LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
I. BẢN CHẤT VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DNTM 3
1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 3
1.1. Khái niệm vốn lưu động 3
1.2. Đặc điểm của vốn lưu động trong các DNTM 4
2. Vai trò của vốn lưu động trong các DNTM 4
3. Kết cấu vốn lưu động 5
3.1. Căn cứ vào quá trình tuần hoàn luân chuyển vốn lưu động .5
3.2. Căn cứ vào nguồn hình thành 5
3.3. Dựa vào hình thái biểu hiện và theo chức năng của các thành phần vốn lưu động 6
3.4. Dựa vào đặc điểm chu chuyển vốn lưu động 6
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DNTM 6
1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7
2.1. Hệ số phục vụ vốn lưu động 7
2.2. Hệ số sinh lời của vốn lưu động 7
2.3. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động 8
2.3.1. Số vòng chu chuyển vốn lưu động trong một kỳ 8
2.3.2. Số ngày chu chuyển vốn lưu động 9
2.4. Hệ số vòng quay hàng tồn kho 9
2.5. Kỳ thu tiền bình quân 9
2. 6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 10
47 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động do đó làm tăng sản phẩm và giá trị thăng dư cho xã hội.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng cách tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí kinh doanh sẽ làm tăng lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng đứng vững trong kinh doanh, càng phát triển và lớn mạnh trên thương trường, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động góp phần vào quá trình đổi mới, thay thế TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó cải thiện điều kiện kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, năng suất phục vụ, giảm chi phí lao động sống trong lưu thông, nâng cao văn minh thương mại của doanh nghiệp, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp doanh nghiệp tăng tích luỹ tư bản để có thể tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào một lĩnh vực mới để thu lợi nhuận lớn hơn, tăng khả năng sinh lời của vốn.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về vốn là rất lớn và doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau như vay tín dụng, phát hành trái phiếu, vốn liên doanh liên kết. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả, có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng hoàn trả được vốn gốc và lãi vay.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế mới.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xăng dầu Quân đội
Công ty khí tài Xăng dầu 165 (tiền thân là xí nghiệp khí tài xăng dầu 165) được thành lập theo quyết định 582/QĐ-QP ngày 6/8/1993 của Bộ Quốc Phòng và quyết định đổi tên số 569/QĐ-QP ngày 22/4/1996. Khi mới thành lập, trụ sở giao dịch của Công ty được đặt tại thị trấn Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng.
Tháng 4 năm 1997, Công ty khí tài xăng dầu 165 đã chuyển trụ sở về H3 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa – Hà Nội.
Tháng 5 năm 1999, Công ty khí tài xăng dầu đổi tên thành Công ty Xăng dầu Quân đội theo quyết định số 645/1999/QĐ-QP ngày 12/5/1999 của Bộ Quốc Phòng.
Công ty Xăng dầu Quân đội là một doanh nghiệp Nhà nước, một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh theo pháp luật, có tài khoản riêng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Công ty được phép sử dụng con dấu riêng, được phép phân cấp quản lý cán bộ và áp dụng các hình thức trả lương theo chế độ chính sách hiện hành.
Ngoài nhiệm vụ đảm bảo xăng dầu cho Tổng cục hậu cần, Công ty Xăng dầu Quân đội còn cung ứng xăng dầu cho các đơn vị thành phần kinh tế với khối lượng đáng kể. Trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt kết cấu thép, Công ty Xăng dầu Quân đội đã và đang tiến hành xây dựng hầu hết các công trình trong toàn quân.
Ngày 25/5/1998, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng có quyết định 635/QĐ-QP chỉ định Công ty Xăng dầu Quân đội xây dựng kho xăng dầu Nhà Bè do Quân khu 7 làm chủ đầu tư, tổng dự án công trình là 3980 triệu đồng, phần xây lắp và thiết bị Công ty Xăng dầu Quân đội thực hiện là 2760 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty đang thực hiện xây dựng thi công các trạm xăng dầu cho mạng lưới bán lẻ của Công ty.
Trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, các sản phẩm truyền thống của Công ty chiếm thị phần lớn trong thị trường cả nước. Công ty luôn tìm kiếm thị trường, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hoá phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty Xăng dầu Quân đội tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với nội dung như sau:
Sản xuất, sửa chữa sản phẩm của ngành xăng dầu như: sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, trạng bị bồn chứa hệ thống xăng dầu.
Sản xuất, kinh doanh trang thiết bị dụng cụ, phương tiện phòng hộ lao động, cung ứng xăng dầu cho Quốc phòng và kinh tế.
Sản xuất, xây lắp kho bể chứa xăng dầu và kết cấu thép.
Xuất nhập khẩu khí tài xăng dầu, máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng ngành xăng dầu, xuất nhập khẩu xăng, dầu, mỡ phục vụ cho Quốc phòng và kinh tế.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty Xăng dầu Quân đội được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng. Người đứng đầu Công ty là Giám đốc. Giúp việc tham mưu cho Giám đốc là phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc chính trị. Tiếp đến là các bộ phận phòng ban chức năng: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật, phòng chính trị, phòng hành chính hậu cần, xí nghiệp 651, xí nghiệp 652, xí nghiệp 653.
Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Xăng dầu Quân đội (Xem phụ lục 01)
4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty có các xí nghiệp phụ thuộc tại tỉnh, thành phố khác nhau nên Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
Các xí nghiệp là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công tác hạch toán kế toán của các xí nghiệp là hạch toán báo sổ.
Phòng kế toán của Công ty thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh có tính chất chung toàn Công ty. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Công ty.
Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người: Trưởng phòng kế toán, phó phòng kế toán, kế toán Ngân hàng, kế toán tiền mặt, tiền lương, kế toán tổng hợp.
Sơ đồ bộ máy của Công ty (Xem phụ lục 02)
4.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.
Hệ thống sổ kế toán của Công ty:
Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký sổ cái
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết hàng hoá, sổ chi tiết theo dõi TSCĐ, sổ chi tiết theo dõi công nợ với khách hàng.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty (Xem phụ lục 03)
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua hai năm 2003- 2004
Thông qua số liệu ở phụ lục 04 (Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2003-2004) ta thấy, quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2004 đạt 718.914.064 nghìn đồng, tăng 225.161.399 nghìn đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng là 45,6%. Tổng doanh thu tăng làm cho doanh thu thuần của Công ty năm 2004 cũng tăng mạnh. Doanh thu thuần năm 2004 đạt 718.558.064 nghìn đồng tăng 225.759.399 nghìn đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng là 45,8%.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh ta phải xem xét các chỉ tiêu giá vốn, chi phí và lợi nhuận cụ thể. Năm 2004 do thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong quản lý nên mức tăng chi phí QLDN chỉ là 1,43%. Nhưng qua phụ lục 04 ta lại thấy, giá vốn hàng bán tăng 189.830.675 nghìn đồng với tốc độ tăng là 46,5%, tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu. Điều này là do tình hình xăng dầu biến động trong thời gian qua trên thế giới. Bên cạnh đó, trong năm 2004, chi phí bán hàng cũng tăng 2.767.148 nghìn đồng với tốc độ tăng 18,03%.
