Lời nói đầu 1
Chương i: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 3
I. Khái luận chung về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 3
1. Khái niệm về hoạt động nhập khẩu: 3
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu: 3
3. Một số hình thức nhập khẩu chủ yếu: 5
3.1. Nhập khẩu trực tiếp 5
3.2. Nhập khẩu uỷ thác 5
3.3. Nhập khẩu liên doanh 6
3.4. Nhập khẩu đổi hàng 6
3.5. Nhập khẩu tái xuất 6
4. Nội dung hoạt động nhập khẩu 6
II. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: 7
1. Hiệu quả kinh doanh 7
1.1. Khái niệm 7
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 9
1.3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 10
2. Phân loại hiệu quả kinh doanh 10
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu 11
3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 11
3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 12
4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 17
4.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp 17
4.2. Nhóm chỉ tiêu bộ phận 19
4.2.3. Năng suất lao động của các hoạt động nhập khẩu 19
Chương ii: Thực trạng hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Phát Triẻn thương mại và sản xuất thành long 20
I. Khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH thành long: 20
1. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty: 20
1.1. Các mặt hàng linh kiện điện tử: 20
1.3. Các mặt hàng điện thoại di động: 21
2. Một số nét về các nhà cung cấp chính của công ty 22
3. Một kết quả đạt được của công ty: 22
II. Phân tích hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Thành Long 25
1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 25
1.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng 25
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng 29
2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 30
2.1. Sức sinh lợi của vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu 30
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động(HVLĐ) của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu 30
2.3. Năng suất lao động của các hoạt động nhập khẩu 31
III. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua 32
1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thành Long trong những năm qua: 32
2. Những thành tựu của công ty Thành Long trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 33
4 Nguyên nhân của những tồn tại trên 36
4.1. Nguyên nhân chủ quan 36
4.2. Nguyên nhân khách quan 36
Chương iII: Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty THàNH LONG 38
I. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới 38
1. Phương hướng 38
2. Mục tiêu 38
II. Một số biện pháp nâng cao hiệuquả kinh doanh nhập khẩu của công ty 39
1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường. 39
2. Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu 40
3. Củng cố và mở rộng quan hệ với bạn hàng và khách hàng. 42
4. Tối thiểu hoá chi phí để tăng lợi nhuận. 43
5. Sử dụng hợp lý nguồn vốn và huy động vốn có hiệu quả. 43
6. Xây dựng một chiến lược và kế hoạch kinh doanh mềm dẻo và linh hoạt. 45
III. Một số kiến nghị với nhà nước 46
Kết luận 48
Danh mục tài liệu tham khảo 49
53 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH phát triển thương mại và sản xuất Thành Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp nắm bắt được những cơ hội kinh doanh.
3.2.6. ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải và liên lạc
Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Nó đã đơn giản hoá thủ tục, nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn của công tác xuất nhập khẩu.
Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải là điều kiện thuận lợi để vân chuyển hàng hoá, hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bốc xếp,… góp phần đẩy nhanh hoàn thành các khâu của quá trình nhập khẩu. Điều này còn có thể giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn kinh doanh, giảm các chi phí hao hụt không cần thiết.
3.2.7. ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ
Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài ra việc ổn định và hoàn thiện các chính sách cũng là một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các công ty của nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thì chính sách tỷ giá cuả chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Việc ổn định tỷ giá luôn được coi là phương hướng thích hợp cho mọi chính sách kinh tế đối ngoại cũng như trong nước.
Chính sách tài chính tín dụng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp nhập khẩu . Hệ thống tín dụng ở Việt Nam hiện nay được phát triển theo hướng đa dạng hoá, đa thành phần. Hệ thống tín dụng này có thể đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế. Do đó, nếu tỷ lệ lãi xuất ổn định, hợp lý thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu tỷ lệ lãi xuất của ngân hàng không ổn định sẽ khiến cho các doanh nghiệp phải đắn đo trong việc vay vốn kinh doanh, dẫn đến lỡ mất cơ hội kinh doanh, không phát triển.
Ngoài ra còn có rất nhiều các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiêp trong nước nói chung và các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng như: thuế quan, hạn ngạch, kế hoạch phát triển của quốc gia,…
Kết luận:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo hai chiều tích cực và tiêu cực. Điều quan trong đối với doanh nghiệp là phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực và phát huy triệt để các mặt tác động tích cực.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu cao nhất mà các doanh nghiệp hướng tới. Vì vậy nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu, phát huy hết khả năng để đạt được mục tiêu đó.
