Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

 I. Những vấn đề chung về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 3

 1. Quan niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 3

 2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp . 5

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7

 1. Nhóm nhân tố chủ quan. 7

 1.1. Lực lượng lao động 7

 1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 7

 1.3. Nhân tố tổ chức quản lý. 8

 1.4. Nhân tố vốn. 8

 2 .Nhóm nhân tố khách quan. 8

 2.1. Môi trường kinh doanh 9

 2.2. Môi trường tự nhiên. 10

 2.3. Môi trường chính trị - pháp luật. 10

III. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh 11

 1 . Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 11

 2. Quy trình đánh giá hiệu quả kinh doanh 12

 3 . Phương pháp tổng quát để tính hiệu quả kinh doanh 13

 4. Các phương pháp cụ thể đánh giá hiệu quả kinh doanh 14

 4.1. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh. 14

 4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 14

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QỦA KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 18

I. Khái quát về Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 18

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 18

 2. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 19

 2.1. Đặc điểm về kinh doanh nước sạch 19

 2.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 21

 2.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 25

 2.4. Đặc điểm về lao động của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 26

 2.5. Đặc điểm về Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 27

 2.6. Đặc điểm về tài chính của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 28

II. Phân tích công tác nâng cao hiệu qủa kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 29

 1. Phân tích kế hoạch sản xuất nước sạch của Công ty trong 3 năm (2000-2002) 29

 2. Phân tích công tác lưu thông phân phối nước sạch của Công ty trong 3 năm (2000-2002) 30

 3. Phân tích tình hình doanh thu tiền nước của công ty trong 3 năm (2000-2002) 32

 4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 34

 4.1. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh doanh của Công ty 34

 4.2. Đánh giá tổng quát hiệu quả kinh doanh của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 36

 4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty. 39

CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 43

I. Những đánh giá chung về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh 43

 1. Những thành tựu đã đạt được của công ty 43

 2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 43

II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch hà nội 44

 1. Những biện pháp kỹ thuật 44

 2. Những biện pháp về quản lý 45

 3. Duy trì và mở rộng thị trường của Công ty 46

 4. Tăng cường công tác quản lý và đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động. 47

III. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nhà nước đối với công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 48

