907= 0,046 (đồng) Như vậy ta thấy năm 2001 cứ một đồng doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp thì có 0,022 đồng lợi nhuận. Đến năm 2002 thì một đồng doanh thu có 0,031 đồng lợi nhuận và tăng lên đến 0,046 đồng vào năm 2003. Điều này cho thấy các hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm qua có kết quả rất khả quan. 1.1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu Bảng4: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng lợi nhuận nhập khẩu 0.923 1.428 3.305 Tổng chi phí 40,477 44,052 68,602 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P) TSLNNK= TLNNK/ TCFNK TSLNNK2001= 0,932/ 40,477= 0,023 (đồng) TSLNNK2002= 1,428/ 44,052= 0,032 (đồng) TSLNNK2003= 3,305/ 68,602= 0,048 (đồng) Như vậy ta thấy năm 2001 cứ một đồng chi phí cho các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp thì thu về 0,022 đồng lợi nhuận. Đến năm 2002 thì một đồng chi phí thu về 0,031 đồng lợi nhuận và tăng lên đến 0,046 đồng vào năm 2003. 1.1.1.4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu Bảng5: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng lợi nhuận nhập khẩu 0.923 1.428 3.305 Tổng vốn kinh doanh 48.32 54.97 76.56 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P) TSLNNK= TLNNK/ VKDNK TSLNNK2001= 0,932/ 48,32= 0,019 TSLNNK2002= 1,428/ 54,97= 0,026 TSLNNK2003= 3,305/ 76,56= 0,043 Qua việc tính toán trên cho ta thấy: Năm 2001 cứ một đồng vốn kinh doanh của công ty sẽ tạo ra được 0,019 đồng lợi nhuận, năm 2002 là 0,026 đồng và tăng lên 0,043 đồng vào năm 2003. Điều này cho thấy việc huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty là rất có hiệu quả. 1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng 1.1.2.1. Tổng doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu Bảng6: Doanh thu của công ty qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng doanh thu nhập khẩu 41,40 45,48 71.907 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P) Doanh thu của công ty không ngừng tăng qua các năm, dặc biệt là vào năm 2003 khi doanh nghiệp tăng cường mở rộng lĩnh vực kinh doanh và Việt Nam đẩy mạnh quá trình gia nhập AFTA. Ngoài ra còn có một nguyên nhân rất quan trọng, đó là bạn hàng chính của công ty_ Công ty LG SEL đã cvà đang từng bước mở rộng và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Chính điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2.2. Tổng lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu Bảng7: Lợi nhuận của công ty qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng lợi nhuận nhập khẩu 0.923 1.428 3.305 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P) Cùng với việc tăng doanh thu qua các năm thì lợi nhuận nhập khẩu của công ty cũng tăng theo tỷ lệ thuận với doanh thu. Năm 2001 lợi nhuận của công ty đạt 0,923 tỷ đồng, năm 2002 đạt 1,428 tỷ đồng, năm 2003 đạt 3,305 tỷ đồng. Điều này cho thấy các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty đã và đang rất có hiệu quả. 1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 1.2.1. Sức sinh lợi của vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu Bảng8: Các chỉ tiêu tính mức sinh lợi của vốn lưu động Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng doanh thu nhập khẩu 41,40 45,48 71.907 Vốn lưu động bình quân 18,96 25,45 40,27 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P) MSL= DTNK/ VLĐBQ MSL2001= 41,4/ 18,96= 2,183 (đồng) MSL2002= 45,48/ 25,45= 1,787 (đồng) MSL2003= 71,907/ 40,27= 1,786 (đồng) Năm 2001 cứ một đồng vốn lưu động sẽ thu được 2,183 đồng doanh thu, năm 2002 là 1,787 đồng. Tuy nhiên đến năm 2003 thì lại có phần giảm và chỉ còn 1,786. Điều này cho thấy năm 2003 việc sử dụng vốn lưu động của công ty không được hiệu quả so với năm 2002. 