4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
4.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp
4.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng
4.1.1.1. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
HNK= QNK/ CNK (1)
HNK= QNK- CNK (2)
HNK: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
QNK: Kết quả đạt được của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu
CNK: Chi phí của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu
ở công thức (1) hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu được tính bằng cách lấy kết quả đạt được của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu chia cho chi phí của các hoạt động đó. Nếu hiệu quả kinh doanh của công ty lớn hơn 1 có nghĩa là công ty đang hoạt động có hiệu quả và hiệu quả kinh doanh càng lớn hơn 1 thì càng có hiệu quả cao. Ngược lại nếu hiệu quả kinh doanh của công ty nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là công ty đang hoạt động với hiệu quả kinh doanh thấp kém không hiệu quả.
ở công thức (2), hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp được tính bằng cách lấy kết quả đạt được trừ chi phí để đạt được kết quả đó. Nếu hiệu quả này của doanh nghiệp >0 có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động nhập khẩu có hiệu quả, ngược lại, nếu hiệu quả này <0 thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp không có hiệu quả.
4.4.1.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu
TSLNNK= TLNNK/ TDTNK* 100%
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu được tính bằng cách lấy Lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng doanh thu của các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu của doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
4.1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu
TSLNNK= TLNNK/ TCFNK* 100%
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu được tính bằng cách lấy lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng chi phí của các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí của doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
4.1.1.4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu
TSLNNK= TLNNK/ VKDNK* 100%
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu được tính bằng cách lấy lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng vốn kinh doanh của các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
4.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng
_ Tổng doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu
_ Tổng chi phí bỏ ra để thu được doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu
_ Tổng lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu
Giá trị của các chỉ tiêu trên càng lớn thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
4.2. Nhóm chỉ tiêu bộ phận
4.2.1. Sức sinh lợi của vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu
MSL= DTNK/ VLĐBQ
Mức sinh lợi của vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được tính bằng cách lấy doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu chia cho vốn lưu động bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
4.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động(HVLĐ) của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu
HVLĐ= DT/ VLĐBQ
Chỉ tiêu này nhằm xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu
4.2.3. Năng suất lao động của các hoạt động nhập khẩu
_ NSLĐ theo doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho số lao động trong cùng một thời điểm. Nó cho biết vào thời điểm đó, một lao động của công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
_ NSLĐ theo lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho số lao động trong cùng một thời điểm. Nó cho biết vào thời điểm đó, một lao động của công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chương ii: Thực trạng hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Phát Triẻn thương mại và sản xuất thành long
I. Khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH thành long:
Công ty TNHH phát triển thương mại và sản xuất Thành Long là công ty tư nhân có tên giao dịch quốc tế: THANH LONG TRADING DEVELOPMENT AND PRODUCTION COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt: TLDP CO.,LTD
-Hiện tại công ty có trụ sở chính tại: Số 21 ngõ 209 phố Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Sự ra đời của công ty là điều kiện tất yếu khách quan trong cơ chế thị trường mở cửa của nước ta.
Công ty đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102007238 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà nội cấp ngày 16/12/2002. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có chế độ hoạch toán độc lập, có con dấu riêng.Có tài khoản riêng tại 2 ngân hàng là Vietcombank và Techcombank.
_ Ngành nghề kinh doanh chính:
Mua bán hàng điện, điện tử, tin học, máy móc đo lường, thiết bị máy móc thi công xây dựng, công nghiệp, ô tô, xe máy, trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị y tế, dụng cụ thí nghiệm, đại lý mua bán trang thiết bị bưu chính viễn thông , dịch vụ kỹ thuật , sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành bảo trì các sản phẩm công ty kinh doanh, sản xuất lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử, tin học, máy đo lường, tự động hoá trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị y tế, dụng cụ thí nghiệm, tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, tin học, tự động hoá, đo lường, sản xuất và buôn bán phần mềm tin học, môi giới thương mại, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm.
1. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty:
1.1. Các mặt hàng linh kiện điện tử:
Các linh kiện điện tử mà công ty nhập về bao gồm: tụ điện gốm, cuộn từ trường mành, cuộn từ trường dò, điốt, bộ lọc kênh, bộ lọc hình, bộ lọc tiếng, mạch tích hợp, điện trở, bóng bán dẫn, biến áp ngang, biến áp cuộn, biến trở,… Ngoài ra còn có một số mặt hàng nguyên chiếc như: Máy chiếu LCD, Chuông báo động,…Đây là những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty, kim ngạch nhập khẩu của nó hàng năm chiếm khoảng 50_80% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Các mặt hàng này đều có xuất xứ từ các công ty LG của các nước ASEAN, trong đó thì lượng hàng nhập từ các công ty của Hàn Quốc là chiếm đa số (năm 2003 chiếm 74,45% tổng kim ngạch nhập khẩu).