 1. Thống nhất quan điểm chỉ đạo 48

 2. Về chính sách quản lý nhà nước đối với Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 48

KẾT LUẬN 50

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à xây dựng phát triển đất nước nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp và sinh hoạt nước tăng lên rất nhanh. Chính vì điều này mà hệ thống cấp nước được cải tạo.Tổng công suất được khai thác nâng lên một cách đáng kể đạt mức 240.000m3/ngày đêm, cung cấp nước cho khoảng một triệu dân. *Giai đoạn từ 1985-1993: Tháng 6 năm 1985 chính phủ Phần Lan và chính phủ Việt Nam đã kí một hiệp định về việc chính phủ Phần Lan viện trợ không hoàn lại để đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước Hà Nội.Vì vậy công suất khai thác các nhà máy nước khoảng 340.000m3/ngày đêm. *Giai đoạn từ 1994 đến nay. Do nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh từ cơ chế bao cấp sang cơ chế quản lý thị trường, công ty cấp nước Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật này. Sau khi Công ty cấp nước Hà Nội sát nhập thành Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội, không còn được bao cấp như trước, vốn tự lo hạch toán.Vì vậy việc củng cố tổ chức Công ty còn phải đi vay vốn đầu tư. Năm 1996-1997 Công ty đã vay 7,5triệu Frăng thực hiện dự án hợp tác với Pháp để xây dựng chi nhánh quản lý khách hàng ở Quận Hai Bà Trưng làm thí điểm cho mô hình quản lý mới , đồng thời tiếp tục vay vốn để tiếp tục cải tạo hệ thống cấp nước Hà Nội, kí kết hợp tác với Chính Phủ Đan Mạch để cải tạo hệ thống cấp nước cũ bằng công nghệ không đào. Qua hơn 10 năm thực thi các dự án ( từ tháng 6/1985 đến tháng 12/1997)với 3 giai đoạn , chương trình cấp nước Hà Nội đã chi phí khoảng 100 triệu USD bao gồm việc xây dựng mới ,cải tạo lại các nhà máy nước, hệ thống ống truyền dẫn và phân phối nước ,đào tạo công tác quản lý,vận hành, bảo dưỡng mua sắm trang thiết bị , phụ tùng và phụ kiện.Tổng công suất khai thác của Công ty đã đạt tới 340.000m3-345.000m3/ngày đêm, lắp đặt máy mới và thay thế khoảng 340-350km đường ống truyền dẫn và phân phối nước phục vụ cho nhân dân thủ đô và các cơ quan, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, các công trình dịch vụ công cộng. Nhận định rõ vai trò của việcviện trợ không hoàn lại của chính phủ Phần Lan là rất to lớn đối với sự phát triển về đầu tư và cải tạo hệ thống cấp nước Hà Nội. 2. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội: 2.1. Đặc điểm về kinh doanh nước sạch: Nước là tài sản quốc gia, để tạo ra nó cần chi phí nguồn lực ,trong nền kinh tế thị trường nó trở thành hàng hoá là đối tượng trao đổi giữa bên mua và bên bán, muốn được sử dụng phải trả tiền, mặt khác sản phẩm nước sạch là hàng hóa mang tính chất công cộng. Đối với các loại hàng hoá dịch vụ công cộng thì Chính Phủ có trách nhiệm tổ chức quan hệ mua bán để cung ứng cho dân cư của mình thông qua hệ thống các doanh nghiệp của Chính Phủ bằng cách đó thông qua cơ chế giá cả, một mặt Chính Phủ điều tiết được lượng hàng hoá dịch vụ sản xuất ra, mặt khác điều tiết mức tiêu dùng cho dân cư. Kinh doanh nước sạch có những đặc điểm sau: * Đặc điểm về cung: Kinh doanh nước sạch được xếp vào nhóm phục vụ công cộng, xác định được khách hàng cụ thể do đó có thể hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi Nhưng cũng chính vì nằm trong khu vực sản xuất hàng hoá công cộng nên quá trình cung ứng nước sạch một cách có hiệu quả nhất là một khó khăn rất lớn vì vậy đòi hỏi sự quan tâm chung của toàn xã hội. - Đây là một lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn ,có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy Chính Phủ cần phải đứng ra điều hành hoạt