1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động(HVLĐ) của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu HVLĐ= DT/ VLĐBQ Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng vốn lưu động bình quân tại một thời điểm nào đó. Theo các số liệu từ bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ta tính được: HVLĐ2001= 41,4/ 18,96= 2,183 (đồng) HVLĐ2002= 45,48/ 25,45= 1,787 (đồng) HVLĐ2003= 71,907/ 40,27=1,786 (đồng) Như vậy ta thấy tỷ lệ tăng của vốn lưu động của công ty giảm dần so với tỷ lệ tăng của doanh thu. Điều này là do trong những năm qua công ty đầu tư khá nhiều vào việc nâng cấp dây chuyền công nghệ mới và dẫn tới tình trạng vốn cố định tăng một cách đột biến. 1.2.3. Năng suất lao động của các hoạt động nhập khẩu Bảng9: Các chỉ tiêu tính năng suất lao động Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng lợi nhuận nhập khẩu 0.923 1.428 3.305 Tổng doanh thu nhập khẩu 41,40 45,48 71.907 Số lao động 75 93 125 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty 4P) _ NSLĐ theo doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu 2001: 41,40/ 75 = 0,552 (tỷ đồng/ người) 2002: 45,48/ 93 = 0,489 (tỷ đồng/ người) 2003: 71,907/ 125= 0,575 (tỷ đồng/ người) Năng suất lao động theo doanh thu của công ty năm 2001 là 0,552 tỷ đồng nhưng giảm xuống còn 0,489 tỷ đồng năm 2002 do việc tăng về số lượng lao động của công ty năm 2002 có tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng cuả doanh thu. Năm 2003 năng suất lao động theo doanh thu của công ty đã tăng lên 0,575 tỷ đồng. Mặc dù năm 2003 công ty tăng rất nhanh về số lượng lao động, từ con số 93 lên tới 125 người, tuy nhiên tốc độ tăng về doanh thu lại lớn hơn. Chính vì thế nên năng suất lao động theo doanh thu của công ty tăng. _ NSLĐ theo lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu 2001: 0,923/ 75= 0,0123 (tỷ đồng/ người) 2002: 1,428/93= 0,0154 (tỷ đồng/ người) 2003: 3,305/ 125= 0,026 (tỷ đồng/ người) Ta thấy năng suất lao động của công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2001 là 0,0123 (tỷ đồng)/ người), năm 2002 là 0,0154 (tỷ đồng/ người) và năm 2003 là 0.026 (tỷ đồng/ người). Cho thấy năng suất lao động của công ty không ngừng được tăng. Có được điều này là do công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ và kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đồng thời công ty đầu tư mạnh vào việc nâng cấp các hệ thống máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH 4P trong những năm qua: Bảng 10: Tổng kết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH 4P: Năm Chỉ tiêu 2001 2002 Tốc độ% 2003 Tốc độ% Tổng lợi nhuận NK ( ĐV tỷ đồng) 0.923 1.428 154,7 3.305 231,44 Tổng doanh thu NK ( ĐV tỷ đồng) 41,40 45,48 109,8 71.907 158,1 Hiệu quả kinh doanh NK tương đối( ĐV đồng) 1,023 1,032 100,87 1,048 101,55 Tỷ suất lợi nhuận NK theo doanh thu( ĐV đồng) 0,022 0,031 140,9 0,046 148,38 Tỷ suất lợi nhuận NK theo chi phí( ĐV đồng) 0,023 0,032 139,1 0,048 150 Tỷ suất lợi nhuận NK theo vốn kinh doanh( ĐV đồng) 0,019 0,026 136,84 0,043 165,38 Sức sinh lợi của vốn lưu động ( ĐV đồng) 2,183 1,787 81,86 1,786 99,94 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động( ĐV đồng) 2,183 1,787 81,86 1,786 99,94 NSLĐ theo doanh thu từ các hoạt động NK ( ĐV tỷđồng/ người) 0,552 0,489 88,58 0,575 117,58 NSLĐ theo lợi nhuận từ các hoạt động NK ( ĐV tỷđồng/ người) 0,0123 0,0154 125,2 0,026 168,8 Qua bảng tổng kết các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa kinh doanh nhập khẩu của công ty ta thấy: Năm 2002 là năm mà hoạt động kinh doanh nhập khẩu của có thể được coi là thành công. Nhìn chúng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đều tăng, mặc dù tốc độ tăng còn nhiều hạn chế. Tổng doanh thu tăng 109,8% so với năm 2001, tổng lợi nhuận tăng 154,7%, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng 140,9%… Tuy nhiên còn có một số chỉ tiêu mà công ty còn hạn chế, đó là hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm còn 81,86%, Năng suất lao động theo doanh thu nhập khẩu giảm còn 88,58 % so với năm 2001. Đây cũng là một vấn đề rất được công ty quan tam và đã đưa những biện pháp, kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH 4P.DOC
Tài liệu liên quan