1.2. Các mặt hàng linh kiện máy tính:
Mặt hàng này bao gồm: Các loại ổ cứng, ổ CD, ổ ghi VCD, ổ ghi DVD, ổ VCD, ổ DVD,…chủ yếu là các mặt hàng mang tính chất nguyên chiếc và khi nhập về có thể xuất trực tiếp cho khách hàng.Về chủng loại mặt hàng này thì công ty không chuyên sâu vào lĩnh vực máy tính mà chỉ nhập một số loại linh kiện thuộc về máy vi tính và sau đó bán lại cho các đại lý điện tử tin học trên thị trường, chính vì thế mà kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này vẫn còn là những con số còn rất khiêm tốn. Năm 2003 trị giá kim ngạch nhập khẩu của linh vực linh kiện máy vi tính chỉ đạt 543.977 $ chiếm 16,25% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2003.
1.3. Các mặt hàng điện thoại di động:
Bên cạnh đó trong năm 2003 công ty nhập khẩu thêm mặt hàng điện thoại di động. Đây là một mặt hàng mà Hàn Quốc có thế mạnh do chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành lại rẻ. Tỷ trọng kim ngach nhập khẩu của mặt hàng này khá lớn, năm 2003 là 1.051.700 USD( chiếm 31,42%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Các loại điện thoại di động mà công ty nhập khẩu chủ yếu là của hãng LG và làm đại lý cho các hãng khác như: NOKIA, SONY ERICSON,MOTOROLA, SIEMEN, TCL, ZTE(Trung Quốc), UT, PANASONIC... Hiện nay trên thị trường trong nước thì điện thoại di động của hãng LG còn gặp rất nhiều khó khăn do còn phải cạnh tranh với nhiều hãng khác nổi tiếng như: Nokia, Samsung, Sony, Siemens,… đây cũng là điều tất yếu vì điện thoại LG mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam( khoảng 1 năm) nên chưa thể tạo ra thương hiệu, người tiêu thụ vẫn còn thờ ơ với sản phẩm điện thoại di động của LG. Tuy nhiên trong thời gian tới, nhất định là điện thoại LG sẽ từng bước chiếm lĩnh thị phần và dần dần tạo uy tín bởi vì điện thoại LG có chất lượng tốt, có mẫu mã đẹp, nhiều chức năng và giá thành lại rẻ. Tuy nhiên để phát triển lĩnh vực này thì công ty còn có rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới như: đầu tư quảng bá sản phẩm, thiết lập hệ thống kênh phân phối có kinh nghiệm, có năng lực đảm bảo tốt các khâu từ tiêu thụ đến chăm sóc khách hàng.
2. Một số nét về các nhà cung cấp chính của công ty
Các nhà cung cấp của Thành Long ở các nước gồm có các công ty sau:
+ LG Electronics INC_ Korea: Chuyên cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử, linh kiện vi tính.
+ Hitachi_ LG Data Storage Korea INC_ Korea: Chuyên cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử, linh kiện vi tính và điện thoại di động.
+ Hitachi_ LG Data Storage Korea INC_ japan: Chuyên cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử, linh kiện vi tính.
+ LG Mitr Electronics_ Thailand: Chuyên cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử, linh kiện vi tính.
+ PT LG Innotek_ Indonesia: Chuyên cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử, linh kiện vi tính.
Ngoài các công ty trên thì công ty TNHH Thành Long còn có quan hệ làm ăn với một số công ty LG của các nước Châu á khác như: Trung Quốc, Sinhgapore, Đài Loan,…Tuy nhiên, trong tất cả các nhà cung cấp của công ty thì nhà cung cấp lớn nhất, thường xuyên nhất là hai công ty LG của Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu( năm 2003) là: 2.495.091,84 USD chiếm 74,55% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2003. Hiện tại quan hệ kinh doanh của công ty vẫn còn giới hạn trong bốn quốc gia chính là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia. Ngoài ra còn có một số nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan, Sinhgapore,…tuy nhiên việc quan hệ làm ăn còn nhỏ lẻ và không thường xuyên
3. Một kết quả đạt được của công ty:
Sau hơn một năm thành lập và phát triển, công ty TNHH Thành Long đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình. Điều này không những được thể hiện thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty mà còn được thể hiện thông qua việc tăng cả về chất lẫn về lượng của quy mô kinh doanh nhập khẩu của công ty. Đặc biệt là trong năm 2003, khi mà Việt Nam đã và đang từng bước gia nhập AFTA. Trong thời kỳ này, bên cạnh việc không ngững tăng mạnh số lượng nhập khẩu các mặt hàng truyền thống như: Linh kiện điện tử, linh kiện máy tính công ty còn tham gia kinh doanh thêm một số mặt hàng đang được phát triển trên thị trường trong nước, đó là các loại điện thoại di động, các loại chuông báo động.