động cung ứng nước sạch sao cho không vì sự trục trặc nào đó mà mất đi sự ổn định của nền kinh tế. - Lĩnh vực kinh doanh nước sạch liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa bàn và tất cả các hộ tiêu dùng do vậy mang tính xã hội rõ rệt. Mặc dù tính chất hàng hoá của sản phẩm nước sạch là đa dạng song sản phẩm này vẫn phải tuân theo quy luật chung của quan hệ cung cầu giá cả và ngang giá, do đó để điều tiết quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng sao cho thị trường nước sạch không xảy ra tình trạng có nơi quá thừa hoặc quá thiếu. Chính Phủ không có cách nào khác là giao cho một doanh nghiệp nào đó bán sản phẩm nước sạch cho đối tượng tiêu dùng theo một biểu giá sao cho chi phí cơ hội của toàn xã hội với biểu giá này là thấp nhất. Biểu 1: Mức giá tiêu thụ nước qua các năm Đơn vị :đ/ m3 Đối tượng tiêu dùng Từ tháng 11/1996 đến tháng 7 /1998 Từ tháng 8 /1998 đến tháng 12/2000 Từ tháng năm 2000 đến nay Khối sinh hoạt tư nhân 1000 1200 1500 Khối cơ quan 2000 2400 3000 Khối KDDV và người nước ngoài 5000 5500 6500 *Đặc điểm về cầu : Trên thị trường nước sạch có rất nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau do đó sản phẩm nước sạch cũng tồn tại theo nhiều loại hình khác nhau, sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh .... Khách hàng sử dụng nước sạch ít quan tâm đến các chi phí bỏ ra để sản xuất nước sạch.Trong cơ cấu thu nhập phải có bỏ ra để sử dụng nước sạch của dân cư thì dân cư hầu như họ được sử dụng nhiều hơn mức thu nhập có thể sử dụng được của chính bản thân họ. Nước sạch là thứ hàng hóa không thể thiếu với tất cả mọi người, đồng thời là hàng hoá có thể sử dụng nhiều lần và sử dụng chung nên khó xác định lượng cầu về hàng hoá này. Mỗi khu vực dân cư, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh có nhu cầu đòi hỏi khác nhau về số lượng chất lượng nước sạch . 2.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Biểu 2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Giám đốc Công ty Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng KTCL P.hành chính XN TV_KSTK XN Cơ điện Phòng bảo vệ XN Cơ giới XN Xây lắp Phòng TC-ĐT Phòng Kế hoạch Phòng Tài vụ Phòng Kinh doanh Phòng Thanh tra BQLDA 1A BQLDA CTCN 5XNKDNS 1.Hoàn Kiếm 2.Đống Đa 3. Ba Đình 4.H.B.Trưng 5.Cầu Giấy 8NMN 1.Yên Phụ 2.Ngô Sĩ Liên 3.Lương Yên 4.Mai Dịch 5.Tương Mai 6.Pháp Vân 7.Ngọc Hà 8.Hạ Đình XN Vật tư Xưởng Đồng hồ - Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty: * Khối văn phòng: 203 người Bao gồm các phòng ban chức năng nghiệp vụ giúp Giám đốc triển khai giám sát , tổng hợp tình hình hoạt động toàn Công ty đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ổn định và phát triển. - Ban giám đốc: 4 người Chịu trách nhiệm điều hành chung về toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của toàn bộ Công ty. + Giám đốc + Phó Giám đốc Kỹ thuật + Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh + Phó Giám đốc phụ trách sản xuất - Phòng tổ chức đào tạo: 7 người Tham mưu cho Giám đốc Công ty về mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, quản lý nhân sự của Công ty thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên như: bảo hiểm, chế độ hưu trí, tuyển dụng, chế độ tiền lương, tham gia xây dựng cơ chế trả lương và cơ chế hoạt động cho các đơn vị trong toàn Công ty. - Ban quản lý dự án 1A: 10 người Làm thủ tục vay vốn Ngân hàng thế giới, triển khai vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Ban quản lý dự án các công trình cấp nước: 8 người Quản lý nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại, quản lý vốn phí thoát nước và nguồn vốn vay của nước ngoài. - Phòng Kế hoạch- Tổng hợp: 