Đánh giá về hiệu quả kinh doanh ta thấy, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng từ 62.065.113 nghìn đồng năm 2003 lên 94.474.837 nghìn đồng năm 2004 tức là tăng 32.409.724 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 52,22. Và lợi nhuận trên một đồng doanh thu thuần tăng từ 0,12 lên 0,13 tức là tăng 0,01. Điều này chứng tỏ, hoạt động kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả. Mặc dù vậy, tỷ lệ này còn thấp cho thấy hiệu quả kinh doanh chưa cao.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI
1.Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty
1.1. Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty
Thông qua phụ lục 05 ta thấy, tổng vốn kinh doanh năm 2004 là 186.137.203 nghìn đồng, tăng 120,21% so với năm 2003. Trong đó, vốn cố định sử dụng năm 2004 là 22.333.462 nghìn đồng, tăng 10.528.985 nghìn đồng, với tốc độ tăng 89,19% so với năm 2003. Nhưng nếu xét về tỷ trọng thì tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh của Công ty giảm 1,96%. Bên cạnh đó, vốn lưu động năm 2004 so với năm 2003 cũng tăng một cách đáng kể, 163.803.741 nghìn đồng, tức là tăng 91.080.150 nghìn đồng, với tốc độ là 125,24%, đồng thời tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh năm 2004 cũng tăng 1,96%. Điều này cho thấy, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh được minh chứng bằng việc tăng mạnh tổng vốn kinh doanh, Công ty cũng ngày càng chú trọng và quan tâm vào vấn đề làm sao để luôn gia tăng được vốn lưu động của mình.
Tuy nhiên, dựa vào các số liệu ở phụ lục 04 và phụ lục 05 cho thấy, so với năm 2003 vốn kinh doanh của Công ty tăng 120,21%, vốn lưu động tăng 125,24%, tỷ lệ này lớn hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của doanh thu thuần (45,8%) và tỷ lệ tăng của lợi nhuận (68,26%), chứng tỏ trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động năm 2004 có chiều hướng sa sút.
1.2. Kết cấu vốn lưu động của Công ty
Qua phụ lục 06 (Kết cấu vốn lưu động) ta có thể nói, vốn hàng hoá dự trữ của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tăng. Từ 26.463.747 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 36,39% năm 2003 tăng lên thành 69.061.073 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 42,16% tổng số vốn lưu động năm 2004. Trong đó, hàng hoá là xăng dầu tồn kho và các sản phẩm khí tài xăng dầu có giá trị tăng mạnh nhất, so với năm 2003 tăng 37.703.303 nghìn đồng với tốc độ tăng là 166,63%. Đây là điều dễ hiểu đối với một công ty kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, một lĩnh vực luôn đầy rẫy những biến động, do đó, gia tăng dự trữ ở Công ty là một điều cần thiết. Bên cạnh đó là sự tăng mạnh ở mảng chi phí xây dựng công trình dở dang, tăng 4.878.327 nghìn đồng. Điều này là do Công ty đang trực tiếp thi công một số công trình trọng điểm do Bộ Quốc Phòng và Tổng cục hậu cần giao.
Do trong năm 2004 Công ty dùng vốn lưu động để tăng dự trữ hàng hoá nên ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn bằng tiền của Công ty. Lượng vốn bằng tiền của Công ty năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 19.526.333 nghìn đồng nhưng tỷ trọng của lượng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động lại giảm 4,39%. Đi vào cụ thể ta thấy, tuy tỷ trọng giảm nhưng về mặt tuyệt đối cả tiền mặt lẫn tiền gửi ngân hàng đều tăng mạnh so với năm 2003, giá trị tiền gửi ngân hàng tăng 18.141.155 nghìn đồng, tiền mặt tăng 1.385.178 nghìn đồng cho thấy Công ty đã chủ động hơn trong kinh doanh.
Một bộ phận khác trong tổng nguồn vốn lưu động đó là các khoản phải thu. Các khoản phải thu năm 2004 tăng 24.239.579 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 98,2%, trong đó, khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh nhất và chiếm một tỷ trọng đáng kể, so với năm 2003 tăng 17.485.433 nghìn đồng với tốc độ tăng là 81,92%. Điều này Công ty cần phải xem xét để có biện pháp hữu hiệu trong công tác thu hồi nợ và cần tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, khoản phải thu nội bộ năm 2004 cũng tăng một lượng đáng kể, tăng 5.507.764 nghìn đồng so với năm 2003. Điều này cũng đặt Công ty trước một nhiệm vụ là trong năm tới làm sao phải nhanh chóng thu hồi và giảm thiểu được khoản này.
Và cuối cùng là vốn lưu động khác, bao gồm các khoản tạm ứng, các khoản chi phí trả trước, các khoản thế chấp ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Các khoản này, trong năm 2003 chiếm tỷ trọng 0,34% và đạt tỷ trọng 3,03% vào năm 2004.
