Lời nói đầu 1
Nội dung 3
I.Tổng quan về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 3
1.Khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 3
1.1. Định nghĩa cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 3
1.2.Thực chất cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 4
1.3. Các phương pháp cổ phần hoá 11
2. Tính tất yếu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 14
3. Kinh nghiệm CPH doanh nghiệp Nhà nước ở một số nước 16
3.1. Cổ phần hoá ở nhóm các nước tư bản phát triển 16
3.2. Cổ phần hoá DNNN ở Trung Quốc 17
3.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở các nước thuộc khu vực Châu á khác 19
3.4. Cổ phần hoá ở nhóm các nước XHCN trước đây thuộc Đông Âu 20
II. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 21
ở việt nam trong thời gian qua 21
1. Chủ trương và chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong những năm qua 21
2. Một số kết quả đạt đựợc 24
3. Những vấn đề nảy sinh 31
4. Nguyên nhân 34
III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước ở Việt Nam 37
1. Nhận thức đúng đắn về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 37
2. Hoàn thành cơ chế chính sách 38
3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 40
3.1. Lựa chọn doanh nghiệp CPH 40
3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch cổ phần hoá 41
Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 47
50 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay loại bỏ sở hữu Nhà nước trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Chính do những yếu trên mà xu hướng CPH doanh nghiệp Nhà nước là một tất yếu ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
ở nước ta, kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã từng bước thay thế nền kinh tế tập trung bao cấp. Đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường là khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhưng việc chuyển đổi lại rất chậm. Thời gian qua ngân sách nhà nước đã phải đầu tư một tỷ trọng vốn lớn cho các DNNN nhưng hiệu quả thu được rất thấp trong khi ngân sách Nhà nước lại có hạn và phải dàn trải cho các khoản chi tiêu khác. Qua số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 1993 cho thấy : trong 6544 DNNN ( trong tổng số 7060 doanh nghiệp ) đang hoạt động có 3268 doanh nghiệp thuộc diện đề nghị phải giải thể hoặc chuyển đôỉ hình thức sở hữu chiếm 49,95% số doanh nghiệp được Nhà nước đầu tư.
Để xử lý tình trạng thiếu vốn và tạo cơ chế quản lý tài chính có hiệu lực, thực sự ràng buộc trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN thì giải pháp cần làm là thực hiện CPH một số doanh nghiệp Nhà nước.
3. Kinh nghiệm CPH doanh nghiệp Nhà nước ở một số nước
3.1. Cổ phần hoá ở nhóm các nước tư bản phát triển
Trong thập kỉ 80, các nước tư bản phát triển được chú ý như là một quá trình giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước và tiến hành cổ phần hoá các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường hổn hợp đã được hình thành với việc thiết lập khu vực kinh tế Nhà nước ngày càng rộng lớn. Chính sách CPH bao trùm ở các nước này dựa trên quan điểm cho rằng việc tổ chức đời sống kinh tế của xã hội tuân theo các quy luật thị trường, thương mại hoá sản xuất và cạnh tranh bình đẳng có hiệu quả hơn là tuân theo các quan hệ chỉ huy tập trung và thể chế hành chính. Việc CPH ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển không phải là để xoá bỏ những chức năng đặc biệt về kinh tế mà chỉ có khu vực kinh tế Nhà nước mới đảm nhận được mà là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này.
Do đó, Chính phủ các nước đã lựa chọn các phương pháp tiến hành CPH sao cho không làm suy yếu khu vực kinh tế Nhà nước, mà trái lại, củng cố cho xứng đáng với vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế nhằm thực hiện một loạt chức năng kinh tế vĩ mô vì lợi ích toàn xã hội. Quá trình CPH ở các nước đã có nền kinh tế thị trường được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức bán cổ phiếu của các DNNN qua các sở giao dịch chứng khoán, bán đấu giá có giới hạn người mua hoặc bán trực tiếp cho những người được lựa chọn một phần hay toàn bộ cổ phần doanh nghiệp. Việc bán đấu giá hay bán trực tiếp thường được áp dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực dịch vụ công cộng và thương mại, còn đối với các công ty lớn thì phổ biến là CPH thông qua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nét đặc trưng của quá trình CPH ở các nước công nghiệp phát triển là hình thành các công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước-tư nhân hoạt động trên cơ sở thị trường và luật pháp của Nhà nước.