15người Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hàng tháng, quý, năm của Công ty. Chịu trách nhiệm về quan hệ khách hàng sử dụng nước và ký các hợp đồng với bên ngoài về xây lắp, giao việc cho các đơn vị. Cùng các phòng chức năng xây dựng cơ chế trả lương. Đảm nhiệm việc thanh quyết toán lương hàng tháng cho Công ty. - Phòng Tài vụ: 24 người Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế hoạch kế toán , công tác tài chính của Công ty.Thiết lập và quản lý hệ thống kế toán từ Công ty xuống các đơn vị thành viên. Xây dựng giá thành 1m3 nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển. - Phòng Kinh doanh: 40 người Quản lý , kiểm tra ,làm hợp đồng sử dụng nước. Phối hợp cùng Phòng Kế hoạch lập kế hoạch doanh thu của Công ty. Theo dõi thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các xí nghiệp kinh doanh nước sạch bao gồm: việc theo dõi cập nhật và kiểm tra công tác ghi thu và quản lý doanh thu tiền nước của các Xí nghiệp kinh doanh quận, huyện. In hoá đơn và lập lịch ghi đọc cho bộ phận ghi thu .Quản lý và hoàn thiện hệ thống máy vi tính trong Công ty . - Phòng Thanh tra: 23người Thực hiện công tác thanh kiểm tra theo chức năng của thanh tra chuyên nghành nước. Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao dân trí .Thực hiện , triển khai công tác an toàn lao động , bảo dưỡng ,sửa chữa ,lặp đặt hệ thống làm sạch nước bằng hoá chất . - Phòng Kỹ thuật: 28 người Xây dựng triển khai công tác kỹ thuật về nhà máy, trạm sản xuất nước nhỏ, mạng lưới, lập kế hoạch cung cấp nước theo mùa, lập phương án vận hành nhà máy, vận hành mạng. Xây dựng định mức kỹ thuật về các mặt : máy móc nhân công, điện năng , hoá chất, công nghệ và quản lý nước thô. - Phòng hành chính:12 người Quản lý con dấu theo đúng quy định của quản lý công văn, lưu trữ giấy tờ chung cho Công ty, quản lý đất đai mua sắm trang thiết bị văn phòng , sửa chữa nhỏ cho văn phòng. - Phòng bảo vệ : 28 người Chịu trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất, đất đai của Công ty, bảo vệ an toàn chất lượng nước. Lập kế hoạch, công tác phòng cháy nổ, bão lụt cho toàn Công ty, bảo vệ anh ninh chính trị trong toàn Công ty . * Khối sản xuất nước: Số lượng của khối sản xuất nước là: 416 người Bao gồm 8 nhà máy và 12 trạm bơm nước cục bộ đạt tổng công suất khai thác bình quân 340.00-435.000m3 ngày /đêm . Các trạm sản xuất nước cục bộ chịu sự điều hành của các xí nghiệp kinh doanh nước sạch quận, huyện. Các nhà máy nước là những xí nghiệp thành viên nằm trong công ty Nhiệm vụ của các nhà máy nước là quảnlý, vận hành dây chuyền sản xuất nước của nhà máy. Các nhà máy nước được bố trí đồng đều khắp các quận huyện trong thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho nhân dân. + Nhà máy nước Yên Phụ: 40.000m3 ngày /đêm + Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên: 45.000m3 ngày /đêm + Nhà máy nước Mai Dịch: 56.000 m3ngày /đêm + Nhà máy nước Pháp Vân: 21.000m3 ngày /đêm + Nhà máy nước Tương Mai: 25.000m3 ngày /đêm + Nhà máy nước Hạ Đình: 25.000m3 ngày /đêm + Nhà máy nước Ngọc Hà: 41.000m3ngày /đêm + Nhà máy nước Lương Yên: 43.000m3 ngày /đêm * Khối kinh doanh nước sạch Khối kinh doanh nước sạch bao gồm :710 người Quản lý vận hành các trạm bơm tăng áp ,trạm sản xuất nước nhỏ ,cục bộ nằm trên địa bàn quản lý. Quản lý mạng đường ống cấp nước bao gồm mạng truyền dẫn, phân phối dịch vụ và các nhánh rẽ cấp nước vào các hộ tiêu dùng, đảm bảo việc cấp nước cho các hộ tiêu thụ nước. Tiến hành khảo sát thiết kế và thi công các đầu máy cấp nước bổ xung cho các hộ phát sinh nhu câù sử dụng nước theo đúng quy định. Quản lý khách hàng tiêu thụ nước, ghi đọc chỉ số đồng hồ để phát hành hóa đơn thu tiền