Có thể nói, kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thành Long thật đáng khích lệ. Tổng doanh thu, tổng kim ngạch nhập khẩu, lợi nhuận, nguồn thu cho ngân sách nhà nước,… không ngừng tăng. Chúng ta có thể xem xét thông qua bảng sau:
Bảng 1 : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Thành Long:
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2003
9 tháng 2004
Tổng doanh thu nhập khẩu
41,40
45,48
Nộp NSNN
4.75
5.26
Tổng lợi nhuận
0.923
1.428
Tổng KNNK
29.031
31.62
Tổng vốn kinh doanh
48.32
54.97
Tổng chi phí
40,477
44,052
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Thành Long)
Sau hơn gần 2 năm thành lập và phát triển, đến nay công ty TNHH Thành Long đã có được một số những thành tựu đáng khích lệ như sau:
_ Công ty đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh XNK trên thị trường của nước ta. Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng, lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phát triển theo chiều hướng tích cực, đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng được cải thiện.
_ Công ty đã và đang tạo dựng cho mình một mối quan hệ vững chắc với các bạn hàng trong và ngoài nước. Đây là một vấn đề rất quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của công ty và nó là yếu tố quyết định tới sự thành công trong thời gian qua và trong tương lai.
_ Công ty đã tổ chức được một đội ngũ cán bộ và công nhân đầy nhiệt tình và có trình độ. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, công ty đã có 38 cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng. Đây là một nỗ lực rất lớn của toàn thể công ty.
_ Lượng vốn lưu động của công ty không ngừng tăng lên, làm tăng vòng quay của vốn lưu động, tránh tình trạng ứ đọng vốn, giảm thiểu các thiệt hại không cần thiết.
_Công ty đã và đang mở rộng ngành nghề kinh doanh, từng bước thâm nhập vào các thị trường tiềm năng đầy triển vọng trong nền kinh tế thị trường của nước ta
_ Sự đóng góp của công ty vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước cũng là một trong những thành công đáng khích lệ của công ty thông qua các khoản đóng góp cho ngân sách, thu hút lao động, cung cấp các loại sản phẩm phuc vụ đời sống nhân dân.
_ Công ty đã tận dụng và xây dựng được mối quan hệ tốt với bạn hàng và với các nhà cung cấp. Tất cả các nhà cung cấp của công ty đều là những công ty thuộc khu vực ASEAN nên công ty đã tranh thủ nhận được sự ủng hộ của họ.
Tuy nhiên bên cạnh đó công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân đem đến. Những khó khăn này đã gây rất nhiều trở ngại cho công ty trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Những khó khăn đó bao gồm:
_ Một trong những khó khăn nổi bật của công ty là hiện tượng thiếu vốn, do nguồn vốn của công ty còn nhiều hạn chế nên công ty còn phải dựa nhiều vào các khoản vốn vay và từ đó dẫn đến tình trạng phải bỏ ra những khoản chi phí không cần thiết. Ngoài ra việc huy động các nguồn vốn vay còn có nhiều khó khăn và hạn chế do phải thực hiện các thủ tục rườm rà, điều này thường xuyên dẫn đến các tình trạng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của công ty.
_Chính sách và những quy định về pháp luật của nước ta còn nhiều bất cập chưa được giải quyết kịp thời, sự hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ chưa được thoả đáng.
_ Đội ngũ cán bộ tuy có sức trẻ và lòng nhiệt tình, song về kinh nghiệm thì còn nhiều hạn chế. Nhất là trong hoạt động nhập khẩu và đối ngoại mà đây lại là một trong những hoạt động chủ yếu của công ty. Chính vì thế mà công ty chưa thể phát huy hết những khă năng vốn có.