3.2. Cổ phần hoá DNNN ở Trung Quốc
Triển khai thực hiện sự cải cách dưới dự lãnh đạo của đảng Cộng sản, trong xu hướng xoá bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, tích cực phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, hưóng tới XHCN; kiên trì vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Trong cơ cấu kinh tế, DNNN chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, nhưng hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng giảm sút, làm ăn thua lỗ kéo dài, nợ nần chồng chất. Do vậy trong việc thực hiện cải cách khu vực DNNN Trung Quốc gặp nhiều khó khăn (về kinh nghiệm, về thực lực vốn và con người, về mô hình và biện pháp cải cách…).
Trung Quốc nhận thấy vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường XHCN ở khía cạnh xã hội hoá đầu tư thông qua việc huy động vốn cổ đông trong và ngoài nước và xây dựng cơ chế quản lý doanh nghiệp dân chủ hơn. Doanh nghiệp thực sự trở thành pháp nhân chủ thể kinh doanh tự chịu trách nhiệm về lổ lãi, chịu trách nhiệm trước cổ đông và luật pháp. Mục tiêu CPH là tách quyền sở hữu vốn tập trung của Nhà nước ở doanh thành quyền sở hữu cổ đông và phân định quyền sở hữu vốn của các cổ đông và quyền quản trị sản xuất kinh doanh để tạo môi trường xã hội hoá và dân chủ hoá trong sản xuất kinh doanh.
Về phương thức CPH, bán một số cổ phần của doanh nghiệp cho các cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp, cả ở nước ngoài để hình thành tổ hợp cổ đông đa sở hữu và thành lập công ty cổ phần chấm dứt pháp nhân cũ là DNNN.
Về kết quả CPH, về cơ bản các DNNN đã được CPH đang đi vào làm ăn có hiệu quả hơn.
Bên cạnh những gì mà Trung Quốc đã đạt được trong quá trình cổ phần hoá DNNN thì Trung Quốc còn có một số hạn chế: Phần lớn những người lãnh đạo doanh nghiêp CPH là những người ở DNNN trước đây, có thể do yêu cầu của cổ đông trong thời kì chuyển đổi có thể do thiếu chỉ đạo áp dụng cơ chế tuyển chọn, thuê mượn. Việc đánh giá tài sản Nhà nước để CPH còn nhiều vướng mắc, tài sản thường bị đánh giá thấp như là biện pháp bán cổ phần, hậu quả là làm tổn hại đến lợi ích kinh tế Nhà nước, cũng có khi chúng lại bị định giá cao. Cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trách nhiệm của người lãnh đạo chưa đáp ứng được yêu cầu của chế độ công ty cổ phần. Các nội dung CPH của Trung Quốc ở trên đều rất giống ở Việt Nam.
Quan niệm CPH ở Trung Quốc là cải tạo DNNN thành công ty cổ phần. Do đó, CPH được coi là phương pháp để thực hiện công ty hoá. Công ty hoá là kết quả của cổ phần hoá DNNN, chuyển chúng sang hoạt động theo các nguyên tắc kinh tế thị trường và của kiểu tổ chức công ty hiện đại theo mô hình các nước phát ttiển. Còn ở Viêt Nam CPH và công ty hoá là 2 khái niệm tương đối độc lập và có nội dung khác nhau rõ ràng.