nước ,tiến hành thu tiền nước theo hoá đơn đã phát hành. Bảo dưỡng , sửa chữa hệ thống đường ống cấp nước nhằm mục đích giảm lượng nước mất mát , chống thất thoát nước Khối kinh doanh nước sạch bao gồm 5 xí nghiệp + Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Ba Đình + Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm + Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Đống Đa + Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hai Bà Trưng + Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy * Khối các xí nghiệp phụ trợ Khối các xí nghiệp phụ trợ bao gồm :301người + Xí nghiệp cơ điện: 51 người Có nhiệm vụ lắp đặt, thay thế và bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị của các nhà máy nước, trạm sản xuất nước, trạm sản xuất nước cục bộ. + Xí nghiệp vật tư: 52 người Có nhiệm vụ mua sắm máy móc thiết bị , vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong toàn Công ty. + Xí nghiệp cơ giới: 52 người Có nhiệm vụ quản lý và khai thác các phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất trong toàn Công ty (ô tô,động cơ , máy nổ , xây dựng ). + Xí nghiệp xây lắp: 130 người Có nhiệm vụ thi công lắp đặt các tuyến ống phân phối , tuyến ống dịch vụ lắp đặt máy nước mới cho các hộ tiêu dùng. Thi công sửa chữa quy mô vừa và nhỏ các trạm sản xuất nước bao gồm phần xây dựng và công nghệ . + Xí nghiệp tư vấn thiết kế: 16 người Hoàn thiện các bản vẽ, hoàn công, cập nhật bản vẽ mỗi khi công trình được giao, chịu trách nhiệm thiết kế đấu nước vào nhà, thiết kế một số hạng mục truyền dẫn, phân phối những công trình xây dựng nhỏ . 2.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội: Để có thể sản xuất thành phẩm là nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ,nước tự nhiên được Công ty khai thác phải trải qua một quá trình sử lý phức tạp, ta có thể khái quát sơ đồ đó như sau : Biểu 3 : Sơ đồ quy trình sản xuất nước sạch Giếng hút nước ngầm Giàn khử sắt Bể lọc Sát trùng Nước thành phẩm Với các giếng khoan có độ sâu từ 60 đến 80m so với mặt đất, nước được hút lên từ các mạch nước ngầm theo đường ống truyền dẫn nước thô về nhà máy Tại nhà máy nước được đưa lên các giàn cao (giàn mưa) thực hiện quá trình khử sắt .Quá trình này theo công thức hoá học được viết: 4FeO+O2 =2Fe2O3 Khử Mn2 thành Mn3, công thức hoá học được viết: 4Mn+O2 =2Mn2O3 Sau khi khử Sắt và Mangan quá trình kết tủa được hình thành, nước thô lại được chuyển về bể lắng sơ bộ, rồi chuyển qua bể lọc để lọc loại bỏ các vẩn đục trong nước. Khi đạt đến độ cho phép nước lại được khử trùng bằng nước Clozaven nồng độ 0.1đến /mm3 nước .Nước đã đạt đến độ cho phép có thể đưa vào phân phối. Quá trình công nghệ sản xuất nước sạch cho thấy từ khâu đầu đến khâu cuối diễn ra một cách liên tục. Chất lượng thành phẩm phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phục vụ và các hoá chất dùng để khử nước clo, than điện giải ..ngoài ra còn có các chi phí khác .Việc theo dõi sát sao chi phí có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý làm sao tính toán để có thể tiết kiệm được tối đa chi phí. 2.4. Đặc điểm về lao động của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội: Biểu 4 : Sơ đồ lực lượng lao động cuả Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số % 1.Tổng số CBCNV +Nam +Nữ Người NT NT 1630 892 738 54,7 45,2 2.Trình độ nghề nghiệp +Đại học +Cao đẳng +Trung cấp +Thợ bậc 5 trở lên +Thợ bậc 1đến bậc 4 NT NT NT NT NT NT 258 225 135 238 230 15,8 13,8 8,28 14,6 14,2 3.Trình độ +Cấp 3 +Cấp 2 +Cấp 1 NT NT NT NT 215 132 90 13,1 8,1 5,1 4.Lao động trong biên chế +Hợp đồng dài hạn +Hợp đồng ngắn hạn NT NT NT 820 734 231 50,3 45,1 14,1 ( Nguồn: Phòng tổ chức Công ty kinh