_ Công ty chưa đáp ứng được các điều kiện cạnh tranh, đặc biệt là trong quá trình đất nước đang chuẩn bị gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA. Hiện nay lộ trình cắt giảm thuế gia nhập AFTA của nước ta đang tiến hành từng ngày từng giờ, điều này tạo điều kiện cho công ty trong những hợp đồng ngoại thương, tuy nhiên nó lại đòi hỏi công ty phải có một khả năng cạnh tranh rất cao, trong khi cơ sở vật chất, khả năng về vốn của công ty còn nhiều khiêm tốn.
Với những khó khăn hạn chế trên, các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn và nhiều khi không thể phát huy hết những khả năng vốn có của mình.
II. Phân tích hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Thành Long
1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
1.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng
1.1.1. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Đây là chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp, nó được xác định thông qua tổng kết quả đạt được của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu và tổng chi phí để đạt được kết quả đó. Do vậy, để xác định được chỉ tiêu này chúng ta cần tính toán các chỉ tiêu về kết quả đạt được và chi phí để đạt được kết quả đó.
Bảng2: Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
9 tháng 2004
Tổng doanh thu
41,40
45,48
Tổng chi phí
40,477
44,052
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Thành Long)
Năm 2003 là một mốc quan trọng đánh dấu một bước ngoặt thay đổi về chất lẫn về lượng tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty. Thời điểm này tuy mới đi vào hoạt động nhưng công ty đã có quy mô kinh doanh lớn, hình thức hoạt động đa dạng và đặc biệt là có tính độc lập tự chủ trong kinh doanh.
HNK= QNK/ CNK ( Tương đối)
Đây là phương pháp tính hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thông qua việc tính toán thương số giữa tổng kết quả đạt được của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu với tổng các chi phí để đạt được kết quả đó. Yêu cầu của chỉ tiêu này là phải >1 và càng lớn càng tốt.
HNK2003 = 41,4/ 40,477= 1,023
HNK9 tháng 2004 = 45,48/ 44,052= 1,032
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì sẽ đem về bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong hơn 1 năm qua đều lớn hơn 1 và ngày càng tăng.
Như vậy ta thấy rõ hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty qua các năm được phát triển một cách rõ rệt. Năm 2003, 1 đồng chi phí sẽ tạo ra được 1,023 đồng doanh thu trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đến 9 tháng 2004 thì tạo ra được 1,032 đồng doanh thu.
HNK= QNK- CNK ( Tuyệt đối)
Đây là phương pháp tính hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bằng cách tính lợi nhuận ròng của các hoạt động nhập khẩu. Theo các số liệu từ bảng trên ta có:
HNK2003= 41,4- 40,477= 0,932 (tỷ đồng)
HNK9 tháng 2004= 45,48- 44,052= 1,428 (tỷ đồng)
Như vậy ta thấy lợi nhuận ròng của công ty trong hơn 1 năm qua phát triển khá nhanh và ổn định, đặc biệt là vào năm 2003. Có được kết quả này la do năm 2003 công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra thì năm 2003 là năm mà Việt Nam áp dụng thuế suất ưu đãi AFTA cho các mặt hàng linh kiện điện tử nên công ty có rất nhiều thuận lợi từ các khoản thuế.
1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu
Bảng3: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu
đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
9 tháng 2004
Tổng lợi nhuận nhập khẩu
0.923
1.428
Tổng doanh thu nhập khẩu
41,40
45,48
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Thành Long)
TSLNNK= TLNNK/ TDTNK* 100%
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu được tính bằng cách lấy Lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu chia cho tổng doanh thu của các hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu của doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
TSLNNK2003= 0,923/ 41,4* 100%= 2,2 %
TSLNNK9 tháng 2004= 1,428/ 45,48= 3,1 %
Như vậy ta thấy năm 2003 cứ một đồng doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp thì có 2,2 đồng lợi nhuận. Đến năm 9 tháng 2004 thì một đồng doanh thu có 3,1 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy các hoạt động nhập khẩu của công ty trong hơn 1 năm qua có kết quả rất khả quan.
1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu
Bảng4: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2003
9 tháng 2004
Tổng lợi nhuận nhập khẩu
0.923
1.428
Tổng chi phí
40,477
44,052
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Thành Long)
TSLNNK= TLNNK/ TCFNK
TSLNNK2003= 0,932/ 40,477* 100%= 2,3 %
TSLNNK 9 tháng2004= 1,428/ 44,052* 100%= 3,2 %
Như vậy ta thấy năm 2003 cứ một đồng chi phí cho các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp thì thu về 2,2 đồng lợi nhuận. Đến 9 tháng 2004 thì một đồng chi phí thu về 3,1 đồng lợi nhuận.