Trung Quốc CPH không chỉ nhằm mục đích thu hút vốn từ nhân dân hay người nước ngoài, mà mục đích chủ yếu là chuyển đổi cơ chế kinh doanh của DNNN nhằm xây dựng chế độ xí nghiệp hiện đại và CPH DNNN chỉ là một trong nhiều biện pháp quan trọng hướng tới mục tiêu đó. Để thực hiện mục tiêu này Trung Quốc đã từng bước tiến hành cải cách DNNN như mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, để lai lợi nhuận, chế độ khoán… Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện các giải pháp đi sâu vào cải cách DNNN nhằm xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại.
3.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở các nước thuộc khu vực Châu á khác
Các khoản nợ nước ngoài không phải là lý do chính để tiến hành CPH doanh nghiệp Nhà nước. Mà mục tiêu chính là Nhà nước rút khỏi các lĩnh vực hoạt động mà xét thấy không cần thiết phải nắm giữ và duy trì sự độc quyền Nhà nước mà chuyển giao cho khu vực tư nhân nhằm thực hiện sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả. Mục tiêu nữa của CPH là phát triển thị trường chứng khoán trong nước, thể hiện đặc biệt nổi bật là ở các nước như Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Malaisia, Thái Lan. Điều này cho phép, cùng với việc bán cổ phần của Nhà nước cho tư nhân thì việc mở rộng thị trường vốn và huy động vốn qua đăng kí và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng đã trở nên phổ biến, và do đó, số lượng các công ty cổ phần tăng lên nhanh chóng ở các nước này. Số tiền thu được từ quá trình bán các cổ phần của Nhà nước ở các DNNN sẽ được bù vào khoản ngân sách dùng cho đầu tư các cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế chiến lược mà Nhà nước thấy cần có sự tham gia và kiểm soát.
3.4. Cổ phần hoá ở nhóm các nước XHCN trước đây thuộc Đông Âu
Khác với đa số các nước phát triển và đang phát triển, quá trình CPH ở các nước XHCN cũ và Đông Âu đã trở thành cuộc thử nghiệm quan trọng đối với các Chính phủ mới thành lập trong việc cam kết thực hiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân và tự do cá nhân. Để CPH một nền kinh tế dựa trên các doanh nghiệp công cộng đã có cách đây hàng thế kỉ nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ các cơ sở về luật pháp, về tâm lý, chính trị, văn hoá tư tưởng, kinh tế, và nhất là thiếu thời gian nhất định để làm thử, kiểm nghiệm và hoàn chỉnh lý thuyết cũng như trong hành động thực tiển thì dù thực hiện nhanh hay chậm biến nền kinh tế thành sòng bạc là có thể xảy ra. Việc tiến hành CPH được đặt trong một chương trình tư nhân hoá rộng lớn hơn và do đó nó khác nhau đối với từng nước. Tuy các nước đều đặt ra một hệ thống pháp lý cần thiết cho việc CPH các doanh nghiệp Nhà nước và đã vượt qua nghiệp Nhà nước và đã vượt qua iệc chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nhưng số doanh nghiệp được CPH vẫn còn rất hạn chế so với dự kiến. Quá trình CPH doanh nghiệp hết sức khó khăn và phức tạp do quy mô và phạm vi tiến hành quá đồ sộ mà thời gian đòi hỏi ngắn hơn nhiều so với các nưóc khác. Chính phủ các nước khác đều nhằm vào các nhà đầu tư nước ngoài và coi đó là một nhân tố quan trọng dể thay đổi công nghệ, học tập được kỉ thuật quản lý và kinh doanh hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường mở cửa. Các trường hợp CPH ở các nước Đông Âu thường được diễn ra bằng sự phát hành cổ phiếu và bán trực tiếp hoặc qua một tổ chức trung gian như giàn giao dịch chứng khoán.
II. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
ở việt nam trong thời gian qua
1. Chủ trương và chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong những năm qua
CPH các doanh nghiệp Nhà nước đang trở nên phổ biến, đem lại hiệu quả rõ rệt ở hầu hết các nước đã và đang phát triển trên thế giới. Song, ở nước ta hiện nay cái khó là chưa có môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định; nền kinh tế vẫn còn lạm phát và khủng hoảng, số cổ đông công nhân viên chức không có vốn để mua cổ phần và nếu có cũng còn sợ rủi ro, không dám đầu tư vào sản xuất mà chủ yếu là đi buôn, làm dịch vụ, hoặc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để lấy lãi, góp phần đảm bảo đời sống hằng ngày.