doanh nước sạch hà nội ) Qua bảng trên ta thấy trình độ cán bộ công nhân viên trong Công ty là khá cao, trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỉ lệ 29,6%, hầu hết cán bộ đều được đào tạo chính quy có kinh nghiệm lòng yêu nghề .Nếu đội ngũ lãnh đạo biết phát huy năng lực của lao động sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.5. Đặc điểm về Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội: Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn kinh doanh chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, tài sản cố định của công ty ngoài nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải vv... còn có những tài sản cố định đặc chủng có liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty đó là các loại tài sản như: đường ống nước truyền dẫn, đường ống nước phân phối và đường cáp điện truyền dẫn, phần lớn các tài sản cố định này rất khó đánh giá được giá trị còn lại do điều kiện sử dụng. Mặt khác số tài sản cố định này còn nằm một phần trong chương trình cấp nước Hà nội chưa được bàn giao cho công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội hiện nay tổng vốn cố định khoảng 700 tỷ đồng nhưng trên thực tế tài sản cố định của Công ty đang được tính trên mức khoán. Mức này được tính trên một giá trị tài sản cố định không đầy đủ với tổng mức giá trị tài sản cố định là trên 80 tỷ Biểu 5 : Bảng tổng kết tài sản cố định của công ty năm 2002 Đơn vị : 1000 đồng STT TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản Giá thành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhà cửa Kho tàng Vật kiến trúc Máy móc thiết bị động lực Công cụ Máy móc thiết bị công tác Phương tiện vận tải Dụng cụ quản lý TSCĐ đang dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản TSCĐ chưa dùng TSCĐ chờ thanh lý Đất và tài sản khác không khấu hao 1.776.215.321 50.020.948 21.315.745.822 1.473.639.016 28.941.782.535 20.242.246.226 415.308.924 326.344.860 522.700.391 1.249.488.655 1.539.602.541 6.696.455 (Nguồn :Bảng báo cáo tổng hợp của Công ty năm 2002) 2.6. Đặc điểm về tài chính của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội: Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công cộng do đó một phần nguồn vốn là do ngân sách nhà nước cấp và vốn vay cũng chủ yếu là vay của ngân hàng nhà nước .Ngoài ra Công ty là một doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vừa là nhà cung cấp trực tiếp sản phẩm nước sạch chính vì vậy giá trị tài sản cố định chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản của Công ty Biểu 4: Tổng số vốn, cơ cấu vốn của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Vay vốn 61.6 71.4 83.7 Vốn chủ sở hữu 133.5 157.5 193.8 Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn 114.6 127.9 142.6 Giá trị TSCĐ và đầu tư ngắn hạn 80.5 101.0 135.0 Tổng vốn = Vốn vay + Vốn chủ sở hữu 195.1 229 277.6 Tỷ lệ % TSCĐ 58.8 55.8 51.4 Tỷ lệ % vốn chủ sở hữu 68.4 68.8 69.82 (Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội ) Trong những năm gần đây do tiếp xúc với hệ thống kế toán tài chính hiện đại và nhận ra có nhiều bất cập trong việc quản lý vốn kinh doanh .Công ty không quản lý vốn theo kiểu vốn cố định và vốn lưu động (vì rất khó đánh giá giá trị tài sản cố định lúc tính ) mà quản lý theo nguồn vốn vay, vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động. Công ty có lượng TSCĐ tập trung chủ yếu vào đường ống truyền dẫn , đường ống phân phối, nhà xưởng , máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đất đai (trong cơ cấu vay vốn của công ty vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn ) nó có rất nhiều thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng quy mô