1.1.4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu
Bảng5: Các chỉ tiêu tính tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
9 tháng 2004
Tổng lợi nhuận nhập khẩu
0.923
1.428
Tổng vốn kinh doanh
48.32
54.97
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Thành Long)
TSLNNK= TLNNK/ VKDNK* 100%
TSLNNK2003= 0,932/ 48,32* 100%= 1,9%
TSLNNK9 tháng 2004= 1,428/ 54,97* 100%= 2,6%
Qua việc tính toán trên cho ta thấy: Năm 2003 cứ một đồng vốn kinh doanh của công ty sẽ tạo ra được 1,9 đồng lợi nhuận, 9 tháng 2004 là 2,6 đồng. Điều này cho thấy việc huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty là rất có hiệu quả.
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng
1.2.1. Tổng doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu
Doanh thu của công ty không ngừng tăng, đặc biệt là trong năm 2003 khi doanh nghiệp tăng cường mở rộng lĩnh vực kinh doanh và Việt Nam đẩy mạnh quá trình gia nhập AFTA. Ngoài ra còn có một nguyên nhân rất quan trọng, đó là bạn hàng chính của công ty_ Công ty LG SEL đã và đang từng bước mở rộng và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Chính điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2. Tổng lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu
Cùng với việc tăng doanh thu qua các năm thì lợi nhuận nhập khẩu của công ty cũng tăng theo tỷ lệ thuận với doanh thu. Năm 2003 lợi nhuận của công ty đạt 0,923 tỷ đồng, 9 tháng 2004 đạt 1,428 tỷ đồng. Điều này cho thấy các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty đã và đang rất có hiệu quả.
2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận
2.1. Sức sinh lợi của vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Bảng6: Các chỉ tiêu tính mức sinh lợi của vốn lưu động
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
9 tháng 2004
Tổng doanh thu nhập khẩu
41,40
45,48
Vốn lưu động bình quân
18,96
25,45
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Thành Long)
MSL= DTNK/ VLĐBQ
MSL2003= 41,4/ 18,96= 2,183 (đồng)
MSL9 tháng 2004= 45,48/ 25,45= 1,787 (đồng)
Năm 2003 cứ một đồng vốn lưu động sẽ thu được 2,183 đồng doanh thu, 9 tháng 2004 là 1,787 đồng. Tuy nhiên đến 9 tháng 2004 thì lại có phần giảm và chỉ còn 1,786. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty không được hiệu quả so với năm 2003.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động(HVLĐ) của các hoạt động kinh doanh nhập khẩu
HVLĐ= DT/ VLĐBQ
Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng vốn lưu động bình quân tại một thời điểm nào đó. Theo các số liệu từ bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ta tính được:
HVLĐ2003= 41,4/ 18,96= 2,183
HVLĐ9 tháng 2004= 45,48/ 25,45= 1,787
Như vậy ta thấy tỷ lệ tăng của vốn lưu động của công ty giảm dần so với tỷ lệ tăng của doanh thu. Điều này là do trong năm qua công ty đầu tư khá nhiều vào việc nâng cấp dây chuyền công nghệ mới và dẫn tới tình trạng vốn cố định tăng một cách đột biến.
2.3. Năng suất lao động của các hoạt động nhập khẩu
Bảng7: Các chỉ tiêu tính năng suất lao động
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
9 tháng 2004
Tổng lợi nhuận nhập khẩu
0.923
1.428
Tổng doanh thu nhập khẩu
41,40
45,48
Số lao động
75
93
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Thành Long)
_ NSLĐ theo doanh thu từ các hoạt động nhập khẩu
2003: 41,40/ 75 = 0,552 (tỷ đồng/ người)
9 tháng 2004: 45,48/ 93 = 0,489 (tỷ đồng/ người)
Năng suất lao động theo doanh thu của công ty năm 2003 là 0,552 tỷ đồng nhưng giảm xuống còn 0,489 tỷ đồng 9 tháng 2004 do việc tăng về số lượng lao động của công ty 9 tháng 2004 có tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng cuả doanh thu. Năm 2003 năng suất lao động theo doanh thu của công ty là 0,552 tỷ đồng. Mặc dù năm 2003 công ty tăng rất nhanh về số lượng lao động, từ con số 38 lên tới 75 người và từ con số 75 lên tới 93 người, tuy nhiên tốc độ tăng về doanh thu lại lớn hơn. Chính vì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0533.doc