Trước tình hình trên, Nhà nước đã có chủ trương làm thử để từng bước “cổ phần hoá” một bộ phận kinh tế Quốc doanh. Chủ trương CPH doanh nghiệp đã được Chính phủ nêu ra trong quyết định 217/-HĐBT ngày14/11/1987, ”Bộ tài chính nghiên cứu và tổ chức làm thử việc mua bán cổ phần ở một số xí nghiệp và báo cáo kết quả lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vào cuối năm1988 ”. Tuy nhiên, với điều kiện cụ thể lúc bấy giờ là hệ thống bao cấp của Nhà nước đối với các DNNN còn rất lớn và chưa được dỡ bỏ hết thì không thể cho phép có những hiểu biết đầy đủ và vận dụng thực sự các yếu tố của nền kinh tế thị trường vào công tác quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thái công ty cổ phần và những hiểu biết về nó cũng như về CPH còn rất ít ỏi và mới lạ đối với nhiều cấp lãnh đạo và chỉ đạo.
Năm 1990 Chính phủ ra Quyết định 143/-HĐBT vào ngày 10/5/1990 để điều chỉnh và bổ sung cho Quyết định 217/-HĐBT trong đó có nội dung “Nghiên cứu và làm thử việc chuyển xí nghiệp Quốc doanh thành công ty cổ phần ”. Tuy nhiên, vấn đề này đã không được tổ chức triển khai đầy đủ, cho đến nay chỉ có vài xí nghiệp địa phương đã CPH nhưng kết quả chưa rõ rệt vì nguyên nhân cơ bản là là chưa có luật công ty và các thể chế cần thiết để giải quyết về mặt pháp lý cho việc thử nghiệm này thực hiện. Đến 8/6/1992 Hội đồng Bộ trưởng lại ban hành quyết định 202-HĐBT và đề án hướng cổ phần dẫn thí điểm CPH cùng với quyết định 203-HĐBT về danh mục 7 doanh nghiệp được Trung ương trực tiếp chỉ đạo làm thử đến nay đã gần 4 tháng mà chỉ có Công ty Legamex(tp Hồ Chí Minh) là có đề án cụ thể và đã tiến hành CPH, 3 đơn vị khác thì Bộ chủ quản và bản thân đơn vị xin chưa thực hiện, 3 đơn vị còn lại cũng chưa triển khai gì. Tình hình nêu trên cho thấy CPH tuy rất cần thiết, là một giải pháp lớn và căn bản tổ chức lại DNNN, song thật không phải đơn giản thuận buồm xuôi gió như chúng ta mong muốn. Bởi vì, CPH hiện nay, ngoài những trở ngại như như trình bày ở trên còn là một quá trình đấu tranh, xoá bỏ bao cấp một cách triệt để. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới căn bản về chế độ sở hữu, phương thức đầu tư, chế độ tổ chức và quản lý, phương thức hạch toán và phân phối…Do vậy không thể tiến hành giải pháp này nếu chỉ thông qua sự tự nguyện của các cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp, các cán bộ lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp. Điều đáng quan tâm là Nhà nước cần có chính sách giải quyết thoả đáng lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp dự định CPH và những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc CPH.
Ngày 20/4/1998 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 20/1998/CT-TTg về việc đẩy mạnh, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp. Trong đó các DNNN thực hiện CPH thì Chính phủ yêu cầu từng Bộ, địa phương, Tổng công ty 91 trong kế hoạch CPH phải lựa chọn ít nhất 20% số doanh nghiệp, không cần duy trì 100% vốn Nhà nước để thực hiên CPH.