doanh nghiệp với một thị trường lớn và mới, đó là cung cấp nước cho người dân và các công trình, hoạt động kinh doanh dịch vụ ở các khu ngoại thành Hà Nội. Ngành kinh doanh nước sạch thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng nên vốn đầu tư lớn chính vì vậy thường được duyệt từ những nguồn vốn thuận lợi cho chương trình nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chẳng hạn như chương trình cấp nước Hà Nội là một dự án phát triển quốc tế giữa Việt Nam và Phần Lan. Chương trình đã được thực hiện từ năm 1985 với bốn giai đoạn và tổng chi phí lên tới 100 triệu USD. Nội dung chủ yếu là cải tạo , nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước Hà Nội. Hoặc là Chương trình vay vốn của ngân hàng thế giới đã được thực hiện từ năm 1998 do sự bảo lãnh của chính phủ Việt Nam lãi suất 6,5 % / năm. Dự toán kinh phí của dự án khoảng 40 triệu USD. Hay dự án SAUR thiết lập hệ thống ghi thu quản lý khách hàng thí điểm ở quận Hai Bà Trưng với kinh phí 15 triệu France. Gần đây nhất là sự tài trợ của Chính phủ Nhật nghiên cứu quy hoạch tổng thể ngành nước Hà Nội và chọn lựa cách tổ chức hiệu quả nhất cho thành phố Hà Nội. Cố gắng từ nay đến năm 2010 mạng lưới cấp nước Hà Nội sẽ hoàn chỉnh từ nông thôn đến thành thị và được sự giúp đỡ của cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Đan Mạch dự án cải tạo nâng cấp hệ thống nước Hà Nội với tổng chi phí khoảng 5 triệu USD được Đan Mạch cho vay ưu đãi. II. Phân tích công tác nâng cao hiệu qủa kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 1. Phân tích kế hoạch sản xuất nước sạch của Công ty trong 3 năm (2000-2002) Cùng với chiến lược và mục tiêu công nghiệp hóa từ nay đến năm 2020 chính phủ và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề cơ sở hạ tầng .Trong đó ngành nước là ngành trọng tâm, ta đã biết Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội có ngành nghề là đứng ra khai thác nguồn nước tự nhiên để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng là nước sạch. Qua qúa trình sử lý và khai thác Công ty bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đảm bảo chất lượng nước sạch ở đầu ra và sản xuất kinh doanh có hiệu quả . Nước sạch là một lọai hàng hoá mang tính chất dịch vụ công cộng, nhưng trong nền kinh tế thị trường nước sạch là một loại hàng hoá việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu tiêu dùng nước sạch tại thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có nhịp độ đô thị hoá nhanh nhất đang là một vấn đề bức xúc, có tác động toàn diện đến sự phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô. Trên cơ sở phạm vi quản lý khai thác 115 giếng với 8 nhà máy nướclớn và 15 trạm sản xuất nước nhỏ đạt tổng công suất bình quân 380.000- 385.000 m3 ngày đêm. Theo thống kê của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội thì khối lượng nước sạch sản xuất trong 3 năm 2000-2002 như sau: Biểu 7 :Bảng khối lượng nước sản xuất Đơn vị : m3 nước Năm Khối lượng nước sạch được sản xuất 2000 2001 2002 129.790.112 134.575.474 142.914.645 (Nguồn :Phòng kế hoạch công ty kinh doanh nước sạch hà nội ) Với khối lượng nước như trên: Căn cứ vào công suất của từng nhà máy và các trạm sản xuất nước nhỏ Công ty ra kế hoạch cụ thể + Nhà máy nước Yên Phụ: 80.000 m3 /ngày đêm + Nhà máy nước Mai Dịch: 56.000 m3 /ngày đêm + Nhà máy nước Hạ Đình: 25.000 m3/ ngày đêm + Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên:45.000 m3 /ngày đêm + Nhà máy nước Tương Mai: 25.000 m3 /ngày đêm + Nhà máy nước Lương Yên: 63.000 m3 /ngày đêm + Nhà máy nước Pháp Vân: 21.000 m3 /ngày đêm + 15 trạm sản xuất nước nhỏ: 28.000 m3 /ngày đêm Nhìn chung chất lượng nước được sản xuất ra