1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty
Vốn lưu động của Công ty Xăng dầu Quân đội được hình thành chủ yếu từ các nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay ngắn hạn Ngân hàng, nguồn vốn khác.
Thông qua phụ lục 07 (Tổng nguồn) ta thấy, tuy tổng nguồn vốn sử dụng của Công ty là rất lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 chỉ chiếm 17,02% tổng nguồn vốn, đạt 14.388.517 nghìn đồng. Sang năm 2004, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 23.157.828 nghìn đồng với tốc độ tăng cao (60,9%). Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Công ty lại giảm 4,58%. Điều này cho thấy, khả năng chủ động trong kinh doanh của Công ty chưa được tốt. Mặt khác, nguồn vốn vay của đơn vị năm 2004 tăng so với năm 2003 là 22.330.200 nghìn đồng với tốc độ tăng 58,9%. Việc sử dụng nguồn vốn vay này Công ty phải trả lãi tiền vay và như thế sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay, nguồn vốn lưu động của Công ty còn được hình thành từ các nguồn khác như nguồn vốn mà Công ty đi chiếm dụng của doanh nghiệp khác hoặc những khoản phải trả nội bộ. Với việc sử dụng nguồn vốn này Công ty không phải trả bất cứ khoản lãi nào tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Năm 2004 đạt mức 102.755.864 nghìn đồng, tăng 70.509.624 nghìn đồng so với năm 2003, với tỷ trọng tăng 17,05%.
1.4. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu Quân đội
Nhu cầu vốn lưu động của Công ty Xăng dầu Quân đội được xác định như sau:
Bước vào đầu năm kế hoạch, năm 2004, trên cơ sở doanh thu thuần thực hiện năm 2003 là 492.798.665 nghìn đồng, Công ty lập kế hoạch doanh thu thuần năm 2004 sẽ đạt 600.000.000 nghìn đồng.
Ta có:
Doanh thu thuần
Số vòng chu chuyển VLĐ =
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
492.798.665
Số vòng chu chuyển VLĐ năm 2003 = = 6,88(vòng)
70.553.423 + 72.723.591
2
Đồng thời bộ phận chịu trách nhiệm lập kế hoạch vốn lưu động của Công ty vẫn nhận định rằng trong năm 2004 giá xăng dầu nhập khẩu vẫn có những biến động thất thường, không theo quy luật, tăng giảm đột biến nên dự kiến số vòng quay vốn lưu động của Công ty năm 2004 là 6,4 vòng, tức là giảm 0,48 vòng năm 2003
Từ công thức tính số vòng chu chuyển vốn lưu động ta suy ra được công thức:
Doanh thu thuần
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ =
Số vòng chu chuyển
Ta có, vốn lưu động bình quân kế hoạch năm 2004 là:
600.000.000
= 93.750.000 (nghìn đồng)
6,4
Như vậy, lượng vốn lưu động thực tế sử dụng tăng quá cao so với dự tính, đạt 163.803.741 nghìn đồng, tăng 70.053.741 nghìn đồng so với kế hoạch. Có thể thấy rằng, công tác xác định nhu cầu vốn lưu động của Công ty còn thiếu chính xác, chưa theo kịp và nắm bắt được toàn diện về các biến động trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
1.5. Công nợ và khả năng thanh toán công nợ
Xem số liệu ở phụ lục 08 (Tình hình thanh toán công nợ của Công ty hai năm 2003-2004).
Xét các khoản phải trả của Công ty ta thấy, so với năm 2003, năm 2004 các khoản phải trả tăng 92.839.824 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 132,36%. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là có sự tăng mạnh cả về giá trị lẫn tỷ lệ của các khoản nợ phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả nội bộ, các khoản vay ngắn hạn, phải trả thuế và các khoản phải trả khác.
Năm 2004 khoản nợ nhà cung cấp của Công ty là 32.546.774 nghìn đồng, tăng so với năm 2003 là 11.546.858 nghìn đồng với tốc độ tăng là 54,99%.