CPH là một giải pháp quan trọng trong quá trình đổi mới DNNN ở Việt Nam và là một nội dung của chương trình tổng thể đổi mới DNNN. Xuất phát từ quan điểm đó, công tác tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện CPH các năm qua dã được kiện toàn lại. Nghị định 44/1998/NĐ-CP ra ngày 29/6/1998 của chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 28/CP ra ngày 7/5/1996. Nghị định 44/1998 về cơ bản mang những nội dung tích cực, phù hợp hơn với thực tiển CPH doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam khắc phục những khiếm khuyết nảy sinh trong quá trình thực hiện NĐ 28, đặc biệt là các vấn đề về ưu đãi người lao động, xác định các giá trị doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định giá trị, thẩm quyền ra quyết định CPH doanh nghiệp. Việc đưa ra danh mục các loại doanh nghiệp lựa chọn CPH cho thấy tính thời sự của vấn đề CPH trong đời sống doanh nghiệp. Cùng với NĐ 44, Quyết định 111/1998/QĐ-TTg ra ngày 29/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương là sự hợp nhất của Ban chỉ đạo TW đổi mới doanh nghiệp trước đây. Quy định chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ để Ban có đủ khả năng chỉ đạo công tác đổi mới doanh nghiệp. Cùng với các văn bản trên thì hệ thống các văn bản hướng dẫn kèm theo đã kiến tạo ra khung pháp lý đầy đủ nhất cho việc CPH doanh nghiệp Nhà nước.
2. Một số kết quả đạt đựợc
Sau khi được kiện toàn, công tác chỉ đạo thực hiện CPH đã có nhiều khởi sắc. Quy trình CPH doanh nghiệp Nhà nước đã được đổi mới theo hướng giảm bớt các khâu, các thủ tục không cần thiết. Sau khi Nghị định 44/-CP, cùng với Quyết định 111/1998/QĐ-TTg được áp dụng, thì quá trình CPH tiến triển rõ rệt và đạt được một số kết quả.
Trước tháng 6/1998 tiến trình CPH doanh nghiệp nhà Nước diễn ra rất chậm. Số lượng DNNN chuyển thành công ty cổ phần đến đầu năm 1998 là 20 doanh nghiệp. Sau khi có Nghị định 44/-CP thì công tác triển khai thực hiện CPH tại các địa phương cũng được đẩy mạnh. Nhiều bộ, địa phương trên cơ sở triển khai sắp xếp, phân loại DNNN hiện có, bước đầu đã lựa chọn và đăng kí với Chính phủ các DNNN có thể CPH trong năm 1998. Ngày 1/8/1998 Chính phủ ra quyết định 140/1998/QĐ- TTg công bố danh sách 178 DNNN tiến hành CPH trong năm 1998, tính đến tháng 11 năm 1998 đã có trên 250 DNNN đăng kí CPH; số lượng DNNN đăng kí CPH từ các địa phương vẫn tiếo tục tăng. Số lượng DNNN chuyến thành công ty cổ phần vào năm 1998 là 100 doanh nghiệp, năm 1999 có thêm 250 doanh nghiệp đưa tổng số doanh nghiệp được CPH đến cuối năm 1999 là 370 doanh nghiệp .
Bảng1:Số lượng doanh nghiệp Nhà nướcchuyển thành công ty cổ phần.
đơn vị: doanh nghiệp
Năm
Số lượng
1992-1995
7
1996
6
1997
7
1998
100
1999
250
Tổng số
370
Trong đó, các bộ ngành chiếm 68 doanh nghiệp, các địa phương có 274 doanh nghiệp, các tổng công ty 91 có 28 doanh nghiệp. Về cơ bản số DNNN đã hoàn thành chuyển đổi sở hữu có quy mô vốn nhà nước không lớn, bình quân trên 4 tỷ đồng. Đáng chú ý nhất là công ty mía đường Lam Sơn ở Thanh Hoá có vốn điều lệ lên tới 150 tỷ đồng. Như vậy, năm 1999 công tác CPH đã tiến bộ rõ rệt, vượt 2 lần so với năm 1998.