đảm bảo yêu cầu về hoá , lý, vi sinh, đảm bảo an toàn và chấp nhận được cho các đối tượng sử dụng thông thường, không chỉ ở sau quá trình sử lý mà đến khi tới điểm tiêu thụ 2. Phân tích công tác lưu thông phân phối nước sạch của Công ty trong 3 năm (2000-2002): - Hệ thống cấp nước: Hà Nội hiện nay được chia thành 2 phần khác nhau, khu vực mạng mới và khu vực mạng cũ. Mạng mới được xây dựng hoặc cải tạo trong những năm từ 1993-2000 và được đặt ở phía tây và tây nam Hà Nội Mạng cũ trong khu vực trung tâm thành phố và vùng xung quanh được cung cấp từ những nhà mày cũ hoặc được cải tạo. Những mạng cũ này chủ yếu được xây dựng từ năm 1900-1985. Hiện khu vực mạng mới đang được mở rộng dẫn đến khu trung tâm thành phố tổng chiều dài mạng mới khoảng 550 km (333 km là mạng lưới mới và 217 km là mạng lưới cũ). Mạng lưới cũ được gọi là khu vực áp lực thấp, là nơi chủ yếu lấy nước bằng xô và bằng bơm từ những bể chứa ngầm. Cũng có những máy công cộng tồn tại bằng khu vực mạng cũ nhưng nước áp lực trong mạnh yếu hơn khoảng 0-0,5 bar. Mạng mới được gọi là khu vực áp lực cao, nơi nước áp lực trung bình trong các tuyến truyền dẫn và phân phối dao động từ 0,5-3 bar, tuỳ theo vào ban ngày hay ban đêm và phụ thuộc vào mùa hè hay mùa đông. Vào mùa đông áp lực cao hơn một chút vì khi đó mức nước tiêu thụ thấp hơn. Nói chung nước phục ụ hiện nay còn rất hạn chế và bằng công tác vận hành mạng nước được đưa đến những vùng khác nhau của mạng mới, một số khu vực có nước vào ban ngày và một số khu vực có nước vào ban đêm và chỉ 2 ngày /lần ( các khu cao tầng). - Nếu tổng lượng nước sản xuất của các nhà mày trung bình là 10.000.000 m3 /tháng thì sự phân phối nước vào mạng cũ và mạng mới được chia ra: 55% và mạng cũ là 45% vào mạng mới, khoảng cách này được giảm xuống vì sự mở rộng của mạng mới và những mục tiêu đặt ra để chuyển giao công suất sản xuất Biểu 8: Bảng phân bổ khối lượng nước sạch của các nhà máy cấp vào các quận, huyện Hà Nội trong một ngày đêm Đơn vị m3 nước STT Nhà máy Tổng công suất Quận Ba Đình Quận Đống Đa Quận Hai Bà Quận Hoàn Kiếm Thêm 1 Yên Phụ 80.000 40.00 40.000 2 Mai Dịch 57.000 10.000 25.00 21.000 3 Ngô Sĩ Liên 39.000 5.000 19.000 4.000 11.000 4 Tương Mai 26.000 26.000 5 Pháp Vân 24.000 14.000 10.000 6 Hạ Đình 23.000 9.800 14.000 7 Ngọc Hà I 14.000 9.300 4.700 8 Ngọc Hà II 29.500 20.000 9 Lương Yên I 42.000 4.000 18.000 10.000 10.000 10 Lương Yên II 23.000 23.000 11 Đồn Thuỷ 7.500 7.500 Cộng các nhà máy 325.000 70.300 85.500 73.000 46.500 49.200 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty kinh doanh nước sạch hà nội) 3. Phân tích tình hình doanh thu tiền nước của công ty trong 3 năm (2000-2002): - Tình hình khách hàng: Tổng số khách hàng của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội hiện này là 320.456 khách hàng trong đó: + Số khách hàng tư nhân chiếm tỷ lệ :96,23 + Số khách hàng khối cơ quan chiếm tỷ lệ :3,06 % + Số khách hàng khối kinh doanh, dịch vụ và người nước ngoài chiếm tỷ lệ 0,71% Qua số lượng trên ta thấy số khách hàng khối kinh doanh , dịch vụ và người nước ngoài chiếm một tỷ lệ rất thấp vì vậy công ty cần phải có kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho thích hợp nhằm tăng tỉ lệ khách tiêu thụ nước ở khối này. - Tình hình doanh thu tiền nước: Trong tổng số 320.456 khách hàng mà công ty hiện đang quản lý thì doanh thu tiền nước thu được phân bổ theo cơ cấu khách hàng có thể tóm tắt như sau + Khách hàng tư nhân: 36,68% + Khối cơ quan :44,32% + Khối kinh doanh, dịch vụ và người nước ngoài chiếm: 19,00% Như vậy khối khách hàng tư nhân doanh thu tiền nước là vẫ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1173.doc
Tài liệu liên quan