Trong những năm qua, tình hình xăng dầu trên thị trường quốc tế luôn có sự biến động mạnh, nhu cầu về xăng dầu tăng cao nên khoản tiền mà khách hàng trả trước cho Công ty luôn có xu hướng tăng, năm 2004 khoản tiền người mua trả trước tăng 2.062.767 nghìn đồng so với năm 2003 với tốc độ tăng là 91,83%.
Bên cạnh đó, các khoản vay ngắn hạn của Công ty cũng tăng mạnh về giá trị với tốc độ khá cao, so với năm 2003, năm 2004 khoản vay ngắn hạn của Công ty tăng 22.330.200 nghìn đồng với tốc độ tăng 58,93%.
Song song với việc đánh giá các khoản phải trả ta xem xét khoản nợ phải thu của Công ty. So với năm 2003 khoản vốn này tăng 24.239.579 nghìn đồng, với tốc độ tăng cao là 98,2%. Nguyên nhân chủ yếu trong vấn đề này là do các khoản nợ phải đòi của người mua tăng nhanh. Năm 2004 khoản này là 38.829.228 nghìn đồng, tức là tăng 17.485.433 nghìn đồng so với năm 2003 với tốc độ tăng là 81,92%.
Đánh giá một cách tổng quát tình hình thanh toán công nợ của Công ty Xăng dầu Quân đội qua hai năm ta thấy, khoản phải trả lớn hơn rất nhiều so với khoản phải thu, chênh lệch này là 45.454.444 nghìn đồng năm 2003 và 114.054.689 nghìn đồng năm 2004. Từ đó, ta có thể thấy, Công ty đã khai thác tương đối tốt nguồn vốn chiếm dụng từ các tổ chức kinh doanh khác. Nhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty như khả năng thanh toán, tính chủ động trong kinh doanh.
2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu Quân đội thông qua một số chỉ tiêu
2.1. Chỉ tiêu hệ số phục vụ vốn lưu động
Qua số liệu ở phụ lục 09 (Một số chỉ tiêu đành giá chung hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty năm 2003-2004) ta thấy, trong năm 2004 tốc độ tăng của vốn lưu động lớn hơn tốc độ tăng doanh thu khá nhiều làm cho hệ số phục vụ vốn lưu động giảm đi đáng kể, từ 6,89 đồng năm 2003 xuống còn 6,08 đồng năm 2004. Điều này chứng tỏ một đồng vốn bỏ ra năm 2004 tạo ra ít hơn 0,81 đồng doanh thu so với một đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2003.
Hệ số phục vụ vốn lưu động giảm là do lượng hàng hoá dự trữ năm 2004 tăng mạnh (160,93%) so với năm 2003, do đó đòi hỏi một lượng vốn lưu động để thoả mãn cho nhu cầu này. Ngoài ra, hệ số phục vụ vốn lưu động giảm là do trong năm qua Công ty chưa theo kịp sự thay đổi phức tạp của thị trường xăng dầu quốc tế, chưa có những biện pháp thật hữu hiệu nhằm giảm được vốn lưu động sử dụng mà vẫn tăng được doanh thu.
2.2. Chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn lưu động
Thông qua phụ lục 09 ta thấy, qua hai năm 2003 và 2004 hệ số sinh lời của Công ty giảm dần từ 0,88 đồng năm 2003 xuống còn 0,81 đồng năm 2004, giảm 0,07 đồng. Tức là cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2004 thu lại lợi nhuận ít hơn 0,07 đồng so với một đồng vốn bỏ ra năm 2003.