Đầu năm 2000 tổng số vốn của 5280 DNNN hiện nay khoảng hơn 116 nghìn tỷ đồng. Về số lượng, số doanh nghiệp đã CPH chiếm khoảng 8% tổng số DNNN nhưng tổng số vốn chỉ chiếm khoảng 2%. Vốn trung bình của một doanh nghiệp CPH là 5,4 tỷ đồng và chỉ bằng 30% vốn trung bình của DNNN. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên rõ rệt và hoạt động của các công ty này cho thấy CPH là một hướng đi đúng đắn để sắp xếp lại DNNN. Các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận, nộp ngân sách, tạo việc làm, thu nhập bình quân đều tăng đáng kể. Doanh thu tăng 30%, lợi nhuận thực hiện tăng hơn 30%, nộp ngân sách tăng 15-18%, thu nhập của người lao động tăng từ 1,2-1,5 lần.
Theo báo cáo về tình hình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DNNN của các ngành, các địa phương thì đến ngày 20/7/2000 cả nước đã có khoảng 453 DNNN hoàn thành chương trình CPH và đa dạng hoá sở hữu trong đó:
-Ngành giao thông vận tải có 47 doanh nghiệp.
-Ngành dịch vụ thương mại có 175 doanh nghiệp.
-Ngành công nghiệp- xây dựng có 208 doanh nghiệp.
-Ngành nông, lâm, thuỷ sản có 23 doanh nghiệp.
Riêng 7 tháng đầu năm 2000, cả nước mới thực hiện chuyển đổi sở hữu được 83 doanh nghiệp, chỉ đạt 12% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2000 Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành, và các Tổng công ty trong đó :
-73 doanh nghiệp thực hiện CPH.
-10 doanh nghiệp thực hiện giao bán.
Ngoài ra còn khoảng trên 60 doanh nghiệp đang triển khai công tác xác định giá trị doanh nghiệp.
Kết quả trên cho thấy tiến trình CPH và đa dạng hoá sở hữu DNNN trong 7 tháng đầu năm 2000 là hết sức chậm chạp, thậm chí còn chậm hơn cả tiến độ của cùng kì năm trước. Điều đáng lo ngại là đến thời điểm báo cáo có tới 53 bộ, Tổng công ty 91, địa phương từ đầu năm chưa chuyển đổi sở hữu được doanh nghiệp nào.
Bảng 2: Tình hình thực hiện cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp Nhà nước (Tính đến 23/7/2000)
Đơn vị: số doanh nghiệp
Bộ,ngành,địa phương và tổng công ty
Chỉ tiêu được giao
Chuyển đổi sở hữu
Xác định giá trị doanh nghiệp
1. Bộ Thương mại
19
0
6
2. Bộ Nông nghiệp
40
7
3
3. Bộ giao thông
25
2
3
4. Bộ xây dựng
18
3
-
5. Tp.Hà Nội
50
0
-
6. Tp.HồChí minh
56
10
2
7. Tp. Hải Phòng
21
2
3
8. Tp.Nam Định
54
0
3
9. Quảng Ninh
10
4
3
10. Ninh Bình
4
3
0
11. Thanh Hoá
18
9
7
12. Phú Thọ
11
4
1
13.TCT.Công nghiệpTàu thuỷ
6
0
0
14.TCT.Dệt may
10
0
1
15.TCT.Điện lực
9
0
2
16.TCT.Bưu chính
9
1
1
17.TCT. Dầu khí
6
0
0
Tính đến 31 tháng 12 năm 2000 đã có 618 doanh nghiệp và bộ phận DNNN được chuyển đổi hình thức sở hữu, và 2 doanh nghiệp chuyển đổi phương thức quản lý. Tính riêng năm 2000, số lượng doanh nghiệp hoàn thành chuyển đổi là 250, trong đó: cổ phần hoá 211 doanh nghiệp; giao, bán: 37 doanh nghiệp; khoán, cho thuê: là 2 doanh nghiệp. Tốc độ như vậy là tương đương với năm 1999, tuy nhiên, so với chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ giao năm 2000 theo 2 đợt là 692 doanh nghiệp (kể cả tồn năm 1999 chuyển sang) thì mới đạt 36% kế hoạch năm, cụ thể là:
Bảng 3: Tình hình thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu trong năm 2000.
Chỉ tiêu
Kế hoạch năm 2000
Số DN chuyển đổi trong năm 2000
Tỷ lệ so với kế hoạch
Tổng số
692
250
36%
Khối,bộ, ngành
137
40
29%
Khối địaphương
484
192
40%
Khối TCT
71
18
25%
Một số bộ, địa phương, các Tổng công ty 91 triển khai tốt là: Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Tổng công ty Hoá chất, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Than, các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Ninh Bình,…
Có 5 bộ ngành, 8 Tổng công ty 91 và 23 tỉnh thành phố không hoàn thành chuyển đổi sở hữu được doanh nghiệp nào. Nhiều bộ, ngành, địa phương trước đây quan tâm đến công tác CPH, số lượng DNNN thực hiện CPH tương đối nhiều nhưng nay thực hiện rất chậm như Bộ Xây dựng, Tổng cục Du lịch, Tổng công ty Cà phê, thậm chí cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh cũng chỉ đạt 18%-39% (trong khi đó năm 1999 Hà Nội đạt 100%, Tp.Hồ Chí Minh đạt 80% kế hoạch). Riêng trong năm 2000 đã hoàn thành CPH và chuyển đổi sở hữu 188 doanh nghiệp, đạt 27,2% so với mục tiêu CPH và chuyển đổi sở hữu là 692 doanh nghiệp. Trong tổng số các doanh nghiệp CPH tính đến hết tháng 3 năm 2001 là 652 doanh nghiệp, có 322 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt 49,4%, 236 doanh nghiệp dịch vụ thương mại đạt 36,2%, 64 doanh nghiệp giao thông vận tải đạt 9,8%, 18 doanh nghiệp đạt 2,8%, 12 doanh nghiệp thuỷ sản đạt 1,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ DNNN cổ phần hoá có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng vẫn chiếm tỷ lệ thấp nó chỉ khoảng 9-15% .(Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp).
Về kết quả hoạt động của các DNNN thực hiện CPH cho thấy, do thời gian hoạt động của phần lớn doanh nghiệp CPH còn ngắn, hơn nữa trong thời gian các công ty chuyển đổi sang công ty cổ phần thì sự tăng trưởng kinh tế của đất nước ta bị sụt giảm nên kết quả của một số doanh nghiệp CPH là chưa chính xác. Nhưng nhìn chung, công tác CPH năm 2000 đã có những tiến bộ do có sự cố gắng, nổ lực của các ngành, các cấp, và đặc biệt là hệ thống văn bản quy định về CPH ngày càng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện CPH.
Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận trong việc CPH doanh nghiệp Nhà nước:
-Hình thành một mô hình doanh nghiệp mới, gắn bó chặt chẻ quyền lợi và trách nhiệm. Với việc thay đổi phương thức quản lý, chế độ bình bầu chọn Giám đốc, hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo doanh nghiệp đã làm cho đội ngũ này có trách nhiệm cao hơn với do quyền lợi và nghĩa vụ gắn chặt với nhau. Không còn những giám đốc “há miệng chờ sung” mà thay vào đó là những giám đốc năng động, xông xáo, luôn bám sát thị trường, sáng tạo trong việc lập phương án kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường. Đội ngũ công nhân viên được sàng lọc tinh chọn lại là các cổ đông chính của công ty nên chất lượng cũng như ý thức trách nhiệm, ý thức làm chủ tăng lên rõ rệt.