2.3. T ốc độ chu chuyển vốn lưu động
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động được thể hiện thông qua hai chỉ tiêu: Số vòng quay VLĐ và kỳ chu chuyển VLĐ (số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động)
Từ phụ lục 09 ta biết được, trong năm 2004 tuy Công ty vẫn đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá để tăng doanh thu nhưng do vốn lưu động sử dụng của Công ty năm 2004 cũng tăng mạnh (tăng 125,24%) làm cho vòng quay vốn lưu động giảm từ 6,88 vòng xuống 6,08 vòng. Do giảm vòng quay vốn lưu động nên số ngày cần thiết để vốn lưu động chu chuyển được một vòng tăng lên. Cụ thể, năm 2003 là 52,3 ngày, nhưng sang năm 2004 số ngày tăng lên là 59,2 ngày. Điều này có nghĩa là tốc độ chu chuyển vốn lưu động năm 2004 giảm, vốn luân chuyển năm bị chậm, thời gian lưu thông hàng hoá kéo dài gây lãng phí vốn, chứng tỏ hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty có chiều hướng kém đi. Đứng trước tình hình này đòi hỏi Công ty phải tìm những giải pháp nhằm tăng vòng quay vốn lưu động tạo điều kiện cho việc giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.
2.4. Số vòng quay hàng tồn kho
Phụ lục 09 cho ta thấy, số hàng tồn kho bình quân năm 2004 tăng rất nhanh so với năm 2003, với tốc độ 133,8%, nhưng doanh thu thuần lại tăng với tốc độ nhỏ hơn nhiều (45,8%) làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh, từ 23,2 vòng năm 2003 xuống còn 17,3 vòng năm 2004. Điều này chứng tỏ, một bộ phận hàng hoá trong Công ty bị ứ đọng hoặc dự trữ quá mức, chậm luân dẫn đến dòng tiền vào bị giảm đi và Công ty có thể gặp khó khăn về tài chính trong tương lai. Đây cũng là hậu quả của sự thích nghi chưa tốt với những biến động trên thị trường xăng dầu thế giới của Công ty.
2.5. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty
Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty ta nghiên cứu hai chỉ tiêu sau:
Hệ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của Công ty là trong khoảng thời gian ngắn phải trả hết các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này nếu > 1 và càng cao thì tình hình tài chính của Công ty càng tốt.
Hệ số Vốn bằng tiền + Giá trị TSLĐ dễ chuyển thành tiền
thanh toán =
nhanh Nợ ngắn hạn
Tại Công ty Xăng dầu Quân đội, giá trị TSLĐ dễ chuyển đổi thành tiền được tính bằng giá trị các khoản nợ phải thu, còn các khoản nợ ngắn hạn chính là các khoản phải trả của Công ty, do đó ta tính được như sau:
Năm 2003 hệ số này bằng: Năm 2004 hệ số này bằng:
21.329.627 + 24.685.107 40.855.600 + 48.924.686
= 0,66 = 0,55
70.139.551 162.979.375
Qua đó ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua hai năm 2003 và 2004 đều < 1, chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty thiếu ổn định, khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán nhanh của Công ty khi các nhà cung ứng hay các đối tượng khác có nhu cầu là kém. Mặt khác, tỷ lệ này trong năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,11, điều này cho thấy Công ty chưa cố gắng trong công tác nâng cao khả năng thanh toán nhanh của mình.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Tổng vốn lưu động
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Năm 2003 hệ số này bằng: Năm 2004 hệ số này bằng:
72.723.591 163.803.741
= 1,04 = 1,0
70.139.551 162.979.375
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm từ 1,04 năm 2003 xuống còn 1,0 năm 2004, điều này là do các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tăng mạnh (tăng 132,36%). Tuy nhiên, với số liệu này ta có thể nhận định khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty luôn được đảm bảo.
2.6. Kỳ thu tiền bình quân
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần BQ 1 ngày
Ta có:
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Số tiền
T.lệ(%)
Số dư BQ các khoản phải thu
1.000 đồng
22.321.958
36.804.897
14.482.939
64,88
D.thu thuần QB 1 ngày
1.000 đồng
1.368.885
1.995.995
627.110
45,81
Kỳ thu tiền BQ
ngày
16,3
18,4
2,1
12,88
(Số dư các khoản phải thu đầu kỳ năm 2003 là 19.958.809 )
Ta thấy, kỳ thu tiền bình quân của Công ty tăng từ 16,3 (ngày) năm 2003 lên 18,4 (ngày) năm 2004 với tốc độ tăng 12,88%, tức là thời gian để thu được tiền bán hàng năm 2004 lâu hơn năm 2003 là 2,1 (ngày). Điều này cho thấy, vốn của Công ty bị ứ đọng trong khâu thanh toán làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Trong những năm tới Công ty cần phải xem xét tốc độ tăng của các khoản phải thu, đưa ra những phương án hợp lý nhằm hạn chế tối đa khoản vốn bị chiếm dụng và các khoản phải thu khó đòi.
III. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI
Bên cạnh những thành tựu đạt được qua hai năm, Công ty Xăng dầu Quân đội còn có những mặt hạn chế cần khắc phục:
Chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, nhà xưởng, thiết bị hiện có, năng suất lao động chưa cao.
Công tác tiếp thị, nghiệp vụ xuất nhập khẩu chưa đáp ứng kịp thời với tình hình phát triển của Công ty, của khu vực và trên thế giới.
Nợ tồn đọng vần còn ở mức độ cao.
Công ty vẫn còn lúng túng trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn lưu động nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.
Lượng vốn vay và vốn chiếm dụng chiếm tỷ trọng cao làm giảm tính chủ động trong kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của Công ty.
Công ty chưa cố gắng trong công tác nâng cao khả năng thanh toán mình.
Thông qua một số chỉ tiêu như hệ số phục vụ vốn lưu động, hệ số sinh lời, tốc độ chu chuyển vốn lưu động thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xem là có chiều hướng không tốt.
Bên cạnh đó, công tác xác định nhu cầu vốn lưu động vào đầu mỗi kỳ của quá trình kinh doanh còn rất thiếu chính xác gây nên tình trạng trong kỳ Công ty thường xuyên phải đi tìm thêm nguồn tài trợ cho vốn lưu động.
Trong công việc tìm kiếm nhà cung cấp, Công ty vẫn chỉ dừng lại ở các nhà cung cấp trung gian của các nước như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản chứ chưa tìm đến với những nhà cung cấp thuộc các quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu các sản phẩm thuộc lĩnh vực xăng dầu. Điều này làm tăng chi phí của Công ty.
Ngoài ra, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tham gia ký kết hợp đồng, đặc biệt là những hợp đồng với đối tác nước ngoài.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI
I. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN LƯU ĐỘNG
1 Tăng nguồn vốn tự có tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động
Điều này hiện tại chỉ có thể thực hiện bằng sự hỗ trợ từ ngân sách Bộ Quốc phòng. Trong đó, Công ty cần đề nghị Bộ Quốc phòng cấp vốn lưu động bổ sung cho Công ty ít nhất phải đảm bảo 25% nhu cầu vốn lưu động định mức. Theo kế hoạch, vốn lưu động năm 2004 của Công ty thì nhu cầu vốn lưu động của Công ty sẽ tăng khoảng 50%, tức nhu cầu sẽ là 240 tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty phải đạt 60 tỷ đồng, mà trong năm 2004 nguồn tự bổ sung của Công ty đạt gần 7 tỷ vì vậy Công ty cần đề nghị ngân sách Bộ Quốc phòng cấp bổ sung khoảng 50 tỷ đồng. Mặt khác, do trong giai đoạn hiện nay, thị trường xăng dầu quốc tế luôn trong tình trạng biến động căng thẳng nên Bộ Quốc phòng cũng như Tổng cục hậu cần càng phải quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho Công ty ổn định và phát triển. Vì thế yêu cầu cấp bổ sung vốn lưu động là hợp lý.
2. Tăng cường huy động vốn từ CBCNV trong Công ty
Qua những phân tích ở trên, ta thấy, hàng năm Công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng rất nhiều, tỷ trọng vốn vay ngắn hạn trong năm 2003 và 2004 thường xuyên chiếm 55 – 60% tổng vốn lưu động. Với khoản vay ngân hàng lớn và đang có xu hướng tăng như vậy làm cho khả năng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0132.doc