-Hiệu quả kinh doanh được nâng cao; lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân đều được đáp ứng. Theo dõi hoạt động của các DNNN được CPH nhận thấy là hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên rõ rệt. Các chỉ tiêu vốn, lợi nhuận, nộp ngân sách, việc làm, thu nhập bình quân đều tăng đáng kể như công ty sứ Bát Tràng, công ty giày Hà Nội, công ty XNK Namsimex…Tại DNNN đầu tiên được CPH là Đại lý liên hiệp vận chuyển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vào năm 1993 ở thời điểm CPH chỉ có số vốn là 6,2 tỷ đồng, sau 5 năm hoạt động vào năm 1998 số vốn tăng gấp hơn 6 lần (đạt gần 37,8 tỷ đồng), lợi tức so với vốn tăng 150%; xí nghiệp cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 năm hoạt động tăng vốn lên gấp 10 lần, lao đông tăng 4 lần, doanh thu tăng 10 lần. Những đơn vị có thời gian CPH trên một năm đều có những bước tiến lạc quan: Doanh thu tăng 30% lợi nhuận thực hiện tăng hơn 30% , nộp ngân sách tăng 15-18%, thu nhập của người lao động tăng từ 1,2 lần đến 1,5 lần so với trước CPH. Có những doanh ngiệp trước khi CPH gặp nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ, thì sau một năm CPH đã có đủ việc làm ổn định, các thành viên trong doanh nghiệp tin tưởng hơn, kết quả kinh doanh đã khá hơn trước, đó là công ty xe khách Hải Phòng, công ty tàu thuyền Bình Định, Công ty giấy Hiệp An, Công ty đồ mộc Hà Nội. Gần đây tại một số công ty lớn (doanh nghiệp 90,91)cũng có những chuyển động mới như phân xưởng may vỏ bao xi măng của Công ty xi măng Bỉm Sơn đã trở thành công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn và hoạt động có hiệu quả.
Tính đến ngày 31/12/1999, nếu lấy 40 DNNN đã CPH từ năm 1998 trở về trước thì thấy kết quả như sau:
-Doanh thu tăng gấp 1,8 lần.
-Lợi nhuận tăng gấp 2,8 lần.
-Nộp ngân sách tăng gấp 3 lần.
-Số lượng lao động tăng trên 20%.
-Thu nhập của người lao động tăng thêm 20%.
Về tốc độ CPH, nếu nhìn tổng quát và theo hướng “đi lên” thì kết quả CPH là đáng khích lệ:
-Tính bình quân trong 8 năm qua thì mổi năm CPH 75 doanh nghiệp Nhà nước.
-Trong 3 năm đầu (1993-1995) chỉ CPH được 2-3 doanh nghiệp/năm, 7 năm đầu (1993-1999) CPH được 120 doanh nghiệp thì riêng năm 1999 CPH được 250 DNNN.
3. Những vấn đề nảy sinh
Chương trình CPH doanh nghiệp Nhà nước đã trải qua 8 năm. Kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, nhưng cũng có nhiều vấn đề nảy sinh.
CPH ở nước ta là một quá trình rối rắm, phức tạp và tốn thời gian, làm hao mòn các nguồn lực tài chính và giảm sút sự kiên nhẫn của các doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam chưa có một phương pháp đánh giá tài sản doanh nghiệp thống nhất theo đúng chuẩn mực quốc tế, do đó khó khăn trong huy động vốn. Công tác xác định giá giá trị doanh nghiệp trong những năm qua tuy đã có nhiều đổi mới, song việc xác định giá trị tại nhiều địa phương mang nặng tính chủ quan, không thống nhất với cách xử lý của TW như đánh giá cao giá trị doanh nghiệp nhằm thu hồi vốn hay đánh giá thấp giá trị doanh nghiệp để đẩy nhanh CPH lấy thành tích, do đó làm chậm tốc độ CPH hoặc gây thất thoát tài sản quốc gia.
Chiến lược, chính sách và cơ chế quản lý chưa phù hợp, rõ ràng, không có quy định ưu tiên CPH đối với hoạt doanh nghiệp hay bộ phận kinh tế nào. Công tác chuẩn bị và hổ trợ các DNNN thực hiện CPH chưa làm tốt nên nhiều doanh nghiệp khi tiến hành CPH gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vấn đề giải quyết các tồn tại của DNNN trước đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0656.doc